1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5505 người đang online, trong đó có 526 thành viên. 20:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98567 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Nhìn cái bọn này em đã không thèm chấp từ lâu rồi
    Nhưng mà hiền với chúng nó chúng nó cứ lẽo đẽo đằng sau
    Nó gây sự trước thì nó phải lãnh hậu quả thôi
    Cũng giống như thằng c.hó Khựa ấy
    Chứ nó không động đến mình thì hơi đâu mà để ý
  2. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} F319_BIỂN ĐÔNG CHÍ DỊ
    (Người ghi lại những trang này là 1 nông dân không chuyên cầm bút)

    Mùa thu năm thứ 5 Nhà Nguyễn, giặc chệt mang vài con tàu thái giám củ chuối gây hấn ở ngoài khơi nước Việt, mục đích là nắn gân nhà Nguyễn. Nếu nhà Nguyễn động thủ, nó sẽ có cớ thôn tính vùng biển giàu tài nguyên của nước Việt. Lịch sử đã chứng minh, cứ lúc nào nước Việt khó khăn là giặc phương bắc lại nhòm ngó thôn tính nước Việt.
    Trong lúc vua tôi nhà Nguyễn đang họp trăm phương ngàn kế tìm sách lược tối ưu để đối phó thì tại một vùng quê F319, có 1 dãy núi tên gọi là núi Hoa Sơn, ngọn núi này là sở hữu của 1 nhân sĩ yêu nước, nhân sĩ này tên là mod. Dãy núi này trước kia là nơi để cho mọi người buôn bán giấy lộn, cái mà giang hồ gọi là cổ phiếu. Giang hồ gọi dãy núi này là Hoa Sơn luận PHÍM

    Trong lúc tình hình đang diễn biến phức tạp, tranh tối tranh sang chưa rõ ràng, Mod đã lập 1 hội gọi là hội ái quốc trên đỉnh núi của một ngọn núi gọi là núi ái quốc, chiêu gọi anh hùng khắp nơi tụ về để bàn phương tính kế giúp triều đình bàn kế chống giặc ngoại xâm. Trong nhóm gọi là anh hùng đó có 1 nhóm mà đầu lĩnh có những cái tên rất hay, có một cái tên tạm dịch ra là cái có liên quan tới mặt trời , lại có 1 cái tên liên quan tới 1 loại hoa dại….. dưới chướng cũa đầu lĩnh có 1 quân sư cũng có tên có tên rất tây mà giang hồ tạm dịch là ma thuật hay ảo thuật gì đấy, ngoài ra còn phải kể vài anh hùng như sống _chết, rồi có 1 anh hùng có tên là Đàn ông đàn bà, … Nhóm này đến núi đầu tiên và lập tên nhóm là nhóm CHỤP MŨ.Vì đến đầu tiên nên nhóm CHỤP MŨ đã lôi kéo 1 đám lâu la thảo khấu đi theo để tiền hô hậu ủng. Mệnh lệnh đưa ra: Nếu có thằng nào không chịu đi theo đường lối hiếu chiến của nhóm thì phải đập ngay từ trong trứng nước.

    Giang hồ khắp nơi tụ tập về đông như lá rụng mùa thu, có nhiều anh hùng thật lòng muốn hiến kế để trị giặc, nhưng ngặt một nỗi đụng phải nhóm anh hùng hiếu chiến này thì mọi người lại chỉ biết cười trừ và đứng nhìn và càng ngày thì họ càng thấy cái núi ái quốc này giống như 1 nơi người ta biểu diễn mãi võ sơn đông, hay nói đúng hơn là 1 gánh hát, nơi mà dùng để chửi nhau, so kiếm cao thấp loạn xì ngầu. Và họ bắt đầu chán, chán thì phải tìm trò tiêu khiển, mà trên cái núi khỉ ho cò gáy này tìm đâu ra cái thú tiêu khiển nào. Thế là họ nghĩ ra 1 cách, cách mà theo họ là sẽ giải khuây trong lúc chờ thông tin từ triều đình. Họ tìm hiểu và biết đầu lĩnh của chúng ta là phận nữ nhi giả nam tử hán, thế là họ có cách để giải khuây. Khà khà

    Cứ mỗi lần trà dư tửu hậu, họ lại đem đầu lĩnh ra đùa, họ rút phím ra so tài cao thấp với đầu lĩnh, cứ phải để đầu lĩnh tru tréo lên thì họ mới thích, mà điểm yếu của đầu lĩnh là nóng giận,tự cao, lại mắc thêm cái bệnh mà theo y học gọi là hoang tưởng, một chứng bệnh nếu không chữa thì sẽ chuyển tới tâm thần phân liệt. Vậy mà đám giang hồ kia đâu có tha, lâu lâu bọn chúng lại vung phím, mỗi người lại khè đầu lĩnh của ta vài nhát và cứ mỗi lần như thế, đầu lĩnh của chúng ta lại tru tréo vung phím trả lời, điều này làm cho đám giang hồ càng thêm hưng phấn và chúng càng khoái chí chọc thật nhiều, mỗi lần đùa với đầu lĩnh là họ lại liên tưởng đến vị anh hùng của Tây Ban Nha tên là ĐÔNG TI XỐT. Nhưng những giang hồ này đâu ngờ rằng, đầu lĩnh nhà ta có 2 cái bảo bối vô tiền khoáng hậu, theo sử sách thì 2 vật bảo bối này có tên gọi là:Made in TÀU KHỰA và made in PHỬN ĐỤNG, cứ mỗi lần yếu thế là đầu lĩnh và đám lâu la thảo khấu lại tung bảo bối ra. Đụng phải bảo bối này thì 1 số anh hùng lại chỉ biết cười trừ.
    Trong đám giang hồ kia có 1 vài kẻ võ công chỉ mang đi hù con nít, nhưng được cái lươn lẹo theo kiểu chợ trời, nhóm này lại lấy chính cái bửi bối của đầu lĩnh quăng lại cho đầu lĩnh, khà khà, và biết rằng đây là điểm yếu nhất của đầu lĩnh. Thế là đầu lĩnh lại tru tréo, lại điên cuồng, khà khà và bệnh ngày càng nặng. Nặng đến nỗi mỗi lần như thế mod lại phải đưa đầu lĩnh vào bệnh viện dã chiến dưỡng thương , nhanh thì 1,2 ngày, dài thì 1 tháng. Mỗi lần đi dưỡng thương thì đầu lĩnh lại giận dỗi, trách móc mod, đầu lĩnh của chúng ta tự cho mình là nhất và đã đôi lần đòi chia tay ngọn núi này , bụng nghĩ nếu mình xuống núi thì ngọn núi này sẽ tan rã. Ha ha, hài hước quá, lời nói gió bay.

    Cũng cần nói thêm về đầu lĩnh và đám chân tay dưới chướng .
    -Đầu lĩnh có tiểu sử nghe rất là anh hùng( mới chỉ nghe đầu lĩnh nói chứ chưa có kiểm chứng), là người cao tuổi, nghe đâu gần lục tuần, đã chinh chiến trên những mặt trận khốc liệt, hiện tại là 1 đại gia hào phóng, có 1 trang trại nuôi các loại côn trùng, bò sát mà mỗi ngày xuất đi kinh thành vài tấn dế, đầu lĩnh cũng là một người có tấm lòng từ thiện không màng danh lợi, chỉ có điều đầu lĩnh lại mắc bệnh hoang tưởng, tiếc thay.
    -Quân sư ảo thuật( tạm dịch như thế): Tay này là 1 người cơ hội, chỉ biết hùa theo đầu lĩnh, võ công thì linh tinh, không gì đáng nói.
    -SỐNG-CHẾT: Sát cánh cùng đầu lĩnh mọi lúc mọi nơi, là người tâm phúc của đầu lĩnh, thấm nhuần tư tưởng và là người sử dụng bảo bối thành thạo nhất, nhưng anh này lại hay có bệnh nhức đầu, mod cũng từng đem anh vào viện với căn bệnh không có tên trong y học, bệnh”đọc hiểu là 2 phạm trù khác nhau”
    -Đàn ông đàn bà: cũng là tâm phúc của đầu lĩnh, nhưng lại phát ngôn bùa bãi, chửi chém cả triều đình, hiện thì đang có cuộc sống thực vật trong bệnh viện.
    -1 lão có tên là 1 ngân hàng nổi tiếng, làm nghề đồ tể, chuyên mổ bò lợn, bệnh nghề nghiệp nên cứ gạp giang hồ khác phái là đòi mổ bụng.
    -Sếu 9 rồng(tạm gọi như thế): Bị bệnh nói nhảm, lúc nào cũng chỉ 1 câu nói “ôi cái thằng ba tàu này”
    ……
    Và còn một vài lính láp nữa nhưng không nổi bật lắm.



    Còn về hoạt động của nhóm anh hùng này, xem hồi sau sẽ rõ.
  3. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Cái thằng Tàu ô này =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Đánh con chảy máu não vì bị cắt ngang cuộc 'yêu'
    Cập nhật lúc :8:47 AM, 20/07/2011
    Không chịu nổi tiếng la khóc của con khi đang bận "ân ái", một phụ nữ Trung Quốc và nhân tình đã đánh đứa trẻ hai tuổi đến xuất huyết não.


    Người phụ nữ tên Hoàng, 20 tuổi này đã cùng nhân tình đánh đập tàn nhẫn đứa con gái hai tuổi. Đứa trẻ tội nghiệp được đưa vào bệnh viện trong tình trạng xuất huyết não, thân thể bầm dập, tay có nhiều vết bỏng rát. Theo điều tra ban đầu, người mẹ đã mang con theo trong những lần gặp gỡ và quan hệ tình cảm với bạn chat Tống Kim Hùng, 34 tuổi.

    [​IMG]Bé gái tội nghiệp bị mẹ và người tình đánh tới chảy máu não, bầm dập cơ thể.
    Hai người nhiều lần quan hệ ******** ngay trước mặt cô bé. Mỗi lần đứa trẻ la khóc, đôi tình nhân đều tỏ ra tức giận và đánh đập bé.

    [​IMG]Chân dung hai kẻ thủ ác.
    Dùng gậy đánh, tạt tai liên hồi, dùng chân đạp, cắn, thậm chí lấy bật lửa hoặc đầu thuốc đang cháy để châm vào da thịt, nhúng tay vào ấm nước đang sôi… là những cách thức hành hạ thường được hai kẻ này sử dụng.

    [​IMG]Chân tay cô bé chi chít các vết bỏng nặng do bị châm tàn thuốc và nhúng vào nước sôi.
    Hoàng khai nhận, sau nhiều trận đòn chí tử, vào tối ngày 20/3, cô bé tội nghiệp bị Tống Kim Hùng lay dậy rồi dùng bật lửa đốt chân tay cháu. Đứa trẻ liên hồi gào thét và gọi mẹ. Lương tri thức tỉnh, người mẹ tội lỗi vội vàng thông báo cho người nhà và gọi xe cứu thương. Tên Hùng lập tức bỏ chạy, để mặc đứa bé hai tuổi giãy giụa đau đớn.

    [​IMG]Cô bé với gương mặt hồn nhiên khi còn sống.
    Do vết thương quá nặng, cô bé đã qua đời. Người cha vô cùng uất hận trước hành động vô nhân đạo của vợ và nhân tình cô ta. Gia đình nạn nhân đâm đơn kiện Hoàng và Tống Kim Hùng, mong pháp luật kịp thời trừng trị tội ác tày trời của cả hai.

    Mai Anh (theo Fenghuang)
    ôi tung của. Bọn bất nhân.[r23)]
  5. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.568

    LỊCH SỬ SẼ NHỚ TỚI NHỮNG CON NGƯỜI VIỆT ĐÃ CHIẾN ĐẤU KHÔNG MỆT MỎI VỚI LŨ CHÓ KHỰA VÀ TAY SAI[r37)][r37)][r37)]
  6. nphl782

    nphl782 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Đã được thích:
    369
    Tàu khựa sớm muộn gì thì nó cũng thống trị thế giới thôi, những gì đã sẩy ra trong quá khứ thì lặp lại trong tương lai. Nhớ lại lịch sử quân Nguyên Mông chỉ có mỗi VN là chiến thắng khà khà........
  7. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    NO - U
    - Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ ràng, phản đối đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về đường chữ U nhằm biến Biển Đông thành cái ao nhà của Trung Quốc.

    Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 9/6/2011 đăng bài "Đường đứt khúc 9 đoạn” – Một yêu sách phi lý. Đó là bài báo của ông Nguyễn Hồng Thao, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, đã được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế tháng 12/2009.

    Tại hội nghị thường niên của các nước thành viên Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển giữa tháng 6/2011 tại trụ sở LHQ ở New York, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Lương Minh bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.

    Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam có "đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam".

    [​IMG]
    Sài Gòn Tiếp Thị vận động phong trào giúp bà con ngư dân bám biển.
    Có thể thấy Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ ràng, phản đối đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về đường chữ U nhằm biến Biển Đông thành cái ao nhà của Trung Quốc.

    Sài Gòn Tiếp Thị vận động phong trào giúp bà con ngư dân bám biển.

    Đúng một tháng trước, ủng hộ chính sách của Chính Phủ Việt Nam về Biển Đông, ủng hộ đợt vận động của Sài Gòn Tiếp Thị, tôi thấy nguyên nhân chính gây khó khăn cho bà con ngư dân ta, bà con ngư dân của các nước lân cận như Phillippines, Malaysia chính là đòi hỏi phi lý gắn với đường chữ U mà Trung Quốc muốn áp đặt. Bảo vệ biên cương của tổ quốc suy cho cùng là nhân dân. Bảo vệ biển đảo của tổ quốc suy cho cùng là ngư dân và nhân dân.

    Các họa sỹ, kiến trúc sư của cả nước đã tích cực tham gia thiết kế biểu tượng, thiết kế áo, thiết kế logo để dán trên mũ bảo hiểm, trên xe máy, trên kính ô tô, trên cặp học sinh….

    Lô áo đầu tiên có hình chữ U bị gạch chéo đã đến Manila ngày 10/7/2011. Hy vọng chúng sẽ xuất hiện tại Mỹ, các nước châu Âu, Phillipines, Malaysia, Indonesia và cả ở Trung Quốc nữa. Đấy là một hành động nhỏ góp tiếng nói của công lý, đòi hòa bình cho Biển Đông và Thế Giới.

    Sài Gòn Tiếp Thị đã tổ chức sản xuất quy mô lô đầu tiên và hôm qua 18/7/2011 lô đầu tiên đã được chuyển ra Hà Nội. Thử mấy chiếc của đợt đầu tiên, tôi góp ý với các nhà thiết kế, sản xuất và phân phối như sau.

    Bee
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÓNG TÀU HẢI QUÂN ĐỀU BỊ CHẬM VÀ GIÁ THÀNH BỊ ĐỘI LÊN


    Cuối thập niên 1980, những cuộc gây hấn và xâm lấn do lực lượng tàu thuyền dân sự và nhà nước nước ngoài thực hiện trên những khu vực biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, tại khu vực Biển Đông, diễn ra ngày một gia tăng nghiêm trọng. Để bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển và chiến đấu phòng thủ biển đảo, khi có tình huống phát sinh, lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam (HQNDVN) cần được trang bị và tái trang bị các loại tàu chiến đấu mặt nước hiện đại và có khả năng chiến đấu cao.


    [​IMG]Tàu chiến đấu của HQVN những năm 60-70 của Thế kỷ trước


    Dựa vào tiềm lực công nghiệp quốc phòng và khả năng đáp ứng của nền kinh tế trong nước, cũng như cân nhắc tình hình khu vực và quốc tế, những năm đầu thập niên 1990, các Viện Nghiên cứu chiến lược và chuyên ngành thuộc Bộ Quốc phòng (BQP) và Quân chủng Hải quân (QCHQ) đã đề xuất chiến lược phát triển trang bị vũ khí, khí tài HQ đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Trong đó, tập trung vào việc phát triển nội lực công nghiệp đóng tàu trong nước, thông qua hoạt động tiếp thu chuyển giao và từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự, để tiến tới tự chủ tất cả các công đoạn thiết kế, đóng mới, sửa chữa, nâng cấp, cải hoán các loại tàu quân sự hiện đại phục vụ quốc phòng.


    Theo đó sẽ tiến hành đóng nhiều loại tàu tên lửa thế hệ mới, kèm theo chuyển giao công nghệ, trong đó ưu tiên dóng những tàu có lượng choán nước nhỏ, tốc độ cao trước để học tập và làm chủ công nghệ đóng tàu tên lửa, rồi tiến tới đóng các tàu choán nước lớn hơn.​
    [​IMG]Tàu của Vùng 4-HQ đỗ ngay dưới cáp treo Vinpearland Nha Trang (7/2010)


    Tuy nhiên, vì những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan trong phát triển HQ, mà đến nay, hầu hết các chương trình đóng tàu đều bị chậm (ít thì 3 năm, nhiều thì từ 7-10 năm) và chi phí bị đội lên đáng kể. Điển hình:


    1. Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ PS-500 và tàu hộ vệ tên lửa hạng vừa KBO-2000:


    Trong khuôn khổ chiến lược phát triển trang bị vũ khí, khí tài HQ được BQP phê duyệt, Viện Thiết kế tàu quân sự thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế (nay là Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) và BTLHQ được giao chuẩn bị chương trình đóng tàu đến năm 2000 (mã số chương trình ĐT-2000), với mục tiêu cụ thể là qua trung gian Rosoboronexport, đặt mua đề án thiết kế chi tiết các loại tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới, được thiết kế phù hợp với quan điểm và địa bàn tác chiến biển đảo nước ta, từ các Viện Thiết kế tàu quân sự có uy tín của Liên bang Nga, rồi tự đóng trong nước dưới sự cố vấn kĩ thuật của chuyên gia bạn.​
    [​IMG]Tàu HQ-13, lớp tàu Hộ tống lớp Petya II, được Liên Xô (cũ) chuyển giao


    Năm 1997, Ban Soạn thảo Dự án “Chương trình ĐT-2000” đã chọn sơ bộ bản vẽ tuyến hình và bố trí chung của một số mẫu tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ và cỡ lớn, do các Viện Thiết kế tàu quân sự phía Nga cung cấp, trong đó Viện Thiết kế Đề án Phương bắc (Северное проектно–конструкторское бюро = СПКБ) cung cấp 2 mẫu: Tàu hộ vệ tên lửa hạng nhẹ PS-500 và tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn KBO-2000.

    [​IMG]Tàu HQ-381 neo đậu tại Quân cảng Ba Son, TP. Hồ Chí Minh
    Trong khi Ban soạn thảo đang hoàn chỉnh dự án đóng mới tàu hộ vệ cỡ lớn “Chương trình đóng tàu K”, để trình cấp thẩm quyền phê duyệt vào đầu năm 2000, thì xuất hiện nhiều thông tin bất lợi từ quá trình hoàn thành, thử nghiệm và nghiệm thu tàu hộ vệ tên lửa đề án PS-500: Chiếc tàu hộ vệ BPS-500 đầu tiên (số hiệu HQ-381) thuộc Chương trình đóng tàu P, gặp nhiều trục trặc trong quá trình đóng (từ 1997 đến 2000 mới hạ thủy), cũng như không đáp ứng được các tiêu chí đồng bộ và vận hành trong giai đoạn thử nghiệm và kiểm định nghiệm thu, vào nửa đầu năm 2001.​
    [​IMG]Kiểm tra ống phóng trên tàu của Hải quân Vùng 2


    Sự thất bại của Chương trình đóng tàu P có nhiều nguyên nhân, phát sinh từ việc lựa chọn đơn vị thiết kế phía Nga, từ hiệu quả của đơn vị tham mưu, giám sát, kiểm định chuyên ngành và kinh nghiệm tiếp thu chuyển giao công nghệ đóng tàu trong nước.... Hệ quả là Dự án “Chương trình đóng tàu P” được thay bằng Dự án “Chương trình đóng tàu M”. Theo đó, kết hợp đặt đóng mới và chuyển giao công nghệ đóng tàu M trực tiếp tại Nga, kèm theo giấy phép đóng loạt tàu M tại Việt Nam. Còn Dự án “Chương trình đóng tàu K”, phải làm lại từ đầu.


    Như vậy HQVN loay hoay với các chương trình đóng hàng loạt tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ (PS-500) và cỡ vừa (KBO-2000), mất vừa đúng 8 năm (1994-2001), cuối cùng đã thất bại hoàn toàn.


    2. Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9:​
    [​IMG]Tàu Đinh Tiên Hoàng (trái) tại cảng Ba Ngòi


    Nhùng nhằng từ đầu những năm 2000, sau khi hủy dự án KBO-2000, HQVN đã lựa chọn phiên bản Gepard 3.9 nâng cấp, trên cơ sở thiết kế tàu thuộc dự án 1166.1 (thiết kế từ cuối thập niên 1980, chiếc đầu là Tatarstan hạ thủy năm 1993, hoàn thiện và đưa vào sử dụng năm 2001) và có sử dụng công nghệ tàng hình. Tháng 12/2006, ký hợp đồng đóng 2 chiếc tại Xưởng đóng tàu Zelenodolsk, chiếc đầu giao sau 31 tháng (7/2009), chiếc thứ 2 giao sau 37 tháng (1/2010).


    Nhưng trên thực tế, Gepard 3.9 được thiết kế lại, vừa đóng vừa điều chỉnh thiết kế, sau gần 5 năm mới bàn giao chiếc đầu tiên (5/3/2011), chậm 20 tháng. Chiếc thứ 2 dự kiến bàn giao đầu tháng 8/2011, cũng chậm 20 tháng. Có tin là Việt Nam phải chi thêm tiền để hoàn thiện 2 tàu này và do biến động của tỷ giá Rúp/USD.


    Cùng với Gepard, Nga cũng chào bán cho Việt Nam mẫu tàu Tiger thuộc dự án 20382 (phiên bản xuất khẩu của các tàu thuộc dự án 20380), do Xưởng đóng tàu Severnaya Verf, St. Petersburg thực hiện. Chiếc đầu tiên có tên Steregushchy, trong dự án đóng cho Hải Quân Nga, đặt ky 12/2001 và hạ thủy 5/2006, đưa vào biên chế 11/2007.​
    [​IMG]Tàu Đinh Tiên Hoàng tại Quân cảng Cam Ranh


    Nếu xét về vũ khí, trang bị thì nhiều người cho rằng Tiger hiện đại hơn Gepard 3.9. Tuy nhiên, lựa chọn cuối cùng của Việt Nam thì mọi người đều đã biết. Giá trị của 2 chiếc Gepard 3.9 là 350 triệu USD (tức là 175 triệu USD/chiếc) vào thời điểm 2006. Tháng 7/2011, Algeria đã ký hợp đồng mua 2 tàu Tiger thuộc dự án 20382, với đơn giá khoảng 250 triệu USD/chiếc.


    Như vậy, chương trình đóng tàu hộ vệ tên lửa cỡ vừa, từ khi lập kế hoạch (KBO-2000, sau này thay bằng Gepard 3.9), đến khi tiếp nhận chiếc đầu tiên (số hiệu HQ-011 Đinh Tiên Hoàng) mất 15 năm.


    3. Tàu hộ vệ tên lửa Molniya:


    Sau khi dự án đóng tàu PS-500 (BPS-500) được tiến hành và hoàn thành chiếc đầu tiên, nhận thấy tàu không đáp ứng được yêu cầu, nên Quân chủng Hải quân đề nghị một Dự án mới, đó là tàu hộ vệ tên lửa M và tiếp thu công nghệ đóng tàu M tại Việt Nam.​
    [​IMG]Tàu HQ-376 thuộc lớp tàu Hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Molniya


    Năm 2001, Bộ Tư lệnh Hải quân đề nghị Bộ Quốc phòng cho chuẩn bị triển khai Chương trình đóng tàu M với mục tiêu là: "Trong quá trình chuyển giao công nghệ, cán bộ, công nhân Việt Nam phải làm chủ được công nghệ đóng tàu M, với sự trợ giúp của chuyên gia".


    Trên cơ sở đàm phán, Quân chủng Hải quân chủ động xây dựng Dự án đóng mới tàu M nhằm mục tiêu là: "Trong khoảng thời gian ngắn nhất, chúng ta có trong trang bị những con tàu M, có tính năng chiến đấu và chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Quân chủng Hải quân với chi phí hợp lý, tránh gây lãng phí ngân sách". Dự án hoàn thành sẽ tạo ra sản phẩm: Mua ly-săng đóng tàu M với số lượng đóng 12 chiếc (9 chiếc đầu có cấu hình loại M). Từ chiếc thứ 9 trở đi (dự kiến sau năm 2010), trên cơ sở M, sẽ nghiên cứu xem xét việc thay đổi cấu hình hệ thống vũ khí, khí tài và điều khiển phù hợp với trình độ phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ của thế giới...​
    [​IMG]Molniya của HQVN nhìn từ phía sau


    Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về việc tiếp tục đàm phán các hợp đồng thuộc Chương trình M, cho Quân chủng Hải quân gồm 2 hợp đồng (hợp đồng đóng mới 2 tàu Molniya tại Liên bang Nga; hợp đồng chuyển giao ly-săng tài liệu kỹ thuật để đóng mới tàu M tại Việt Nam và bổ sung hợp đồng đưa cán bộ kỹ thuật Việt Nam đi đào tạo tại Nga).


    Trên cơ sở kết quả đàm phán năm 2002, tháng 6 năm 2003, Quân chủng Hải quân đã ký 2 hợp đồng. Theo đó, Hợp đồng thứ nhất: Việt Nam mua 2 tàu M đóng tại Nga, cùng 2 bộ tài liệu sử dụng cho mỗi tàu, trong đó có 1 bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng vũ khí chiến đấu trên tàu; 1 bộ DIP tàu đồng bộ kèm theo mỗi tàu, hàng nhận tại cảng Việt Nam; Hợp đồng thứ hai: Phía Nga chuyển giao ly-săng và tài liệu kỹ thuật để đóng 10 tàu Molniya tại Việt Nam. Hợp đồng bổ sung (thuộc hợp đồng số 2) về đào tạo các chuyên gia kỹ thuật Việt Nam tại Nga.


    Ngoài việc xem xét ký kết 2 hợp đồng, hai đoàn đã thống nhất mức lương chuyên gia Nga sang làm việc tại Việt Nam, xác định giá 1 đơn vị vũ khí đặc chủng, giá vật tư, thiết bị và vật liệu để đóng ... tàu tại Việt Nam. Tháng 10/2003, Bộ Quốc phòng quyết định cho phép thực hiện các hợp đồng thuộc dự án đóng tàu Molniya.​
    [​IMG]Molniya trong dịp "khoe hàng" hiếm hoi tại Trường Sa


    Đến cuối 2007, 2 chiếc tàu Molniya đầu tiên đã được phía Nga bàn giao cho Việt Nam.


    Như vậy, sau 14 năm (1994-2007), các tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ đầu tiên mới chính thức được bàn giao.


    Kể từ khi ký hợp đồng mua giấy phép đóng tàu Molniya vào năm 2003, vì nhiều lý do cả khách quan và chủ quan nên sau 7 năm (2010), Việt Nam mới khởi đóng 2 chiếc tàu đầu tiên. Dự kiến phải đến nửa cuối 2012 hoặc đầu 2013 mới bàn giao các tàu này.


    Sau khi chạy thử, nghiệm thu và đánh giá chất lượng, hoàn thiện quy trình đóng tàu, năm 2013-2014 sẽ khởi đóng 4 chiếc tiếp theo (bàn giao năm 2015-2016). Từ chiếc thứ 7 và thứ 8 trở đi (bắt đầu đóng từ sau 2015), nhiều khả năng là các tàu Molniya sẽ sử dụng vũ khí trang bị mới. Dự kiến sẽ có 4 chiếc loại mới được đóng (bàn giao 2017-2018).


    Tóm lại, kể từ khi khởi động dự án tàu Molniya (2001), đến khi kết thúc dự án (2018) mất 18 năm và dự án tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ bắt đầu từ PS-500, rồi chuyển sang Molniya mất đúng 25 năm (1994-2018), mới hoàn thành.


    4. Tàu tuần tra lớp Svetlyak thuộc dự án 10412:
    [​IMG]Tàu Tuần tra lớp Svetlyak của HQVN đậu tại cảng Ba Son


    Từ năm 1998, Hải quân Việt Nam hình thành kế hoạch đóng 12 tàu tuần tra cỡ 400 tấn đổ lại và sau một thời gian nghiên cứu, Quân chủng Hải quân đã chọn thiết kế thuộc Dự án 10412 (tàu pháo) lớp Svetlyak.


    2 chiếc đầu tiên đóng theo hợp đồng ký giữa Việt Nam và Rosoboronoexport vào tháng 11/2001. Mùa hè năm 2002, 2 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak, do Hải quân Việt Nam đặt hàng đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Almaz (St. Petersburg). 2 tàu này đã được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 1/2003. Trị giá mỗi tàu là 10-15 triệu USD.


    Tuy nhiên, Chương trình đóng các tàu tiếp theo bị gián đoạn 7 năm (kể từ năm 2003). Mãi tới năm 2009, Dự án mới được tiếp tục với hợp đồng đóng 4 chiếc Svetlyak. Mùa hè 2009, 2 xưởng đóng tàu Nga là hãng đóng tàu Almaz (22/6/2009) và Nhà máy sửa chữa tàu Vostochnaya Verf ở Vladivostok (22/7/2009) đã khởi đóng tổng cộng 4 tàu Projekt 10412 Svetlyak (mỗi xưởng đóng 2 tàu) theo đơn đặt hàng của Việt Nam.


    Giá thành lúc này đã đội lên thành 25-30 triệu USD/chiếc, gấp đôi so với hợp đồng đầu tiên.​
    [​IMG]Tàu mới cũng đẹp. Tàu cũ cũng có giá trị... đồ cổ?


    Hiện tại, 2 tàu do Almaz đóng, hạ thủy lần lượt vào ngày 12/11/2010 và 22/04/2011. Còn 2 tàu do Vostochnaya Verf đóng, chưa rõ đã hạ thủy hay chưa. Dự kiến, cả 4 chiếc này sẽ được bàn giao cuối năm 2011, đầu năm 2012 (có lẽ là lại do tàu Eide, quay vòng sau khi giao tàu Gepard 3.9 HQ-012 Ngô Quyền).


    Chưa biết Hải quân Việt Nam có theo kế hoạch hay không. Nhưng giả sử là có thực thiện đóng đủ cả 12 chiếc, thì rõ ràng là Dự án này cũng phải ít nhất đến 2016 mới xong (với điều kiện từ 2012 bắt đầu đặt đóng nốt 6 chiếc còn lại). Kéo dài gần 15 năm.


    Có một điều rất khó hiểu là tại thời điểm năm 2009, xét về mọi mặt (cả về công nghệ lẫn tay nghề công nhân), các nhà máy đóng tàu Việt Nam thừa sức đóng các tàu Svetlyak. Nhưng Việt Nam vẫn đặt đóng tới 4 chiếc tại Nga?.


    4. Tàu ngầm Kilo-636MV:
    [​IMG]Tàu ngầm huấn luyện của Lữ đoàn Tàu ngầm, Vùng 4 - HQ

    Việt Nam có ý định thành lập lực lượng tàu ngầm từ những năm 198... và đã cử một số sĩ quan đi đào tạo về tàu ngầm (nhưng các sĩ quan tàu ngầm ngày ấy, bây giờ hầu hết đã... chuyển sang lĩnh vực khác).


    Đẩy mạnh ý định thành quyết tâm từ những năm 199... và mãi đến tháng 12/2009, mới hiện thực hóa bằng hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD: Ngày 24/8/2010 đặt ky, đóng chiếc Kilo-636MV đầu tiên, dự kiến sau 32 tháng sẽ bàn giao (4/2013), nhưng vì Xưởng đóng tàu Admiralty Shipyards phải tập trung đóng các tàu lớp Yasen cho Hải quân Nga, nên phải giãn tiến độ đóng các tàu Kilo của Việt Nam. Phải đến cuối 2013 mới giao chiếc đầu tiên (không loại trừ khả năng, việc giao hàng có thể còn bị chậm hơn nữa).


    Nếu đúng như gần đây Nga tuyên bố "2014 giao chiếc KILO đầu tiên cho Việt Nam", thì tiến độ giao hàng sẽ bị chậm từ 12-18 tháng, so với kế hoạch ban đầu.​
    [​IMG]Tàu ngầm Kilo của HQVN vẫn đang ở Nga


    Kế hoạch đóng 6 tàu ngầm tiến công của Việt Nam dự kiến như sau (đã điều chỉnh tiến độ):


    Chiếc số 1 (Kilo-636MV): Thời gian đóng 36 tháng; bắt đầu đặt ky 8/2010; hạ thuỷ 08/2013; chạy thử 2 tháng; giao hàng 12/2013.
    Chiếc số 2 (Kilo-636MV): Thời gian đóng 32 tháng; bắt đầu đặt ky 6/2011; hạ thuỷ 2/2014; chạy thử 1 tháng; giao hàng 5/2014.
    Chiếc số 3 (Kilo-636MV): Thời gian đóng 28 tháng; giao hàng 2015
    Chiếc số 4 (Kilo-636MV): Thời gian đóng 26 tháng; giao hàng 2016
    Chiếc số 5 (chưa rõ kiểu loại): Thời gian đóng 32 tháng; giao hàng 2017
    Chiếc số 6 (chưa rõ kiểu loại): Thời gian đóng 28 tháng; giao hàng 2018.


    (Nguồn số liệu: Quân sử Việt Nam)
  9. viethung272003

    viethung272003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Người Việt ccũng đem con vứt sông, vứt hồ đầy đấy thôi. Nói về độ dã man, vô nhân đạo thì Việt - Tầu ngang nhau ^:)^
  10. nphl782

    nphl782 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2008
    Đã được thích:
    369
    :)" border=0 alt="" src="/images/smilies/19.gif" smilieid="27">:)" border=0 alt="" src="/images/smilies/19.gif" smilieid="27">:)" border=0 alt="" src="/images/smilies/19.gif" smilieid="27">
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này