Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2454 người đang online, trong đó có 223 thành viên. 07:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 7)
Chủ đề này đã có 88033 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Để tàu lửa chạy qua hả bác?????eo ơi ghê quá. :)):)):))
  2. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Thằng hèn này từng xin ra trận đấy ! Mặc dù lúc ấy đang là bí thư Đoàn phường , không thuộc diện đi nghĩa vụ QS . Phải lên ban chỉ huy thành đội mà xin mới được đi đấy !
    Cầm súng thì tôi không hèn , vì đã từng ! Cái tôi bực là ban quản trị F319 cào bằng thằng theo Tàu và người chống Tàu như nhau ! [r37)]
  3. tvtu45

    tvtu45 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2010
    Đã được thích:
    90
    ký cái hiệp ước an ninh với Mẽo là xong !
    Phận nước nhỏ bao h cũng phải núp bóng ai đó .
    Ngay xưa , dù đánh thắng Tàu , sau đó vẫn phải giảng hòa , thực chất là qui phục .
    Hàng năm phải sang thăm viếng , cống nạp cho Tàu .
    Thấy mấy nước xung quanh thân thiện với Mẽo đó .
    Tàu nhợn liền , có dám ho he
    Không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn , mà chỉ có lợi ích dân tộc là trên hết .
    Một cao nhân có câu nói ( đại ý ) như vậy , wá hay .
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Bác đi, hoasim đi.....Sao chiến nữa.:-w
  5. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Cụ bỏ cuộc là cụ hèn
    Đã đánh là cầm súng đánh đến cùng
    Như em đấy, chỉ vì chửi cái thằng c.hó doạ dẫm anh em xuống đường tại Sài Gòn ngày 5/6/2011
    Rồi tuyên bố là sẽ xuống đường ủng hộ anh em mà ông warren khoá nick vĩnh viễn với cái tội danh chẳng đâu vào đâu là "gây rối"
    Nhưng em có đầu hàng đâu, lập nick mới chiến đấu tiếp
  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    =D>=D>=D>=D>. Đúng đới. Chiến tiếp đi cụ.[};-[};-[};-
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Học giả Đài Loan xâm phạm đảo Ba Bình của Việt Nam

    [​IMG]Chiến sĩ hải quân Việt Nam ở Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng.
    14 người Đài Loan, được tàu thuyền lực lượng hải quân của hòn đảo chuyên chở, đã ra đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Việc này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông xung quanh các tuyên bố chủ quyền vùng nước và các đảo trong quần đảo Trường Sa.
    Đảo Ba Bình được cho là đảo lớn nhất ở Trường Sa, quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền với đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý.
    Trong những tháng gần đây, bầu không khí ở Biển Đông có sự căng thẳng do những lời tố cáo qua lại về tình trạng xâm phạm chủ quyền các vùng nước gần Trường Sa. Các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hiện nay, ngoài Việt Nam, còn có Trung Quốc (bao gồm Đài Loan), Philippines, Malaysia và Brunei.
    Nhóm người nói trên thuộc học viện hải dương học Đài Loan, đã có chuyến đi kéo dài một tuần tới đảo Ba Bình, giới chức quân sự Đài Loan cho biết hôm nay.
    AFP dẫn thông báo của giới chức trên, cho biết nhóm này đã gặp gỡ người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu ngay sau chuyến đi. Trước đó giới quân sự của Đài Loan còn nói họ đang cân nhắc việc tăng quân lực và đưa các tàu thuyền có tên lửa đến Ba Bình.
    [​IMG]Đảo Ba Bình nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Map.
    Hồi tháng ba năm nay, Việt Nam đã lên tiếng phản đối sau khi Đài Loan cho tập trận bắn pháo trên đảo Ba Bình. Tháng 2/2008, người đứng đầu chính quyền Đài Loan khi đó là ông Trần Thủy Biển đã ra đảo Ba Bình. Những việc làm này "là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và gây căng thẳng trong khu vực", người phát ngôn ngoại giao Nguyễn Phương Nga phát biểu.
    Theo từ điển phổ thông mạng, đảo Ba Bình hình elip, có chiều dài 1,4 km và chiều rộng 0,4 km. Năm 2007, Việt Nam cũng đã kịch liệt phản đối khi Đài Loan xây dựng một đường băng sân bay trên đảo này.
    Tại hội nghị cấp bộ trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á diễn ra tuần này, dự kiến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận. Theo những dự thảo tuyên bố của hội nghị, cũng như diễn đàn an ninh khu vực sẽ diễn ra ngay sau đó tại Indonesia, các quan chức sẽ kêu gọi ngoại giao phòng ngừa để loại bỏ nguy cơ xung đột ở khu vực có tầm quan trọng chiến lược và giàu tài nguyên này.
  8. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394
    Chán thật !! Trong top này thấy mod khóa với lý do rất trời ơi. [-X[-X
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Lái thương TQ gom hàng: Tận thu rùa, dắt, sắn
    Cập nhật lúc 18/07/2011 08:50:53 AM (GMT+7)
    Được các thương lái mua hàng với giá cao để xuất sang Trung Quốc, người dân Phú Yên đã đổ xô đi khai thác triệt để các loài thủy sản và trồng sắn.


    TIN BÀI KHÁC
    10 đại gia lập nghiệp từ đói rách
    Người giàu 'méo mặt' vì chung cư cao cấp
    Những đại gia “chết” vì chữ trinh
    Dân chung cư cao cấp ngại khách đến chơi nhà
    Ghé Keangnam, khách mất 20.000đ phí gửi xe máy


    Sau Tết Nguyên đán, người dân Phú Yên rộ lên phong trào săn rùa nước để bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc. Lúc cao điểm, 1 kg rùa đẹp có giá đến 20 triệu đồng đã khiến hàng trăm người bỏ ruộng đồng đến các huyện miền núi như Sơn Hòa, Sông Hinh bắt rùa.

    Nhà nhà làm… thợ săn rùa
    Thợ săn rùa Lê Ngọc Quang (ngụ xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa) cho chúng tôi theo chân vào tận xã Sông Hinh (huyện Sông Hinh) để bẫy rùa. Anh thắc mắc: “Không biết họ mua để làm gì mà giá cao như vậy? Ở đây có người trúng cả trăm triệu đồng nhờ săn rùa”. Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm đến những cái tên được cho là trúng hàng trăm triệu đồng nhờ săn rùa như Hai Tuấn, Tư Trung… thì được biết đó chỉ là tin đồn. “Làm gì có. Đúng là trước đây rùa sống rất nhiều ở vùng sình lầy của các huyện miền núi nhưng khi giá còn rẻ, vài trăm ngàn đồng/kg, người ta đã đổ xô đi bắt hết rồi. Giờ giá cao, còn rùa nữa đâu mà bắt”. Ông Phạm Ngọc Hoàng (ngụ thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh), người được đồn trúng đậm nhờ săn rùa, cho biết.
    Một đầu nậu mua bán rùa ở phường Phú Lâm - TP Tuy Hòa cho biết sau khi thu mua từ các nơi về, rùa được đóng thùng rất kỹ và vận chuyển ra Hà Nội để bán lại cho một tư thương, sau đó được xuất lậu sang Trung Quốc. Giống rùa đang săn bắt ở Phú Yên thuộc nhóm IIB, ghi trong Sách đỏ IUCN (năm 2005) cấp CR (cực kỳ nguy cấp). Năm 2006, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 32 về bảo vệ các loài động vật hoang dã tại Việt Nam, trong đó rùa Trung Bộ nằm trong danh sách những loài động vật được bảo vệ, cấm mua bán, trao đổi hay tiêu thụ. Tuy nhiên, ông Hoàng cho biết người dân chẳng cần biết điều đó, miễn có giá cao là họ đổ xô đi săn.
    Bỏ ruộng, bỏ rẫy

    Không chỉ săn rùa, hơn một tháng nay, hàng trăm người dân ở xã An Hiệp, huyện Tuy An cũng đua nhau xuống đầm Ô Loan để cào dắt (một loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, sống ở nước lợ). Trước đây, loài đặc sản này có giá thấp, chỉ 4.000 đồng/kg, được người dân mua về làm mắm hoặc thức ăn cho tôm hùm nhưng từ khi có thương lái về mua xuất sang Trung Quốc, giá dắt liên tục được đội lên, từ 15.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg và hiện nay là 25.000 đồng/kg. Người dân ở một số thôn bán sơn địa như Mỹ Phú 2, Tuy Dương cũng bỏ ruộng, bỏ rẫy đi cào dắt. “Một ngày, ba mẹ con tôi cào được hơn 7 kg, bán được gần 180.000 đồng, làm nông làm sao bằng” - chị Nguyễn Thị Bích Phương (35 tuổi, ngụ thôn Mỹ Phú 2) cho biết. Những ngày cao điểm, chỉ riêng ở xã An Hiệp đã có cả tấn dắt được thương lái thu gom và dùng xe đông lạnh chở ra Bắc để xuất sang Trung Quốc.

    [​IMG]Từ khi có thương lái về mua xuất sang Trung Quốc, giá dắt liên tục được đội lên

    Người dân ở đây không cần biết các thương lái mua dắt xuất sang Trung Quốc để làm gì, cứ mua giá cao là họ đổ xô đi cào. Với việc ồ ạt cào dắt như hiện nay, không chỉ làm loài đặc sản này “sạch bóng” ở đầm Ô Loan mà còn gây nguy cơ hủy diệt hàng loạt loài thủy sản khác như sò huyết, hàu, tôm, cua xanh…

    Phá vỡ quy hoạch cây trồng
    Việc tranh mua sắn khô giữa các tư thương với sắn tươi ở các nhà máy sắn của tỉnh Phú Yên đã từng diễn ra nhưng chưa bao giờ quyết liệt như năm nay. Đầu vụ, khi các nhà máy sắn Đồng Xuân, Sông Hinh đưa ra giá 1.800 đồng/kg sắn tươi 30 chữ bột thì các thương lái liền đưa ra giá mua sắn lát khô là 4.000 đồng/kg, buộc các nhà máy phải nâng giá lên 2.200 đồng/kg. Ngay sau đó, thương lái mua giá sắn khô 5.200 đồng/kg, các nhà máy sắn chỉ đưa giá lên 2.500 đồng/kg thì dừng lại vì không cạnh tranh nổi.
    Ông Huỳnh Văn Đồng, Giám đốc Nhà máy sắn Đồng Xuân, than thở: “Chưa năm nào nhà máy phải kết thúc vụ sản xuất sớm như năm nay, chỉ mới giữa tháng 5 đã phải đóng máy vì không còn nguyên liệu. Mỗi khi có tàu vào cảng Quy Nhơn chuẩn bị nhập sắn lát khô xuất sang Trung Quốc là chúng tôi lo lắng vì thương lái cạnh tranh không lành mạnh”. Với vùng nguyên liệu quy hoạch cho nhà máy trên 5.000 ha sắn, trong khi công suất nhà máy chỉ 285 tấn/ngày, ông Đồng dự kiến phải đến ngày 15-6 mới kết thúc vụ sản xuất nhưng đã phải đóng máy trước một tháng. Với tư thương, không chịu chi phí đầu tư ban đầu nên sẵn sàng mua giá cao hơn nhà máy. Trong khi đó, mặc dù đã ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm với nhà máy nhưng người trồng sắn sẵn sàng xắt lát phơi khô bán cho tư thương để có lợi hơn. Bà Sô H’Điêu (ngụ buôn Ma Lưng, xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa) năm nay trồng hơn 3 ha sắn, mặc dù đã ký hợp đồng với Nhà máy sắn Đồng Xuân nhưng chỉ bán cho nhà máy 1 ha, còn lại bà thuê người xắt lát phơi khô, bán cho tư thương. “Người dân làm ra sản phẩm khổ lắm, ai mua giá cao thì bán thôi” - bà Sô H’Điêu nói.
    Sắn xắt lát phơi khô được các thương lái mua xuất sang Trung Quốc với giá cao đã kích thích người dân ồ ạt trồng sắn. Nhiều diện tích mè, đỗ, bắp ở các huyện miền núi của tỉnh Phú Yên đã được chuyển sang trồng loại nông sản này. “Điều lo lắng nhất là cây sắn đang phá vỡ quy hoạch cây trồng của huyện. Nếu sang năm rớt giá thì người dân phải nhổ sắn bỏ như những năm trước, khi đó không tránh khỏi thiếu đói” - ông Đào Duy Linh, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa, cho biết.


    Xóa sổ hơn 66 ha rừng tự nhiên
    Hiện diện tích sắn toàn tỉnh Phú Yên đã lên trên 14.000 ha, trong khi quy hoạch của tỉnh cho loại cây trồng này không vượt quá 7.000 ha.
    Theo số liệu của ngành lâm nghiệp tỉnh Phú Yên, từ đầu năm đến nay, có trên 200 vụ phá rừng trồng sắn với hơn 66 ha rừng tự nhiên bị xóa sổ. “Tình trạng phá rừng tự nhiên, rừng trồng cây lâm nghiệp để trồng sắn đang diễn ra phức tạp ở các vùng rừng rộng lớn trên địa bàn huyện chúng tôi” - ông Trần Thanh Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết.


    (Theo Người lao động)
  10. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Các cụ mới bút chiến tý mà đã đầu hàng bỏ cuộc. Chán nhở:-??
    Thế này thì công cuộc chống Tàu còn gian nan lắm![:D] Phàm là người yêu nước chân chính, nên gạt bỏ tự ái cá nhân mới làm được việc nhớn.[:D][:D]

    P/S:Tuy tạm xa chứng trường nhưng hễ có time là em mò vào cái box này xem các cụ bình loạn. Ai chửỉ em ngu- em chịu. Nhưng cụ nào định chụp mũ em là quân p.hản động- em chưởi lại đó ha ha=))=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này