Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8242 người đang online, trong đó có 1079 thành viên. 14:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98202 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    ***** lúc đó không nhận vì thế và lực lúc đó của Việt nam chưa cho phép chứ không phải cụ không muốn nhận.
    Đất cũ của mình thì ai chả muốn nhận, có điều lúc đó chiến tranh nhân tài, vật lực thưa thớt lại tập trung cho tiền tuyến nên việc không nhận chứng tỏ Bác Hồ có nhãn quan chiến lược của một nhà lãnh đạo cấp quốc gia. Cụ Duẩn về sau cũng là người có nhãn quan chiến lược như thế. Lãnh đạo quốc gia phải tầm cỡ như thế mới gọi là lãnh đạo thực sự.
  2. Hoang_Viet

    Hoang_Viet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Tôi yêu cầu BQT diễn đàn khóa nick tên này vĩnh viễn, xóa bài viết đăng ảnh có nội dung xúc phạm đất nước, dân tộc Việt Nam.
    Xin cảm ơn.
  3. saomai789

    saomai789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    40
    Phải là cái áo sọc ngang
    sao lại màu vàng thế sọc ở đâu?
  4. MinhTriet

    MinhTriet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2010
    Đã được thích:
    0

    Chú không thấy nhục vị lực lượng ******* ăn lương tư thuế của dân mà đi đa`n áp người yêu nước, đi bảo vệ giặc Tàu à?
  5. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    ĐB Dương Trung Quốc mong QH ra nghị quyết về Biển Đông

    21/07/2011 11:36:50
    Trả lời báo chí, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão và ĐBQH Dương Trung Quốc đều bày tỏ mong muốn, Quốc hội ra nghị quyết Biển Đông trong kỳ họp này.


    Trên báo Nông thôn Ngày nay ngày 18/7/2011, ông Vũ Mão cho rằng: "Nội dung này cần được chuẩn bị công phu và nên có các bước như: Chính phủ báo cáo và có Dự thảo Nghị quyết để làm cơ sở cho việc thảo luận; thảo luận ở tổ; thảo luận ở phiên họp toàn thể tại hội trường; Quốc hội thông qua Nghị quyết".

    Trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 21/7/2011, ĐB Dương Trung Quốc cũng nhìn nhận, liên quan đến vấn đề Biển Đông đã có nhiều cố gắng đáng ghi nhận.

    "Theo quan điểm của tôi, QH cần ban hành Nghị Quyết về vấn đề Biển Đông. Nghị quyết phải thể hiện rõ quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Vì quan điểm này nó có hai mục tiêu. Để làm sao chúng ta có thể vừa giữ được hòa bình với Trung Quốc, vừa giữ và khẳng định được chủ quyền của chúng ta, trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa, coi đó là ý chí của nhân dân" - ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

    Theo ĐB này, đây là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII, trọng tâm của kỳ họp là vấn đề tổ chức và nhân sự. Nhưng không nên vì thế mà quá tiết kiệm thời gian đối với một vấn đề hệ trọng và đang là thời sự của đất nước. Nếu làm được như thế, sẽ tạo được vị thế và phong cách làm việc mới ở Quốc hội. Nhân dân càng tin tưởng ở Quốc hội nhiều hơn.

    "Tôi nhớ rất rõ, Bác Hồ luôn nói là Việt Nam muốn làm bạn với các nước và không muốn gây sự với ai. Đương nhiên Nghị quyết cần phải bàn kỹ. Nếu một lần nữa quan điểm của Biển Đông cũng thể hiện được tinh thần ấy thì sẽ tranh thủ được lòng tin của nhân dân trong nước và quốc tế" - ĐB Dương Trung Quốc nói.

    http://bee.net.vn/channel/1983/2011...c-mong-QH-ra-nghi-quyet-ve-Bien-dong-1806015/


    Các cụ nhớn đang họp QH rồi. Kỳ này cần vác cái cẩu nhớn ra, mà trục vớt lại lòng tin trong nhân dân.
    Chứ để niềm tin trong dân cứ chìm nghỉm như chú Vinashin thì hỏng.:-??
    Để bạo lực, tham nhũng, giá cả leo thang hoành hành mãi thế này sẽ mất hết lòng dân.
    Mà mất lòng dân là mất nhiều thứ chứ chả chơi đâu.


  6. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Thôi các cụ đừng choảng nhau nữa. Nhà thơ Đỗ Trung Quân, tác giả " Quê hương là chùm khế ngọt" đã hỏi giúp anh em rồi:

    "Cái gì cũng tù mù
    Nhưng
    Trấn áp
    Thì công khai.
    Bóp cổ , khiêng vác, chửi thề, đánh nóng, đánh nguội
    Rất minh bạch.
    Hỡi những người anh em
    Đánh đồng bào mình có vui không ?
    Bắt đồng bào mình có sướng không ?
    Rong tảo Hoàng Sa không xanh nữa
    San hô Hoàng Sa đỏ màu máu..."


    Bây giờ chỉ chờ câu trả lời thôi.
    Xem cụ Nhanh cụ ấy xử lý những kẻ ăn cháo đái bát này ra sao?
    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/thu-gui-ong-nguyen-uc-nhanh-g-cong-tp.html
    Lương bổng, chế độ của chúng nó bắt nguồn từ tiền thuế của nhân dân, tiền thuế của anh em f319 cả đấy.
  7. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    "Chủ quyền biển đảo phải được đưa vào nhà trường"

    (Dân trí) – “Việt Nam có chủ quyền và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa từ rất lâu rồi. Các nước dù nói này kia nhưng đều không thực thi chủ quyền. Vấn đề là chúng ta tuyên truyền để bạn bè quốc tế biết và ủng hộ, sẽ không ai xâm phạm được”…

    Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm trao đổi xung quanh vấn đề tình hình biển Đông bên lề kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII.

    “Gây phức tạp cũng không xuyên tạc được lịch sử”

    Việc Trung Quốc “leo thang” với những vụ xâm phạm liên tiếp làm căng thẳng tình hình biển Đông thời gian qua, nhiều chuyên gia nhận định là chủ đích của phía bạn nhằm biến khu vực biển của ta thành vùng tranh chấp. Bằng cách này, họ có khả năng đạt mục đích của mình, thưa ông?

    Luật pháp quốc tế và Công ước quốc tế về luật biển 1982 của LHQ đều thể hiện rất rõ Việt Nam quyền về hàng hải, đặc quyền kinh tế trên vùng biển của mình. Chủ quyền của chúng ta đã xác định từ lâu. Trường Sa và Hoàng Sa đều có từ lịch sử. Không ai có thể xuyên tạc lịch sử. Dù bạn có gây vấn đề gì phức tạp cũng không thể xóa bỏ được thực tế này.
    Việc của chúng ta là phải làm cho không chỉ nhân dân hiểu, cùng đồng thuận bảo vệ chủ quyền mà thế giới cũng thấy rõ để ủng hộ lập trường của chúng ta trong việc giải quyết vấn đề này. Tôi tin rằng lập trường của Việt Nam sẽ được ủng hộ.

    [​IMG]
    Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm hiện là Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam (ảnh: Việt Hưng).

    Có thông tin Trung Quốc mang giàn khoan lớn nhất của họ ra đặt ở Trường Sa. Đây có phải là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và nếu vậy, chúng ta phải có cách xử lý thế nào?

    Thông tin này trước tháng 7 họ đã đưa ra, giờ chững lại một thời gian và cũng không biết tới đây sẽ thế nào. Tất nhiên chúng ta phải kiên quyết bảo vệ, đấu tranh với Trung Quốc nhưng không gây căng thẳng, phức tạp vì vấn đề không chỉ liên quan đến chúng ta mà còn một số nước khác nữa và tôi tin chắc các nước cũng đều không đồng tình với việc này.

    Căn cứ trên cơ sở pháp luật quốc tế, dù nước nào làm gì vi phạm công ước, chúng ta vẫn sẽ giữ được chủ quyền của mình.

    Khó đơn phương kiện ra tòa án quốc tế

    Hiện Trung Quốc có hướng lái yêu cầu thỏa thuận song phương để giải quyết vấn đề biển Đông. Chúng ta nên xử lý vấn đề này thế nào, kiên quyết phải đưa ra đa phương?

    Lập trường của ta rất rõ, về Hoàng Sa, chỉ có Trung Quốc và ta, các nước khác không có liên quan. Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng Trung Quốc đã 2 lần xâm phạm. Hoàng Sa có thể giải quyết 2 bên được.

    Trường Sa lại liên quan đến nhiều bên (ít nhất là 6 bên), đồng thời liên quan đến vấn đề đường chữ U, đường 9 đoạn, chiếm gần 80% biển Đông mà Trung Quốc đưa ra, rồi liên quan đến vấn đề tự do hàng hải – quyền lợi của nhiều nước khác ở khu vực. Vấn đề này không thể giải quyết song phương được mà phải có tập thể nhiều nước, những nước nào có liên quan thì cùng ngồi lại giải quyết. Ví dụ, 2 bên Việt Nam, Trung Quốc có ngồi lại giải quyết với nhau nhưng kết quả sau cùng các nước khác lại không đồng ý cũng không giải quyết được gì.

    Vậy nên dù Trung Quốc nêu quan điểm như vậy nhưng tôi tin bằng cách này cách kia họ cũng phải đồng ý đàm phán đa phương vì chỉ có thế mới giải quyết được vấn đề. Tất nhiên Trung Quốc là 1 nước mạnh hơn nhưng với Philippines hay Brunei… cũng đều vậy, các nước chắc đều đồng ý cách giải quyết đa phương thôi. Trung Quốc cũng buộc phải chấp nhận “luật”.

    Công ước luật biển 1982 cho phép những trường hợp như Việt Nam có thể khởi kiện ra tòa án quốc tế. Khi khởi kiện, dư luận quốc tế cũng sẽ biết rõ hơn bản chất sự việc và mình cũng có thêm cơ hội khẳng định rõ chủ quyền. Theo ông việc này có cần thiết?

    Kiện thì có vấn đề phức tạp là phải cả 2 bên đồng ý đưa ra kiện. Nếu chỉ 1 bên, tòa án quốc tế sẽ không chấp nhận thụ lý.
  8. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0


    học sinh cập 1 Trung quốc học về Hoàng Sa trong khi chủ nhân của nó thì không được biết một dòng nào? Lỗi ở đâu và tại ai?
  9. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Dạ lỗi tại ai mọi người đều biết cả. Nhưng không ai dám nói
  10. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Cả cái dép vào mặt bác ko biết sao, còn hỏi lỗi tại ai ???
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này