Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6094 người đang online, trong đó có 706 thành viên. 17:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98433 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
    thằng áo đen là thằng đạp vào mặt dân!

    bác nào dân giang hồ có lòng yêu nước hộ a e vụ này cái:-w
  2. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Chuẩn

    đạo đức là xuất phát từ cái Tâm, còn loại Tâm chó nhưng khoác áo ******* thì nên khử nó đi cho sạch xã hội:-w
  3. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
    =D>

    có ngoại xâm thì những con ch.ó này đi cắn dân đầu tiên:-w
  4. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1

    Đồng chí ấy vào đảng từ hồi lớp 7 đấy=))
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Dạo này người dân TQ cũng hiểu ra vấn đề :


    trong tranh chấp "Nam Hải"?
    Học giả Trung Quốc: Chúng ta đã bị Chính phủ tuyên truyền, lừa dối như thế nào trong tranh chấp "Nam Hải"?

    Thứ ba, 19 Tháng 7 2011 00:00



    Bài viết của tác giả Dayi Dadao đăng trên Chuyên mục Quân sự, Báo Trung Hoa (Jun shi_Zhong hua Wang) bình luận, phân tích việc người dân Trung Quốc đã bị Chính phủ, báo chí, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc lừa dối như thế nào trong vấn đề tranh chấp Nam Hải (Biển Đông) và Hoa Đông.

    [​IMG]
    Thời gian gần đây, dân chúng chỉ trích chửi mắng chính phủ yếu kém dường như đã và đang trở thành chủ đề nổi bật nhất khi đề cập đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia! Bất kể ai, bất kể việc gì, dù người giàu sang hay nghèo hèn, chỉ cần đề cập đến chủ đề này là tất cả dân chúng đều chỉ trích chửi mắng chính phủ! Trong số những người này có cả tôi.
    Thế nhưng sau khi bình tĩnh xem xét lại vấn đề, tôi phát hiện ra rằng: những hành động mà chính phủ áp dụng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, những thông tin mà báo chí đăng cập về tranh chấp lãnh thổ, những dự đoán của các nước khác, cũng như sự chỉ đạo một cách sai lầm của Đảng... đây là những nguyên nhân chính khiến việc dân chúng không ngừng chỉ trích chửi mắng chính phủ. Trên thực tế, hầu hết mọi người chỉ biết chỉ trích chửi mắng mà không hề phân biệt được đúng sai, thực sự không hề biết chính phủ đã và đang làm những gì!
    Đầu tiên, căng thẳng leo thang trong tranh chấp khu vực chính là kết quả của việc Trung Quốc chủ động điều chỉnh chiến lược.
    Rất nhiều người chỉ nghe nói đến ““Nam Hải” (Biển Đông)” (Nanhai, VN:Biển Đông, A: The South China Sea) và Đông Hải (Donghai, VN: Biển Hoa Đông, A: East China Sea) đang xảy ra tranh chấp mà không biết rằng vì sao lại xảy ra tranh chấp? Dân chúng đều lầm tưởng rằng đó là do người nước ngoài tạo ra, cho rằng Trung Quốc phải đánh lại. Chính do cách tư duy lệch lạc này nên dân chúng mới chỉ trích chửi mắng chính phủ. Đây là quan niệm sai lầm! Sau khi phân tích sự việc, tôi cho rằng: căng thẳng leo thang trong tranh chấp khu vực hoàn toàn là hệ quả của hành động giải quyết tranh chấp cũng như chiến lược điều chỉnh của chính phủ Trung Quốc. Mà những hành động này đều là chính phủ Trung Quốc cố ý tạo nên.
    Mọi người biết sự đối đầu về tàu, tàu chiến và máy bay giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, thế nhưng mọi người đã bỏ qua một sự thực rằng: chỉ có máy bay quân sự, tàu quân sự, tàu giám sát, tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc chủ động tiến vào những khu vực tranh chấp này nhằm tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và tần suất các hoạt động này tăng lên một cách rõ rệt.
    Theo báo gần đây nhất đưa tin, máy bay trinh thám Trung Quốc áp sát khu vực đảo tranh chấp Điếu Ngư và xảy ra xung đột với máy bay quân sự Nhật Bản. Đây chính là kết quả của không quân Trung Quốc trong hành vi chủ động công kích nêu trên. Nhưng sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã có những cảnh cáo rất hùng hồn như sau:
    Thứ nhất, nhấn mạnh máy bay quân sự Trung Quốc trinh thám địa phận lãnh thổ Trung Quốc là điều đương nhiên. Thứ hai, cho rằng hành vi của quân đội Nhật Bản dễ gây hiểu lầm. Hai điều này chứng minh cho vấn đề gì? Chứng minh chúng tôi đang kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chúng tôi, chứng minh nếu phía Nhật Bản tiếp tục ngăn chặn hành động chính đáng của Trung Quốc, nếu xảy ra xung đột thì Trung Quốc sẽ dùng hành động để đính chính lại nguyên nhân sự hiểu lầm này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gián tiếp tuyên chiến! Nhưng rất nhiều cư dân mạng lại không hoàn toàn hiểu thấu căn nguyên vấn đề, chỉ trích chửi mắng tại sao máy bay quân sự Trung Quốc không trực tiếp đánh trả máy bay quân sự Nhật, v.v... Cách phát biểu này nhằm mục đích chính là đánh lừa cảm giác của người dân, thực sự là ý đồ nham hiểm!
    Hãy xem vấn đề ““Nam Hải” (Biển Đông)” (Biển Đông), cũng giống như vậy. Tàu giám sát, tàu ngư chính của Trung Quốc liên tục đòi chủ quyền các quần đảo ở “Nam Hải” (Biển Đông), trực tiếp ngăn chặn hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Philippines, điều này rất hiếm xảy ra trong quá khứ. Đồng thời, các cuộc diễn tập quân sự của hải quân Trung Quốc không ngừng diễn ra, nội dung diễn tập bao gồm các chiến thuật có khả năng dùng tới trong chiến tranh khi giành các quần đảo đã bị chiếm đóng tại Biển Đông. Mặt khác, giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu Biển Đông đã đi vào hoạt động tại đây. Có thể nói, chính bởi cách làm “mang tính chất áp bức” của Chính phủ đã khiến tình hình “Nam Hải” (Biển Đông) ngày một căng thẳng. Đây chẳng phải là hệ quả của chuỗi hành vi chủ động công kích và dùng chiến thuật chiến lược mới để giải quyết tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông) của Chính phủ hay sao?
    Do vậy, nguyên nhân căng thẳng leo thang ở khu vực này chính là do việc Chính phủ dùng thủ đoạn mới để giải quyết, là do sự chưa thích ứng của đối phương đối với kế sách điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc. Mặt khác, đây là mục tiêu Trung Quốc hy vọng đạt được, để từ đó thông báo cho cả cộng đồng thế giới biết rằng khu vực này có tranh chấp, thuộc chủ quyền của tôi, lãnh thổ của tôi bị kẻ địch xâm phạm, và bảo vệ chủ quyền là hành động chính đáng của tôi. Đồng thời, hành vi này của Trung Quốc cũng nhằm mục đích thăm dò thái độ của Mỹ, thử xem siêu cường Mỹ sẽ phản ứng ra sao! Nếu Trung Quốc kiên trì làm theo cách này thì hiệu quả sẽ là quá rõ ràng: đối phương sẽ dần dần thích ứng, địa phận Trung Quốc sẽ ngày một lan rộng. Một khi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trở nên lớn mạnh thì quyền giải quyết tranh chấp không còn là vấn đề đối với Trung Quốc nữa.
    Mặt khác, hiện nay Trung Quốc đã bắt đầu biết học cách nói một đằng làm một nẻo, "miệng nam mô bụng một bồ dao găm". Đừng nghĩ rằng những ngôn từ lịch thiệp trong từ điển ngoại giao kia chính là chính sách ngoại giao thực thụ.
    Trong các hoạt động ngoại giao, Trung Quốc luôn luôn tỏ ra: thông qua thương lượng hòa bình để giải quyết các tranh chấp, sẵn sàng làm tất cả để có được hòa bình. Đây là một loại chiến lược ngoại giao, hay còn gọi là giành quyền chủ động trong ngoại giao, giành sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Trong thời kỳ chiến tranh Nhật Bản, chúng ta cũng phát biểu rằng: chúng tôi tuyên bố với cộng đồng thế giới về chiến tranh chính nghĩa chống ngoại xâm của chúng tôi. Bây giờ là thời kỳ hòa bình, chính sách ngoại giao của Trung Quốc cũng là chính sách ngoại giao hòa bình, chủ trương thông qua thương lượng hòa bình giải quyết tranh chấp. Đây đều là một loại chiến lược. Ngoại giao là bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược của một quốc gia. Khi đấu tranh vì lợi ích quốc gia của mình thì Trung Quốc phải suy ngẫm xem xét đến nhiều khía cạnh, trong đó một nhân tố quan trọng là phải giành được sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Ví dụ như Trung Quốc muốn đánh Việt Nam, đánh Philippines, hay đánh Nhật Bản, v.v... thì Trung Quốc phải giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, phải để thế giới biết rằng nước tôi bị áp bức, hành động bảo vệ chủ quyền của chúng tôi là chính đáng và hợp pháp. Có như vậy mới đúng là nguyên tắc làm việc của người Trung Quốc.
    Mặt khác, hành vi đáp trả của Trung Quốc hiện nay rất thâm độc. Ví dụ, như khi Việt Nam tiến hành diễn tập quân sự, báo chí trong nước đều quan tâm quá mức đến các cuộc diễn tập quân sự của Việt Nam. Nhưng sau thông tin nêu ra này chỉ đưa thêm một thông tin rất ngắn rằng: Trung Quốc cũng đang tiến hành các cuộc diễn tập quân sự, mà còn là 6 cuộc, quy mô lớn hơn Việt Nam gấp nhiều lần. Trong đó có một đoạn video quay về cuộc tập dượt không quân. Không biết mọi người có để ý điều này hay không, trong đoạn video này có câu giải thích như sau: cuộc diễn tập không quân chủ yếu nhằm mục đích ủng hộ lực lượng hải quân khi chiến đấu, nội dung diễn tập nhằm cắt bỏ phương tiện liên lạc của kẻ địch khi chiến đấu, đồng thời giành quyền kiểm soát không quân. Chính sau mỗi cuộc tập dượt như thế này, người Việt Nam lại tìm đến thương lượng. Vì sao? Bởi vì hạng mục của cuộc diễn tập đó khiến người ta vô cùng lo sợ. Nếu như chiến tranh thật sự xảy ra, căn cứ vào các hạng mục đã luyện trong các cuộc diễn tập này thì máy bay của Việt Nam không bay đến được thì cũng có nghĩa là nó đã bị bắn trúng ngay từ lúc còn chưa cất cánh. Nếu máy bay của Việt Nam bay đến nơi thì cũng có nghĩa là sẽ bị mất liên lạc và rồi bị xử lý ngay trên không. Từ đó việc Trung Quốc nắm quyền kiểm soát không quân sẽ không còn là vấn đề nữa. Thử nghĩ xem, người Việt Nam chứng kiến cảnh tập dượt này sẽ có suy nghĩ gì? Hơn nữa, căn cứ vào thực lực của hạm đội “Nam Hải” (Biển Đông) và của lực lượng hải quân đóng xung quanh “Nam Hải” (Biển Đông) thì khi xảy ra chiến tranh, toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc của Việt Nam bị gián đoạn sẽ không còn là vấn đề.
    Khi 13 tàu chiến quân sự của Trung Quốc thông qua vùng biển tranh chấp Okinawa Nhật Bản đến Đại Tây Dương tập dượt, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng của chúng ta đã phát biểu những gì? Phát biểu rằng: đó là cuộc tập dượt như thông lệ. Nhưng thực chất họ đến khu vực đó để làm gì? Ai biết? Người Nhật Bản biết, người Mỹ cũng biết bởi vì họ đã giám sát từ lâu.
    Như vậy, cư dân mạng cũng đừng cho rằng những nội dung ghi trong từ điển ngoại giao đều là sự thực. Đó chỉ là một cách nói, quan trọng vẫn phải xem cách làm, nhìn xem Trung Quốc làm như thế nào rồi hãy bàn tới Chính phủ!
    Hơn nữa, “Đảng dẫn đường” (dai lu Dang) đã trở thành ác quân trên mạng, trở thành “thủy quân” kiểu mới, đã đem đến hồi chuông cảnh báo cho những cư dân mạng thực sự yêu nước!
    Gần đây, khi lên mạng xem thông tin, tôi thấy rằng hoạt động của "Đảng dẫn đường” này đã trở nên vô cùng hung hăng. Những thành viên trong mạng lưới này đã bóp méo, xuyên tạc khi giải thích một số thông tin từ báo chí, khiến cư dân mạng chỉ trích, chửi mắng Chính phủ, hiểu sai về sự bất mãn của nhân dân đối với Chính phủ. Ngay như hôm nay, khi tôi nghe đài phát thanh đưa tin về cuộc bàn bạc giữa tướng quân Trần Bỉnh Đức với tướng Mullen- chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ cùng giới báo chí, tướng Trần đã thẳng thắn và trực tiếp nêu ra việc Mỹ can thiệp trong tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông) là không hề khôn ngoan chút nào, cho rằng vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông) không cần Mỹ phải thao tâm, chỉ trích Mỹ trong việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, v.v... Lời nói không một chút khách sáo và có thể nói là rất hùng hồn! Đương nhiên, với tư cách là một tướng quân, một vị tổng tham mưu trưởng của toàn Trung Quốc thì không thể giống như lời ở ngoài đầu đường xó chợ được! Thế nhưng, lời phát biểu hùng hồn của tướng quân vẫn chưa toại nguyện được những thành viên trong " Đảng dẫn đường", họ cho rằng tướng quân yếu kém. Ví dụ, tướng quân chỉ ra máy bay trinh sát không người lái của Mỹ thăm dò cách vị trí hải lý Trung Quốc 16 km là không cần thiết, yêu cầu phải dừng lại. Có thành viên trong "Đảng dẫn đường" còn phát biểu nên bắn hạ v.v... Từ đó cho rằng tướng quân Trần yếu kém! Ý đồ của những cá nhân này rất rõ ràng, hòng gây hiểu nhầm trong nhân dân! Cách địa phận hải lý Trung Quốc 16 km thì sẽ là vùng biển chung, nước khác có quyền tự do hàng hải. Ta bắn hạ tức là ta vi phạm Luật quốc tế!
    Mọi người có thể lên mạng nghiên cứu thông tin sẽ thấy ngay một điều: hễ xảy ra tranh chấp nào là y như rằng "Đảng dẫn đường" xuất hiện, lôi kéo mọi người chỉ trích, chửi mắng chính phủ. Điều này hết sức nguy hiểm!
    Lúc đầu, mọi người có thể cho rằng mắng chửi như thế là yêu nước nhưng kỳ thực chửi mắng trong một thời gian dài chính là bạn đã đeo cái kính có màu để nhìn Chính phủ, chính là đã hiểu lầm những hành động của Chính phủ, thậm chí còn làm tăng thêm sự phản cảm đối với Chính phủ. Đây chính là điều mà “Đảng dẫn đường” mong muốn. Đây chính là cái gọi là diễn biến hòa bình!
    Kỳ thực, chửi mắng không có nghĩa là yêu nước, người yêu nước thật sự chỉ phê bình chứ không nguyền rủa chửi mắng! Nếu như chỉ có lời nguyền rủa chửi mắng thâm độc mà không phải là phê bình và góp ý kiến thì đó mới chính là công kích, đó không phải là yêu nước mà là hại nước!
    Do vậy, chúng ta cần thay đổi cách nhìn, có chính kiến, hiểu đúng căn nguyên vấn đề. Chỉ có vậy mới chính là người yêu nước thực thụ!

    Theo China.comngày 13/7, Nguồn:
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Lời kêu gọi giúp đỡ gia đình một chiến sỹ Hải quân Trường Sa.
    Kính gửi các tổ chức, cá nhân - những tấm lòng nhân ái trong và ngoài nước.

    Trước hết, xin cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết này và cho phép tôi được bộc bạch một đôi lời:

    Những gì các bạn sắp đọc dưới đây không phải là ngôn từ của một nhà văn hay nhà báo mà nó được trăn trở bằng sự đồng cảm của tôi - một cô gái vừa chân ướt chân ráo bước vào đời.

    Xin kính gửi đến các bạn, đồng thời khẩn thiết kêu gọi sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ của quí vị. Và tôi sắt đá tin vào tấm lòng tương thân tương ái của các bạn đối với hoàn cảnh nghiệt ngã của một gia đình có nhiều đóng góp, hy sinh cho Tổ quốc như họ.

    Đó là trường hợp của gia đình anh Hoàng Đình Liên đang công tác tại Lữ đoàn 171 vùng II Hải quân có vợ là chị Lê Thanh Hoa – nhân viên chi cục DSKHHGĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cuộc sống gia đình của một chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam không được như những gia đình bình thường khác, nhất là trong điều kiện chính trị - xã hội đất nước hiện nay. Anh thường xuyên phải xa nhà làm nhiệm vụ ở khu vực quần đảo Trường Sa để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải cho Tổ quốc. Cuộc sống của anh là mênh mông biển nước, là những con sóng bạc đầu, là sự bình yên của biển đảo quê hương. Sự hy sinh thầm lặng ấy được đền đáp bằng một chỗ dựa vững chắc: mái ấm gia đình – nơi có người vợ đảm và tiếng cười giòn tan của những đứa con thơ.

    Những tưởng khó khăn sẽ được khỏa lấp bằng hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, nó thực sự khó khăn và rối ren khi :

    Năm 2009, chị Hoa bị U xơ tử cung và phải lên Thành phố Hồ Chí Minh cắt mổ;

    Năm 2010, cháu Hoàng Lê Tú Anh – con gái út bị gãy tay, người mẹ đau yếu phải hai lần “ cắp nách” con lên Sài Gòn mổ tay ( Do chồng đi làm nhiệm vụ ngoài đảo, có khi đi cả năm mới được về nhà);

    Gần đây chị bị ung thư tuyến giáp và phải điều trị ngoại trú tại Trung tâm Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh.

    Vậy nhưng niềm tin vẫn âm ỉ cháy trong gia đình anh. Nó được giữ sáng bởi hai đứa con thông minh, ngoan ngoãn. Con trai đầu – cháu Hoàng Lê Tuấn Anh đang là học sinh lớp 6, trong suốt 6 năm học cháu đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Nhìn các con khôn lớn từng ngày, bao bệnh tật, vả vất dần vơi. Họ đang nuôi hi vọng, nuôi tương lai…

    Vậy mà đớn đau lại không dừng giáng xuống niềm hạnh phúc duy nhất nhưng tất cả của người lính biển Trường Sa ấy: con trai anh bị ung thư máu giai đoạn cuối. Hiện cháu đang được điều trị tại Bệnh viện truyền máu và huyết học Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 18/4/2011 đến nay. Trong quá trình điều trị, cháu đã được vô thuốc hóa trị đến đợt 2 ( trên 8 đợt cho suốt quá trình trị bệnh). Theo bác sỹ điều trị, trường hợp ca bệnh của cháu Tuấn Anh có thể chữa được 75% bằng phương pháp cấy ghép tủy ( từ em gái 6 tuổi cùng cha mẹ, từ tế bào gốc nếu mẹ sinh thêm em bé hoặc từ tủy mua ở Mỹ). Nhưng do chi phí điều trị quá lớn, dự kiến tổng chi phí cho 8 đợt hóa trị và dự kiến ghép tủy ( từ tế bào gốc của người thân nếu thích hợp) khoảng 1,6 tỷ đồng. Trong trường hợp buộc phải ghép tủy mua từ Mỹ về thì tổng chi phí này cần phải có là 5,5 tỷ đồng.

    Với thu nhập của một nhân viên tạp vụ ( 800.000 đồng/tháng - sau khi đã trừ bảo hiểm) và 4 triệu đồng/tháng của anh Liên thì đây đúng là vấn đề nhức nhối.

    Hiện tại, anh đã bán hết tài sản đất đai và nhà cửa để cứu chữa cho con với tổng trị giá cũng chỉ được 300 triệu (họ đã đưa trước 200 triệu để chữa bệnh cho cháu) nhưng con số thực sự quá lớn đối với gia đình anh.
    Đôi mắt vốn sâu trũng vì sóng nước nay lại đắng chát, nhức nhối bởi mong manh giữa sự sống – cái chết của vợ và con trai. Tất cả đè nặng lên đôi vai người lính biển. Nó quá nghiệt ngã, quá sức đối với anh - của một người thường xuyên phải xa nhà vì bình yên của Tổ quốc.

    Vừa qua và hiện nay, bằng nhiều cách khác nhau, nhân dân Việt Nam đang chung tay góp sức đấu tranh bảo vệ lãnh hải Dân tộc. Vậy, đoàn kết giúp đỡ những người trực tiếp vững chắc tay súng đối mặt với kẻ thù ngoài kia chẳng phải là một hành động thiết thực mang giá trị to lớn hay sao?

    Vì vậy, tôi xin gửi dòng trăn trở này tới những tấm lòng thiện nguyện và tha thiết kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ của quý vị đối với gia đình anh Hoàng Đình Liên. Hãy chia sẻ với anh dù chỉ là một hành động rất nhỏ bởi đó là cả một tấm lòng mang nặng ân tình. Xin các bạn hãy cứu giúp vợ, con – gia đình anh. Hãy nắm chặt tay người chiến sỹ Trường Sa ấy vì anh cần lắm bờ vai vững, trái tim nhân đạo của các bạn, của tôi.

    “ Xin hãy cứu con của chúng tôi!” - Lời khẩn cầu khiến lòng người bất lặng…

    Mọi sự giúp đỡ xin được gửi về địa chỉ:


    1. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, số 68 Lê Lợi, Phường 4, TP. Vũng Tàu.
    Điện thoại: 064.3 832 538
    Fax: 064.3 832 538
    2. Anh: Hoàng Đình Liên, 9/1 Nguyễn Gia Thiều, Phường 12, TP. Vũng Tàu.
    Điện thoại: 0977 326 001

    ( *******.org)
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nôn nóng khai thác dầu thôi thúc Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông

    Thứ ba, 19 Tháng 7 2011 16:41 dinh tuan anh


    Trong bài viết trên tạp chí “Asia Focus”, cựu quan chức ngoại giao Mỹ David Brown cho rằng trong thời gian tới, cùng với việc tăng cường sức mạnh trên biển, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên. Động thái này của Trung Quốc chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng mạnh mẽ của các nước đòi chủ quyền khác, đặc biệt là Việt Nam và Philíppin.
    [​IMG]
    Với nhận thức rằng các đòi hỏi chủ quyền là vấn đề phức tạp và lâu dài, Trung Quốc đã coi mục tiêu thiết thực trước mắt là khai thác nguồn lợi dầu lửa và khí đốt. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã đẩy mạnh các nỗ lực trong việc khẳng định quyền kiểm soát phần lớn Biển Đông. Trong thời gian tới, cùng với việc tăng cường sức mạnh trên biển, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên. Động thái này của Trung Quốc chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng mạnh mẽ của các nước đòi chủ quyền khác, đặc biệt là Việt Nam và Philíppin. Vì thế tình hình vừa tạm lắng dịu trên Biển Đông trong mấy ngày gần đây - sau một loạt những va chạm giữa Trung Quốc với Philíppin và Việt Nam - chỉ là tạm thời và căng thẳng sẽ sớm tái diễn.
    Mặc dù các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông theo đường lưỡi bò dường như phi lý, song trước thế và lực hiện nay của Trung Quốc, các nước như Việt Nam và Philíppin khó có thể kỳ vọng Bắc Kinh nhượng bộ đòi hỏi chủ quyền. Trong trường hợp Trung Quốc không thể đơn phương khẳng định chủ quyền, mức cao nhất mà nước này có thể nhượng bộ là đề nghị cùng hợp tác khai thác tài nguyên tại các khu vực chồng lấn, chiểu theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật pháp quốc tế khác.
    Nhiều học giả từng nghiên cứu các tuyên bố khẳng định chủ quyền của các nước tranh chấp tại Biển Đông đều đi đến kết luận rằng phương án khả thi duy nhất để duy trì hòa bình trên Biển Đông là các bên tranh chấp nên gác lại các đòi hỏi chủ quyền và hướng tới xây dựng một cơ chế hợp tác khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, triển vọng này cũng không dễ dàng khi một số nước như Philíppin vẫn kiên quyết đàm phán đa phương và không chấp nhận khai thác chung khi chưa phân định rõ chủ quyền. Một khía cạnh khác cản trở triển vọng hợp tác khai thác chính là việc Trung Quốc giờ đây quá tự tin vào khả năng tự tổ chức thăm dò và khai thác nên sẽ không chịu chia sẻ lợi ích cho các bên tranh chấp và cũng không muốn nhượng một phần lợi ích cho Mỹ và phương Tây thông qua việc cho phép các tập đoàn dầu khí nước ngoài hợp tác. Điều này chắc chắn sẽ gây ra phản ứng từ phía Mỹ vì ngoài các toan tính chiến lược toàn cầu, lợi ích tài nguyên ở Biển Đông cũng là một phần lý do khiến Mỹ tuyên bố quay trở lại Đông Nam Á.
    Về triển vọng giải quyết tranh chấp, ông David cho rằng bất lợi hiện nay đối với Bắc Kinh là việc các nước ASEAN có tranh chấp ở Biển Đông đã nhất trí cùng gác tranh chấp để tập trung đối phó với Trung Quốc. Các nước ASEAN có tranh chấp cũng đồng quan điểm rằng UNCLOS, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) và một bộ quy tắc ứng xử (COC) trong tương lai là cơ sở cho mọi cuộc đàm phán và buộc Trung Quốc phải hành xử trong một khuôn khổ pháp lý. Quan điểm thống nhất của các nước ASEAN có tranh chấp ở Biển Đông đã tạo cho họ sức mạnh đoàn kết trước Trung Quốc. Quan điểm đó cũng không trái với luật pháp quốc tế nên các nước ASEAN có tranh chấp dù có lợi ích riêng trong quan hệ với Trung Quốc, cũng khó từ chối việc ủng hộ nhau. Đây là môi trường thuận lợi để nước giữ chức Chủ tịch ASEAN hiện nay là In-đô-nê-xi-a thúc đẩy các nước xây dựng và chấp nhận COC làm nền tảng ngăn ngừa xung đột. Tuy nhiên, nếu ASEAN không đạt được tiến triển trong việc xây dựng COC thì bất lợi sẽ ập đến sau khi Inđônêxia vào tháng 11 tới sẽ trao ghế Chủ tịch ASEAN cho Campuchia và sau đó là Lào và Mianma - ba nước khó cưỡng lại sức ép từ phía Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc sẽ tìm cách chia rẽ ASEAN hơn nữa và ép từng nước hữu quan phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương, mà đối tượng hàng đầu bị o ép sẽ là Việt Nam và Philíppin.


    Theo Asia Focus, ngày 18/7
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Hiểu thế nào về thói ngạo mạn của nước Trung Hoa mới?

    Thứ tư, 20 Tháng 7 2011 10:39 hangngan_tp


    Sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong ba thập kỷ gần đây dẫn đến nhiều hệ quả. Bài viết của GS. Barthélémy Courmont đăng trên tạp chí "Affaires Stratégiques" của Pháp số tháng 7/2011 lý giải nguyên nhân dẫn đến thái độ ngạo mạn trong đối ngoại của Trung Quốc hiện nay.
    [​IMG]
    Từ ngày được coi là cường quốc hàng đầu, liệu Trung Quốc có trở nên ngạo mạn không và hệ quả của thái độ đó là gì? Từ các đế chế thực dân cho đến ngày nay, kể cả Mỹ, các nước sử dụng công cụ sức mạnh thường hay tỏ thái độ ngạo mạn, đến mức người ta tự hỏi có phải sức mạnh bao giờ cũng đi đôi với thái độ ngạo mạn ở các nước có sức mạnh không? Ở phương diện cá nhân, vấn đề đó liên quan đến trường xã hội học. Thói ngạo mạn được thể hiện trong trường hợp này thông qua một thứ suy nghĩ hơn người (dù có được minh chứng hay không) và ý muốn thống trị người khác. Về phương diện nhà nước, thói ngạo mạn khiến các nhà nước nghĩ cách tìm kiếm bá quyền và áp đặt chính sách đối ngoại hoàn toàn không chấp nhận thỏa hiệp cũng như đối thoại, đồng thời không muốn ai can thiệp vào việc lựa chọn và thực hiện chính sách đối nội của mình. Đó chính là những đặc điểm giống nhau về nhiều phương diện được nghiên cứu ở đây, trong đó có nhấn mạnh đến trường hợp Trung Quốc và có nghiên cứu hệ quả - và cả lời giải đáp - liên quan đến thói ngạo mạn ngày càng gia tăng ở nước này.
    Tùy theo cơ sở sức mạnh khác nhau và bối cảnh thuận lợi nhiều hay ít mà thói ngạo mạn được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau trong lịch sử quan hệ quốc tế. Nhưng thói ngạo mạn thông thường xoay quanh tình thế thuận lợi cho một trong các yếu tố, hoặc gắn với các cuộc chinh phạt quân sự, hoặc có được nhờ tiến bộ về công nghệ cao. Trong nhiều trường hợp, các nền văn minh được coi là tiên tiến nhất (vào một thời điểm nhất định nào đó) có khả năng áp đặt quan điểm của mình cho các dân tộc không có được phương tiện như họ. Ví dụ lịch sử mới nhất về sự chênh lệch giúp cường quốc mạnh nhất thỏa chí thể hiện sự ngạo mạnh của mình là cuộc chinh phạt thuộc địa của các cường quốc phương Tây. Quá trình thực dân hóa không vấp phải trở ngại nhờ sức mạnh súng đạn của các đế chế và trình độ công nghệ cho phép họ kiểm soát được những vùng lãnh thổ rộng lớn, đồng thời được minh chứng bằng "sứ mệnh truyền bá văn minh", vốn là một khẩu hiệu với những khái niệm mơ hồ và được đánh dấu bằng thói ngạo mạn vượt rất xa sự thống trị về quân sự để đưa ra thứ hạng sắp xếp các nền văn hóa. Như vậy, các nền văn hóa tiên tiến nhất trong số đó được hợp pháp hóa trong việc kiểm soát các nền văn hóa khác, dù điều kiện là như thế nào. Sự phát triển của chính sách dân tộc trong nửa đầu thế kỷ 20, ở châu Âu cũng như Nhật Bản, là một trong những cách lý giải về việc xếp hạng này, đồng thời cũng là sự khẳng định cực đoan nhất về thói ngạo mạn của cường quốc được thể hiện thông qua lòng hận thù đối với người khác và buộc người này phải quy phục hay bị tiêu diệt.
    Trong thế giới đương đại, cách thể hiện thái độ ngạo mạn thiên về sự thống trị kinh tế và tài chính, trong khi các tiêu chuẩn về quân sự, thậm chí văn minh hay văn hóa, dần dần bị lu mờ mặc dù vẫn hiện diện. Kẻ ngạo mạn thường giống như một anh nhà giàu nắm giữ phương tiện tài chính làm nên sức mạnh. Chính vì lẽ đó mà ở các nước đang phát triển, các cường quốc phương Tây được nhìn nhận như những kẻ ngạo mạn và quen can thiệp vào chính sách đối nội đến mức bị coi là thực dân mới. Nhận xét đó dẫn đến ý nghĩ cho rằng thói ngạo mạn vừa là vấn đề nhận thức, vừa là một thực tế.
    Cụ thể hơn, vấn đề tính ngạo mạn của cường quốc Mỹ lại thường xuyên được đặt ra trong thập kỷ qua, liên quan đến tính phiêu lưu trong chính sách đối ngoại của Chính quyền Bush, cụ thể là trong cuộc khủng hoảng Irắc và chiến dịch quân sự tháng 3/2003. Chính sách đơn phương của Mỹ, với sự hỗ trợ của khoảng năm chục nước (một con số bao gồm tuyệt đại đa số chỉ ủng hộ về chính trị và sau đó giảm rất nhanh) trên cơ sở liên quân chứ không phải liên minh, cũng nhanh chóng bị phê phán và bị coi là đồng nghĩa với sự khẳng định thói ngạo mạn của cường quốc hàng đầu thế giới. Oasinhtơn bị phê phán ngạo mạn chính vì cách hành xử cũng như sử dụng quá mức sức mạnh của mình, trong khi các vấn đề liên quan đến tính vượt trội của nền văn minh Mỹ lại không hề bị nhắc đến, kể cả trong phái bảo thủ cực đoan nhất. Mỹ tạo dựng nhãn quan bá quyền cho mình ở chính những nơi các đế chế thực dân cho mình là hơn người về bản chất và trên mọi phương diện, bằng cách chủ yếu dựa vào sức mạnh quân sự và khả năng tác động, mặc dù được coi là siêu cường.
    Trường hợp Trung Quốc lại giống ví dụ của các cường quốc châu Âu hơn là Mỹ, nếu không nói đến chủ nghĩa thực dân. Thái độ ngạo mạn của Trung Quốc dựa trên suy nghĩ hơn người về văn hóa và lịch sử vốn gắn liền với nước này vào những thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử của mình. Tiếp theo các "hiệp ước bất công", cả giai đoạn 150 năm gần đây nhất, được coi là tủi nhục đối với Trung Quốc, chỉ là một sự cố nhỏ trên quãng đường đầy kiêu hãnh của một nước, chỉ mới từ mấy năm trở lại đây, lại lôi ra những phương pháp mà nước này đã từng áp dụng trong hàng thế kỷ đối với các nước láng giềng, bị coi là lớp dưới, thậm chí là chư hầu. Đồng thời, Bắc Kinh không chấp nhận bài học của các cường quốc khác và tự coi mình là một thứ thay thế phương Tây. Sau một thời gian là một trong những nạn nhân chính của thói ngạo mạn đối với các nền văn minh, Trung Quốc không chỉ bằng lòng với việc trả thù, mà còn đặt ra cơ sở cho thói ngạo mạn riêng của mình, một thứ kết hợp giữa niềm tự hào mới lấy lại được và suy nghĩ hơn người được nhân lên nhờ kỳ tích kinh tế. Vừa có phương tiện đáng kể, vừa có nền văn hóa ngàn năm - không giống như Mỹ - nên Trung Quốc đôi khi được coi là "siêu cường của siêu cường" đối chọi với siêu cường, khi so sánh giữa hai nước.
    Tuy nhiên, sẽ là không đúng chỗ nếu tìm cách so sánh thói ngạo mạn của Mỹ dưới thời Chính quyền Bush và thói ngạo mạn của Trung Quốc đương đại. Quả thực thói ngạo mạn của Mỹ là một sự lựa chọn chính trị, và từ khi Barack Obama lên nắm quyền, cường quốc hàng đầu thế giới tỏ ra dễ đối thoại hơn, từ đó khẳng định một sự thay đổi thái độ thực sự. Về Trung Quốc, thói ngạo mạn trái lại xuất phát từ một tiến trình được hình thành từ từ và được hỗ trợ bởi kỳ tích kinh tế và sự thăng tiến mạnh mẽ của nước này trong ba thập kỷ qua. Như vậy, đó là một tiến trình, đến nay vẫn chưa kết thúc, mà sự thay đổi êkíp lãnh đạo không làm giảm sút cũng không làm thay đổi trong ba thập kỷ đó.
    Thành công vang dội của Trung Quốc ở các vùng đang phát triển là lý do giải thích - nhưng không minh chứng được - thói ngạo mạn của nước này đối với các nước, thường là các nước phương Tây, ngăn cản bước tiến của mình. Người ta thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc liên tục phê phán các nhà lãnh đạo phương Tây muốn gặp Dalai Lama, tố cáo điều mà Trung Quốc cho là phương Tây sử dụng vấn đề dân tộc thiểu số và quyền tự do ngôn luận, chống lại sự phát triển của Google ở Trung Quốc (cũng như nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác vì lợi ích của doanh nghiệp địa phương), tỏ thái độ khó chịu trước ý kiến nói về vấn đề nhân quyền, hay trách cứ một số nguyên thủ nhà nước không tỏ ra thuần phục Bắc Kinh. Chuyến thăm Bắc Kinh năm 2010 của Stephen Harper là một ví dụ điển hình về phương pháp của Trung Quốc, khi vị Thủ tướng Canađa bị nhắc nhở vì tỏ ra không quan tâm đúng mức tới người đồng nhiệm Trung Quốc của mình. Cách đây chỉ vài năm, Bắc Kinh còn có thái độ hoàn toàn ngược lại, theo lời chỉ dẫn của Đặng Tiểu Bình về sự cần thiết phải tỏ ra khiêm nhường và kín đáo trên trường quốc tế. Ngày nay, Trung Quốc trút bỏ mặc cảm, tỏ ra ngạo mạn và đối đáp lại mọi lời phê phán với thái độ cứng rắn và cao ngạo. Thái độ ngạo mạn của Chính phủ Trung Quốc đã trở thành một thực tế ngày càng khó cưỡng lại được. Bởi lẽ Bắc Kinh từ nay sẽ không ngại gì mà không sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để dọa trả đũa những nước dám mạo hiểm không tuân theo những đòi hỏi của mình. Na Uy, nước chủ nhà của giải Nobel Hòa bình, với việc trao danh hiệu năm 2010 cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, đã từng bị các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhắc nhở - nhưng không có kết quả. Giờ đây, cách hành xử đó đã trở thành thói quen của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
    Ở cấp độ khu vực, thói ngạo mạn của Trung Quốc được nhân lên với ý muốn áp đặt mình như tác nhân chính, đến mức có nguy cơ làm tái hiện chế độ chư hầu như trong thời kỳ phong kiến, khi các vương quốc láng giềng phải thần phục Đế chế Trung Hoa. Tham vọng đó gây ra tâm lý lo sợ ở các nước Đông Bắc Á vì đây là vùng duy nhất trên thế giới không có một cơ cấu thể chế nào, về kinh tế cũng như thương mại, chính trị-chiến lược, thậm chí văn hóa. Đồng thời, các nước láng giềng của Trung Quốc không thể không biết thế đang lên của nước này, và ở Đài Bắc, Xơun hay Tôkyô, ngày càng xuất hiện nhiều ý định tăng cường quan hệ song phương và việc công nhận, kể cả ngấm ngầm, Bắc Kinh như cường quốc khu vực đang ngày càng được khẳng định. Cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế và những thảm họa gần đây của Nhật Bản đã giúp thúc đẩy nhanh tiến trình công nhận vai trò lớn của Trung Quốc trong khu vực, vốn được Bắc Kinh nhìn nhận như một sự thần phục. Từ đó, có thể đặt câu hỏi về hệ quả của sự xích lại gần nhau đó trong thời gian tới, hơn nữa bởi lẽ điều đó dường như khiến Bắc Kinh cảm thấy mình đã lựa chọn đúng và khiến Trung Quốc tỏ ra ngày càng ngạo mạn hơn.
    Tuy nhiên, sự ngạo mạn của các cường quốc phương Tây (với tư cách là thể chế nhà nước) thường được gắn với thói ngạo mạn có thể có của phương Tây đối với các nước khác trên thế giới. Trong trường hợp này, liệu cũng có thể cho rằng Trung Quốc giờ đây là ngạo mạn hay trái lại, đó có thể chỉ là cách phương Tây nhìn nhận sự đi lên của Trung Quốc, hay không? Ta nhận ra rằng đó vừa là cách xử sự của Trung Quốc trên trường quốc tế, vừa là thái độ khó chịu của phương Tây (cụ thể là các nhà đầu tư) khi thấy Trung Quốc không đáp ứng đòi hỏi của họ, vốn là đặc điểm của nước Trung Quốc đang lớn mạnh. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc chỉ có thể là tác nhân ngạo mạn đối lập với những kẻ ngạo mạn khác, từ đó làm nảy sinh những tình huống đối nghịch trong đó chắc chắn người Trung Quốc có một phần trách nhiệm nào đó, song không phải chỉ do họ. Cũng như vậy, từ khi thói ngạo mạn của Trung Quốc đối lập với thói ngạo mạn của các cường quốc phương Tây, chúng ta có thể đặt câu hỏi về hậu quả của một cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng và bá quyền trên quy mô lớn như vậy. Các cường quốc ngạo mạn đã nhiều lần đối mặt với nhau trong lịch sử (cụ thể là trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai), song bối cảnh ở đây lại khác, vì các cường quốc này không có cùng cội nguồn văn hóa. Đó chắc chắn chính là điều minh chứng cho nỗi lo sợ về sự lớn mạnh của Trung Quốc cũng như ý đồ bá quyền của Trung Quốc.
    Trung Quốc đúng là ngạo mạn, song còn người Trung Quốc thì sao? Các đế chế thực dân trước đây cũng ngạo mạn trong cách xử sự đối với các dân tộc khác, nhưng những kẻ thực dân lại không phải là biểu tượng của thói ngạo mạn đó. Trường hợp Mỹ rõ ràng hơn vì tuy Oasinhtơn tỏ ra ngạo mạn trong thời kỳ Chính quyền Bush, song người Mỹ không tỏ ra ngạo mạn hơn trong thời kỳ đó, trừ một nhóm nhỏ bảo thủ. Trong trường hợp Trung Quốc, ta thấy có sự kết hợp của cả hai xu thế này. Bắc Kinh tỏ ra ngày càng ngạo mạn, nhưng đồng thời, người Trung Quốc, vì tự tin hơn và - rốt cuộc - đã trút bỏ được mặc cảm kém thế sau thời kỳ tủi nhục trong thế kỷ 19, đôi khi hành xử như những kẻ thực dân của các đế chế thực dân trước đây. Như vậy, thói ngạo mạn không chỉ là việc thực thi chính sách đối ngoại, mà còn là một hiện tượng rõ ràng sâu rộng hơn và dựa vào cách mà người Trung Quốc nhìn nhận sự lớn mạnh của nước họ và cho mình là trung tâm của thế giới. Nếu Trung Quốc hiện nay không còn mặc cảm nữa thì điều đó có nghĩa là người Trung Quốc đã trút bỏ được mặc cảm và xu hướng này có thể sẽ còn gia tăng.
    Vấn đề còn lại là lấy gì làm đối trọng với thói ngạo mạn và làm sao các nhà nước áp đặt được ý kiến của mình mà không tỏ ra áp đặt, và tăng cường được ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế mà không bị nhìn nhận như đế quốc hay xâm lược. Nói cách khác, các cường quốc phải làm gì để không tạo cảm giác bị hấp dẫn bởi thói ngạo mạn một cách thái quá. Nhà chính trị học người Mỹ Joseph Nye đã nói về vấn đề này cách đây hai thập kỷ và đã đưa ra khái niệm "quyền lực mềm", mà ông định nghĩa là "khả năng làm thay đổi, nhờ sức hấp dẫn, những gì mà người khác muốn", đối lập với "quyền lực cứng" mà ông coi là "khả năng làm thay đổi những gì mà người khác làm". Được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ Chiến tranh Lạnh, khái niệm này không phải vì thế mà giảm bớt tính thời sự, thậm chí còn có ví dụ để minh chứng tính thời sự của nó là Trung Quốc. Một chi tiết thú vị là Bắc Kinh quả thực dựa vào sức mạnh của quyền lực mềm - được đưa lên tầm chiến lược chính trị chính thức từ năm 2007 - để bảo đảm cho sự lớn mạnh của mình, nhưng không phải vì thế mà đỡ ngạo mạn hơn, thậm chí còn sử dụng khả năng tạo ảnh hưởng của mình để thiết lập bá quyền và tăng cường khả năng tạo ảnh hưởng của mình. Như vậy, nếu theo cách nó được sử dụng và với phương tiện được đưa ra để sử dụng nó, quyền lực mềm có thể làm giảm hiệu ứng phản tác dụng về hình ảnh ngạo mạn mà không làm giảm tác động của nó. Cũng như vậy, nếu Bắc Kinh tìm cách làm đẹp hình ảnh của mình thì việc quyền lực mềm và thói ngạo mạn cùng tồn tại có thể gây ra vấn đề và nghịch lý về chính sách đối ngoại đôi khi như bị tâm thần phân liệt sẽ chịu ảnh hưởng của thực tế khi thực hiện. Lúc này, Trung Quốc được chấp nhận ở những nước mà sự có mặt của Trung Quốc ngày càng gia tăng, song có thể dễ dàng nhận ra những tình thế trong đó Đế chế Trung Hoa có thể bị coi là thực dân mới và ngạo mạn khi phải bảo vệ lợi ích hay áp đặt quan điểm của mình, như các cường quốc phương Tây vẫn thường phải chịu. Cũng như vậy, bản chất của chế độ Trung Quốc và do không có quyền tự do ngôn luận, như đã được khẳng định qua các vụ bắt bớ một số nhân vật ly khai trong phong trào được cho là "Cách mạng hoa Nhài", cho thấy rõ những nghịch lý của một nước muốn tô vẽ hình ảnh của mình nhưng lại tỏ ra không nhân nhượng về các vấn đề nhạy cảm. Vì lẽ đó, Bắc Kinh buộc phải kiểm soát thói ngạo mạn và dựa vào quyền lực mềm của mình nếu không muốn thấy hình ảnh của mình xấu đi cũng nhanh chóng như khi nó được tạo nên trong những năm gần đây.
    Vấn đề cuối cùng là cần có thái độ như thế nào trước thói ngạo mạn của Trung Quốc? Do sức mạnh của nước này được thể hiện dưới nhiều hình thức, chống lại trực diện có thể gây ra hậu quả xấu. Ngược lại, chấp nhận thói ngạo mạn của Trung Quốc một cách có hệ thống có thể sẽ buộc phải chơi trò của Bắc Kinh.
    hái độ mà các cường quốc phương Tây thường áp dụng, nghĩa là đáp trả thói ngạo mạn của Trung Quốc bằng một thói ngạo mạn khác, không những là không hay mà còn đáng lo ngại vì sẽ gây ra cú sốc giữa những kẻ ngạo mạn và làm nảy sinh tình hình căng thẳng có thể gia tăng. Chính cách nhìn nhận sức mạnh của Trung Quốc và những lời đáp trả sự lớn mạnh đó rất có thể sẽ gây ra tình hình xung đột còn hơn cả thái độ của một cường quốc như Trung Quốc. Do vậy, cần xem lại cách phản ứng trước thái độ ngạo mạn của Trung Quốc bằng cách phân biệt giữa một bên là phê phán cần thiết đối với các phương thức của Bắc Kinh và bên kia là tình cảm tự hào chính đáng của nhân dân Trung Quốc vốn không đáng bị phê phán, với điều kiện tình cảm đó không biến thành suy nghĩ hơn người. Như vậy, một mặt kẻ mạnh phải kiềm chế thói ngạo mạn, mặt khác, nhận thức của người khác về sức mạnh cũng mang tính quyết định và cũng phải được kiểm soát./.
    ______
    Tác giả: GS. Barthélémy Courmont, nhà nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế chiến lược (IRIS-Pháp), giáo sư Khoa khoa học chính trị thuộc Trường đại học Hallym (Hàn Quốc), Tổng biên tập tạp chí "Monde chinois, nouvelle Asie",
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Học giả Hồng Kông chỉ trích đường chữ U và lập trường Biển Đông của Trung Quốc

    Thứ năm, 21 Tháng 7 2011 16:52 dinh tuan anh


    Tạp chí "Khai Phóng" số tháng 7/2011 của Hồng Kông đăng bài của nhà bình luận chính trị Trần Phá Không cho rằng gần đây vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông thể hiện rõ xu hướng xấu đi. Theo tác giả, trên thực tế, trong vấn đề Biển Đông, bản thân Trung Quốc không có lập trường rõ ràng, tiền hậu bất nhất, gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín quốc tế của Trung Quốc.

    [​IMG]

    Thời Đặng Tiểu Bình, lập trường của Trung Quốc về Biển Đông là “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Khi làm Thủ tướng, tới thăm Đông Nam Á, Chu Dung Cơ cũng đưa ra lập trường tương tự. Năm 2002, Trung Quốc và các nước ASEAN ký “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cam kết “giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán hữu nghị bằng phương thức hòa bình”.
    Tuy nhiên, lập trường của Trung Quốc không ngừng thay đổi. Mấy năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu từ chối đàm phán đa phương, chuyển sang theo đuổi đàm phán song phương. Các nước bỗng chốc trở nên cảnh giác với Trung Quốc. Tháng 3/2010, Trung Quốc đột nhiên cao giọng tuyên bố chủ quyền Biển Đông lên quan tới “lợi ích cốt lõi” của mình. Dư luận các nước bùng lên. Sở dĩ Trung Quốc lớn tiếng là vì nước này tự kiêu với việc quốc lực được tăng cường, quân lực được mở rộng, muốn cho thế giới thấy “cơ bắp” của mình.
    Ngay sau đó, trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tổ chức vào tháng 7/2010, các nước ASEAN đã rầm rầm chất vấn, phê bình và chỉ trích chính sách Biển Đông của Trung Quốc. Các nước dự hội nghị như Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đều ủng hộ lập trường của ASEAN, Trung Quốc rơi vào tình trạng bị cô lập chưa từng có, tự ví là “đã bị vây đánh”. Xem ra nỗ lực 10 năm ngoại giao châu Á của Trung Quốc đã bị hủy trong một ngày. Trung Quốc lập tức thay đổi giọng điệu, vứt bỏ cách nói “lợi ích cốt lõi” (liên quan tới chủ quyền Biển Đông), trở lại với cách biểu đạt lập trường mơ hồ.
    Tạm thời chưa nói tới sự đúng sai của các bên trong tranh chấp Biển Đông, câu hỏi đặt ra là liệu việc Trung Quốc vẽ đường phạm vi chủ quyền Biển Đông (đường chữ U) tới “cửa nhà” của các nước như Việt Nam, Philíppin, Malaixia và Brunây có hợp tới tình hình khách quan hay không? Đối chiếu với các quy định bằng văn bản rõ ràng liên quan tới việc “các nước có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý” trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển mà Trung Quốc ký từ năm 1982, Trung Quốc càng khó có thể bào chữa cho kiểu hoạch định này của mình. Trên thực tế, từ việc tự vạch (đường chữ U) cho tới cách nói về “lợi ích cốt lõi” đều là chuyện “mua dây buộc mình” của Trung Quốc.
    Chẳng trách tại hội thảo Vấn đề An ninh ở Biển Đông tổ chức ở Oasinhtơn gần đây, trong khi học giả Việt Nam giành được sự đồng tình của những người dự hội nghị vì đã làm sáng tỏ lập trường chủ quyền của Việt Nam một cách lôgíc và hùng biện trên cơ sở lập luận chứng cứ đầy đủ, học giả Trung Quốc khiến những người dự hội nghị cảm thấy “quá khiên cưỡng”, gây ấn tượng “không trung thực” bởi phát biểu vá víu, mơ hồ. Đuối lý, học giả Trung Quốc sau đó chỉ còn cách đánh bài đổ thừa cho là “chuẩn bị chưa đầy đủ”.


    Theo Khai Phóng (Hồng Công
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đằng sau việc Trung Quốc đồng ý ký vào bản hướng dẫn thực thi DOC với ASEAN

    Thứ năm, 21 Tháng 7 2011 17:06 dinh tuan anh


    Giới quan chức ngoại giao của các nước thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc vừa đạt được sự thống nhất về văn bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại cuộc họp đang diễn ra ở Bali (In-đô-nê-xi-a). DOC được ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, nhưng đến tận bây giờ hai bên mới thỏa thuận được về văn bản hướng dẫn thực thi DOC.


    [​IMG]

    Điều này cho thấy khả năng ASEAN và Trung Quốc đạt được Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý còn rất xa vời. Tuy nhiên, quan chức các nước vẫn lên tiếng ca ngợi bản hướng dẫn vừa đạt được là “bước tiến quan trọng” trong tiến trình hướng tới COC.
    Trả lời báo giới sau cuộc họp, đại diện đoàn Việt Nam - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh - nói: “Đây là bước khởi đầu quan trọng và tích cực cho tất cả chúng ta trong nỗ lực chung để tiếp tục đối thoại và hợp tác, nhằm thúc đẩy hơn nữa sự ổn định và tin tưởng lẫn nhau trong khu vực”. Đại diện đoàn Trung Quốc, ông Lâm Chấn Minh, khẳng định: "Đây là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác Trung Quốc-ASEAN. Tương lai của chúng ta thật rạng rỡ và chúng tôi hy vọng quan hệ hợp tác này sẽ tiếp tục trong tương lai”.
    Trong khi đó, một số quan chức ngoại giao tham gia cuộc họp cho hay văn bản hướng dẫn này, trong quá trình thảo luận, đã bị sửa đổi khá nhiều và nội dung mang tính chung chung chứ không có gì cụ thể. Hãng thông tấn AFP dẫn lời một số quan chức cho rằng vẫn còn tồn tại những khác biệt về định nghĩa khu vực nào tại Biển Đông vẫn được coi là đang bị tranh chấp, vì các nước như Trung Quốc hay Philíppin không có cử chỉ gì gọi là nhượng bộ trong tuyên bố chủ quyền của mình. Họ than phiền rằng không có khung sườn nào để trực tiếp giải quyết tranh chấp ở khu vực này, vốn được cho là có nhiều dầu lửa và khí đốt.
    Ngoại trưởng Philíppin Albert del Rosario cho biết đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông nhiều đến mức nếu đáp ứng đòi hỏi của họ, việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc trở thành vô ích. Ông Rosario nói: “Về cơ bản, họ tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông. Vì vậy, nếu chúng ta (ASEAN) ký bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc, điều đó chẳng có nghĩa lý gì”.
    Ông Rosario cho biết ông muốn ASEAN có lập trường cứng rắn hơn, bằng cách công bố những nguyên tắc hướng dẫn, đề ra những tiêu chuẩn rõ ràng nhằm giải quyết các vụ tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế. Ông cho biết Philíppin chắc chắn sẽ hành động, đưa vụ này ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển, ngay cả trong trường hợp Trung Quốc không muốn tham gia. Ông Rosario nói tiếp: “Chúng tôi sẽ ra trước tòa án nếu Trung Quốc muốn đi cùng chúng tôi. Tuy nhiên, nếu họ không muốn, chúng tôi sẽ tìm một phiên tòa trọng tài, dựa theo tòa án này để có được một sự phân xử vĩnh viễn hoặc là một sự phân xử tạm thời".
    Đúng vào ngày Trung Quốc-ASEAN đạt được đồng thuận về văn bản hướng dẫn thực thi DOC sau gần 10 năm đàm phán, Bắc Kinh đã lên tiếng nhắc lại lập trường là không chấp nhận cho Mỹ can thiệp vào hồ sơ này. "Nhân dân nhật báo" - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - ngày 20/7 cho rằng Mỹ nên đứng ngoài những căng thẳng do tranh chấp ở Biển Đông gây ra. Theo tờ báo, “bóng ma của mối đe dọa tiềm ẩn đối với Biển Đông là hình ảnh một cường quốc lớn khác, đó là Mỹ”. Bắc Kinh khẳng định lại quan điểm không ủng hộ việc giải quyết đa phương những tranh chấp song phương và phản đối sự can thiệp của các cường quốc ngoài khu vực vào vấn đề này, “vì Trung Quốc và các nước láng giềng có đủ khả năng, kinh nghiệm và hiểu biết để tự giải quyết”.
    Câu hỏi được đặt ra là phải chăng muốn ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ, thuyết phục các nước Đông Nam Á coi đây là công việc nội bộ trong khu vực mà Trung Quốc đã chấp nhận ký văn bản hướng dẫn thực thi DOC?
    Theo giới quan sát, một khi đã cho rằng Biển Đông liên quan đến lợi ích quốc gia thì Mỹ khó có thể đứng ngoài cuộc và sẽ tìm cách can dự, dù bằng cách này hay cách khác, ở các cấp độ khác nhau, tùy theo từng đối tác trong khu vực. Trước mắt, việc đạt được thỏa thuận về bản hướng dẫn thực thi DOC, cho dù chỉ ở mức tối thiểu, cũng là một bước tiến và như nhận định của một nhà ngoại giao ASEAN được Kyodo trích dẫn, chính sự năng động của Mỹ đã buộc Trung Quốc phải đối thoại với ASEAN về vấn đề Biển Đông.

    Lê Quang (tổng hợp)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này