Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6023 người đang online, trong đó có 694 thành viên. 17:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98433 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ nên giúp VN sở hữu vũ khí hạt nhân có như vậy mới tạo đối trọng cân bằng tại đông á :


    Xung quanh việc Trung Quốc xác nhận phát triển tên lửa “sát thủ tàu sân bay”

    Thứ hai, 18 Tháng 7 2011 15:03 dinh tuan anh


    Theo bài Carrier Killer’ Missile May Give China Powerful Edge trên báo “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” cuối tuần qua, trong chuyến thăm Bắc Kinh của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mike Mullen, có một xác nhận rất đáng chú ý từ Tướng Trần Bính Đức, đó là việc PLA đang phát triển tên lửa tấn công tàu sân bay.

    [​IMG]

    Đây là lần đầu tiên, quan chức quân đội Trung Quốc xác nhận đang nghiên cứu, phát triển tên lửa Đông Phong DF 21-D, loại tên lửa chống hạm được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”. Tướng Trần Bính Đức cho biết DF 21-D đang trong quá trình thử nghiệm và sau khi phát triển thành công sẽ được sử dụng như một vũ khí phòng ngự chứ không phải là vũ khí tấn công.
    Thông tin này được Tướng Trần Bính Đức đưa ra trong cuộc trao đổi riêng với ông Mullen nhân chuyến thăm vừa qua. Ngoài việc “trấn an” về tính chất phòng ngự, quan chức hàng đầu của quân đội Trung Quốc cũng nói rằng do đây là một loại vũ khí công nghệ cao nên PLA gặp nhiều khó khăn từ nguồn ngân sách, công nghệ cho đến nhân sự và vì thế không dễ phát triển DF 21-D.
    Không có thông tin cụ thể về thời điểm DF 21-D được hoàn thành nhưng từ lâu, Mỹ và các đồng minh trong khu vực đã dõi theo chặt chẽ động thái này với lo ngại một loại tên lửa thủ “sát thủ tàu sân bay” như vậy có thể gây phiền phức cho những tiếp cận của Mỹ với các vùng biển ở Đông Á.
    DF 21-D được phát triển bởi Quân đoàn pháo binh số 2 của PLA (lực lượng tên lửa chiến lược). Là một cải tiến của tên lửa DF tầm trung, nó có thể bắn từ một bệ phóng di động, mang một đầu đạn công nghệ hiện đại, nhắm vào các mục tiêu như tàu sân bay. Bắc Kinh hiểu rõ một vũ khí như vậy sẽ có hiệu quả ngăn chặn rõ rệt, buộc Mỹ phải xem xét lại cách triển khai các tàu sân bay của mình, đặc biệt là ở Hạm đội 7 đóng tại Nhật Bản.
    Một tùy viên quân sự châu Á nhận xét: “Việc Tướng Trần Bính Đức xác nhận loại tên lửa này là rất quan trọng… Nhiều người trong chúng tôi từng nghi ngờ đây có phải là một kế hoạch thực sự hay chỉ là kiểu bí ẩn gây lo ngại. Nhưng giờ thì nó đã được khẳng định”.
    Nếu Trung Quốc phát triển thành công DF 21-D, họ sẽ có một thứ vũ khí không quốc gia nào có được. Và đây cũng sẽ là một trong những vũ khí gây nhiều tranh cãi nhất của PLA với công nghệ mà Mỹ cũng như Liên Xô trước đây từng cam kết sẽ không theo đuổi. Lo ngại về chi phí và nguy cơ tạo ra, ở cuối giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Oasinhtơn và Mátxcơva từng nhất trí cấm phát triển loại tên lửa như vậy.
    Các nhà chiến lược cho rằng nếu Trung Quốc can dự vào một cuộc xung đột và bắn một tên lửa đạn đạo như vậy để tấn công một con tàu, họ sẽ có nguy cơ gây hiểu nhầm nghiêm trọng bởi đối phương cho rằng đang bị tấn công hạt nhân và vì thế sẽ trả đũa tương ứng.
    Theo Gary Li, nhà phân tích về PLA thuộc hãng "Exclusive Analysis" (Luân Đôn), dường như Tướng Trần Bính Đức đã quyết định tung thông tin về việc phát triển DF 21-D trong một bối cảnh đặc biệt. Ông nói: “Với việc Tướng Trần Bính Đức thể hiện những quan ngại, thất vọng về vấn đề biển Đông trong chuyến thăm của ông Mullen, ông ta đề cập đến DF 21-D như là một lời cảnh báo 'thân thiện'. Đây là xác nhận đầu tiên của giới chức Trung Quốc về vũ khí này và ý nghĩa của điều đó rất quan trọng. Song Tướng Trần Bính Đức cũng thừa nhận còn nhiều việc cần làm trước khi DF 21-D được hoàn thiện”.
    Theo nhà phân tích này, một tên lửa như DF 21-D cần cả một mạng lưới cảm biến và vệ tinh hiện đại, đồng nghĩa phải mất nhiều năm nữa dự án mới thành hiện thực. Riêng hệ thống định vị vệ tinh “Bắc Đẩu” của Trung Quốc cũng cần 9 năm nữa mới hoàn tất.

    Tiến sĩ Andrew Erickson, một học giả tại trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ, lưu ý đến sự thận trọng của Tướng Trần Bính Đức, cho rằng điều này nhằm giảm thiểu tình trạng các quân đội nước ngoài phát triển những biện pháp “phản công” cũng như để PLA có thêm những thử nghiệm trước khi hoàn toàn tự tin vào DF 21-D. Chuyên gia này cho rằng dù đang ở giai đoạn phát triển, song DF 21-D có thể là “rắc rối” tiềm tàng cho quan hệ Trung-Mỹ. Ông nói: “Từ khía cạnh Trung Quốc, đây dường như là vũ khí phòng ngự. Nhưng từ khía cạnh Mỹ và các nước khác trong khu vực, nó lại là vũ khí đầy nguy hiểm. Ngay cả khi Trung-Mỹ đang tiến tới tìm kiếm nhiều cơ hội hơn để nâng cao hợp tác an ninh cùng có lợi trong tương lai, tình trạng này vẫn là một thách thức dai dẳng cho các quan hệ chiến lược song phương”.

    Theo SCMP
  2. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Nói đại đi bác: Đó là lỗi của Bộ Giáo Dục của VN!!!
  3. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Các cụ còn phải buồn nhiều
    Chẳng còn cái thể thống cống rãnh gì cả
    Nó đem người ta vào trong chỗ kín đánh thì đã sao
    Ai đời đầy tớ lại đánh chủ ngay giữa ba quân thiên hạn như thế?
    Mà kể ra chủ mà đếch đuổi được đầy tớ thì cũng đau cụ nhỉ?
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo Trung Quốc: Không thể xem nhẹ Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông

    Thứ hai, 18 Tháng 7 2011 09:23 dinh tuan anh


    Mạng "Thời báo Hoàn cầu" ngày đăng bài viết của học giả Bàng Trung Bằng thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc phân tích tình hình Biển Đông thời gian vừa qua, trong đó khẳng định không thể xem nhẹ nhân tố Nhật Bản trong vấn đề này.

    [​IMG]
    Theo tác giả Bàng Trung Bằng, cục diện Biển Đông từ tháng 7 năm ngoái đến nay trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết do nguyên nhân Mỹ “nhúng tay” can thiệp mạnh mẽ. Nhiều năm đứng ngoài cuộc để quan sát, Nhật Bản đã quyết định nắm lấy thời cơ để “dây máu ăn phần”. Tháng 6 vừa qua, khi tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng, Nhật Bản có nhiều động thái ngoại giao rất đáng chú ý trực tiếp với các bên tranh chấp liên quan.
    Thứ nhất, Nhật Bản và Việt Nam xích lại gần nhau hơn, và đặt kế hoạch hợp tác chặt chẽ trong vấn đề Biển Đông.
    Thứ hai, Tôkiô chủ động tăng cường quan hệ với In-đô-nê-xi-a, một quốc gia quan trọng trong vấn đề Biển Đông. Chính phủ Nhật Bản ngày 15/6 quyết định tổ chức mỗi năm một lần đối thoại cấp ngoại trưởng với In-đô-nê-xi-a trên các lĩnh vực ngoại giao, an ninh và kinh tế, đồng thời định kỳ tổ chức đối thoại chiến lược cấp ngoại trưởng, hội đàm và hiệp thương cấp bộ trưởng quốc phòng…trong đó, tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác sẽ trở thành chủ đề hội đàm, trao đổi giữa hai bên.
    Thứ ba, Nhật Bản tăng cường và củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ. Tại phiên họp giữa các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao Nhật Bản và Mỹ ngày 21/6 vừa qua, hai nước đã công bố mục tiêu chiến lược chung bao gồm cả nội dung “hối thúc Trung Quốc tuân thủ các quy tắc ứng xử quốc tế”. Mỹ và Nhật Bản nhấn mạnh cần tuân thủ các quy tắc ứng xử quốc tế, đồng thời yêu cầu Trung Quốc ngừng các hành vi gây trở ngại tàu thuyền các nước. Vấn đề Biển Đông nên được giải quyết ổn thỏa bằng phương thức hòa bình thông qua đàm phán song phương giữa Trung Quốc với các bên tranh chấp liên quan, song sự can thiệp của các nhân tố bên ngoài, bao gồm cả Mỹ và Nhật Bản, hiện đang khiến tình hình càng trở nên căng thẳng và phức tạp hơn. Điều này đương nhiên sẽ mang lại lợi ích cho cả Mỹ và Nhật Bản.
    Học giả Bàng Trung Bằng cho rằng Biển Đông sở dĩ rất quan trọng đối với Nhật Bản bởi hai lý do: Thứ nhất, các nước xung quanh khu vực này là trọng điểm để Nhật Bản mở rộng buôn bán; Thứ hai, tuyến đường hàng hải quốc tế chạy qua Biển Đông rất quan trọng đối với Tôkiô.
    Một số quốc gia tại khu vực Đông Nam Á như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Philíppin, Xinh-ga-po, Bru-nây và Thái Lan đều duy trì quan hệ thương mại truyền thống với Nhật Bản. Có thể nói, các quốc gia xung quanh khu vực Biển Đông không những đóng vai trò chiến lược rất quan trọng, không thể thiếu đối với quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản mà còn là khu vực trọng điểm về ngoại giao của Tôkiô. Bên cạnh đó, phía Nam của Biển Đông chính là “yết hầu” vô cùng quan trọng của hàng hải quốc tế. Các tàu thuyền buộc phải đi qua Eo biển Malắcca khi muốn vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông và hàng hóa đến các nước Đông Nam Á, châu Âu, châu Phi và Tây Á. Có thể nói, Eo biển Malắcca chính là “động mạch năng lượng và thương mại” của Nhật Bản.
    Về ý đồ của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông, tác giả Bàng Trung Bằng khẳng định, những việc làm cũng như hành động của Nhật Bản thời gian qua chủ yếu nhằm vào hai mục đích. Thứ nhất, bảo vệ lợi ích truyền thống, thể hiện sự tồn tại và duy trì ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á. Cùng với sự suy thoái về kinh tế, ảnh hưởng của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á những năm gần đây suy giảm và có cảm giác đang rơi vào tình trạng “lực bất tòng tâm”. Trong khi đó, các nước ASEAN vẫn như trước đây, giữ vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế đối với Nhật Bản trong công cuộc phục hưng kinh tế. Hơn nữa, các quốc gia tại khu vực này cũng chính là đối tượng cần vận động để ủng hộ Tôkiô giành chiếc ghế Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thứ hai, Nhật Bản muốn thông qua việc can thiệp vào vấn đề Biển Đông để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Nhật Bản không muốn “khoanh tay đứng nhìn” Bắc Kinh phát triển vượt qua cả mình nên toan tính tạo ra những rắc rối cũng như phiền hà ở môi trường xung quanh nhằm kiềm chế Trung Quốc, trong đó vấn đề Biển Đông chính là “quân cờ chiến lược”.

    Theo Thời báo hoàn cầu 14/7 (Trung Quốc)
  5. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Lần này cụ lại lảng rùi
    Giáo dục Việt Nam khi em học cho dù trong sách giao khoa nhưng thầy cô giáo dạy địa lý và lịch sử cũng có nói về Hoàng Sa và Trường Sa
    Sách giáo khoa in thế nào phải có sự kiểm duyệt và đồng ý của ....
    Do đó không thể đổ lỗi cho ngành giáo dục được
  6. kinoko

    kinoko Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Con dại thì cái mang. Cái cưng thằng con đầu gấu của cái, cái không dám đánh đòn nó thì cái tự xử đi.[r23)]
  7. luatsuchungkhoan

    luatsuchungkhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Anh em F319 nhớ cái mặt thằng này, nếu gặp nó ở đường thì nhổ nước bọt, biểu thị sự khinh bỉ nhân cách của nó nhé.
  8. dragon6868

    dragon6868 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    0
    cái đạp vào mặt những người yêu nước

    sắp tới có thể dùng súng để nói chuyện với người biểu tình, dùng xe tăng thay thế xe buýt
  9. dragon6868

    dragon6868 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    0
    NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC TIẾP TỤC LÊN TIẾNG VỀ VỤ ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH



    [​IMG]

    Nhiều người đã lên tiếng về việc ******* đánh người biểu tình yêu nước ở Hà nội ngày 17-7 vừa qua; riêng tôi, tôi cũng không thể không có tiếng nói của mình. Ảnh và clip được phổ biến trên mạng là bằng chứng không thể chối cãi, và bất cứ ai đã xem không thể không muốn thét lên vì phẫn nộ.



    Đến nay đã có thể xác định danh tính, chức vụ, địa chỉ làm việc của cả hai kẻ đã hành hung dã man đồng bào yêu nước của mình ấy, một thượng tá, một đại úy ******* quận Hoàn Kiếm. Viên thượng tá mặc áo trắng đứng trên xe đưa tay hằm hằm chỉ huy. Viên đại úy mặc áo vàng, hoàn toàn như một tên lưu manh, thẳng chân đạp vào mặt vào mồm người thanh niên đã bị cả một lũ xúm vào khiêng, kéo như đối với một con vật. Ở bất cứ đâu, trong bất cứ chế độ nào, không thể có cách gọi nào khác đối với hai kẻ ấy: hai tên ác ôn! Ác ôn đánh đập đồng bào mình thì phải bị trừng trị. Là *******, ăn lương của dân, là đầy tớ của dân, ngang nhiên đánh dân tàn bạo, càng phải bị trừng trị. Đánh dân yêu nước, chỉ có mỗi một tội là biểu lộ lòng yêu nước, chống ngoại xâm, nhất thiết phải bị nghiêm trị. Nghiêm trị công khai. Đây không còn là chất vấn, mà là đòi hỏi bức thiết của mọi người đối với những người có trách nhiệm: Bộ trưởng Bộ ******* và lãnh đạo Bộ này nói chung, Bí thư, Chủ tịch Hà Nội, Giám đốc và lãnh đạo Công an Hà Nội, ******* Hoàn Kiếm.

    Nếu sự việc này không được giải quyết một cách nghiêm minh, rõ ràng, thì đừng đòi hỏi ai còn có lòng tin!
    Nguyên Ngọc
  10. dragon6868

    dragon6868 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Thưa quý vị và các bạn,


    Tôi viết những dòng này gửi quý vị và các bạn trong sự phẫn uất nghẹn ngào khi xem đoạn băng hình ghi cận cảnh người của lực lượng an ninh Thủ đô lạnh lùng và tàn nhẫn đạp vào mặt người tham gia biẻu tình ôn hoà, ngày 17 tháng 7 vừa qua, phản đối các hành động bá quyền ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc trên Biển Đông. Nó còn tệ hại hơn hình ảnh nhân viên an ninh t/p Hô Chí Minh quắp người thanh niên mang ra khỏi đoàn biểu tình hồi đầu tháng.


    Xin quý vị và các bạn cùng lên tiếng cực lực phản đối và lên án hành động hết sức nguy hiểm này!


    Nó hết sức nguy hiểm ở chỗ, đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi ************** về mặt chính trị: nó công khai ********* những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù địch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực ************** Trung Quốc.


    Nó hết sức nguy hiểm là bởi vì, nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn thì lực lượng an ninh vẫn tự khẳng định là "vì dân, của dân" sẽ trở thành lực lượng ********* nhân dân một cách thô bạo. Sự ********* này khêu ngòi và kích động các hành động bạo lực, có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội vào đúng lúc, hơn bao giờ hêt, chúng ta cần sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để bảo vệ và phát triển đât nước trong tình hình nóng bỏng hiện nay.


    Nó hết sức nguy hiểm còn bởi vì, qua hình ảnh này, toàn thế giới đang nhìn ta nghi ngại: liệu có nên làm bạn với một chính quyền có lực lượng an ninh đối xứ tệ hại như vậy với nhân dân mình?


    Không! Chúng ta không thể im lặng! Xin quý vị và các bạn hãy cùng lên tiếng! Chúng ta kiên quyết đòi nhà cầm quyền, trước hết là lực lượng an ninh ở Hà Nội, phải chiụ trách nhiệm trước nhân dân về hành động sai trái này!


    Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2011
    CHU HẢO

    http://xuandienhannom.blogspot.com/...-max=2011-08-01T00:00:00+07:00&max-results=50
  11. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Em sợ bác ạ. Thôi thì ở hèn gặp lành.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này