Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2942 người đang online, trong đó có 26 thành viên. 04:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98190 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua em cũng nghe đài tiếng nói VN lên tiếng về vụ này. Bọn TQ nó thuê đất làm nhà kho chứa khoai ( hay chứa cái gì nữa thì chưa biết) dọc theo quốc lộ 1A.
    KHi trồng trọt nó thuê dân mình trực tiếp chăm sóc với giá 80 đến 120k/ ngày/ người.
    KHi thu hoạch nó
    thuê người mình phân loại khoai, đóng hộp… với giá từ 10k/h làm ban ngày và 15k/h ban đêm.
    Phụ trách kỹ thuật nó trả 7 triệu /tháng.
    Khi có thành phẩm, nó đóng hộp với vỏ nhãn TQ luôn, ngay tại đất VN.:-":-":-"

    Đằng sau việc trồng khoai là nó dùng thuốc bảo vệ thực vật ko nhãn mác, hoặc bị xoá nhãn mác, việc này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất và nước ở vùng này.

    Vấn đề lớn nữa là cả lũ mắt híp béo ị ấy không hề đăng ký kinh doanh, không hề kê khai thuế....tóm lại là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, nhưng chả thấy cơ quan chức năng nào sờ đến gáy chúng nó.
    Bố khỉ. Miếng thịt nó bịt cái mồm. [r37)][r37)][r37)] Chỉ thấy người Việt đè người Việt, ngành thuế bắt nạt doanh nghiệp mình, dân mình là giỏi![r37)][r37)][r37)]
  2. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Phát ngôn&Hành động: Minh bạch chủ quyền và con tim lập lờ






    Con tim minh bạch và tim đen lập lờ... chỉ là những câu chuyện xoay quanh con tim. Rất bé nhỏ, nhưng nó, hoặc có quyền quyết định tới sinh tử một dân tộc, hoặc xô đẩy đời người vấp ngã. Đó cũng là những lát cắt hỉ nộ ái ố mà Phát ngôn và hành động tuần này- mong được sự chia sẻ, đồng cảm của quý bạn đọc
    Con tim minh bạch..
    Chủ quyền Biển Đông, sự dấn thân vì Tổ quốc của những người lính, của những người dân Việt Nam là thông điệp, là sự tri ân sâu sắc của cả xã hội chúng ta trong những ngày tháng 7 nóng bỏng này.
    Đó là sự dấn thân của những con tim yêu nước và minh bạch.
    Sự dấn thân đó được kế tục và kế thừa từ các bậc tiền nhân can đảm và kiêu hãnh trước kẻ xâm lược. Sứ thần Giang Văn Minh của Đại Việt đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh, năm 1638), từng cất lên khẩu khí: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"(Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ).
    Khẩu khí đó nhắc nhở vua Minh Tư Tông (Hoàng đế Sùng Trinh) rằng, người Việt đã 3 lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng, khi vua Minh ngạo mạn: "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục"(Cột đồng đến nay rêu đã xanh). Hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ, tức Đại Việt - bị diệt vong).
    Sứ thần Giang Văn Minh đã bị vua Minh hành hình dã man. Nhưng chí khí nước Việt và sự minh bạch của một con tim yêu nước còn thấm đẫm đến hậu sinh.
    Minh bạch, và dấn thân như "sói biển" Mai Phụng Lưu, thuyền trưởng Lê Văn Chiến, thuyền trưởng Nguyễn Thừa... cùng hàng nghìn ngư dân, kiên cường tấc biển, tấc vàng. Như "Những ngôi mộ gió ở Bình Châu" (Thanh Niên, 21/7/2011), của những ngư dân đi Hoàng Sa và mãi không về.
    [​IMG]Chị Bùi Thị Thủy ở Bình Châu, có chồng là ngư dân bị mất tích ở vùng biển Hoàng Sa - Ảnh: Lê Hưng/Thanh niênBỗng nhớ tới bức ảnh đã khiến người viết bài phải cay mắt. Bức ảnh chụp một ngôi mộ của một liệt sĩ, với dòng chú thích: "Nhớ nhà". Trên khắp dải chữ S này, có bao nhiêu ngôi mộ "nhớ nhà" như thế?
    Minh bạch và dấn thân như những cán bộ, chiến sĩ những nhà giàn DK1- những cột mốc chủ quyền Tổ quốc trên Biển Đông. 13 cán bộ, chiến sĩ trong số họ đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.
    Như những chiến sĩ công binh Việt Nam, đã hy sinh trên bãi đá Gạc Ma, như những người lính đã quyết tử để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
    Nhân dân xin mãi biết ơn họ, những người lính Việt quả cảm đã nằm lại dưới biển xanh, để đất nước mãi trường tồn. Nhân dân cũng xin tri ân những đồng bào của mình, những ngư dân ở Hoàng Sa- Trường Sa. Họ mưu sinh, nhưng cũng là sự dấn thân để bảo vệ chủ quyền biển đảo.
    Ai đó đã nói rất ý nghĩa rằng, Biển Đông đã là một nghĩa trang đặc biệt. Nơi ấy, những người lính Việt, những ngư dân Việt đã trở về Đất Mẹ.
    Và minh bạch, như con tim những nhạc sĩ trẻ Trần Lê Quỳnh, Tuấn Khanh, với khúc quân hành: "Tổ quốc gọi ta. Hoàng Sa- Trường Sa. Sẽ đến lúc chúng ta giành lại. Nổi sóng Biển Đông. Con cháu Tiên Rồng. Nàỳ người anh em nắm tay cùng tôi" (Này người anh em). Cùng nhiều ca khúc khác của các nhạc sĩ chuyên nghiệp, nghiệp dư, đập một nhịp cùng những con tim yêu nước trong những ngày tháng 7 sục sôi huyết quản.
    [​IMG]Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma 14-3-1988 (đang được treo trang trọng tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân)Lịch sử dân tộc là lịch sử những cuộc chiến chống xâm lược phương tây, phương bắc. Giống nhau về mục đích bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc, nhưng lại khác nhau bởi hoàn cảnh, và đặc điểm thời đại.
    Nhưng trong họa lớn vẫn có phúc lớn.
    Đó là Việt Nam có chính nghĩa, có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Và quan trọng nhất- lòng dân Việt Nam luôn là bức tường vững chãi bảo vệ chủ quyền đất nước.
    Và minh bạch chủ quyền
    Ngày 20/7/2011, trên báo Đại Đoàn Kết đăng bài "Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam". Đây chính là Công hàm do Thủ tướng Phạm Văn Đồng (lúc đó), ký ngày 14/9/1958.
    Đây cũng chính là văn bản lâu nay Trung Quốc lấp lửng, biện minh cho cái gọi là Việt Nam công nhận chủ quyền của họ với 2 quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa. Phải nói, chính sự tung hỏa mù đó, đã khiến cho lòng người dân Việt Nam không ít phân vân, do không hiểu rõ nguồn cơn.
    [​IMG]Công hàm năm 1958 do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng kýNhưng thế giới phẳng, buộc mọi quốc gia, phải minh bạch chủ quyền của mình giữa thanh thiên bạch nhật, trên cơ sở pháp lý quốc gia và quốc tế. Khi có sự minh bạch, thì lòng dân sẽ tĩnh trí, biết cách ứng phó hơn. Và cũng phải thấy được cái hoàn cảnh lịch sử quá đặc biệt chằng chéo nhau của sự ra đời Công hàm 1958.
    Điểm 'mạnh" mà lâu nay Trung Quốc thường đem ra hù dọa Việt Nam và cộng đồng quốc tế, nếu soi kỹ lại chính là điểm "yếu" nhất và thiếu cơ sở pháp lý nhất của họ.
    Đó là "Công hàm 1958 không hề đề cập đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi theo Hiệp định Genève 1954, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại 2 quần đảo này theo luật pháp quốc tế".
    ...Và cũng bởi "Hơn ai hết, chính Thủ tướng VNDCCH thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội..."
    Rõ ràng, Công hàm 1958 cho thấy, VNDCCH không thể công nhận, hoặc "cho" Trung Quốc cái mà VNDCCH chưa có quyền hạn quản lý. Mọi vấn đề về chủ quyền đất đai, biển đảo, phải được đưa ra bàn thảo và quyết định trước Quốc hội và quốc dân đồng bào
    Tại cuộc họp báo mới đây, trước phiên họp đầu tiên của Kỳ họp QH khóa XIII, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH cho biết, tại kỳ họp này, QH sẽ nghe báo cáo về tình hình Biển Đông: Làm thế nào để đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo hoà bình để đất nước phát triển?
    Con tim minh bạch gặp sự minh bạch?
    Sự dấn thân sẽ gặp sự dấn thân?
    "Mùa kiện"
    Trong văn chương, người ta biết tới tác phẩm Mùa lạc, rồi Mùa lá rụng trong vườn... Mới đây, trong phim ảnh, trong âm nhạc, người ta biết thêm "Mùa kiện".
    "Mùa kiện" là tác phẩm chung của giới văn nghệ sĩ, chỉ xảy ra 2 năm/ lần khi có chuyện xét tặng Giải thưởng Nhà nước. Năm nay, "Mùa kiện" có 2 chương:
    Chương I, xoay quanh câu chuyện kiện tụng của 2 nhà biên kịch họ Phan- Phan Thanh Tú, Phan Huyền Thư- với đạo diễn Nguyễn Thước khi ông đề xuất xét Giải thưởng Nhà nước cho ông ở góc độ đạo diễn với chùm 3 tác phẩm phim tài liệu, mà 2 nhà biên kịch họ Phan là tác giả kịch bản.
    Chương II: Xoay quanh câu chuyện của 5 nhạc sĩ Đoàn Bổng, Đinh Quang Hợp, Ngọc Khuê, Thế Song, Lê Việt Hòa phản đối danh sách 28 nhạc sĩ được đề cử Giải thưởng Nhà nước năm nay. Theo các ông, có 11 người không xứng đáng như Đỗ Hồng Quân, Đức Trịnh, Lê Lan, Lê Tình, Vĩnh Lại, Nguyễn Chính, Cát Vận, Thập Nhất, Vũ Thành, Thanh Anh, Doãn Tiến.
    Quả thật, nhiều cái tên xướng lên thấy lạ hoắc lạ huơ! Hay nghệ thuật vốn khó tính, nên chỉ các nhạc sĩ biết với nhau?
    Có lẽ, trước sự kiện tụng rầm rĩ, thể hiện sự cầu thị lắng nghe mới đây, Chương I được kết thúc nhanh chóng.
    Bộ Văn Hóa- Thể Thao- Du Lịch có công văn chính thức "...Trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Nhà nước cho cụm tác phẩm Sự nhọc nhằn của cát, Những công nhân @ và Chất xám mà đạo diễn Nguyễn Thước đại diện chứ không phải xét tặng giải thưởng cho đạo diễn Nguyễn Thước".
    Và Chương II cũng kết thúc nhanh chóng không kém: Trên trang Web của Bộ VH- TT- DL ngày 5/7, công bố lại danh sách các nhạc sĩ lọt vào đề cử. Ngoài 28 cái tên đã được công bố trước đó, có thêm tên của 5 nhạc sĩ vừa khiếu kiện (!).
    Thế nhưng, sự kết thúc nhanh chóng của các chương, xem chừng không có hậu. Người ta thấy buồn cười và có quyền nghi ngờ rằng đây chỉ là giải pháp chữa cháy, mang tính tình thế, đối phó.
    Bởi đạo diễn Nguyễn Thước có cái lý của ông: Vậy, 15 đạo diễn của 15 bộ phim tài liệu cùng tham dự Giải thưởng Nhà nước có phải "chịu chung số phận" như ông không?
    Thứ nữa, công văn ngày 14/7/2011 thực chất mâu thuẫn với chính Thông tư 03/2010/TT của Bộ VH-TT-DL. Đó là Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật dành cho tác giả (cụm tác giả) chứ không dành cho tác phẩm (cụm tác phẩm) mà ở đây, đạo diễn Nguyễn Thước là đại diện (?).
    Còn ở lĩnh vực âm nhạc, 5 nhạc sĩ khiếu kiện, khi biết mình được "vớt" vào danh sách xét giải thưởng, lại thêm một lần nữa bị tổn thương, ở 2 lẽ:
    Họ đấu tranh trước hết vì lẽ công bằng, không phải chỉ vì họ.
    Họ bất bình vì cách làm việc bất minh, vô trách nhiệm của Hội Nhạc sĩ, mà thậm chí họ cho là "ăn gian". Bởi trong 3 ngày mà các thành viên đã chấm xong 340 tác phẩm bao gồm ca khúc, tác phẩm khí nhạc, lý luận... Nếu chấm "tử tế", thì phải mất tới 150 tiếng đồng hồ, tức hơn 6 ngày không ăn không ngủ.
    Đặc biệt, 4 tập hồ sơ của nhạc sĩ Đinh Quang Hợp (không trúng tuyển chọn), khi ông đến nhận về thấy tem vẫn còn nguyên, tức là chưa có ai mở ra. Và còn bức xúc của nhiều nhạc sĩ khác...
    [​IMG]
    Trong khi đó, so với giới nghệ sĩ sáng tác, thì việc xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú cho các nghệ sĩ biểu diễn lại có những sắc thái khác.
    Một số nghệ sĩ biểu diễn trưởng thành trong cơ chế "bao cấp" dù có tên tuổi, nhưng tâm lý có phần cam chịu. Để rồi trong khi điệp khúc "xin- cho- không được", rồi lại "xin- cho- hy vọng được" qua các đợt xét phong, cứ buồn bã cất lên cuối đời của kiếp nghệ sĩ, thì một số nghệ sĩ biểu diễn khác thành danh trong cơ chế thị trường lại không vậy.
    Họ không cam chịu phận "xin-cho" nữa, kể cả người từng được phong NSUT như Thành Lộc. Bởi họ tự tin mình có tài năng, có tiền, có một lượng khán giả đông đảo nhất định. Và họ tin ở sự thẩm định của công chúng.
    Nói cho công bằng, các văn nghệ sĩ có mong muốn đoạt Giải thưởng Nhà nước, hay được vinh danh NSND, NSUT không? Chắc chắn là có. Bởi đó là thêm một lần xã hội khẳng định, ghi nhận tài năng, sự cống hiến của họ.
    Thế nhưng, xem "Mùa kiện" năm nay, người ta thấy quá thất vọng vì những khiếm khuyết về quy định các tiêu chí, về cơ chế quản lý và xét giải thưởng, về phẩm cách của các văn nghệ sĩ. Mỗi khi có đợt xét phong, là một lần các văn nghệ sĩ "vạch áo trong nhà cho thiên hạ xem lưng", không hiểu rằng, xấu chàng thì hổ nàng. Mà Tuần Việt Nam đã phải lên tiếng: "Lý thì gian, mà tình cũng chẳng ngay" (21/7/2011)
    Cũng phải nói, giải thưởng thì cứ xét, cứ kiện cáo, cứ tặng... Chỉ khán giả, nhân dân thì chẳng ai nhớ được cái phim ấy là phim gì.

    Còn thái độ "nói không" với xin- cho của một số văn nghệ sĩ biểu diễn, cho thấy những giá trị đích thực của đời sống. Nghệ thuật là chân- thiện- mỹ, được sàng lọc khắt khe bởi thời gian và thị hiếu xác tín của công chúng. Vậy thì nghệ thuật phải được vinh danh, chứ không phải là thứ để xin- cho, hoặc ban phát.
    Chẳng hiểu "Mùa kiện" năm nay, có còn chương nào được viết tiếp nữa không?
    Con tim lập lờ...
    Tuần này, lại nổi lên một câu chuyện của con tim. Nhưng không phải là con tim minh bạch, trong sáng mà phải gọi là tim đen lập lờ... Gọi thế, vì câu chuyện mối quan hệ giữa ông thầy- giảng viên T.X.N (Trưởng phòng Tài vụ- Kế toán kiêm giảng viên Trường ĐH Tây Nguyên) và cô sinh viên năm cuối C.T.D được thầy hướng dẫn tốt nghiệp, lẽ ra là những kỷ niệm rất đẹp của tình thầy trò, lại thành kỷ niệm xấu và bẽ bàng.
    Câu chuyện giữa 2 thầy trò bị vỡ lở ra ánh sáng, bởi lá thư tố cáo của C.T.D. D cho biết, trung bình một ngày D. nhận được 7 tin nhắn gợi ý chuyện "quan hệ tình cảm". Riêng đêm 21/6, D. liên tục nhận được tin nhắn gạ đến nhà nghỉ trên đường Phan Chu Trinh, Nguyễn Công Trứ (TP Buôn Ma Thuột) hoặc sang nhà nghỉ ở huyện Cư Jút (Đăk Nông) để tránh bị phát hiện.
    Cho đến tối 23/6, tin nhắn "Khoảng 19 giờ, phải đến một nhà nghỉ trên đường Nguyễn Công Trứ, nếu không sẽ khó thoát khỏi tay th.", khiến D quá hoang mang lo sợ nên đã làm đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng.
    Chuyện đã đến mức đó, thì cơ quan chức năng phải vào cuộc.
    [​IMG]Tin nhắn gạ tình của thầy T.X.NLý giải cho tin nhắn "gạ tình", không biết có để đổi lấy chất lượng luận văn của D hay không, ông T.X.N đổ thừa rằng bà vợ ông nhắn để kiểm tra đức hạnh của cô sinh viên D, và bà vợ ông đã phải nhận.
    Cái sự nhận mình là người đã "gạ tình" sinh viên D của vợ ông T.X. N, có ai tin không thì tin. Nhưng người viết bài, thấy nó đắng ngắt. Cái đắng ngắt của người đàn bà buộc phải bênh chồng, phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" cho khỏi vỡ nồi cơm gia đình.
    Khi đã phải viết thư tố cáo ông T.X.N, chắc chắn, C.T.D thoát khỏi tay "thầy", nhưng còn ông T.X.N chắc chắn khó thoát khỏi bị xử lý.
    Mới đây, được biết ông T.X.N đã bị kỷ luật cảnh cáo, và bị đình chỉ giảng dạy tại trường.
    Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa đồng tình với cô sinh viên C.T.D, khi cho rằng, việc D lưu trữ tới gần 40 tin nhắn, liệu có phải là một động cơ riêng khác hay không, nhất là C.T.D là một sinh viên khả năng chuyên môn vào loại yếu?
    Trong thời buổi kim tiền này, cái quan hệ thầy- nữ sinh đầy chất thực dụng cũng không còn là của hiếm, thì việc nghi ngờ cô sinh viên C.T.D cũng không có gì lạ.
    Vì lẽ ra, C.T.D có thể có cách tự bảo vệ mình tốt hơn, và không đến nỗi kéo dài mối quan hệ lấp lửng chẳng ra thầy trò, chẳng ra người tình này, để có một lối thoát minh bạch rõ ràng. Nhưng C.T.D đã không làm nổi. Hoặc do D quá non nớt, thiếu kinh nghiệm, hoặc do D cũng không có đủ can đảm. Chỉ khi bị vào đường cùng, mới đành dùng vũ khí- tố cáo.
    Nhưng đó vẫn là thứ vũ khí tồi nhất, mà C.T.D mang ra sử dụng. Vì thầy bị kỷ luật, và trò chắc chắn cũng bị "sát thương" về danh dự.
    Đời mỗi con người chỉ có một con tim. Con tim nuôi sống con người, nhưng con người cũng nuôi dưỡng con tim. Để nó là con tim yêu minh bạch, trong sáng, hay thành con tim đen lập lờ... tùy động cơ, mục đích của cá nhân.
    Yêu thế nào là tùy con tim mỗi người. Tình yêu lớn nhất như với đất nước, nhỏ nhất với một con người cụ thể. Nhưng chắc chắn mỗi người phải chịu trách nhiệm về con tim mình. Có khi được vinh danh, được ghi nhớ, có khi phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, và có khi chịu trách nhiệm trước lương tâm- làm người.
    Vậy thôi!
  3. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    TRỊNH HỮU LONG: VỀ CHUYỆN "ĐÃ CÓ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LO"




    [​IMG]


    Về chuyện “Đã có Đảng và Nhà nước lo”



    Trịnh Hữu Long


    Đã 7 Chủ nhật trôi qua, cộng đồng mạng Việt Nam đã có một chủ đề nóng để mải miết bàn luận. Một đất nước, hay nói cho chính xác là nhiều thế hệ người Việt Nam ngày nay đang tập làm quen với biểu tình và những khái niệm cơ bản liên quan đến nó, như cha ông họ cũng đã từng làm quen trước năm 1945. Những giá trị được thừa nhận rộng rãi ở các quốc gia phát triển đang được chúng ta mổ xẻ để tìm ra câu trả lời riêng của mình, âu cũng là lẽ tự nhiên và sự thận trọng cần thiết. Từ đó, nhiều luồng ý kiến, quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau ra đời. Tôi cũng có một vài quan điểm rời rạc của mình và muốn chia sẻ quan điểm đó như góp một tiếng nói nho nhỏ vào cuộc tranh luận sôi nổi này và cũng để hoàn thiện quan điểm của mình hơn. Tuyệt nhiên tôi không dám đánh giá thấp những ai có quan điểm khác tôi và càng không dám áp đặt nó cho bất kì người nào. Hy vọng chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề một cách cởi mở và sẵn sàng chấp nhận những phản biện gay gắt có thể đến.


    Câu nói "Đã có Đảng và Nhà nước lo" có lẽ là câu nói quen thuộc nhất với những người biểu tình, như là lý do để các cơ quan công vụ giải tán họ. Họ được nghe câu này ở khắp nơi, từ đủ những người ở những vị trí khác nhau: từ chú ******* ngồi trên xe chĩa loa ra ngoài cho đến các bác trật tự phường đã có tuổi, từ anh ******* khu vực đến tận nhà, tận cơ quan nhắc nhở hay những người bạn vốn dĩ bình thường chỉ nói chuyện phiếm với nhau.


    Có rất nhiều người tin chắc rằng đó là lý do đúng đắn và những người biểu tình cần phải về nhà. Nhưng tôi thì lại trộm nghĩ thế này:


    1. Xét về mặt logic, chuyện Nhà nước lo về chủ quyền quốc gia và chuyện công dân đi biểu tình là hai chuyện khác nhau, không mâu thuẫn với nhau và không triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy chuyện Nhà nước lo không có nghĩa là công dân không được lo, càng không có nghĩa là công dân không được biểu tình. Và chuyện công dân đi biểu tình không có nghĩa là họ không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước như nhiều người ngụy biện.


    2. Xét về mặt pháp lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia là nghĩa vụ Nhà nước phải làm và biểu tình là quyền chính trị của công dân được Hiến pháp quy định. Nhà nước được nhân dân bầu lên và đóng thuế duy trì để thay mặt họ quản lý xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân không đi xin Nhà nước lo cho họ mà cái chuyện "lo" đấy là chuyện đương nhiên Nhà nước PHẢI LÀM. Và tất cả những quy định pháp luật nào trái với quyền biểu tình được quy định tại điều 69 Hiến pháp đều không có giá trị pháp lý.


    3. Xét về mặt lịch sử, chưa từng có thắng lợi nào của Đảng và Nhà nước mà không phải trả giá bằng máu và nước mắt của nhân dân. Hàng trăm ngàn người đã hi sinh, hàng triệu người đã xuống đường biểu tình dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 15 năm giành độc lập dân tộc (1930 - 1945). Tôi không biết trong những cuộc biểu tình của nhân dân suốt 15 năm đó, có khi nào Đảng nói rằng "Đã có Đảng lo" hay không? Hay là Đảng mới là người tích cực tuyên truyền và phát động nhân dân xuống đường?


    9 năm kháng chiến chống Pháp sau đó đã có 300 nghìn người lính đã hi sinh, 500 nghìn người khác bị thương để làm nên kết cục cuối cùng là chiến thắng Điện Biên Phủ, có khi nào Đảng và Nhà nước nói "để chúng tôi lo" không?


    Và nếu chỉ có Đảng và Nhà nước lo, thì 1,1 triệu người lính đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là những ai? Ai là người đã kêu gọi họ ra trận và để lại tuổi thanh xuân của mình ở đấy?


    Xét cho cùng, vị trí lãnh đạo của Đảng hiện nay đã được xây dựng và củng cố bởi sự hi sinh của hàng chục triệu người và hàng ngàn cuộc biểu tình. Do đó, nhân dân không đáng phải nghe cái câu "Đã có Đảng và Nhà nước lo" như một sự ban phát và càng không đáng bị tước mất cái quyền biểu tình mà nhờ đó Đảng có được như ngày hôm nay.


    4. Xét về mặt quản lý xã hội, có rất nhiều thứ đáng để Đảng và Nhà nước phải lo nhưng thực tế lại không hẳn như vậy. Ai đang lo khi nhân dân các vùng sâu vùng xa phải tham gia "giao thông đường dây" để qua sông bao nhiêu năm qua? Ai đang lo khi giữa thế kỷ 21 mà 240 nghìn nông dân Thanh Hóa phải đứng trước nguy cơ chết đói? Ai đang lo khi hàng chục triệu người hàng ngày ra đường và đối mặt với nạn tắc đường? Ai đang lo khi chỉ cần một cơn mưa nhỏ là phố phường cũng hóa những con sông?


    Chắc nhân dân sẽ sung sướng lắm, khi mỗi lần bị cắt điện, có đại diện của Đảng và Nhà nước phát biểu "đã có Đảng và Nhà nước lo". Còn các bà nội trợ chắc cũng không thấy phiền lòng khi có Đảng và Nhà nước lo làm sao cho mỗi lần họ đi chợ mua rau không giống như huấn luyện viên đi mua cầu thủ. Tôi cũng chưa từng thấy ai nói rằng "Đã có Đảng và Nhà nước lo" khi các thế lực tội phạm hoành hành cuộc sống của nhân dân, càng không thấy ai nói điều đó khi hàng trăm công nhân Trung Quốc mang ống nước đến đập phá nhà cửa và đánh trọng thương công dân Việt Nam ngay trên đất Việt Nam.
    [...]

    Còn thực tế thì sao?


    5. Xét riêng trong vấn đề biểu tình, có rất nhiều thứ đáng để Đảng và Nhà nước phải lo. Đó là soạn thảo và ban hành Luật biểu tình, đó là đảm bảo cho công dân được thực thi quyền biểu tình đã được Hiến pháp thừa nhận, đó là đảm bảo an ninh cho đoàn biểu tình, đó là đưa tin về các cuộc biểu tình một cách đầy đủ và trung thực trên báo chí, vân vân và vân vân... Nếu có thế lực nào đó có âm mưu lợi dụng lòng yêu nước của đoàn biểu tình để gây phương hại đến lợi ích xã hội, thì việc của Đảng và Nhà nước phải lo là phát hiện và ngăn chặn bọn họ.


    Nhưng cho đến cuộc biểu tình ngày 17.7 vừa qua, tôi mới chỉ thấy Đảng và Nhà nước "lo" được một việc, đó là ngăn chặn công dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước.


    Đừng trách nhân dân đã không cố hiểu Đảng và Nhà nước đã lo như thế nào, bởi Bộ Ngoại giao đã từ chối lời thỉnh cầu của 18 vị nhân sĩ trí thức hàng đầu về việc công khai nội dung chuyến công du Trung Quốc của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn. Như vậy thì nhân dân biết Đảng và Nhà nước đã lo như thế nào?


    Tôi thực sự muốn nói rằng: đất nước này là của gần 90 triệu người Việt Nam, hàng chục triệu người đã đổ xương, đổ máu, đổ mồ hôi để có được dải đất hình chữ S này, vì vậy đừng nói rằng, chỉ có Đảng và Nhà nước mới có quyền được lo. http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/trinh-huu-long-ve-chuyen-co-ang-va-nha.html
  4. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Dòng đỏ đó chính là quyền hạn của Bộ GD đó bác. Ko có ông thủ tướng nào xía vào quyết chuyện in sách GK đâu. Bác đừng nhầm vụ này nhé.

    Bộ Chính Trị và các lãnh đạo Đảng mới chỉ đạo về đường lối này nọ thôi. Bộ GD được quyền quyết việc in sách GK nhưng lại sợ khác "đường lối chỉ đạo" cho nên ko tiến hành in các sách GK giáo dục về Trường Sa, Hoàng Sa. Bác hỏi ai là người có lỗi trong việc in sách GK và nội dung giáo dụct hì tôi chỉ cho bác là Bộ GD - hoàn toàn chính xác. Còn tại sao Bộ GD ko in thì lúc đó mới chỉ lên trên tiếp chứ.

    Bác ko nên nói tôi lảng, vì có rất nhiều thứ tôi nói trước giờ rồi. Tôi cũng ko thèm viết kiểu ba chấm (...) như bác để bỏ lửng bao giờ. Bác còn nên phấn đấu tiếp mới như tôi được á. [:D]

    Thực ra thì báo chí của VN cũng viết về Trường Sa , Hoàng Sa khá nhiều nên việc ko in vào sách SK thiết nghĩ ko nên né tránh. Nếu ko thì người dân lại tưởng nhà nước chia 1 nửa kiến thức lịch sử trong sách GK, 1 nửa trong báo chí nữa. Gia đình muốn dạy con học lịch sử, học về đất nước đầy đủ thì ngoài đọc sách giáo khóa còn phải biết đọc báo nữa mới đủ kiến thức =)).
  5. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Cần gì xem phim Hàn???
    Vào SG, 2 xe chạm nhau ở ngã tư, nếu ko phải là xây xát thiệt hại lớn thì phần lớn ko có tranh cãi ở đây. Thậm chí "người bị hại" còn cười khi người kia liên tục xin lỗi nữa kìa.
  6. toanthinhvuong

    toanthinhvuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Có tin đồn, Trung Quốc chuẩn bị bỏ học thuyết CS. Thế là ngon rồi, học thuyết mới sẽ giúp tq có cái nhìn về thế giới mới thân thiện hơn.
  7. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Đài VTV đổi cha tên thành Đài Truyền Hình TQ bản phụ cho rồi. Xem chán cả mắt. Toàn phải bật sang xem MovieWorld, StarMovie....
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Một bài viết theo phương xa là tối ưu để răn đe tham vọng phi lý của Trung Quốc :

    Ấn Độ cần tăng cường hợp tác quân sự với Việt Nam

    Thứ sáu, 22 Tháng 7 2011 11:14 hangngan_tp


    Trong Bài viết đăng trên tờ “The Asian Age” gần đây, Giáo sư Bharat Karnad làm việc tại Trung tâm nghiên cứu chính sách (CPR) của Ấn Độ viết về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác an ninh và quân sự với Việt Nam.



    [​IMG]
    Uy lực tinh thần của các quốc gia này đối với các quốc gia khác chỉ có được bằng chiến thắng trong chiến tranh. Coi thường khả năng Mỹ sử dụng đòn tấn công hạt nhân, Trung Quốc đã cho quân đội vượt sông Áp Lục trong tháng 10/1950 và hầu như đã đánh quỵ các lực lượng do Mỹ chỉ huy tại Triều Tiên. Trung Quốc cũng cho Ấn Độ “nếm đòn” trong chiến tranh năm 1972 và trong năm 1969 xung đột quân sự với Liên Xô tại khu vực sông Ussuri.
    Ở châu Á còn có Việt Nam, bé nhỏ hơn nhiều, song thực sự có sức mạnh quân sự với các kỷ lục không thể so sánh về các cuộc kháng chiến đánh bại những lực lượng xâm lược và can thiệp. Việt Nam đã khiến Trung Quốc phải đổ máu mỗi lần Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược xuống phía Nam trong 2.000 năm lịch sử. Trong lịch sử hiện đại, Việt Nam đã kết liễu tham vọng đế quốc của thực dân Pháp tại cuộc chiến Điện Biên Phủ, đánh đuổi Mỹ ra khỏi nước này, và năm 1979 thậm chí khi các sư đoàn chủ lực của Việt Nam còn chưa được sử dụng lực lượng dân quân, bộ đội địa phương và dân chúng các làng được vũ trang ở các tỉnh biên giới đã đương đầu hiệu quả với lực lượng xâm lược của Trung Quốc gồm hơn 100.000 quân mà Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh cho họ phải “dạy cho Việt Nam một bài học”, rất giống như Mao Trạch Đông đã phát động “Cuộc phản công tự vệ” chống Ấn Độ năm 1962.
    Thế nhưng, chính Trung Quốc đã nhận được bài học đau đớn về một cuộc kháng chiến du kích tự vệ và nếm mùi thất bại mà họ không thể nào quên. Đòn giáng trả mà Trung Quốc nhận được từ Việt Nam cách đây 32 năm thì Ấn Độ chỉ có thể thấy trong giấc mơ. Tương tự vậy, trong cuộc va chạm gần đây ở Biển Đông về quần đảo Trường Sa có tranh chấp, sau khi tàu ngư chính Trung Quốc cát cáp của một tàu thăm dò của Việt Nam, Việt Nam đã phản ứng bằng những lời lẽ mạnh mẽ được hỗ trợ bằng một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Lo ngại tình hình có thể dẫn tới tình trạng bị mất mặt, Trung Quốc đã nhanh chóng yêu cầu đối thoại.
    Tuy nhiên, Việt Nam không phải là kẻ tham chiến hung hăng sẵn sàng thách đấu với kẻ hay bắt nạt một cách ngu ngốc. Trong khi chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ và lợi ích của mình, Việt Nam lưu tâm tới yếu điểm quân sự của nước này, một trong số đó là vùng sườn duyên hải đối diện với đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc đã hoàn thiện việc xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á cho hạm đội Nam Hải, hạm đội đa năng nhất trong 3 hạm đội của hải quân Trung Quốc. Trong cuộc xung đột năm 1979, Việt Nam phải đương đầu với cuộc tấn công có thể xảy ra từ phía hải quân Trung Quốc, song Bắc Kinh bị răn đe bởi Liên Xô khi đó đang đối đầu với Trung Quốc đã phái 4 tàu chiến tới Biển Đông. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam đã coi sự có mặt có ý nghĩa của một cường quốc hải quân thân thiện ở ngoài khơi như một sự bảo đảm ngăn chặn mối đe dọa từ hải quân Trung Quốc. Nước Nga ngày nay đã bị suy yếu nhiều nên không đủ khả năng đóng một vai trò như vậy và nước Mỹ thì không đáng tin cậy. Các hy vọng của Hà Nội, bởi vậy được đặt lên Chính phủ Ấn Độ đang tập trung ý chí chiến lược để lấp khoảng trống đó. Một đoàn đại biểu của Hải quân Việt Nam do Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến thăm Ấn Độ mới đây đã thăm dò các biện pháp phát triển sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. Khởi đầu, họ tìm kiếm khả năng Ấn Độ huấn luyện cho các thuỷ thủ đoàn đã được Nga huấn luyện trước đây, (song rõ ràng đã không làm hải quân Việt Nam hài lòng) trong việc vận hành tàu ngầm lớp Kilo Việt Nam mua từ Nga. Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường phản ứng, lực lượng tàu ngầm mạnh của Việt Nam sẽ là đối trọng có ý nghĩa đối với các tàu chiến Trung Quốc đang biểu dương lực lượng một cách gai mắt ở xung quanh quần đảo Trường Sa.
    [/SIZE]
    [​IMG]
    Điều có ý nghĩa hơn là Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã đề xuất cho hải quân Ấn Độ sử dụng cảng Nha Trang. Nha Trang ở cùng kinh tuyến với căn cứ Tam Á ở đảo Hải Nam , song ở vĩ tuyến khác, cách vài vĩ độ về phía Nam . Một hải đội Ấn Độ hoạt động thường xuyên giữa quần đảo Adaman và Nha Trang, và việc có được căn cứ và các thoả thuận hậu cần ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam sẽ làm tăng sự có mặt gần như liên tục của Ấn Độ tại Biển Đông, báo hiệu ý định và vị thế tương lai của Niu Đêli, điều có thể gây bối rối cho hải quân và các tính toán chiến lược của Trung Quốc và đẩy các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh nhất thời phải lùi bước. Ít nhất, nó cũng sẽ có tác động tương đương như sự có mặt với quy mô đáng kể của cảnh sát vũ trang Trung Quốc tại khu vực Gilgit và Baltistan thuộc vùng Casơmia do Pakixtan chiếm đóng. Và nó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đông vốn đang bị khuấy động bởi hạm đội Mỹ ở khu vực có tranh chấp chủ quyền liên quan tới Việt Nam , Trung Quốc, Philíppin, Malaixia và Brunây.
    Tuy nhiên, thói thường vẫn có sự lệch hướng. Ngay cả khi Thủ tướng Manmohan Singh và cố vấn an ninh quốc gia Shiv Shankar Menon được cho là ủng hộ sự có mặt của Ấn Độ tại vùng biển Việt Nam và muốn Ấn Độ trở thành một đối tác chiến lược tin cậy của Việt Nam, cho đến nay Thứ trưởng Quốc phòng Pradeep Kumar vẫn “hãm phanh” tiến trình này. Kích động tính quá thận trọng bẩm sinh của Bộ trưởng Quốc phòng A.K Antony, ông Kumar cho rằng lập trường như vậy sẽ “chọc giận” Trung Quốc một cách không cần thiết và nên tránh điều đó. Đặc điểm khác thường trong chính quyền Ấn Độ là bất chấp ý kiến của Thủ tướng và Cố vấn an ninh quốc gia, giới công chức trong Bộ Quốc phòng vẫn có thể dễ dàng ngăn cản kế hoạch hành động như vậy. Hy vọng rằng ông Kumar sẽ được thay thế bởi nhân vật nào đó để thúc “quả bóng chuyển động”.
    Ăn miếng trả miếng là thứ Bắc Kinh đánh giá cao hơn là cách nói “thấy ân hận vì đã không làm gì cả” trong các tuyên bố thường có từ Bộ Ngoại giao và các quan chức dân sự trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ về Trung Quốc. Lẽ ra Chính phủ Ấn Độ phải phản ứng trước việc Trung Quốc trang bị tên lửa hạt nhân cho Pakixtan bằng cách cung cấp cho Việt Nam tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos như tôi từng đề xuất cách đây 15 năm. Việc Chính phủ Ấn Độ đã không làm như vậy, và trên thực tế không dành ưu tiên cao để tăng cường sức mạnh quân sự của Việt Nam bằng mọi cách có thể, là dấu hiệu về sự nhu nhược trong tư duy chiến lược của Ấn Độ. Trong khi đó, Trung Quốc đã sử dụng Pakixtan để kiềm chế và ngăn chặn Ấn Độ ở tiểu lục địa này. Đã tới lúc Ấn Độ cần đáp lại là hợp tác với Việt Nam[/COLOR] , nước không lùi bước trước mỗi cuộc chiến, để kiềm chế Bắc Kinh ở các vùng biển gần Trung Quốc. Cùng với các biện pháp khác, hành động trên cơ sở coi Việt Nam là một bộ phận cấu thành tuyến phòng thủ đầu tiên của Ấn Độ sẽ khiến lực lượng chủ yếu của hải quân Trung Quốc bị giam chân tại khu vực phía Đông eo biển Malắcca./.

  9. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo với cụ là em vào đây không tranh tài cao thấp mà chủ yếu để học hỏi và bày tỏ chính kiến của mình về chủ quyền lãnh thổ, vận mệnh của tổ quốc.
    Từ xưa đến nay được sự quan tâm của Đ và NN thì hầu hết các thời kỳ thì Đ và NN đều có lãnh đạo cao cấp phụ trách công tác giáo dục.
    Phần khoa học tự nhiên thì hầu hết là tự do cả và thực tiễn lẫn lý thuyết.
    Phần khoa học xã hội là được chỉ đạo từ trên xuống dưới. Đặc biệt là mảng lịch sử và kinh tế chính trị được chăm sóc đặc biệt và thay đổi qua các thời kỳ để phù hợp với quan điểm của Đ trong thời kỳ đó.
    Vậy cho nên lịch sử của chúng ta có thời kỳ nói cả 4 cuộc chiến tranh hiện đại với thời lượng gần tương đương nhau. Có thời kỳ nhắc rất ít đến 2 cuộc chiến tranh gần đây. Thậm chí có cấp gần như không nhắc đến cuộc chiến tranh tàn khốc mất mát nhiều đất nhất với Trung Quốc
    Bộ mà dám thêm ra bớt vào lịch sử Việt Nam thế ư? Em cho là không thể
  10. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Nó bỏ học thuyết CS để theo Nga, Mỹ thì quá OK
    Chỉ sợ nó bỏ học thuyết CS để đi theo Đức quốc xã ở thế kỷ trước là hơi bị mệt
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này