1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4378 người đang online, trong đó có 333 thành viên. 18:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98597 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc không từ một thủ đoạn nào từ ăn cắp công nghệ , triệt hạ đối phương bao vây đe doạ khu vự đông Nam á , khủng bố hàng hải của Mỹ , Nhật ....đang siết chặt , bao vây Ấn Độ trên biển cũng như trên bộ , sẵn sàng cung cấp , vũ khí , máy bay , tên lửa hạt nhân cho Pakistan với điều kiện phải nuôi dưỡng khủng bố chống Ấn Độ ...những vụ đánh bom vào những khu tài chính sầm uất của Ấn Độ thay vì động cơ chính là cơ quan hành chính , quân sự cũng phần nào bộc lộ sáng tỏ sự thiết kế này phần chính là đến từ Trung Quốc ;))

    Ngăn chặn mộng bá quyền

    Thứ Sáu, 22/07/2011 22:44
    Nếu ASEAN tạo được sức mạnh tổng hợp nội khối, cộng với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc chắc chắn sẽ không thể “muốn làm gì thì làm” ở biển Đông

    Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay ở biển Đông, các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, sẽ “can dự” nhiều hơn vào vùng biển này trên cơ sở ngăn chặn quá trình mở rộng bá quyền trên biển của Trung Quốc. Các nước ASEAN đẩy mạnh liên kết nhằm đối phó “ảnh hưởng” từ phía Trung Quốc đang ngày càng tăng.
    Thách thức và cơ hội cho ASEAN
    Có thể nói, giải quyết tốt vấn đề biển Đông vừa là thách thức vừa là thời cơ để các quốc gia ASEAN xây dựng khối đoàn kết, nâng cao tinh thần đồng thuận, tạo tiền đề cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Về phần mình, Việt Nam tuyên bố: “Ủng hộ các nỗ lực tăng cường xây dựng lòng tin và hợp tác, vì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông; phát huy hơn nữa những công cụ và cơ chế khu vực hiện có như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), các cam kết trong Kế hoạch hành động ASEAN - Trung Quốc được thông qua tháng 10-2010 về tôn trọng, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm họp lại Hội nghị Quan chức ASEAN - Trung Quốc về thực hiện DOC”.
    [​IMG]

    Bên cạnh “đường lưỡi bò” phi lý, Trung Quốc còn toan tính thực hiện
    chiến lược “Chuỗi ngọc trai” trên Ấn Độ Dương (theo hình mũi tên). Ảnh: INTERNET
    Trong khi đó, thời gian qua, dù âm mưu bá quyền trên biển của Trung Quốc đã hiện rõ nhưng Trung Quốc không thừa nhận điều đó. Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều chỉ trích mạnh mẽ hành động của Trung Quốc là đi ngược lại những cam kết mà họ đã ký và xem thường luật pháp quốc tế. Chúng ta phải tranh thủ sự ủng hộ này của các nước trong khu vực và thế giới; mạnh dạn đột phá để tạo ra thế trận liên kết chặt chẽ, nhất là với các nước trong khu vực Đông Nam Á, để ngăn chặn mưu đồ “biến biển Đông thành ao nhà” của Trung Quốc.

    Coi trọng các diễn đàn đa phương
    Thứ nhất, nội bộ ASEAN cần xây dựng thành một khối thống nhất để có tiếng nói chung mạnh mẽ đối với Trung Quốc. Trong thời gian qua, sự leo thang gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông đã thúc đẩy các nước ASEAN xích lại gần nhau trong vấn đề đa phương hóa và phần nào đã buộc Trung Quốc phải xem xét, điều chỉnh lại hành động của mình. Do đó, một trong những điều kiện quan trọng để chống lại chủ trương “chia để trị” của Trung Quốc thông qua đàm phán song phương, các nước ASEAN cần có những hành động phối hợp thường xuyên trong khối, nhất là giữa các nước có liên quan; thống nhất vì lợi ích của nhau, cùng ra sức xây dựng lòng tin và sự đoàn kết.
    Thứ hai, để đối phó với âm mưu xem vấn đề biển Đông như vấn đề “nội bộ” của Trung Quốc và các nước, Việt Nam cũng như ASEAN cần công khai những diễn biến ra cộng đồng quốc tế. Thời gian qua, việc công khai các vấn đề liên quan đến tình hình tranh chấp trên biển Đông cho thấy cách làm đó đã có lợi cho Việt Nam, đặc biệt là vụ tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II bị tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp, gây hấn. Qua đó, Việt Nam và ASEAN tranh thủ được sự đồng tình, thông cảm của nhân dân trong và ngoài khu vực cũng như dư luận quốc tế. Đây được xem là một ưu thế lớn của Việt Nam và ASEAN. Vì vậy, cần mạnh dạn trong việc quốc tế hóa vấn đề biển Đông bằng nhiều con đường, trong đó hết sức coi trọng diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
    Thứ ba, các nước ASEAN phải tăng cường mở những diễn đàn đối thoại đa phương với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, trong đó có sự tham gia của đại diện các nước lớn. Hiện nay, lập trường của Trung Quốc vẫn luôn muốn buộc các quốc gia khác phải đối thoại song phương để họ có thể dùng sức mạnh uy hiếp các quốc gia khác trên bàn đàm phán. Thế nên, nếu không có sự thống nhất thì ASEAN sẽ dễ sa vào bẫy.
    Trước mắt, thông qua các diễn đàn đối thoại đa phương, ASEAN buộc Trung Quốc thực thi nghiêm túc và đầy đủ DOC đã ký năm 2002, cùng các nội dung hướng dẫn thực thi DOC vừa được thông qua tại cuộc họp SOM ASEAN - Trung Quốc ở Bali, Indonesia. Đó là cơ sở để giải quyết những xung đột hiện nay trên biển Đông. Do đó, ASEAN trong thời điểm này cần phải đoàn kết cao độ để tạo thành sức mạnh tổng lực nhằm gây sức ép với Trung Quốc. Nếu ASEAN làm được điều này, cộng với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc chắc chắn sẽ không thể “muốn làm gì thì làm” ở biển Đông.
    Ấn Độ và Nga cũng vào cuộc
    Ấn Độ hiện nay cũng rất phụ thuộc vào các tuyến mậu dịch hàng hải của thế giới. Trong chiến lược phát triển hiện nay, Trung Quốc sẽ phải tăng cường khả năng độc lập và sức mạnh hải quân, đặc biệt tại Ấn Độ Dương. Chiến lược hải quân của Trung Quốc trong tương lai (chiến lược “Chuỗi ngọc trai”) sẽ bành trướng hải quân ra Ấn Độ Dương để bao vây Ấn Độ. Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc sẽ phải khống chế biển Đông - điểm nút quan trọng cho “Chuỗi ngọc trai”.
    Trước tình hình đó, trong thời gian tới, Ấn Độ chắc chắn sẽ “can dự” nhiều hơn đến vấn đề biển Đông theo xu hướng ủng hộ các quốc gia trong khu vực trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình.
    Về phía Nga, ý thức được những mối đe dọa bao vây và chống bao vây từ trong lục địa Á - Âu đến các vùng ven biển thuộc châu Âu và châu Á, Nga đã tái triển khai chiến lược quân sự ven biển lục địa Á - Âu và châu Phi. Điều này giải thích việc Nga quyết định mở các căn cứ hải quân tại Syria, Libya và Yemen. Trong đó, biển Đông cũng nằm trong chiến lược của Nga. Hiện nay, Nga đang xúc tiến mạnh mẽ quan hệ với Việt Nam - nước có vị trí quan trọng ở biển Đông.



    TS TRẦN NAM TIẾN (Khoa Quan hệ Quốc tế - Trường ĐH KHXH-NV TPHCM
  2. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ chưa bao giờ cụ bị điểm mặt chỉ tên như em nên chưa sợ
    Còn em chỉ khi nào Đ và CP cho nói thì em nói, còn không thì thôi vì em đang là ĐV
    Trách nhiệm của lương tâm em là ngồi đâu làm gì cũng phải nhồi sọ người bên cạnh là Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Trước mắt thế đã
    Tư tưởng tiến bộ quá cũng rách việc đấy cụ ạ. Như ***** năm 30 thế kỷ 19, cụ Kim Ngọc...
    Thì như cụ nói chỗ dòng đỏ đỏ đó thì rõ ràng Các cụ trên quyết thế nào thì bên dưới nghe như thế chứ BGD làm sao tự nghĩ ra được? Như thế thì chúng ta có gì mẫu thuẫn đâu mà phải tranh luận đúng không Cụ?
  3. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Các ổng ở trển khi làm nhà, xuất hành, mở tráp mấy ổng đều xem thầy xem thợ. Xem phong thuỷ chán chê
    Vậy mà cả một cái di tích chất bao nhiêu xương, rửa bao nhiêu máu của những người đi trước lại phá một cách không thương xót
    Đúng là phá xong phát thấy cả nước cứ loạn như cào cào
    Vụ này các cụ lão thành phản đối kịch liệt nhưng không ăn thua.
    NHưng em cũng đếch hiểu khi các cụ còn đương chức các cụ không cho nó vào di tích lịch sử cấm phá xem mấy thằng ranh sau này làm được gì?
  4. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Quá hay, cụ nói thế này mới ra gốc rễ vấn đề
    Cái mà mọi người đang muốn nói đến là chỗ đó , chứ không phải ghét rồi cứ phá đi xây lại
    Người dân góp ý hay biểu lộ thái độ tình cảm cũng chỉ vì muốn cái CP tốt lên. Muốn Đ trường tồn cùng dân tộc vì bản thân mỗi một gia đình VN cũng đã đổ máu quá nhiều vì lá cờ đỏ sao vàng
    Tuy nhiên những con sâu chúng lại cố tình không hiểu điều đó, chúng tự cho là chúng có quyền đạp lên tất cả
    Chính chúng mới là kẻ phá hoại Đ và phá hoại cái thể chế này
    Nếu có biến ngoài đảo xa đề nghị anh em F319 đến khênh cái thằng áo vàng và đồng bọn kia lẳng xuống tàu cho nó ra canh đảo
  5. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Thì nói đâu xa, trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống Mỹ xâm lược đấy
    Những thằng thành phần không tốt không được đi bộ đội chúng ở nhà được hủ hoá với một tá vợ, người yêu của những người lính trận. Rồi chúng được đi học, tham gia lấy lệ ở hậu phương
    Những thằng CCCC được gửi đi Liên Xô học ............
    Khi hoà bình trở lại những chàng lính trận về người cụt tay, người mất chân, người điếc, người lồi mắt và ít người lành lặn. Điểm giống nhau của họ là phần đông không được học hành đến nơi đến chốn
    Hoà bình đất nước cần những người có học, vậy là các chàng lính trận kia kẻ phục viên, người tham gia quân đội tiếp tục cuộc chiến máu lửa với 2 người anh em láng giềng
    Còn thành những vị trí ngon lành trong chính quyền đều dành cho những kẻ không xứng kia.
    Thế mà có nhiều thằng c.hó éo đi đánh nhau giờ nào , chui dưới váy mẹ bị bom sập hầm sau này cũng chạy được thương binh. Em đếm sơ sơ mà em biết ít nhất cũng được 5 thằng
    Đời cay đắng quá :((:((:((:((:((:((:((
  6. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Thế tụi nó ăn trên xương máu của những đồng chí mình à?
  7. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Trung Quốc trông đợi để có thêm các tài nguyên ở Biển Ðông


    Biển Ðông đã từng đắm chìm trong những vụ tranh chấp lãnh hải từ nhiều chục năm. Các tài nguyên dồi dào về dầu hỏa và khí đốt thiên nhiên là một trong các lý do lớn nhất khiến khu vực rơi vào vòng tranh chấp gay gắt. Trung Quốc nhận toàn bộ vùng biển Ðông thuộc chủ quyền của mình và mới đây đã tăng cường các nỗ lực kiểm soát và khai thác các tài nguyên ở đó qua việc đặt dàn khoan dầu biển sâu đầu tiên trong khu vực này.
    [​IMG] Trung Quốc dựng cờ trên một trong 2 kiến trúc mới xây trên một một đảo trong quần đảo Trường Sa

    Hồi cuối tháng 5, Trung Quốc loan báo khai trương một dàn khoan lớn tối tân dùng ở vùng biển sâu, còn gọi là CNOOC 981. Dàn khoan này lớn cỡ một sân bóng bầu dục, được xây dựng bởi Công ty Đóng Tầu Trung Quốc cung cấp cho công ty sản xuất dầu khí hàng đầu là Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc. Dàn khoan này có khả năng vận hành ở các độ sâu 3.000 mét và hút dầu ở các độ sâu tới 12.000 mét.
    Theo tin tức của các cơ quan truyền thông Trung Quốc, dàn khoan dự trù sẽ bắt đầu hoạt động trong vùng Biển Ðông vào một thời điểm trong tháng này.
    Ông Lâm Bá Cường là người đứng đầu Trung tâm Khảo cứu Kinh tế Năng lượng thuộc trường Đại học Hạ Môn của Trung Quốc.
    Ông nói rằng các bản tin cho thấy dàn khoa sẽ tới Biển Ðông vào tháng bảy. Ông nói chưa có thêm tin tức về sự kiện này, vì thế ông tin là dàn khoan chưa được đưa đến nơi.
    Bất kể khi nào dàn khoan được đưa đến và bắt đầu khoan, các chuyên gia phân tích nói rằng việc Bắc Kinh bố trí một dàn khoan tối tân ở biển sâu trong vùng Biển Ðông là một sự khẳng định cả nhu cầu về dầu khí ngày càng tăng của Trung Quốc lẫn nguồn cung ứng tài nguyên hạn chế trên bộ của nước này.
    Trung Quốc từng là nước toàn nhập khẩu dầu trong gần 2 thập niên, và đã nhập khí đốt thiên nhiên từ năm 2007. Trong tư cách là nền kinh tế lớn hàng thứ nhì trên thế giới, nhu cầu tăng vọt về năng lượng của nước khổng lồ ở châu Á này đã dẫn đến sự gia tăng gấp 4 lần mức tiêu thụ dầu trong hai thập niên vừa qua.
    Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế ước tính Trung Quốc sẽ nhập khẩu 5 phần 6 lượng dầu tiêu thụ từ nay cho đến năm 2035.
    Theo một báo cáo mới đây của công ty năng lượng British Petroleum có trụ sở ở London, lãnh thổ Trung Quốc chỉ chứa khoảng 1,1% các trữ lượng dầu hỏa của thế giới.
    Nói một cách đơn giản, theo ông Lâm Bá Cường, các nguồn tài nguyên trên lục địa của Trung Quốc là không đủ.
    Ông Lâm nói các tài nguyên có thể tìm thấy trên bộ gần như đã cạn kiệt, vì thế vùng hải dương của Trung Quốc rất quan trọng trong việc giảm bớt lượng nhập khẩu các tài nguyên. Ông nói khai thác hải dương là cực kỳ quan trọng.
    Ông Lâm nói ông không biết dàn khoan sẽ được đưa tới đâu, nhưng có nhiều phần chắc là sẽ bám vào những vùng nước sâu ở Biển Ðông.
    Việc bố trí dàn khoan ở biển Nam Trung Hoa đã châm ngòi cho những vụ phản đối của các nước khác cũng nhận chủ quyền trong khu vực.
    Ông Gabe Collins, người đồng sáng lập ChinaSignPost.com, một trang web tập trung vào công cuộc khảo cứu và phân tích Trung Quốc, nói rằng ông sẽ rất ngạc nhiên nếu Trung Quốc đưa dàn khoan ngay lập tức tới một khu vực đang có tranh chấp ở Biển Ðông.
    Ông nói: “Họ có rất nhiều khu vực, khi bắt đầu từ phía nam Hong Kong, một số khu vực ở khoảng 250 đến 300 kilomet ngoài khơi, nơi họ đã tìm ra một số lượng khí đốt thiên nhiên đáng kể, và ít nhất đối với tôi, thì tôi nghĩ rằng sẽ có lý hơn nêu đặt dàn khoan ở một khu biển sâu nào đó, và thăm dò các khu vực rõ ràng là không có tranh chấp.”
    Ông Collins nói trong năm vừa qua, CNOOC đã nói về những vùng biển sâu trong Biển Ðông và tình trạng những vùng này chưa được khai thác và có tiềm năng lớn đến mức nào.
    Hồi cuối năm ngoái, CNOOC loan báo các kế hoạch đầu tư 200 tỷ nguyên vào việc thăm dò dầu khí ở Biển Ðông và khoan 800 giếng dầu ở biển sâu.
    Con số ước tính về khí đốt thiên nhiên trong Biển Ðông lên tới hàng trăm ngàn tỷ mét khối. Các nhà địa chất học Trung Quốc tin rằng có hơn 200 tỷ thùng dầu. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ và các cơ quan khác nói từ 60 đến 70% các tài nguyên hydrocarbon tong khu vực là khí đốt thiên nhiên.
    Ông Collins tỏ ra nghi ngờ những tuyên bố về trữ lượng lớn khí đốt trong khu vực. Ông nói một viên chức của CNOOC được báo Economist trích thuật hồi đầu năm nay đã ước tính rằng có tới 200 ngàn tỷ mét khối khí đốt thiên nhiên trong vùng Biển Ðông:
    “Trữ lượng khí đã được chứng minh như ở Nga chẳng hạn thì vào khoảng 44 đến 45 ngàn tỷ mét khối, và cơ bản Nga là một thứ Ả Rập Sê-út về khí đốt thiên nhiên. Tôi hơi nghi ngờ về các ước lượng quá cao. Ngoài ra, vẫn chưa có mấy vụ phát hiện dầu, ít nhất từ những vụ thăm dò, nhất là ở vùng biển sâu trong Biển Ðông, mà chỉ có nhiều vụ phát hiện khí đốt.”
    Theo các chuyên gia, điều rõ ràng là trong khi có thêm các tài nguyên được chứng minh là tồn tại, thì các vụ tranh chấp lãnh thổ có phần chắc cũng sẽ gia tăng.

    https://chutungo.wordpress.com/2011...ng-dợi-dể-co-them-cac-tai-nguyen-ở-biển-dong/
  8. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Khúc xương mắc nghẹn


    Việt Nam đã có một bước thay đổi đáng kể, khi một tờ báo chính thức trực tiếp biện hộ cho công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
    Bản đồ hình lưỡi bò Trung Quốc công bố chủ quyền trên biển Đông. AFP PHOTO.
    Đúng ra Nhà nước phải công khai quan điểm về bản công hàm mà Bắc Kinh sử dụng như lá bài tẩy về chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa.
    Bức tường im lặng

    Trong suốt những năm tháng gây căng thẳng trên Biển Đông, Trung Quốc luôn trưng dẫn công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, theo đó Việt Nam tán thành Tuyên bố 4/9/1958 của Thủ tướng Chu Ân Lai về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền Trung Quốc kể các các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa theo tên gọi Việt Nam).
    Trong trường hợp này phải chứng minh được là thái độ Việt Nam trước công hàm Phạm Văn Đồng và sau công hàm Phạm Văn Đồng có đồng nhất với nhau hay không.
    Thạc sĩ Hoàng Việt​
    Báo Đại Đoàn Kết ngày 20/7 vừa qua có bài viết đề cập thẳng vào nội dung bản công hàm 1958, một sự kiện mà nhiều người gọi là phá vỡ bức tường im lặng, về một vấn đề mà chính phủ Việt Nam không hiểu vì sao chưa lên tiếng, trong khi Trung Quốc thì tận dụng mọi lúc mọi nơi đặc biệt là trên truyền thông báo chí.
    Tờ báo chính thức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức ngoại vi của **********************, mô tả hành động của Trung Quốc là xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm 1958 cũng như về điều gọi là hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Báo Đại Đoàn Kết nhấn mạnh, việc Trung Quốc giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
    Giá trị pháp lý của công hàm?

    Đáp câu hỏi của Nam Nguyên về giá trị pháp lý của công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thạc sĩ Hoàng Việt giảng viên môn Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM nhận định:
    [​IMG]
    Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng. File Photo.

    “Lúc đó không có ông nào ở miền Bắc có quyền nói chuyện về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa, còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến. Thứ hai là phải xem xét bối cảnh của việc ra cái công hàm ấy như thế nào, theo một số báo chí và đặc biệt bài viết của TS Từ Đặng Minh Thu (*Đại học Sorbonne Pháp) phân tích ra, Trung Quốc cho rằng Việt Nam như thế đã công nhận và nếu không công nhận thì sẽ vi phạm cái estoppel trong luật pháp quốc tế. Thế nhưng để chứng minh được estoppel thì lại là một vấn đề khác. Cho nên tôi cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng nó không có giá trị pháp lý gì nhiều cả.”
    Thạc sĩ Hoàng Việt cũng giải thích thêm về khái niệm estoppel mà Trung Quốc viện dẫn để ràng buộc công hàm Phạm Văn Đồng. Ông nói:
    “Trong luật quốc tế, estoppel bắt đầu từ nội luật của một số quốc gia ở phương tây trong đó đưa ra vấn đề là, anh đưa ra một tuyên bố và sau đó không được nói ngược lại tuyên bố đó, nhưng cái nói ngược đó phải gây bất lợi cho nước khác. Thế thì trong trường hợp này phải chứng minh được là thái độ Việt Nam trước công hàm Phạm Văn Đồng và sau công hàm Phạm Văn Đồng có đồng nhất với nhau hay không. Thứ hai là tuyên bố Phạm Văn Đồng có gây bất lợi gì cho Trung Quốc hay không. Vấn đề này cần chuyên môn sâu. Cá nhân tôi cho rằng nghiên cứu để xem hình thành estoppel thì công hàm Phạm Văn Đồng này vẫn chưa đủ để nó cấu thành estoppel như vậy được.”
    Chúng tôi nêu câu hỏi ghi nhận từ nhiều diễn đàn mạng cho rằng, cần xem xét nội dung công hàm Phạm Văn Đồng dưới nhiều góc độ khác nhau. Nếu nội dung đó không có giá trị ràng buộc gì thì tại sao Nhà nước Chính phủ Việt Nam không công khai lên tiếng về vấn đề này và cho đến nay mới chỉ có một tờ báo đề cập tới. Thạc sĩ Hoàng Việt trình bày nhận định của ông:
    Tuyên bố này theo luật pháp quốc tế có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không. Nếu đã ra một tuyên bố thì anh không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình.
    Thạc sĩ Hoàng Việt​
    “Ví dụ bây giờ tranh chấp đưa ra Tòa án Quốc tế thì tuyên bố này theo luật pháp quốc tế có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không. Nếu đã ra một tuyên bố thì anh không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình và ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia được. Thế nhưng chiếu theo luật pháp quốc tế, tôi xin nhắc lại bài viết rất sâu sắc của TS Từ Đặng Minh Thu và bài viết của Đại Đoàn Kết mới đây đã nhắc lại là, nếu Trung Quốc nại ra cái estoppel thì phải chứng minh việc đó, mà theo các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về estoppel đó thì tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng khó đạt được estoppel. Thứ nhất tuyên bố Phạm Văn Đồng đưa ra trong bối cảnh đã được nói nhiều rồi, còn vì sao chính quyền Việt Nam nói chung lại không đả động về vấn đề này, thì tôi nghĩ rằng khi nó đã không có giá trị pháp lý gì thì mình không cần phải nói tới. Thứ hai giả sự tình huống cần phân xử ở Tòa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc thì khi đó cần tiếng nói chính thức.”

    Trong bài viết mới đây đăng trên Vietnam Net nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan nhận định rằng: “Tình hình càng phức tạp càng cần phải vận dụng nhuần nhuyễn những truyền thống, những bài học lớn đã thu lượm được trong suốt chiều dài lịch sử từ ngày Nhà nước Việt Nam mới ra đời đến nay. Dũng khí cần song hành với mưu lược, nhiệt huyết cần đi đôi với sự tỉnh táo, có trái tim nóng chưa đủ mà cần có cái đầu lạnh.”
    Không thể bán cái không có

    Cũng có những người với lý luận bình thường cho rằng khó loại bỏ một công hàm do Thủ tướng một quốc gia ký, nhưng có điều người ta không thể tặng ai hay bán cho ai một cái gì mình không có. Đây cũng là điều may mắn để còn chỗ cho những lập luận.
    Thạc sĩ Hoàng Việt nêu ý kiến của riêng ông về chuyện gọi là tỉnh táo trong xử lý:
    Thực ra công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý gì nhiều. Thứ hai rõ ràng cách nói theo kiểu Phạm Văn Đồng chỉ là nói nước đôi.
    Thạc sĩ Hoàng Việt​
    “Trong một số hội thảo chúng tôi cho rằng, thực ra công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý gì nhiều. Thứ hai rõ ràng cách nói theo kiểu Phạm Văn Đồng chỉ là nói nước đôi, cho nên mọi sự giải thích của nó có thể là sự suy diễn và vì thế cũng chưa cần phải trả lời vấn đề đó. Đương nhiên bây giờ chỉ ra những cái bất hợp lý của Trung Quốc thì cũng có những cái Nhà nước đứng ra nói chuyện được, có những cái có lẽ để những nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm mang tính chất khách quan hơn sâu sắc hơn.”

    Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, Luật Sư Nguyễn Văn hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM nhận định về việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
    “Quốc hội khóa 13 Nhiều vị đại biểu đề nghị Quốc Hội nên ra một nghị quyết về Biển Đông, điều này đã được nói công khai… Trong kỳ họp thứ nhất vừa khai mạc Quốc hội nghe tường trình về vấn đề Biển Đông. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc ra thông báo nói về ý kiến của cử tri, nhân dân bày tỏ thái độ bất bình việc một số tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đã gây ảnh hưởng không tốt cho quan hệ hai nước, nhiều cử tri cũng đề nghị thẳng Nhà nước Việt Nam phải có những đối sách.”

    Ngay sau khi Báo Đại Đoàn Kết có bài giải thích về công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chúng tôi ghi nhận Vietnam Net đã đăng lại nhưng phản ứng sôi nổi gấp bội là trên các mạng xã hội với hàng triệu người truy cập. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn luôn là một khúc xương mắc nghẹn dù lúc đó ông chẳng thể cho, tặng hay bán một tài sản mà mình không sở hữu.

    https://chutungo.wordpress.com/2011/07/23/cong-ham-ph%e1%ba%a1m-van-d%e1%bb%93ng-khuc-x%c6%b0%c6%a1ng-m%e1%ba%afc-ngh%e1%ba%b9n/
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    [​IMG]Thứ Bảy, 23/07/2011 --- cập nhật 10:43 GMT+7

    Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ngành điện Lào Cai - nơi được uỷ quyền hợp đồng mua điện, để tìm hiểu rõ nguyên nhân và được biết có thời gian điện không tiêu thụ hết đã chảy ngược sang Trung Quốc qua đường đấu nối từng nhập khẩu điện là có thật.
    Theo báo cáo của Công ty Điện lực Lào Cai, tháng 5/2011 Công ty được ủy quyền ký mua điện Trung Quốc 37 triệu kWh, chỉ tiêu thụ 27,13 triệu kWh. Do lượng điện Lào Cai không tiêu thụ hết nên các nhà máy thủy điện của Lào Cai sau khi hoà vào lưới điện đã có 52 lần phát công suất ngược sang phía Trung Quốc, công suất phát ngược lớn nhất là 20MW, tổng sản lượng phát ngược là 42.900 kWh.
    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng điện chảy ngược sang Trung Quốc, do các nhà máy thủy điện tập trung phát vào giờ cao điểm, trong khi đó các nhà máy phốt pho lại ngừng sản xuất vào giờ cao điểm đã dẫn đến vào giờ cao điểm công suất điện lớn hơn phụ tải, đường dây 110KV Hà Khẩu - Lào Cai điều tiết giữ mức công suất dưới 5MW, khi phụ tải dao động dẫn đến điện từ Việt Nam phát ngược sang Trung Quốc.
    [​IMG]
    Công nhân Điện lực vận hành các trạm biến áp. (Ngọc Hà - TTXVN)
    Lượng điện này không được trừ vào sản lượng điện đã nhập sang Việt Nam theo hợp đồng từ đầu năm mà đành "biếu không" cho bên bán là điện lực Vân Nam (Trung Quốc). Nguyên nhân chủ yếu do đơn vị quản lý, điều phối chưa lường trước được trong năm sẽ có thêm một số nhà máy thủy điện nhỏ trên địa bàn được đưa vào sử dụng đủ khả năng tự cân đối nguồn điện tại địa phương mà đã ký hợp đồng nhập khẩu điện với đối tác Trung Quốc (lượng điện nhập hàng năm từ 1/10/2004 đến nay là 350-360 triệu kWh).
    Điểm bất cập trong công tác quản lý cũng như thiếu chặt chẽ trong hợp đồng mua điện với đối tác Trung Quốc thể hiện rõ nhất ở việc điều tiết lượng điện vào giờ cao điểm.
    Công ty Điện lực Lào Cai mua điện trên địa bàn của 17 nhà máy thủy điện nhỏ, với tổng công suất lắp máy là 128MW. Theo hợp đồng, những nhà máy thủy điện này đã đưa điện lên lưới, trong khi đó các nhà máy Phốt pho vàng, Phốt pho Việt Nam, Phốt pho Đông Nam Á, Phốt pho Đức Giang, Luyện đồng Lào Cai, Tuyển đồng Sin Quyền là những cơ sở tiêu thụ điện năng lớn lại thực hiện tiết kiệm điện hạn chế sản xuất giờ cao điểm nên mới có lượng điện dư thừa chảy ngược sang Trung Quốc.
    Ông Lê Đức Chùng, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Lào Cai thừa nhận một thực tế khắt khe khách quan theo hợp đồng, đó là: Điện mua của Trung Quốc không được kết nối vào mạng lưới điện quốc gia, sản lượng điện tổng thể hàng năm từ 350-360 triệu kWh được chia ra từng tháng theo nhu cầu điện của Việt Nam, Công ty Điện lực Lào Cai đăng ký sản lượng điện hàng tháng, nếu tiêu thụ dưới hoặc vượt quá ± 5% thì bị phạt.
    Thực tế Công ty Điện lực Lào Cai đã nhiều lần bị phía Trung Quốc phạt, tháng bị phạt cao nhất là 56.000 USD.
    Lý giải của phía Trung Quốc là vì phía họ "cũng phải ký hợp đồng mua điện của các nhà máy phát điện". Còn việc phía bạn không đồng ý cho Lào Cai kết nối vào lưới điện chung của Việt Nam là để "cho dễ điều hành"!?.
    Thành ra, lượng điện thừa không được điều hoà vào lưới điện quốc gia của Việt Nam mà lại chảy ngược sang Trung Quốc vì hiện nay không có đường truyền tải 220KV từ Lào Cai về xuôi. Được biết, sản lượng điện Công ty Điện lực Lào Cai thay mặt cho Tổng Công ty Điện lực miền Bắc mua của Trung Quốc, chỉ phục vụ cho hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
    Cũng theo ông Lê Đức Chùng, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Lào Cai, để khắc phục khủng khoảng... thừa như hiện nay, Công ty đã yêu cầu các nhà máy sản xuất tiêu thụ điện năng lớn mua điện chạy vào giờ cao điểm. Mặt khác yêu cầu các nhà máy thủy điện tiết giảm công suất và cam kết thực hiện Quy trình vận hành điều tiết trong trường hợp thừa, thiếu công suất.
    Đầu tháng 7/2011, Cty Điện lực Lào Cai được sự nhất trí của Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã tiến hành sửa chữa và đưa trạm điện 220KV Dốc Đỏ vào vận hành, kết nối các nhà máy thuỷ điện Mường Hum, Ngòi Xan 2, Nậm Hô vào đường dây 220KV. Trước đây các nhà máy này kết nối vào đường dây 110KV để cung cấp điện cho khu vực công nghiệp Tằng Loỏng, nếu thừa sẽ chuyển về Yên Bái, giải quyết được tình trạng điện chảy ngược sang Trung Quốc.
    Tập đoàn Điện lực cũng đã có kế hoạch xây dựng trạm biến áp 220KV với hai máy biến thế tổng công suất 250MW và hai đường dây điện 220KV để kết nối với lưới điện quốc gia, tổng kinh phí khoảng gần 2.000 tỷ đồng. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để sẵn sàng thu nhận một lượng điện khá lớn từ nhà máy thuỷ điện: Bắc Hà, Séo Chong Hô, Sử Pán 2… sau khi các nhà máy đi vào vận hành trong thời gian tới.

    Bó chiếu???????^:)^^:)^^:)^
  10. Dr.BietTuot

    Dr.BietTuot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ giao dịch B2B thôi cụ ạ.

    Em chỉ tập trung vào những ngành siêu lợi nhuận thôi. Còn kinh doanh hàng trắng là ngành kinh doanh của những người j cùng khổ sắp chết nên em chẳng thèm làm.

    Em tập trung vào công nghệ chất bán dẫn và năng lượng sạch.

    Em thấy cụ rảnh rỗi lên đây chắc hẳn là cụ đang thất nghiệp.

    Em thấy có một sản phẩm của em phù hợp với cụ là máy (hệ thống) sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời. Giá thành là 4 triệu đồng/ máy. Máy này có thể thắp sáng 3 bóng đèn neon với thời gian là 20 tiếng liên tục. Thời hạn sử dụng của máy là 5-10 năm tuỳ theo điều kiện thời tiết và bảo quản. Trọng lượng máy: 5kg. Máy này rất phù hợp cho những tổ chức du lịch bằng thuyền, hoặc những người muốn lên núi làm tiên nhân (hay điên nhân). Máy chưa thể so sánh với lợi ích của mạng lưới điện quốc gia, nhưng rất là tiện lợi cho những người sống trên sông nước (không có mạng lưới điện) ở đồng bằng sông Cửu Long. Máy này sản xuất trên công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc.

    Cụ muốn làm đại lý phân phối hay mua lẻ đều được. Có gì cụ pm em nhé. [r2)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này