Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5145 người đang online, trong đó có 483 thành viên. 22:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98186 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Thế tụi nó ăn trên xương máu của những đồng chí mình à?
  2. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Trung Quốc trông đợi để có thêm các tài nguyên ở Biển Ðông


    Biển Ðông đã từng đắm chìm trong những vụ tranh chấp lãnh hải từ nhiều chục năm. Các tài nguyên dồi dào về dầu hỏa và khí đốt thiên nhiên là một trong các lý do lớn nhất khiến khu vực rơi vào vòng tranh chấp gay gắt. Trung Quốc nhận toàn bộ vùng biển Ðông thuộc chủ quyền của mình và mới đây đã tăng cường các nỗ lực kiểm soát và khai thác các tài nguyên ở đó qua việc đặt dàn khoan dầu biển sâu đầu tiên trong khu vực này.
    [​IMG] Trung Quốc dựng cờ trên một trong 2 kiến trúc mới xây trên một một đảo trong quần đảo Trường Sa

    Hồi cuối tháng 5, Trung Quốc loan báo khai trương một dàn khoan lớn tối tân dùng ở vùng biển sâu, còn gọi là CNOOC 981. Dàn khoan này lớn cỡ một sân bóng bầu dục, được xây dựng bởi Công ty Đóng Tầu Trung Quốc cung cấp cho công ty sản xuất dầu khí hàng đầu là Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc. Dàn khoan này có khả năng vận hành ở các độ sâu 3.000 mét và hút dầu ở các độ sâu tới 12.000 mét.
    Theo tin tức của các cơ quan truyền thông Trung Quốc, dàn khoan dự trù sẽ bắt đầu hoạt động trong vùng Biển Ðông vào một thời điểm trong tháng này.
    Ông Lâm Bá Cường là người đứng đầu Trung tâm Khảo cứu Kinh tế Năng lượng thuộc trường Đại học Hạ Môn của Trung Quốc.
    Ông nói rằng các bản tin cho thấy dàn khoa sẽ tới Biển Ðông vào tháng bảy. Ông nói chưa có thêm tin tức về sự kiện này, vì thế ông tin là dàn khoan chưa được đưa đến nơi.
    Bất kể khi nào dàn khoan được đưa đến và bắt đầu khoan, các chuyên gia phân tích nói rằng việc Bắc Kinh bố trí một dàn khoan tối tân ở biển sâu trong vùng Biển Ðông là một sự khẳng định cả nhu cầu về dầu khí ngày càng tăng của Trung Quốc lẫn nguồn cung ứng tài nguyên hạn chế trên bộ của nước này.
    Trung Quốc từng là nước toàn nhập khẩu dầu trong gần 2 thập niên, và đã nhập khí đốt thiên nhiên từ năm 2007. Trong tư cách là nền kinh tế lớn hàng thứ nhì trên thế giới, nhu cầu tăng vọt về năng lượng của nước khổng lồ ở châu Á này đã dẫn đến sự gia tăng gấp 4 lần mức tiêu thụ dầu trong hai thập niên vừa qua.
    Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế ước tính Trung Quốc sẽ nhập khẩu 5 phần 6 lượng dầu tiêu thụ từ nay cho đến năm 2035.
    Theo một báo cáo mới đây của công ty năng lượng British Petroleum có trụ sở ở London, lãnh thổ Trung Quốc chỉ chứa khoảng 1,1% các trữ lượng dầu hỏa của thế giới.
    Nói một cách đơn giản, theo ông Lâm Bá Cường, các nguồn tài nguyên trên lục địa của Trung Quốc là không đủ.
    Ông Lâm nói các tài nguyên có thể tìm thấy trên bộ gần như đã cạn kiệt, vì thế vùng hải dương của Trung Quốc rất quan trọng trong việc giảm bớt lượng nhập khẩu các tài nguyên. Ông nói khai thác hải dương là cực kỳ quan trọng.
    Ông Lâm nói ông không biết dàn khoan sẽ được đưa tới đâu, nhưng có nhiều phần chắc là sẽ bám vào những vùng nước sâu ở Biển Ðông.
    Việc bố trí dàn khoan ở biển Nam Trung Hoa đã châm ngòi cho những vụ phản đối của các nước khác cũng nhận chủ quyền trong khu vực.
    Ông Gabe Collins, người đồng sáng lập ChinaSignPost.com, một trang web tập trung vào công cuộc khảo cứu và phân tích Trung Quốc, nói rằng ông sẽ rất ngạc nhiên nếu Trung Quốc đưa dàn khoan ngay lập tức tới một khu vực đang có tranh chấp ở Biển Ðông.
    Ông nói: “Họ có rất nhiều khu vực, khi bắt đầu từ phía nam Hong Kong, một số khu vực ở khoảng 250 đến 300 kilomet ngoài khơi, nơi họ đã tìm ra một số lượng khí đốt thiên nhiên đáng kể, và ít nhất đối với tôi, thì tôi nghĩ rằng sẽ có lý hơn nêu đặt dàn khoan ở một khu biển sâu nào đó, và thăm dò các khu vực rõ ràng là không có tranh chấp.”
    Ông Collins nói trong năm vừa qua, CNOOC đã nói về những vùng biển sâu trong Biển Ðông và tình trạng những vùng này chưa được khai thác và có tiềm năng lớn đến mức nào.
    Hồi cuối năm ngoái, CNOOC loan báo các kế hoạch đầu tư 200 tỷ nguyên vào việc thăm dò dầu khí ở Biển Ðông và khoan 800 giếng dầu ở biển sâu.
    Con số ước tính về khí đốt thiên nhiên trong Biển Ðông lên tới hàng trăm ngàn tỷ mét khối. Các nhà địa chất học Trung Quốc tin rằng có hơn 200 tỷ thùng dầu. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ và các cơ quan khác nói từ 60 đến 70% các tài nguyên hydrocarbon tong khu vực là khí đốt thiên nhiên.
    Ông Collins tỏ ra nghi ngờ những tuyên bố về trữ lượng lớn khí đốt trong khu vực. Ông nói một viên chức của CNOOC được báo Economist trích thuật hồi đầu năm nay đã ước tính rằng có tới 200 ngàn tỷ mét khối khí đốt thiên nhiên trong vùng Biển Ðông:
    “Trữ lượng khí đã được chứng minh như ở Nga chẳng hạn thì vào khoảng 44 đến 45 ngàn tỷ mét khối, và cơ bản Nga là một thứ Ả Rập Sê-út về khí đốt thiên nhiên. Tôi hơi nghi ngờ về các ước lượng quá cao. Ngoài ra, vẫn chưa có mấy vụ phát hiện dầu, ít nhất từ những vụ thăm dò, nhất là ở vùng biển sâu trong Biển Ðông, mà chỉ có nhiều vụ phát hiện khí đốt.”
    Theo các chuyên gia, điều rõ ràng là trong khi có thêm các tài nguyên được chứng minh là tồn tại, thì các vụ tranh chấp lãnh thổ có phần chắc cũng sẽ gia tăng.

    https://chutungo.wordpress.com/2011...ng-dợi-dể-co-them-cac-tai-nguyen-ở-biển-dong/
  3. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Khúc xương mắc nghẹn


    Việt Nam đã có một bước thay đổi đáng kể, khi một tờ báo chính thức trực tiếp biện hộ cho công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
    Bản đồ hình lưỡi bò Trung Quốc công bố chủ quyền trên biển Đông. AFP PHOTO.
    Đúng ra Nhà nước phải công khai quan điểm về bản công hàm mà Bắc Kinh sử dụng như lá bài tẩy về chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa.
    Bức tường im lặng

    Trong suốt những năm tháng gây căng thẳng trên Biển Đông, Trung Quốc luôn trưng dẫn công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, theo đó Việt Nam tán thành Tuyên bố 4/9/1958 của Thủ tướng Chu Ân Lai về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền Trung Quốc kể các các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa theo tên gọi Việt Nam).
    Trong trường hợp này phải chứng minh được là thái độ Việt Nam trước công hàm Phạm Văn Đồng và sau công hàm Phạm Văn Đồng có đồng nhất với nhau hay không.
    Thạc sĩ Hoàng Việt​
    Báo Đại Đoàn Kết ngày 20/7 vừa qua có bài viết đề cập thẳng vào nội dung bản công hàm 1958, một sự kiện mà nhiều người gọi là phá vỡ bức tường im lặng, về một vấn đề mà chính phủ Việt Nam không hiểu vì sao chưa lên tiếng, trong khi Trung Quốc thì tận dụng mọi lúc mọi nơi đặc biệt là trên truyền thông báo chí.
    Tờ báo chính thức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức ngoại vi của **********************, mô tả hành động của Trung Quốc là xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm 1958 cũng như về điều gọi là hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Báo Đại Đoàn Kết nhấn mạnh, việc Trung Quốc giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
    Giá trị pháp lý của công hàm?

    Đáp câu hỏi của Nam Nguyên về giá trị pháp lý của công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thạc sĩ Hoàng Việt giảng viên môn Luật Quốc tế Trường Đại học Luật TP.HCM nhận định:
    [​IMG]
    Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng. File Photo.

    “Lúc đó không có ông nào ở miền Bắc có quyền nói chuyện về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa, còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến. Thứ hai là phải xem xét bối cảnh của việc ra cái công hàm ấy như thế nào, theo một số báo chí và đặc biệt bài viết của TS Từ Đặng Minh Thu (*Đại học Sorbonne Pháp) phân tích ra, Trung Quốc cho rằng Việt Nam như thế đã công nhận và nếu không công nhận thì sẽ vi phạm cái estoppel trong luật pháp quốc tế. Thế nhưng để chứng minh được estoppel thì lại là một vấn đề khác. Cho nên tôi cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng nó không có giá trị pháp lý gì nhiều cả.”
    Thạc sĩ Hoàng Việt cũng giải thích thêm về khái niệm estoppel mà Trung Quốc viện dẫn để ràng buộc công hàm Phạm Văn Đồng. Ông nói:
    “Trong luật quốc tế, estoppel bắt đầu từ nội luật của một số quốc gia ở phương tây trong đó đưa ra vấn đề là, anh đưa ra một tuyên bố và sau đó không được nói ngược lại tuyên bố đó, nhưng cái nói ngược đó phải gây bất lợi cho nước khác. Thế thì trong trường hợp này phải chứng minh được là thái độ Việt Nam trước công hàm Phạm Văn Đồng và sau công hàm Phạm Văn Đồng có đồng nhất với nhau hay không. Thứ hai là tuyên bố Phạm Văn Đồng có gây bất lợi gì cho Trung Quốc hay không. Vấn đề này cần chuyên môn sâu. Cá nhân tôi cho rằng nghiên cứu để xem hình thành estoppel thì công hàm Phạm Văn Đồng này vẫn chưa đủ để nó cấu thành estoppel như vậy được.”
    Chúng tôi nêu câu hỏi ghi nhận từ nhiều diễn đàn mạng cho rằng, cần xem xét nội dung công hàm Phạm Văn Đồng dưới nhiều góc độ khác nhau. Nếu nội dung đó không có giá trị ràng buộc gì thì tại sao Nhà nước Chính phủ Việt Nam không công khai lên tiếng về vấn đề này và cho đến nay mới chỉ có một tờ báo đề cập tới. Thạc sĩ Hoàng Việt trình bày nhận định của ông:
    Tuyên bố này theo luật pháp quốc tế có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không. Nếu đã ra một tuyên bố thì anh không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình.
    Thạc sĩ Hoàng Việt​
    “Ví dụ bây giờ tranh chấp đưa ra Tòa án Quốc tế thì tuyên bố này theo luật pháp quốc tế có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không. Nếu đã ra một tuyên bố thì anh không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình và ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia được. Thế nhưng chiếu theo luật pháp quốc tế, tôi xin nhắc lại bài viết rất sâu sắc của TS Từ Đặng Minh Thu và bài viết của Đại Đoàn Kết mới đây đã nhắc lại là, nếu Trung Quốc nại ra cái estoppel thì phải chứng minh việc đó, mà theo các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế về estoppel đó thì tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng khó đạt được estoppel. Thứ nhất tuyên bố Phạm Văn Đồng đưa ra trong bối cảnh đã được nói nhiều rồi, còn vì sao chính quyền Việt Nam nói chung lại không đả động về vấn đề này, thì tôi nghĩ rằng khi nó đã không có giá trị pháp lý gì thì mình không cần phải nói tới. Thứ hai giả sự tình huống cần phân xử ở Tòa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc thì khi đó cần tiếng nói chính thức.”

    Trong bài viết mới đây đăng trên Vietnam Net nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan nhận định rằng: “Tình hình càng phức tạp càng cần phải vận dụng nhuần nhuyễn những truyền thống, những bài học lớn đã thu lượm được trong suốt chiều dài lịch sử từ ngày Nhà nước Việt Nam mới ra đời đến nay. Dũng khí cần song hành với mưu lược, nhiệt huyết cần đi đôi với sự tỉnh táo, có trái tim nóng chưa đủ mà cần có cái đầu lạnh.”
    Không thể bán cái không có

    Cũng có những người với lý luận bình thường cho rằng khó loại bỏ một công hàm do Thủ tướng một quốc gia ký, nhưng có điều người ta không thể tặng ai hay bán cho ai một cái gì mình không có. Đây cũng là điều may mắn để còn chỗ cho những lập luận.
    Thạc sĩ Hoàng Việt nêu ý kiến của riêng ông về chuyện gọi là tỉnh táo trong xử lý:
    Thực ra công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý gì nhiều. Thứ hai rõ ràng cách nói theo kiểu Phạm Văn Đồng chỉ là nói nước đôi.
    Thạc sĩ Hoàng Việt​
    “Trong một số hội thảo chúng tôi cho rằng, thực ra công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý gì nhiều. Thứ hai rõ ràng cách nói theo kiểu Phạm Văn Đồng chỉ là nói nước đôi, cho nên mọi sự giải thích của nó có thể là sự suy diễn và vì thế cũng chưa cần phải trả lời vấn đề đó. Đương nhiên bây giờ chỉ ra những cái bất hợp lý của Trung Quốc thì cũng có những cái Nhà nước đứng ra nói chuyện được, có những cái có lẽ để những nhà nghiên cứu đưa ra quan điểm mang tính chất khách quan hơn sâu sắc hơn.”

    Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, Luật Sư Nguyễn Văn hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM nhận định về việc bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
    “Quốc hội khóa 13 Nhiều vị đại biểu đề nghị Quốc Hội nên ra một nghị quyết về Biển Đông, điều này đã được nói công khai… Trong kỳ họp thứ nhất vừa khai mạc Quốc hội nghe tường trình về vấn đề Biển Đông. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc ra thông báo nói về ý kiến của cử tri, nhân dân bày tỏ thái độ bất bình việc một số tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đã gây ảnh hưởng không tốt cho quan hệ hai nước, nhiều cử tri cũng đề nghị thẳng Nhà nước Việt Nam phải có những đối sách.”

    Ngay sau khi Báo Đại Đoàn Kết có bài giải thích về công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chúng tôi ghi nhận Vietnam Net đã đăng lại nhưng phản ứng sôi nổi gấp bội là trên các mạng xã hội với hàng triệu người truy cập. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn luôn là một khúc xương mắc nghẹn dù lúc đó ông chẳng thể cho, tặng hay bán một tài sản mà mình không sở hữu.

    https://chutungo.wordpress.com/2011/07/23/cong-ham-ph%e1%ba%a1m-van-d%e1%bb%93ng-khuc-x%c6%b0%c6%a1ng-m%e1%ba%afc-ngh%e1%ba%b9n/
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    [​IMG]Thứ Bảy, 23/07/2011 --- cập nhật 10:43 GMT+7

    Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ngành điện Lào Cai - nơi được uỷ quyền hợp đồng mua điện, để tìm hiểu rõ nguyên nhân và được biết có thời gian điện không tiêu thụ hết đã chảy ngược sang Trung Quốc qua đường đấu nối từng nhập khẩu điện là có thật.
    Theo báo cáo của Công ty Điện lực Lào Cai, tháng 5/2011 Công ty được ủy quyền ký mua điện Trung Quốc 37 triệu kWh, chỉ tiêu thụ 27,13 triệu kWh. Do lượng điện Lào Cai không tiêu thụ hết nên các nhà máy thủy điện của Lào Cai sau khi hoà vào lưới điện đã có 52 lần phát công suất ngược sang phía Trung Quốc, công suất phát ngược lớn nhất là 20MW, tổng sản lượng phát ngược là 42.900 kWh.
    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng điện chảy ngược sang Trung Quốc, do các nhà máy thủy điện tập trung phát vào giờ cao điểm, trong khi đó các nhà máy phốt pho lại ngừng sản xuất vào giờ cao điểm đã dẫn đến vào giờ cao điểm công suất điện lớn hơn phụ tải, đường dây 110KV Hà Khẩu - Lào Cai điều tiết giữ mức công suất dưới 5MW, khi phụ tải dao động dẫn đến điện từ Việt Nam phát ngược sang Trung Quốc.
    [​IMG]
    Công nhân Điện lực vận hành các trạm biến áp. (Ngọc Hà - TTXVN)
    Lượng điện này không được trừ vào sản lượng điện đã nhập sang Việt Nam theo hợp đồng từ đầu năm mà đành "biếu không" cho bên bán là điện lực Vân Nam (Trung Quốc). Nguyên nhân chủ yếu do đơn vị quản lý, điều phối chưa lường trước được trong năm sẽ có thêm một số nhà máy thủy điện nhỏ trên địa bàn được đưa vào sử dụng đủ khả năng tự cân đối nguồn điện tại địa phương mà đã ký hợp đồng nhập khẩu điện với đối tác Trung Quốc (lượng điện nhập hàng năm từ 1/10/2004 đến nay là 350-360 triệu kWh).
    Điểm bất cập trong công tác quản lý cũng như thiếu chặt chẽ trong hợp đồng mua điện với đối tác Trung Quốc thể hiện rõ nhất ở việc điều tiết lượng điện vào giờ cao điểm.
    Công ty Điện lực Lào Cai mua điện trên địa bàn của 17 nhà máy thủy điện nhỏ, với tổng công suất lắp máy là 128MW. Theo hợp đồng, những nhà máy thủy điện này đã đưa điện lên lưới, trong khi đó các nhà máy Phốt pho vàng, Phốt pho Việt Nam, Phốt pho Đông Nam Á, Phốt pho Đức Giang, Luyện đồng Lào Cai, Tuyển đồng Sin Quyền là những cơ sở tiêu thụ điện năng lớn lại thực hiện tiết kiệm điện hạn chế sản xuất giờ cao điểm nên mới có lượng điện dư thừa chảy ngược sang Trung Quốc.
    Ông Lê Đức Chùng, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Lào Cai thừa nhận một thực tế khắt khe khách quan theo hợp đồng, đó là: Điện mua của Trung Quốc không được kết nối vào mạng lưới điện quốc gia, sản lượng điện tổng thể hàng năm từ 350-360 triệu kWh được chia ra từng tháng theo nhu cầu điện của Việt Nam, Công ty Điện lực Lào Cai đăng ký sản lượng điện hàng tháng, nếu tiêu thụ dưới hoặc vượt quá ± 5% thì bị phạt.
    Thực tế Công ty Điện lực Lào Cai đã nhiều lần bị phía Trung Quốc phạt, tháng bị phạt cao nhất là 56.000 USD.
    Lý giải của phía Trung Quốc là vì phía họ "cũng phải ký hợp đồng mua điện của các nhà máy phát điện". Còn việc phía bạn không đồng ý cho Lào Cai kết nối vào lưới điện chung của Việt Nam là để "cho dễ điều hành"!?.
    Thành ra, lượng điện thừa không được điều hoà vào lưới điện quốc gia của Việt Nam mà lại chảy ngược sang Trung Quốc vì hiện nay không có đường truyền tải 220KV từ Lào Cai về xuôi. Được biết, sản lượng điện Công ty Điện lực Lào Cai thay mặt cho Tổng Công ty Điện lực miền Bắc mua của Trung Quốc, chỉ phục vụ cho hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
    Cũng theo ông Lê Đức Chùng, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Lào Cai, để khắc phục khủng khoảng... thừa như hiện nay, Công ty đã yêu cầu các nhà máy sản xuất tiêu thụ điện năng lớn mua điện chạy vào giờ cao điểm. Mặt khác yêu cầu các nhà máy thủy điện tiết giảm công suất và cam kết thực hiện Quy trình vận hành điều tiết trong trường hợp thừa, thiếu công suất.
    Đầu tháng 7/2011, Cty Điện lực Lào Cai được sự nhất trí của Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã tiến hành sửa chữa và đưa trạm điện 220KV Dốc Đỏ vào vận hành, kết nối các nhà máy thuỷ điện Mường Hum, Ngòi Xan 2, Nậm Hô vào đường dây 220KV. Trước đây các nhà máy này kết nối vào đường dây 110KV để cung cấp điện cho khu vực công nghiệp Tằng Loỏng, nếu thừa sẽ chuyển về Yên Bái, giải quyết được tình trạng điện chảy ngược sang Trung Quốc.
    Tập đoàn Điện lực cũng đã có kế hoạch xây dựng trạm biến áp 220KV với hai máy biến thế tổng công suất 250MW và hai đường dây điện 220KV để kết nối với lưới điện quốc gia, tổng kinh phí khoảng gần 2.000 tỷ đồng. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để sẵn sàng thu nhận một lượng điện khá lớn từ nhà máy thuỷ điện: Bắc Hà, Séo Chong Hô, Sử Pán 2… sau khi các nhà máy đi vào vận hành trong thời gian tới.

    Bó chiếu???????^:)^^:)^^:)^
  5. Dr.BietTuot

    Dr.BietTuot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ giao dịch B2B thôi cụ ạ.

    Em chỉ tập trung vào những ngành siêu lợi nhuận thôi. Còn kinh doanh hàng trắng là ngành kinh doanh của những người j cùng khổ sắp chết nên em chẳng thèm làm.

    Em tập trung vào công nghệ chất bán dẫn và năng lượng sạch.

    Em thấy cụ rảnh rỗi lên đây chắc hẳn là cụ đang thất nghiệp.

    Em thấy có một sản phẩm của em phù hợp với cụ là máy (hệ thống) sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời. Giá thành là 4 triệu đồng/ máy. Máy này có thể thắp sáng 3 bóng đèn neon với thời gian là 20 tiếng liên tục. Thời hạn sử dụng của máy là 5-10 năm tuỳ theo điều kiện thời tiết và bảo quản. Trọng lượng máy: 5kg. Máy này rất phù hợp cho những tổ chức du lịch bằng thuyền, hoặc những người muốn lên núi làm tiên nhân (hay điên nhân). Máy chưa thể so sánh với lợi ích của mạng lưới điện quốc gia, nhưng rất là tiện lợi cho những người sống trên sông nước (không có mạng lưới điện) ở đồng bằng sông Cửu Long. Máy này sản xuất trên công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc.

    Cụ muốn làm đại lý phân phối hay mua lẻ đều được. Có gì cụ pm em nhé. [r2)]
  6. chenvn2011

    chenvn2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/02/2011
    Đã được thích:
    0
  7. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Thế này thì hỏng thật rồi các bác ạ, sách Việt đây

    [r23)][r23)][r23)][r23)]

    http://quechoa.info/2011/07/22/khong-thể-im-lặng/

    Không thể im lặng

    Nguyễn Quang Lập

    [​IMG]
    Về cú đạp vào mặt người biểu tình có cả vạn người lên tiếng. Mình đã nói rồi vẫn muốn nói thêm nữa. Nhưng đọc bài viết của giáo sư Chu Hảo yêu cầu của nhà văn Nguyên Ngọc mình thấy đã quá đủ, không phải nói gì thêm. Gs Chu Hảo đã rất đúng khi ông nỏi : “Nó hết sức nguy hiểm ở chỗ, đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi ********* về mặt chính trị: nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù địch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực ********* Trung Quốc. Nó hết sức nguy hiểm là bởi vì, nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn thì lực lượng an ninh vẫn tự khẳng định là “vì dân, của dân” sẽ trở thành lực lượng đàn áp nhân dân một cách thô bạo. Sự đàn áp này khêu ngòi và kích động các hành động bạo lực, có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội vào đúng lúc, hơn bao giờ hêt, chúng ta cần sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để bảo vệ và phát triển đât nước trong tình hình nóng bỏng hiện nay.”


    Nói đến thế mà người ta vẫn” im lặng đáng sợ” thì thử hỏi nói thêm để làm gì? Bó tay chấm com rồi.


    Đau nhất là sự “im lặng đáng sợ” của báo chí nước nhà. Vì sao mà im lặng, có gì đâu mà im lặng? Chả phải bao nhiêu lần báo chí đồng thanh cất tiếng về những hành động phạm pháp của ******* đó sao? Bao nhiêu lần báo chí im lặng trước những gì cần phải lên tiếng, mình đều cố tìm những lý do để thông cảm. Nhưng lần này thì không hiểu nổi. Nếu lần này mà báo chí không lên tiếng thì không được, không thể được. Im lặng lần này chẳng những chúng ta đang tự tố cáo báo chí nước này không phải của dân, sinh ra không vì lợi ích của dân. Ok, cứ cho là vậy đi. Nhưng sự im lặng lần này chúng ta cũng đang tự tố cáo báo chí không phải của Đảng, càng không phải lực lượng truyền thông bảo vệ chế độ. Người mới vào nghề báo nửa ngày cũng thừa biết việc trấn áp, khủng bố biểu tình vừa qua chính là đang đẩy chế độ ta đến bờ vực thẳm. Biết như vậy mà im lặng là tại làm sao? Nói thật nhé: đó là sự im lặng của cơ hội.


    Để rồi xem, nếu chế độ này chẳng may sập tiệm thì báo chí nước nhà lại chẳng đồng thanh ca ngợi chế độ mới, ra sức khai quật chế độ cũ để mà chửi bới.


    Mình nói cấm có sai.


    Ai cũng vì miếng cơm manh áo, vì sinh mệnh chính trị mà buộc phải im lặng. Nhưng việc gì cũng có giới hạn của nó. Không biết giới hạn của nó ở đâu hoặc là kẻ vô tri hoặc là người khiếp nhược. Cả hai loại người đó đều dễ thông cảm. Sợ nhất là lũ cơ hội.


    P/s: Chả cần giấu diếm, Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản ấn phẩm có hình đường lưỡi bò rất duyên dáng (hình như là sách dạy tiếng Trung thì phải). Đấy nhé, mọi người cứ hỏi nội gián ở đâu! (Theo Hồ Huy)

    [​IMG]
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề Biển Đông: Phải giúp nhiều người Trung Quốc tỉnh ngộ!

    23/07/2011 07:04:44
    [​IMG]-“Một số người Việt trong nước chưa hiểu hết các sự kiện đã và đang xảy ra, kiều bào thiếu thông tin. Không chỉ vậy, khá đông người Trung Quốc đang bị phương tiện truyền thông nước họ “đánh lừa” nên hiểu sai về Việt Nam”.

    [​IMG]
    Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy. Ảnh IEBài viết về Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng được nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy rất quan tâm. Ông cho biết, vừa qua ông đã sưu tâm được thêm một tư liệu rất thú vị:

    “Đó là một bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan chính thức của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1953. Bài báo năm đó viết rõ ràng là Quần đảo Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản) hay quần đảo Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc) là thuộc lãnh thổ Nhật Bản. Có thể hiểu, vì muốn lôi kéo Nhật Bản chống Mỹ nên Trung Quốc đã viết như vậy. Nhưng bây giờ, vì lợi ích của mình, Trung Quốc đã tuyên bố đảo Senkaku (hay đảo Điều Ngư) thuộc lãnh thổ của họ. Tôi sẽ công bố toàn văn bài báo vào một thời điểm thích hợp”.

    Nhà nghiên cứu nghiêm tục nói: “Theo một nguồn tư liệu mà tôi biết, đã có một lần cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng giải thích như sau: ‘Ngay từ lúc đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thấy trước, nhiều khả năng Mỹ sẽ mang quân ra miền Bắc. Nói như vậy để ngăn chặn Mỹ không dùng đường biển tấn công miền Bắc Việt Nam".

    Như thế là, Việt Nam đã làm như cách trước đó Trung Quốc đã làm với quần đảo Điếu Ngư (hay đảo Senkaku). Nhưng khác với Trung Quốc, hành động của Việt Nam dựa trên cơ sở tin tưởng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN anh em. Thời đó, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc tiếp quản đảo Bạch Long Vĩ năm 1954 và Trung Quốc đã trao trả đúng hạn năm 1956. Ngoài ra, nên nhớ rằng, trong những năm tháng đẹp đẽ ấy, Trung Quốc còn rất nhiệt tình giúp miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế sau năm 1954, đón nhận nhiều học sinh Việt Nam sang Trung Quốc học tập… Không phải tự nhiên mà câu thơ: “Bên ni biên giới là mình, bên kia biên giới cũng tình anh em” đã ra đời vào thời điểm này.

    “Hôm nay, tôi chỉ muốn nói thêm về bối cảnh lịch sử như thế để người dân trong nước, ngoài nước và thế giới hiểu hơn” – ông Dương Danh Dy nói.

    Tri thức Việt kiều chưa khai thác hết? Tại truyền thông Việt Nam chưa đưa đủ thông tin!


    Ông và chúng tôi đều nhắc đến nhiều ý kiến góp ý , tranh luận gần đây của trí thức trong và ngoài nước về câu chuyện biển Đông...Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam chưa tận dụng hết tri thức Việt kiều. Quan điểm của ông như thế nào?

    Sự ít nói của truyền thông cũng là một trong những lý do khiến chúng ta chưa tận dụng hết mỏ vàng tri thức Việt kiều và chưa làm cho bà con thấy hết vấn đề.

    Thứ nhất, những người Việt ở nước ngoài gồm những người định cư từ lâu đời, những người sang sống ở nước ngoài từ sau năm 1975. Họ thiếu thông tin, không thấy được sự thay đổi của đất nước, đặc biệt từ sau đổi mới năm 1986. Nhiều người ở nước ngoài vẫn nhìn chính thể bằng cái nhìn chưa thỏa đáng. Tôi có họ hàng và quen biết một số nhân sĩ trí thức người Mỹ gốc Việt nên đã cảm thấy điều đó.

    Thứ hai, cũng do thiếu thông tin nên một số bà con nhìn cách Việt Nam ứng xử với Trung Quốc chưa cập nhật. Họ không thấy hết những khó khăn khi sống cạnh một anh hàng xóm vừa mạnh, vừa giàu, vừa ác ý, xấu tính mà không thể chuyển nhà đi đâu được”.

    Theo ông, làm thế nào để cải thiện điều này?

    Tuyệt đại đa số người Việt Nam yêu nước. Đây là thời điểm chúng ta có thể gặp nhau.

    Trước năm 1975, có hai chính quyền, hai chính thể. 36 năm là thời gian đủ để xòa nhòa nhiều chuyện. Giờ nước Việt Nam thống nhất là của chung, của mọi người Việt Nam. Thế hệ Việt kiều trẻ đang thay thế dần thế hệ cũ, họ hiểu biết rộng mở hơn, có tình cảm và hướng về quê hương. Chúng ta càng cần phải thông tin cho họ hiểu.

    Cần phải tìm hiểu lẫn nhau, người ngoài nước tìm hiểu trong nước, truyền thông trong nước phải để người bên ngoài thấy sự tiến bộ, những thành tựu to lớn ở trong nước. Hai bên gặp nhau ở tình yêu nước, mong muốn đất nước giàu mạnh lên, chống được áp lực ngoại bang.

    Nhìn chung, chủ trương của Đảng, Nhà nước với người Việt Nam ở nước ngoài là tốt. Chỉ cần có sự vận dụng bằng phương pháp thuyết phục, sẽ tập hợp được lực lượng, tận dụng được sức mạnh, đặc biệt là tri thức khoa học, kỹ thuật và vốn đầu tư của kiều bào.

    Nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc nói sai về Việt Nam

    Mới đây, cựu Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm có nhắc tới chuyện truyền thông Trung Quốc thông tin không đúng cho nhân dân Trung Quốc về đường 9 đoạn, coi đó là chủ quyền của Trung Quốc. Ông nghĩ thế nào về điều này?

    Mới đây, một cán bộ ngoại giao đã về hưu đến bảo: “Tôi chịu anh. Anh đọc những bài báo, bài viết trên các trang báo, trạng mạng Trung Quốc thấy họ nói không đúng về ta như vậy mà anh chịu được. Thần kinh vững đấy!”.

    Tôi đã trả lời, cái nghiệp này phải tỉnh táo. Phải phân tích tại sao họ viết sai về mình như vậy? Khách quan mà nói, mấy tờ Nhân dân Nhật Báo, Quân Giải Phóng, Thanh Niên Trung Quốc, những tờ báo chính thống của Trung Quốc gần đây hầu như không có bài viết nào nói không đúng về Việt Nam. Nhưng tờ Hoàn Cầu Thời báo, các mạng chính thức khác của Trung Quốc mấy chục năm nay đã nói sai, nói xấu Việt Nam rất nhiều. Một số sách lịch sử, bách khoa thư, sáng tác văn học… cũng như vậy. Ví dụ, họ đổ hết lỗi cho Việt Nam về năm 1979, cho là Việt Nam đang chiếm đóng đóng quần đảo Trường Sa của họ.

    Khá đông người Trung Quốc đang bị truyền thông nước họ "đánh lừa" trong khi truyền thông Việt Nam một thời gian dài hầu như im lặng.

    Lại một lần nữa phải hỏi, chúng ta nên làm thế nào, thưa ông?

    Phải nói rõ sự thật với những người Trung Quốc đang hiểu sai Việt Nam, đặc biệt, phải giúp các bạn thanh niên, học sinh Trung Quốc tỉnh ngộ. Việt Nam nên có những trang mạng bằng tiếng Trung Quốc, tăng thêm giờ phát thanh tiếng Trung, nói cho người Trung Quốc biết về Hoàng Sa, Trường Sa và những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo này, làm cho họ hiểu đâu là chủ quyền của họ, đâu là chủ quyền của ta và Trung Quốc phải tôn trọng lợi ích chính đáng của dân tộc Việt Nam.

    Quan trọng là, cần phải công khai rõ thông tin cho người dân trong nước, ngoài nước, người Trung Quốc và thế giới hiểu Việt Nam.

    Hoàng Hạnh
    (thực hiện)
  9. MQ-DRAGON

    MQ-DRAGON Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    155
    Vì sao anh nói các chú thuộc dạng yêu nước kiểu đần độn? Đó là vì các chú éo biết phân biệt hiện tại đâu là bệnh ngoài da, đâu là bệnh trong xương tuỷ. Bệnh ngoài da đơn giản dễ chữa, bệnh trong xương tuỷ nguy hiểm nên cần phải chống cái bệnh này. Một cơ thể cường tráng ra ngoài đường ít người dám bắt nạt nhưng 1 cơ thể ốm yếu thì ai cũng có thể chèn ép nô dịch được.
    Anh ví dụ thế chú tự suy rộng ra nhé! Mà éo biết chú có hiểu anh nói gì ko nữa?=))
    Còn chú hỏi anh là máy nói của ai à? Trả lời luôn là anh thuộc 80% tầng lớp nhân dân lao động, đang phải ngày đêm cày bừa kiếm tiền để chống trả với cơn bão giá đang hoành hành. Anh éo có TG làm máy nói của thằng nào hết.
  10. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Ông cậu em thương binh khá nặng nhưng ông không thích chạy trọt làm thủ tục nên giờ lương thương binh chả được bao nhiêu so với cái lẽ ra mình phải được hưởng. Sau 30/4 còn ra cả Phú Quốc đánh Pol Pot nữa rồi mới về chứ không chỉ đánh Mỹ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này