Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4502 người đang online, trong đó có 329 thành viên. 18:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98182 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. tungcacday

    tungcacday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Kỳ công quá...=D>=D>=D>
  2. tungcacday

    tungcacday Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Vui quá!

    [​IMG]
    Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm (trái) bắt tay Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc - Ảnh: AFP
    Sáng 21/7, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì. Hai bộ trưởng đã nhất trí góp phần thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin với mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển. Cùng ngày, Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm cũng gặp bộ trưởng ngoại giao các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc trong khuôn khổ ASEAN +1. TTXVN
  3. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    LS TRẦN ĐÌNH TRIỂN: ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TQ LÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT




    Đàn áp biểu tình phản đối Trung Quốc là vi phạm pháp luật
    [​IMG]

    Một người biểu tình tại Hà Nội ngày 17/7/11 phản đối các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, bị một người mặc thường phục đạp vào miệng trong lúc đang bị khiêng lên xe buýt. Tấm ảnh này đã làm cho cộng đồng mạng phẫn nộ.
    Nguồn: internet




    Thụy My

    Trong thời gian vừa qua, dư luận Việt Nam đã rất bất bình trước việc những người biểu tình chống các hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông bị bắt bớ, hăm dọa, thậm chí có trường hợp bị đánh đập.




    Trả lời RFI Việt ngữ, luật sư Trần Đình Triển đã đưa ra những nhận xét trên khía cạnh pháp luật.



    RFI: Kính chào luật sư Trần Đình Triển. Thưa ông, về mặt luật pháp thì ông nhận xét như thế nào về việc người dân xuống đường chống các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua ?



    Việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông đang tạo nên một làn sóng dư luận rất bất bình của nhân dân Việt Nam. Sự bất bình đó có thể được thể hiện qua nhiều ý kiến khác nhau, bằng hành động khác nhau, với mong muốn bảo vệ độc lập chủ quyền và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Người thì viết báo, một số đồng chí lão thành cách mạng thì làm văn bản kiến nghị đến các cấp. Có những người gửi tiền, quyên góp tiền để ủng hộ những anh em chiến sĩ ở Trường Sa, Hoàng Sa hay làm công tác trên biển. Và có những người thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách tụ tập để phản đối lại những hành động gây hấn của Trung Quốc.



    Việc tụ tập đó tôi cho rằng cũng chưa hẳn đã là biểu tình, và cũng chưa hẳn đấy là hội họp. Mà đấy là việc thể hiện tấm lòng, một cách hoàn toàn tự phát. Nếu gọi là biểu tình hay hội họp thì phải có một cái tổ chức. Nhưng ở đây, với tấm lòng yêu nước của họ, họ tập trung ở Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự Trung Quốc một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Đây coi như là thể hiện một hành động mang tính cá nhân, nhưng vì nhiều người có tấm lòng giống nhau, cho nên gặp nhau tại một điểm. Và việc họ đi như vậy để họ thể hiện tấm lòng của mình, không một tổ chức nào, hay một ai đứng ra tổ chức cả. Cái quyền tự do đi lại, và quyền đưa ra chính kiến của công dân không có luật pháp nào cấm cả !

    Và tất cả những điều đó, nếu cho rằng đó là hội họp hay biểu tình, thì cũng không có một điều gì là vi phạm pháp luật. Điều 69 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nói rất rõ. Đó là công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, và từ đó đến nay, từ năm 1992 đến bây giờ chưa có một cái luật cụ thể hóa vể biểu tình. Vì vậy người ta căn cứ vào Hiến pháp. Giả sử họ có biểu tình thì cái quyền đó của công dân đã được Hiến pháp, là đạo luật cơ bản, ghi nhận. Vậy thì họ đang làm một việc theo đúng pháp luật.



    Động cơ, mục đích của họ ở đây là chống lại sự gây hấn của Trung Quốc, để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Điều đó được ghi nhận rất mạnh mẽ ở điều 77 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trong đó nói rất rõ : Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý của công dân.



    RFI: Thưa luật sư, đã có những trường hợp người biểu tình bị đối xử thô bạo, và theo chúng tôi được biết đã có trường hợp sinh viên bị đuổi học, thì như vậy có hợp pháp không ?



    Đây là một việc mà chúng tôi cho rằng cần phải tôn vinh công lao của họ, cái ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của những người trong thời gian qua vừa qua phản đối cái việc gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, để bảo vệ vùng biển của Việt Nam. Cái việc họ đang làm được Hiến pháp cho rằng đấy là một nghĩa vụ thiêng liêng.



    Vậy thì tại sao, trong những vụ vừa qua – tôi cũng rất đau lòng – một số người ở Thành phố Hồ Chí Minh hay ở Hà Nội, tập trung ở trước cổng của sứ quán, hay khu vực lân cận của Đại sứ quán Trung Quốc, hay Tổng lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thì sau đó họ bị một số nhà chức trách gọi lên trụ sở A trụ sở B, tôi không muốn nói cụ thể là cơ quan nào, bắt họ kê khai, rồi thậm chí kê khai cả vấn đề lý lịch. Có một số người thì bị đe dọa, thậm chí như một số thông tin đã đưa, họ còn bị đánh đập, bị bê, vác hoặc đẩy lên xe, đưa đi nơi khác. Và thậm chí có những sinh viên người ta thể hiện tấm lòng yêu nước của mình thì cũng đang bị đe dọa đuổi học.



    Tôi cho rằng tất cả những việc làm đó là đang chống lại Hiến pháp ! Tổ quốc này rất cần, nhân dân rất cần những tấm lòng của họ. Tại sao lại hành xử với họ như vậy ?



    Nếu Tổ quốc bị xâm lược thì ai sẽ tham gia vào lực lượng để mà chống lại kẻ thù ? Tôi nghĩ rằng kiểu hành xử đó, không những không đúng pháp luật, mà còn hết sức ấu trĩ ! Nó gây nên một phản ứng trong người dân, hoàn toàn bất lợi cho ý thức bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.



    RFI: Ngoài cảnh sát mặc sắc phục còn có nhiều người mặc thường phục, mà theo dư luận thì chính những người này thường có thái độ thô bạo với người biểu tình. Thưa luật sư, theo quy định thì những người mặc thường phục có quyền bắt bớ, đánh đập người biểu tình không ?



    Trước hết, theo quy định của pháp luật, những người thi hành công vụ phải có được cái quyết định, và cần phải được công bố trước mọi người là họ đang thi hành công vụ. Ví dụ những anh cảnh sát mặc quân phục của nhà nước trang bị cho họ, cái sắc phục đó chính là sự thể hiện rất rõ là họ đang làm nhiệm vụ.



    Còn những người khác mặc thường phục mà không công bố với dân, mà đánh đập dân hay có những hành vi khác, thì về mặt pháp luật cần phải xử lý họ về cái tội gây rối trật tự công cộng. Hoặc nếu gây thương tích cho người khác thì phải xử lý bằng tội cố ý gây thương tích.


    Còn nếu anh đã làm công vụ thì phải được công khai hóa là anh đang thực hiện công vụ, chứ không thể mạo danh. Mai đây những phần tử tội phạm khác cũng có thể lợi dụng như vậy. Nó cũng mặc áo quần thường phục, bảo rằng cũng đang làm nhiệm vụ, để gây nên tai họa cho dân, thì tính sao ?

    Cái việc những người mặc thường phục để thực hiện nhiệm vụ không công bố với dân mình là ai, mà gây trở ngại, gây rối trật tự, hoặc gây thương tích cho những người khác, thì những người đó cần phải bị truy tố !



    RFI: Chủ nhật 17/7 vừa rồi có trường hợp một người mặc thường phục đã đạp vào miệng một người biểu tình đang bị nắm tay chân khiêng lên xe, không tự vệ được. Theo luật sư thì những trường hợp như thế là phạm pháp ?



    Cái điều đó tôi đã nói rất rõ. Tức là nếu họ làm công vụ, thì họ phải công bố họ là ai, cơ quan nào, và thi hành nhiệm vụ gì. Còn bây giờ họ mặc áo quần thường phục, để họ đánh một người đang làm những việc được Hiến pháp bảo vệ, thì những người đó cần phải được xử lý theo quy định của pháp luật.



    Do đó người nào bị - tôi thì không biết cụ thể - nhưng người nào bị đánh đập như vậy, bị đạp vào miệng như vậy, họ có quyền làm đơn lên các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan nhà nước, để yêu cầu xử lý những kẻ đang mạo danh, hoặc là thực hiện không đúng nhiệm vụ của mình, gây tổn hại cho dân và gây nên những bất bình cho dân, thì cần phải xử lý nghiêm minh.



    Nếu ở trong trường hợp đó, người nào bị hại đến với văn phòng tôi, tôi sẵn sàng làm miễn phí trong những sự việc như vậy.



    RFI: Còn trường hợp sinh viên tham gia biểu tình bị đuổi học, được biết có một số trường đại học, cao đẳng đã gởi thông báo đến từng lớp yêu cầu không được đi biểu tình. Như vậy theo luật sư việc làm của các ban giám hiệu đó là không hợp pháp ?



    Đó là điều đương nhiên. Đối với việc biểu tình thì tôi nhắc lại là, đã được quy định trong Hiến pháp ở điều 69. Cái thứ hai ở đây là động cơ, mục đích của họ. Họ đang thực hiện cái nghĩa vụ mà Hiến pháp cho là một nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của công dân, đó là nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.



    Họ phản đối việc Trung Quốc đang cắt cáp biển của tàu Việt Nam, đang đánh đập công dân Việt Nam, đang xâm phạm từng tấc đất, thềm lục địa, rồi vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải vân vân… ở vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những việc họ đang làm đó là đất nước này rất cần họ, cần những tấm lòng như vậy.



    Cớ gì những nhà trường, nơi phải giáo dục tình yêu Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ tương lai, lại làm những văn bản để cấm việc đó ? Vậy thì họ đang cấm lòng yêu nước !



    Những học sinh nếu bị như vậy, họ có thể đến chỗ chúng tôi. Tôi sẵn sàng làm miễn phí cho những học sinh đó. Và tôi sẽ làm văn bản hỏi những cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước : Họ đang làm nghĩa vụ công dân, tại sao lại hành xử thế này ?



    Và tôi đề nghị xử lý ngược lại. Đó là những người nào làm ra những văn bản đó để đuổi học sinh đang vì đất nước này, tôi đề nghị phải giải thích. Và nếu trái với Hiến pháp, thì cần phải xử lý những người ra những thông báo đó, và những người đang áp đảo những học sinh đó.



    RFI: Khi làm công việc này luật sư có ngại gặp những khó khăn cho bản thân mình không ?



    Tôi hoàn toàn không ngại bất cứ một việc gì. Trước hết, trong tấm lòng tôi và việc làm của tôi, vì thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam, vì nhà nước Việt Nam mà tôi đang làm theo những lý tưởng, những đường lối của Đảng, thì tôi không có sợ bất cứ một thế lực nào cả !



    RFI: RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn luật sư Trần Đình Triển ở Hà Nội đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi hôm nay.

    Nguồn: RFI Tiếng Việt.




    Kết nhất câu nếu Tổ quốc có chiến tranh thì ai sẽ cầm súng ra trận của LS Triển.



  4. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Giáo sư Shawn F. McHale: “Tình hình Biển Đông vẫn còn nhiều khó khăn”


    Trong lúc tình hình Biển Đông vẫn là đề tài được nhiều người quan tâm và được bàn luận tại các hội thảo quốc tế, Bay Vút đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư người Mỹ Shawn F. McHale, chuyên gia về Lịch sử và Quan hệ Quốc tế xoay quanh vấn đề Biển Đông.

    [​IMG]Một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Bay Vút)

    Tóm lược

      • Giáo sư Shawn McHale hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Sigur, đồng thời là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Châu Á tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliott (The Elliott School of International Affairs) thuộc Đại học George Washington ở thủ đô Hoa Kỳ.
      • Tiến sĩ McHale hiện giảng dạy môn Lịch sử và Quan hệ Quốc tế tại đại học này. Ông đã đóng góp nhiều bài viết và xuất bản nhiều tác phẩm về Việt Nam như ‘Dấu vết và Quyền lực: Khổng giáo, Chủ nghĩa Cộng sản và Phật giáo trong việc Hình thành một nước Việt Nam Hiện đại’, ‘Chủ nghĩa Mác ở Việt Nam, bất đồng chính kiến, và Chính trị Hồi ức Hậu Thuộc địa: Trần Đức Thảo, 1946-1993′… Ông hiện đang hoàn thành tác phẩm ‘Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần Thứ Nhất’ (1945-54).
    Một số cuộc hội thảo quốc tế đã diễn ra xoay quanh đề tài Biển Đông. Gần đây nhất, Biển Đông lại là chủ đề nổi bật nhất tại hội nghị ASEAN ở Bali với sự tham dự của các ngoại trưởng 10 nước ASEAN và các đại diện Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc.
    Từ thủ đô Hoa Kỳ Washington, Giáo sư Shawn McHale đã dành cho Bay Vút cuộc phỏng vấn dưới đây.
    Bay Vút: Thưa giáo sư, liệu tình hình căng thẳng tại Biển Đông giữa Việt Nam với Trung Quốc sẽ dịu bớt sau khi Hội nghị Bali chấm dứt hay không?
    GS. Shawn F. McHale: “Thật khó trả lời câu hỏi này”.
    “Trung Quốc đã đưa ra một số tuyên bố có tính hòa giải. Chẳng hạn như theo Tân Hoa xã, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tuyên bố: ‘thỏa thuận mới đạt được về bản hướng dẫn thực hiện Tuyên bố chung của các bên liên quan về ứng xử ở biển Nam Hải (Biển Đông) (DOC) đặt nền móng vững chắc cho công cuộc hợp tác có tính thực tế tại vùng biển này và cho phép đưa tới việc gìn giữ hòa bình và ổn định tại Nam Hải”.
    “Tuy nhiên đây là những lời nói hoa mỹ có tính cách ngoại giao”.
    “Trên thực tế vẫn chưa có thỏa thuận có thực chất nào được ký kết. Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ yêu sách đối với một vùng rộng lớn tại Biển Đông”.
    “Ngoài ra, họ cũng đang chỉ trích việc hôm thứ Tư 20/7 vừa qua các nhà lập pháp Philippines thăm viếng một đảo mà cả Philippines lẫn Trung Quốc đều đang tranh chấp. Đảo này có tên là Đảo Pagasa, theo cách gọi của người Philippines, và tên Zhonggye, theo như tên gọi chính thức của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đảo này rất gần với Philippines so với gần Trung Quốc”.
    “Tuy nhiên, khi đề cập tới sự việc vừa nêu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc tuyên bố: “Trung Quốc rõ ràng có chủ quyền đối với các đảo và vùng lãnh hải bao quanh trong vùng biển Nam Hải”.
    “Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục lập trường cứng rắn như vậy đối với những đảo nằm cách rất xa bờ biển nước này thì không chắc Trung Quốc sẽ chịu nhượng bộ đối với những đảo vốn vẫn đang nằm trong vòng tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. So với những đảo tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines, những đảo này nằm gần lãnh thổ Trung Quốc hơn rất nhiều”.
    “Điều quan trong ở đây là sự khác biệt về quyền lực và sức mạnh giữa các bên liên quan. Năm 2010, Trung Quốc đã phản đối ầm ĩ khi Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá Trung Quốc. Rất nhiều báo đài tường quốc tế thuật về phản ứng này của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng trong thời điểm xảy ra vụ vừa nêu, ít khi người ta thấy tin tức về vụ ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ trong vùng Biển Đông trên các báo đài quốc tế”.
    Bay Vút: Tại hội nghị Bali, Việt Nam được ASEAN hỗ trợ ra sao trong việc giải quyết cuộc tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc tại vùng Biển Đông?
    GS. Shawn F. McHale: “Như tôi đã đề cập ở trên, không phải mọi thành viên ASEAN đều có mối quan ngại như nhau trong vấn đề Biển Đông”.
    Bay Vút: Việt Nam được Hoa Kỳ hỗ trợ như thế nào trong việc giải quyết cuộc tranh chấp tại Biển Đông?
    GS. Shawn F. McHale: “Đây là một vấn đề hết sức tế nhị. Cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ không nước nào muốn nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa hai nước vì như vậy có thể khiến gây ra sự thù địch với Trung Quốc”.
    “Hoa Kỳ không muốn gây ra sự thù địch với Trung Quốc một cách quá đáng. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng không muốn chấp nhận nguyên trạng hiện nay trong vùng Biển Đông như là một sự kiện đã rồi. Có vẻ như Hoa Kỳ muốn tiến bước một cách rất thận trọng giữa việc cho thấy thái độ cứng rắn khi nêu những quan ngại về vấn đề tự do lưu thông hàng hải cho mọi nước, với việc gây thù với Trung Quốc”.
    “Có một vấn đề quan trọng cần ghi nhớ ở đây là sự tư do lưu thông hàng hải của Hoa Kỳ trong vùng Biển Đông hiện chưa bị đe dọa. Chỉ có một số nước ASEAN bị đe dọa trong vấn đề này mà thôi”.
    “Một vấn đề quan trọng khác cũng cần ghi nhận là quyền lợi của Việt Nam và Mỹ không giống nhau. Điều này cũng giống như việc Hoa Kỳ không thực sự quan tâm tới chuyện ai nắm giữ chủ quyền đối với đảo Dokdo/Takeshima (hòn đảo mà cả Nam Hàn lẫn Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền). Hoa Kỳ cũng không thực sự quan tâm tới việc nước nào kiểm soát một số đảo cá biệt tại Biển Đông”.
    “Hoa Kỳ chỉ không muốn thấy xung đột nổ ra trong vùng đồng thời muốn quyền tự do lưu thông hàng hải được duy trì và tôn trọng”.
    Bay Vút: Xin Giáo sư cho biết những thách thức trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông là gì? Làm thế nào để vượt qua những thách thức này?
    GS. Shawn F. McHale: “Vấn đề này sẽ được giải quyết nhưng rất khó khăn”.
    “Khó khăn nhất là Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên vùng lãnh hải rộng lớn bao trùm các đảo và đảo san hô vòng tại Biển Đông. Nước này khẳng định rằng những lời tuyên bố chủ quyền của họ là những điều không thể tranh cãi đồng thời không thể phủ nhận. Đây là chuyện vô lý. ”.
    “Tôi tập trung chú ý nhất vào sự kiện Trung Quốc nói rằng lời tuyên bố chủ quyền của họ được dựa trên những bằng chứng lịch sử”.
    “Điều này hoàn toàn không đúng”.
    “Chúng ta phải hiểu rằng các thực thể chính trị tại Đông Nam Á cũng như tại Trung Quốc đều hiểu chủ quyền theo một phương cách khác nhau. Đặc biệt về thời điểm trước năm 1850. (Đây là điểm quan trọng, một điểm vẫn thường xuyên bị bỏ qua, không đề cập tới trong rất nhiều cuộc thảo luận về cuộc xung đột trong vấn đề chủ quyền). Trung Quốc vẫn xuyên thường sử dụng các bằng chứng diễn ra từ trước nửa đầu của thế kỷ 19 để tuyên bố chủ quyền trên vùng lãnh hải rộng lớn này”.
    “Tuy nhiên những bằng chứng đó là gì?”.
    “Trung Quốc tuyên bố chủ quyền dựa trên sự kiện là ngư dân của họ trước đây đã sử dụng những đảo này. Ngoài ra, Trung Quốc nói rằng họ đã tìm thấy những đồng tiền trên đảo”.
    “Nhưng liệu đây có phải là những bằng chứng cho thấy họ có chủ quyền hay không? Không”.
    “Đây là những bằng chứng cho thấy có sự sử dụng có tính cách rời rạc, thất thường, chứ không phải là sự cư ngụ có tính liên tục. Việc khám phá ra các đồng tiền Trung Quốc tại các đảo trong vùng Biển Đông không phải là bằng chứng cho thấy nước này có chủ quyền ở những đảo đó”.
    “Điều Trung Quốc cần cho thấy, là qua các bằng chứng lịch sử, cư dân Trung Quốc quả đã định cư lâu dài trên những đảo họ đang tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, những đảo này phải đã được đế quốc Trung Quốc trước đây chính thức sát nhập.
    Thêm vào đó, Trung Quốc cũng cần phải cho thấy rằng, xét về phương diện lịch sử, không một nước nào khác đã đưa người định cư tại những đảo này như những chính quyền trước đây của Trung Quốc đã đưa cư dân của họ đến cư trú”.
    “Khi chúng ta áp dụng cũng những tiêu chí này đối với những lời tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, tôi cho rằng bằng chứng trước thế kỷ 19 về việc sử dụng những đảo, đảo san hô vòng thì hầu hết không liên quan tới những lập luận đòi chủ quyền hiện đại”.
    “Tuy nhiên, Việt Nam quả đã tuyên bố chủ quyền hồi năm 1816, đây có lẽ là nước đầu tiên tuyên bố chủ quyền trong vấn đề này. Do đó, ngày nay Việt Nam đã có lời tuyên bố xác nhận chủ quyền và lời tuyên bố này mạnh hơn lời tuyên bố của Trung Quốc”.
    “Tuy vậy không một quốc gia nào lại có thể nói rằng lời tuyên bố chủ quyền của họ đối với toàn thể khu vực là lời tuyên bố không thể tranh cãi”.
    “Đây là một sự trớ trêu của lịch sử. Lời tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Việt Nam ngày nay được củng cố bởi sự kiện trước đây. Đó là đế quốc Pháp đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để khẳng định và hành xử chủ quyền tại nhiều nơi trong vùng Biển Đông. Do vậy ngày nay Việt Nam được thừa hưởng những lời tuyên bố chủ quyền có tính lịch sử này”.
    “Người ta phải ghi nhận rằng miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) cũng hành xử chủ quyền đối với Biển Đông, và lời tuyên bố chủ quyền này cũng được chính phủ Việt Nam hiện nay thừa hưởng”.
    “Để xem thêm bối cảnh lịch sử về vấn đề này, chúng ta hãy xem công trình của học giả người Pháp, bà Monique Chemillier-Gendreau. Tôi cho rằng một số chuyên gia Trung Quốc xem công trình của bà Gendreau như là có quan điểm nghiêng về phía Việt Nam. Tuy nhiên những người này phải trực diện với những bằng chứng có liên quan tới lịch sử và pháp lý mà bà đã trích dẫn”.
    “Khi chúng ta tập trung chú ý vào bối cảnh lịch sử này, điều rõ ràng là lời tuyên bố xác nhận chủ quyền do Trung Quốc đưa ra khó có thể xem là những lời không thể tranh cãi”.
    “Do đó lời xác nhận chủ quyền do nước này đưa ra là những lời được thực sự dựa trên những hành động do Trung Quốc thực hiện sau năm 1945. Như vậy đây là những lời rất đáng nghi ngờ. Ví dụ vào năm 1974, trong một trận hải chiến, Trung Quốc đã đánh bật quân Việt Nam Cộng Hòa khỏi những hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền”.
    “Tuy nhiên đây là lời tuyên bố chủ quyền dựa trên sự xâm chiếm. Lời tuyên bố này khó mà có thể xem là lời tuyên bố “không thể tranh cãi”.
    “Sự kiện hiện nay là Trung Quốc và những nước khác đều tuyên bố rằng họ có chủ quyền “không thể tranh cãi”. Tuy nhiên, liệu những quốc gia này có thực sự chú tâm vào vấn đề chủ quyền? Hoặc họ chú tâm vào các nguồn tài nguyên nằm dưới lòng biển?”
    “Người ta cho rằng chính vấn đề tài nguyên mới là nguyên nhân đích thực”.
    “Giải pháp duy nhất cho vấn đề này sẽ xuất hiện nếu các bên khác nhau liên quan có thể thỏa thuận về một kế hoạch nhằm chia sẻ các nguồn tài nguyên của Biển Đông”.
    Bay Vút: Giáo sư nghĩ thế nào về cách hành xử của chính phủ Việt Nam (trong nước cũng như trên trường quốc tế) trong việc giải quyết tình trạng căng thẳng ở Biển Đông?
    GS. Shawn F. McHale: “Theo một nghĩa nào đó, tôi không cho rằng chính phủ Việt Nam đang cố gắng ‘giải quyết’ tình trạng căng thẳng. Họ chỉ đơn giản cho Trung Quốc thấy rằng họ sẽ không bị áp lực từ phía Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam đang muốn khẳng định quyền mà họ nghĩ rằng họ đúng”.
    “Những cuộc biểu tình hồi gần đây tại Việt Nam để phản đối Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông chắc chắn phải có sự cho phép của ********************** và đây là một cách để gây áp lực với Trung Quốc”.
    “Trung Quốc có thể phàn nàn về chiến thuật này. Tuy nhiên chính Bắc Kinh cũng sử dụng phương pháp này ở trong nước. Ví dụ khi chính phủ Trung Quốc muốn gây áp lực với Nhật Bản về những vấn đề như chuyến viếng thăm của thủ tướng Nhật tại Đền Yasukuni hoặc những chuyện gây xích mích trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật, Trung Quốc đã ‘cho phép’ các cuộc biểu tình chống Nhật Bản bùng phát ở Trung Quốc”.
    “Đây thuộc loại ‘ông ăn chả bà ăn nem’. Tức cái gì áp dụng cho một người cũng áp dụng được cho người khác trong trường hợp tương tự. Trước đây Bắc Kinh ‘cho phép’ người dân được biểu tình chống Nhật Bản khi họ đối đầu với Tokyo thì nay chính phủ Việt Nam cũng ‘cho phép’ người dân biểu tình chống Trung Quốc”.
    “Việc Việt Nam đang cố gắng ‘giải quyết’ vấn đề là từ chối thỏa thuận song phương với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”.
    “Xét về lâu về dài, chỉ khi nào có thể cùng làm việc với nhau, các nước ASEAN và Trung Quốc mới có thể soạn thảo một thỏa thuận có tính bền vững”.
    Bay Vút: Giáo sư nghĩ thế nào về các hoạt động hồi gần đây của Hoa Kỳ, như tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton?
    GS. Shawn F. McHale: “Rõ ràng là những tuyên bố do Ngoại trưởng Clinton đưa ra đã khiến Trung Quốc tức giận. Việc bà Clinton phát biểu Biển Đông là ‘quyền lợi quốc gia’ của Hoa Kỳ là điều thú vị. Tôi không rõ phát biểu này có nghĩa gì. Liệu các quyền lợi của Hoa Kỳ có bị đe dọa hay không? Nếu có, thì việc đe dọa này như thế nào?”.

    “Hoa Kỳ nên khuyến khích đối thoại hòa bình trong vấn đề Biển Đông và cuộc đối thoại này phải đưa tới các kết quả cụ thể”.
  5. MQ-DRAGON

    MQ-DRAGON Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    155
    Tự nhiên lại đi dây với cái mầm bệnh này. Anh thấy chú mày nói chẳng có vấn đề gì là trọng tâm toàn thấy thể hiện bản tính hiếu thắng, mọi rợ; chú chỉ chích cá nhân anh thì được gì chứ? Còn anh nói những vấn đề căn bản hiện tại về căn bệnh ngoài da và bệnh xương tuỷ là chuẩn xác ( nếu chú thực sự đào sâu suy nghĩ sẽ thấy). Còn ko hiểu thì cắp sách đến anh dạy cho.=))
  6. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói đến luật pháp thì công dân có quyền tự vệ khi bị xâm phạm thân thể một cách tương xứng
    Tromg trường hợp này ông Đức có quyền đấm vỗ mồm thằng Minh
    Mấy thằng mặc đồng phục nếu là đúng luật thì phải rút dùi cui gô cổ thằng Minh lại vì thằng Minh đánh người nơi công cộng
    Về quy định của ngành, khi anh mặc thường phục mà không rút thẻ ra trước khi hành động thì điều đó có nghĩa là anh đang phạm luật
    Nhưng Vịt Ngan chúng ta các bác thông cảm, chúng ta có cả một "rừng luật" nhưng mỗi tội các anh ý toàn được đào tạo tại các nước Ả rập nên chữ toàn đọc từ phải sang trái thành ra 2 chữ "luật rừng"=))=))=))=))=))=))=))
  7. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0

    Chài, các cụ vưỡn choảng nhau hử?=))=))=))
    Nghe anh em f319 cãi nhau ghê quá, lão Buôn Gió vừa đi vừa chém gió thế này này:

    " Các cụ F319 :)):)):))u
    ống bia, say chém gió bét nhè, cãi nhau vì bất đồng quan điểm cá nhân. Nhưng rút cục vẫn tỉnh táo để thống nhất quyền lợi đất nước là trên hết. Mai anh em ta lại gặp nhau dưới chân tượng đài Cảm Tử Cho Tổ Quốc Quyết Sinh cùng với nhân dân, trí sĩ yêu nước phản đối bọn Trung Quốc xâm lược.

    Tình yêu đất nước sẽ vượt mọi rào cản, bất đồng giữa những cá nhân, những người dân bình dị yêu nước thiết tha. Để cùng hướng về quyền lợi đất nước.

    Họ có thể không vừa lòng nhau, mắng nhau vì bất đồng, nhưng trước lợi ích của đất nước họ sẵn lòng bỏ qua hiềm khích để là sát cạnh bên nhau.
    "


    Đấy, không tin mời 2 cụ vào đây mà nhậu cùng lão ấy [r2)][r2)][r2)]
    http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/350

    P/S: nghe đâu tay Lái Gió này từng bị nhập kho vì tội in áo có dòng chữ" Trường Sa- Hoàng Sa là của người Việt Nam " đấy ^:)^^:)^^:)^

  8. hillck

    hillck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    0
    tôi là một công dân Việt Nam, tôi rất đồng tình với bác. Từ trước tới giờ nhà nước này, chế độ này dạy tôi những gì tôi nhớ rất rõ. Nhưng những hành động của chính phủ vừa rồi làm tôi rất thất vọng.những gì từng dạy tôi hình chỉ là một sự lừa đảo lúc nào mỹ là kẻ thù số 1 và còn 6 bài chính trị nữa chứ. Nhưng hiện giờ ai là kẻ thù số 1 kkhông lẽ chính phủ không những cán bộ cấp cao bị mù, bị điếc. Ai là kẻ thù? Là Trung cẩu tặc. Chính phủ này phục vụ cho ai? Cho Trung tặc ah. Nếu không tại sao dân khi dân thể hiện chứng kiến lòng yêu nước chính phủ không bảo vệ người dân mà đối xử thô bạo với dân. Khi có tiếng súng ai là người bảo vệ tổ quốc này? Hay dùng dân làm chốt thí để lãnh đạo nhà nước bảo vệ cái ghế của mình. Tôi thật không hiểu chính phủ này là của ai? Nếu chính phủ này là của dân, do dân và vì dân thì tại sao lại có những hành động như vậy với dân. Giờ tôi mất lòng tin rất nhiều vào cái chính phủ này. Thà không thể hiện lòng yêu nước còn hơn. Thể hiện lòng yêu nước như vậy chẳng khác nào mang một khối nhục nhã vì chính người đánh người Việt. Quá thất vọng!
  9. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
    Cho dù người bị đánh là Việt Tân hay phan đông gì gì đi nữa thì cách hành xử của mấy thằng đầy tớ đấy là không thể chấp nhận được, phản cảm quá. Anh em cũng đừng kích động quá về việc đấy nữa, đừng để bọn phản đông mượn gió bẻ măng :-ss:-ss
  10. magicsword

    magicsword Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1.589
    Anh trả lời cho mày những post đầy đủ thì mày lảng tránh.
    Post nào anh viết ít thì mày lúi húi trích dẫn.
    Mày cứ xương với chả da búa lua xua rồi tự sướng rầm lên là đã tìm ra căn nguyên này nọ =)).
    Còn người ta liệt kê đầy đủ từ chuyện sâu mọt tham nhũng, điều hành kinh tế yếu, tình trạng con ông cháu cha, sợ Tàu ép dân biểu tình ... ngoài ra người ta còn đưa đầy đủ tin tức về bọn Tàu ô, phân tích các mối đe dọa từ xưa tới này của Tàu đối với VN...v...v... thì mày lại bảo người ta nói ko đúng trọng tâm ;));));)). "Da" với cả "xương" của chú mày ko trong đấy hết thì đi đâu??

    Anh có lời khuyên là mày theo Lý Tống làm đệ tử đi - cái thằng đòi lật đổ chế độ bằng những người bán bóng bay ấy. Nếu có thích dạy ai thì đi kiếm cái viện tâm thần nào đó vào chơi trò thầy giáo với các bệnh nhân. Chứ mày ra xin làm học trò của học trò của học trò anh - anh vẫn phải bảo nó đuổi thẳng cổ vì quá dốt, làm xấu mặt học trò của học trò của học trò anh. =))=))=))

    Haizz, nhiều khi cũng bực mình vì nói với thằng này thà nói với đầu gối mình sướng hơn. Cả buổi nó ko có 1 tí lý lẽ phân tích gì, nhai di nhai lại "da với xương" mãi mà đếch dám nói chi tiết ra (vì nhát chết), cũng ko có phân tích (vì dốt quá biết gì đâu mà phân tích) :)). Anh hỏi thật chứ : "Hồi đó có thi tốt nghiệp cấp 1 thành công ko chú em??? Toán dốt, Văn dốt - thế thì học gì nổi ???"

    Chân thành thì anh cũng chả định chỉ trích mày, nếu ko vì mày chê mọi người chống Tàu là "yêu nước đần độn" thì anh cũng kệ xác mày. Nhưng bởi vì mày có cái phát ngôn dở hơi đó, anh đành hạ cố mà dạy dỗ mày 1 số lần.

    Trước anh cứ nghĩ chuyện "ngu hết phần của bò" là giỡn chơi thôi, nhưng bây giờ thì anh công nhận có đứa như thế thật đấy. Và vì người ko thể rảnh hơi đi làm việc "đàn gảy tai bò" cho nên anh cũng hạn chế việc "nói chuyện với bò" ở đây. Anh ko muốn topic chống Tàu lại biến thành chủ đề đi dạy bò nói chuyện. Việc chống Tàu và chuyện bảo toàn lãnh thổ dù sao vẫn quan trọng hơn so với 1 con bò.
    Mọi người đồng ý không????
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này