Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4538 người đang online, trong đó có 315 thành viên. 19:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98413 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Sao lại phải có thứ 2, em chỉ nghĩ họ là người dân yêu nước
    Ko có niềm tin vào chính quyền? Họ là cựu công chức đấy chứ >:D<
  2. OhYessss

    OhYessss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Nếu họ tin vào chính quyền có khả năng giải quyết ổn thỏa, tốt đẹp vấn đề HS, TS thì đề nghị giải tán.
  3. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Phạm Xuân Nguyên
    [​IMG]Nguyễn Bắc Sơn &Phạm Xuân Nguyên bên tấm bia khăc thơ Bác

    Cách đây vài tháng mình đã có bài “Ai đục bỏ lòng yêu nước” kể chuyện Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê (Lạng Sơn) đã bị đục bỏ mấy chữ “Trung Quốc xâm lược“. Chuyện này do Mr. Do kể lại và đã gây sốc rất nhiêu người. Cứ tưởng đây là chuyện hi hữu, có một không hai. Không ngờ tại đền thơ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết ở thành phố Vinh (Nghệ An), tấm bia khắc thơ Hồ Chủ tịch đã bị đục bỏ chỉ vì lời yêu nước chống Tàu của Bác. Tệ hại hơn, tấm bia khắc công trạng của vua Quang Trung cũng bị đục bỏ, vì đó là công trạng chống Tàu. Thật kinh khủng khiếp.
    Kể từ 30/6 blog mình không đăng bài người ngoài. Bài viết của Phạm Xuân Nguyên là một ngoại lệ, một ngoại lệ vô cùng cần thiết.
    Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
    Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu
    Ông đà chí cả mưu cao
    Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
    Cho nên Tàu dẫu làm hung
    Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà
    Cả đoạn thơ viết về Nguyễn Huệ trên đây của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã được khắc vào tấm bia đá đặt ở đền thờ “người anh hùng áo vải” trên núi Dũng Quyết ở thành phố Vinh (Nghệ An). Đền này được khánh thành năm 2008. Đi vào cổng đền, qua bình phong tứ trụ, là hai nhà bia nhìn vào nhau. Nhà bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung”. Nhà bia bên phải khắc “Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung”, chính là đoạn thơ này. Đứng trên đỉnh núi lộng gió, đưa mắt nhìn toàn cảnh một vùng sơn thủy hữu tình địa linh nhân kiệt xứ Nghệ, đọc tấm bia khắc những lời người anh hùng dân tộc thế kỷ XX ca ngợi người anh hùng dân tộc thế kỷ XVIII tôi thấy lòng mình cảm khái vô cùng. Hồ Chí Minh không chỉ ca ngợi Nguyễn Huệ. Ông ca ngợi khối đoàn kết toàn dân, khi “vua hiền tôi sáng” biết ở giữa nhân dân, dựa vào sức dân, nhân mạnh lên sức của dân, để giữ nước và xây nước. Ông vua nào, nhà cầm quyền nào, thể chế nào có được, và giữ được, và phát huy được sức mạnh đó, thì sẽ bền vững và xứng đáng với dân tộc, giống nòi. “Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà” – đó là một chân lý truyền đời.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Những người làm văn hóa ở Nghệ An đã có công khi chọn được đoạn thơ của Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ và thuyết phục được các cấp lãnh đạo, quản lý chấp nhận khắc ghi nó lên tấm bia ở đền thờ. Tôi nói “thuyết phục” vì trong một lần về thăm đền tôi nghe phong thanh chừng như là đang có ý kiến cho rằng mấy câu thơ ấy “nhạy cảm”, dẫu là của ***** nhưng trong hoàn cảnh “tế nhị” hiện nay của quan hệ Việt-Trung thì khắc nó lên bia, bày nó ra giữa thanh thiên bạch nhật là không lợi. Ôi, chỉ mới nghe phong thanh thế thôi tôi đã bực mình, tức giận. Sao lại có thể hèn nhát đến vậy! Tôi nghĩ, đó chỉ là một vài ý kiến của ai đó, sẽ không được chấp nhận. Tôi tin, tấm bia khắc những câu thơ viết về Nguyễn Huệ của Hồ Chí Minh sẽ đứng mãi ở đền thờ Quang Trung, trên núi Dũng Quyết, giữa đất trời Nghệ An, đất trời Việt Nam, để tỏa sáng một chân lý của người Việt Nam, nước Việt Nam.
    Hỡi ôi, lời phong thanh đã thành sự thực, niềm tin của tôi đã bị dập tắt phũ phàng. Khi viết bài này tôi đã gọi điện về Vinh nhờ một tiến sĩ văn học lên tận đỉnh núi Dũng Quyết, vào tận đền thờ Quang Trung, xem tận mắt tấm bia khắc lời Hồ Chí Minh viết về Quang Trung có còn nguyên đó không. Điện báo ra là đã thay, đã thay rồi chú ơi! Cháu gửi ảnh ra ngay cho chú đây.
    [​IMG]
    Tấm bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung” đã bị đục bỏ, thay bằng bài “Tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung” của Vũ Khiêu.
    [​IMG]
    Thơ yêu nước của Hồ Chí Minh đã bị đục bỏ, thay bằng đoạn trích chiếu của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chọn đất đóng đô.
    Và nhìn những tấm ảnh chụp mới tức thì, tôi không tin vào mắt mình nữa. Tấm bia bên trái khắc “Công trạng vua Quang Trung” đã thay bằng bài “Tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung” của Vũ Khiêu. Còn ở tấm bia bên phải, những lời của Hồ Chí Minh đã bị đục bỏ, thay bằng đoạn trích chiếu của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chọn đất đóng đô. Tôi đã điện hỏi kỹ người chụp đây có phải là thay bia mới vào bia cũ, hay là chỉ đục bỏ văn bia, thay bài mới. Anh cho biết đã hỏi người trông coi đền thờ thì họ nói là chỉ đục bỏ chữ, thay văn bia, chứ không thay bia.
    Vậy là đã rõ.
    Lý do việc đục bỏ văn bia lời Hồ Chí Minh là sợ Tàu! (Hãy gọi là Tàu như trong đoạn thơ của ông Nguyễn). Đau xót, nhục nhã biết bao! Chẳng lẽ trên khắp nước Nam cái gì nói đến lịch sử oai hùng của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ xưa đến nay đều là phải né tránh, cấm đoán?
    Nhưng chính quyền tỉnh Nghệ An phải có trách nhiệm trả lời cho đồng bào cả nước biết rõ ràng, công khai, vì sao có sự đục bỏ văn bia ghi lời Hồ Chí Minh viết về Quang Trung tại đền thờ Quang Trung trên núi Dũng Quyết? Ai đưa ra chủ trương này? Một việc hệ trọng, thiêng liêng như vậy đã được quyết định ở cấp nào, theo nghị quyết nào của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, hay của Bộ VH-TT-DL, hay của một cấp cao hơn nữa?
    Bởi vì tôi được biết, để chọn được đoạn thơ của Hồ Chí Minh và quyết định khắc vào bia dựng ở đền thờ Quang Trung là phải có cả một quá trình từ người chuyên môn đến nhà chính trị lựa chọn, cân nhắc và quyết định. Khắc bia rồi đục bia, xưa hay nay, đều là chuyện nghiêm trọng.
    Nếu hôm nay người ta không dám ca ngợi anh hùng dân tộc của mình trên đất nước mình, thì ngày mai người ta sẽ thóa mạ ai?
    Nếu hôm nay người ta đục bỏ lời của Hồ Chí Minh, thì ngày mai người ta giữ lại cái gì?
    Đục bỏ những lời Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ tại đền thờ Quang Trung vì lý do sợ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao nước láng giềng là xúc phạm cả Nguyễn Huệ, cả Hồ Chí Minh, cả toàn thể nhân dân Việt Nam. Hơn lúc nào hết, trong những ngày này, những lời ca ngợi sức mạnh đoàn kết toàn dân để giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc trong những lời thơ Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ đang rất cần được vang lên mạnh mẽ và thống thiết!
    Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
    Cho nên Tàu dẫu làm hung
    Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà
    Hà Nội 23.7.2011
    P.X.N
  4. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Báo Đại đoàn kết có bài Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (20/07/2011) được thiên hạ rất khen. Đấy, cứ công khai minh bạch như thế có phải hay không, cứ thậm thà thậm thụt, úp úp mở mở chỉ tổ làm dân sinh nghi. Ngẫm mà xem, xưa nay hễ ta để dân nghi điều gì là TQ lợi dụng ngay điều đó, đục nước béo cò mà. Ta thì khi nào cũng nghĩ đục nước là do bọn phản động khuấy lên, còn cò là các thế lực thù địch, nói trắng ra là Mỹ. Điều đó có thể có nhưng không đáng sợ bằng đục nước do chính ta làm vẩn đục lòng tin của dân; và con cò đáng sợ nhất, nguy hiểm nhất là TQ. Phải đắng cay mà nhận ra như thế, thưa mấy bác phòng chống diễn biến hòa bình. Nhưng thôi, chuyện này nói sau. Nhân chuyện cái công hàm 1958, nhà bác Hiệu Minh có đưa bài Công hàm 1958 đã vi hiến? của ông Lý Quý Vũ. Cái tựa có vẻ ” *********” nhưng đọc thì thấy đó là sự vi hiến tỏa sáng, hi hi. Báo Đại đoàn kết cũng như nhiều người đã lên tiếng( trong đó có mình, he he) là tại thời điểm hiệp định Genève hãy còn nguyên giá trị thì cái sự đồng tình trong công hàm 1958 chỉ là sự đồng tình của nước thứ ba chứ không phải của nước chủ nhà, chủ nhà lúc đó đương nhiên là VNCH. Lý lẽ ấy rất xác đáng. Bây giờ người ta mới hiểu đây là một chiêu của ***** trong tình thế không thể không đồng tình. Mình tin như thế, vì mình biết chẳng ai dại đi sang nhượng đất đai Tổ Quốc cho người khác, vì đó là tội bán nước. ***** lại càng không. Cụ giành lại độc lập rồi tắc lưỡi sang nhượng cho TQ a? Còn lâu.
    Kẹt vì nặng nợ với TQ quá, lại biết tỏng lòng tham vô đáy của TQ, cụ mới nghĩ ra cái chiêu tuyên bố không mất tiền thế kia. ***** vốn có nhiều chiêu rất quái trong ngoại giao ai cũng biết, nhưng chiêu này của Cụ chưa quái lắm. TQ có thể vặn lại, nói VNDCCH và CHXHCNVN chả phải cùng một Đảng lãnh đạo sao, tuyên bố của VNDCCH cũng chính là tuyên bố của CHXHCNVN, đừng có mà ngụy biện.
    Có lẽ ***** cũng đã lường trước cả chuyện này nên Cụ với tư cách *************, tức là ông chủ quốc gia, người đứng tên trong sổ đỏ quốc gia đã không đứng tên trong công hàm. Trong công hàm đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng không ” thừa lệnh chủ tịch nước”. Lý Quý Vũ đã phát hiện rất hay, thời đó chúng ta đang sống và làm việc theo Hiến pháp 1946. “Hiến pháp năm 1946 quy định: Điều 43: “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Điều 44: “Chính phủ gồm có ************* Việt Nam dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó thủ tướng.” Điều 53 còn nhấn mạnh quyền hạn của *************: “Mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chứ ký của ************* Việt Nam”. Công hàm 1958 là một dạng hiệp ước biên giới, vì vậy, theo HP1946, người ký hợp hiến Công hàm này phải là Chủ tịch nước VNDCCH. Hoặc nếu không, thì TTg phải viết thêm câu “Thừa lệnh *************…” và có chữ ký của *************.
    Hi hi để cho thủ tướng kí công hàm, ***** coi như không biết, trong khi luật pháp 1946 ghi rành rành quyền ông ************* to nhất. Ông ************* đứng tên sổ đỏ quốc gia. Chủ tịch không kí, không cho TT thừa lệnh thì mọi sự sang nhượng đều vô giá trị. Trong tình thế không thể không đồng tình ***** đã có một động tác giả có thể nói là tuyệt chiêu.
    Cái chiêu ấy gọi là tuyệt chiêu chỉ vì Hiến pháp 1946 cho ************* thực quyền cao nhất, trong đó có quyền thành lập nội các, chỉ đạo nội các. Tiếc rằng cái quyền ấy dần dần mất hút kể từ ngày Cụ mất. Tiếc lắm thay.


    http://quechoa.info/2011/07/23/hiến-phap-nam-1946-va-cong-ham-quai-chieu/
  5. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Tập Cận Bình – nhà độc tài mới của Trung Quốc?



    Tập Cận Bình - Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc
    bàn về thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc, tạp chí Tham khảo Nước ngoài số tháng 7 của Hồng Kông dẫn lời Giáo sư Vương Kiện Vĩ cho rằng, sách lược ngoại giao “giấu mình chờ thời” của Trung Quốc đã không còn phù hợp và “những biểu hiện cứng rắn hơn” về ngoại giao là lựa chọn duy nhất cho chính quyền Bắc Kinh trong thời gian sắp tới.


    Sách lược “giấu mình chờ thời” được Đặng Tiểu Bình đề ra sau sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã giữ chủ đạo phương châm ngoại giao của Trung Quốc trong thời đại Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, giúp Trung Quốc có được môi trường hòa bình để phát triển kinh tế. Nhưng, trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi và thực lực của Trung Quốc tăng lên, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ phải xem xét lại sách lược “giấu mình chờ thời”.
    “Ở Trung Quốc đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Trung Quốc nên tiếp tục “giấu mình chờ thời” hay phải tích cực tiến tới, có thái độ cứng rắn, thay đổi luật chơi. Nhưng Hồ Cẩm Đào ngay lập tức đã ngăn lại, không cho phép có sự thay đổi quá lớn. Do đó, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sau Đại hội 18 sẽ phải đối mặt với vấn đề và thách thức này, vào thời gian thích hợp sẽ phải xem xét đưa ra hành động sao cho tương ứng với sức mạnh quốc gia của Trung Quốc.” [1]
    Dự đoán các ứng cử viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa tới (khóa 18), các nhà phân tích Singapore nhận định “Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường nhất định sẽ đảm nhiệm cương vị lãnh đạo cao hơn” nhằm duy trì tính liên tục của thể chế và các nhân vật còn lại như Uông Dương, Lưu Diên Đông và Trương Cao Lệ sẽ cạnh tranh các chức vụ thấp hơn còn lại. [2]
    Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Mỹ – Charles Boustany – phát biểu với hãng Thông tấn Trung ương của Đài Loan rằng, giới lãnh đạo Trung Quốc “lo lắng tình hình Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng mất kiểm soát trước khi diễn ra sự chuyển giao quyền lực giữa thế hệ lãnh đạo thứ 4 và thế hệ lãnh đạo thứ 5 vào năm 2012”. [3]
    Qua những diễn biến “phức tạp” về đối nội lẫn đối ngoại cho Trung Quốc; cộng với “chính sách” kích chủ nghĩa dân tộc kiểu “đại Hán”, tâm lý bành trướng lãnh thổ, từ năm 2008 trở lại đây. Rõ ràng, sự thay đổi từ đường lối “trỗi dậy hòa bình” sang trỗi dậy trong hung hăng của Trung Quốc là điều đã nhìn thấy trước mắt.
    Bàn về gương mặt sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo được cho là có đường lối ôn hòa, sang người có đường lối cứng rắn hơn. Lâm Quang Diệu, phóng viên hãng tin Reuters, dự đoán “Tập Cận Bình sẽ trở thành Tổng Bí thư và Lý Khắc Cường sẽ trở thành Thủ tướng”. [2]
    Từ năm 2008 là chu kỳ mới của Trung Quốc
    Dưới góc nhìn của chiêm tinh, bằng sự phân tích chu kỳ dựa trên sự di chuyển của sao Diêm Vương. Bắt đầu từ năm 2008, Trung Quốc đã đi vào một giai đoạn mới của lịch sử khi Diêm Vương tinh ở vào cung Capricorn – nơi sao chủ mệnh Thái Dương trú ngụ.
    Liên tiếp trong 15 năm, từ 2008-2023, sao Thái Dương có sự kết nối đến Nguyệt tinh, Thổ tinh, Hỏa tinh và Kim tinh. Điều này dự báo cho một Trung Quốc tăng trưởng mạnh về kinh tế (Kim tinh); đối mặt với khó khăn về vấn đề dân tộc và sự chống đối mạnh mẽ từ dân chúng (Nguyệt tinh); thiên tai và tai nạn liên tiếp (Thổ tinh); đồng thời phát triển và phiêu lưu hơn về mặt quân sự (Hỏa tinh)…
    Bộ ba Hỏa tinh, Nguyệt tinh và Thái Dương cùng hợp thành hình tam giác trên lá số tử vi, khi đến chu kỳ hội sát tinh sẽ gây ra sự khủng hoảng chính trị lớn, thậm chí dẫn đến nổi loạn và đương nhiên phe đối lập sẽ vấp phải sự đàn áp mạnh mẽ bằng quân sự đến từ phía nhà cầm quyền.
    Từ cục diện trên lá số tử vi và tình hình Trung Quốc vừa qua, có thể thấy nhân vật sẽ lãnh đạo Trung Quốc sắp tới là người có “bàn tay sắt” và hình ảnh người này để lại không kém phần “chói lọi” so với Mao Trạch Đông thuở trước.
    Nhìn lại chu kỳ Capricorn trong quá khứ
    Nhớ lại chu kỳ sao Diêm Vương ở cung Capricorn lần trước (1762-1778). Đây là giai đoạn hưng thịnh kinh tế, rộng mở lãnh thổ của triều đình Nhà Thanh dưới sự trị vì của vua Càn Long, từ 1736-1795.
    Các cuộc chiến của Càn Long đã xác nhập thêm các vùng đất ở phía Tây, và mở rộng lãnh thổ Trung Quốc đến tối đa: khoảng 11.000.000 km², so với 9.000.000 km² ở hiện tại. [4]
    Tuy nhiên, giai đoạn này tại Tứ Xuyên và nhiều vùng phía Nam của Trung Quốc nổi lên các cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Thanh và đã bị dẹp yên.



    Tập Cận Bình – nhà độc tài mới của Trung Quốc?
    Ban đầu người viết có ý định xem tất lá số của các nhân vật có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, nhưng sau khi tìm kiếm thông tin trên Google thì thấy đa phần họ đều không có ngày sinh rõ ràng, trừ Tập Cận Bình – Phó chủ tịch Quân ủy trung ương.
    Tập Cận Bình sinh ngày 01/06/1953, tại Bắc Kinh [5]. Mới nhìn qua có thể nhận ra đây là một lá số tử vi đẹp với Hỏa tinh, Thủy tinh và Mộc tinh cùng hội ngội Thái Dương ở cung Gemini. Đồng thời Thái Dương có Kim tinh chiếu từ cung Aries.
    Việc Thủy tinh, Hỏa tinh và Thái Dương cùng ở một cung cho thấy Tập Cần Bình là người độc đoán, chuyên quyền và có xu hướng theo đường lối chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Đồng thời sự kết hợp của cặp Thái Dương – Mộc tinh cho thấy Tập là người có tính sáng tạo, dám phá vỡ lề lối.
    Từ lá số tử vi cho thấy, năm 2012 là quản thời gian rất đẹp của Tập Cận Bình khi Kim tinh đến chu kỳ kết hợp cùng Thái Dương và thời điểm sao tử vi sáng nhất rơi vào tháng 06/2012.
    Nếu ngày sinh chính xác, rất nhiều khả năng Tập Cận Bình sẽ trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc. Điều này cũng hợp với lá số tử vi của nước này từ sau năm 2008, bởi họ đang ngày càng trở nên cực đoan hơn và sự cứng rắn này có biểu hiện rõ nhất bắt đầu từ sau năm 2015.
  6. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    Không nên suy diễn kiểu bác này, đây chỉ là yêu nước và thể hiện lòng yêu nước
    [r23)][r23)][r23)]
  7. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Đã được thích:
    116
    2000 người - vãi đái nhể, ko ngờ lần này có hiệu ứng cao thế đấy.
  8. OhYessss

    OhYessss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Bác có vợ con chưa? Giả dụ vợ bác dạy con rất tuyệt vời, học sinh xuất sắc giỏi nhất trường, văn võ xong toàn, trên thông thiên ăn dưới tường địa lý, ngoan ngoãn lễ phép với mọi người. Và bác tin vợ bác sẽ dạy con bác tốt hơn tất cả người vợ khác, thì tôi tin chắc rằng nếu chẳng may con bác nó bị một điểm kém thì bác cũng không phê bình phản đối vợ bác đâu.
    Mà tôi không thích tranh luận với những người cùn, nói không có lý lẽ dẫn chứng phản biện, thế nhé.
  9. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn về ngoại giao?

    Tạp chí Tham khảo Nước ngoài số tháng 7 của Hồng Kông đăng bài của nhà nghiên cứu Hồ Lập cho rằng trong bối cảnh sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đang tăng lên, địa vị quốc tế được nâng cao, sách lược ngoại giao “giấu mình chờ thời" đã không còn đủ khả năng để ứng phó với các mối quan hệ quốc tế của Trung Quốc.



    Dẫn lời của Giáo sư Vương Kiện Vĩ, Chủ nhiệm khoa Chính quyền và Hành chính thuộc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Ma Cao, tác giả dự đoán lãnh đạo thế hệ thứ năm của Trung Quốc ngoài việc phải đề ra chiến lược phù hợp hơn với tình hình Trung Quốc, cũng phải xem xét tới việc làm thế nào để phát huy sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Vì thế, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể sẽ có sự điều chỉnh nhất định về chính sách ngoại giao. Với những gì diễn ra vừa qua có thể các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có những biểu hiện cứng rắn hơn.

    Vấn đề mới cho các nhà lãnh đạo: Điều chỉnh sách lược ngoại giao như thế nào

    Sách lược "giấu mình chờ thời" được Đặng Tiểu Bình đề ra sau sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã giữ chủ đạo phương châm ngoại giao của Trung Quốc trong thời đại Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, giúp Trung Quốc có được môi trường hòa bình để phát triển kinh tế. Nhưng, trong bối cảnh tình hình thế giới thay đổi và thực lực của Trung Quốc tăng lên, thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ phải xem xét lại sách lược "giấu mình chờ thời".

    Giáo sư Vương Kiện Vĩ chỉ rõ: Sách lược "giấu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình đã giúp Trung Quốc thành công trong việc gia nhập cộng đồng quốc tế do phương Tây làm chủ đạo, đồng thời dọn đường cho Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng. Sách lược ngoại giao thời Hồ Cẩm Đào tuy có thêm một số khái niệm mới như “thế giới hài hòa”, nhưng về tổng thể, mang tính kế thừa nhiều hơn là thay đổi và ít có tính tạo lập về mặt lý luận.

    Tuy nhiên, trong một số vấn đề cụ thể, Hồ Cẩm Đào vẫn có những nét khác so với thời Giang Trạch Dân. Ví dụ: Hồ Cẩm Đào đã tương đối thành công trong chính sách đối với Đài Loan, thay đổi được cách làm cứng rắn, muốn thành công nhanh, thiên về cái lợi gần và định rõ thời gian biểu trước đây; trong quan hệ với Nhật Bản, nếu thời Giang Trạch Dân nhấn mạnh nhiều hơn tới vấn đề lịch sử, thời Hồ Cẩm Đào lại nhấn mạnh nhiều hơn tới sự vỗ về, hướng về phía trước và không đặt hy vọng vào việc giáo huấn Nhật Bản. Ngoài ra, trong việc ứng phó với vấn đề Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), Trung Quốc cũng đã thực thi các biện pháp khác nhau. Tất cả cho thấy đã có một số thay đổi xảy ra (trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc).

    Cho dù về đại thể Hồ Cẩm Đào vẫn tuân thủ phương châm "giấu mình chờ thời", nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc lại là một sự thực rõ ràng và qua sự miêu tả của phương Tây, ba luận thuyết về sách lược ngoại giao của Trung Quốc đã xuất hiện, gồm “thuyết Trung Quốc cứng rắn”, “thuyết Trung Quốc ngạo mạn” và “thuyết Trung Quốc tất thắng”. Liên quan tới vấn đề này, trong buổi họp báo thuộc kỳ họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc năm 2010, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, sự phát triển của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng tới bất cứ quốc gia nào, cho dù trở thành nước phát triển, Trung Quốc cũng vẫn không xưng bá.

    Theo Giáo sư Vương Kiện Vĩ, ba luận thuyết nêu trên ngoài việc phục vụ cho mục đích tuyên truyền của phương Tây, cũng phản ánh thực tế là trong bối cảnh sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đang tăng lên, địa vị quốc tế được nâng cao, Trung Quốc cần phải có tư tưởng chiến lược mới và khung lý luận mới về ngoại giao. Cục diện và môi trường mà Trung Quốc phải đối mặt dưới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã quá khác nhau, nên việc Trung Quốc điều chỉnh sách lược ngoại giao thế nào là một vấn đề mới phải đối mặt. Ở Trung Quốc đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Trung Quốc nên tiếp tục "giấu mình chờ thời" hay phải tích cực tiến tới, có thái độ cứng rắn, thay đổi luật chơi. Nhưng Hồ Cẩm Đào ngay lập tức đã ngăn lại, không cho phép có sự thay đổi quá lớn. Do đó, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sau Đại hội 18 sẽ phải đối mặt với vấn đề và thách thức này, vào thời gian thích hợp sẽ phải xem xét đưa ra hành động sao cho tương ứng với sức mạnh quốc gia của Trung Quốc.

    "Giấu mình chờ thời" đã không còn hợp thời

    Sự xuất hiện của ba luận thuyết trên đều có liên quan tới những động thái mạnh mẽ của Trung Quốc trong các vấn đề như Mỹ - Hàn diễn tập quân sự ở Hoàng Hải, biến đổi khí hậu, đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) cũng như việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng, thử nghiệm tiêu diệt vệ tinh bằng tên lửa… Có lẽ vì thế, Giáo sư Vương Kiện Vĩ đã thẳng thắn nói rằng lý luận và hành vi ngoại giao của Trung Quốc đang tách rời nhau, gây ra phản ứng mạnh mẽ từ thế giới bên ngoài. Sau khi phản ứng này dội tới Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ phải xem xét lại những gì đã xảy ra và có sự điều chỉnh. Do đó, ngoại giao Trung Quốc hiện đang trong trạng thái “chưa thay đổi, nhưng sắp thay đổi”. Một số thay đổi cụ thể của Hồ Cẩm Đào về cách làm ngoại giao cho thấy chiến lược dưới thời của Tập Cận Bình sẽ là “kiên trì giấu mình chờ thời, tích cực đóng góp”, trong đó hai chữ “tích cực” thể hiện sự chuyển biến theo thời cuộc.

    Sở dĩ Trung Quốc nhiều năm kiên trì "giấu mình chờ thời" là do Trung Quốc theo đuổi trỗi dậy hòa bình. Nhưng thế giới bên ngoài có lúc cho rằng việc Trung Quốc "giấu mình chờ thời" thực ra chỉ là kế sách tạm thời, thậm chí còn nói đó là “mối nguy hiểm tiềm tàng”. Theo Giáo sư Vương Kiện Vĩ, "giấu mình chờ thời" đã không có nhiều tác dụng tích cực đối với việc Trung Quốc tuyên bố thực thi chính sách ngoại giao hòa bình. Giáo sư Vương Kiện Vĩ cho rằng thực lực của một quốc gia sẽ quyết định chính sách của nước ấy. Khi Trung Quốc còn yếu, việc thực thi sách lược "giấu mình chờ thời" còn có thể lý giải được, nhưng khi thực lực của Trung Quốc đã đạt tới trình độ nhất định thì việc tiếp tục duy trì sách lược "giấu mình chờ thời" là lỗi thời. Có thể nói sách lược "giấu mình chờ thời" cơ bản đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.

    Vì vậy, nếu như sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tiếp tục được tăng cường, sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ không thể né tránh việc đưa ra quan niệm ngoại giao mới. Vì cùng với sự trỗi dậy, phạm vi lợi ích mà Trung Quốc theo đuổi sẽ không ngừng mở rộng và sẽ bao phủ toàn cầu. Nếu Tập Cận Bình giống như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào hoạt động trong khung (sách lược "giấu mình chờ thời") của Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo này sẽ gặp nhiều khó khăn.

    Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc ngoài việc phải đề ra chiến lược phù hợp hơn với tình hình Trung Quốc, cũng phải xem xét tới việc làm thế nào để phát huy sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Rốt cuộc, cùng với sự nâng lên về địa vị quốc tế của Trung Quốc, kỳ vọng của nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đối với đất nước sẽ tăng theo, đồng thời những lời kêu gọi Trung Quốc gánh vác trách nhiệm quốc tế lớn hơn cũng sẽ không ngừng tăng lên.

    Giáo sư Vương Kiện Vĩ cho biết so với 20 năm, 30 năm trước, sức mạnh quốc gia của Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn, nhưng ngoại giao của Trung Quốc lại dường như không trở nên chủ động hơn, ngược lại có ngày càng bị động và khó khăn. Do đó, việc Trung Quốc phải làm thế nào để chuyển hóa sức mạnh quốc gia ngày càng tăng thành sức ảnh hưởng về ngoại giao, quyền phát ngôn trong quan hệ với thế giới và năng lực hình thành luật chơi quốc tế, là vấn đề cần phải suy nghĩ.

    Giáo sư Vương Kiện Vĩ dự đoán sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể sẽ có sự điều chỉnh nhất định về chính sách ngoại giao. Điều chỉnh này sẽ như thế nào? Xem xét những gì diễn ra vừa qua, có thể nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ có những biểu hiện cứng rắn hơn, thái độ của nhà lãnh đạo mới đối với các vấn đề như phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc sẽ rõ ràng hơn so với thế hệ lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào.
  10. surudoi

    surudoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    1
    lần này éo thấy thằng nào hành xử như tuần trước

    chắc sợ ra ngoe ngoe dân nó mỗi thằng rắm cho 1 quả cũng đủ đi viện=))=))=))=))=))=))

    đúng là chọc ổ kiến lửa

    còn ngu lắm lũ khốn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này