Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4858 người đang online, trong đó có 578 thành viên. 19:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 96992 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. waytosunrise

    waytosunrise Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Có thân thì lo viêc đ .éo gì mà vác tù và hàng tổng . Đất nước là của chính phủ & của Đ mà . Ngu gì mà đi đấu tranh ????? Thằng nào lãnh đạo mà mình chả là dân đen ???? Nhìn lại quá khứ xem những người lính tham gia KCCM có quyền lợi gì ? Đất nước có giàu mạnh không ? ......=D>=D>~X~X>:)>:)
  2. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Đồn cảnh sát ở Tân Cương bị tấn công


    [​IMG] Tân Cương là nơi sinh sống chính của cộng đồng người Uighur.


    Nhiều người đã bị giết chết trong vụ tấn công vào đồn cảnh sát ở tỉnh Tân Cương vốn nhiều bất ổn của Trung Quốc.
    Truyền thông nhà nước nói ít nhất có tám người đã bị giữ làm con tin trong cuộc tấn công của "một đám cướp" ở thành phố Hotan.
    Trong chiến dịch giải cứu sau đó, hai con tin, hai nhân viên an ninh và một số người tham gia tấn công đã bị giết chết.
    Tân Cương là nơi sinh sống chính của cộng đồng người Uighur, nhóm sắc tộc cảm thấy bị di dân người Hán gây sức ép và áp đặt những kiểm soát nghiêm ngặt.
    Hồi năm 2009, các cuộc bạo động sắc tộc dữ dội đã nổ ra tại Tân Cương sau khi có tình trạng căng thẳng giữa nhóm người Hồi giáo Uighur thiểu số và nhóm người Hàn, khiến gần 200 người thiệt mạng.
    Trước đây, tại Tân Cương đã từng có những vụ nổ, mà giới chức thường quy trách nhiệm cho những người Uighur muốn ly khai.
    Tuy nhiên, các nhà hoạt động Uighur và các nhóm nhân quyền cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng vấn đề này nhằm trấn áp các thành phần bất đồng chính kiến người Uighur, những người vốn coi làn sóng di dân người Hán tới khu vực là nhằm xóa nhòa văn hóa Uighur.
    Truyền thông nhà nước nói tình hình tại Hotan lúc này đã "trong tình trạng kiểm soát".
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thằng Trung Quốc chỉ thặng dư kỹ thuật (báo cáo láo , giữ thành tích ) , nợ ngập đầu ngập cổ sắp chết đến nơi roài , chỉ cần cú QE3 thì toi

    Thứ hai, 18/7/2011 18:03 GMT+7

    Trung Quốc: Ba nguy cơ lớn từ nợ địa phương

    Bản in ấn Email Cỡ chữ

    //
    Ý kiến bình luận (0)



    (Tamnhin.net) - Kết quả do Cơ quan Kiểm toán Trung Quốc vừa công bố cho thấy nguy cơ từ các khoản nợ địa phương một lần nữa trở thành một trong những vấn đề rất đáng quan tâm.


    "Một ngày nào đó, núi nợ này sẽ là của các con" (Ảnh minh họa)
    Tính đến cuối năm 2010, các khoản nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc đã lên đến 10.710 tỷ Nhân dân tệ (CNY). Mặc dù Cơ quan Kiểm toán Trung Quốc cho rằng khoản nợ này chưa vượt quá khả năng trả nợ của các địa phương, song chúng tiền ẩn khá nhiều nguy cơ mà các cơ quan chức năng Trung Quốc không thể bỏ qua.

    Về vấn đề trên, tờ "Chứng khoán Thượng Hải" số ra ngày 18/7 đăng bài phân tích của Tiến sĩ kinh tế học Lạc Gia Xuân cho rằng các khoản nợ hiện nay của chính quyền các địa phương Trung Quốc có thể dẫn đến ba nguy cơ.

    Thứ nhất là nguy cơ vi phạm nợ. Có phân tích cho rằng tỷ lệ nợ của chính quyền các địa phương vẫn chưa vượt quá khả năng trả nợ của các địa phương. Song vấn đề hiện nay là chính quyền các địa phương chủ yếu lấy đất đai làm tài sản đảm bảo cho các khoản nợ, thu nhập từ chuyển nhượng đất đai trở thành nguồn tài chính chủ yếu để trả nợ của các địa phương. Điều này cho thấy việc vay nợ của các địa phương quá phụ thuộc vào thu nhập từ bất động sản. Cùng với việc thị trường bất động sản ở Trung Quốc ngày càng bị thắt chặt, mô hình "tài chính đất đai" (chủ yếu nhờ vào giá đất đai tăng vọt và bong bóng bất động sản trước đây) sẽ khó có thể tiếp tục tồn tại. Thứ tài sản này có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các địa phương, có nghĩa là các địa phương tới đây sẽ đối mặt với nguy cơ suy thoái khá lớn, khả năng trả nợ có thể giảm mạnh.

    Bên cạnh đó, thời hạn trả nợ lại quá tập trung. Tỷ lệ nợ phải trả của chính quyền các địa phương trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 lần lượt là 24,49%, 17,17% và 11,37%, tức là chính quyền các địa phương đang đối mặt với áp lực phải trả 50% các khoản nợ trong vòng hơn 2 năm tới.

    Với hai lý do trên, chính quyền các địa phương rất có thể sẽ đối mặt với nguy cơ vi phạm nợ, điều này có thể sẽ bắt đầu từ sự vi phạm nợ của ác công ty đầu tư ở các địa phương, sau đó "tác hại" của sự vi phạm nợ sẽ từng bước được mở rộng.

    Thứ hai, các khoản nợ khổng lồ của chính quyền các địa phương có thể tạo thành nguy cơ lớn đối với hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Các khoản cho vay của hệ thống ngân hàng Trung Quốc hiện chiếm gần 80% tỷ trọng nợ của chính quyền các địa phương. Theo báo cáo của cơ quan thống kê, đến cuối năm 2010, trong tổng số 10.710 tỷ CNY nợ của các địa phương, có tới 8.470 tỷ CNY là vay từ ngân hàng (chiếm 79,01%). Nếu các địa phương đối mặt với nguy cơ vi phạm các điều khoản vay nợ, tình hình chắc chắn sẽ buộc chính phủ trung ương phải đứng ra thanh lý các khoản nợ địa phương. Điều này có nghĩa là hệ thống ngân hàng Trung Quốc trong tương lai sẽ phải gánh chịu tổn thất.

    Mới đây, báo cáo của cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế Moody’s cho biết sau khi so sánh các số liệu về nợ địa phương do Cơ quan thống kê và Hội giám sát ngân hàng tiến hành, Moody’s phát hiện ra rằng hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã báo thiếu 3.500 tỷ CNY về quy mô nợ của các địa phương. Đây có thể là do cách tính khác nhau, song sự sai lệch trong tính toán cho thấy hệ thống ngân hàng có thể sẽ đối mặt với nguy cơ vi phạm tín dụng khá lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến thị trường Trung Quốc lạnh nhạt với cổ phiếu ngân hàng. Phân tích từ góc độ này, các khoản nợ khổng lồ của chính quyền các địa phương và nguy cơ tiềm tàng của chúng đều là những mối đe dọa lớn đối với hệ thống ngân hàng Trung Quốc.

    Thứ ba, nợ của chính quyền các địa phương cuối cùng có thể sẽ do chính phủ thanh toán. Việc tái cơ cấu các khoản nợ sẽ có tác động tiêu cực khá lớn. Trước kia, một khi nợ địa phương đối mặt với nguy cơ, đồng thời tác động đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng, chính quyền trung ương đều buộc phải ra tay can thiệp, dùng hình thức tái cơ cấu nợ để xử lý, hóa giải nguy cơ vi phạm các khoản nợ của các địa phương. Kết quả là nguy cơ các khoản nợ này cuối cùng sẽ chuyển sang cho nhà nước gánh vác.

    Một khi chính quyền các địa phương không có khả năng thanh toán nợ và buộc chính phủ phải tái cơ cấu nợ, kết quả tất yếu là gia tăng gánh nặng tài chính và gánh nặng này cuối cùng sẽ chuyển lên vai người dân.

    Tiến sĩ Lạc Gia Xuân kết luận rằng không nên đánh giá thấp nguy cơ từ những khoản nợ của các chính quyền địa phương vì một khi nguy cơ này chuyển hóa thành nguy cơ nợ quốc gia, chắc chắn nó sẽ có tác động cực kỳ tiêu cực đối với sự vận hành nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai.


    Lê Chân (tổng hợp) ​
  4. kipsailam68

    kipsailam68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    1.265
    Nhượng bộ ah ? Nhớ vụ nhà Tần , Trương Nghi thời Chiến Quốc ko ? [-X

    Nhưng Lờ Đờ của VN thì chắc là có đấy . ^:)^^:)^
  5. goliath_vn

    goliath_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2010
    Đã được thích:
    1
    Tất nhiên là hết sức cảnh giác rồi, VN cần thời gian và nguồn lực để có thể liên hoành để chống lại phương thức "chia để trị".

    Bác xem thêm chữ ký của tôi...

    :-bd
  6. spooling

    spooling Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Không ở đâu như ở sứ An Nam ta, khi thể hiện lòng yêu nước cũng bị cấm và bắt bớ, nhìn những hình ảnh này that phản cảm, thấy sao mà xót xa....haizzz!
  7. hunglonely20

    hunglonely20 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2009
    Đã được thích:
    1
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Báo động đỏ : Kinh tế Quốc sắp bục đích và nổ roài , từ xưa đến nay có nước nào lại xúi dân mua vàng như LD Trung Quốc không nhuể , nó báo cáo ra thế giới giỏi thế sao lại không tin chính mình nhuể hay bởi nó thối quá sắp nổ ......=))=))=))
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Theo phương xa thì biểu tình chống TQ nên xuất phát tại Mỹ là quan trọng nhất , sau là các nước châu Âu , biểu tình tại VN không xi nhê gì thằng TQ lúc này cả , chỉ tốn công , tốn sức biết đâu tạo cơ hội cho bọn phản quốc cũng như TQ bằng cách tạo một tiếng nổ sát thương gây chia rẽ dân tộc , việc nào làm thì nên làm , khi thằng TQ tấn công thật sự thì lúc ấy xuống đường cũng không muộn , lúc này các bác nên giúp sức , giúp tiền hỗ trợ CP thì tốt hơn .....khi mọi người đang tập trung xây dựng đất nước nên hạn chế vào việc vô bổ
  10. hunglonely20

    hunglonely20 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2009
    Đã được thích:
    1
    Việc xuống đường có cả GS, TS không thể nói là vô bổ được, càng không thể nói họ là người ngu dốt. Chắc bác định nước đến đít mới nhảy hả? Nhà dột từ nóc thì mình fải mang xô ra mà hứng chứ, ai muốn thế đâu [-X
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này