1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5025 người đang online, trong đó có 624 thành viên. 21:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98617 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. suggar

    suggar Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Đã được thích:
    148

    Chúng xây cơ sở hạ tầng trên đảo của Việt Nam ta

    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad92e5d55e4b.jpg


    Chúng thiết lập căn cứ quân sự trên đảo của Việt Nam ta.
    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad92f0ccf6c4.jpg








    Tàu ngầm của chúng lượn lờ ngoài khơi trong vùng biển của ta
    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad94969d72e9.jpg



    Chúng tập trận để mong chiếm thêm đảo của ta.
    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad92f86944a5.jpg




    Chúng đóng cọc chủ quyền trên vùng biển của Việt Nam ta.
    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad939a8e0884.jpg



    Cọc chủ quyền của chúng trên quần đảo Hoàng Sa.

    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad93a2bb1bbc.jpg



    Cọc chủ quyền của chúng trên thềm lục địa Việt Nam, vùng biển xung quanh Côn Đảo.
    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad93a52cce05.jpg



    Chúng đưa dân đánh cá của chúng đến biển của Việt Nam ta.
    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad946603d523.jpg


    Tàu đánh cá của Khựa ở quần đảo Hoàng sa
    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad9463cd919b.jpg
    Làng chài của Khựa ở quần đảo Hoàng Sa.






    Chúng tận diệt thủy hải sản trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam ta.
    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad944b7c0883.jpg

    Chúng đưa khác du lịch thong dong trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam ta.

    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad94510a85b4.jpg


    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad94616933b7.jpg

    Những con tàu "lạ" của chúng lượn lờ ngoài khơi trong vùng chủ quyền của Việt Nam ta.

    http://*******.org/forum/imagehosting/158044ad949808b179.jpg

    Chúng lập ra cảnh sát biển để bắn, giết và cướp của dân Việt Nam ta.


    Cảnh sát biển Khựa ăn cướp tài sản, bắn giết đồng bào ta trong vùng biển Việt Nam có chủ quyền.

  2. toanthinhvuong

    toanthinhvuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhiều gia đình đem theo các thành viên nhỏ tuổi, chú bé này mang một khẩu hiệu trên áo và có nét mặt thật ngộ nghĩnh.
  3. syphu

    syphu Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    10/05/2010
    Đã được thích:
    33
    Chúng

    Đạp vào mặt em
    Đạp vào mặt tôi
    Đạp vào mặt anh
    Đạp vào cha ông
    Đạp vào mặt nhân dân

    Hơn thế nưã

    Chúng đạp vào nỗi đau
    Đạp mặt Tổ Quốc, Quê Hương
    Đạp mặt bốn ngàn năm Lịch sử….
    ***

    Bao máu xương, bồi đắp nước non này. …?

    Chợt thấy mình trên khoé mắt cay cay
    Ai yêu nước, yêu dân mà bị bắt ?

    - Bà con ơi…
    Tiếng kêu em chợt tắt.

    ( Cú đạp mặt dã man.
    Lời thách đấu cuối cùng )

    Ôi nỗi đau này là nỗi đau chung

    Lương tâm hỡi,
    Lẽ nào …Ta…. Ngồi… Khóc ?
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chiến đấu cơ Trung Quốc truy đuổi máy bay do thám Mỹ

    Thứ hai, 25/07/2011 15:32
    [​IMG] Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm nay, 25/7, cho biết 2 máy bay chiến đấu Trung Quốc đã xâm phạm không phận Đài Loan khi truy đuổi máy bay do thám Mỹ.
    Tờ United Daily News của Đài Loan đưa tin một máy bay phản lực của Trung Quốc đã không rời đi cho đến khi 2 máy bay của Đài Loan bay lên chặn lại.

    Vụ việc xảy ra vào cuối tháng 6 khi 2 chiếc SU-27 của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã cố gắng chặn máy bay do thám U2 của Mỹ.

    Theo United Daily News, chiếc máy bay do thám của Mỹ đã bay dọc theo eo biển Đài Loan để thu thập thông tin về Trung Quốc đại lục.

    Một trong hai chiếc chiến đấu cơ của Trung Quốc đã bay qua giữa Eo biển Đài Loan. Đây được xem là ranh giới giữa không phận của Vùng lãnh thổ Đài Loan và Trung Quốc đại lục.

    “Chiến đấu cơ xâm phạm không phận không chịu quay trở lại cho đến khi Không quân Đài Loan điều chiến đấu cơ F-16 ra để chặn lại”, tờ báo trích dẫn nguồn tin quân sự cho biết.

    Bộ Quốc phòng Vùng lãnh thổ Đài Loan nói rằng hành động của Trung Quốc không “mang tính khiêu khích” nhưng gây ra quan ngại.

    "Quân đội đại lục cần phải kiềm chế nếu không những cuộc đụng độ không mong đợi có thể xảy ra", ông Shuai Hua-min, một nghị sĩ Đài Loan, cảnh báo.
  5. huaren81_2006

    huaren81_2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2006
    Đã được thích:
    280
    Các bác có bao giờ tự hỏi mình thuộc dân tộc chuẩn là dân tộc gì chưa? trong khai sinh đa phần chúng ta khai ta là : dân tộc Kinh.

    Nhưng Kinh theo tôi được biết là 1 cách gọi theo tiếng Việt Mường Cổ, Kinh là vua, người đứng đầu.

    Nếu chuẩn ra ra trong giấy tờ văn bản, ta phải viết rõ ràng rằng : Chúng ta là : dân tộc Việt.
  6. buonbanCP

    buonbanCP Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    955
    GS PHẠM DUY HIỂN: TA CHỈ YÊU NƯỚC KHI CHỊU HY SINH CHO ĐẤT NƯỚC



    [​IMG]

    Ta chỉ yêu nước khi chịu hy sinh cho đất nước
    Phạm Duy Hiển


    Ta phải xuống đường vì không còn cách nào khác để biểu thị thái độ của mình trong cái thế chông chênh hiện nay của đất nước. Xuống đường để phản đối những hành động gây hấn trên biển Đông, cũng là để tri ân những người đã và đang bám biển, bám đảo vì từng tấc đất thiêng do cha ông để lại.



    Người ta bảo đó là tình yêu nước. Không sai về mặt chữ nghĩa. Song yêu nước đến mức nào lại là vấn đề. Ở đây cần phải có một thước đo giống như trong vật lý học. Theo tôi, cũng như bất cứ tình yêu nào, tình yêu nước chỉ hiện hữu khi ta chịu hy sinh bản thân mình cho đất nước. Nếu không chịu hy sinh, nhất là khi sơn hà nguy biến, thì dù ta có gào thét trên các loại diễn đàn sang trọng bao nhiêu đi nữa, cái gọi là tình yêu ấy chỉ mông lung, mơ hồ, thậm chí có khi ta chỉ yêu bản thân mình.


    Theo thước đo này, khi xuống đường biểu tình, dù có bị đánh đập quát tháo như hôm 17 tháng 7 vừa qua, tình yêu nước của chúng ta vẫn chưa bằng cái móng tay so với các chiến sỹ và ngư dân đã và đang hy sinh để bảo vệ biển đảo ở ngoài trùng khơi kia. Xuống đường chỉ là chuyện tầm thường như vậy, sao người ta lại cứ thêu dệt như những hành động quả cảm. Khó hiểu quá!


    Sáng chủ nhật 24/4 vừa qua, trước tượng đài đức vua Lý Thái Tổ, mỗi người chúng tôi được phát một tờ giấy A3 trên đó có tên một chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa hoặc Trường Sa. Tôi đọc tên Anh – Trương Hồng Đào, hy sinh ngày 19/1/1974 tại Hoàng Sa – rồi trân trọng trương tờ giấy ra trước ngực đi theo đoàn biểu tình.


    Anh là ai, đồng đội của Anh hôm ấy có những ai, mà sao đến tận bây giờ một người Việt Nam có học như tôi mới biết? Tôi đi theo đoàn biểu tình vòng quanh Hồ Gươm, miệng hô vang Hoàng Sa – Trường Sa theo đám trẻ mà không ngớt bần thần tưởng tượng ra Anh cùng đồng đội đã ngã xuống thế nào trong cái giờ phút định mệnh ấy của Tổ quốc. Là một người làm khoa học vốn quen đo lường phân tích, tôi thấy mình mới chỉ làm được một ép xi lôn (ε) vô cùng bé (một khái niệm toán học) so với Anh và đồng đội.


    Đất nước ta không thiếu đất để làm sân golf, không thiếu rừng để cho người nước ngoài cai quản, xin hãy dành ra một ép xi lôn (ε) để dựng lên khu tượng đài các chiến sỹ Hoàng Sa đã anh dũng hy sinh này 19/01/1974. Xin hãy chịu hy sinh một ép xi lôn (ε) đi để chúng tôi còn noi theo mà yêu nước hơn. Bao nhiêu năm rồi chúng ta đã mắc lỗi với các chiến sỹ ấy, mà cũng chính là mắc lỗi với đất nước này.


    Mấy ngày hè nóng bỏng vừa qua, một số người đã xuống đường. Con số ít lắm, vài trăm không hơn. Lại cũng chỉ là một ép xi lôn (ε) so với dân số Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Nhưng những hình ảnh từ đây đã để lại bao nhiêu cảm xúc dâng trào cho hàng triệu người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Nhiều người đã khóc. Ngay đến bản thân tôi, nước mắt tưởng đã ráo hoảnh từ lâu rồi, mà sao vẫn cứ tuôn trào.


    Thế thì tại sao trên 700 tờ báo cách mạng không có lấy một dòng nào? Tại sao không có lấy một vị Tổng biên tập nào dám hy sinh một ép si lôn (ε) đi để vừa được yêu nước như các vị thường rao giảng trên các trang báo của mình, lai vừa khơi dòng chảy thông tin tưới tắm cho đất nước? Hóa ra giờ đây chỉ cần một tý ép xi lôn (ε) đó đủ để làm cho bạn hóa thân thành anh hùng dân tộc.


    Khó hiểu quá! Tôi xin thề rằng trong cuộc đời làm khoa học của mình tôi chưa bao giờ được trải nghiệm một nghịch lý quá bí hiểm như thế này.


    Khoa học sinh ra để giải quyết các nghịch lý trong thế giới tự nhiên và xã hội. Vậy xin mách dùm lời giải để còn đẩy khoa học tiến lên phía trước.
  7. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    “Philippines sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự bảo vệ lãnh hải”
    (Dân trí) - Hôm qua, trong Thông điệp Quốc gia đọc trước Quốc hội, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố nước này sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng Biển Đông.


    [​IMG]
    Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố Chính phủ Philippines đang nâng cấp lực lượng vũ trang vốn trang bị nghèo nàn.
    Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc ngày càng căng thẳng do những tranh chấp trên biển.

    Tổng thống Aquino nói: “Chúng ta không mong muốn gây căng thẳng với bất kỳ ai, nhưng chúng ta phải để cho thế giới biết rằng chúng ta sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ của chúng ta. Chính quyền Manila sẽ không cho phép các quốc gia khác áp đặt ý muốn chủ quyền của mình lên lãnh thổ của Philippines”.

    Sau khi chỉ trích rằng trong quá khứ, có những lúc Philippines không có những đối đáp thích hợp trước các mối đe dọa ngay trên lãnh thổ của mình, Tổng thống Aquino nhấn mạnh: “Thông điệp của chúng ta gửi thế giới rất rõ ràng. Những gì của chúng tôi sẽ là của chúng tôi. Việc đặt chân lên bãi đá ngầm Recto không khác gì đặt chân lên Recto Avenue”.

    Bãi đá ngầm Recto là cách gọi của Philippines đối với bãi Cỏ rong - một nhóm đảo nhỏ trên Biển Đông mà Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền, trong khi Recto Avenue là một con phố lớn ở trung tâm thủ đô Manila.
  8. SoldierVN

    SoldierVN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Việt Mường cổ của chú nghe na ná tiếng Ăng lê nhỉ. =))=))=))
  9. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394

    Phil nó như thế này đố thằng Khựa dám đụng đến
    :-bd:-bd
  10. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Đang giao lưu trực tuyến “Giọt nước mắt các vị tướng”
    Thứ ba, 26 Tháng 7 2011 08:59
    (GDVN) - Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, mỗi người lính sẽ không thể không có những giây phút phải rơi nước mắt khi chứng kiến những người đồng chí, đồng đội của mình, những đồng bào phải hy sinh, bỏ lại một phần thân thể, thậm chí mãi mãi nằm xuống nơi chiến trường, trên chính mảnh đất quê hương.
    Đúng 9h sáng 26/7, tại tòa soạn Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, hai vị tướng một thời binh lửa đã bắt đầu chia sẻ cùng độc giả những kí ức, kỉ niệm không thể quên nơi chiến trận.
    Với chủ đề: “Giọt nước mắt của các vị tướng”. Buổi giao lưu sẽ có sự tham gia của hai vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là Thiếu tướng Lê Mã Lương và Trung tướng Phạm Xuân Thệ.

    Cuộc giao lưu với chủ đề “Giọt nước mắt của các vị tướng” không chỉ nói về những phút giây đau thương khi người lính chứng kiến người đồng chí, đồng đội của mình, những đồng bào phải hy sinh mà còn khẳng định ý chí chiến đấu của những “Anh bộ đội *****” vượt lên trên đau thương mất mát để đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
    [​IMG]
    Các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến (Từ phải qua trái:
    TBT Nguyễn Tiến Bình, Anh hùng Lê Mã Lương, Anh hùng Phạm Xuân
    Thệ, Phó TBT Bùi Ngọc Cải)

    Khách mời của buổi giao lưu gồm: Trung tướng Lê Hữu Đức, Thiếu tướng - Anh hùng lưc lượng vũ trang Lê Mã Lương, Trung tướng - Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Xuân Thệ.
    Trung tướng Lê Hữu Đức, dù đã 89 tuổi, và vừa trải qua cơn bạo bệnh, nhưng vẫn sốt sắng nhận lời tham gia cuộc giao lưu. Tuy nhiên đến 8h sáng hôm nay, khi xe của Báo đến đón, phu nhân của ông đành quyết định để ông ở nhà vì sức khỏe quá yếu. Ông chỉ đủ sức viết một lá thư ngắn đầy xúc động và nuối tiếc gửi Báo vì đã lỡ hẹn cuộc giao lưu ý nghĩa này.

    Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin trích đăng lá thư này:

    Ngày 26/7/2011

    Kính gửi: đồng chí Nguyễn Tiến Bình
    Tổng biên tập Báo Giáo dục Việt Nam

    Được các nhà báo nhớ tới là một vinh dự lớn đối với tôi, một quân nhân đã 89 tuổi đời, 66 tuổi Đảng, đã trọn gói: 4 cuộc chiến tranh (kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh Tây Nam và chiến tranh phía Bắc năm 1979).

    Nhưng rất tiếc vì sức khỏe nên không dự được. Rất tiếc, tiếc lắm! Hẹn gặp sau! Xin đừng quên!

    Cám ơn rất nhiều!

    Lê Hữu Đức, nhà số 2 ngách 6/22 phố Đội Nhân phường vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.
    Số điện thoại: 069585498

    Một lần nữa, mong đừng quên nhau. Khi cần, cứ gọi điện thoại. Cám ơn nhiều lắm.
    [​IMG]
    Bức thư Trung tướng Lê Hữu Đức gửi tới BBT
    Báo Giáo dục Việt Nam

    Mời độc giả tiếp tục gửi câu hỏi ngay lúc này qua địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn để biết thêm những câu chuyện xúc động từ những người anh hùng trận mạc.
    Thưa thiếu tướng Lê Mã Lương, trong suốt cuộc đời binh nghiệp của bác, trải qua hàng trăm trận đánh,có kỷ niệm nào đau thương, mất mát nào khiến bác không thể quên? Bác có thể chia sẻ để thế hệ trẻ chúng cháu thêm hiểu, thêm trân trọng về những hy sinh của thế hệ ông cha mình. (Huyền Lê, Hà Nội)
    Suốt cuộc đời tôi đã trải qua hàng trăm trận đánh khác nhau, ở những địa phương khác nhau và rất nhiều kỷ niệm sâu sắc. Nhưng có lẽ, một trận đánh tôi không thể quên được đó là trận đánh ngày 17/3/1971 ở Đường 9, Nam Lào.
    Khi đó, chúng tôi thủ trên đèo để đánh chặn một đoàn xe tăng thiết giáp của địch. Người đồng đội của tôi là anh Trần Văn Tẩy đảm trách vị trí xạ thủ bắn B40. Với người bình thường, chỉ bắn đến lần thứ 3 là đã không thể chịu nổi nhưng Tẩy đã bắn liền 5 phát. Lúc ấy, máu ở tai Tẩy bắt đầu chảy đầm đìa và không còn nghe thấy gì. Tôi chạy lại, đập vào vai Tẩy, ra dấu hiệu để tôi bắn thay nhưng Tẩy nhất định không chịu.
    Khi Tẩy đang chuẩn bị nạp đạn để bắn lần thứ 6 thì bị địch bắn trúng, một ở tay và một ở trán. Máu Tẩy chảy xối xả. Tôi vội vàng lao đến và ôm lấy Tẩy nhưng Tẩy ngất thiếp đi. Khi y tá đến cấp cứu và định tiêm thì Tẩy tỉnh dậy. Tẩy nhất quyết từ chối và bảo: “Tôi khó qua khỏi, máu tôi đã ra quá nhiều rồi. Mũi tiêm này hãy dành cho đồng đội khác cần hơn tôi”. Rồi Tẩy quay sang nhìn tôi, ứa nước mắt: “Tôi xin lỗi vì có những lúc đã làm cho anh buồn về sự ngang ngạnh của mình…”. Nói đoạn, Tẩy lả thiếp đi.
    Thời điểm đó, toàn đoàn không còn một giọt máu dự trữ, Tẩy không thể đợi được đến khi máu được tiếp về. Tẩy đã vĩnh viễn ra đi trong chính vòng tay của tôi. Đó là một trong những kỷ niệm đau nhất. Đau vì bất lực chứng kiến đồng đội ra đi mà không thể làm gì.
    Đến giờ, hình ảnh của Tẩy vẫn còn hiện lên mồn một trong suy nghĩ của tôi, một chàng trai có nước da nâu rám nắng, vóc dáng to cao, vạm vỡ… và cả binh chủng ai cũng phải quý mến vì sự dũng cảm và cá tính anh hùng, mạnh mẽ.
    Thưa trung tướng Phạm Xuân Thệ, trong cuộc đời binh nghiệp, ông đã từng trải qua nhiều trận mạc chủ yếu trong chiến trường miền Nam. Đã từng là người dẫn giải tướng Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Sự kiện lịch sử đó đã giúp cho cuộc chiến giành độc lập ít đổ máu hơn. Tuy nhiên mãi năm 2011, ông mới được phong AHLLVTND. Ông có nghĩ việc đó là quá muộn? (Binh, Đồng Nai)

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ:
    Tôi không nghĩ đó là quá muộn. Do thành phần gia đình còn nặng nề. Tôi được xếp vào đợt tuyên dương từ năm 1973 cùng đợt với anh Lê Mã Lương… Vì các anh ấy thuộc thành phần trung nông nên được tuyên dương trước. Còn tôi thì được tuyên dương sau.
    Thưa bác Lương, cháu được biết, trong kháng chiến chống Mỹ, bác thuộc diện được miễn nghĩa vụ quân sự và được cử đi học đại học. Vậy tại sao bác lại từ chối để xông pha nơi tiền tuyến đầy bom đạn? Gia đình bác phản ứng ra sao? (hungb...@hotmail.com)

    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cả nước lên đường vì miền Nam, phần máu xương của Tổ quốc. Tinh thần ấy tác động tới bất cứ người thanh niên nào, từ làng quê, hải đảo cho tới nhà máy, núi rừng… giục giã họ bước vào trận mạc dù khó khăn, gian khổ và đô máu. Bản thân tôi không nằm ngoài số ấy.
    Tôi vốn là con của liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp nên được quyền miễn giảm và ưu tiên học lên đại học. Tuy nhiên, đối với tôi, tham gia chiến trường không chỉ là một nhiệm vụ thiêng liêng mà còn là một cái quyền để phục vụ Tổ quốc khi có giặc ngoại xâm. Đặc biệt, mỗi khi nghĩ về người cha, người đã cống hiến cả bản thân mình cho sự nghiệp ấy, tôi càng quyết tâm được theo bước ông, làm trọn cái “đạo” của mình.
    Biết tin tôi xung phong ra trận, mẹ tôi là người đau lòng hơn cả. Mẹ đã một lần tiễn người chồng ra đi không trở về, giờ đây, lại phải tiễn con trai ra đi, chưa biết ngày quay lại… Mẹ đã thuyết phục tôi bằng đủ lý lẽ, thậm chí nhờ người bạn thân nhất của bố can thiệp nhưng tôi vẫn giữ nguyên ý chí của mình. Ngày lên đường, mẹ chỉ nói với tôi một câu duy nhất mà khiến tôi vẫn còn nhớ mãi: “Ra đi cho bằng anh, bằng em”. Và lời nói đó chính là thứ hành trang quý báu đã theo tôi suốt năm tháng chiến trường.
    Thưa các bác, những ngày nay, dư luận đang có nhiều ý kiến nghi ngờ về việc tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm, trong khi đó, biện pháp dùng phân tích AND có phần chậm trễ trong việc đưa vào triển khai. Tại sao như vậy, thưa các ông? Vừa qua, Bộ LĐTBXH đưa ra ý kiến không tiếp tục áp dụng ngoại cảm trong việc tìm mộ liệt sĩ, ý kiến các ông như thế nào? (Phạm Hùng, Lạc Trung, Hà Nội)

    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Có thể nói vừa qua các nhà ngoại cảm tham gia vào quá trình tìm mộ liệt sĩ, một số trường hợp chính xác tuy nhiên cứ áp dụng việc tìm kiếm thông qua các nhà ngoại cảm thì không đủ độ tin cậy. Nhiều trường hợp đã xác định không đúng. Ngay trường hợp của cha tôi (ông đã tham gia trận đánh ở đồi A1, Điện Biên Phủ năm 1954) đến nay vẫn chưa tìm được đích xác. Tuy đã tìm thấy phần mộ nhưng chưa cảm thấy tin tưởng.
    Tôi quen rất nhiều nhà ngoại cảm nhưng chưa bao giờ nhờ các nhà ngoại cảm tìm giúp phần mộ của cha tôi. Vì vậy, tôi không tin vào tìm mộ liệt sĩ thông qua các nhà ngoại cảm. Do đó, Bộ LDTBXH nêu ra vấn đề này, tôi thấy đồng tình. Chúng ta không nên thông qua các nhà ngoại cảm để phát hiện mộ một cách phổ biến và công khai.
    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Hiện nay, chúng ta còn rất nhiều anh hùng liệt sỹ hi sinh trong các trận đánh trên các chiến trường. Chúng ta chưa tìm được hài cốt của các anh hùng liệt sỹ đó. Đây là một điều băn khoăn không chỉ của những người cán bộ chiến sỹ trực tiếp chiến đấu với kẻ thù trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại mà đây cũng là nỗi băn khoăn, day dứt của toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta bằng nhiều biện pháp, rất nhiều nỗ lực để tìm kiếm các hài cốt của các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh trong các trận chiến đấu nhưng đến nay cũng còn hàng vạn anh hùng liệt sỹ chưa tìm được hài cốt.
    [​IMG]
    Trung tướng Phạm Xuân Thệ tại buổi giao lưu


    Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, chúng ta đã dùng phương pháp ngoại cảm để tìm hài cốt của đồng chí, đồng đội. Tôi là người cũng đã trực tiếp được nhà ngoại cảm dẫn đến nơi hi sinh của anh ruột tôi. Anh tôi hi sinh từ tháng 6/1966 đến năm 2005 thì cũng do bạn bè mách bảo thì tôi có nhờ nhà ngoại cảm ròng rã 2 ngày trời nhưng khi tìm không có hiệu quả. Và một số đồng chí bạn bè của tôi cũng dùng phương pháp nhờ nhà ngoại cảm để tìm nhưng kết quả không đạt.

    Chính vì vậy, đối với các nhà ngoại cảm tìm các mộ liệt sỹ thì tôi thấy còn nhiều điều rất băn khoăn. Nếu như chúng ta cứ dùng phương pháp nhà ngoại cảm thì rất tốn kém nhưng không mang lại kết quả cao.

    Tôi nhớ gần đây nhất, một nhà ngoại cảm có tiếng được gia đình của đồng chí chính trị viên đại đội 11, tiểu đoàn 9, trung đoàn 66, sư đoàn 304 nhờ tìm mộ. Tôi và đồng chí đó cùng đơn vị, tôi làm đại đội trưởng. Ngày 30/5/1972, đơn vị hành quân từ động Ông Do cách thị xã Quảng Trị khoảng 20km đi tới một điểm có địa danh là Tân Téo, đội hình chúng tôi bị bom đánh, đồng chí hi sinh tại chỗ.
    Chúng tôi đã tổ chức mai táng có mộ chí nhưng gia đình nhờ nhà ngoại cảm đó, nhà ngoại cảm cứ khẳng định với tôi là hài cốt của đồng chí chính trị viên đại đội vẫn còn ở trong một hầm chữ A, chưa được lấy ra, tôi hoàn toàn không chịu, vì tôi khẳng định với nhà ngoại cảm là chúng tôi đang hành quân thì bị bom đánh vào đội hình, cho nên không có hầm chữ A. Và thực sự là hài cốt của đồng chí chính trị viên này đã được đội quy tập mộ liệt sỹ của bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đưa vào nghĩa trang liệt sỹ.

    Trường hợp thứ 2, cũng qua nhà ngoại cảm, gia đình của một đồng chí trưởng phòng tài chính thuộc Cục tài chính – Bộ Quốc phòng đi tìm hài cốt người anh hi sinh ngày 1/4/1972 tại Động Toàn (Cam Lộ, Quảng Trị). Khi đồng chí này bị thương, đồng đội đã đưa về đội phẫu của trung đoàn, sau đó đồng chí hi sinh. Đã mai táng ở phía đông nam Động Toàn, bên bờ sông Đakrong. Nhưng nhà ngoại cảm chỉ cho gia đình và khẳng định là hài cốt của anh đồng chí trưởng phòng tài chính đó mai táng tại xã Cam Chính (Cam Lộ, Quảng Trị) mà xã Cam Chính này đến ngày 10/4, chúng tôi mới giải phóng.
    Anh của đồng chí này đã hi sinh vào mùng 1/4/1972 thì không lý gì lại đưa liệt sỹ vào vùng chưa giải phóng để chôn cất. Nhưng nhà ngoại cảm cứ khăng khăng khẳng định là ở khu vực xã Cam Chính, làm cho gia đình và đồng đội đi tìm rất nhiều lần mà không thấy.
    Khi đồng chí trưởng phòng tài chính tới gặp tôi và mang tấm bản đồ khu vực tác chiến mà nơi trận đánh xảy ra mà anh đồng chí đó hi sinh, tôi vẽ và chỉ vị trí của trạm phẫu trung đoàn – nơi mà anh đồng chí đó hi sinh và chôn cất tại đó thì gia đình và đồng đội vào tìm thấy, lấy được hài cốt và có cả các di vật của liệt sỹ đó, trong đó có chiếc bi – đông đựng nước mà anh đồng chí đó khắc tên mình. Vì thế, gia đình rất tin và khẳng định đây là anh của đồng chí trưởng phòng tài chính.

    Đấy là một số trường hợp tôi được chứng kiến mà trực tiếp với các nhà ngoại cảm. Cho nên, tôi khẳng định: Tìm hài cốt liệt sỹ qua các nhà ngoại cảm là một điều không hiệu quả.
    Thưa trung tướng Thệ và thiếu tướng Lê Mã Lương, lịch sử dường như ít nhắc tới những trường hợp chiến sĩ ta hy sinh ngay trước cửa ngõ Sài Gòn, hy sinh khi chỉ cách hòa bình ít giờ đồng hồ? Các bác có thể kể lại những câu chuyện mà bác trực tiếp chứng kiến? (Phạm Hải Phong, Hải Phòng)
    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Tôi là người có may mắn tham gia chiến dịch xuân 75 và chiến dịch mang tên Bác. Trước cửa ngõ Sài Gòn, tôi đã chứng kiến nhiều sĩ quan và chiến sĩ quân đội hy sinh, chỉ ít giờ sau khi chúng ta giải phóng toàn bộ Sài Gòn. Có những trường hợp như Tiểu đoàn phó Hoàng Thọ Mạc, sau này được truy tặng anh hùngTrung úy Hoàng Khắc Tàng, chính trị viên Đại đội 6, tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 504, người cuối cùng hy sinh tại căn cứ Nước Trong, trước khi mở toang cánh cửa tiến vào nội đô Sài Gòn.
    [​IMG]
    Thiếu tướng - Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương


    Sau này Nhà nước còn tuyên dương hàng chục anh hùng đã chiến đấu, hy sinh, bị thương trước cửa ngõ Sài Gòn. Nói như vậy để chứng tỏ, chúng ta không quên những người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống trước ngày thắng lợi. Ngay những phần mộ của anh em hy sinh, chúng tôi đã tổ chức đưa anh em về các nghĩa trang liệt sĩ...
    Trường hợp hy sinh của Trung úy Hoàng Khắc Tàng: ngày 29/4/1975, từ trên trung đoàn, tôi điện thẳng xuống cho Trung úy chính viên đại đội 6 Hoàng Khắc Tàng: "Đại đội của anh đã vào vị trí xuất phát tấn công chưa?", Trung úy Hoàng Khắc Tàng báo cáo: "Thưa chủ nhiệm, toàn bộ đại đội 6 đã vào vị trí xuất phát". Tôi nói ngay: "Động viên anh em, đây là cửa ngõ Sài Gòn, là cơ hội lịch sử của chúng ta trong trận đánh quyết định này. Lưu ý giảm thương vong tối đa". Trong một đợt xung phong, Hoàng Khắc Tàng dẫn đầu Đại đội 6, lao vào trường Bộ binh tại căn cứ Nước Trong.
    Anh bị thương nặng, trước khi tắt thở, anh có dặn lại: “Hãy lao lên phía trước để tôi nằm lại ở đây, không sao đâu”. Sau đó, anh dùng chút sức lực cuối cùng của mình nói với đồng đội: “Báo cáo cho Đại úy Lê Mã Lương biết, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ” và anh tắt thở.
    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với sức mạnh tiến công như vũ bão của 5 cánh quân bộ đội chủ lực và sự phối hợp của bộ đội địa phương, dân quân du kích và lực lượng đồng bào nổi dậy của TP. Sài Gòn – Gia Định.

    Địch, lực lượng địch dồn từ các mặt trận Huế - Quảng Trị- Đà Nẵng – Tây Nguyên và nhiều tỉnh thành phố khác. Khi quân ta đánh chiếm và giải phóng, chúng dồn về thành phố Sài Gòn với lực lượng quân rất lớn, chúng tổ chức các tuyến phòng thủ ngoại vi TP. Sài Gòn nhằm ngăn chặn lực lượng tiến công của chúng ta. Chúng thành lập các tuyến phòng thủ rất kiên cố, việc chi viện hỏa lực, pháo binh và không quân rất lớn, nhưng với sức mạnh tiến công của quân và dân ta, từng tuyến phòng thủ của địch đã bị ta tiến công, tiêu diệt và giải phóng.

    Trên hướng Đông của chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng quân đoàn 2 đảm nhiệm tiến công, tiêu diệt lực lượng địch tại căn cứ Nước Trong, tổng kho Long Bình và lực lượng địch trên địa bàn tỉnh Long Khánh, Vũng Tàu.

    Chiều 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mở màn bằng trận đánh của trung đoàn 9 và trung đoàn 24, sư đoàn 304, quân đoàn 2, tiến công địch ở căn cứ Nước Trong, tổng kho Long Bình. Từ ngày 26 hết ngày 28, chúng tôi mới tiêu diệt địch ở căn cứ Nước Trong và một phần ở tổng kho Long Bình. Với sự kháng cự quyết liệt của kẻ thù, sau 2 ngày đêm chiến đấu, cán bộ chiến sỹ của trung đoàn 9 đã thương vong và hi sinh hàng trăm đồng chí.

    Sau khi giải phóng được căn cứ Nước Trong và tổng kho Long Bình, trung đoàn 66, sư đoàn 304, quân đoàn 2, chúng tôi được nằm trong đội hình của binh đoàn thọc sâu có nhiệm vụ thọc thẳng vào trung tâm TP. Sài Gòn theo trục đường xa lộ Biên Hòa – Sài Gòn.

    17h ngày 29/4, đội hình thọc sâu của chúng tôi bắt đầu hành quân, nhiệm vụ của chúng tôi là nếu gặp địch chống cự trên dọc đường thì triển khai chiến đấu, tiêu diệt địch lại tiếp tục hành quân vào nội đô TP. Sài Gòn. Lúc này, tôi là Đại úy trung đoàn 66, sư đoàn 304, quân đoàn 2, tôi được Ban chỉ huy trung đoàn giao nhiệm vụ đi đầu chỉ huy lực lượng bộ binh của tiểu đoàn 7, trung đoàn 66, đi cùng với lực lượng xe tăng của lữ đoàn 203.

    Với nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu, Dinh Độc Lập, đài phát thanh Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy Sài Gòn, trong quá trình hành quân đến khoảng 5h sáng ngày 30/4, đội hình chúng tôi tới cầu Sài Gòn, trong khi đó, lực lượng địch ở cầu Sài Gòn phòng thủ rất kiên cố với nhiều ụ súng lô cốt, hỏa lực và lực lượng xe tăng.

    Dưới sông Sài Gòn có rất nhiều tàu chiến địch. Khi đội hình của chúng tôi tới đầu cầu Sài Gòn bên này, các loại hỏa lực của địch bắn trả một cách quyết liệt, chúng tôi dừng lại triển khai đội hình chiến đấu, xe tăng và bộ binh của ta triển khai 2 bên đường, dùng hỏa lực tiêu diệt địch. Chúng tôi bắn cháy 4 chiếc xe tăng M41, 2 chiếc tàu chiến ở dưới sông Sài Gòn và tiêu diệt nhiều ụ súng lô cốt của địch ở bên kia cầu Sài Gòn sau khoảng 10 phút chiến đấu.

    Nhiều đồng chí, đồng đội của chúng tôi hi sinh ngay chân cầu Sài Gòn bên này, trong đó có đồng chí đại úy Ngô Văn Nhỡ - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn xe tăng hi sinh ngay trên tháp pháo cùng nhiều đồng chí chiến sỹ bộ binh cũng hi sinh và bị thương. Khoảng 7h sáng thì chúng tôi giải phóng được cầu, đội hình vượt qua cầu Sài Gòn, tiến công thẳng vào nội đô TP. Sài Gòn. Lực lượng bộ binh của tiểu đoàn 7 cùng với xe tăng đánh chiếm Dinh Độc Lập, tiểu đoàn 8, trung đoàn 66 đánh chiếm đài phát thanh, tiểu đoàn 9 đánh chiếm Bộ Tư lệnh Hải quân và cảng Ba Son. Đặc biệt là trên hướng đánh chiếm vào Dinh Độc Lập của tiểu đoàn 7, chỉ còn cách Dinh Độc Lập khoảng hơn 100m, đồng chí Tô Văn Thành là chiến sỹ bộ binh của tiểu đoàn 7, ngồi trên xe tăng của ta bị địch bắn, đồng chí ngã từ trên xe tăng hi sinh khi chỉ cách Dinh Độc Lập khoảng 100m.

    Đấy là một số cán bộ chiến sỹ của đơn vị chúng tôi hi sinh chỉ cách giờ giải phóng khoảng 1 tiếng đồng hồ mà tôi được chứng kiến mà trực tiếp chỉ huy họ chiến đấu tại đầu cầu Sài Gòn.
    Thưa bác Lương, từ một người lính vốn xông pha trên trận mạc, vậy khi trở về phụ trách ở Bảo tàng quân sự Việt Nam, bác có cảm thấy bị “hẫng hụt”? Theo nhiều người, đó là một môi trường quá bình lặng, yên tĩnh? Thậm chí có ý kiến còn cho rằng: với người có danh hiệu anh hùng, đã về bảo tàng thì coi như sự nghiệp cũng... đi vào bảo tàng luôn (Hương, Hà Đông, Hà Nội)
    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Tôi chưa bao giờ cảm thấy như vậy. Khi cấp trên quyết định chuyển tôi về làm ở bảo tàng tôi hết sức vui vẻ nhận lời. Bên ngoài, có thể nhiều người có cảm giác, bảo tàng là nơi bình lặng và yên tĩnh nhưng thực tế thì không phải vậy. Nếu chỉ nghĩ đơn thuần bảo tàng là nơi chỉ chứa đựng những hiện vật chiến tranh để hàng ngày mở cửa cho khách tham quan… thì như thế còn thiếu hụt lắm.
    Càng đi sâu vào bảo tàng, tôi càng thấy được cuộc sống ở bảo tàng sôi động không kém gì một đơn vị. Ở bảo tàng, đây trước hết là một cơ quan khoa học, vì vậy nên người ta phải có trình độ, năng lực nhất định để nghiên cứu, tìm hiểu. Mỗi một hiện vật không đơn thuần là một cái ca, cái cốc… mà ở mỗi cái đó còn chứa đựng cả một câu chuyện hấp dẫn, có hồn, đầy sức mạnh… mà ta phải tìm hiểu mới có thể rõ được. Kể cả những hiện vật của địch, chúng không chỉ là những chiến lợi phẩm mà còn là minh chứng cho những giọt mồ hôi, xương máu của cha anh ta.
    Chính vì vậy, đối với tôi, đời sống bảo tàng đa dạng và phức tạp lắm. Mỗi ngày, nhìn thấy dòng người đông đúc vào bảo tàng tham quan, họ chăm chú lắng nghe về từng hiện vật, về từng câu chuyện… mình càng ý thức được ý nghĩa và giá trị của công việc mình đã làm.
    Thưa các bác, cảm giác lần đầu xung trận như thế nào? Ở nơi chiến trường, yếu tố nào giúp cho chiến sĩ vững tâm, chắc tay súng? (Văn Hương, Thái Bình)
    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Vừa rời ghế nhà trường gia nhập quân đội, sau một thời gian ngắn huấn luyện, chúng tôi bắt đầu hành quân trên đường ra mặt trận. Đi qua những trọng điểm, những túi bom của địch, ngày và đêm chứng kiến sự hy sinh của dân, bộ đội, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến, làm cho mỗi người lính chúng tôi như được tăng thêm tinh thần và quyết tâm chiến đấu với kẻ thù.
    Trận đánh đầu tiên của tôi là đánh vào tập đoàn cứ điểm Huội San – Tà Mây, phối hợp cùng các đơn vị xe tăng. Khi chúng tôi lao vào căn cứ địch, tiếng bom, tiếng đạn nổ tạo ra những vầng sáng chói lòa trong đêm tối làm cho mỗi chiến sĩ chúng tôi thêm hưng phấn, như được tiếp thêm sức mạnh để tiến lên tiêu diệt quân thù.
    Vào thời điểm đó, bản thân tôi không hề có cảm giác sợ hãi. Có lẽ là do trong quá trình hành quân, tôi đã tận mắt chứng kiến nỗi đau và sự hy sinh của những người dân và đồng đội của mình.
    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Tôi nhập ngũ ngày 5/8/1967, sau 4 tháng huấn luyện tại Thái Nguyên, chúng tôi hành quân đi bộ ròng rã gần 3 tháng trời. Ngày 15/4/1968, tôi được bổ sung vào đại đội 11, tiểu đoàn 9, trung đoàn 66, sư đoàn 304, tại mặt trận Khe Sanh. Mùng 2/5/1968, tôi được tham gia trận chiến đấu đầu tiên, đại đội 11 chúng tôi cùng đại đội đặc công của sư đoàn tập kích tiêu diệt vào đại đội Mỹ đóng trên điểm cao 42 năm phía Bắc Khe Xanh khoảng 3km.
    Khi bắt đầu nhận nhiệm vụ hành quân tiếp cận, tôi luôn luôn suy nghĩ: Mình mới được bổ sung vào chiến trường và đây cũng là trận đầu tiên trong đời binh nghiệp của mình, còn rất nhiều băn khoăn, lo lắng, lo vì không biết trận đánh diễn ra như thế nào, có tiêu diệt địch hay không, có hoàn thành nhiệm vụ hay không và cũng rất sợ: Nếu bị thương vong thì như thế nào. Nhưng được các đồng chí cán bộ tiểu đội, trung đội động viên nên tôi yên tâm hành quân chiếm lĩnh cùng đội hình.
    Trước giờ nổ súng, tôi cảm thấy rất run, nhưng khi có hiệu lệnh nổ súng thì chúng tôi đồng loạt nổ súng và xung phong. Lúc này, mọi sự lo sợ đều biến mất. Và chúng tôi xung phong chiến đấu rất dũng mãnh.

    Chúng tôi đánh chiếm từng ụ súng, từng lô cốt, sau khoảng 2h chiến đấu, chúng tôi làm chủ được trận địa, tiêu diệt được rất nhiều địch. Lúc này đã củng cố được lòng tin và sức mạnh của chúng tôi mà chúng tôi nghĩ đến phải chiến đấu và chiến thắng mỗi khi xung trận. Vì đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của những người lính khi vào chiến trường mang theo cả niềm tin của gia đình, và nhân dân ở hậu phương miền Bắc giao nhiệm vụ, trọng trách cho mình, phải chiến đấu để tiêu diệt kẻ thù.

    Sau trận đánh này, tôi từng bước trưởng thành và tham gia nhiều trận chiến đấu khác. Cứ mỗi trận đánh lại trưởng thành thêm một bước, mặc dù, trong chiến đấu, cũng có đồng chí, đồng đội hi sinh, bản thân mình cũng bị thương, vào bệnh viện chữa lành vết thương, tôi lại trở lại đơn vị để chiến đấu.
    Đi qua mấy cuộc chiến tranh, ông đã từng được đồng đội cứu sống bao nhiêu lần, thưa Trung tướng Phạm Xuân Thệ? (Hồng Lam, Ngô Quyền, Hải Phòng)

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Với những người lính trong quân đội nhân dân Việt Nam, 2 chữ “đồng đội” rất thiêng liêng, gần gũi, mà theo tôi chỉ có những người lính thì từ “đồng đội” đó mới thực sự thiêng liêng, gắn bó, gần gũi và tình cảm. Bởi vì, trong chiến đấu cũng như là lúc bình thường, tình đồng chí, tình đồng đội lúc này như tình anh em ruột thịt, luôn chia ngọt, sẻ bùi, lúc gian khổ, hi sinh, mỗi người đều nhận về mình những sự hi sinh, gian khổ đó, nhường lại thuận lợi cho đồng chí, đồng đội mình.

    Tôi là một chiến sỹ bộ binh, khi bước chân vào chiến trường và tham gia chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, hầu như trận nào tôi cũng bị thương, đặc biệt, ngày 17/3/1971, trong chiến dịch Nam Lào, tôi là đại đội trưởng đại đội 10, tiểu đoàn 9, trung đoàn 66, sư đoàn 304, đại đội tôi được giao nhiệm vụ tiêu diệt một cụm xe tăng địch ở ngã ba Bản Đông. Trận chiến đấu xảy ra vô cùng ác liệt, rất nhiều đồng chí, đồng đội thương vong sau khi đã tiêu diệt được một số xe tăng địch. Tôi bị thương cả 2 tay, không tự băng bó được. Cánh tay trái bị đạn đại liên của xe tăng bắn vào cánh tay, bị thương rất nặng. Tôi được các đồng chí, đồng đội băng bó, đưa ra khỏi trận địa và đưa về bệnh viện điều trị.

    Nhờ có đồng chí, đồng đội nên tôi được cứu chữa kịp thời nên vết thương sau 3 tháng điều trị lại lành và tôi lại về đơn vị chiến đấu. Hay đêm mùng 1, rạng mùng 2/5/1972, lúc này tôi là đại đội trưởng đại đội 11, tiểu đoàn 9, trung đoàn 66, tôi chỉ huy đại đội hành quân chiếm lĩnh đánh vào thành cổ Quảng Trị, dọc đường hành quân còn cách thành Quảng Trị khoảng hơn 1km, bị máy bay địch ném bom vào đội hình, nhiều đồng chí, đồng đội hi sinh, tôi bị thương rất nặng.
    Hai mắt bị thuốc bom và đất đá đập vào, không mở mắt được, chân trái bị mảnh bom phạt vào đầu gối. Tôi ngất đi. Sau đó, được đồng chí, đồng đội cấp cứu và băng bó kịp thời và khiêng tôi về trạm phẫu của trung đoàn. Tại đây, tôi được điều trị chu đáo và chỉ sau 2 tháng điều trị, vết thương của tôi khỏi và sức khỏe bình phục, tôi lại tiếp tục trở lại đơn vị, chiến đấu và công tác.

    Đấy là những lần tôi được đồng chí, đồng đội cứu tôi khỏi “lưỡi hái tử thần” trong chiến tranh.
    Thưa Thiếu tướng Lê Mã Lương, trong cuộc đời chinh chiến của mình, trận chiến nào ông cảm thấy đau đớn nhất? (Bùi Hoàng Hải và nhóm đồng nghiệp tại Xí nghiệp xây lắp điện..., Hải Phòng)
    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Trận đánh khiến tôi đau đớn nhất là trận đánh ngày 20/3/1971 ở Đường 9, Nam Lào. Khi Đại đội tôi được lệnh vượt qua đường 9, sau đó vượt qua sông Sê Pôn để chặn đường rút lui của địch. Cả Đại đội đang vận động giữa ban ngày thì bất ngờ gặp địch. Tôi cho đội hình tản ra và bao vây chặt quân địch. Sau 20 phút, chúng tôi đã tiêu diệt 37 tên, bắt sống 43 tên, trong đó có viên đại úy chỉ huy tiểu đoàn biệt động quân Sài Gòn.
    Về phía ta, có 1 hy sinh và 3 bị thương. Sau khi làm chủ trận địa, chúng tôi bắt đầu cơ động sâu sang phía Nam của sông Sê Pôn để phục kích quân địch. Đang cơ động thì bị máy bay địch phát hiện. Chúng rải bom bi với hàng chục quả bom bi mẹ bung ra hàng nghìn quả bom bi con. Đây là loại bom bi vướng nổ, trong mỗi quả bom bi bung ra 4 đoạn dây dài, mỗi đoạn khoảng 2 mét. Chỉ cần vướng vào 1 trong 4 dây đó, quả bom sẽ phát nổ. Cả đội hình đại đội lọt trong vong vây của bom bi.
    Chúng tôi không thể tiến và cũng không thể lui được...
    Tôi lập tức điện về tiểu đoàn: “Cho tôi mở đường máu để thoát ra khỏi khu vực hiểm nguy này”. Đại úy Tiểu đoàn trưởng Lê Hồng Loan đồng ý với phương án của tôi. Được tiểu đoàn cho phép, tôi giao nhiệm vụ cho các trung đội trưởng hành quân theo một đội hình hàng dọc. Tôi dẫn đầu đội hình.
    Đi chừng 30 mét thì hai bên sườn có tiếng phát nổ của bom bi. Lập tức, có hai chiến sĩ hy sinh. Tôi nhanh chóng gọi các trung đội trưởng, giao nhiệm vụ: “Chấp hành nghiêm lệnh của tôi, không được để cho bất kỳ ai bước chân ra khỏi lộ trình đã được vạch ra để đảm bảo an toàn tuyệt đối”. Sau đó tôi động viên các chiến sĩ hãy bình tĩnh để thoát ra khỏi bãi bom bi này. Toàn bộ đội hình của đại đội đã trật tự hơn nhưng rồi do sơ ý, một chiến sĩ bị vướng vào một dây của bom bi khiến quả bom phát nổ. 3 chiến sĩ lại hy sinh.
    Tôi ra lệnh cho đại đội: “Tất cả nằm xuống thành hàng dọc, trườn ra khỏi bãi bom bi”. Tôi vừa trườn vừa quan sát hai bên dây vướng của bom bi thì chiến sĩ liên lạc tên Thanh trườn nhanh lên phía trước tôi, dùng chiếc mũ cối đang đội trên đầu của mình che khuôn mặt cho tôi.
    Với hành động đó, tôi vô cùng xúc động và nghĩ ngay đến trách nhiệm của mình là phải đưa toàn bộ đại đội thoát ra khỏi bãi bom bi này an toàn. Và cứ như vậy, chúng tôi trườn nhích lên từng bước một. Nhiều người trong đại đội tôi, bàn tay và cùi tay đã rớm máu vì cọ sát trên mặt đá, cát.
    Sau 1 giờ 30 phút, chúng tôi đã thoát ra khỏi bãi bom bi. Tất cả mọi người, ai nấy đều nhìn lại bãi bom bi như vừa trải qua một trận đánh khốc liệt. Không ai bảo ai, mọi người òa lên khóc nức nở. Trong đó, nhiều chiến sĩ lao đến ôm chặt lấy tôi. Nước mắt tôi rưng rưng và vụt nghĩ: “Chưa bao giờ mình lại chứng kiến một thời khắc hiểm nguy tới sinh mạng của hàng trăm con người như vậy”.

    Những lần rơi nước mắt của Tướng Lê Hữu Đức
    Dù đã ở tuổi gần cửu thập, nhưng mỗi lần nhắc đến người vợ đầu – người đồng đội tuyệt vời của mình, “Hổ cụt Tây Nguyên” - trung tướng Lê Hữu Đức lại khóc. Ông làm những người đối diện ông cũng khóc theo khi đưa cánh tay cụt (bị thương ở chiến trường) lên lau nước mắt nghẹn ngào.
    Ông kể, trong những ngày đầu đi chiến đấu, ông gặp được “ý trung nhân” của mình, một cô gái xứ Nghệ rất trẻ, nhưng đảm nhiệm cương vị Bí thư đảng đoàn phụ nữ huyện Đại Lộc. Người con gái đó tên là Nguyễn Thị Đạm Liên.
    - Cô ấy thấp, nhỏ nhưng có khuôn mặt dễ thương, cử chỉ nhẹ nhàng, thanh thoát. Đạm Liên quê ở Nam Đàn, từng học trường Đồng Khánh. Ngày xưa những người con gái có học như thế ít lắm. Mến tài nhau, vừa đồng chí lại vừa đồng hương, chúng tôi đã đến với nhau. Trung tướng Lê Hữu Đức kể.
    Yêu nhau cuối năm 1946, đến tháng 3-1947, ông bị thương nặng, phải cắt cánh tay. Nghĩ đến tương lai của người yêu - một cô gái trí thức mới 21 tuổi, ông chủ động “cắt” quan hệ. Không ngờ Đạm Liên biết chuyện, tìm đến “xạc” cho ông một trận: “Anh tiểu tư sản quá. Vợ chồng ai mà chẳng muốn trọn vẹn, đã hứa với nhau thì phải giữ lời chứ!”.
    Năm 1950, họ tổ chức đám cưới ở thị xã Tam Kỳ. Không nhà không cửa, đêm tân hôn, đôi vợ chồng trẻ dắt tay nhau đi suốt một đêm khắp thị xã rồi sáng hôm sau mỗi người lại lao vào công việc của mình. Cuộc sống gian khổ, vất vả nhưng rất lãng mạn của những ngày tháng đó vẫn in đậm trong trái tim ông.
    Năm 1953, Lê Hữu Đức được điều ra Việt Bắc nhận nhiệm vụ ở tổ chức miền Nam của Bộ Tổng tham mưu, Đạm Liên về công tác ở Quân khu 4. Vợ chồng xa nhau cho đến năm 1955, khi bà được điều ra Ban Đối ngoại của Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, họ mới được sống bên nhau. Có lần ông tâm sự:
    - Vợ tôi hiền lắm, tuyệt vời, tôi phục lắm! 10 năm ở với nhau, chưa bao giờ thấy bà ấy đánh con bao giờ. Tôi thỉnh thoảng nóng quá, cũng đánh con, phết chúng nó vào đít. Những lúc đó vợ tôi đưa chúng đi rửa mặt, xong bắt vòng tay xin lỗi ba. Đêm về, khi các con đã đi ngủ hết, bà mới phê bình tôi. Bà ấy bảo rằng, anh là quân sự, nhưng đừng dậy con bằng roi vọt. Các con còn nhỏ, nên anh phải tình cảm với chúng nó chứ. Trước những lời dịu dàng chân thành ấy, tôi mới thấy hối hận…
    Năm 1965, Trung tá Lê Hữu Đức rời Hà Nội, chia tay người vợ thân yêu và 3 đứa con thơ vào chiến trường Tây Nguyên nhận nhiệm vụ Tham mưu trưởng Sư đoàn 1, sau đó là Tham mưu trưởng Sư đoàn 6, dưới quyền chỉ huy của Sư đoàn trưởng Nguyễn Hữu An. Không ngờ ngày chia tay cũng là ngày ông vĩnh biệt người vợ thủy chung và hiền thục.
    Ngày 15-6-1968, một ngày đã khắc vào trái tim ông một nỗi đau không thể nào quên. Lúc đó ông đã là Tham mưu phó Mặt trận Tây Nguyên. Buổi chiều, đi công tác về cơ quan, ông nhận được bức điện khẩn từ Hà Nội gửi vào. Giở ra, ông choáng váng, đất dưới chân ông như sụp đổ: Bức điện của Tổng cục Chính trị báo tin vợ ông vừa mới mất! Ông không tin vào mắt mình, mặc dù đó là sự thật. Vợ ông còn trẻ thế kia, hiền hậu và giỏi giang thế kia, làm sao mà chết được.
    Sau này khi trở ra Hà Nội, nghe cơ quan của bà kể lại, ông mới biết bà chết vì làm việc quá sức. Một nách ba con nhỏ, chiến tranh phải đưa đi sơ tán tận Vĩnh Phúc, bà vẫn bám cơ quan làm việc không ngày nghỉ. Giỏi tiếng Pháp, bà còn học tiếng Nga, tiếng Anh để dịch tất cả các bài phát biểu của lãnh tụ và các nghị quyết của Đảng, thông báo của Nhà nước ra ba thứ tiếng. Xong việc cơ quan bà lại lóc cóc xe đạp đi thăm nuôi con.
    Việc nhiều, cuộc sống vất vả, lại không có chồng bên cạnh đỡ đần, nên bà bị bệnh huyết áp. Một buổi sáng, đang làm việc thì bà bỗng nhiên kêu nhức đầu. Bà bỏ dở công việc ra ngoài bàn uống nước thì thổ ra máu. Mọi người tức tốc đưa bà đi bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô cấp cứu, nhưng 24 giờ sau bà vĩnh viễn ra đi mà không kịp gặp được ba đứa con thơ. Lúc đó bà mới 39 tuổi!
    Sau khi vợ mất, Lê Hữu Đức mất thăng bằng một năm trời, sức khỏe giảm sút nhiều. Khuôn mặt ông hốc hác, đôi mắt trũng sâu vì thiếu ngủ. Thương người vợ hiền bao nhiêu, ông lại lo cho ba đứa con thơ dại nay mất mẹ không biết sống như thế nào giữa bom đạn của giặc Mỹ. Ban ngày lo chiến đấu, nỗi đau tạm vơi đi, nhưng đêm về mắc võng thì khuôn mặt của người vợ lại hiện lên đến đau lòng.
    - Sau này tôi có đi bước nữa. May mắn là người vợ sau của tôi là một nhà giáo, rất tâm lý và cũng hiền lành, tôn trọng quá khứ của tôi. Chúng tôi sống hạnh phúc và có thêm con gái. Nhưng anh ạ, tình yêu ấy mà, nó lạ lắm… Tôi không thể nào quên được Đạm Liên.
    (Hồng Sơn)

    (Xin bấm F5 để tiếp tục cập nhật)

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này