Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4147 người đang online, trong đó có 259 thành viên. 08:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98172 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. SoldierVN

    SoldierVN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Việt Mường cổ của chú nghe na ná tiếng Ăng lê nhỉ. =))=))=))
  2. tcdtcd

    tcdtcd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2010
    Đã được thích:
    394

    Phil nó như thế này đố thằng Khựa dám đụng đến
    :-bd:-bd
  3. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Đang giao lưu trực tuyến “Giọt nước mắt các vị tướng”
    Thứ ba, 26 Tháng 7 2011 08:59
    (GDVN) - Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, mỗi người lính sẽ không thể không có những giây phút phải rơi nước mắt khi chứng kiến những người đồng chí, đồng đội của mình, những đồng bào phải hy sinh, bỏ lại một phần thân thể, thậm chí mãi mãi nằm xuống nơi chiến trường, trên chính mảnh đất quê hương.
    Đúng 9h sáng 26/7, tại tòa soạn Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, hai vị tướng một thời binh lửa đã bắt đầu chia sẻ cùng độc giả những kí ức, kỉ niệm không thể quên nơi chiến trận.
    Với chủ đề: “Giọt nước mắt của các vị tướng”. Buổi giao lưu sẽ có sự tham gia của hai vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là Thiếu tướng Lê Mã Lương và Trung tướng Phạm Xuân Thệ.

    Cuộc giao lưu với chủ đề “Giọt nước mắt của các vị tướng” không chỉ nói về những phút giây đau thương khi người lính chứng kiến người đồng chí, đồng đội của mình, những đồng bào phải hy sinh mà còn khẳng định ý chí chiến đấu của những “Anh bộ đội *****” vượt lên trên đau thương mất mát để đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
    [​IMG]
    Các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến (Từ phải qua trái:
    TBT Nguyễn Tiến Bình, Anh hùng Lê Mã Lương, Anh hùng Phạm Xuân
    Thệ, Phó TBT Bùi Ngọc Cải)

    Khách mời của buổi giao lưu gồm: Trung tướng Lê Hữu Đức, Thiếu tướng - Anh hùng lưc lượng vũ trang Lê Mã Lương, Trung tướng - Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Xuân Thệ.
    Trung tướng Lê Hữu Đức, dù đã 89 tuổi, và vừa trải qua cơn bạo bệnh, nhưng vẫn sốt sắng nhận lời tham gia cuộc giao lưu. Tuy nhiên đến 8h sáng hôm nay, khi xe của Báo đến đón, phu nhân của ông đành quyết định để ông ở nhà vì sức khỏe quá yếu. Ông chỉ đủ sức viết một lá thư ngắn đầy xúc động và nuối tiếc gửi Báo vì đã lỡ hẹn cuộc giao lưu ý nghĩa này.

    Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin trích đăng lá thư này:

    Ngày 26/7/2011

    Kính gửi: đồng chí Nguyễn Tiến Bình
    Tổng biên tập Báo Giáo dục Việt Nam

    Được các nhà báo nhớ tới là một vinh dự lớn đối với tôi, một quân nhân đã 89 tuổi đời, 66 tuổi Đảng, đã trọn gói: 4 cuộc chiến tranh (kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh Tây Nam và chiến tranh phía Bắc năm 1979).

    Nhưng rất tiếc vì sức khỏe nên không dự được. Rất tiếc, tiếc lắm! Hẹn gặp sau! Xin đừng quên!

    Cám ơn rất nhiều!

    Lê Hữu Đức, nhà số 2 ngách 6/22 phố Đội Nhân phường vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.
    Số điện thoại: 069585498

    Một lần nữa, mong đừng quên nhau. Khi cần, cứ gọi điện thoại. Cám ơn nhiều lắm.
    [​IMG]
    Bức thư Trung tướng Lê Hữu Đức gửi tới BBT
    Báo Giáo dục Việt Nam

    Mời độc giả tiếp tục gửi câu hỏi ngay lúc này qua địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn để biết thêm những câu chuyện xúc động từ những người anh hùng trận mạc.
    Thưa thiếu tướng Lê Mã Lương, trong suốt cuộc đời binh nghiệp của bác, trải qua hàng trăm trận đánh,có kỷ niệm nào đau thương, mất mát nào khiến bác không thể quên? Bác có thể chia sẻ để thế hệ trẻ chúng cháu thêm hiểu, thêm trân trọng về những hy sinh của thế hệ ông cha mình. (Huyền Lê, Hà Nội)
    Suốt cuộc đời tôi đã trải qua hàng trăm trận đánh khác nhau, ở những địa phương khác nhau và rất nhiều kỷ niệm sâu sắc. Nhưng có lẽ, một trận đánh tôi không thể quên được đó là trận đánh ngày 17/3/1971 ở Đường 9, Nam Lào.
    Khi đó, chúng tôi thủ trên đèo để đánh chặn một đoàn xe tăng thiết giáp của địch. Người đồng đội của tôi là anh Trần Văn Tẩy đảm trách vị trí xạ thủ bắn B40. Với người bình thường, chỉ bắn đến lần thứ 3 là đã không thể chịu nổi nhưng Tẩy đã bắn liền 5 phát. Lúc ấy, máu ở tai Tẩy bắt đầu chảy đầm đìa và không còn nghe thấy gì. Tôi chạy lại, đập vào vai Tẩy, ra dấu hiệu để tôi bắn thay nhưng Tẩy nhất định không chịu.
    Khi Tẩy đang chuẩn bị nạp đạn để bắn lần thứ 6 thì bị địch bắn trúng, một ở tay và một ở trán. Máu Tẩy chảy xối xả. Tôi vội vàng lao đến và ôm lấy Tẩy nhưng Tẩy ngất thiếp đi. Khi y tá đến cấp cứu và định tiêm thì Tẩy tỉnh dậy. Tẩy nhất quyết từ chối và bảo: “Tôi khó qua khỏi, máu tôi đã ra quá nhiều rồi. Mũi tiêm này hãy dành cho đồng đội khác cần hơn tôi”. Rồi Tẩy quay sang nhìn tôi, ứa nước mắt: “Tôi xin lỗi vì có những lúc đã làm cho anh buồn về sự ngang ngạnh của mình…”. Nói đoạn, Tẩy lả thiếp đi.
    Thời điểm đó, toàn đoàn không còn một giọt máu dự trữ, Tẩy không thể đợi được đến khi máu được tiếp về. Tẩy đã vĩnh viễn ra đi trong chính vòng tay của tôi. Đó là một trong những kỷ niệm đau nhất. Đau vì bất lực chứng kiến đồng đội ra đi mà không thể làm gì.
    Đến giờ, hình ảnh của Tẩy vẫn còn hiện lên mồn một trong suy nghĩ của tôi, một chàng trai có nước da nâu rám nắng, vóc dáng to cao, vạm vỡ… và cả binh chủng ai cũng phải quý mến vì sự dũng cảm và cá tính anh hùng, mạnh mẽ.
    Thưa trung tướng Phạm Xuân Thệ, trong cuộc đời binh nghiệp, ông đã từng trải qua nhiều trận mạc chủ yếu trong chiến trường miền Nam. Đã từng là người dẫn giải tướng Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Sự kiện lịch sử đó đã giúp cho cuộc chiến giành độc lập ít đổ máu hơn. Tuy nhiên mãi năm 2011, ông mới được phong AHLLVTND. Ông có nghĩ việc đó là quá muộn? (Binh, Đồng Nai)

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ:
    Tôi không nghĩ đó là quá muộn. Do thành phần gia đình còn nặng nề. Tôi được xếp vào đợt tuyên dương từ năm 1973 cùng đợt với anh Lê Mã Lương… Vì các anh ấy thuộc thành phần trung nông nên được tuyên dương trước. Còn tôi thì được tuyên dương sau.
    Thưa bác Lương, cháu được biết, trong kháng chiến chống Mỹ, bác thuộc diện được miễn nghĩa vụ quân sự và được cử đi học đại học. Vậy tại sao bác lại từ chối để xông pha nơi tiền tuyến đầy bom đạn? Gia đình bác phản ứng ra sao? (hungb...@hotmail.com)

    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cả nước lên đường vì miền Nam, phần máu xương của Tổ quốc. Tinh thần ấy tác động tới bất cứ người thanh niên nào, từ làng quê, hải đảo cho tới nhà máy, núi rừng… giục giã họ bước vào trận mạc dù khó khăn, gian khổ và đô máu. Bản thân tôi không nằm ngoài số ấy.
    Tôi vốn là con của liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp nên được quyền miễn giảm và ưu tiên học lên đại học. Tuy nhiên, đối với tôi, tham gia chiến trường không chỉ là một nhiệm vụ thiêng liêng mà còn là một cái quyền để phục vụ Tổ quốc khi có giặc ngoại xâm. Đặc biệt, mỗi khi nghĩ về người cha, người đã cống hiến cả bản thân mình cho sự nghiệp ấy, tôi càng quyết tâm được theo bước ông, làm trọn cái “đạo” của mình.
    Biết tin tôi xung phong ra trận, mẹ tôi là người đau lòng hơn cả. Mẹ đã một lần tiễn người chồng ra đi không trở về, giờ đây, lại phải tiễn con trai ra đi, chưa biết ngày quay lại… Mẹ đã thuyết phục tôi bằng đủ lý lẽ, thậm chí nhờ người bạn thân nhất của bố can thiệp nhưng tôi vẫn giữ nguyên ý chí của mình. Ngày lên đường, mẹ chỉ nói với tôi một câu duy nhất mà khiến tôi vẫn còn nhớ mãi: “Ra đi cho bằng anh, bằng em”. Và lời nói đó chính là thứ hành trang quý báu đã theo tôi suốt năm tháng chiến trường.
    Thưa các bác, những ngày nay, dư luận đang có nhiều ý kiến nghi ngờ về việc tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm, trong khi đó, biện pháp dùng phân tích AND có phần chậm trễ trong việc đưa vào triển khai. Tại sao như vậy, thưa các ông? Vừa qua, Bộ LĐTBXH đưa ra ý kiến không tiếp tục áp dụng ngoại cảm trong việc tìm mộ liệt sĩ, ý kiến các ông như thế nào? (Phạm Hùng, Lạc Trung, Hà Nội)

    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Có thể nói vừa qua các nhà ngoại cảm tham gia vào quá trình tìm mộ liệt sĩ, một số trường hợp chính xác tuy nhiên cứ áp dụng việc tìm kiếm thông qua các nhà ngoại cảm thì không đủ độ tin cậy. Nhiều trường hợp đã xác định không đúng. Ngay trường hợp của cha tôi (ông đã tham gia trận đánh ở đồi A1, Điện Biên Phủ năm 1954) đến nay vẫn chưa tìm được đích xác. Tuy đã tìm thấy phần mộ nhưng chưa cảm thấy tin tưởng.
    Tôi quen rất nhiều nhà ngoại cảm nhưng chưa bao giờ nhờ các nhà ngoại cảm tìm giúp phần mộ của cha tôi. Vì vậy, tôi không tin vào tìm mộ liệt sĩ thông qua các nhà ngoại cảm. Do đó, Bộ LDTBXH nêu ra vấn đề này, tôi thấy đồng tình. Chúng ta không nên thông qua các nhà ngoại cảm để phát hiện mộ một cách phổ biến và công khai.
    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Hiện nay, chúng ta còn rất nhiều anh hùng liệt sỹ hi sinh trong các trận đánh trên các chiến trường. Chúng ta chưa tìm được hài cốt của các anh hùng liệt sỹ đó. Đây là một điều băn khoăn không chỉ của những người cán bộ chiến sỹ trực tiếp chiến đấu với kẻ thù trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại mà đây cũng là nỗi băn khoăn, day dứt của toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta bằng nhiều biện pháp, rất nhiều nỗ lực để tìm kiếm các hài cốt của các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh trong các trận chiến đấu nhưng đến nay cũng còn hàng vạn anh hùng liệt sỹ chưa tìm được hài cốt.
    [​IMG]
    Trung tướng Phạm Xuân Thệ tại buổi giao lưu


    Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, chúng ta đã dùng phương pháp ngoại cảm để tìm hài cốt của đồng chí, đồng đội. Tôi là người cũng đã trực tiếp được nhà ngoại cảm dẫn đến nơi hi sinh của anh ruột tôi. Anh tôi hi sinh từ tháng 6/1966 đến năm 2005 thì cũng do bạn bè mách bảo thì tôi có nhờ nhà ngoại cảm ròng rã 2 ngày trời nhưng khi tìm không có hiệu quả. Và một số đồng chí bạn bè của tôi cũng dùng phương pháp nhờ nhà ngoại cảm để tìm nhưng kết quả không đạt.

    Chính vì vậy, đối với các nhà ngoại cảm tìm các mộ liệt sỹ thì tôi thấy còn nhiều điều rất băn khoăn. Nếu như chúng ta cứ dùng phương pháp nhà ngoại cảm thì rất tốn kém nhưng không mang lại kết quả cao.

    Tôi nhớ gần đây nhất, một nhà ngoại cảm có tiếng được gia đình của đồng chí chính trị viên đại đội 11, tiểu đoàn 9, trung đoàn 66, sư đoàn 304 nhờ tìm mộ. Tôi và đồng chí đó cùng đơn vị, tôi làm đại đội trưởng. Ngày 30/5/1972, đơn vị hành quân từ động Ông Do cách thị xã Quảng Trị khoảng 20km đi tới một điểm có địa danh là Tân Téo, đội hình chúng tôi bị bom đánh, đồng chí hi sinh tại chỗ.
    Chúng tôi đã tổ chức mai táng có mộ chí nhưng gia đình nhờ nhà ngoại cảm đó, nhà ngoại cảm cứ khẳng định với tôi là hài cốt của đồng chí chính trị viên đại đội vẫn còn ở trong một hầm chữ A, chưa được lấy ra, tôi hoàn toàn không chịu, vì tôi khẳng định với nhà ngoại cảm là chúng tôi đang hành quân thì bị bom đánh vào đội hình, cho nên không có hầm chữ A. Và thực sự là hài cốt của đồng chí chính trị viên này đã được đội quy tập mộ liệt sỹ của bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đưa vào nghĩa trang liệt sỹ.

    Trường hợp thứ 2, cũng qua nhà ngoại cảm, gia đình của một đồng chí trưởng phòng tài chính thuộc Cục tài chính – Bộ Quốc phòng đi tìm hài cốt người anh hi sinh ngày 1/4/1972 tại Động Toàn (Cam Lộ, Quảng Trị). Khi đồng chí này bị thương, đồng đội đã đưa về đội phẫu của trung đoàn, sau đó đồng chí hi sinh. Đã mai táng ở phía đông nam Động Toàn, bên bờ sông Đakrong. Nhưng nhà ngoại cảm chỉ cho gia đình và khẳng định là hài cốt của anh đồng chí trưởng phòng tài chính đó mai táng tại xã Cam Chính (Cam Lộ, Quảng Trị) mà xã Cam Chính này đến ngày 10/4, chúng tôi mới giải phóng.
    Anh của đồng chí này đã hi sinh vào mùng 1/4/1972 thì không lý gì lại đưa liệt sỹ vào vùng chưa giải phóng để chôn cất. Nhưng nhà ngoại cảm cứ khăng khăng khẳng định là ở khu vực xã Cam Chính, làm cho gia đình và đồng đội đi tìm rất nhiều lần mà không thấy.
    Khi đồng chí trưởng phòng tài chính tới gặp tôi và mang tấm bản đồ khu vực tác chiến mà nơi trận đánh xảy ra mà anh đồng chí đó hi sinh, tôi vẽ và chỉ vị trí của trạm phẫu trung đoàn – nơi mà anh đồng chí đó hi sinh và chôn cất tại đó thì gia đình và đồng đội vào tìm thấy, lấy được hài cốt và có cả các di vật của liệt sỹ đó, trong đó có chiếc bi – đông đựng nước mà anh đồng chí đó khắc tên mình. Vì thế, gia đình rất tin và khẳng định đây là anh của đồng chí trưởng phòng tài chính.

    Đấy là một số trường hợp tôi được chứng kiến mà trực tiếp với các nhà ngoại cảm. Cho nên, tôi khẳng định: Tìm hài cốt liệt sỹ qua các nhà ngoại cảm là một điều không hiệu quả.
    Thưa trung tướng Thệ và thiếu tướng Lê Mã Lương, lịch sử dường như ít nhắc tới những trường hợp chiến sĩ ta hy sinh ngay trước cửa ngõ Sài Gòn, hy sinh khi chỉ cách hòa bình ít giờ đồng hồ? Các bác có thể kể lại những câu chuyện mà bác trực tiếp chứng kiến? (Phạm Hải Phong, Hải Phòng)
    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Tôi là người có may mắn tham gia chiến dịch xuân 75 và chiến dịch mang tên Bác. Trước cửa ngõ Sài Gòn, tôi đã chứng kiến nhiều sĩ quan và chiến sĩ quân đội hy sinh, chỉ ít giờ sau khi chúng ta giải phóng toàn bộ Sài Gòn. Có những trường hợp như Tiểu đoàn phó Hoàng Thọ Mạc, sau này được truy tặng anh hùngTrung úy Hoàng Khắc Tàng, chính trị viên Đại đội 6, tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 504, người cuối cùng hy sinh tại căn cứ Nước Trong, trước khi mở toang cánh cửa tiến vào nội đô Sài Gòn.
    [​IMG]
    Thiếu tướng - Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương


    Sau này Nhà nước còn tuyên dương hàng chục anh hùng đã chiến đấu, hy sinh, bị thương trước cửa ngõ Sài Gòn. Nói như vậy để chứng tỏ, chúng ta không quên những người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống trước ngày thắng lợi. Ngay những phần mộ của anh em hy sinh, chúng tôi đã tổ chức đưa anh em về các nghĩa trang liệt sĩ...
    Trường hợp hy sinh của Trung úy Hoàng Khắc Tàng: ngày 29/4/1975, từ trên trung đoàn, tôi điện thẳng xuống cho Trung úy chính viên đại đội 6 Hoàng Khắc Tàng: "Đại đội của anh đã vào vị trí xuất phát tấn công chưa?", Trung úy Hoàng Khắc Tàng báo cáo: "Thưa chủ nhiệm, toàn bộ đại đội 6 đã vào vị trí xuất phát". Tôi nói ngay: "Động viên anh em, đây là cửa ngõ Sài Gòn, là cơ hội lịch sử của chúng ta trong trận đánh quyết định này. Lưu ý giảm thương vong tối đa". Trong một đợt xung phong, Hoàng Khắc Tàng dẫn đầu Đại đội 6, lao vào trường Bộ binh tại căn cứ Nước Trong.
    Anh bị thương nặng, trước khi tắt thở, anh có dặn lại: “Hãy lao lên phía trước để tôi nằm lại ở đây, không sao đâu”. Sau đó, anh dùng chút sức lực cuối cùng của mình nói với đồng đội: “Báo cáo cho Đại úy Lê Mã Lương biết, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ” và anh tắt thở.
    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với sức mạnh tiến công như vũ bão của 5 cánh quân bộ đội chủ lực và sự phối hợp của bộ đội địa phương, dân quân du kích và lực lượng đồng bào nổi dậy của TP. Sài Gòn – Gia Định.

    Địch, lực lượng địch dồn từ các mặt trận Huế - Quảng Trị- Đà Nẵng – Tây Nguyên và nhiều tỉnh thành phố khác. Khi quân ta đánh chiếm và giải phóng, chúng dồn về thành phố Sài Gòn với lực lượng quân rất lớn, chúng tổ chức các tuyến phòng thủ ngoại vi TP. Sài Gòn nhằm ngăn chặn lực lượng tiến công của chúng ta. Chúng thành lập các tuyến phòng thủ rất kiên cố, việc chi viện hỏa lực, pháo binh và không quân rất lớn, nhưng với sức mạnh tiến công của quân và dân ta, từng tuyến phòng thủ của địch đã bị ta tiến công, tiêu diệt và giải phóng.

    Trên hướng Đông của chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng quân đoàn 2 đảm nhiệm tiến công, tiêu diệt lực lượng địch tại căn cứ Nước Trong, tổng kho Long Bình và lực lượng địch trên địa bàn tỉnh Long Khánh, Vũng Tàu.

    Chiều 26/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mở màn bằng trận đánh của trung đoàn 9 và trung đoàn 24, sư đoàn 304, quân đoàn 2, tiến công địch ở căn cứ Nước Trong, tổng kho Long Bình. Từ ngày 26 hết ngày 28, chúng tôi mới tiêu diệt địch ở căn cứ Nước Trong và một phần ở tổng kho Long Bình. Với sự kháng cự quyết liệt của kẻ thù, sau 2 ngày đêm chiến đấu, cán bộ chiến sỹ của trung đoàn 9 đã thương vong và hi sinh hàng trăm đồng chí.

    Sau khi giải phóng được căn cứ Nước Trong và tổng kho Long Bình, trung đoàn 66, sư đoàn 304, quân đoàn 2, chúng tôi được nằm trong đội hình của binh đoàn thọc sâu có nhiệm vụ thọc thẳng vào trung tâm TP. Sài Gòn theo trục đường xa lộ Biên Hòa – Sài Gòn.

    17h ngày 29/4, đội hình thọc sâu của chúng tôi bắt đầu hành quân, nhiệm vụ của chúng tôi là nếu gặp địch chống cự trên dọc đường thì triển khai chiến đấu, tiêu diệt địch lại tiếp tục hành quân vào nội đô TP. Sài Gòn. Lúc này, tôi là Đại úy trung đoàn 66, sư đoàn 304, quân đoàn 2, tôi được Ban chỉ huy trung đoàn giao nhiệm vụ đi đầu chỉ huy lực lượng bộ binh của tiểu đoàn 7, trung đoàn 66, đi cùng với lực lượng xe tăng của lữ đoàn 203.

    Với nhiệm vụ đánh chiếm các mục tiêu, Dinh Độc Lập, đài phát thanh Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy Sài Gòn, trong quá trình hành quân đến khoảng 5h sáng ngày 30/4, đội hình chúng tôi tới cầu Sài Gòn, trong khi đó, lực lượng địch ở cầu Sài Gòn phòng thủ rất kiên cố với nhiều ụ súng lô cốt, hỏa lực và lực lượng xe tăng.

    Dưới sông Sài Gòn có rất nhiều tàu chiến địch. Khi đội hình của chúng tôi tới đầu cầu Sài Gòn bên này, các loại hỏa lực của địch bắn trả một cách quyết liệt, chúng tôi dừng lại triển khai đội hình chiến đấu, xe tăng và bộ binh của ta triển khai 2 bên đường, dùng hỏa lực tiêu diệt địch. Chúng tôi bắn cháy 4 chiếc xe tăng M41, 2 chiếc tàu chiến ở dưới sông Sài Gòn và tiêu diệt nhiều ụ súng lô cốt của địch ở bên kia cầu Sài Gòn sau khoảng 10 phút chiến đấu.

    Nhiều đồng chí, đồng đội của chúng tôi hi sinh ngay chân cầu Sài Gòn bên này, trong đó có đồng chí đại úy Ngô Văn Nhỡ - tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn xe tăng hi sinh ngay trên tháp pháo cùng nhiều đồng chí chiến sỹ bộ binh cũng hi sinh và bị thương. Khoảng 7h sáng thì chúng tôi giải phóng được cầu, đội hình vượt qua cầu Sài Gòn, tiến công thẳng vào nội đô TP. Sài Gòn. Lực lượng bộ binh của tiểu đoàn 7 cùng với xe tăng đánh chiếm Dinh Độc Lập, tiểu đoàn 8, trung đoàn 66 đánh chiếm đài phát thanh, tiểu đoàn 9 đánh chiếm Bộ Tư lệnh Hải quân và cảng Ba Son. Đặc biệt là trên hướng đánh chiếm vào Dinh Độc Lập của tiểu đoàn 7, chỉ còn cách Dinh Độc Lập khoảng hơn 100m, đồng chí Tô Văn Thành là chiến sỹ bộ binh của tiểu đoàn 7, ngồi trên xe tăng của ta bị địch bắn, đồng chí ngã từ trên xe tăng hi sinh khi chỉ cách Dinh Độc Lập khoảng 100m.

    Đấy là một số cán bộ chiến sỹ của đơn vị chúng tôi hi sinh chỉ cách giờ giải phóng khoảng 1 tiếng đồng hồ mà tôi được chứng kiến mà trực tiếp chỉ huy họ chiến đấu tại đầu cầu Sài Gòn.
    Thưa bác Lương, từ một người lính vốn xông pha trên trận mạc, vậy khi trở về phụ trách ở Bảo tàng quân sự Việt Nam, bác có cảm thấy bị “hẫng hụt”? Theo nhiều người, đó là một môi trường quá bình lặng, yên tĩnh? Thậm chí có ý kiến còn cho rằng: với người có danh hiệu anh hùng, đã về bảo tàng thì coi như sự nghiệp cũng... đi vào bảo tàng luôn (Hương, Hà Đông, Hà Nội)
    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Tôi chưa bao giờ cảm thấy như vậy. Khi cấp trên quyết định chuyển tôi về làm ở bảo tàng tôi hết sức vui vẻ nhận lời. Bên ngoài, có thể nhiều người có cảm giác, bảo tàng là nơi bình lặng và yên tĩnh nhưng thực tế thì không phải vậy. Nếu chỉ nghĩ đơn thuần bảo tàng là nơi chỉ chứa đựng những hiện vật chiến tranh để hàng ngày mở cửa cho khách tham quan… thì như thế còn thiếu hụt lắm.
    Càng đi sâu vào bảo tàng, tôi càng thấy được cuộc sống ở bảo tàng sôi động không kém gì một đơn vị. Ở bảo tàng, đây trước hết là một cơ quan khoa học, vì vậy nên người ta phải có trình độ, năng lực nhất định để nghiên cứu, tìm hiểu. Mỗi một hiện vật không đơn thuần là một cái ca, cái cốc… mà ở mỗi cái đó còn chứa đựng cả một câu chuyện hấp dẫn, có hồn, đầy sức mạnh… mà ta phải tìm hiểu mới có thể rõ được. Kể cả những hiện vật của địch, chúng không chỉ là những chiến lợi phẩm mà còn là minh chứng cho những giọt mồ hôi, xương máu của cha anh ta.
    Chính vì vậy, đối với tôi, đời sống bảo tàng đa dạng và phức tạp lắm. Mỗi ngày, nhìn thấy dòng người đông đúc vào bảo tàng tham quan, họ chăm chú lắng nghe về từng hiện vật, về từng câu chuyện… mình càng ý thức được ý nghĩa và giá trị của công việc mình đã làm.
    Thưa các bác, cảm giác lần đầu xung trận như thế nào? Ở nơi chiến trường, yếu tố nào giúp cho chiến sĩ vững tâm, chắc tay súng? (Văn Hương, Thái Bình)
    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Vừa rời ghế nhà trường gia nhập quân đội, sau một thời gian ngắn huấn luyện, chúng tôi bắt đầu hành quân trên đường ra mặt trận. Đi qua những trọng điểm, những túi bom của địch, ngày và đêm chứng kiến sự hy sinh của dân, bộ đội, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến, làm cho mỗi người lính chúng tôi như được tăng thêm tinh thần và quyết tâm chiến đấu với kẻ thù.
    Trận đánh đầu tiên của tôi là đánh vào tập đoàn cứ điểm Huội San – Tà Mây, phối hợp cùng các đơn vị xe tăng. Khi chúng tôi lao vào căn cứ địch, tiếng bom, tiếng đạn nổ tạo ra những vầng sáng chói lòa trong đêm tối làm cho mỗi chiến sĩ chúng tôi thêm hưng phấn, như được tiếp thêm sức mạnh để tiến lên tiêu diệt quân thù.
    Vào thời điểm đó, bản thân tôi không hề có cảm giác sợ hãi. Có lẽ là do trong quá trình hành quân, tôi đã tận mắt chứng kiến nỗi đau và sự hy sinh của những người dân và đồng đội của mình.
    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Tôi nhập ngũ ngày 5/8/1967, sau 4 tháng huấn luyện tại Thái Nguyên, chúng tôi hành quân đi bộ ròng rã gần 3 tháng trời. Ngày 15/4/1968, tôi được bổ sung vào đại đội 11, tiểu đoàn 9, trung đoàn 66, sư đoàn 304, tại mặt trận Khe Sanh. Mùng 2/5/1968, tôi được tham gia trận chiến đấu đầu tiên, đại đội 11 chúng tôi cùng đại đội đặc công của sư đoàn tập kích tiêu diệt vào đại đội Mỹ đóng trên điểm cao 42 năm phía Bắc Khe Xanh khoảng 3km.
    Khi bắt đầu nhận nhiệm vụ hành quân tiếp cận, tôi luôn luôn suy nghĩ: Mình mới được bổ sung vào chiến trường và đây cũng là trận đầu tiên trong đời binh nghiệp của mình, còn rất nhiều băn khoăn, lo lắng, lo vì không biết trận đánh diễn ra như thế nào, có tiêu diệt địch hay không, có hoàn thành nhiệm vụ hay không và cũng rất sợ: Nếu bị thương vong thì như thế nào. Nhưng được các đồng chí cán bộ tiểu đội, trung đội động viên nên tôi yên tâm hành quân chiếm lĩnh cùng đội hình.
    Trước giờ nổ súng, tôi cảm thấy rất run, nhưng khi có hiệu lệnh nổ súng thì chúng tôi đồng loạt nổ súng và xung phong. Lúc này, mọi sự lo sợ đều biến mất. Và chúng tôi xung phong chiến đấu rất dũng mãnh.

    Chúng tôi đánh chiếm từng ụ súng, từng lô cốt, sau khoảng 2h chiến đấu, chúng tôi làm chủ được trận địa, tiêu diệt được rất nhiều địch. Lúc này đã củng cố được lòng tin và sức mạnh của chúng tôi mà chúng tôi nghĩ đến phải chiến đấu và chiến thắng mỗi khi xung trận. Vì đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của những người lính khi vào chiến trường mang theo cả niềm tin của gia đình, và nhân dân ở hậu phương miền Bắc giao nhiệm vụ, trọng trách cho mình, phải chiến đấu để tiêu diệt kẻ thù.

    Sau trận đánh này, tôi từng bước trưởng thành và tham gia nhiều trận chiến đấu khác. Cứ mỗi trận đánh lại trưởng thành thêm một bước, mặc dù, trong chiến đấu, cũng có đồng chí, đồng đội hi sinh, bản thân mình cũng bị thương, vào bệnh viện chữa lành vết thương, tôi lại trở lại đơn vị để chiến đấu.
    Đi qua mấy cuộc chiến tranh, ông đã từng được đồng đội cứu sống bao nhiêu lần, thưa Trung tướng Phạm Xuân Thệ? (Hồng Lam, Ngô Quyền, Hải Phòng)

    Trung tướng Phạm Xuân Thệ: Với những người lính trong quân đội nhân dân Việt Nam, 2 chữ “đồng đội” rất thiêng liêng, gần gũi, mà theo tôi chỉ có những người lính thì từ “đồng đội” đó mới thực sự thiêng liêng, gắn bó, gần gũi và tình cảm. Bởi vì, trong chiến đấu cũng như là lúc bình thường, tình đồng chí, tình đồng đội lúc này như tình anh em ruột thịt, luôn chia ngọt, sẻ bùi, lúc gian khổ, hi sinh, mỗi người đều nhận về mình những sự hi sinh, gian khổ đó, nhường lại thuận lợi cho đồng chí, đồng đội mình.

    Tôi là một chiến sỹ bộ binh, khi bước chân vào chiến trường và tham gia chiến đấu và trực tiếp chiến đấu, hầu như trận nào tôi cũng bị thương, đặc biệt, ngày 17/3/1971, trong chiến dịch Nam Lào, tôi là đại đội trưởng đại đội 10, tiểu đoàn 9, trung đoàn 66, sư đoàn 304, đại đội tôi được giao nhiệm vụ tiêu diệt một cụm xe tăng địch ở ngã ba Bản Đông. Trận chiến đấu xảy ra vô cùng ác liệt, rất nhiều đồng chí, đồng đội thương vong sau khi đã tiêu diệt được một số xe tăng địch. Tôi bị thương cả 2 tay, không tự băng bó được. Cánh tay trái bị đạn đại liên của xe tăng bắn vào cánh tay, bị thương rất nặng. Tôi được các đồng chí, đồng đội băng bó, đưa ra khỏi trận địa và đưa về bệnh viện điều trị.

    Nhờ có đồng chí, đồng đội nên tôi được cứu chữa kịp thời nên vết thương sau 3 tháng điều trị lại lành và tôi lại về đơn vị chiến đấu. Hay đêm mùng 1, rạng mùng 2/5/1972, lúc này tôi là đại đội trưởng đại đội 11, tiểu đoàn 9, trung đoàn 66, tôi chỉ huy đại đội hành quân chiếm lĩnh đánh vào thành cổ Quảng Trị, dọc đường hành quân còn cách thành Quảng Trị khoảng hơn 1km, bị máy bay địch ném bom vào đội hình, nhiều đồng chí, đồng đội hi sinh, tôi bị thương rất nặng.
    Hai mắt bị thuốc bom và đất đá đập vào, không mở mắt được, chân trái bị mảnh bom phạt vào đầu gối. Tôi ngất đi. Sau đó, được đồng chí, đồng đội cấp cứu và băng bó kịp thời và khiêng tôi về trạm phẫu của trung đoàn. Tại đây, tôi được điều trị chu đáo và chỉ sau 2 tháng điều trị, vết thương của tôi khỏi và sức khỏe bình phục, tôi lại tiếp tục trở lại đơn vị, chiến đấu và công tác.

    Đấy là những lần tôi được đồng chí, đồng đội cứu tôi khỏi “lưỡi hái tử thần” trong chiến tranh.
    Thưa Thiếu tướng Lê Mã Lương, trong cuộc đời chinh chiến của mình, trận chiến nào ông cảm thấy đau đớn nhất? (Bùi Hoàng Hải và nhóm đồng nghiệp tại Xí nghiệp xây lắp điện..., Hải Phòng)
    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Trận đánh khiến tôi đau đớn nhất là trận đánh ngày 20/3/1971 ở Đường 9, Nam Lào. Khi Đại đội tôi được lệnh vượt qua đường 9, sau đó vượt qua sông Sê Pôn để chặn đường rút lui của địch. Cả Đại đội đang vận động giữa ban ngày thì bất ngờ gặp địch. Tôi cho đội hình tản ra và bao vây chặt quân địch. Sau 20 phút, chúng tôi đã tiêu diệt 37 tên, bắt sống 43 tên, trong đó có viên đại úy chỉ huy tiểu đoàn biệt động quân Sài Gòn.
    Về phía ta, có 1 hy sinh và 3 bị thương. Sau khi làm chủ trận địa, chúng tôi bắt đầu cơ động sâu sang phía Nam của sông Sê Pôn để phục kích quân địch. Đang cơ động thì bị máy bay địch phát hiện. Chúng rải bom bi với hàng chục quả bom bi mẹ bung ra hàng nghìn quả bom bi con. Đây là loại bom bi vướng nổ, trong mỗi quả bom bi bung ra 4 đoạn dây dài, mỗi đoạn khoảng 2 mét. Chỉ cần vướng vào 1 trong 4 dây đó, quả bom sẽ phát nổ. Cả đội hình đại đội lọt trong vong vây của bom bi.
    Chúng tôi không thể tiến và cũng không thể lui được...
    Tôi lập tức điện về tiểu đoàn: “Cho tôi mở đường máu để thoát ra khỏi khu vực hiểm nguy này”. Đại úy Tiểu đoàn trưởng Lê Hồng Loan đồng ý với phương án của tôi. Được tiểu đoàn cho phép, tôi giao nhiệm vụ cho các trung đội trưởng hành quân theo một đội hình hàng dọc. Tôi dẫn đầu đội hình.
    Đi chừng 30 mét thì hai bên sườn có tiếng phát nổ của bom bi. Lập tức, có hai chiến sĩ hy sinh. Tôi nhanh chóng gọi các trung đội trưởng, giao nhiệm vụ: “Chấp hành nghiêm lệnh của tôi, không được để cho bất kỳ ai bước chân ra khỏi lộ trình đã được vạch ra để đảm bảo an toàn tuyệt đối”. Sau đó tôi động viên các chiến sĩ hãy bình tĩnh để thoát ra khỏi bãi bom bi này. Toàn bộ đội hình của đại đội đã trật tự hơn nhưng rồi do sơ ý, một chiến sĩ bị vướng vào một dây của bom bi khiến quả bom phát nổ. 3 chiến sĩ lại hy sinh.
    Tôi ra lệnh cho đại đội: “Tất cả nằm xuống thành hàng dọc, trườn ra khỏi bãi bom bi”. Tôi vừa trườn vừa quan sát hai bên dây vướng của bom bi thì chiến sĩ liên lạc tên Thanh trườn nhanh lên phía trước tôi, dùng chiếc mũ cối đang đội trên đầu của mình che khuôn mặt cho tôi.
    Với hành động đó, tôi vô cùng xúc động và nghĩ ngay đến trách nhiệm của mình là phải đưa toàn bộ đại đội thoát ra khỏi bãi bom bi này an toàn. Và cứ như vậy, chúng tôi trườn nhích lên từng bước một. Nhiều người trong đại đội tôi, bàn tay và cùi tay đã rớm máu vì cọ sát trên mặt đá, cát.
    Sau 1 giờ 30 phút, chúng tôi đã thoát ra khỏi bãi bom bi. Tất cả mọi người, ai nấy đều nhìn lại bãi bom bi như vừa trải qua một trận đánh khốc liệt. Không ai bảo ai, mọi người òa lên khóc nức nở. Trong đó, nhiều chiến sĩ lao đến ôm chặt lấy tôi. Nước mắt tôi rưng rưng và vụt nghĩ: “Chưa bao giờ mình lại chứng kiến một thời khắc hiểm nguy tới sinh mạng của hàng trăm con người như vậy”.

    Những lần rơi nước mắt của Tướng Lê Hữu Đức
    Dù đã ở tuổi gần cửu thập, nhưng mỗi lần nhắc đến người vợ đầu – người đồng đội tuyệt vời của mình, “Hổ cụt Tây Nguyên” - trung tướng Lê Hữu Đức lại khóc. Ông làm những người đối diện ông cũng khóc theo khi đưa cánh tay cụt (bị thương ở chiến trường) lên lau nước mắt nghẹn ngào.
    Ông kể, trong những ngày đầu đi chiến đấu, ông gặp được “ý trung nhân” của mình, một cô gái xứ Nghệ rất trẻ, nhưng đảm nhiệm cương vị Bí thư đảng đoàn phụ nữ huyện Đại Lộc. Người con gái đó tên là Nguyễn Thị Đạm Liên.
    - Cô ấy thấp, nhỏ nhưng có khuôn mặt dễ thương, cử chỉ nhẹ nhàng, thanh thoát. Đạm Liên quê ở Nam Đàn, từng học trường Đồng Khánh. Ngày xưa những người con gái có học như thế ít lắm. Mến tài nhau, vừa đồng chí lại vừa đồng hương, chúng tôi đã đến với nhau. Trung tướng Lê Hữu Đức kể.
    Yêu nhau cuối năm 1946, đến tháng 3-1947, ông bị thương nặng, phải cắt cánh tay. Nghĩ đến tương lai của người yêu - một cô gái trí thức mới 21 tuổi, ông chủ động “cắt” quan hệ. Không ngờ Đạm Liên biết chuyện, tìm đến “xạc” cho ông một trận: “Anh tiểu tư sản quá. Vợ chồng ai mà chẳng muốn trọn vẹn, đã hứa với nhau thì phải giữ lời chứ!”.
    Năm 1950, họ tổ chức đám cưới ở thị xã Tam Kỳ. Không nhà không cửa, đêm tân hôn, đôi vợ chồng trẻ dắt tay nhau đi suốt một đêm khắp thị xã rồi sáng hôm sau mỗi người lại lao vào công việc của mình. Cuộc sống gian khổ, vất vả nhưng rất lãng mạn của những ngày tháng đó vẫn in đậm trong trái tim ông.
    Năm 1953, Lê Hữu Đức được điều ra Việt Bắc nhận nhiệm vụ ở tổ chức miền Nam của Bộ Tổng tham mưu, Đạm Liên về công tác ở Quân khu 4. Vợ chồng xa nhau cho đến năm 1955, khi bà được điều ra Ban Đối ngoại của Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, họ mới được sống bên nhau. Có lần ông tâm sự:
    - Vợ tôi hiền lắm, tuyệt vời, tôi phục lắm! 10 năm ở với nhau, chưa bao giờ thấy bà ấy đánh con bao giờ. Tôi thỉnh thoảng nóng quá, cũng đánh con, phết chúng nó vào đít. Những lúc đó vợ tôi đưa chúng đi rửa mặt, xong bắt vòng tay xin lỗi ba. Đêm về, khi các con đã đi ngủ hết, bà mới phê bình tôi. Bà ấy bảo rằng, anh là quân sự, nhưng đừng dậy con bằng roi vọt. Các con còn nhỏ, nên anh phải tình cảm với chúng nó chứ. Trước những lời dịu dàng chân thành ấy, tôi mới thấy hối hận…
    Năm 1965, Trung tá Lê Hữu Đức rời Hà Nội, chia tay người vợ thân yêu và 3 đứa con thơ vào chiến trường Tây Nguyên nhận nhiệm vụ Tham mưu trưởng Sư đoàn 1, sau đó là Tham mưu trưởng Sư đoàn 6, dưới quyền chỉ huy của Sư đoàn trưởng Nguyễn Hữu An. Không ngờ ngày chia tay cũng là ngày ông vĩnh biệt người vợ thủy chung và hiền thục.
    Ngày 15-6-1968, một ngày đã khắc vào trái tim ông một nỗi đau không thể nào quên. Lúc đó ông đã là Tham mưu phó Mặt trận Tây Nguyên. Buổi chiều, đi công tác về cơ quan, ông nhận được bức điện khẩn từ Hà Nội gửi vào. Giở ra, ông choáng váng, đất dưới chân ông như sụp đổ: Bức điện của Tổng cục Chính trị báo tin vợ ông vừa mới mất! Ông không tin vào mắt mình, mặc dù đó là sự thật. Vợ ông còn trẻ thế kia, hiền hậu và giỏi giang thế kia, làm sao mà chết được.
    Sau này khi trở ra Hà Nội, nghe cơ quan của bà kể lại, ông mới biết bà chết vì làm việc quá sức. Một nách ba con nhỏ, chiến tranh phải đưa đi sơ tán tận Vĩnh Phúc, bà vẫn bám cơ quan làm việc không ngày nghỉ. Giỏi tiếng Pháp, bà còn học tiếng Nga, tiếng Anh để dịch tất cả các bài phát biểu của lãnh tụ và các nghị quyết của Đảng, thông báo của Nhà nước ra ba thứ tiếng. Xong việc cơ quan bà lại lóc cóc xe đạp đi thăm nuôi con.
    Việc nhiều, cuộc sống vất vả, lại không có chồng bên cạnh đỡ đần, nên bà bị bệnh huyết áp. Một buổi sáng, đang làm việc thì bà bỗng nhiên kêu nhức đầu. Bà bỏ dở công việc ra ngoài bàn uống nước thì thổ ra máu. Mọi người tức tốc đưa bà đi bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô cấp cứu, nhưng 24 giờ sau bà vĩnh viễn ra đi mà không kịp gặp được ba đứa con thơ. Lúc đó bà mới 39 tuổi!
    Sau khi vợ mất, Lê Hữu Đức mất thăng bằng một năm trời, sức khỏe giảm sút nhiều. Khuôn mặt ông hốc hác, đôi mắt trũng sâu vì thiếu ngủ. Thương người vợ hiền bao nhiêu, ông lại lo cho ba đứa con thơ dại nay mất mẹ không biết sống như thế nào giữa bom đạn của giặc Mỹ. Ban ngày lo chiến đấu, nỗi đau tạm vơi đi, nhưng đêm về mắc võng thì khuôn mặt của người vợ lại hiện lên đến đau lòng.
    - Sau này tôi có đi bước nữa. May mắn là người vợ sau của tôi là một nhà giáo, rất tâm lý và cũng hiền lành, tôn trọng quá khứ của tôi. Chúng tôi sống hạnh phúc và có thêm con gái. Nhưng anh ạ, tình yêu ấy mà, nó lạ lắm… Tôi không thể nào quên được Đạm Liên.
    (Hồng Sơn)

    (Xin bấm F5 để tiếp tục cập nhật)

  4. OpeningBell

    OpeningBell Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2011
    Đã được thích:
    0
    "Báo chí Nhật Bản: Trung Quốc đã chuẩn bị kế hoạch đánh chiếm Biển Đông

    Đăng bởi bvnpost on 02/01/2011

    Trọng Nghĩa

    Ngay từ năm 2009, quân đội Trung Quốc đã hoàn tất chiến thuật đánh chiếm các hòn đảo do nước khác nắm giữ tại vùng Biển Đông và đã huấn luyện lực lượng theo phương án đó. Cho dù trước mắt ít có khả năng chiến lược thôn tính Biển Đông được thực hiện, nhưng chủ trương này cho phép Bắc Kinh giành ưu thế trong các cuộc đàm phán.

    Trên đây là tiết lộ của tờ báo Nhật Bản Asahi Shinbum trong số ra ngày hôm nay 31/12/2010.

    Một nguồn tin từ quân khu Quảng Châu của Trung Quốc, đặc trách vùng Biển Đông đã cho tờ báo Nhật Bản biết là kế hoạch đánh chiếm đã được soạn thảo từ đầu năm 2009. Chiến thuật này dựa trên hai trụ cột chính : Sử dụng oanh tạc cơ dội bom ồ ạt để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của hòn đảo được chọn làm mục tiêu tấn công, và tiếp theo đó dùng tàu đổ bộ tung quân lên đánh chiếm.

    Một cách cụ thể, theo chiến thuật tạm gọi là tiền pháo hậu xung này, không quân Trung Quốc, phối hợp với các đơn vị không chiến của hải quân, sẽ bất ngờ mở những đợt không kích vào các cảng quân sự và tàu thuyền đặt căn cứ tại đảo được chọn làm mục tiêu.



    Theo chiến thuật này, khả năng chiến đấu của đối phương phải bị loại trừ sau vỏn vẹn một tiếng đồng hồ, để mở đường cho quân đổ bộ lên đảo, sử dụng các loại tầu đổ bộ như chiếc Côn Luân Sơn, thuộc loại lớn nhất của hải quân Trung Quốc hiện nay. Tàu này có trọng tải 18.000 tấn và có sân đáp cho bốn máy bay trực thăng cùng một lúc. Để ngăn không cho đối phương tiếp ứng, đồng thời với chiến dịch tấn công đánh chiếm mục tiêu, các đơn vị chính thuộc hai hạm đội Bắc Hải và Đông Hải của Trung Quốc sẽ có mặt tại những vị trí ngoài khơi để chặn không cho tàu sân bay Mỹ đến gần chiến trường.

    Vấn đề, theo ghi nhận của Asahi Shinbum, là sau khi kế hoạch được soạn thảo xong, Trung Quốc đã cho quân đội rèn luyện ngay hai chiến thuật này trong các cuộc tập trận của họ trên quy mô rộng lớn tại vùng Biển Đông.

    Vào tháng 5 năm 2009, Không quân và các đơn vị không chiến của Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu rèn luyện kỹ thuật ném bom một cách nghiêm túc. Qua tháng 7 năm 2010, ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận chung. Đây là cuộc thao diễn hải quân lớn nhất của Trung Quốc từ trước đến nay, huy động tới một nửa số chiến hạm chủ chốt của hải quân nước này. Máy bay ném bom và tên lửa chống tàu cũng được sử dụng trong cuộc tập trận. Một nguồn tin quân sự từ quân khu Quảng Châu từng tham gia cuộc tập trận đó khẩng định : « Chúng tôi đã chứng minh được năng lực phá hủy một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ».

    Đến đầu tháng 10, một cuộc tập trận bắn đạn thật huy động 1.800 lính thủy quân lục chiến Trung Quốc lại được tiến hành trên một khu vực trải dài từ Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông cho đến tận đảo Hải Nam gần đấy.

    Các bài tập huấn bao gồm việc đánh chiếm một hòn đảo ở Biển Đông đang nằm dưới quyền kiểm soát của một nước khác. Tàu đổ bộ và xe tăng đã được dùng để tung quân lên bờ, trong khi lực lượng tấn công nỗ lực phá nhiễu điện từ và tên lửa do các đơn vị đóng vai quân địch bắn ra.

    Đối với tờ báo Nhật Bản, trái với thông lệ là giữ kín bí mật các cuộc tập trận, quân đội Trung Quốc lần này đã mời 273 tùy viên quân sự từ 75 nước đến quan sát cuộc diễn tập. Mục tiêu của Bắc Kinh rõ ràng là muốn gởi thông điệp đến các nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng Biển Đông, trong số này có Việt Nam, hiện đang kiểm soát 28 hòn đảo ở vùng Trường Sa.

    Một nguồn tin từ chính quyền Trung Quốc đã xác định với phóng viên báo Asahi tại Bắc Kinh rằng : « Mục đích của chúng tôi là giành ưu thế trong đàm phán lãnh thổ bằng cách gây sức ép thông qua việc chứng tỏ cho các nước khác nhau thấy rằng chúng tôi có khả năng lấy lại các hòn đảo bất kỳ lúc nào ».

    Theo Asahi, hồi đầu tháng này, Bắc Kinh đã chứng minh rằng họ không quan tâm đến các cuộc đàm phán ngoại giao với các quốc gia thành viên ASEAN.

    Một cuộc họp cấp tổng vụ trưởng bộ Ngoại giao đã mở ra ngày 23/12 tại Côn Minh, giữa Trung Quốc và ASEAN. Trong khi các đại diện ASEAN muốn thảo luận về các hướng dẫn áp dụng cụ thể, thì Trung Quốc chỉ nhắc lại nội dung bản Tuyên bố về cách ứng xử tại Biển Đông ký kết năm 2002, kêu gọi giải quyết hòa bình cuộc xung đột nhưng không trực tiếp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đang tồn tại.

    Khi nêu bật mưu đồ của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, nhật báo Asahi đã nhắc lại mối quan ngại mà Bắc Kinh gây ra nơi các thành viên ASEAN cũng như Hoa Kỳ, với tuyên bố của họ hồi đầu năm nay cho rằng Biển Đông thuộc diện “lợi ích cốt lõi”, kèm theo là những động thái khác nhau để đảm bảo rằng tất cả các nước trong vùng hiểu rõ những gì Trung Quốc đòi hỏi.

    Đối với tờ báo, Nhật Bản cũng có thể bị ảnh hưởng do tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Việt Nam trúng quả này thì sao nhỉ :

    Bình Thuận cho phép thăm dò lần cuối kho báu 4.000 tấn vàng

    Thứ ba, 26/07/2011 09:38
    [​IMG]

    Ngày 24/7, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho hay tỉnh này đã cho phép thăm dò “kho báu” tại núi Tàu (Phước Thể, Tuy Phong).

    Theo đó, UBND tỉnh sẽ giao cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch lập phương án thăm dò. Chậm nhất trong vài tháng tới, các mũi khoan thăm dò sẽ bắt đầu. Đây cũng là lần thăm dò cuối cùng để biết thực hư về “kho báu”.


    Từ năm 1993 đến nay, một số người tại TPHCM, Bình Thuận luôn quả quyết trong Thế chiến thứ hai, tướng Nhật Tomoyuki Yama****a trước khi tháo chạy khỏi Việt Nam đã chôn giấu khoảng 4.000 tấn vàng cùng nhiều châu báu, quý kim khác trị giá khoảng 100 tỉ USD tại núi Tàu.


    Những người này cho biết họ đang giữ trong tay tấm mật đồ “kho báu” với hàng loạt những tình tiết bất thường xung quanh núi Tàu. Tuy nhiên, sau nhiều lần ra quyết định cho phép khai thác rồi đình chỉ, hơn 10 năm với hàng ngàn cây vàng chi phí bỏ ra, việc truy tìm “kho báu” vẫn chưa có dấu hiệu khả quan nào.


    Hiện nhóm người truy tìm “kho báu” trên đã tập hợp được 22 tài liệu, hình ảnh, video clip liên quan để chuẩn bị cho lần thăm dò sắp tới. Họ cũng đã thuê Công ty Cổ phần Thiết bị địa vật lý tiến hành phân tích số liệu đo địa vật lý. Kết quả cho thấy theo hướng Bắc-Nam có một dãy dị thường hẹp (bề ngang khoảng 10 m, dài khoảng 200 m và sâu 50 m).


    Theo ông Nguyễn Hữu Hào, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị địa vật lý, thì dãy dị thường này là các khối quặng kim loại tự nhiên hoặc nhân tạo với số lượng lớn và tương đối tập trung. Theo đó, muốn đánh giá trữ lượng chính xác, cần phải khoan thăm dò 3-5 mũi với độ sâu 100 m.


    Nguồn Pháp luật TPHCM
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đột phá lò sản xuất chất phụ gia cực độc nuôi lợn siêu nạc

    Thứ ba, 26 Tháng 7 2011 07:13
    (GDVN) - Cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ 7 người và đang truy tìm một người khác sau khi phát hiện nơi sản xuất chất độc clenbuterol, chất phụ gia bất hợp pháp được một số trại chăn nuôi trộn vào thức ăn để nuôi lợn siêu lạc.
    >> Đình chỉ hoạt động 2 cửa hàng Apple nhái tại Trung Quốc
    >> Nhìn những hình ảnh kinh hoàng này, không ai còn dám ăn lẩu

    5 trong số những người bị bắt thuộc một công ty trộn thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Phúc Kiến. Họ chịu trách nhiệm sản xuất và cung cấp hóa chất độc hại ra thị trường. Trong khi hai người còn lại là người tỉnh Chiết Giang bị cáo buộc sở hữu bất hợp pháp chất phụ gia đã bị cấm.
    [​IMG]
    Trong số những người bị bắt giữ có một người họ Zou là giáo sư tại Đại học Chiết Giang, người bị bắt quả tang lưu trữ 1.500 kg thức ăn có chứa chất Phenylethanolamine A - một dạng mới của clenbuterol.

    Cảnh sát Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã công bố thông tin về vụ bắt giữ trên vào hôm 24/7.

    Clenbuterol là một chất phụ gia được biết tới ở Trung Quốc như "bột thịt nạc" vì chúng được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi lợn để tạo ra lợn siêu nạc bằng cách kích thích đốt mỡ. Tuy nhiên, con người khi ăn phải các thực phẩm có chứa clenbuterol có thể bị buồn nôn, nhức đầu, run chân tay, tổn hại tới hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và thậm chí có thể gây ra ung thư.
    Clenbuterol đã bị cấm sử dụng nhưng vì lợi nhuận, nhiều người chăn nuôi lợn ở vùng nông thôn Trung Quốc vẫn trộn chất này vào thức ăn gia súc để sớm đưa thịt đi bán. Chất này thường lưu lại nhiều ở các nội tạng như gan, phổi.
    Pan Chenjun, chuyên gia phân tích cao cấp về kinh doanh thực phẩm tại Trung Quốc đã từng thừa nhận với hãng thông tấn AP rằng, đây thực sự là một vấn đề lớn tại quốc gia này.

    Nguyễn Hường (Theo China Daily)



  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trung Quốc: Cháy tàu chở hàng, 12 người bị thương

    Tân hoa xã ngày 26/7 đưa tin, ít nhất 12 người bị thương, bao gồm 4 nhân viên cứu hóa sau khi một vụ hỏa hoạn xảy ra trên tàu chở hàng 5000 tấn ở đảo Pingtan, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc.


    [​IMG]

    Hiện trường vụ hỏa hoạn. Ảnh: Xinhua-TTXVN

    Vụ hỏa hoạn xảy ra vào lúc 20 giờ 35 phút ngày 25/7. Ngay sau đó lực lược cứu hỏa đã được điều đến hiện trường, song phải mất 3 tiếng lực lượng này mới khống chế được đám cháy.

    Sở cứu hỏa tỉnh Phúc Kiến ngày 26/7 cho biết những người bị thương, trong đó 9 người trong tình trạng nguy kịch, đã được đưa vào bệnh viện để chữa trị.

    Lúc xảy ra tai nạn, con tàu này đang được kiểm tra và sửa chữa tại xưởng đóng tàu trên đảo Pingtan và có 21 thủy thủ đoàn trên đó.
    Điều tra sơ bộ ban đầu cho thấy sự sơ ý của các thợ hàn đã gây ra vụ họa hoạn trên.

    L.H
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    FBI : Tin tặc tấn công IMF là từ Trung Quốc


    Ngày 25/7, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã kết luận tin tặc tấn công Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) là từ Trung Quốc và có thể có liên hệ với chính phủ Trung Quốc.
    [​IMG]

    Tấn công mạng là nỗi ám ảnh của thế giới hiện nay. Ảnh: Internet.

    Người phát ngôn IMF bình luận tiết lộ này đã gây áp lực lên tân Giám đốc điều hành IMF, bà Christine Lagarde, người đã bổ nhiệm Zhu Min, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc làm Phó Giám đốc điều hành IMF. Sự bổ nhiệm này là sự trả ơn của bà đối với sự ủng hộ của Trung Quốc đối với việc bà trở thành Giám đốc điều hành IMF.

    Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, vụ tin tặc Trung Quốc tấn công IMF có liên quan với chính phủ Trung Quốc sẽ được giải quyết qua đường ngoại giao hơn là con đường toà án. Cuộc tấn công tin tặc này nghiêm trọng đến mức IMF phải ngừng mọi liên hệ điện tử với Ngân hàng Thế giới để phòng ngừa.

    IMF có các thông tin mật có thể có giá trị vô giá đối với các quỹ chủ quyền và các nhà đầu tư vào các thị trường tài chính trong đó có các chi tiết về kế hoạch cứu trợ các nền kinh tế châu Âu đang gặp khó khăn do khủng hoảng. Khi thâm nhập vào các dữ liệu của IMF, Trung Quốc sẽ thu lợi từ các thông tin được thảo luận trong ban lãnh đạo cao cấp của IMF về các vấn đề này.

    Anh Tuấn (P/v TTXVN tại LHQ)
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Sự thật về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
    Cập nhật lúc :6:00 PM, 20/07/2011
    Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    [​IMG]
    Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ảnh: internet​
    Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời.

    Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

    Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

    Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

    "Thưa Đồng chí Tổng lý,

    Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

    Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

    Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.

    Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

    Bối cảnh xuất hiện công hàm

    Từ đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

    Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

    Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ 20 đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

    Ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án.

    Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

    Ngày 11/8/1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ.

    Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.

    Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

    Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”.

    Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam.

    Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan.

    Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

    Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

    Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

    Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

    Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu.

    Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

    Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

    Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

    Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực.

    Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

    Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó.

    Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế.

    Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.

    Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974

    Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

    Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Về thuyết "estoppel”

    Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.

    Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

    Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.

    Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:

    (1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch;
    (2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động;
    (3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó;
    (4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”..

    Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

    Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”. Tag: Tranh chấp biển Đông
    Theo Đại Đoàn Kết
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Sau một thời gian dài tuyên bố nguyên nhân tàu cao tốc ....cuối cùng tuyên bố không rõ nguyên nhân ....làm ăn kiểu trung quốc =))


    Quốc tế

    Trung Quốc: Vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn tàu hoả cao tốc

    12:05:00 26/07/2011, cập nhật cách đây 29 phút





    Tính đến 13h ngày 25/7 đã có 38 người chết (có 2 người nước ngoài) và 192 người bị thương trong vụ tai nạn xảy ra vào hồi 20h34’ ngày 23/7 (theo giờ địa phương) trên cầu vượt tại thị trấn Song Tự, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang.
    Hiện vẫn còn khoảng 130 người bị thương đang điều trị trong bệnh viện, trong đó có 12 người trong tình trạng nguy kịch do đó số người chết có thể gia tăng. Được biết, có hơn 1.700 người dân ở thành phố Ôn Châu đã hiến máu trong đêm 24/7 để cấp cứu cho các nạn nhân sau khi ngân hàng máu của địa phương không thể cung cấp. Người ta cũng kêu gọi mọi người hiến máu và giúp tìm kiếm những người mất tích trên blog.
    Cho tới nay người ta mới cứu được một bé trai 4 tuổi trong tình trạng bất tỉnh sau 21 giờ tìm kiếm. Hiện em đã được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 118 ở thành phố Ôn Châu.
    Ngày 24/7, Tổng Bí thư, ************* Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thăm hỏi những người bị nạn và chỉ đạo công tác cứu nạn, khắc phục sự cố. Cũng trong ngày 24/7, Phó Thủ tướng Trương Đức Giang đã đến hiện trường tìm hiểu tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả. Ngày 24/7, ông Vương Dũng Bình, người phát ngôn của Bộ Đường sắt Trung Quốc đã cúi đầu xin lỗi về vụ tai nạn tàu hoả cao tốc xảy ra tối 23/7.

    [​IMG]Hiện trường vụ tai nạn.


    Theo ông Vương Dũng Bình, có tất cả 1.072 người trên chuyến tàu D3115 và 558 người trên chuyến tàu D301 khi tai nạn xảy ra. Được biết, cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Người ta đang chờ câu trả lời từ hộp đen bởi đoàn tàu D301 cũng có hộp đen giống như máy bay và đã được tìm thấy, hiện các chuyên gia đang khẩn trương phân tích nguyên nhân.
    Ông Vương Dũng Bình cho biết, Bộ Đường sắt sẽ sửa sai và triệt để phân tích hệ thống an toàn để loại trừ những rủi ro trong tương lai. Hiện vẫn chưa rõ khi nào tuyến đường này sẽ bắt đầu hoạt động trở lại cho dù những thanh ray bị hư hỏng đã được sửa chữa, đã sẵn sàng để tái hoạt động nhưng bị trì hoãn do bão.
    Cũng trong ngày 24/7, Bộ Đường sắt đã cách chức Giám đốc Sở đường sắt Thượng Hải Long Kinh, Phó Giám đốc Hà Thắng Lợi, Bí thư Đảng ủy Lý Giai và cả 3 người này đều nằm trong diện bị điều tra. Ông Vương Dũng Bình khẳng định, là lãnh đạo nên họ phải chịu trách nhiệm cao nhất. Vì sự cố kể trên nên Bộ Đường sắt buộc phải hủy 58 chuyến tàu cao tốc trong ngày 24-7 và trả lại tiền vé cho hành khách.

    [​IMG]

    Được biết, vụ tai nạn xảy ra vào hồi 20h34’ ngày 23/7 là vụ tai nạn đường sắt tồi tệ nhất tại Trung Quốc kể từ vụ tai nạn cách đây hơn 3 năm (tháng 4/2008) khiến 72 người chết và 416 người bị thương. Đây cũng là vụ trật đường ray đầu tiên trên hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc kể từ khi nước này khai thác những chuyến tàu cao tốc với tốc độ lên tới 250km/giờ và cũng là lần đầu tiên ra lệnh kiểm tra toàn diện độ an toàn của tuyến đường sắt cao tốc kể từ khi đưa dịch vụ này vào khai thác năm 2007.
    Bộ Đường sắt cho biết, 2 toa của đoàn tàu D3115 và 4 toa của đoàn tàu D301 bị trật khỏi đường ray, trong đó 4 toa của đoàn tàu D301 rơi khỏi cầu từ độ cao 20-30m. Một trong số 4 toa kể trên bị rơi theo phương thẳng đứng, đập mạnh vào cầu cạn. Bộ Đường sắt khẳng định, người lái đoàn tàu D301 Phan Nhất Hằng (bị chết tại chỗ bởi phanh tay đâm xuyên *****g ngực) đã kéo phanh khẩn cấp khi phát hiện sự cố, nhưng vẫn không tránh được tai nạn bởi khi đó tàu đang chạy với vận tốc hơn 100 km/giờ.
    Theo lính cứu hỏa tại thành phố Ôn Châu cho biết, đoàn tàu D3115 đi từ Hàng Châu tới Ôn Châu, khi đi qua địa phận thị trấn Song Tự bị sét đánh làm mất điện và dừng đột ngột, trước khi bị đoàn tàu D301 đâm từ phía sau. Giới chuyên môn đặt câu hỏi, tại sao hệ thống đường sắt không thông báo cho đoàn tàu D301 biết về sự cố của đoàn tàu D3115.
    Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải dài 1.300km mới đi vào vận hành hôm 30/6 nhưng đã hỏng hóc tới 3 lần. Chỉ 10 ngày sau khi đưa vào khai thác, chuyến tàu G21 đã đột ngột dừng bánh khi đi qua tỉnh Sơn Đông do một cơn bão làm mất điện trên tàu.
    Hai ngày sau (12/7), sự cố tương tự đã xảy ra do mất điện. Giới chuyên môn và dư luận đặc biệt quan tâm và lo ngại sau vụ tai nạn đêm 23/7 bởi xảy ra chưa đầy một tháng sau khi tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải trị giá 33 tỉ USD mới khai trương hôm 30/6 với vận tốc tối đa lên tới 300km/giờ. Nhiều người coi đây là lời cảnh báo về sự phát triển nóng cũng như mức độ an toàn của ngành đường sắt Trung Quốc[​IMG]



    Quốc Trung - Trường Giang​
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này