Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3628 người đang online, trong đó có 186 thành viên. 08:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98403 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Còn nhớ, cách đây hơn hai tháng, trong một lần tiếp xúc với cử tri ở TP HCM với tư cách là ứng cử viên ĐBQH, ông Trương Tấn Sang có phát biểu, đại ý: 'Một con sâu đã nguy hiểm huống gì một bầy', phải nói rằng, hôm đó ông phát biểu rất chân thành, và những ngày sau đó qua báo chí mọi người đều biết, nhân dân đánh giá rất cao tấm lòng của ông, và đặt nhiều kỳ vọng vào ông.

    Và ngay từ hôm đó, bản thân tôi rất thiện cảm với ông, với hy vọng nếu ông giữ một trong các trọng trách cao nhất của Đất nước (tất nhiên là sau chức TBT vì đã có ông Nguyễn Phú Trọng), thì chắc chắn rằng, ông sẽ làm được một điều gì đó, thậm chí sẽ là rất vĩ đại, có thể thay đổi hẳn bước ngoặt lịch sử dân tộc.

    Chính vì thế, tôi bỏ qua tất cả các đánh giá khác về ông; bởi tôi biết rằng, tất cả các vị lãnh đạo nói chung ở Việt Nam hiện nay và mọi người được gọi là “có chức, có quyền”, không ai có thể “mười phân vẹn mười” được; bởi cái cơ chế độc đảng lãnh đạo trong gần một thế kỷ, thì tự nó ắt sẽ sinh ra độc quyền, độc đoán, chuyên quyền.

    Trong cái mà ta hay gọi là “cơ chế” ấy, con người ta dù có tốt đến đâu thì trước sau cũng bị cám dỗ bởi quyền lực và tiền tài… vì như một câu ngạn ngữ trong tiếng Nga đã nói: “Con người vẫn là con người” (hơn 30 năm trước, các trường đại học đều học tiếng Nga nên tôi nhớ được câu này).

    Vì vậy, chỉ có là bậc thánh minh thì may ra mới giữ mình được trong cái cơ chế ấy. Chẳng nói đâu xa, bao nhiêu người đã từng chịu tù đày, hiên ngang bất khuất một thời trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhưng cuối cùng đã không giữ được mình khi được đặt lâu trong quyền lực, tiền tài… vì không có ai kiểm soát, hoặc do cơ chế tự nó đã làm vô hiệu hóa sự kiểm soát.

    Như lịch sử của nhân loại cũng cho thấy, tất cả các triều đại phong kiến xưa kia, cũng vì do độc quyền, độc đoán, chuyên quyền rồi dần dần dẫn đến xa dân và cuối cùng là sụp đổ. Đó cũng là quy luật do bản thân chế độ độc quyền, độc tài sinh ra.

    Hiện nay, trong lúc lòng dân không yên, thì bài phát biểu của ông Trương Tấn Sang, ngay sau khi ông được các ĐBQH bầu làm *************, bản thân tôi thấy có rất nhiều hy vọng mới, mà với cương vị của ông được lịch sử giao phó, tôi tin rằng ông có thể làm được, và đặc biệt kỳ vọng, ông sẽ đi vào lịch sử dân tộc như là một ngôi sao sáng nhất kể từ ngày thống nhất đất nước đến nay.

    Nói như vậy là bởi vì, thời điểm lịch sử hiện tại, với tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài (tình hình đất nước, yếu tố thời đại, và đặc biệt là sự hung hăng của Trung cộng… làm cho lòng người Việt Nam đoàn kết và thể hiện tinh thần yêu nước hơn bao giờ hết…) cho phép tạo nên anh hùng; miễn là người đó có đủ tố chất và nắm bắt được thời cơ trăm năm có một đang diễn ra.

    [​IMG]
    Hy vọng Chủ tịch Trương Tấn Sang biết phải làm gì để đi vào lịch sử dân tộc như một ngôi sao sáng nhất kể từ ngày Đất nước thống nhất đến nay!


    Tôi đánh giá rất cao bản thân ông, vì trong bài phát biểu được cho là quan trọng, ông Trương Tấn Sang đã đề cập đến hầu như tất cả vấn đề cốt tử của Đất nước.

    Không tiện nhắc lại tất cả những nội dung mà vị tân ************* đã nêu ra trong bài viết quan trọng này; bởi vì, nội dung nào cũng cấp thiết, bức bách… tựa như người bệnh Việt Nam đang mang trong mình bách bệnh, mà bệnh nào cũng đã trở thành khối ung thư, có thể làm cho người bệnh bị bại liệt rồi từ đó đi đến tử vong.

    Nhưng nếu phải tìm ra một căn bệnh được cho là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, thì theo tôi, không khó để đoán ra đó là căn bệnh: HIẾN PHÁP!

    Rất may, trong bài phát biểu của ************* có nội dung về “sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”.

    Hôm qua 25/7, trong một bài viết được đăng trên báo Đất Việt có tựa đề “Sửa Hiến pháp theo quy trình đặc biệt”, đọc bài báo này tôi không khỏi buồn lòng cho giới khoa bảng nước nhà.

    Theo ông TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, “nếu muốn tổng kết kỹ để đi đến sửa đổi cơ bản thì phải có thời gian, phải mất vài năm”; than ôi, có gì mà phức tạp đến thế!

    Lần giở lại quá khứ 66 năm trở về trước, ta biết rằng (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia):

    Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm 1946 gồm có 11 thành viên;

    Bản hiến pháp được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu.

    Như vậy, chỉ sau 10 tháng, trong một hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo của Đất nước ngày đó; với 11 vị và không thấy có ai được giới thiệu là GS-TS cả, các vị đáng kính của dân tộc Việt Nam đã lập nên một bản Hiến pháp, theo đó được TS Nguyễn Sĩ Dũng đánh giá là: “bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới".

    Vậy thì lý do nào mà lớp lang các vị GS-TS thời nay, kể ra có cả hàng vạn người, phải đến hai năm mới làm mỗi một việc được gọi là… tổng kết?!

    Hy vọng, Chủ tịch Trương Tấn Sang, với quyền lực chính trị của mình, ông sẽ chọn đúng thời cơ lịch sử đã chín muồi để làm nên lịch sử bằng cách sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, thậm chí thay đổi toàn bộ bằng một bản Hiến pháp mới như là bản Hiến pháp 1946.

    Bởi vì, sau ông là cả dân tộc Việt Nam gồm gần 90 triệu người dân đồng tình ủng hộ, và không có bất kỳ một thế lực nào có thể ngăn chặn việc làm rất xứng đáng đó, nếu như ông muốn thực sự đặt lợi ích đất nước lên vai mình mà hôm nay lịch sử đã giao phó cho ông.


    Vài điều còn “lăn tăn” trong bài phát biểu của ông, như là: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…”, hy vọng rằng ông sẽ biết nhìn nhận lại vấn đề này, vốn đã gây rất nhiều tranh cãi, vì nó không phù hợp với quy luật phát triển như thực tiễn cuộc sống đã chứng minh. Học tập Trung cộng một cách mù quáng ắt sẽ thất bại thảm hại.

    Hy vọng là như thế!

    Vai trò của cá nhân trong lịch sử được THỜI, THẾ sinh ra được hiểu là như thế!
    http://quy-blog.blogspot.com/2011/07/vai-cam-nhan-tu-bai-phat-bieu-cua-chu.html
  2. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Kỳ này mà các cụ không làm cho nó nên hồn là em thay đổi quan điểm
    Mà em tin cũng có nhiều người như vậy
    Vì đây là lúc cần phải làm mới đất nước mình rồi
    Không đợi lâu hơn được nữa
  3. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221

    :-bd:-bd:-bd[};-[};-[};-
  4. OhYessss

    OhYessss Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Đã được thích:
    0
    chuyện ở xóm nhà tôi, để được ngồi vào một cái ghế đẹp nào đó thì họ đều phải trải qua một còn đường tẩy não rất dài, khoảng 20 năm, và sau khi được tẩy thì chỉ có những người nào cùng thuyền thì mới được đề cử, để đảm bảo rằng người đề cử có chung chí hướng và đảm bảo cho cái ghế và quyền lợi của những người khác không bị lung lay.
  5. saomai789

    saomai789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    40
  6. saomai789

    saomai789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    40
  7. chickenboy07

    chickenboy07 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Ở VN mình thì cái chức chủ tạch nước chỉ là hình thức thôi kg có quyền hành gì đâu nên các bác đừng hy vọng điều gì tốt đẹp để rồi thất vọng
  8. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Các điểm yếu của Trung Quốc.

    1. Điểm yếu nhất của Trung Quốc là những tiến bộ về kinh tế không đi đôi với tiến bộ chính trị, xã hội.
    Nói rõ hơn là quan hệ phong kiến trong xã hội Trung Quốc chưa được thay đổi. Việc chuyển giao quyền lực lãnh đạo xã hội Trung Quốc được thông qua từ một dòng họ / Hoàng đế là đại diện cho dòng họ đấy / sang một chính đảng gọi là của một giai cấp / giai cấp công nhân? trong khi Trung Quốc 1949 nông là lực lượng chính của Cách mạng Trung Quốc/.
    Trước đây tất cả những gì bay lượn trên trời, bơi lội dưới sông, biển và tất cả những gì đi lại, mọc lên từ đất, đều của Hoàng Đế, thì nay là của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
    Người dân Trung Quốc vẫn chưa có quyền tư hữu. Chưa có những quyền tự do, quyền con người như người dân trong các xã hội tư bản tiên tiến.
    Xã hội Trung Quốc từ một xã hội khép kín, lạc hậu, bảo thủ, tàn bạo chà đạp quyền con người của Mao chuyển sang một xã hội mở cửa cho xuất khẩu với nguyên tắc mèo trắng hay mèo đen đều tốt miễn bắt được chuột.
    Đây là món lẩu thập cẩm mùi vị Trung Quốc mà Đặng làm đầu bếp mời mọc.
    Luận điểm là tư bản hay đế quốc đều tốt, miễn là đảng cộng sản nắm quyền, miễn là chủ nghĩa Đại Hán được thực thi.

    2. Điểm yếu thứ 2 của Trung Quốc là mộng bành trướng quá lớn lao.
    Trong khi Trung Quốc đạt được các kết quả tăng trưởng kinh tế cao qua 3 thập niên vừa qua, thì việc quan trọng đầu tiên phải là hướng nội, tiến hành các cải cách xã hội nhằm xây dựng một chuẩn mực công bằng bền vững, một cách phân chia của cải xã hội kích thích được tài năng phát triển, hạn chế được các bất công xã hội có thể dẫn đến bất ổn xã hội.
    Trung Quốc không đi theo hướng này.
    Họ tăng cường bành trướng, ôm mộng bá chủ thế giới.
    Hiện nay Trung quốc đang theo đuổi bành trướng mạnh mẽ theo hướng đông và hướng tây. Tajiskítan mới đây đã phải cắt 1100 km vuông đất cho Trung quốc/ tin đăng bởi bvnpost on 16/01/2011/. Trung quốc còn đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng đường xe lửa Âu-Á, đường cao tốc Âu-Á và đường ống dẫn dầu Âu-Á. …
    Ngoài hai hướng chính này Trung quốc đang tăng cường đầu tư vào Châu Phi , Châu Mỹ la tin… Không ở đâu họ giúp cho địa phương sở tại những kinh nghiệm giải quyết tiến bộ xã hội. Trái lại, Trung Quốc xuất cảng những hình thức hối lộ tinh vi đã được phát triển qua hàng nghìn năm phong kiến Trung Quốc. Họ khuyến khích tham nhũng, khuyến khích độc tài bịt mồm những hãng truyền thông còn tinh thần dân tộc vạch những hợp đồng khai thác khoáng sản mà Trung Quốc kí được.
    Hướng đông mà Trung Quốc muốn bành trướng chắc chắn sẽ gặp sự phản kháng của Hoa kỳ và Nhật bản, Nam Hàn.
    Hướng tây – bắc, sớm muộn nước Nga cũng sẽ có ý kiến.
    Trung Quốc bành trướng xuống phía nam qua Việt Nam, Lào, Cămpuchia.
    Trung Quốc bành trướng hướng đông-nam ra Biển Đông.
    Bành trướng của Trung Quốc mạnh mẽ ra nước ngoài đã làm sao nhãng chú ý của lãnh đạo Trung Quốc đến sự chênh lệnh giầu nghèo trong xã hội, đến chênh lệch thu nhập giữa vùng ven biển và vùng sâu nội địa. Quyền hành vô hạn và tham vọng lớn lao của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo nên những mâu thuẫn xã hội không giải quyết được như quyền tự do ngôn luận, quyền con người, quyền của các tộc thiểu số như Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ Tân Cương… Những yếu điểm này trong thời đại thông tin toàn cầu là không thể dấu diếm được. Nó sẽ bùng nổ khi điều kiện thích hợp.
    Nhưng một điều quan trọng, mà ta muốn nói là: Trung Quốc đổ của để đầu tư như vậy, ai là người gánh gánh nặng kinh tế này ?
    Vẫn chính là nhân dân lao động trung quốc. Việc hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc có cam chịu lao động như nô lệ thời trung cổ với đồng lương rẻ mạt, cho chính phủ Trung Quốc xây mộng bành trướng không, còn là câu hỏi đặt ra.
    Như vậy ta có quyền đặt câu hỏi : Liệu lịch sử có lặp lại sự diệt vong của vương triều Hoàng đế Tần Thủy Hoàng hơn 2.200 năm trước không ?
    Ta đã biết rằng chính vì bóc lột thậm tệ mà vương triều do Tần Thủy Hoàng sáng lập, thống nhất Trung Quốc đã tồn tại ngắn ngủi chỉ 15 năm. Việc sưu cao, thuế nặng, hình phạt khắc nghiệt với những đầu tư vượt khả năng quốc gia có 20 triệu dân này như Vạn Lý Trường Thành, Cung A phòng … đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, mà kết quả của nó là nhà Hán lật đổ nhà Tần năm 206 tr CN.
    Đây là bài học lịch sử mà chính quyền cộng sản Trung Quốc chưa học được.

    3. Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan… là những điểm yếu của Trung Quốc đế quốc phong kiến.
    Những dân tộc sống ở Tây Tạng, Tân Cương có những nền văn hóa riêng, mạnh mẽ và họ không muốn bị Hán hóa. Việc sát nhập những quốc gia riêng biệt này vào Trung Quốc đã gây nên phản đối của thế giới trước những chiếm đoạt kiểu thực dân cũ của Trung Quốc. Sự ủng hộ mạnh mẽ của thế giới đối với Đạt Lai Lạt Ma là bằng chứng hiển nhiên của của tình cảm thế giới với các dân tộc này. Các cuộc bạo động của nhân dân Tây Tạng, nhân dân Ngô Duy Nhĩ Tân Cương mới đây, bị Trung Quốc ********* khốc liệt là những minh chứng cho sự không cam chịu của các dân tộc Tây Tạng, Tân Cương dưới ách cộng sản Trung Quốc.
    Việc tách các vùng đất Tây Tạng, Tân Cương trở lại thành các quốc gia riêng biệt sẽ làm Trung Quốc yếu đi, áp lực bành trướng xuống phía nam sẽ bị giảm.
    Điều này có lợi cho Việt Nam.
    Ngoài những vùng đất kể trên thì sự chênh lệch giầu nghèo giữa vùng duyên hải và vùng sâu trong đất liền, giữa nông thôn và thành thị, giữa nhóm người nắm bắt được thời cơ và đông đảo những người không theo kịp thời đại… đang là ngòi nổ cho những xáo động xã hội Trung Quốc.
    Đài Loan là một quần đảo mà nơi ấy có những người trung quốc dân chủ sinh sống. Quốc gia này không cam tâm sát nhập với đại lục cộng sản.

    4. Phong trào dân chủ của Trung Quốc là một điểm yếu nữa của nhà nước Trung Quốc, là tâm bệnh của Trung Quốc.
    Phong trào dân chủ ở Trung Quốc có một lịch sử đẫm máu. Đó là sự kiện Thiên An Môn ngày 4 tháng 6/1989. Hôm đó hàng trăm ngàn sinh viên Trung Quốc biểu tình hòa bình tại Thiên An Môn đòi dân chủ cho Trung Quốc đã bị Đặng Tiểu Bình điều xe tăng *********. Hàng nghìn sinh viên đã chết dưới các vòng xích xe tăng.
    Thanh niên là tương lai của dân tộc. Không một lãnh đạo dân tộc nào trên thế giới lại tán tận lương tâm giết chính con, cháu của mình như những người lãnh đạo Trung Quốc cộng sản.
    Điều này chứng tỏ Trung Quốc cộng sản rất sợ Dân chủ, rất sợ các tư tưởng dân chủ.
    Cũng bởi chỉ một lẽ đơn giản: cái nước đế quốc phong kiến lạc hậu này, được ghép lại bởi sự ********* điên cuồng các dân tộc bị chinh phục, được ổn định bởi sự trấn áp vô nhân tính của bành trướng Đại Hán đối với các dân tộc bị xâm lược, sẽ không chịu nổi cơn bão dân chủ, sẽ bị tan rã như chiếc bánh đa gặp nước.
    Nhưng nhân dân Trung Quốc không khuất phục. Lưu Hiểu Ba, Ngải Vị Vị … là những cánh én của Dân Chủ Trung Quốc. Ngoài ra, phong trào Pháp Luân do bị ********* điên cuồng cũng đang chờ đợi thời cơ để vùng lên với sức mạnh hơn 70 triệu thành viên.
    Đây là điểm yếu trong tim Trung Quốc.
    Những đề nghị cải cách dân chủ của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đầu năm 2011 thể hiện những ung nhọt của xã hội Trung Quốc đã đến hồi cấp tính. Nếu ta nhắc lại việc Triệu Tử Dương bị quản thúc chỉ vì đòi hỏi dân chủ, thì hiểu được sự trầm trọng của căn bệnh ung thư trong xã hội Trung Quốc, khi Ôn Gia Bảo buộc phải nói về cải cách dân chủ.


    2. Trung Quốc không thể cải cách dân chủ.
    Ta nói tư hữu là thiên luật, luật trời.
    Đây là luật của mọi sinh vật đã sinh ra, có quyền kiếm thức ăn, giữ thức ăn vừa kiếm được. Đây chính là qui luật sinh tồn trong thiên nhiên.
    Đối với con người, một động vật có tri thức, biết tổ chức xã hội, biết chia những của cải do mình tạo ra cho nhiều mục đích khác nhau, ngoài việc cung cấp năng lượng cho bản thân, thì dân chủ là nhu cầu không thể thiếu của trí tuệ. Đó là nhu cầu muốn tham gia vào việc sử dụng những thặng dư thành quả lao động của chính bản thân mình vào mục đích đã đề ra. Mở rộng ra, dân chủ là việc tham gia quản lý xã hội của người dân. Đây là nhu cầu của con người, chỉ con người mới có. Nhu cầu này là tự nhiên, nó làm cân bằng những mâu thuẫn trong xã hội, nó thúc đẩy tiến bộ xã hội.
    Như vậy dân chủ là nhân luật, luật do nhu cầu của con người mà cấu thành.
    Ở đây ta bác bỏ mệnh đề của Mác: tiến bộ xã hội do đấu tranh giai cấp thúc đẩy.
    Khi trong xã hội, một nhu cầu thiết yếu của một con người, một cá nhân trở thành nhu cầu chung của một bộ phận xã hội. Nếu bộ phận này có khả năng lôi kéo lãnh đạo những bộ phận còn lại, đấu tranh cho nhu cầu của mình, thì sẽ có một cuộc cách mạng. Các nhu cầu này không nhất thiết xuất phát từ một giai cấp. Gán ghép cho nó tính giai cấp là giả tạo. Gán ghép cho một giai cấp tính kỷ luật, tiên tiến,…hơn hẳn những bộ phận khác trong xã hội là giả tạo, là gây thêm mâu thuẫn trong xã hội.
    Một con người có những tính tốt và xấu.
    Cách mạng Cộng Hòa Pháp với khẩu hiệu Bình Đẳng, Tự Do, Bác Ái là phát huy tính tốt của con người.
    Tôi nhấn mạnh, nó xuất phát từ nhu cầu của một cá nhân, một con người, những nhu cầu này không có tính giai cấp.
    Cách mạng Trung Quốc do Mao lãnh đạo là cách mạng của số đông nông dân. Trung Quốc đã lấy nội dung là Chủ Nghĩa Bành Trướng Đại Hán *****g vào ruột của Chủ Nghĩa Mác-Lênin nên không thể thực hiện được cải cách dân chủ.
    Bởi vì cải cách dân chủ là đưa quyền làm chủ vào tay các công dân của mình. Điều này sẽ cản trở mưu đồ bành trướng phi nghĩa của Trung Quốc.
    Lấy tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa làm ví dụ.
    Nếu Trung Quốc là dân chủ, Trung Quốc phải theo qui luật các nước dân chủ giải quyết tranh chấp: dùng luật pháp quốc tế. Khi đó tính phi nghĩa của Trung Quốc sẽ lòi ra: Họ đã chiếm đoạt Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng bạo lực.
    Do Trung Quốc chỉ muốn dùng bạo lực, dùng sức mạnh quân sự mà họ có, Trung Quốc sẽ không cải cách dân chủ.
    Hơn nữa, nếu cải cách dân chủ, Trung Quốc phải tôn trọng các quyền tự quyết của các dân tộc thiểu số. Điều này có nghĩa là nhiều nước nhỏ ra đời, thoát khỏi phong kiến Trung Quốc. Trung Quốc sẽ bị xé lẻ làm nhiều quốc gia độc lập khác, như Liên Bang Xô Viết bị xé lẻ sau khi từ bỏ Chủ Nghĩa Cộng Sản. Ít nhất Tây Tạng và Tân Cương sẽ là các quốc gia độc lập.
    Đây là điều Trung Quốc bành trướng không chấp nhận được.
  9. MQ-DRAGON

    MQ-DRAGON Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    155
    Vái cả nón với cụ này. Cụ ko hiểu bản chất của vấn đề. C Đ này còn tồn tại thì khẳng định như đinh đóng cột 1 câu: ai lên cũng thế.
  10. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Ai chả hiểu ý cụ. Cụ muốn hoa nhài nở chứ giề? [:D]
    Honghong mọc là là dưới mặt đất còn hiểu, huống chi máy bay boeing ở tít tận trên cao.=))=))

    Ai chả muốn sống trong một xã hội tốt đẹp, CÔNG BẰNG DÂN CHỦ VĂN MINH ĐÚNG NGHĨA hả cụ? Vấn đề là đất đai lẫn con người nước Vệ đang ngày càng cằn cỗi, cuộc sống ngày càng khó khăn. Đa số quan chức làm việc theo kiểu sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi... Đợi hoa nở á, còn khướt!^:)^^:)^^:)^
    Vậy thì phải chấp nhận cái đang có, và chung tay chỉnh đốn đội ngũ đang quá xộc xệch kia. Chứ không mơ về nơi xa lắm được!:-??
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này