Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3207 người đang online, trong đó có 145 thành viên. 07:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98403 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Đúng là trên này chỉ mỗi cụ là hiểu ý em
    Nhiều cụ cứ hão huyền mong ăn ly kem 500 triệu VND tận bên Mỹ trong khi mỗi ngày cày ruộng chổng mông mốc thếch kiếm vài chục ngàn VND
    Bây giờ nhiệm vụ của mỗi người công dân cũng như ĐVCS chân chính đơn giản thôi, đó là chúng ta phải chấp nhận thực tại, từng bước hướng đến tương lai
    Từng bước đưa "công nghiệp" vào "nông thôn", tăng "năng suất" và "hiệu quả" làm việc từ đó mỗi người chúng ta thấy rằng "cấy lúa" mà chỉ làm "bằng tay" thì mơ cũng chẳng bao giờ ăn được ly kem 500 triệu ở Mỹ được. Từ đó mọi người đều phấn đấu và ngày chúng ta được ăn kem là không xa. Khi đó ai cũng vui vẻ và chấp nhận thực tại, chỉ những kẻ sâu mọt lộng hành muốn sung sướng trên đau khổ của người khác mới ghen tị và tức giận thôi.
    Như một cụ lão thành đã nói: Dân làm chủ không thể tự dưng mà có
    Mong cụ Rồng Đất hiểu cho
  2. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034
    kỳ này lên sửa lại vừa là chủ tịch kiêm tổng luôn được hông nào ? [r2)]
  3. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Khả năng kỳ sau làm cả 2 là khả thi, như vậy mới tập trung và hiệu quả. Dân ta có vẻ kết bác 4S này lắm, bác 4S mà làm TT thì sâu rụng nhiều
  4. SoldierVN

    SoldierVN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Đã được thích:
    0
    ơ thế bác ấy không phải là sâu à? [-)
  5. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Xin phép Mod: Đây cũng là chủ đề bảo vệ tổ quốc, Mọi Công dân VN đều có quyền được biết, được bàn. dẫn đầu là Nguyên CT NG V AN, Và nguyên BT NG Đ Lộc đã lên tiếng.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110726_vothihao_constitution.shtml


    "Sửa Hiến pháp: cưỡng đoạt hay tái sinh?"

    Cập nhật: 11:04 GMT - thứ ba, 26 tháng 7, 2011


    [​IMG]Quốc hội VN khóa 13 sẽ có nhiệm vụ sửa Hiến pháp quốc gia lần thứ năm, tính từ năm 1946.


    Như vậy là các vị trí lãnh đạo Quốc Hội, Nhà Nước, Đảng và Chính quyền Việt Nam đã được xác định cơ bản xong.
    Quốc hội khóa 13 hiện nay mà người cầm cương là ông Nguyễn Sinh Hùng, tân Chủ tịch Quốc hội, sẽ có một nhiệm vụ quan trọng là sửa đổi bổ sung bản Hiến pháp được Đảng và Nhà nước dựa vào đó để lãnh đạo toàn thể đất nước và xã hội Việt Nam cho tới nay.
    Các bài liên quan





    Bài viết này, đồng thời, là một thông điệp mở gửi tới các vị tân *************, tân Tổng Bí thư, tân Thủ tướng cùng nội các Chính phủ và đặc biệt là tới vị tân Chủ tịch QH và toàn thể Đại biểu Quốc Hội khóa 13.
    Như các vị biết, trong những ngày này, nhiều người đã phát hiện ra nguy cơ đất nước bị cưỡng đoạt từ biển, từ biên giới, từ đất, từ nền kinh tế và lên tiếng bảo vệ.
    Nhưng có một nguy cơ khác, mà có thể nhiều người chưa quan tâm, là đất nước của toàn dân còn có nguy cơ bị cưỡng đoạt ngay từ sai lầm trong khâu thiết kế những luật gốc mang tính khế ước xã hội, như ở việc sửa đổi Hiến pháp.
    Hiến pháp (HP) có thể buộc hệ thống lãnh đạo xã hội phải cân bằng quyền lực và giám sát giữa các lực lượng để đảm bảo các quyền cơ bản của mọi công dân. Bộ máy quyền lực muốn tồn tại thì chỉ có con đường duy nhất là phải phục vụ cho lợi ích toàn dân, không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo v.v…
    Nhưng thực tế cũng cho thấy, HP có thể mở ra quyền lực vô biên cho một nhóm trong số người cầm quyền, để họ biến đất nước, biến các công dân khác trở thành nô lệ cho họ.
    Sửa HP là một công việc rất hệ trọng. Cần phải hết sức cảnh giác. Đất nước có thể được hồi sinh nếu có một HP tốt. Đất nước cũng có thể bị cưỡng đoạt khỏi tay nhân dân, dìm nhân dân vào thảm họa nếu việc sửa đổi đó chỉ nhằm thể chế hóa quyền lợi của một nhóm lợi ích hay một tập đoàn đặc quyền, đặc lợi và các biến thể của chúng.
    “Càng sửa càng rối”
    Mấy năm nay, đã nhiều lần lãnh đạo Quốc hội (QH) VN mở những cuộc hội thảo bàn đến tính cấp bách của việc sửa đổi Hiến pháp.
    [​IMG]Ê-kíp lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước VN và Chính phủ VN lần này đều không phải là những khuôn mặt mới.


    Và một thực tế là từ năm 1946 đến nay, HPVN đã sửa tới bốn lần, thế nhưng theo nhiều nhà chuyên môn, càng sửa, HP càng giống cương lĩnh hoặc một phần nghị quyết của Đảng CSVN hơn là một HP công bằng và khoa học dành cho toàn dân VN. Càng sửa thì lỗi hệ thống càng rối và tỏ ra càng nặng hơn, chứ không hề thuyên giảm.
    Theo cựu Chủ tịch QH Nguyễn Văn An, trong bài trả lời phỏng vấn Tuần Vietnam ngày 24/6/2010, thì từ HP sửa đổi 1959, nhân dân mất quyền lập hiến đã được quy định trong HP 1946. Quyền lập hiến trực tiếp của dân bỗng dưng phải chuyển cho QH. Dân chưa có văn bản nào chuyển quyền lập hiến của dân cho QH cả, mà là do QH tự quyết định giao quyền lập hiến cho mình.
    Như vậy, dân từ chỗ là người chủ trực tiếp của đất nước, thì lại bị tước đoạt mất quyền đó và chuyển sang làm chủ gián tiếp thông qua QH. Dân mất cả quyền phúc quyết HP và những vấn đề quan trọng của đất nước.
    QH vừa lập hiến vừa lập pháp - vừa “đá bóng vừa thổi còi” –và ngày càng xa rời bản chất dân chủ của nhà nước, “chuyển từ dân chủ sang “quốc hội chủ”. Với khoảng 90% đại biểu QH là đảng viên, “về hình thức thì QH quyết, nhưng thực chất là đảng quyết”. Quyết định của QH chỉ là quyết định mở rộng trong nội bộ Đảng.
    Chính nguyên Chủ tịch QH, ông Nguyễn Phú Trọng, nay đã là Tổng Bí thư Đảng CSVN, đã phát biểu trong cuộc họp UBTVQH ngày 18/4/2009 rằng đầu nhiệm kỳ QH, Đảng đoàn QH đã có tờ trình với Bộ Chính trị về sửa đổi HP.
    "Với khoảng 90% đại biểu QH là đảng viên, “về hình thức thì QH quyết, nhưng thực chất là đảng quyết”."
    Trước đó, tháng 2 năm 2008, Bộ CT đã làm việc với Đảng đoàn QH và trả lời là phải chờ thông qua cương lĩnh mới. Sửa HP cái gì thì phải khớp với cương lĩnh, cho nên mới thôi không đặt vấn đề nữa…giờ có vấn đề gì cấp bách thì các cơ quan chủ trì các dự án luật nghiên cứu, đề xuất, trình xin… Quý vị có thể lật lại để tìm Báo Pháp luật TPHCM, bài “Sửa đổi HP- yêu cầu cấp bách” ngày 18/4/2009 để nhớ lại chi tiết này.
    Tôi nghĩ rằng, nếu căn cứ quy định của HP hiện hành, thì QH chỉ được sửa đổi HP theo nguyện vọng của toàn dân, Đảng phải căn cứ các quy định của HP để thiết kế một cương lĩnh hoạt động phục vụ toàn dân chứ không thể buộc QH phải sửa HP theo cương lĩnh của Đảng.
    Và ngay tại điều 4 của HP, trích dẫn tại đây, cũng đã ghi rõ: “mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ HP và pháp luật”.
    Rõ ràng, ít nhất, theo quy định này, Đảng không thể bắt buộc HP chạy theo cương lĩnh Đảng. “…văn kiện của Đảng là đặc quyền của một số người,” như cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trong bài “Đã đến lúc không thể né tránh những vấn đề cốt tử” - Tuần Vietnam- 2/9/2010 từng nói.
    “Sửa là cần, nhưng…”
    HP hiện nay, theo ông Nguyễn Văn An, là “theo khuôn mẫu của Cộng hòa Xô viết,” khi ý kiến của ông được giới thiệu trên Tuần Vietnam , số ngày 24/6/2010.
    [​IMG]Thể chế cộng sản ở Liên Xô đã sụp đổ và giải thể cách đây 20 năm sau khi không thể tiếp tục chế độ Đảng trị được mãi.


    Theo nhận định của nhiều nguyên thủ quốc gia và giới sử học, như chúng ta đã biết, đó là một khuôn mẫu lạc hậu, gây ra nhiều dị dạng và tác hại cho nhân dân Liên Xô cũ, mà chính bản thân nước này đã tự từ bỏ thể chế này cách đây đã 20 năm.
    Toàn hệ thống XHCN đã tự sụp đổ là do “lỗi hệ thống”, mà người ta không thể dùng luận điệu đổ cho “diễn biến hòa bình” để che giấu lỗi hệ thống này.
    Tại các nước trong hệ thống XHCN, Hiến pháp, thay vì là bản khế ước xã hội để đảm bảo các quyền đương nhiên và cơ bản của mọi công dân, thì lại bị một nhóm người có quyền lực coi đó chỉ là công cụ để thể chế hóa đường lối của Đảng CS mà thôi.
    VN cần cảnh giác với “vệt bánh xe đổ” này. Cần ngăn chặn nguy cơ càng sửa, càng xa rời nền dân chủ, càng sửa càng là một sự cưỡng đoạt.
    Trong nhiều cuộc góp ý sửa đổi HP, cựu Chủ tịch QH Nguyễn Văn An, nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc thừa nhận nguyên tắc tập trung dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghĩa là sự phân công nhiệm vụ của đảng cho ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp.
    Mỗi cơ quan đó đều có một đơn vị đảng và các đảng viên nắm giữ chủ chốt cơ quan đó. Điều này tạo nên sự chồng chéo quyền lực và trách nhiệm. Khi quyền lực không được kiểm soát, có thể tạo sự cấu kết giữa ba lực lượng trên vốn đã bị thâu tóm về một mối, gây hại cho xã hội.
    Từ bản chất ấy, đã sinh ra một “lỗi hệ thống” trầm trọng. Hậu quả ngày càng rõ ràng và đe dọa sự tồn vong của đất nước. Sự tham nhũng, mất dân chủ và tác hại của các phe nhóm trục lợi dựa vào quyền lực ngày càng trầm trọng và không có giới hạn. Nền kinh tế bị tàn hại, nạn thất nghiệp tăng cao và nhiều người dân bị bần cùng hóa do lạm phát…
    "VN cần cảnh giác với “vệt bánh xe đổ” này. Cần ngăn chặn nguy cơ càng sửa, càng xa rời nền dân chủ, càng sửa càng là một sự cưỡng đoạt."
    Tệ nạn côn đồ cướp bóc chém giết công khai ngày càng phát triển. Người thi hành công vụ ở nhiều nơi đã hung hãn tới mức giết chết dân lành ngay trước mặt nhiều người mà vẫn được cấp trên và đồng nghiệp che chắn bảo vệ.
    Ngay cả lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ Tổ quốc hoàn toàn chính đáng và không trái Hiến pháp, pháp luật, cũng đã bị công khai ********* theo xu hướng vi phạm pháp luật hoặc lạm quyền.
    Như thế, sửa HP 1992 là cần thiết. Nhưng các Đại biểu QH và toàn dân cần hết sức đề phòng, ngăn chặn xu hướng cưỡng đoạt quyền tự do dân chủ của nhân dân trong khi sửa HP, mà như chính cựu lãnh đạo QH Nguyễn Văn An công nhận:
    “…trên thực chất là tập thể chuyên chế. Đó là sự biến tướng, tiếm quyền. Tức là về mặt hình thức có thể là cộng hòa hay dân chủ cộng hòa, nhưng thực chất vẫn có thể là chuyên chế.”
    “Không thể tước đoạt”
    Quốc hiệu của VN ghi rất rõ hai chữ “cộng hòa”. Điều này quy định về thể chế chính trị. Người chủ đất nước không phải là Vua, hay một tập thể, đảng phái nào đó, mà thay vào đó, phải là dân – không phân biệt thành phần, giới tính, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo…
    [​IMG]Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục là công cụ pháp lý của riêng Đảng Cộng sản VN trong bao lâu nữa?


    Để minh định vấn đề này, có thể hình dung qua một thí dụ khách quan.
    Giả sử có một Đảng- tạm gọi là Đảng Ăn – tồn tại ở VN và đảng này hấp dẫn tới mức 99 % dân số VN đều là đảng viên của đảng Ăn - ai mà chẳng phải ăn cơ chứ - thì về nguyên tắc lập hiến và lập pháp, đảng này có quyền ghi vào Hiến pháp rằng: “Đảng Ăn là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” được không?
    Đương nhiên là không! Đảng Ăn dù chiếm tới 99% dân số cả nước, nhưng vẫn còn 1% công dân không thuộc Đảng Ăn, họ chọn Đảng Uống chẳng hạn, hoặc không đứng trong Đảng nào.
    Không ai có thể tước đoạt quyền làm chủ đất nước của 1% dân số đó bằng cách hợp hiến hóa, thể chế hóa quyền lợi của đảng Ăn. Thiên vị người này, nhóm người này, tức là tước đoạt quyền lợi của người khác.
    Nếu quy định tại HP rằng đảng này hay đảng kia là lực lượng lãnh đạo xã hội, vô hình chung là bất công, lạm quyền, là đường ray đưa tới lạm dụng và bạo lực.
    Để đảm bảo quyền tự do, quyền sống đương nhiên của mọi người, thì không một giai cấp, tầng lớp nào của đất nước lại được coi hoặc tự bầu chọn là nền tảng của thể chế chính trị của nước đó.
    "Một đảng nào đó, dẫu có chiếm tới 99% dân số, nhưng đó chỉ là một tình trạng nhất thời của một đất nước, không thể đại diện lâu dài cho quyền lợi của toàn dân, cho cả nước được. Vì thế, hoàn toàn không có quyền ghi vào HP rằng họ là lực lượng lãnh đạo đất nước"
    Tương tự, cũng không ai được phép thể chế hóa sự ưu đãi cho một lực lượng nào đó bằng HP, vì như thế là đã dùng quyền lực mà triệt tiêu hoàn toàn sự lựa chọn của người dân trong mọi trường hợp và tạo ra một thể chế chính trị sớm muộn gì cũng đi tới sự độc tài và méo mó.
    Một đảng nào đó, dẫu có chiếm tới 99% dân số, nhưng đó chỉ là một tình trạng nhất thời của một đất nước, không thể đại diện lâu dài cho quyền lợi của toàn dân, cho cả nước được. Vì thế, hoàn toàn không có quyền ghi vào HP rằng họ là lực lượng lãnh đạo đất nước.
    Trong tương quan đó, có thể hiểu được ý kiến phản đối của nhiều nhà chuyên môn khi Đảng CS - hiện có khoảng 3 triệu đảng viên, chiếm chưa đầy 3% dân số VN, mà lại quy định trong HP rằng đó là lực lượng lãnh đạo xã hội.
    Đảng Cộng sản có thể lãnh đạo xã hội, nhưng họ phải giành được điều đó bằng thông qua cạnh tranh công bằng, xác đáng và chứng tỏ uy tín, năng lực thực sự, qua các kỳ bầu cử tự do dân chủ không phải giả hiệu, và phải cạnh tranh sau mỗi nhiệm kỳ, không phải bằng sử dụng sức mạnh hay bạo lực để hợp hiến hóa quyền lợi và quyền lực.
    “Những quyền đương nhiên”
    Điều này đã được khẳng định trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc mà VN đã cam kết thực hiện từ nhiều năm nay. Trong đó quy định rõ:
    [​IMG]Quốc hội không thể không có ý kiến trước các sai phạm vi hiến của Đảng và Chính quyền.


    ‘Những quyền tự nhiên của con người không thể bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Những quyền này cũng không được xóa bỏ hay chuyển nhượng.
    ‘Các chính phủ được thành lập không phải để ban phát quyền tự do cơ bản, mà CP được lập ra để bảo vệ các quyền tự do đó- các quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của mình và được tạo hóa ban cho.
    ‘Các quyền đó chỉ có được trong một nền dân chủ, không bị pháp luật bãi bỏ cũng như không phụ thuộc ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó.’
    Để bảo vệ những quyền đương nhiên này, HP sửa đổi tới đây cần đề ra những quy định nghiêm cấm QH hay bất kỳ ai thông qua các luật vi phạm tới các quyền tự do của người dân, như quyền phúc quyết HP, quyền tự do ngôn luận, tự do hội hop, tự do tôn giáo và bày tỏ chính kiến…
    Phải quy định rõ, những quyền đương nhiên của người dân phải được đảm bảo trong mọi trường hợp và trong mọi thời đại và tất cả mọi quy định, hành xử trái HP dù của bất kỳ ai, cũng đều phải bị coi là phạm tội và bị pháp luật trừng trị.
    Và cũng phải cảnh giác ngăn ngừa ngay cả sự giả hiệu hoặc ngầm ép buộc trong việc trưng cầu dân ý, việc phúc quyết HP và nhiều vấn đề khác. Bởi vì, trong hoàn cảnh quyền tự do căn bản của người dân chỉ mang tính hình thức, như chính các vị cựu lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, QH đã thừa nhận, thì nhiều khi kết quả trưng cầu dân ý thực chất chỉ là sự đánh lừa, sự hợp thức hóa cho một chế độ phi dân chủ.
    “Cơ hội hay chết?”
    Cần xác định rõ rằng, sửa HP là một thời cơ để trả lại quyền tự do và dân chủ, quyền lập hiến trực tiếp của toàn dân. Đây cũng là cơ hội để cứu nước, bảo vệ chủ quyền VN, lấy lại lòng tin của nhân dân.
    Đây là cơ hội vàng cho thể chế chính trị của VN chuyển đổi một cách nhẹ nhàng, trong danh dự, sang một thể chế thích hợp hơn.
    "Nếu nhà cầm quyền không muốn tự tay châm ngòi cho một cuộc “cách mạng hoa lài” hay “hoa sen” hay bất cứ thứ hoa gì nữa vốn được cho là tất yếu diễn ra tại VN, với nhiều trả giá xương máu cho cả hai bên, thì chớ bỏ qua thời cơ này"
    Thực ra, chưa bao giờ nhà cầm quyền VN lại được đứng trước một cơ hội chuyển đổi thuận lợi như bây giờ, để họ lấy lại được lòng tin của nhân dân, cải cách thể chế, bảo vệ chủ quyền đất nước mà vẫn giữ được quyền lợi to lớn của họ như hiện nay.
    Thực ra, đó chỉ là nghệ thuật xử lý khủng hoảng, tỉnh táo nhận ra đâu là chỗ cần phải dừng vĩnh viễn bàn tay trấn áp lại, trước khi quá muộn để không đẩy nhân dân phẫn nộ thêm nữa khiến họ quyết liệt hơn bao giờ hết quay lưng lại với chính quyền.

    Nếu nhà cầm quyền không muốn tự tay châm ngòi cho một cuộc “cách mạng hoa lài” hay “hoa sen” hay bất cứ thứ hoa gì nữa vốn được cho là tất yếu diễn ra tại VN, với nhiều trả giá xương máu cho cả hai bên, thì chớ bỏ qua thời cơ này.
    Tái sinh hay cưỡng đoạt? Câu hỏi và cơ hội mở. Cây gậy phù phép đang nằm trong tay những nhà sửa đổi HP. Nhưng toàn dân cần giám sát và không thể thờ ơ, nếu không muốn đi tới “một cái chết được báo trước”./.
    Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của tác giả, nhà văn, nhà báo, họa sỹ Võ Thị Hảo, đang sinh sống tại Hà Nội.




    .
  6. honghacuulong

    honghacuulong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/07/2011
    Đã được thích:
    0
    Chào ngày mới

    =========

    Hải chiến Trường Sa 1988: cá mập (KỲ 3)


    Tác giả: Hoàng Hường

    Đạn pháo hay AK của Trung Quốc vẫn chưa phải đã hết. Các chiến sĩ còn phải đối diện với một điều khủng khiếp khác: cá mập.
    Kỳ 1: Nhân chứng
    Kỳ 2: Vòng tròn bất tử
    Khi tạm biệt người vợ vừa cưới ra đi, chỉ đến lúc lên tàu anh Lê Văn Đông cùng các đồng đội mới được biết nhiệm vụ của các anh là đi đóng giữ ba đảo đá quan trọng của Trường Sa.
    Khi lính Trung Quốc bắt đầu đổ bộ lên Gạc Ma và uy hiếp chiến sĩ trên đảo, những người ngoài tàu, trong đó có anh Đông, được lệnh vẫn bình tĩnh, kiên quyết làm tiếp nhiệm vụ bốc xếp vật liệu xuống các xuồng nhôm để chở vào đảo.
    Khi nghe tiếng súng nổ ở đảo Gạc Ma, các chiến sĩ dồn sang một bên boong tàu nhìn bất lực, trong tay không có vũ khí. Lúc này Trung Quốc cho các xuồng nhỏ chạy quanh tàu Việt Nam gọi loa xua đuổi, đe dọa bắt tàu rời khỏi khu vực đảo. Chỉ sau đó ít lâu, tàu bị dập pháo mù mịt.
    Nhiều chiến sĩ đang bốc xếp hàng trên boong trúng đạn tử thương tại chỗ. Anh Đông bị thương. Chỉ được vài phút con tàu gần như bị phá hủy và bắt đầu chìm. Nhiều chiến sĩ, hoặc bị bắn rơi, hoặc chủ động nhảy xuống biển. Anh Đông cũng nhảy xuống. Như anh kể, lúc tàu nghiêng xuống và chìm dần, áp lực nước đẩy anh và một số người ra xa.
    "Tàu to và chìm quá nhanh. Tôi còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra. Khi nhảy xuống biển, nhìn sang xung quanh thấy anh em thương vong, vẫy vùng, nhiều người không biết bơi. Tôi uống đầy bụng nước, sờ tay lên mặt và người đầy máu. Tiếng súng nổ, tiếng la hét hỗn loạn. Nhiều anh em khóc. Tôi lúc đó cũng hoang mang và tủi thân, nghĩ chắc chắn mình sẽ chết. Tôi thầm chào vĩnh biệt ba mẹ, anh em và vợ rồi cũng khóc. Lúc đó thật hoảng loạn", anh Đông kể.
    [​IMG]
    Anh Lê Văn Đông (phải) và anh Trần Thiện Phụng (anh Phụng cũng là 1 trong 9 người bị bắt đi Trung Quốc), Ảnh anh Lê Văn Đông cung cấp Sau đợt dập pháo, Trung Quốc cho xuồng nhỏ chạy quanh xả AK vào những chiến sĩ đang dập dềnh trên biển. Anh Đông may mắn vớ được một thanh gỗ trôi nổi và một vỏ bao tải gạo phủ lên đầu.
    Được một lúc, anh Đông gặp một đồng đội cũng đang ôm một mảnh gỗ. Anh bị thương rất nặng đang hấp hối. Anh thều thào nhờ anh Đông nếu còn sống thì giúp chuyển lời về gia đình anh, nhưng chưa kịp hết câu thì tắt thở. Một tay bị thương tê liệt, một tay ôm mảnh gỗ, anh Đông trôi nổi trên biển nhiều giờ đồng hồ.
    Cùng trong nhóm chiến sĩ đang bốc xếp hàng trên boong với anh Đông, nhưng anh Mai Văn Hải không biết bơi. Khi pháo bắn vào, anh Hải và nhiều chiến sĩ người chạy vào trong khoang tìm chỗ trú ẩn, người chạy vào kho vũ khí. Theo lời anh Hải, các anh được trang bị súng AK, nhưng lúc đó toàn bộ súng... đang ở trong kho. Thậm chí có nhiều khẩu được tháo ra lau chùi còn chưa lắp lại. "Vì chúng tôi có định đánh nhau đâu. Toàn lính công binh, chỉ nghĩ đi xây nhà".
    [​IMG]
    Gia đình anh Mai Văn Hải đang xem lại đoạn phim tài liệu trong máy tính của phóng viên, Ảnh Hằng Nhom Anh Hải nói trên tàu có lực lượng chiến đấu hải quân, sau đó có bắn trả nhưng lực lượng quá mỏng nên bị áp đảo.

    (Bài đầy đủ)

  7. Dr.BietTuot

    Dr.BietTuot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Tin tặc Trung Quốc tấn công IMF
    TT - Cơ quan điều tra Mỹ đã nêu đích danh nhóm gián điệp từ Trung Quốc là thủ phạm vụ tấn công tin tặc nhắm vào Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

    [​IMG]
    Kết luận của FBI liệu có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tổng giám đốc Christine Lagarde (phải) và cấp phó Chu Dân (trái) của Quỹ Tiền tệ quốc tế? - Ảnh: Reuters
    Theo Hãng tin Bloomberg, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã đi đến kết luận này dựa theo phân tích các mã lập trình được sử dụng trong vụ tấn công cũng như dấu vết các địa chỉ Internet kết nối với các máy tính bị xâm phạm của IMF và bằng chứng khác. Vụ tấn công, kết thúc vào ngày 31-5, khá phức tạp khi tin tặc sử dụng các máy chủ đặt tại nhiều nước bao gồm Mỹ và các mã độc nhằm qua mặt hệ thống an ninh. Cả IMF và Trung Quốc đều chưa đưa ra bình luận gì về kết quả điều tra của FBI.
    Hồi tháng 6-2011, IMF thừa nhận các tập tin dữ liệu của mình đã bị sao chép, nhưng khẳng định hệ thống email, tài chính hay quản lý tài liệu nguồn quỹ chưa bị xâm nhập. Mã độc xuất phát từ một tập tin do một nhân viên IMF tải về máy tính cá nhân và nhanh chóng lây lan qua nhiều máy. IMF đã phải tạm ngừng mọi giao thiệp điện tử với Ngân hàng Thế giới để phòng ngừa thiệt hại.
    Ngay sau vụ việc, nhiều người đã nghi ngờ Trung Quốc song Bắc Kinh phủ nhận mọi cáo buộc. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington (Mỹ) tuyên bố tin tặc là “vấn nạn toàn cầu” cho nhiều quốc gia và “thật là vô trách nhiệm khi cho rằng Trung Quốc có liên quan”. IMF hôm 22-7 cho biết vẫn đang điều tra song “có thể sẽ không bao giờ biết được ai gây ra vụ tấn công này”. Tuy nhiên, một bức thư điện tử nội bộ của IMF cho thấy tổ chức này đã hoàn tất việc điều tra từ giữa tháng 7-2011 và đã soạn sẵn một “bản đánh giá ảnh hưởng hoạt động”.
    Rõ ràng là kết luận của FBI gây nhiều sức ép lên mối quan hệ giữa tân tổng giám đốc IMF Christine Lagarde và phó tổng giám đốc điều hành người Trung Quốc Chu Dân mới được bổ nhiệm như một sự trả ơn cho sự ủng hộ của Trung Quốc trong đợt tranh cử của bà Lagarde. Theo Finance Times, nhiều khả năng vụ việc sẽ được giải quyết bằng các kênh ngoại giao thay vì dắt nhau ra tòa án.
    Giới phân tích nhận định các thông tin của một tổ chức tài chính toàn cầu như IMF có giá trị rất lớn đối với những người muốn đầu tư vào các thị trường tài chính trên thế giới. Nội dung các cuộc thảo luận cấp cao của IMF, chẳng hạn về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, rõ ràng sẽ giúp Bắc Kinh thu lợi. Đây không phải lần duy nhất tổ chức này bị tin tặc đánh cắp thông tin trong vài năm trở lại đây.
    FBI và các quan chức tình báo Mỹ trước đây cũng nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh thực hiện các chiến dịch tấn công mạng nhắm vào hệ thống vi tính của chính quyền nước này và các ngành nhạy cảm như công nghệ thông tin và quốc phòng. Điển hình là việc Google rút khỏi Trung Quốc hồi đầu năm do bị tấn công. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây cũng úp mở về việc một “chính phủ nước ngoài” đứng đằng sau vụ đánh cắp 24.000 trang tài liệu công nghệ kèm theo công bố chiến lược tăng cường an ninh cho mặt trận mạng.
    “Trung Quốc cần phải quyết định xem họ sẽ là một nền kinh tế có tính hợp tác toàn cầu hay chỉ theo đuổi lợi ích quốc gia” - C. Fred Bergsten, lãnh đạo Viện kinh tế toàn cầu Peterson, nhận định.
    TRẦN PHƯƠNG
  8. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    [​IMG]

    Người mặc áo cam, tay cầm máy ảnh là mình đó "nhìn thẩn thờ"
  9. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Bầu làm Hoa hậu Biển đảo - Trường Sa - Hoàng Sa được không các pák?

    Có cằm chẻ, má lún đồng tiền, mũi thanh tú, dáng đẹp, cao ráo .... chắc là xinh gái bằng GBlock
  10. chickenboy07

    chickenboy07 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Hải chiến Trường Sa 1988 Hải chiến Trường Sa là tên gọi cuộc chiến trên Biển Đông năm 1988. Trung Quốc đưa quân đội ra chiếm một số đảo, đảo chìm, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam đưa lực lượng hải quân ra bảo vệ và xảy ra cuộc chiến ngày 14.3.1988.
    Đầu năm 1988, khi hải quân Trung Quốc chiếm một số đảo Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi… Việt Nam nhận định Trung Quốc có ý đồ chiếm thêm các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma nên điều lực lượng hải quân ra giữ. Các tài liệu của quân đội nhân dân Việt Nam gọi chiến dịch này với cái tên CQ-88 (chủ quyền 88). Thời điểm đó Trung Quốc đã đưa 15 tàu đến khu vực Trường Sa bao gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ và 3 tàu vận tải. Vào lúc 19 giờ ngày 11.3.1988 tàu HQ 604 rời Cam Ranh lên đường đến đảo Gạc Ma. Các tàu HQ 605, HQ 505 đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa cũng được điều đến cụm đảo Cô Lin – Len Đao.
    Vào lúc 6 giờ sáng ngày 14.3.1988, Trung Quốc cho khoảng 40 lính tràn lên đảo Gạc Ma (một đảo chìm, khi thuỷ triều xuống nước vẫn ngập đến đầu gối). Lúc đó, các chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã cắm cờ chủ quyền trên đảo. Lính Trung Quốc tiến tới cướp cờ và nổ súng giết chết các chiến sĩ trên đảo. Sau đó, Trung Quốc dùng pháo 100mm bắn chìm tàu HQ 604, truy sát các chiến sĩ trên tàu còn sống sót và chiếm đảo. Tại các đảo Cô Lin, Len Đao, chiến sĩ trên các tàu HQ 605 và HQ 505 kiên cường chiến đấu và bảo vệ được đảo. Phía Việt Nam có 3 tàu bị chìm và bị bắn cháy, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 chiến sĩ khác bị bắt làm tù binh và được Trung Quốc trao trả năm 1992.
    Trong cuộc hải chiến Trường Sa, bất chấp luật lệ chiến tranh, bất chấp nhân đạo, Trung Quốc ngăn cản không cho tàu của tổ chức Chữ Thập Đỏ đến cứu khi tàu Việt Nam bị đánh chìm. Đây là việc vi phạm điều cơ bản nhất của luật Chiến tranh. Trường Sa cách bờ biển Việt Nam khoảng 220 hải lý, cách Trung Quốc 750 hải lý và hoàn toàn không nằm trong thềm lục địa của nước này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này