Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3092 người đang online, trong đó có 69 thành viên. 01:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 98395 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    >:)
  2. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Ấy, chớ chớ nói thế.
    Em chả thích chỉ trích ai bao chừ. :))
    Nhân vô thập toàn cụ ợ. Cứ xem vụ biểu tình thì biết.
    Có cụ đi 1 lần, bị CA túm vào đồn, khảo cho vài câu thì nản. Lần sau chán chả đi nữa.
    Nhưng cũng có nhiều cụ hiểu rõ bản chất vấn đề, nên vẫn xuống đường như thường.
    Cụ boeing thuộc thành phần sau [};- em chỉ ghẹo cụ ấy chút thôi.[r32)]
  3. alibaba1102

    alibaba1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2009
    Đã được thích:
    43
    Cái thắng này mày ăn nhầm cái gì à? Vì không có ai nên những "ông già" đó mới phải đứng lên đấy!
  4. boeing01_747

    boeing01_747 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Lại một ông chưa nhìn kỹ đầu đã vội bán mũ giá rẻ roài
    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  5. alibaba1102

    alibaba1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2009
    Đã được thích:
    43
    :p
  6. chungtruong

    chungtruong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2010
    Đã được thích:
    4.052
    công nhận
    cái thằng đã hèn lại còn giở thối , gọi ai là ông già ?? loại già cần trông cháu đn khỏi thất thoát tận 5 tỷ $ là ai thì éo dám nói [r23)]
    về vấn đề BĐ thì , cũng như tất cả dân vn , tôi cũng cực kỳ bức xúc, nhưng tôi cho là , cái thói ngang ngạnh của cq khựa ấy chắc không có những người dân TQ khốn kổ như thế này
    hãy xem

    9 giờ trước




    SGTT.VN - Hàng trăm người tại thành phố An Thuận, tỉnh Quý Châu, phía nam Trung Quốc đã xung đột với cảnh sát sau khi một người bán trái cây tật nguyền bị các viên chức quản lý đô thị thành phố này đánh chết chiều 26.7.
    Người đàn ông khuyết tật này (một chân) tên Deng Qiguo, 52 tuổi, bị đánh chết vào lúc 13g47 chiều 26.7 trước cổng một ngôi chợ sau khi cãi nhau với các viên chức quản lý đô thị, theo các báo đài Trung Quốc. "Người bán hàng rong này đã chết trước cửa chợ... dẫn đến việc người dân địa phương tụ tập phản đối”, một quan chức nói với tờ China Daily.
    Hàng trăm người dân thành phố sau đó nổi giận đã xuống đường từ chiều tối 26.7, ném đá và phá huỷ bỏ một chiếc xe của chính quyền, tuy nhiên cảnh sát đã mạnh tay trấn áp và dùng vòi rồng giải tán đám đông này trong buổi sáng 27.7.
    Các phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho biết khoảng 30 người biểu tình và 10 cảnh sát bị thương vì vụ xung đột.
    Cư dân địa phương và cộng đồng mạng tại Trung Quốc đã thông tin nhanh chóng về vụ việc này. Hôm thứ tư 27.7, hàng chục video clip và hình ảnh thi thể của ông Deng đã được lưu hành trên internet. Một đoạn phim trên trang web Youku của Trung Quốc – tương tự YouTube - cho thấy một đám đông lớn tập trung tại các đường phố và lật ngược một chiếc xe, gần đó có nhiều nhân viên cảnh sát và một chiếc xe của lực lượng chống bạo động được điều tới.
    Theo báo China Daily, đến chiều 27.7, Deng Qichang, anh trai của người bán dạo xấu số này đã cho phép cảnh sát khám nghiệm tử thi và yêu cầu cảnh sát thực thi công lý.
    Cảnh sát đang thẩm vấn các cán bộ quản lý đô thị, được cho là 6 người, đã tham gia đánh chết ông Deng.
    Một người dân địa phương, được yêu cầu không nêu tên, nói với phóng viên tờ FT (Anh) rằng ông Deng thường đẩy xe hàng trái cây của mình bán xung quanh các khu phố. Người này nói đã biết ông Deng 10 năm nay và kể rằng vợ ông đã bỏ ông, để lại cho ông chăm sóc hai hoặc ba đứa con.
    Lực lượng quản lý đô thị ở thành phố An Thuận nổi tiếng đối xử rất hung bạo với người ăn xin, bán hàng rong và người phạm tội nhỏ nhặt khác.

    Trong năm 2008, một đám đông đã xông vào trụ sở chính phủ và cảnh sát tại một địa phương thuộc tỉnh Quý Châu để phản đối trước việc cảnh sát che giấu nguyên nhân tử vong của một cô gái trẻ do một quan chức địa phương gây ra.
    Đây là một trong nhiều vụ xung đột bạo loạn diễn ra gần đây tại Trung Quốc, nguyên nhân do bất bình đẳng xã hội đang lan rộng. Ngày 18.7, một vụ bạo loạn sắc tộc xảy ở khu tự trị Tân Cương làm 18 người chết.
    Tháng 6.2011, một cuộc bạo động diễn ra trong ba ngày, làm ít nhất 19 người bị bắt giữ do có tin cảnh sát đánh chết một người bán hàng rong và bạo hành người vợ đang mang thai của ông ta. Ngày 26.5.2011, một người đàn ông 52 tuổi đã đánh bom vào trụ sở chính quyền thành phố Phúc Châu, phía nam tỉnh Giang Tây, và đã chết trong vụ nổ bom này. Nguyên nhân do ông bất mãn vì bị cưỡng chế nhà.
    H.S (ChinaDaily, FT, AFP


    [​IMG]
    cái đn có hơn 3000 tỷ dự trữ này còn tới gần nửa nghèo đói hạ tiện , vẻ vang gì !!!
  7. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    TRỊNH HỮU LONG: VỀ CHUYỆN "ĐÃ CÓ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LO"



    [​IMG]


    Về chuyện “Đã có Đảng và Nhà nước lo”



    Trịnh Hữu Long


    Đã 7 Chủ nhật trôi qua, cộng đồng mạng Việt Nam đã có một chủ đề nóng để mải miết bàn luận. Một đất nước, hay nói cho chính xác là nhiều thế hệ người Việt Nam ngày nay đang tập làm quen với biểu tình và những khái niệm cơ bản liên quan đến nó, như cha ông họ cũng đã từng làm quen trước năm 1945. Những giá trị được thừa nhận rộng rãi ở các quốc gia phát triển đang được chúng ta mổ xẻ để tìm ra câu trả lời riêng của mình, âu cũng là lẽ tự nhiên và sự thận trọng cần thiết. Từ đó, nhiều luồng ý kiến, quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau ra đời. Tôi cũng có một vài quan điểm rời rạc của mình và muốn chia sẻ quan điểm đó như góp một tiếng nói nho nhỏ vào cuộc tranh luận sôi nổi này và cũng để hoàn thiện quan điểm của mình hơn. Tuyệt nhiên tôi không dám đánh giá thấp những ai có quan điểm khác tôi và càng không dám áp đặt nó cho bất kì người nào. Hy vọng chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề một cách cởi mở và sẵn sàng chấp nhận những phản biện gay gắt có thể đến.


    Câu nói "Đã có Đảng và Nhà nước lo" có lẽ là câu nói quen thuộc nhất với những người biểu tình, như là lý do để các cơ quan công vụ giải tán họ. Họ được nghe câu này ở khắp nơi, từ đủ những người ở những vị trí khác nhau: từ chú ******* ngồi trên xe chĩa loa ra ngoài cho đến các bác trật tự phường đã có tuổi, từ anh công an khu vực đến tận nhà, tận cơ quan nhắc nhở hay những người bạn vốn dĩ bình thường chỉ nói chuyện phiếm với nhau.


    Có rất nhiều người tin chắc rằng đó là lý do đúng đắn và những người biểu tình cần phải về nhà. Nhưng tôi thì lại trộm nghĩ thế này:


    1. Xét về mặt logic, chuyện Nhà nước lo về chủ quyền quốc gia và chuyện công dân đi biểu tình là hai chuyện khác nhau, không mâu thuẫn với nhau và không triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy chuyện Nhà nước lo không có nghĩa là công dân không được lo, càng không có nghĩa là công dân không được biểu tình. Và chuyện công dân đi biểu tình không có nghĩa là họ không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước như nhiều người ngụy biện.


    2. Xét về mặt pháp lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia là nghĩa vụ Nhà nước phải làm và biểu tình là quyền chính trị của công dân được Hiến pháp quy định. Nhà nước được nhân dân bầu lên và đóng thuế duy trì để thay mặt họ quản lý xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân không đi xin Nhà nước lo cho họ mà cái chuyện "lo" đấy là chuyện đương nhiên Nhà nước PHẢI LÀM. Và tất cả những quy định pháp luật nào trái với quyền biểu tình được quy định tại điều 69 Hiến pháp đều không có giá trị pháp lý.


    3. Xét về mặt lịch sử, chưa từng có thắng lợi nào của Đảng và Nhà nước mà không phải trả giá bằng máu và nước mắt của nhân dân. Hàng trăm ngàn người đã hi sinh, hàng triệu người đã xuống đường biểu tình dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 15 năm giành độc lập dân tộc (1930 - 1945). Tôi không biết trong những cuộc biểu tình của nhân dân suốt 15 năm đó, có khi nào Đảng nói rằng "Đã có Đảng lo" hay không? Hay là Đảng mới là người tích cực tuyên truyền và phát động nhân dân xuống đường?


    9 năm kháng chiến chống Pháp sau đó đã có 300 nghìn người lính đã hi sinh, 500 nghìn người khác bị thương để làm nên kết cục cuối cùng là chiến thắng Điện Biên Phủ, có khi nào Đảng và Nhà nước nói "để chúng tôi lo" không?


    Và nếu chỉ có Đảng và Nhà nước lo, thì 1,1 triệu người lính đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là những ai? Ai là người đã kêu gọi họ ra trận và để lại tuổi thanh xuân của mình ở đấy?


    Xét cho cùng, vị trí lãnh đạo của Đảng hiện nay đã được xây dựng và củng cố bởi sự hi sinh của hàng chục triệu người và hàng ngàn cuộc biểu tình. Do đó, nhân dân không đáng phải nghe cái câu "Đã có Đảng và Nhà nước lo" như một sự ban phát và càng không đáng bị tước mất cái quyền biểu tình mà nhờ đó Đảng có được như ngày hôm nay.


    4. Xét về mặt quản lý xã hội, có rất nhiều thứ đáng để Đảng và Nhà nước phải lo nhưng thực tế lại không hẳn như vậy. Ai đang lo khi nhân dân các vùng sâu vùng xa phải tham gia "giao thông đường dây" để qua sông bao nhiêu năm qua? Ai đang lo khi giữa thế kỷ 21 mà 240 nghìn nông dân Thanh Hóa phải đứng trước nguy cơ chết đói? Ai đang lo khi hàng chục triệu người hàng ngày ra đường và đối mặt với nạn tắc đường? Ai đang lo khi chỉ cần một cơn mưa nhỏ là phố phường cũng hóa những con sông?


    Chắc nhân dân sẽ sung sướng lắm, khi mỗi lần bị cắt điện, có đại diện của Đảng và Nhà nước phát biểu "đã có Đảng và Nhà nước lo". Còn các bà nội trợ chắc cũng không thấy phiền lòng khi có Đảng và Nhà nước lo làm sao cho mỗi lần họ đi chợ mua rau không giống như huấn luyện viên đi mua cầu thủ. Tôi cũng chưa từng thấy ai nói rằng "Đã có Đảng và Nhà nước lo" khi các thế lực tội phạm hoành hành cuộc sống của nhân dân, càng không thấy ai nói điều đó khi hàng trăm công nhân Trung Quốc mang ống nước đến đập phá nhà cửa và đánh trọng thương công dân Việt Nam ngay trên đất Việt Nam.
    [...]

    Còn thực tế thì sao?


    5. Xét riêng trong vấn đề biểu tình, có rất nhiều thứ đáng để Đảng và Nhà nước phải lo. Đó là soạn thảo và ban hành Luật biểu tình, đó là đảm bảo cho công dân được thực thi quyền biểu tình đã được Hiến pháp thừa nhận, đó là đảm bảo an ninh cho đoàn biểu tình, đó là đưa tin về các cuộc biểu tình một cách đầy đủ và trung thực trên báo chí, vân vân và vân vân... Nếu có thế lực nào đó có âm mưu lợi dụng lòng yêu nước của đoàn biểu tình để gây phương hại đến lợi ích xã hội, thì việc của Đảng và Nhà nước phải lo là phát hiện và ngăn chặn bọn họ.


    Nhưng cho đến cuộc biểu tình ngày 17.7 vừa qua, tôi mới chỉ thấy Đảng và Nhà nước "lo" được một việc, đó là ngăn chặn công dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước.


    Đừng trách nhân dân đã không cố hiểu Đảng và Nhà nước đã lo như thế nào, bởi Bộ Ngoại giao đã từ chối lời thỉnh cầu của 18 vị nhân sĩ trí thức hàng đầu về việc công khai nội dung chuyến công du Trung Quốc của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn. Như vậy thì nhân dân biết Đảng và Nhà nước đã lo như thế nào?


    Tôi thực sự muốn nói rằng: đất nước này là của gần 90 triệu người Việt Nam, hàng chục triệu người đã đổ xương, đổ máu, đổ mồ hôi để có được dải đất hình chữ S này, vì vậy đừng nói rằng, chỉ có Đảng và Nhà nước mới có quyền được lo.
    .

    Hà Nội, ngày 22.7.2011
  8. Batison2010

    Batison2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô bác Nguyễn Minh Thuyết
    5 thách thức lớn đối với Quốc hội và Chính phủ
    29/07/2011 07:29

    (VTC News) – “Uy tín của Quốc hội sẽ được xác lập ngay qua việc bàn thảo và ra được Nghị quyết về Biển Đông” – GS.TS Nguyễn Minh Thuyết.

    VTC News vừa có cuộc trao đổi với nguyên Đại biểu Quốc hội, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết về những thách thức đặt ra với Quốc hội và Chính phủ khóa mới.
    [​IMG]Nguyên Đại biểu Quốc hội, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH KHXH& NV Hà Nội), người thường có những câu hỏi "gai góc" tại Quốc hội. Ảnh: Việt Dũng (Tuổi Trẻ).


    5 thách thức phía trước

    Quốc hội vừa bầu ra các vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước. Nhận định của ông về việc này?

    - Trước hết, tôi xin chúc mừng các vị đã được tín nhiệm, giao những trọng trách vẻ vang nhưng rất nặng nề đó. Mong các vị sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Quốc hội và nhân dân giao phó.

    Các vị được bầu vào các chức danh lãnh đạo cấp cao kỳ này đều là những nhà hoạt động chính trị lâu năm, đóng vai trò chủ chốt trong việc đề ra chính sách và điều hành bộ máy nhà nước trong nhiều nhiệm kỳ. Họ có nhiều kinh nghiệm, cả kinh nghiệm thành công và chưa thành công.

    Tôi mong nhiệm kỳ này, các vị được bầu sẽ rút được kinh nghiệm sâu sắc từ những nhiệm kỳ trước, nhất là nhiệm kỳ vừa qua, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân,…


    Theo ông, những thử thách nào đang chờ đợi Quốc hội và Chính phủ khóa mới?


    - Theo tôi, có 5 thách thức lớn đối với Quốc hội và Chính phủ khóa này:


    Thứ nhất là đảm bảo phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Người dân đang lo lắng khi chúng ta dường như say sưa với các chỉ tiêu tăng trưởng mà chưa chú ý đúng mức đến chất lượng tăng trưởng. Vì vậy, Quốc hội và Chính phủ cần xem lại việc phấn đấu theo chỉ tiêu tăng trưởng GDP, đồng thời đưa ra những chỉ tiêu mới đánh giá được hiệu quả của tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân…

    [​IMG]Đời sống khó khăn hơn, nhiều người tranh thủ làm thêm lúc về đêm.
    Ảnh: Hoàng Hà (Vnexpress).

    Hiện nay, ở nước ta có tình trạng phát triển kinh tế nhanh nhưng chưa bền vững, cơ cấu kinh tế không hợp lý. Công nghiệp thiên về khai khoáng, gia công, lắp ráp. Nông nghiệp vẫn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, nền kinh tế chưa vận hành đúng quy luật của kinh tế thị trường… Lạm phát chưa dừng; riêng năm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã vượt hơn 2 lần chỉ tiêu Quốc hội cho phép.

    Có một thực tế là chúng ta đầu tư càng nhiều thì lượng tiền lưu thông càng lớn, khả năng lạm phát càng cao; mà nếu không chống được tham nhũng, lãng phí thì đầu tư càng nhiều, khả năng thất thoát càng lớn, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

    Báo chí mới đây đưa tin về công nhân một công ty ở ngoại thành Hà Nội hưởng lương có hơn 1 triệu đồng/tháng nên đã đình công khiến chúng ta phải suy nghĩ về hiệu quả của các doanh nghiệp kiểu này. Doanh nghiệp mở ra nhiều thì đất nông nghiệp mất nhiều, đời sống nông dân, môi trường đều bị ảnh hưởng.

    Trong khi đó, người lao động chỉ nhận được đồng lương rất thấp, còn nền công nghệ của đất nước thì không tiến thêm được một bước nào. Doanh nghiệp phát triển nhiều thì tốn rất nhiều điện năng, khiến chúng ta phải xây thêm thủy điện, nhà máy điện hạt nhân…, chấp nhận nhiều rủi ro lớn. Phải chăng đã đến lúc nước ta phải chọn lọc đầu tư?



    Thách thức thứ hai là bảo vệ chủ quyền, trước hết là chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng hiện nay. Nếu chúng ta để mất một tấc đất của tổ tiên để lại thì chúng ta sẽ có tội với những người đi trước và các thế hệ muôn đời mai sau. Lịch sử sẽ luận tội thế hệ chúng ta nếu để xảy ra chuyện này. Vì thế, trách nhiệm của Quốc hội và Chính phủ khóa mới là rất lớn.

    Chúng ta ở cạnh một nước có tham vọng lớn, tiềm lực lớn thì càng phải tăng cường sức mạnh đoàn kết dân tộc, củng cố quốc phòng - an ninh, mở rộng hợp tác quốc tế…để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.


    Thách thức thứ ba là phòng, chống tham nhũng. Đảng đã coi tham nhũng là 1 trong 4 nguy cơ của chế độ. Chúng ta đã thi hành nhiều biện pháp phòng, chống tham nhũng nhưng hiệu quả rất thấp. Nếu không chống được tham nhũng thì sẽ mất lòng dân, giảm sút sức mạnh của đất nước, đe dọa sự tồn vong của dân tộc, của chế độ. Chắc chắn đây là việc rất khó thực hiện, nếu không thực sự quyết tâm, kèm theo những biện pháp hiệu quả.


    Thách thức thứ tư cũng rất lớn là phát huy dân chủ để huy động mọi lực lượng tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một nét mới của Đại hội Đảng XI là đề cao vai trò của dân chủ. Nhưng trên thực tế thì vẫn chưa thấy nhiều giải pháp tốt để thể chế hóa, triển khai đường lối ấy vào cuộc sống…

    Nhiều nơi, quyền làm chủ của người dân bị xâm phạm nghiêm trọng. Ví dụ, việc cấp sổ đỏ là nghĩa vụ chính quyền phải làm cho dân nhưng nhiều nơi vẫn hành dân khủng khiếp lắm. Hay thực hiện quyền lao động, quyền có công ăn việc làm bây giờ đâu có dễ.

    Ở một huyện nông thôn xa lắc xa lơ, muốn xin 1 suất dạy ở trường phổ thông cũng phải mất 80 triệu…Ngay cả việc người dân làm cái nhà, cái cửa, đi đăng ký xe cộ…cũng lắm thủ tục. Rồi chuyện giải phóng mặt bằng, tại sao có nơi làm công bằng được mà nhiều nơi thì không? Trả cho người dân giá đền bù rẻ như bèo, xong lại bán cho doanh nghiệp với giá cao ngất ngưởng, rồi chính doanh nghiệp lại bán cho dân cao hơn nữa… thì dân nào chịu nổi? Nếu không giải quyết tốt những điều này thì những bức xúc tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến mất ổn định xã hội.



    Thách thức thứ năm là phát triển văn hóa, giáo dục. Tôi thấy nếp sống của một bộ phận trong chúng ta hiện nay rất có vấn đề. Lễ lạt bày ra nhiều nhưng giá trị sống thì sa sút chưa từng thấy. Nhiều thanh niên gặp nhau, nhìn nhau khó chịu là rút dao đâm nhau, rồi bao nhiêu vụ người nhà hại nhau chỉ vì những quyền lợi con con… Mặt khác, nhiều người có chức năng đem văn hóa đến cho công chúng lại hành xử rất thiếu văn hóa.

    Giáo dục có nhiều cố gắng nhưng chưa thấy hiệu quả. Có lẽ nhiều sáng kiến của ngành mang nặng tính chủ quan. Nghị quyết của Đại hội XI yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, nhưng đến nay vẫn chưa biết đổi mới thế nào. Vấn đề này chắc phải trưng cầu ý kiến công chúng chứ không thể quyết một cách chủ quan được.

    Hai lĩnh vực văn hoá và giáo dục chuyển biến còn khó hơn kinh tế vì thường có “độ trễ” nhất định so với phát triển kinh tế. Cho nên, nếu không lo từ bây giờ thì rất khó đạt được kết quả khi kết thúc nhiệm kỳ.

    "Phép thử" biển Đông

    Quốc hội lần này sẽ bàn đến Biển Đông. Theo ông, Quốc hội có nên ra Nghị quyết về vấn đề này?


    - Đây chính là thử thách đầu tiên để người dân đánh giá hoạt động của Quốc hội. Vì những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta, phá hoại hoạt động lao động hợp pháp của người dân và doanh nghiệp Việt Nam trên biển, áp đặt đường lưỡi bò hết sức phi lý… đang làm cho các tầng lớp nhân dân ta lo lắng và phẫn nộ.

    [​IMG]Cả nước Việt Nam đang hướng về biển, đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
    Ảnh: Vietnamnet.



    Nếu các đại biểu Quốc hội chỉ đọc tài liệu hoặc chỉ dừng ở việc nghe báo cáo thì không đáp ứng nguyện vọng người dân, không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.

    Người dân đang trông chờ vào thái độ của các đại biểu Quốc hội.

    Tôi tin là các đại biểu Quốc hội khoá XIII sẽ xứng đáng với niềm tin mà người dân đã gửi gắm. Uy tín của Quốc hội sẽ được xác lập ngay qua việc bàn thảo và ra được Nghị quyết về Biển Đông.


    Quốc hội lần này có nhiều đại biểu mới. Nếu được nhắn nhủ đến họ thì ông sẽ nói gì?


    - Khi còn hoạt động ở Quốc hội, tôi thường tâm niệm là ở đời có nhiều người tài năng và tâm huyết hơn mình nhiều nhưng không phải ai cũng có điều kiện nói lên tiếng nói của người dân trên diễn đàn Quốc hội. Mình được Đảng, được dân giao nhiệm vụ thì phải gắng sức hoàn thành.

    Tôi mong các đại biểu Quốc hội khoá XIII sẽ tiếp tục truyền thống vẻ vang của Quốc hội Việt Nam, tích cực nghiên cứu thực tế, suy nghĩ sâu sắc về các vấn đề của đất nước, đưa lên bàn nghị sự để đáp ứng nguyện vọng của người dân, xứng đáng với lá phiếu mà người dân đã bầu cho mình.


    Xin cảm ơn ông!
    Thu nhập thực tế của người dân đang giảm
    Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững là yêu cầu cấp bách để giải quyết tận gốc rễ các nguyên nhân gây ra bất ổn vĩ mô trong ngắn hạn. Bằng một phép cộng đơn giản, trong giai đoạn 2006-2010 lạm phát tăng gần 60% trong khi tăng trưởng chỉ 35,1%. Hai con số này đã chứng tỏ thu nhập thực tế và mức sống thực của người dân, nhất là người nghèo, đã bị giảm sút rất mạnh.
    Cần nhận thức rõ nội hàm khái niệm “đổi mới mô hình tăng trưởng” và “tái cấu trúc nền kinh tế” để việc triển khai có tính nhất quán và mang lại hiệu quả trên thực tế.
    (Trích 10 kiến nghị của Ủy ban kinh tế của Quốc hội khóa XII)
  9. saomakhothe

    saomakhothe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Hôm rồi em có nói chuyện với ông anh họ làm trong Hải quân (có tí chức vụ, cũng biết ít thông tin) thì thông tin chính thống trong Hải Quân là
    - Sự ầm ĩ ở Biển đông hiện nay là do VN mình chủ động tạo ra (...?)^:)^
    - VN mình chiếm được nhiều nhất trong khi các nước khác trong khu vực đều sợ TQ không dám làm như VN:-o
    - HQ VN cũng tranh thủ tiếp xúc với HQ các nước trong khu vực để tìm hiểu thêm thái độ của họ thì họ rất khâm phục VN dám chọc vào tổ ong vò vẽ (...?)[r2)]

    Sau 3 chén rượu, nói thêm một hồi em kết luận với ông anh
    - Các anh bị ru ngủ, lấy thủ dâm tinh thần thay khí phách Lạc Hồng
    - Cứ nghĩ mình sẽ mất 10 bây giờ chỉ mất có 5 là thành công à?

    Ông anh bảo
    - Có tinh thần như các chú ủng hộ thì bọn anh ra trận cũng không lăn tăn gì
    - Các chú cũng không nên nóng vội, tự phát dễ gây hậu quả xấu
    (Nói như TW Đảng luôn)

    Em chán, đi về HÀ NỘI luôn, éo thèm đi ĐỒ SƠN nữa
  10. bdnt

    bdnt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Đã được thích:
    0


    Đệt mợ, đúng là bọn trong quân đội toàn bị nhồi sọ, mà nhồi tư tưởng bài Hán, bài Khựa thì éo nhồi, đi nhồi tư tưởng thế kia.

    Đúng là sắp nhục rồi, nhồi tư tưởng thế kia để sau này nhỡ có thua trận thì vẫn tự hài lòng, kiểu như: chiếm được 10, mất 5 còn 5 vẫn lãi, nhục chưa :((

    Đất đai của tổ tiên, ông bà khai phá, để lại cho con cháu mà bảo đi chiếm đóng thì thôi rồi. :((

    ***** ơi, nếu thế này thì cấp bách lắm rồi.

    Các cụ Tổ tiên ơi, thế hệ này nó trả lời cho các cụ thế này đây :((

    Làm thế nào để chặn thằng bán đứng VN bây giờ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này