1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6051 người đang online, trong đó có 670 thành viên. 22:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 98640 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Giàn khoan 981 thực chất là tiền đồn quân sự của TQ?


    Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ CNOOC 981 xuống biển Đông cùng với những động thái trưng bày sức mạnh hải quân là hành động liên tiếp trong chiến lược xâm chiếm và bành trướng xuống biển Đông nhằm khai thác dầu khí ở biển Đông bất chấp UNCLOS 1982, luật pháp quốc tế và Tuyên bố ứng xử ở biển Đông 2002.
    Trung Quốc cho tàu Hải Tuần 31 rời bến ngày 15/6 qua vùng biển Đông và ghé Hoàng Sa, Trường Sa đến Singapore. Truyền thông nước này cho biết đây là tàu hải tuần lớn nhất của họ ra Hoàng Sa và Trường Sa giữa lúc căng thẳng gia tăng tại vùng biển tranh chấp này.
    Ngoài ra Trung Quốc đang hoàn thành và sắp đưa giàn khoan kích thước lớn ra biển Đông gây xôn xao dư luận trên thế giới. Sự kiện này nằm trong chiến lược ngoại giao pháo hạm, xâm lấn bằng tàu dân sự để bành trướng xuống biển Đông, phục vụ việc sở hữu năng lượng của Trung Quốc.

    (tobe continue)

    Bariavungtau.com
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam sẽ chuẩn bị gì?

    Trước câu hỏi Trung Quốc sẽ mang giàn khoan khổng lồ này đi đâu, có nhiều giả thiết đặt ra. Sẽ không có tranh cãi nếu chúng nằm tại vùng EEZ Trung Quốc. Nhưng nếu chúng đi vào các vùng tiềm năng dầu khí cao như địa điểm tương tự điểm xảy ra sự cố Bình Minh 2. Việt Nam cần có một thái độ kiên quyết để xua đuổi chúng đi.

    Những giàn khoan này có thể sẽ là những căn cứ quân sự với các thiết bị hiện đại ngoài các vùng biển sâu tới 3,000 m (như miền trung bộ Việt Nam). Khi ấy, tàu thuyền đánh cả Việt Nam ra vào vùng này sẽ gặp những trở ngại chờ đón thường trực và tạo ra sức ép quân sự lên quốc phòng của Việt Nam..

    Việc quan trọng nhất là Việt Nam tiếp tục kiên quyết trong vấn đề áp dụng UNCLOS 1982 cho biển Đông, phản đối đường chữ U của Trung Quốc bằng việc đưa ra đường phân chia (giả định) của Việt Nam và thông báo cho thế giới biết chủ trương của Việt Nam.

    Về mặt luật pháp quốc tế, các quy định trong UNCLOS 82 thì đảo nhân tạo chỉ được đặt trong vùng nội thuỷ và đảo nhân tạo không được dùng tính đường cơ sở. Nhưng với các cách thức lấn dần của Trung Quốc xưa nay. Việc giành trước, doạ kèm và lấn sau thành một chiến thuật thông thường của họ. Có lẽ Chính phủ và nhân dân các nước Đông Nam Á cần hội đủ ý chí chính trị để khẳng định với Trung Quốc rằng các giàn khoan này chỉ được khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của nước sở hữu.
    Những giàn khoan này chịu được sóng bão cấp 10, do vậy chúng còn là điểm cư trú cho các tàu thuyền quân sự và dân sự của Trung Quốc.

    Đây có thể là cách thức của Trung Quốc đẩy sự việc đến căng thẳng tột cùng sau đó giảm nhẹ rồi thực hành chiếm cứ biển và từ đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự biển Đông qua hình lưỡi bò.

    Những giàn khoan loại này hoàn toàn có thể phục vụ nhiều mục tiêu như khai thác, thăm dò dầu khí, băng cháy biển sâu mà các quốc gia Đông Nam Á chưa có cũng như phục vụ các mục tiêu quân sự, dân sự khác.

    Ngoài ra, chúng sẽ tạo ra những vị thế mới cho Hải Quân Trung Quốc và làm suy giảm không gian biển-lãnh thổ biển và không trung của các nước xung quanh như Việt Nam, Philippines.

    Giàn khoan 981 còn đặt ra một tiền lệ mới “ai đến trước, được hưởng trước” đối với các tài nguyên không tái tạo tại biển Đông như dầu, khí, băng cháy.... Tiền lệ này sẽ làm cho các quốc gia như Việt Nam, Philippines rất khó đối phó, nếu Trung Quốc không tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 82, DOC 2002. Đây là cơ hội để Trung Quốc độc chiếm tài nguyên đáy biển Đông.

    Nếu không có sự minh bạch về dàn khoan 981, Trung Quốc sẽ dần dần ép buộc các quốc gia biển Đông phải tuân theo chiến lược “gác tranh chấp, cùng khai thác” theo kiểu Trung Quốc.

    Đây có thể là tiền đồ cho một “Đồng thuận biển Đông” kiểu Bắc Kinh, Pax Sino, là “làm trước, nói sau”, đưa tất cả Việt Nam, Philippines và cả các nước khác trong thế bị thiệt hại bởi đường chữ U vào thế rồi.

    Thiết nghĩ, tiếp theo các phản ứng kiên quyết, trong tương lai cộng đồng quốc tế cũng phải có những cơ chế pháp lý cho việc sử dụng biển khơi (biển quốc tế) của những nước khác có khả năng đưa giàn khoan cố định ra biển quốc tế.

    Và hành trình hàng hải qua khu vực này sẽ cần những chuẩn bị tương ứng.

    Hiểu biết vấn đề để từng bước có biện pháp tháo gỡ sự lấn chiếm ngày càng sâu, càng chặt và càng quy mô hơn -vốn sẽ tạo nên những thế gọng kìm để án ngữ các yết hầu kinh tế và quân sự của Việt Nam- đó chính là một phần nhiệm vụ của mỗi con dân Việt Nam trước lịch sử.

    Nếu không có sự phản kháng sớm từ cấp cao nhất của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và cả từ nhiều nước khác về việc giàn khoan 981 được triển khai khai thác dầu khí tại vùng biển thuộc chữ U thì rất có thể Trung Quốc sẽ sớm triển khai hàng loạt các giàn khoan khổng lồ khác từ năm 2012 tới biển Đông. Khi ấy sự việc sẽ vượt tầm kiểm soát của thế giới và nguy cơ biển Đông là “ao nhà Trung Quốc” là rõ ràng Các quốc gia khu vực làm gì trên biển Đông cũng phải cúi đầu xin phép và quyền tự do hàng hải qua khu vực này sẽ bị hạn chế. Lúc đó ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ bị Trung Quốc khống chế về mọi mặt như một ông “Vua Đông Á”!
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Một số tàu dầu khí phục vụ các mục đích khác

    • Tàu thăm dò địa chấn 12 cáp quang Dầu mỏ hải dương 720

    • Tàu thăm dò Dầu mỏ hải dương 708

    • Tàu đặt ống nước sâu Dầu mỏ hải dương 201.

    • Tàu công trình đa năng Dầu mỏ hải dương 681

    • Tàu công trình tự chạy kiểu nửa chìm Dầu mỏ hải dương 278.

    Các nước ASEAN có thể sẽ mất cảnh giác vì qua nhiều năm tháng chịu đựng sóng gió với những cuộc cắt cáp, đe doạ, doạ trừng phạt kinh tế, xua đuổi nước thứ 3 can dự. Các nước ASEAN có thể chưa biết rằng các giàn khoan khổng lồ này chính là các pháo đài ngoài khơi quan trọng trong bước lấn chiếm biển Đông từ ngôn từ đi ra hiện thực.

    Đây là chiêu thức đẩy sự việc đến căng thẳng tột cùng sau đó giảm nhẹ và thực hành chiếm cứ thật sự.
  4. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Sao bữa nay cụ hài thế. Chả cần cụ, chả cần dân tín nhiệm NSH cùng bộ sậu đã chễm choẹ ngồi trên rồi ^:)^
    Còn cụ Thuyết và một số cụ khác: dám đấu tranh mạnh mẽ, dám nói thẳng nói thật thì out cả rồiiiiiiii :((:((:((

    Thế mới biết, hề chèo luôn là nghệ thuật đặc sắc của nước Vệ- từ đời thường cho đến chính trường.
  5. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Em nhớ cụ Tú Xương từng có bài thơ viết về tấn tuồng đời rất thâm thuý. Nghĩa đen viết về những người mưu sinh bằng nghề nhặt phân - nghĩa bóng chửi lũ quan lại hót tiền của dân để mưu cầu bổng lộc, mua quan bán chức mà đánh mất cả liêm sỉ.
    "Bấy lâu chơi với rặt phường nhơ Quen mắt ưa nhìn chả biết dơNào sọt, nào quang, nào bộ gắp Đứa bưng đứa hót đứa đang chờ

    Mình hôi mũi ngạt không kỳ quản,Áo ấm cơm no vẫn nhởn nhơNgán nỗi hàng phường khi cúng tế,Vẽ ông ôm đít để lên thờ"
    =))=))=))=))=))
  6. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    "Phép thử" biển Đông

    Quốc hội lần này sẽ bàn đến Biển Đông. Theo ông, Quốc hội có nên ra Nghị quyết về vấn đề này?


    - Đây chính là thử thách đầu tiên để người dân đánh giá hoạt động của Quốc hội. Vì những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền nước ta, phá hoại hoạt động lao động hợp pháp của người dân và doanh nghiệp Việt Nam trên biển, áp đặt đường lưỡi bò hết sức phi lý… đang làm cho các tầng lớp nhân dân ta lo lắng và phẫn nộ.
    Nếu các đại biểu Quốc hội chỉ đọc tài liệu hoặc chỉ dừng ở việc nghe báo cáo thì không đáp ứng nguyện vọng người dân, không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
    Người dân đang trông chờ vào thái độ của các đại biểu Quốc hội.
    Tôi tin là các đại biểu Quốc hội khoá XIII sẽ xứng đáng với niềm tin mà người dân đã gửi gắm. Uy tín của Quốc hội sẽ được xác lập ngay qua việc bàn thảo và ra được Nghị quyết về Biển Đông.

    Quốc hội lần này có nhiều đại biểu mới. Nếu được nhắn nhủ đến họ thì ông sẽ nói gì?


    - Khi còn hoạt động ở Quốc hội, tôi thường tâm niệm là ở đời có nhiều người tài năng và tâm huyết hơn mình nhiều nhưng không phải ai cũng có điều kiện nói lên tiếng nói của người dân trên diễn đàn Quốc hội. Mình được Đảng, được dân giao nhiệm vụ thì phải gắng sức hoàn thành.

    http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/07/gs-nguyen-minh-thuyet-5-thach-thuc-lon.html

    Bác Thuyết nói hay quá!
    =D>=D>=D>=D>=D>[};-[};-[};-[};-[};-
    Mong sao QH kỳ này bớt đi những nghị gật hoặc nghị Cảnh IQ.






  7. Hoang_Viet

    Hoang_Viet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
  8. ChemGioSieuToc

    ChemGioSieuToc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Đã được thích:
    1
    Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa (thế này mà bọn Tàu Khựa vẫn nhận là của chúng nó)

    Xin trân trọng giới thiệu tới độc giả bài báo “Hoàng Sa và Trường Sa trong thư tịch cổ Trung Hoa” đã đăng trên trang Đại Đoàn Kết.
    Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    [​IMG]
    Hoàng triều dư địa toàn đồ (1728, 1729) cho thấy cương giới phía Nam Trung Quốc chỉ đến phủ Quỳnh Châu (Hải Nam)

    Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn "Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau: "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống "thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).

    Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.

    Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.

    Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác mà Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.

    [​IMG]
    Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo
    Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt

    Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Nguyên - Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.

    Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực nam Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407).

    Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau: "Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An - Hà Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh - Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam.

    Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa). Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đã phủ nhận trách nhiệm với lý do: "Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (13-3-1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.

    Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều triều đại Trung Quốc trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.

    Theo Đại Đoàn Kết
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Lại giở cái mòi ăn cắp , vừa hợp tác quân sự với thái mục đích chẳng gì khác là ăn cắp kỹ thuật điều hành tàu sân bay của Thái sau khi thất bại ở thương vụ này :


    Phá tan âm mưu tình báo Trung Quốc ở Ukranie
    Cập nhật lúc :4:12 PM, 29/07/2011
    Cơ quan An ninh Ukraine SBU vừa phá tan âm mưu của tình báo Trung Quốc đánh cắp bí mật của trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay NITKA ở TP Saki (Crimea, Ukraine).

    Năm 1998, thông qua một công ty bình phong ở Macau, Hải quân Trung Quốc đã mua tàu sân bay đóng dở Varyag từ Ukraine với giá rẻ mạt 20 triệu USD để “làm sòng bạc nổi”.

    Nay tàu Varyag đã có tên Thi Lang và đang được hiện đại hóa gấp rút để đưa biên chế Hải quân Trung Quốc vào năm 2011 -2012. Năm 2010, Trung Quốc chính thức tuyên bố bắt đầu đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên.

    Lộ trình “bán mình”

    Trung Quốc cũng đã bắt đầu xây dựng trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay tương tự trung tâm NITKA ở Crimea. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, họ triển khai các điệp vụ thu thập thông tin mật về hoạt động và cấu tạo của NITKA.

    Trước đó, Ukraine từng cho các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhiều lần đến tham quan tổ hợp NITKA với hy vọng sẽ thuê huấn luyện phi công tàu sân bay tại đây.

    Tình báo Trung Quốc đã đặt hàng Gennady Ermakov, công dân Nga gốc Ukraine đánh cắp thông tin mật về NITKA dưới dạng tài liệu, hình vẽ, ảnh số ghi trong đĩa USB với giá 1 triệu USD.

    Gennady Ermakov từng phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm binh chủng đổ bộ đường không Nga. Tiếp tay cho Gennady chính là con trai Aleksandr, 35 tuổi, công dân Nga.

    Alkesandr đã đăng ký một công ty dịch vụ quốc phòng ở Cyprus hoạt động ở lĩnh vực cung cấp thông tin kỹ thuật quân sự các loại theo đơn đặt hàng...

    [​IMG]Máy bay Su-27KUB cất cánh từ tổ hợp NITKA.
    Khoảng 10 năm trước, Gennady Ermakov đã đến Trung Quốc. Trong 10 năm sau đó, ông nổi danh là gián điệp công nghiệp tài ba của nước này, khi tiến hành đánh cắp công nghệ quốc phòng trên toàn lãnh thổ Liên Xô trước đây.

    Theo yêu cầu của Trung Quốc, ông ta lôi kéo các cựu sĩ quan, chuyên gia kỹ thuật quân sự Nga, Ukraine và các nước SNG khác đến Trung Quốc tham dự các hội thảo, hội nghị khoa học dưới vỏ bọc tham quan, du lịch.

    Thực tế, họ đến Trung Quốc làm tư vấn cho công nghiệp quốc phòng và Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Ermakov nhận được khoản hoa hồng lên đến 1.500 USD cho mỗi “du khách” kiểu này. Con trai ông ta, Aleksandr Ermakov, cũng đã nhiều lần đến Trung Quốc gặp đại diện Hải quân Trung Quốc tại các cơ sở hải quân nước này.

    6 năm tù và một máy cạo râu

    Để thực hiện đơn đặt hàng mới của Trung Quốc, Ermakov cha đã làm quen, móc nối với một sĩ quan đang làm việc tại NITKA và ra giá 300.000 USD. Viên sĩ quan này giả vờ nhận lời làm ăn với Ermakov, nhưng sau đó lập tức báo cho phản gián Ukraine. Công việc còn lại chỉ mang tính "kỹ thuật".

    Aleksandr đã bị SBU bắt quả tang khi mưu toan chuyển giao tài liệu mật cho phía Trung Quốc tại một phòng khách sạn ở Saki. Theo SBU, cha con Ermakov dự định giao cho phía Trung Quốc 1.500 trang tài liệu cỡ А4, các sơ đồ, bản vẽ với giá tròn 1 triệu USD.

    Tại tòa, các chuyên gia SBU đánh giá số tài liệu mật này nếu bị rò rỉ có thể làm tổn thất hàng trăm triệu USD cho Ukraine. Trước chứng cứ không thể chối cãi, Aleksandr đã phải nhận tội. Khi biết vụ việc đổ bể, Ermakov cha đã nhanh chân chuồn mất.

    [​IMG]
    Máy bay Nga luyện tập tại NITKA.​



    Tháng 7/2010, tòa án Crimea đã kết án Aleksandr Ermakov 8 năm tù vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc chống lại lợi ích của Ukraine. Nhưng đầu năm 2011, Tòa án Tối cao Ukraine đã xem xét lại bản án và giảm án xuống còn 6 năm tù.

    Còn vị sĩ quan hải quân Ukraine có công tố giác tội phạm được Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thưởng cho một máy cạo râu hiệu Kharkov và tiếp tục làm việc tại trung tâm NITKA.

    Vụ án cha con Ermakov không phải là vụ đầu tiên xét xử gián điệp Trung Quốc. Năm 2010, Tòa phúc thẩm tỉnh Zhitomir, Ukraine đã kết án tội phản bội tổ quốc dưới hình thức làm gián điệp cho Trung Quốc các công dân tỉnh Zaporozhie: Trung tá dự bị Igor Manzhos 11 năm tù, và Natalia, vợ ông ta, 10 năm tù, Vadim Kovalchuk 7 năm tù. Họ cũng thu thập tin tình báo về tổ hợp NITKA.

    Trước đó, vì tội làm gián điệp và đánh cắp bí mật nhà nước, Thượng tá quân đội Trung Quốc Yao Tziu-niu đã bị Tòa phúc thẩm quân sự Khu vực Trung tâm Ukraine kết án 5 năm tù. Sau đó, Yao Tziu-niu được miễn chấp hành hình phạt và bị trục xuất.

    Như mọi khi, chính quyền Trung Quốc và đại sứ quán Trung Quốc tại Kiev không bình luận những thất bại của tình báo và điệp viên của họ.

    Bất chấp những thất bại này, họ vẫn tiếp tục kiên trì đi đến mục đích đã định. Hiện tại, Trung Quốc đã xây dựng các trung tâm huấn luyện phi công tàu sân bay tại các tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây. Cơ sở ở Liêu Ninh có những đặc điểm giống với NITKA ở Ukraine.

    NITKA được xây dựng trong thập niên 1970 - 1980 tại sân bay Novofedorovka, gần Saki, Crimea. Tổ hợp dùng để huấn luyện cất - hạ cánh cho phi công lái Su-25, Su-27К, Su-33. Đây là tổ hợp duy nhất ở Liên Xô mô phỏng đầy đủ một boong tàu sân bay “Đô đốc hạm đội Liên Xô Kuznetsov” với cầu bật và các cáp hãm đà.

    Sau khi Liên Xô sụp đổ, NITKA thuộc về Ukraine, dù nước này không có máy bay trên hạm. Các tổ hợp tương tự, chỉ có ở Mỹ và Tây Ban Nha, có tầm quan trọng sống còn đối với các quốc gia có tàu sân bay với mặt boong có cầu bật để máy bay cất cánh. Các phi công Hạm đội Biển Bắc của Nga hằng năm buộc phải đến đây luyện tập.

    NITKA là một đơn vị thuộc Hải quân Ukraine, có chế độ bảo mật nghiêm ngặt. Tài liệu về NITKA thuộc loại tuyệt mật. Mùa thu năm 2009, Ukraine công bố ý định cho Trung Quốc thuê NITKA. Trong chuyến thăm Ukraine tháng 4/2011 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, có tin Ukraine và Nga dự định thành lập liên doanh khai thác NITKA.

  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nguy cơ bệnh tật làm suy thoái kinh tế Trung Quốc

    29/07/2011 | 17:09:00
    Từ khóa : Trung Quốc, Lây nhiễm, Ung thư, Đột quỵ, Tim mạch, Kinh tế





    Ngày 28/7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo nguy cơ các bệnh không lây nhiễm như ung thư phổi, đột quỵ, đau tim, tiểu đường sẽ đẩy nền kinh tế Trung Quốc rơi nhanh vào suy thoái nếu nước này không có hành động đối phó hiệu quả với thách thức này.

    Theo nghiên cứu của WB, các bệnh không lây nhiễm đã trở thành nguyên nhân chính gây tử vong ở Trung Quốc. Số người tử vong do các bệnh này chiếm tới 80% số người chết ở Trung Quốc.

    Tỷ lệ giữa người lao động khỏe mạnh với người lao động bệnh tật và người già giảm nhanh làm tăng nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc và tạo ra những thách thức xã hội nghiêm trọng.

    Bất chấp tăng trưởng kinh tế cao trong ba thập kỷ qua, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm ở Trung Quốc cao hơn nhiều lần so với các nước khác trong nhóm G-20, chẳng hạn số người mắc bệnh đột quỵ cao gấp 4-6 lần so với Nhật Bản, Mỹ và Pháp; trong khi đó những người mắc các bệnh hô hấp cao gấp 30 lần so với Nhật Bản.

    Với tình trạng như hiện nay, quãng thời gian sống khỏe mạnh của người Trung Quốc chỉ là 66 năm, thấp hơn 10 năm so với một số nước G-20 khác. Số người Trung Quốc trên 40 tuổi bị mắc các bệnh không lây nhiễm sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần trong thập kỷ tới. Bệnh tiểu đường và cao huyết áp sẽ trở thành các bệnh phổ biến nhất trong khi bệnh ung thư phổi sẽ tăng gấp 5 lần. Bùng nổ bệnh tật ở Trung Quốc sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế và nảy sinh các vấn đề xã hội nghiêm trọng.

    Cũng theo nghiên cứu của WB, nếu giảm 1% số người bị bệnh tim mạch trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2040 có thể đem lại cho Trung Quốc giá trị kinh tế 10.700 tỷ USD, tương đương với 68% tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2010 của nước này./.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này