Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4109 người đang online, trong đó có 483 thành viên. 07:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 97869 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. signal_5

    signal_5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Đã được thích:
    4
    Thách kẹo nó cũng éo dám sang cướp đâu bác,lâu lâu rình cắn trộm phát thôi.^:)^
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Dàn khoan Oil 981: Một công cụ thực hiện yêu sách đường chữ U của Trung Quốc

    [​IMG]BienDong.Net:


    Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các giàn khoan ra biển Động ngay trong mùa Thu này nhằm tiếp cận các nguồn năng lượng nằm sâu dưới đáy biển, bất chấp UNCLOS và Tuyên bố ứng xử Biển Đông.
    Theo đó, Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation viết tắt là CNOOC) – đơn vị khai thác dầu khí thuộc sở hữu của Nhà nước Trung Quốc - sẽ đảm nhiệm việc triển khai hệ thống khoan dầu đầu tiên của Trung Quốc, Oil 981, trên Biển Đông.
    Tại buổi lễ đặt tên là “Offshore Oil Aircraft Carrier – Hàng không mẫu hạm dầu mỏ” cho giàn khoan Marine Oil 981, Wang Yilin, Chủ tịch CNOOC cho biết: ‘thiết bị khoan dầu dưới biển sâu của TQ đã bắt đầu chuyển động và nó rất cần thiết cho việc thực hiện chiến lược khai thác dầu ngoài khơi của TQ”.
    [​IMG]
    Giàn khoan Dầu mỏ hải dương 981 của Trung Quốc. Ảnh: chnmilitary.com

    Theo tờ Tin tức Năng lượng của Trung Quốc, quần đảo Trường Sa có trữ lượng vào khoảng 20 tỷ tấn dầu, nhưng Trung Quốc chưa khai thác được một giọt dầu nào từ đây, trong khi nhu cầu sử dụng dầu mỏ trong nước ngày càng tăng.
    Điều đó có nghĩa là Trung Quốc phải khẩn cấp tiến ra Biển Đông để khai thác dầu mỏ – Lin Boqiang, giám đốc Trung tâm Trung Quốc nghiên cứu Kinh tế Năng lượng tại Đại học Hạ Môn nói với tờ Thời báo Hoàn cầu .
    Giàn khoan CNOOC 981 dài 114 m, rộng 90 m, gồm năm tầng, cao 136 m. Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, có thể khoan tới độ sâu 12.000 m. Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000m."
    .Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 11, Trung Quốc đặt mục tiêu chế tạo sáu tàu thuộc năm chủng loại chuyên lắp đặt công trình dưới biển ở độ sâu 3.000 m nhằm tạo một hạm đội liên hợp với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ nhân dân tệ (47.550 tỉ đồng VN). Bước tiếp theo, ngành dầu mỏ Trung Quốc chế tạo một loạt giàn khoan hoạt động ở độ sâu 1.000-1.500 m, 2.000 m, 3.000 m đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống sản xuất dầu khí biển sâu phức tạp hơn.
    [​IMG]
    Thảm họa tràn dầu tại Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

    Theo số liệu của ngành dầu mỏ Trung Quốc, sản lượng dầu mỏ Trung Quốc năm 2010 đã vượt ngưỡng 50 triệu tấn. Trung Quốc đã dự kiến đến năm 2020 sẽ duy trì ổn định sản lượng 50 triệu tấn/năm tại khu vực biển gần bờ và nâng sản lượng tại khu vực biển sâu đạt quy mô 40-50 triệu tấn/năm.
    Trung Quốc đang thèm khát dầu lửa. Phát biểu bên lề Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 18 (ARF 18) diễn ra ngày 23-7 tại Indonesia, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, các hành động gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông dường như có động cơ từ sự thèm muốn các tài nguyên dầu khí phong phú tại khu vực này.
    Việc Trung Quốc đẩy mạnh chương trình thăm dò và khai thác tại biển Đông không chỉ là hành động thách thức chủ quyền của các nước trong vùng mà còn đặt ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng. Dàn khoan dầu khổng lồ mà Trung Quốc dự định triển khai trên biển Đông chính là một pháo đài quân sự nguỵ trang và là công cụ hiện thực hoá yêu sách đường chữ U của Trung Quốc, biến biển Đông cùng các tài nguyên của nó thành của riêng cho Trung Quốc. Hoạt động của giàn khoan này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho môi trường có thể ảnh hưởng một vùng rộng lớn, tác động đến nhiều nước, như vụ tràn dầu tệ hại tại vịnh Mexico do công ty BH gây ra năm 2010 chứng tỏ .
    Sông Hương ( tổng hợp)
  3. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33


    Mình đang ốm yếu mà nó cắn 1 phát thì cũng ngắc ngoải..... Hãy xem lại hậu quả của cuộc chiến BG năm 1979.


    Kết quả cuộc chiến

    Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của.[50] Cuộc chiến để lại đặc biệt nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,...
    [sửa] Thương vong và thiệt hại

    Theo tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.[71] Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút. [72] [73] Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000,[74] một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. [28] [75] Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc. [71] Tháng 4 năm 1979, Tạp chí Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người [76]. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000). [50] Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50 ngàn quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. [77]
    Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau:

    • Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
    • Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
    • Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
    • Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.
    Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.[72] Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để nhận được tăng cường viện trợ từ phía Liên Xô, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh. [55] Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.[78]
    Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.
    [sửa] Đánh giá

    Cả Việt NamTrung Quốc đều tuyên bố chiến thắng.
    Phía Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình khẳng định mặc dù có nhiều thất bại về quân sự nhưng Trung Quốc "đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc". Ông còn khẳng định quân Trung Quốc "đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn". Quan điểm ít phổ biến hơn là của Trần Vân (Phó Thủ tướng, một trong 5 nhân vật quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân LaiChu Đức) rằng việc chiếm được Hà Nội không phục vụ được mục đích gì, cuộc chiến sẽ có chi phí nặng nề quá sức chịu đựng nếu kéo dài thêm 6 tháng nữa, và vì lý do tài chính không nên lặp lại một cuộc chiến không phân thắng bại như vậy. [71]
    Theo đánh giá của tác giả King C. Chen[71], quân Trung Quốc có lẽ đã đạt được 50-55% các mục tiêu có giới hạn của mình.[79] Bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân[79], quân Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu đã công bố: họ đã không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam; không chấm dứt được xung đột có vũ trang tại vùng biên giới; không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia[80]; không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều[81]. Điểm yếu của quân Trung Quốc là vũ khí và phương tiện lạc hậu. Ngoài ra, họ đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Việt Nam.[82] Sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần kém cũng nằm trong các điểm yếu của quân Trung Quốc. [80]
    Về quân sự, tác giả Edward C. O'Dowd[83] đánh giá rằng quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một quân đoàn khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2800 của trung đoàn này. Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận và đem lại ít hiệu quả. Quân Trung Quốc đã không sử dụng được số quân đông một cách hiệu quả bằng các chiến thuật thích hợp và do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" (速战速决 tốc chiến tốc quyết). Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật biển người ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Thất bại về mặt chiến thuật đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nước này. [55]
    Trên phương diện quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt-Trung cho thấy rằng Trung Quốc, với sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt Nam - một quốc gia cộng sản từng là đồng minh trong nhiều năm, kết quả chiến tranh cũng cho thấy Việt Nam đủ sức chống lại sự can thiệp quân sự đó mà không phải điều động quân chủ lực từ biên giới Tây Nam và miền Nam Việt Nam. Những sự kiện từ cuộc chiến cho thấy mối quan hệ ngoại giao phức tạp Liên Xô - Trung Quốc - Việt Nam với kết quả là Trung Quốc không thể tung toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học" vì chịu sức ép từ phía Liên Xô, đồng thời Liên Xô cũng không sẵn sàng tung quân đội vào tham chiến bảo vệ đồng minh mà chỉ tập trung viện trợ kinh tế, quân sự. Điều này đã khiến cho rất nhiều người Việt Nam sau đó nghi ngờ về đồng minh Liên Xô cũng như đối với Liên Xô thật sự là một sự thất bại về uy tín [84]. Kết quả cuộc chiến cũng cho thấy Trung Quốc bất lực trong việc hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ trong cuộc chiến với Việt Nam và thất bại trong việc điều chỉnh quan hệ ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. [28] [75]
    Nhiều quan điểm khác cho rằng Trung Quốc đã thất bại về quân sự nhưng lại đạt được một số thành công về chiến lược, trong đó có việc chứng tỏ cho các nước Đông Nam Á rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức. [31]
    [sửa] Hậu chiến

    Bài chi tiết: Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam-Trung Quốc
    Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam" [85]. Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60km2 lãnh thổ[86] có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam[87].
    Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, lên cao vào các năm 1984-1985.[88] Trong tháng 5-6 năm 1981, quân Trung Quốc mở cuộc tấn công vào đồi 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn - 法卡山) ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn,[89] xa hơn về phía tây, quân Trung Quốc cũng vượt biên giới đánh vào các vị trí quanh đồi 1688 ở tỉnh Hà Tuyên. Giao tranh diễn ra hết sức đẫm máu với hàng trăm người thuộc cả hai bên thiệt mạng.[90] Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Đặc biệt tại Hà Tuyên, trong tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Quân Trung Quốc chiếm một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5km, dù quân đông hơn nhiều[91].
    Cuộc chiến năm 1979 cho Trung Quốc thấy sự lạc hậu của vũ khí cũng như chiến thuật mà quân đội nước này sử dụng, do đó, sau cuộc chiến là bắt đầu của một cuộc cải cách và hiện đại hóa mạnh đối với Quân giải phóng Trung Quốc, ngày nay công cuộc hiện đại hóa này vẫn tiếp tục.[92] Ảnh hưởng trực tiếp có thể thấy là ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc tăng từ 15% năm 1978 lên 18% năm 1979[93].
    Quan hệ xấu với Trung Quốc đã làm Việt Nam đã phải trả một cái giá rất đắt.[31] Việc Trung Quốc duy trì áp lực quân sự tại vùng biên giới trong suốt mười năm sau đó buộc Việt Nam cũng phải duy trì lực lượng phòng thủ lớn ở biên giới và miền Bắc[31]. Cùng với việc bị sa lầy với chiến sự dai dẳng ở Campuchia mà Trung Quốc muốn kéo dài[94], Việt Nam bị cô lập trong mười năm đó trên trường quốc tế.[31] Nền kinh tế yếu kém và bị Mỹ cấm vận phải căng ra duy trì một lực lượng quân đội lớn, và phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Liên Xô. Sau năm 1979, tình hình kinh tế miền Bắc Việt Nam tệ hại đi rất nhiều so với thời kỳ trước đó.[31] Trong khi đó, Trung Quốc phát triển mạnh từ năm 1978 do công cuộc cải tổ kinh tế của Đặng Tiểu Bình. 7 năm sau chiến tranh biên giới, Việt Nam mới bắt đầu thời kì Đổi Mới, khi đó đã chậm hơn Trung Quốc 8 năm.
    Sau khi Liên Xô tan rã và Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa chính thức.
    Từ khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được cải thiện, cuộc chiến hầu như không còn được nhắc đến trong các phương tiện truyền thông đại chúng, không được nói đến trong sách giáo khoa lịch sử ở Trung Quốc[30] và một cách hạn chế tại SGK của Việt Nam. Tại Trung Quốc, các phương tiện truyền thông gần như lãng quên nó, các tuyển tập bài hát không còn in các ca khúc nói về cuộc chiến, sách nghiên cứu viết về cuộc chiến bị từ chối xuất bản, đa số cựu chiến binh từng tham gia cuộc chiến không muốn nhắc đến nó.[30] Ở Việt Nam, một số ca khúc có nội dung về cuộc chiến, ví dụ "Chiến đấu vì độc lập tự do" của Phạm Tuyên, không còn được lưu hành trên các phương tiện truyền thông chính thống, đó là theo một thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.[95] Chính phủ Việt Nam để ý chặt chẽ các nội dung báo chí liên quan đến quan hệ Việt - Trung[96], và báo chí hầu như không nhắc đến cuộc chiến. Theo giải thích của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, thì Việt Nam "không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên"[26]. Khi được hỏi về cuộc chiến từ 30 năm trước, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng từ nhiều năm trước lãnh đạo hai nước đã "thỏa thuận gác lại quá khứ và mở ra tương lai".[97]
    Năm 2009, 30 năm sau cuộc chiến, Việt Nam và Trung Quốc hoàn thành việc cắm 1971 mốc phân định biên giới[98] sau khi hai chính phủ kí kết hiệp định biên giới, kết thúc đàm phán về các khu vực tranh chấp dọc biên giới.






    .
  4. bowling_han

    bowling_han Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Đã được thích:
    2
    kụ nói vậy sai rồi. ở nước ngoài, những nơi đó họ tự nguyện treo ảnh, bệnh viện trường học bưu điện đa phần của tư nhân.
    chứ k phải phong trào lấy tiền ngân sách trang trí cho cty NN.
  5. saomai789

    saomai789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    40
    Miềng đọc đâu đó có câu :" Mâu thuẫn là động lực phát triển của xã hội". XH sắp phát triển rồi
  6. chenvn2011

    chenvn2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/02/2011
    Đã được thích:
    0
    ai biết dàn khoan khủng hiện ỡ đâu và sẽ cố định ở đâu thì đánh dấu wikimap đi
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Giàn khoan 981 thực chất là tiền đồn quân sự của TQ?


    Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ CNOOC 981 xuống biển Đông cùng với những động thái trưng bày sức mạnh hải quân là hành động liên tiếp trong chiến lược xâm chiếm và bành trướng xuống biển Đông nhằm khai thác dầu khí ở biển Đông bất chấp UNCLOS 1982, luật pháp quốc tế và Tuyên bố ứng xử ở biển Đông 2002.
    Trung Quốc cho tàu Hải Tuần 31 rời bến ngày 15/6 qua vùng biển Đông và ghé Hoàng Sa, Trường Sa đến Singapore. Truyền thông nước này cho biết đây là tàu hải tuần lớn nhất của họ ra Hoàng Sa và Trường Sa giữa lúc căng thẳng gia tăng tại vùng biển tranh chấp này.
    Ngoài ra Trung Quốc đang hoàn thành và sắp đưa giàn khoan kích thước lớn ra biển Đông gây xôn xao dư luận trên thế giới. Sự kiện này nằm trong chiến lược ngoại giao pháo hạm, xâm lấn bằng tàu dân sự để bành trướng xuống biển Đông, phục vụ việc sở hữu năng lượng của Trung Quốc.

    (tobe continue)

    Bariavungtau.com
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam sẽ chuẩn bị gì?

    Trước câu hỏi Trung Quốc sẽ mang giàn khoan khổng lồ này đi đâu, có nhiều giả thiết đặt ra. Sẽ không có tranh cãi nếu chúng nằm tại vùng EEZ Trung Quốc. Nhưng nếu chúng đi vào các vùng tiềm năng dầu khí cao như địa điểm tương tự điểm xảy ra sự cố Bình Minh 2. Việt Nam cần có một thái độ kiên quyết để xua đuổi chúng đi.

    Những giàn khoan này có thể sẽ là những căn cứ quân sự với các thiết bị hiện đại ngoài các vùng biển sâu tới 3,000 m (như miền trung bộ Việt Nam). Khi ấy, tàu thuyền đánh cả Việt Nam ra vào vùng này sẽ gặp những trở ngại chờ đón thường trực và tạo ra sức ép quân sự lên quốc phòng của Việt Nam..

    Việc quan trọng nhất là Việt Nam tiếp tục kiên quyết trong vấn đề áp dụng UNCLOS 1982 cho biển Đông, phản đối đường chữ U của Trung Quốc bằng việc đưa ra đường phân chia (giả định) của Việt Nam và thông báo cho thế giới biết chủ trương của Việt Nam.

    Về mặt luật pháp quốc tế, các quy định trong UNCLOS 82 thì đảo nhân tạo chỉ được đặt trong vùng nội thuỷ và đảo nhân tạo không được dùng tính đường cơ sở. Nhưng với các cách thức lấn dần của Trung Quốc xưa nay. Việc giành trước, doạ kèm và lấn sau thành một chiến thuật thông thường của họ. Có lẽ Chính phủ và nhân dân các nước Đông Nam Á cần hội đủ ý chí chính trị để khẳng định với Trung Quốc rằng các giàn khoan này chỉ được khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của nước sở hữu.
    Những giàn khoan này chịu được sóng bão cấp 10, do vậy chúng còn là điểm cư trú cho các tàu thuyền quân sự và dân sự của Trung Quốc.

    Đây có thể là cách thức của Trung Quốc đẩy sự việc đến căng thẳng tột cùng sau đó giảm nhẹ rồi thực hành chiếm cứ biển và từ đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự biển Đông qua hình lưỡi bò.

    Những giàn khoan loại này hoàn toàn có thể phục vụ nhiều mục tiêu như khai thác, thăm dò dầu khí, băng cháy biển sâu mà các quốc gia Đông Nam Á chưa có cũng như phục vụ các mục tiêu quân sự, dân sự khác.

    Ngoài ra, chúng sẽ tạo ra những vị thế mới cho Hải Quân Trung Quốc và làm suy giảm không gian biển-lãnh thổ biển và không trung của các nước xung quanh như Việt Nam, Philippines.

    Giàn khoan 981 còn đặt ra một tiền lệ mới “ai đến trước, được hưởng trước” đối với các tài nguyên không tái tạo tại biển Đông như dầu, khí, băng cháy.... Tiền lệ này sẽ làm cho các quốc gia như Việt Nam, Philippines rất khó đối phó, nếu Trung Quốc không tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 82, DOC 2002. Đây là cơ hội để Trung Quốc độc chiếm tài nguyên đáy biển Đông.

    Nếu không có sự minh bạch về dàn khoan 981, Trung Quốc sẽ dần dần ép buộc các quốc gia biển Đông phải tuân theo chiến lược “gác tranh chấp, cùng khai thác” theo kiểu Trung Quốc.

    Đây có thể là tiền đồ cho một “Đồng thuận biển Đông” kiểu Bắc Kinh, Pax Sino, là “làm trước, nói sau”, đưa tất cả Việt Nam, Philippines và cả các nước khác trong thế bị thiệt hại bởi đường chữ U vào thế rồi.

    Thiết nghĩ, tiếp theo các phản ứng kiên quyết, trong tương lai cộng đồng quốc tế cũng phải có những cơ chế pháp lý cho việc sử dụng biển khơi (biển quốc tế) của những nước khác có khả năng đưa giàn khoan cố định ra biển quốc tế.

    Và hành trình hàng hải qua khu vực này sẽ cần những chuẩn bị tương ứng.

    Hiểu biết vấn đề để từng bước có biện pháp tháo gỡ sự lấn chiếm ngày càng sâu, càng chặt và càng quy mô hơn -vốn sẽ tạo nên những thế gọng kìm để án ngữ các yết hầu kinh tế và quân sự của Việt Nam- đó chính là một phần nhiệm vụ của mỗi con dân Việt Nam trước lịch sử.

    Nếu không có sự phản kháng sớm từ cấp cao nhất của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và cả từ nhiều nước khác về việc giàn khoan 981 được triển khai khai thác dầu khí tại vùng biển thuộc chữ U thì rất có thể Trung Quốc sẽ sớm triển khai hàng loạt các giàn khoan khổng lồ khác từ năm 2012 tới biển Đông. Khi ấy sự việc sẽ vượt tầm kiểm soát của thế giới và nguy cơ biển Đông là “ao nhà Trung Quốc” là rõ ràng Các quốc gia khu vực làm gì trên biển Đông cũng phải cúi đầu xin phép và quyền tự do hàng hải qua khu vực này sẽ bị hạn chế. Lúc đó ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ bị Trung Quốc khống chế về mọi mặt như một ông “Vua Đông Á”!
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Một số tàu dầu khí phục vụ các mục đích khác

    • Tàu thăm dò địa chấn 12 cáp quang Dầu mỏ hải dương 720

    • Tàu thăm dò Dầu mỏ hải dương 708

    • Tàu đặt ống nước sâu Dầu mỏ hải dương 201.

    • Tàu công trình đa năng Dầu mỏ hải dương 681

    • Tàu công trình tự chạy kiểu nửa chìm Dầu mỏ hải dương 278.

    Các nước ASEAN có thể sẽ mất cảnh giác vì qua nhiều năm tháng chịu đựng sóng gió với những cuộc cắt cáp, đe doạ, doạ trừng phạt kinh tế, xua đuổi nước thứ 3 can dự. Các nước ASEAN có thể chưa biết rằng các giàn khoan khổng lồ này chính là các pháo đài ngoài khơi quan trọng trong bước lấn chiếm biển Đông từ ngôn từ đi ra hiện thực.

    Đây là chiêu thức đẩy sự việc đến căng thẳng tột cùng sau đó giảm nhẹ và thực hành chiếm cứ thật sự.
  10. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Sao bữa nay cụ hài thế. Chả cần cụ, chả cần dân tín nhiệm NSH cùng bộ sậu đã chễm choẹ ngồi trên rồi ^:)^
    Còn cụ Thuyết và một số cụ khác: dám đấu tranh mạnh mẽ, dám nói thẳng nói thật thì out cả rồiiiiiiii :((:((:((

    Thế mới biết, hề chèo luôn là nghệ thuật đặc sắc của nước Vệ- từ đời thường cho đến chính trường.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này