Biển Đông - Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 7

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GBlock, 18/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4153 người đang online, trong đó có 370 thành viên. 09:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 97048 lượt đọc và 1015 bài trả lời
  1. Hong_ngoc

    Hong_ngoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2011
    Đã được thích:
    61
    ...sau 23 năm, kể từ trận hải chiến đẫm máu giữa hải quân Việt Nam và Trung Quốc, khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm một số đảo quần đảo Trường Sa của Việt Nam, những chiến sĩ tham gia, đặc biệt là các liệt sĩ và thương binh, đã chính thức được vinh danh trên truyền thông đại chúng của Việt Nam...

    ...câu hỏi của một người lính hải quân tên Hải ở Quảng Bình, người đã bị thương ở Trường Sa năm 1988, bị bắt và chỉ được trao trả sau khi Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ, rằng liệu anh và các đồng đội bị thương có được hưởng các chính sách với thương binh, như nhà nước qui định hay không. Việc họ chỉ nhờ phóng viên hỏi hộ, sau hai thập kỷ im lặng, cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống của những con người giàu lòng yêu nước và lòng tự trọng này khốn khó đến mức nào...


    ..nhà báo lão thành Phạm Khắc Lãm đã kể rằng hồi ông còn là sinh viên học ở Trung Quốc vào cuối những năm '50, một người bạn Trung Quốc đã nói với ông: "Điện Biên Phủ là chiến thắng của cố vấn Trung Quốc."
    Khi ông Lãm hỏi tại sao lại nói vậy, người bạn này giải thích rằng anh ta được học như vậy ở phổ thông. Lý Thông đến thế là cùng!


    Nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy thì cho biết rằng báo chí Trung Quốc, nhất là các mạng, thường tuyên truyền rằng người Việt Nam "ăn cháo đá bát", "Trung Quốc giúp đỡ như vậy trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ mà vô ơn", thậm chí còn "xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc nữa".
    Đúng như đồng nghiệp Kỳ Duyên nhận định tuần trước, đã đến lúc phải nhanh chóng minh bạch lịch sử.
    Nhà sử học kiêm đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc cách đây 8 năm đã từng nói với một ký giả Nhật Bản: "Lịch sử phải sòng phẳng. Đúng là Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều, từ vũ khí đến nhu yếu phẩm. Thế nhưng, cũng nhờ có Việt Nam đánh Mỹ mà Mao Trạch Đông bắt tay được với Nixon, từ đó phá được thế bao vây cấm vận, và nhờ đó Trung Quốc mới hùng mạnh như ngày nay."
    Hơn nữa, xét cho cùng, DOC cũng chỉ là những nguyên tắc xây dựng lòng tin trong ứng xử của các bên trên Biển Đông thôi, và văn bản hướng dẫn vẫn còn mập mờ lắm. Liệu có nên quá thận trọng mà đánh đổi một lòng tin "trên trời" với một anh hàng xóm "khả nghi" với lòng tin với nhau giữa các thành viên trong gia đình, tức là dân tộc này?
    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/20...-bi-thu-yeu-kieu-va-su-song-phang-voi-lich-su
  2. honghong

    honghong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Nói chịu trách nhiệm thì nên hỏi chính quyền, hỏi bộ Văn- Thể- Du bác ạ. Em cũng vừa ngứa miệng còm bên 1 web khác đấy (vì đa số các cụ ở đó lại ném đá tác giả bài báo mới đau lòng chứ )

    Đời sống văn hoá nước ta bị ảnh hưởng mạnh của phong tục, lễ nghi, tôn giáo TQ bởi 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng VN đã thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc đã mấy trăm năm rồi, đã có chủ quyền hơn nửa thế kỷ nay rồi. Vậy mà khoảng gần chục năm trở lại đây, chính quyền và Bộ Văn- Thể- Du làm ngơ để nền văn hoá TQ ồ ạt du nhập trở lại VN là sao? Gần đây, VN có trào lưu làm nghệ thuật và kiến trúc theo nhà bác Khựa. Ví dụ:
    - Công trình tháp chuông Đồng Lộc ( na ná Nhật Nguyệt song tháp ở TQ)
    - Xây Vạn lý trường thành ở Đà Lạt.
    - Đặt sư tử đá trước những ngôi chùa Việt (thay cho nghê, lân, rồng)
    - Làm phim “LÝ Công Uẩn- Đường tới Thăng long”
    - Phim ảnh TQ phát sóng quá nhiều, nếu không nói là vô tội vạ trên VTV.
    - v..v

    Việc này vô hình chung đã khiến văn hoá Tàu xâm lăng trở lại một cách nhuần nhuyễn vào văn hoá Việt. Đồng ý là ta đã mở cửa hội nhập, nhưng hoà nhập không có nghĩa là hoà tan! Nó khiến bản thân mình là người Việt, mà đôi khi còn lẫn lộn, hoài nghi chả biết đâu là văn hoá truyền thống, đâu là văn hoá Trung Hoa nữa.

    Nói của đáng tội, về nghệ thuật, kiến trúc, văn hoá thì VN mình còn thua TQ nhiều lắm. Nhưng không vì thế mà bê nguyên cả hệ văn hoá TQ về làm khuôn mẫu, như ta đã, đang và vẫn làm.Chẳng lẽ người Việt không còn trí tuệ Việt nữa sao? Hay trí tuệ Việt cũng lai Khựa mất rồi ???
    :-o:-o:-o

    Đồng ý là, đã kinh doanh thì lợi nhuận là số 1. Nhưng ngoài tiền bạc, cũng nên nên cân nhắc giữa lợi và hại, giữa truyền thống và vong bản. Nếu bộ Văn- Thể- Du và chính quyền cứ làm ngơ để văn hoá lẫn doanh nghiệp TQ ồ ạt tràn vào VN thế này mãi... thì con em ta chắc chắn sẽ học lịch sử TQ thay cho sử Việt mà thôi. ~X
    Thời Pháp thuộc, trẻ An nam mít ra rả học sử Pháp.
    Thời nay, xin các lờ đờ đừng để trẻ Việt phải học những câu tương tự như “Tổ tiên ta là người Gô-loa...” nữa ^:)^^:)^^:)^
  3. typo77

    typo77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2010
    Đã được thích:
    59
  4. systemrisk

    systemrisk Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2009
    Đã được thích:
    2.439
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tân Cương lại xảy ra chuyện roài :

    Đâm chém kinh hoàng tại Trung Quốc, 7 người chết

    5:49 PM Chủ nhật, ngày 31 tháng bảy năm 2011- Chuyên mụcTin tức|Thế giới|


    2 nam giới đã thực hiện một vụ đâm chém kinh hoàng trên đường phố ở Tân Cương Trung Quốc đêm qua, làm 7 người chết và 28 người khác bị thương.

    [​IMG]
    Các cảnh sát bán quân sự đi tuần tại Tân Cương.
    Vụ tấn công xảy ra vào giữa đêm qua tại thành phố Kashgar thuộc khu tự trị Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.
    Báo chí Trung Quốc đưa tin, 2 kẻ tấn công đã cướp một chiếc xe tải và giết tài xế. Những kẻ tấn công sau đó đã lái chiếc xe lao vào một nhóm người đi đường và tiếp tục xuống xe dùng dao tấn công họ.
    Vụ tấn công làm tổng cộng 7 người chết và 28 người bị thương. Theo hãng tin Xinhua, 7 người thiệt mạng bao gồm 6 người vô tội và một nghi phạm. Kẻ tấn công còn lại đã bị bắt.
    Xinhua cho hay, trước vụ tấn công đã xảy ra 2 vụ nổ tại Kashgar. Hiện chưa rõ 2 vụ nổ này có liên quan tới vụ tấn công hay không.

    [​IMG]

    Vụ tấn công xảy ra tại thành phố Kashgar thuộc khu tự trị Tân Cương.
    Một quan chức địa phương cho hay cả 2 kẻ tấn công đều là người dân tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
    Vụ việc đang được điều tra và hiện chưa rõ động cơ của vụ tấn công.
    Đây là vụ tấn công nghiêm trọng thứ 2 trong tháng 7 này tại Tân Cương, nơi sinh sống chủ yếu của tộc người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và cũng là nơi chứng kiến những căng thẳng sắc tộc thời gian gần đây.
    Hôm 18/7, vài cảnh sát và một số dân thường đã thiệt mạng trong vụ tấn công nhằm vào đồn cảnh sát ở thành phố Hotan của Tân Cương.
    Các quan chức Trung Quốc cho hay những kẻ khủng bố từ cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ là thủ phạm của vụ tấn công.
    An Bình
    Theo Xinhua, AP
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
  7. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Hoa Kỳ và Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam đánh bại Trung Quốc


    Việt Nam không đơn độc trong điều kiện cuộc tranh cãi lãnh thổ với Trung Quốc đang trở nên quyết liệt. Trong thời gian sắp đến các tàu chiến của Ấn Độ sẽ đến biển Nam-Trung Quốc. Đó là nói đến các khu trục hạm URO (phòng thủ tên lửa có điều khiển).Nhưng đó chưa phải là tất cả: vào cuối tháng sáu từ Deli có thông tin rằng Hải quân Ấn Độ dự định đóng quân tại biển Nam-Trung Quốc nghiêm túc và lâu dài.

    Phía Ấn Độ dự kiến xác lập sự hiện diện quân sự thường xuyên của mình tại đó.Theo nguồn tin chính thức của chính phủ Ấn Độ, với việc thực hiện nhiệm vụ này hải quân Ấn Độ sẽ đóng vai trò rõ rệt hơn tại khu vực Đông-Nam Á, nơi có các hải lộ chiến lược đi qua”..Bằng cách đó Ấn Độ như một trong những đối thủ chủ yếu của Trung Quốc tại khu vực, muốn ngăn cản các kế hoạch của đất nước Thiên tử mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình vươn xa hơn nữa.
    Không có gì bí mật rằng phía Trung Quốc muốn xác lập quyền kiểm soát toàn bộ đối với các đảo ở biển Nam-Trung Quốc.Tại thời điểm này Trung Quốc đang kiểm soát các đảo Parasel (Hoàng Sa) chiếm của Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) vào năm 1974, và cũng như một phần nhỏ của quần đảo Spratly (Trường Sa). Mức độ căng thẳng của cuộc tranh cãi được giải thích không chỉ bởi tầm quan trọng của các hải lộ từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, mà còn bởi sự giàu có các tài nguyên sinh học của biển Nam-Trung Quốc và, điều cơ bản nhất, các nguồn dự trữ khí đốt tại đáy biển.
    Nói riêng, phía Việt Nam cho phép các tàu chiến của Ấn Độ được ra vào các căn cứ hải quân Nha Trang và Hạ Long. Thêm vào đó Ấn Độ đề nghị giúp đỡ Việt Nam tăng sức mạnh hải quân của mình nhờ việc xây dựng các tàu chiến và đào tạo thủy thủ Việt Nam.Vấn đề ở chỗ rằng tự mình Hà Nội không thể chống đối được áp lực của Trung Quốc trên biển.. Các sự kiện năm 1988 khi những người Trung Quốc đã chiếm được một phần quần đảo Spratly và giành chiến thắng trong cuộc giao chiến với hải quân Việt Nam đã cho thấy điều đó một cách trực quan.Từ thời gian đó sự đoạn tuyệt giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam tăng lên nhiều lần không có lợi cho Việt Nam. Một vài năm trước ban lãnh đạo Việt Nam đã có những biện pháp để giảm bớt sự gián đoạn này.
    Nói riêng, họ đã mua của Nga sáu tàu ngầm dizel. Tuy vây, sự hiện diện của chúng không thể ngăn được những người Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân mạnh hơn.Và nửa năm gần đây họ luôn tích cực biểu dương các cơ bắp của mình không chỉ đối với người Việt Nam mà còn cả đối với những người Philippines là những người cũng đòi nhận một phần của quần đảo Spratly chủ quyền của mình. Sự căng thẳng của cuộc tranh cãi lãnh thổ đã đạt đến độ cao mà cách đây không lâu Manila đã kêu gọi sự can thiệp của Washington, và có ý định xây dựng mặt trận thống nhất với Việt Nam để đối trọng với “sự đe dọa Trung Quốc”.
    Tuy vậy, hải quân Trung Quốc hiện hoàn toàn chiếm ưu thế đối với các lực lượng hải quân của Việt Nam và Philippines cộng lại, và trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang các cơ hội của Manila và Hà Nội trên biển rất nhỏ.Trong thời gian gần đây xác suất của một kịch bản như thế tăng lên rõ rệt. Vào cuối tháng năm, mức độ căng thẳng theo hướng Trung Quốc – Việt Nam và Trung Quốc – Philippines tăng đột biến. Các bên đưa bổ sung các lực lượng hải quân vào các khu vực có vấn đề. Thủ tướng Việt Nam *************** hôm 14 tháng sáu liên quan đến điều này đã ra chỉ lệnh về kêu gọi nhập ngũ trong trường hợp tình hình căng thẳng với Trung Quốc tiếp tục leo thang.Thế nhưng, Trung Quốc, xuất phát từ việc bố trí lại lực lượng, hoàn toàn không sợ điều đó thể hiện quyết tâm xác lập hoàn toàn quyền kiểm soát đối với quần đảo Spratly.
    Các đánh giá cao của quốc tế đối với các hidro cacbon, một mặt, và sự thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phán Nga-Trung về giá khí đốt, mặt khác, đã bổ sung thêm những xung lượng cho điều này.Sự thât, việc xác lập quyền kiểm soát hoàn toàn từ phiá Trung Quốc đối với các đảo Nam-Trung Quốc tạo ra những vấn đề lớn đối với các nước Nam và Đông-Nam Á. Thậm chí tại Indonesia, chưa nói đến cả Malaysia và Philippines, những mối lo ngại liên quan đến việc Trung Quốc có thể sử dụng Spratly như bàn đạp để chạy nước rút đến các nước của biển phía nam đang tăng lên.Còn liên quan đến Ấn Độ như thế nào, thì sự bành trướng của Trung Quốc đang tăng tại khu vực đã gây sự chống đối mãnh liệt từ phía Ấn Độ theo nguyên nhân khác. Chính cách đây không lâu trước điều này kẻ thù của Ấn Độ Pakistan đã quyết định cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân tại bờ biển của mình. Trong trường hợp Trung Quốc tăng cường hơn nữa tại biển Nam-Trung Quốc, Ấn Độ bị rơi vào tình thế rất bất lợi từ quan điểm chiến lược.
    Tuy nhiên, nói về lo ngại do phía Trung Quốc gây ra, không thể quên về “ca sỹ sau cánh gà”. Hoa Kỳ đóng vai trò không phải cuối cùng trong việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc với sự tham gia của Ấn Độ.
    Chẳng hạn, từ tháng mười hai 2007 các nhà hoạt động nhà nước Mỹ có ảnh hưởng, cho đến giám đốc CIA, thường xuyên công du đến chính cả Việt Nam. Trong hoàn cảnh các mối đe dọa đang tăng từ phiá Trung Quốc, các bên thể hiện ý định quên những nỗi nhục quá khứ. Điều này một lần nữa nhấn mạnh rằng trong tình dự kiến sự hiện diện quân sự của Ấn Độ trong thời gian sắp đến, các tàu chiến của Mỹ sẽ tiến đến bờ biển Việt Nam.
    Các tàu chiến này không hạn chế đơn thuần là “những chuyến thăm xã giao” và tiến hành tập trận chung với hải quân Việt Nam. Dĩ nhiên, điều này gây cho Trung Quốc phản ứng bực bội khi mà Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ “không can thiệp vào các cuộc tranh cãi lãnh thổ tại biển Năm-Trung Quốc”. Tuy nhiên tiếng kêu này chắc gì có khả năng dọa được những người Mỹ, mà những người này đồng thời với sự tăng cường hoạt động của đất nước Thiên tử tại khu vực sẽ chỉ đẩy mạnh các biện pháp kiềm chế nó. Trong trường hợp ngược lại họ sẽ nhượng bộ những người Trung Quốc lãnh thổ quan trọng chiến lược về mặt địa chính trị. http://luongtamconggiao.wordpress.c...a-ấn-dộ-sẽ-giup-việt-nam-danh-bại-trung-quốc/
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tướng Đài Loan dính bẫy mỹ nhân Trung Quốc

    [​IMG] Thiếu tướng Lo Hsien-che


    - Hôm 25/7, một vị tướng Đài Loan dính bẫy mỹ nhân Trung Quốc đã bị một toà án quân sự cấp cao kết án tù chung thân vì tội làm gián điệp cho đại lục. Đây là một trong những vụ án gián điệp tồi tệ nhất Vùng lãnh thổ Đài Loan.

    Thiếu tướng Lo Hsien-che, cựu Giám đốc Cơ quan Thông tin Điện tử và Viễn thông quân đội Đài Loan, đã chính thức bị kết tội làm gián điệp và nhận hối lộ từ Trung Quốc từ hồi tháng 5.

    "Thiếu tướng Lo đã 5 lần cung cấp thông tin cho các quan chức Trung Quốc để lấy tiền hối lộ," Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết trong một tuyên bố. Theo bộ này, ông Lo đã thú nhận tất cả tội lỗi trong quá trình điều tra và xét xử.

    Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Đài Loan không cho biết cụ thể thông tin tình báo nào mà Thiếu tướng Lo đã cung cấp cho Bắc Kinh và ông này đã đút túi bao nhiêu tiền từ những hoạt động phi pháp của mình.

    Báo chí Vùng lãnh thổ Đài Loan cho biết, những tài liệu mà Thiếu tướng Lo cung cấp cho Trung Quốc gồm thông tin về hệ thống phòng không Po Sheng - một mạng lưới thông tin, kiểm soát và chỉ huy mà Đài Loan mua của tập đoàn sản xuất vũ khí nổi tiếng của Mỹ - Lockheed Martin với giá 1,6 tỉ USD.

    Ông Lo được quyền kháng cáo.

    Theo báo chí Đài Loan, Thiếu tướng Lo bị cáo buộc đã rơi vào chiếc bẫy ngọt ngào của một nữ gián điệp Trung Quốc khi đang ở Thái Lan từ năm 2002 và 2005.

    Ông Lo, hiện 51 tuổi, được cho là đã bắt đầu thu thập các thông tin mật cho nữ gián điệp Trung Quốc từ năm 2004 và đã đút túi 1 triệu USD từ các hoạt động này. Tuy nhiên, ông Lo vẫn liên tục vượt qua các cuộc kiểm tra về lòng trung thành và đã được thăng hàm Thiếu tướng từ năm 2008.

    Trung Quốc đại lục và Vùng lãnh thổ Đài Loan thường xuyên do thám lẫn nhau kể từ khi họ bị chia cắt năm 1949 sau một cuộc nội chiến. Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của nước này và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để tái thống nhất đất nước.

    Một điệp viên nghỉ hưu của Đaì Loan gần đây cảnh báo, ít nhất 10 gián điệp Trung Quốc được cho là đã xâm nhập và các đơn vị an ninh của Vùng lãnh thổ Đài Loan.

    Kiệt Linh - (theo AFP)
    http://www.tinmoi.vn/tuong-dai-loan-...-07558402.htm
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Vùng 2 hải quân (01/08/2011)
    (ĐĐK) Sáng 30-7-2011, Trung tướng Trương Quang Khánh, Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi làm việc tại Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Tại đây Thứ Trưởng đã kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu, kiểm tra cầu cảng, kho bảo đảm kỹ thuật hậu cần căn cứ 696.


    Qua kiểm tra, Thứ trưởng đánh giá cao và biểu dương tinh thần khắc phục khó khăn của cán bộ chiến sĩ Vùng 2 trong củng cố xây dựng đơn vị, chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền biển đảo, đặc biệt hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp với Cảnh sát biển và các lực lượng bảo vệ thành công các tàu thăm dò dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.
    Mai Thắng
  10. hunglonely20

    hunglonely20 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2009
    Đã được thích:
    1
    Dạo này có vẻ topic này bớt nóng thì fải, rất ít người ghé qua
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này