1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày ( t.6)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 25/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5374 người đang online, trong đó có 663 thành viên. 17:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12749 lượt đọc và 442 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  2. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Tàu sân bay TQ sẽ ra Biển Đông vào tháng 8 ?
    Trung Quốc sẽ đưa Varyag - con tàu sân bay đầu tiên - ra Biển Đông kể từ ngày 1/8.
    http://www.baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=46143

    Theo tờ Nhật báo Thượng Hải đưa tin, hải quân Trung Quốc sẽ tiếp nhận con tàu sân bay trọng tài 55.000 tấn nói trên và triển khai nó tại khu vực đang ngày càng mang nặng tính chính trị ở Biển Đông.

    Phó chỉ huy hải quân quân đội Trung Quốc Tô Hồng Mạnh đã xác nhận thông tin này.

    Trong các thông tin đưa ra, tàu vẫn chưa mang một cái tên Trung Quốc chính thức mà được gọi với cái tên cũ là Varyag.

    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: AP



    Con tàu thuộc lớp Kuznetsov, dài khoảng 300m và rộng gần 40m. Việc nó đi vào hoạt động trong tháng 8 sẽ khiến Trung Quốc trở thành thành viên câu lạc bộ các nước có tàu sân bay trên thế giới. "Hiện nay, Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Italy, Ấn Độ, Brazil và Thái Lan vận hành tổng cộng 21 tàu sân bay”, Tân Hoa xã cho biết.

    Quan chức Trung Quốc đã cố gắng nhấn mạnh rằng, con tàu không nhằm tới bất cứ hoạt động quân sự gây hấn nào, mà chủ yếu sử dụng để huấn luyện đào tạo phi công, hải quân cũng như công tác nghiên cứu khoa học.
    Trong khi đó, trang web Công nghệ Hải quân nói rằng, hải quân Trung Quốc sẽ bắt đầu bay thử máy bay chiến đấu J-15 nội địa - vẫn đang trong quá trình phát triển - từ tàu sân bay. "Việc thử nghiệm Thẩm Dương J-15 - máy bay chiến đấu cho tàu sân bay sẽ hoạt động trên Varyag cũng đang được tiến hành”, ông Tô nói. “Trung Quốc cần ít nhất ba tàu sân bay”.
    J-15 được cho là phiên bản mô phỏng của nguyên mẫu Su-33 Nga, cũng được mua từ Ukraine, theo thông tin của trang web An ninh Toàn cầu.

    Theo giới phân tích, sự kết hợp của tàu sân bay với loại máy bay mới đã khiến các láng giềng Trung Quốc lo lắng về việc Bắc Kinh ngày càng trở nên quả quyết hơn trong tranh chấp lãnh thổ hàng hải đặc biệt ở Biển Đông.
    Theo một số nhà quan sát, Trung Quốc muốn tự xây dựng khoảng 4 tàu sân bay. Ông Fisher, người đã có 20 năm nghiên cứu quân sự Trung Quốc, nói đó là những tham vọng lớn. "Tàu sân bay là một phần nỗ lực thực hiện sứ mệnh lịch sử đưa ra năm 2004 của Trung Quốc, theo đó quân đội sẽ gia tăng bảo vệ các lợi ích bên ngoài đất nước”, ông nói. "Vào khoảng những năm 2020, Trung Quốc muốn quân đội có thể triển khai toàn cầu và sẽ có thể thách thức các lợi ích Mỹ nếu họ cần thách thức”.

    Quân đội Trung Quốc (PLA) được nhận định là tụt hậu 20 năm so với Mỹ. Nhưng với nỗ lực mở rộng nhanh chóng, Trung Quốc giờ đây đang tập trung vào các vũ khí được thiết kế để làm giảm sức mạnh quân sự Mỹ. Theo giới phân tích, tất cả nỗ lực này có thể nhằm mục tiêu là các căn cứ Mỹ, tàu Mỹ và tàu sân bay Mỹ ở châu Á. Chúng sẽ gây nguy hiểm hơn cho các hạm đội tàu sân bay Mỹ khi hoạt động ở gần vùng biển Trung Quốc.

    PV(theo UPI,VNN)
  3. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Không luật nào cho phép cưỡng chiếm tài nguyên tại biển Đông

    (3/26/2012 8:22:10 AM) Tại biển Đông, việc này đòi hỏi Mỹ tiếp tục cổ vũ tất cả các bên trong các tranh chấp khu vực làm sao cho luật pháp và các yêu sách của nước mình phù hợp với UNCLOS.

    >> Thử thách trật tự địa chính trị trên biển Đông

    >> Những vết rạn trong nền tảng toàn cầu

    Vùng đặc quyền kinh tế

    EEZ có thể là nền tảng UNCLOS quan trọng nhất để đảm bảo an ninh tài nguyên và ổn định. EEZ được sinh ra nhằm giảm tranh chấp tài nguyên trên biển và đối với nguồn tài nguyên dưới đáy biển nằm ngoài đường cơ sở của một quốc gia ven biển rộng 200 hải lý.

    UNCLOS trao cho một quốc gia ven biển các quyền tài phán đặc biệt để quản lý, bảo vệ và gìn giữ nguồn tài nguyên sống và hóa thạch tại khu vực này và quy định rõ rằng đòi hỏi quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên đặc điểm địa lý bờ biển của nước này.

    Tuy nhiên, Trung Quốc lại đưa ra yêu sách tài phán tại biển Đông dựa trên đường 9 đoạn, vốn không quy chiếu tới bất kỳ đặc điểm địa lý bờ biển nào của họ - hay đường cơ sở của họ. Việc này vi phạm căn bản luật pháp quốc tế và các tiêu chuẩn hành xử của quốc gia về đường ranh giới trên biển. Đòi hỏi của Trung Quốc dựa trên đường 9 đoạn, vì vậy, đây là một trong những nguồn chính gây va chạm và bất ổn trong khu vực biển Đông - nguyên nhân khác là tranh chấp chủ quyền đối với các đảo.

    Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố rõ ràng và chính xác rằng đường 9 đoạn tại biển Đông đại diện cho đòi hỏi gì. Tuy nhiên, yêu sách của Trung Quốc, theo đó họ có các quyền EEZ và thềm lục địa nằm trong đường 9 đoạn đó dựa trên "sự sở hữu" của Trung Quốc đối với Trường Sa, là không phù hợp với luật pháp quốc tế vì rất ít, nếu không muốn nói là không đảo nào, bãi đá hay bãi cát nào trong Trường Sa có thể nuôi được một dân cư bản địa hay duy trì hoạt động kinh tế của mình. Điều 121 (3) của UNCLOS quy định rõ rằng để một đảo hay các hình thái địa chất khác được có các vùng bên ngoài lãnh hải của mình - tức là một EEZ và một thềm lục địa riêng - thì phải "có người sinh sống hoặc có đời sống kinh tế riêng".

    Trong gần 30 năm sau khi UNCLOS được ký kết, luật pháp quốc tế đã cung cấp bản hướng dẫn nhỏ về việc cần hiểu điều khoản này như thế nào. Tuy nhiên vào năm 2009, Tòa án Công lý Quốc tế của LHQ (ICJ) đã xử một vụ phân định ranh giới biển giữa Ukraine và Romania. Đảo Snake là một bãi đá ngoài khơi rộng hơn 0,2 km2 và cao khoảng 41m trên mực nước biển tính điểm cao nhất. Trên đó có một hải đăng nhưng ít nước ngọt và rau quả, và dù có một số nhỏ binh lính và nhà khoa học sống tại đây (giống như quần đảo Trường Sa tại biển Đông) nhưng các cư dân này vẫn thường xuyên phải dựa vào nguồn cung cấp thực phẩm, nước và các nhu yếu phẩm khác từ lục địa để sống.

    ICJ đã ra phán quyết rằng đảo Snake không được hưởng một EEZ hay một thềm lục địa, vì vậy không thay đổi đường ranh giới biển giữa hai nước. Khi Trung Quốc trình giác thư lên LHQ đòi một EEZ cho quần đảo Trường Sa - gần như tất cả các đảo trong quần đảo này có ít hơn nhiều những đặc điểm đáng kể so với đảo Snake - họ đã bị tòa khiển trách trực tiếp là đã coi thường luật pháp quốc tế về biển, và đề nghị các cơ quan của LHQ diễn giải luật cho họ.



    Hoàn toàn đối lập với cách tiếp cận của Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia đã đòi các quyền đối với EEZ và thềm lục địa mở rộng tại biển Đông phù hợp với quy định của UNCLOS. Philippines và Indonesia nỗi nước đều giữ đòi hỏi EEZ rộng 200 hải lý xung quanh đường cơ sở quần đảo của họ, là phù hợp về mặt địa lý với UNCLOS. Khác với Trung Quốc, bốn nước có yêu sách đối với một số hay toàn bộ quần đảo Trường Sa đều kiềm chế trong việc đòi một EEZ và một thềm lục địa mở rộng cho những hình thái địa chất không hội tụ đủ các đặc điểm để được công nhận các quyền này. Bốn quốc gia này đều dựa trên luật pháp quốc tế hiện tại để xác định các quyền trên biển của mình.

    Như vậy, bên cạnh các tranh chấp chủ quyền đảo và các vùng tài nguyên giữa Trung Quốc với các nước láng giềng biển, còn có một tranh cãi cơ bản về nền tảng tiêu chuẩn mà những tranh chấp này dựa vào. Liệu UNCLOS, trong vai trò một cơ chế quốc tế được thừa nhận rộng rãi và tạo sự ổn định trên biển trong cuộc cạnh tranh nguồn tài nguyên biển, có điều khiển được việc giải quyết các tranh chấp này hay không?

    Hay nền tảng để giải quyết tranh chấp là khả năng của Trung Quốc khẳng định quyền lịch sử của họ và sức mạnh ngày càng gia tăng của họ để thực thi các quyền ấy? Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các quyền trên biển của mình đặt ra một thách thức cho tất cả các quốc gia - không chỉ các nước láng giềng của họ tại biển Đông - khi Trung Quốc tranh cãi không chỉ các ranh giới cục bộ mà cả nền tảng hiện tại đang điều khiển các quyền quốc tế trên biển.

    Kết luận

    Thay vì củng cố trật tự pháp lý quốc tế hiện tại, Trung Quốc lại tìm cách thay đổi trật tự và các chuẩn mực xác định các quyền về biển quốc tế. Tại biển Đông, việc này dẫn tới va chạm, khi các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ quyết bảo vệ các quyền về biển của mình. Giải quyết xích mích này sẽ rất khó khăn, nhưng Mỹ và các nước bạn hữu và đồng minh trong khu vực nên tiếp tục phối hợp với nhau để khuyến khích Trung Quốc chấp nhận các tiêu chuẩn hiện tại và ủng hộ trụ cột toàn cầu hóa, thay vì hủy hoại chúng. Triển vọng này đã được phản ánh trong "Báo cáo thường niên 2011 về các diễn biến an ninh và quân sự liên quan đến Trung Quốc" của bộ Quốc phòng trình lên Quốc hội Mỹ.

    Báo cáo viết: "Mỹ hoan nghênh một Trung Quốc hùng mạnh, thịnh vượng và thành công sẽ củng cố các quy định và tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo an ninh và hòa bình trong khu vực và toàn cầu". Nhưng thật không may, tuyên bố trên vẫn chỉ là khát vọng liên quan đến luật pháp, quy định và tiêu chuẩn chi phối an ninh biển và tạo ra trật tự tại các vùng biển chung.

    Trên thực tế, các tiêu chuẩn này cũng đang yếu đi bởi sự hờ hững của Mỹ. Trong khi Trung Quốc gây sức ép lên hệ thống hiện tại, Mỹ lại không thể hiện được vai trò lãnh đạo hiệu quả, tích cực và đầy đủ. Với việc không phê chuẩn UNCLOS, Mỹ căn bản vẫn là một nhà quan sát trong một hệ thống mà họ đã tạo ra, hệ thống đang điều hành các quan hệ và hoạt động quốc tế trong lĩnh vực biển, và hiện đã được 161 quốc gia và Liên minh châu Âu phê chuẩn.

    Nhiều người cho rằng Mỹ nên nghĩ kỹ trước khi phê chuẩn UNCLOS vì công ước này "không giúp phá vỡ thế bế tắc hiện nay tại biển Đông", thì chỉ đúng một phần. Đúng là UNCLOS đã không ngăn cản được Trung Quốc bành trướng trên biển khu vực, ít nhất một phần vì Mỹ đã không thể đảm bảo vai trò lãnh đạo của mình đối với vùng biển quan trọng này trong hệ thống toàn cầu.

    Bằng việc không phê chuẩn UNCLOS, Mỹ đã cho phép Trung Quốc, nước phê chuẩn công ước này tháng 7/1996, theo đuổi cách tiếp cận của riêng mình và gây sức ép với các nước khác với lý do tính hợp pháp của thể chế. Việc Thái Lan gần đây phê chuẩn công ước này cho thấy điều đó rất rõ, và không phải là một diễn biến tốt lành đối với một hệ thống toàn cầu dựa vào thương mại tự do và cởi mở thông qua một lĩnh vực biển ổn định.

    Bên cạnh đó, các quốc gia tại biển Đông đang có ý định tuân thủ các tiêu chuẩn UNCLOS nhằm định hình các hành vi của Trung Quốc và giới hạn các đòi hỏi thái quá của nước này tại biển Đông sẽ kỳ vọng vào vai trò lãnh đạo và sự hỗ trợ của Mỹ để thành công.

    Dù các vết nứt trong nền tảng từ trước tới nay vẫn chỉ là vết rạn nhỏ như sợi tóc, nhưng vai trò lãnh đạo hiệu quả và bền vững của Mỹ đối với các trụ cột của hệ thống toàn cầu sẽ rất quan trọng để hàn gắn vết nứt và giữ cho nền tảng này vững chắc. Tại biển Đông, việc này đòi hỏi Mỹ tiếp tục cổ vũ tất cả các bên trong các tranh chấp khu vực làm sao cho luật pháp và các yêu sách của nước mình phù hợp với UNCLOS. Hơn nữa, Mỹ phải duy trì một sự chú trọng lâu dài tới khu vực có vai trò chiến lược quan trọng này, thể hiện vai trò lãnh đạo ngoại giao được hỗ trợ bởi một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ trong khu vực.

    Duy trì sự ổn định cũng đòi hỏi các nước khác - cả trong và ngoài khu vực - mà các lợi ích về an ninh và thương mại cần đến các hải trình tự do đi lại tại Đông Á, phải lên tiếng để bảo vệ hệ thống này và các tiêu chuẩn điều hành nó. Các quan chức Mỹ cần cổ vũ cho điều này. Chỉ với vai trò lãnh đạo mang tính hợp tác như vậy thì biển Đông mới có chỗ đứng trong thế giới, mà ở đó các quy định và tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo sự ổn định tại các vùng biển chung được áp dụng thông qua quan hệ hợp tác quốc tế và các tổ chức sẽ giúp gia tăng sự giàu có và an ninh toàn cầu thông qua việc củng cố sự tiếp cận dựa trên thị trường đối với các nguồn tài nguyên và thương mại./.
    http://biendong.vntime.vn/News.aspx?Section=TinBienDong&obj=d35ebb6d-5d4a-4585-a85e-1b0285862712

    Theo TuanVietnam
  4. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    (GDVN) - Trung Quốc sẽ tăng cường tuần tra định kỳ trên biển Đông, đồng thời các quan chức Trung Quốc còn đề xuất một loạt biện pháp về mặt hành chính.

    Biển Đông: Philippines tăng cường lực lượng phản ứng nhanh
    Thuyền viên kể lại phút sinh tử trên con tàu trôi dạt giữa biển Đông
    Cứu nạn 47 thuyền viên gặp nạn trên biển Đông
    Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay ở biển Đông từ 1/8
    Google ủng hộ yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông?
    REUTER:philippines quyết liệt, biển Đông sẽ nóng trở lại trong tháng 3

    Chuyên gia các vấn đề hải dương và luật quốc tế của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Vương Hàn Linh cho rằng, tuần tra định kỳ ở vùng biển tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông sẽ giúp cho ngư dân Trung Quốc được bảo vệ và tăng cường “sự kiểm soát của Bắc Kinh”.
    Tàu Hải giám 83 của Trung Quốc vừa tiến hành tuần tra trên biển Đông.

    Phải thay đổi chiến lược "giấu mình"

    Theo Vương Hàn Linh thì “Tuần tra trên biển định kỳ ở vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và biển Đông, có nghĩa là đã thay đổi chính sách phòng thủ bị động trước đây, chuyển sang thực thi các hành động chủ động bảo vệ lợi ích trên biển của mình”.

    Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore cho biết, biên đội trên biển của Tổng đội Nam Hải – Hải giám Trung Quốc vừa hoàn thành cuộc tuần tra định kỳ trên biển Đông lần thứ ba trong năm 2012, đồng thời phát hiện hơn 30 giàn khoan dầu khí nước ngoài.

    Theo bài báo, các dấu hiệu cho thấy, gần đây Trung Quốc liên tiếp thể hiện quyết tâm “bảo vệ chủ quyền” các vùng biển, thể hiện thái độ cứng rắn về mặt ngoại giao, muốn “phản hồi lại những lời kêu gọi bảo vệ chủ quyền từ trong nước”.

    Phân cục Nam Hải (biển Đông) của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc vừa có thông báo chính thức cho rằng, biên đội tuần tra trên biển của Hải giám Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, đã tiến hành đến gần quan sát và theo dõi các đảo, bãi đá, bãi cạn... trên biển Đông.

    Trong đợt tuần tra lần này, biên đội của Tổng đội Nam Hải – Hải giám Trung Quốc không phát hiện ra bất cứ tàu quân sự, tàu công vụ chính phủ, tàu thăm dò và khảo sát khoa học nào của nước ngoài, nhưng lại phát hiện ra hơn 30 giàn khoan dầu khí.

    Báo Singapore cho rằng, sau khi tuyên bố với bên ngoài rằng đã phát hiện ra những giàn khoan dầu khí này, việc làm tiếp theo của Trung Quốc như thế nào chắc chắn sẽ gây sự chú ý.

    Tại Trung Quốc, những lời kêu gọi điều chỉnh chiến lược “giấu mình”, cứng rắn trong vấn đề tranh chấp biển Đông đang không ngừng gia tăng.

    Cần thành lập "Đặc khu biển Đông"

    Được biết, vấn đề biển Đông là một trong những vấn đề nóng của kỳ họp “Lưỡng hội” vừa qua của Trung Quốc.

    Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, Phó Tổng thư ký Học hội Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng La Viện cho rằng, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi biển quốc gia của Trung Quốc, cần phải tập hợp các lực lượng thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền, thành lập ra Lực Cảnh sát bờ biển quốc gia.

    Tại “Lưỡng hội”, La Viện còn đề xuất 5 biện pháp trong đó có thành lập “Đặc khu biển Đông” nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

    Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, nguyên Bí thư tỉnh Phúc Kiến Trần Minh Nghĩa thì đề xuất, Trung Quốc cần thành lập Bộ Hải dương nhằm “tăng cường chiến lược biển như phát triển ngành hàng không vũ trụ”.

    Tàu Ngư chính Trung Quốc có tải trọng 2.500 tấn, dài 108 m, rộng 14 m, khả năng chạy liên tục 6.000 hải lý, tốc độ tối đa có thể đạt 22 hải lý/giờ.

    Ngoài ra, trong thời gian kỳ họp “Lưỡng hội”, tờ “Nhân Dân Nhật báo bản nước ngoài” có bài bình luận nhan đề “Can đảm và mưu lược đi trước một bước” cho rằng, ngoại giao Trung Quốc hiện nay vẫn đối mặt với thách thức nghiêm trọng, điều quan trọng nhất hiện nay là phải có sáng tạo trong giải quyết những vấn đề nan giải, biến ứng phó bị động thành “ra tay” chủ động, “phòng ngự hay phản kích bị động hoàn toàn không phải luôn gặp may, mà phải đi trước một bước, có khi lại làm thay đổi toàn bộ ván cờ”.

    Chuyển hướng dư luận trong nước trong vụ Bạc Hy Lai?

    Sau khi kết thúc “Lưỡng hội”, Trung Quốc mạnh mẽ tuyên bố tăng cường tuần tra ở vùng biển xung quanh đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku) và biển Đông – những khu vực có tranh chấp, cộng với việc Phó Tổng đội trưởng Tổng đội Hải giám Ngô Bình cho biết phải tiếp tục tăng cường tuần tra bảo vệ chủ quyền định kỳ ở các vùng biển “do Trung Quốc quản lý”, khiến cho dư luận đặc biệt chú ý tới các động thái “bảo vệ chủ quyền trên biển” của Trung Quốc.

    Có chuyên gia phân tích cho rằng, những động thái chính thức lần này là nhằm đáp ứng những lời kêu gọi bảo vệ chủ quyền biển ở trong nước, đồng thời chuyển sự chú ý của dư luận khi tranh cãi về vấn đề phải trái từ việc Bạc Hy Lai bị cách chức.

    Báo chí Trung Quốc cũng dẫn các nguồn tin cho biết, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang có tiến triển thuận lợi, có kế hoạch triển khai trong năm nay (2012) và địa điểm triển khai là biển Đông.

    Trong khi đó, tờ "Phương Đông" ngày 20/3 dẫn lời Phó Cục trưởng Cục Hải dương và Ngư chính tỉnh Quảng Đông, Tổng đội trưởng Tổng đội Ngư chính tỉnh Quảng Đông Lưu Vật Khai cho biết, dự kiến vào tháng 6 năm nay, Tổng đội Hải giám Quảng Đông sẽ trở thành lực lượng hải giám địa phương đầu tiên của Trung Quốc sở hữu trang bị chấp pháp hàng không, tức máy bay trực thăng không người lái.
    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể được triển khai ở biển Đông.


    Đông Bình
  5. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Trường Sa không phải là Malvinas
    http://biendong.vntime.vn/News.aspx?Section=TinBienDong&obj=822b2dc4-681f-4f86-95f3-f1ab363e62c8
    (3/12/2012 10:38:33 AM) Tấn công đánh chiếm Trường Sa có thể phương án tác chiến giống tấn công đánh chiếm Malvinas. Nhưng Trường Sa không phải là Malvinas.

    Đó là điều đương nhiên bởi Việt Nam không phải là Argentina

    Đó là điều đương nhiên bởi quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa là của Việt Nam. Người ta lợi dụng để đánh chiếm từ sở hữu của Việt Nam chứ Việt Nam chưa từng đánh chiếm từ sở hữu của bất cứ quốc gia nào. Hoàng Sa và Trường Sa là thực thể vốn có không tách rời với lãnh thổ Việt Nam đã “rành rành định sẵn ở sách trời” bao đời nay.

    Rất nhiều học giả, chuyên gia trong và ngoài giới quân sự đã phân tích, bình luận về địa chính trị, quân sự của Biển Đông, đặc biệt là vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa.

    Với Việt Nam, chúng ta không quan tâm đến việc địa chính trị, quân sự của Trường Sa là quan trọng hay không quan trọng mà chỉ đơn giản đó là tài sản của tổ tiên để lại, là lãnh thổ không thể tách rời nên phải giữ lấy bằng mọi giá. Việt Nam có thừa kinh nghiệm trong việc chuẩn bị đối phó và có đủ bản lĩnh để đối đầu với các nguy cơ, thách thức này.

    Những tranh chấp với Việt Nam ở đây là sự hành động (tranh chấp) phi lý, có phần ngang ngược, do đó, đương nhiên họ không thể giải quyết vấn đề bằng lý mà chỉ có thể bằng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… là cách giải quyết duy nhất.

    Vì vậy, ý đồ chiếm Trường Sa của Việt Nam luôn luôn tiềm tàng và xảy ra lúc nào thì tùy thuộc vào thế và lực Việt Nam.

    Bởi thứ nhất: Ngay tại thời điểm hiện tại thế và lực Việt Nam như Irac hay Libi chăng nữa thì việc tổ chức thực hiện phương án tác chiến đánh chiếm Trường Sa-Việt Nam của quốc gia nào đó trong khu vực là không đơn giản, nó chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, bất khả kháng; chứa đựng một mâu thuẫn gay gắt giữa năng lực và thực tế.

    Thứ hai: Việt Nam chỉ cần thể hiện bản lĩnh, tự tin ít nhất như bây giờ thì sự rủi ro là không dự đoán được. Nghĩa là Bộ Tham mưu đối phương không có cơ sở để hạ quyết tâm trong kế hoạch tác chiến.

    Đó là những vấn đề cần phải hiểu tại sao.

    Trường Sa toàn cảnh lịch sử

    Muốn mở một chiến dịch tấn công đánh chiếm Trường Sa thì đầu tiên phải chọn phương án tác chiến (PATC) (kịch bản) nào. Sau đó tiến hành lập kế hoạch tổ chức thực hiện. Đây là khâu then chốt, quan trọng của chiến dịch.

    Tuy nhiên, một phương án tác chiến hay, khả thi; một kế hoạch tổ chức thực hiện bài bản khoa học mới chỉ là yếu tố tiền đề quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch mà thôi. Vũ khí và người lính trên chiến trường, trong đó người lính là chủ yếu mới là yếu tố quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến dịch.

    Tìm hiểu, lựa chọn một phương án tác chiến (kịch bản) tấn công đánh chiếm Trường Sa trong chiến tranh hiện đại không khó đối với giới am hiểu quân sự.


    Không quân và Hải quân Việt Nam tập kích xé nát đội hình hành quân của Hạm đội 7 Mỹ trong trận hải chiến 19/4/1972
    Không quân và Hải quân Việt Nam tập kích xé nát đội hình hành quân của Hạm đội 7 Mỹ trong trận hải chiến 19/4/1972


    Từ những PATC (kịch bản) mang tính không tưởng, tồn tại trên lý thuyết như dùng đặc nhiệm đột kích chiếm đảo hoặc dùng lực lượng đổ bộ đường không nhảy dù…cho đến những PATC tổng lực hiện đại mà một số quốc gia đã tiến hành trong thời gian gần đây thì có vẻ như PATC đã mang tính giáo khoa, bắt buộc trong tác chiến hiện đại.

    Chẳng hạn với Trường Sa Việt Nam, đối phương hoặc là sẽ dùng một lực lượng lớn gồm không quân, hải quân dọn bãi cho lính thủy đánh bộ xông lên chiếm đảo và một lực lượng khác sẵn sàng đánh chặn, làm tê liệt sự chi viện của đất liền (Chiến tranh quy mô nhỏ) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam yếu kém hoặc là dùng một lực lượng lớn tấn công đất liền làm tan rã khả năng phòng thủ biển và chi viện cho Trường Sa đồng thời sử dụng lực lượng khác tấn công đánh chiếm đảo (chiến tranh quy mô lớn) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam đủ mạnh.

    Sử dụng một phương án tác chiến hợp lý, khoa học hiện đại cũng như đề ra một đường lối đúng là tiền đề thắng lợi cho một chiến dịch nhưng không phải là tất cả. Vấn đề then chốt, quan trọng nhất là kế hoạch tổ chức thực hiện (kế hoạch tác chiến) nó như thế nào.

    Kế hoạch tác chiến (KHTC) bài bản, khoa học thì chiến dịch cũng chỉ mới thắng lợi 30% (70% còn lại sẽ đề cập sau) thế nhưng KHTC hời hợt, lủng củng với tư tưởng chủ quan, duy ý chí, coi thường địch thì thất bại của chiến dịch là chắc chắn 100%. Vậy KHTC là gì, nó như thế nào mà kết quả của nó lại “trên trời, dưới biển” như vậy? Chúng ta thử điểm qua một vài điểm cơ bản.

    Trường Sa Việt Nam ở trước cửa nhà Việt Nam nhưng cách xa căn cứ địch hàng trăm, hàng ngàn km.

    Để đảm bảo cho tất cả các lực lượng tham gia tại vị trí xuất phát tấn công ngày N-1, giờ G-1 và đúng ngày N, giờ G chiếm lĩnh vị trí tấn công thì một loạt kế hoạch vô cùng phức tạp nhưng đòi hỏi độ chính xác cao để phục vụ cho yêu cầu này.

    Chẳng hạn như lực lượng nào sẽ tham gia, tàu ngầm, tàu khu trục hay tàu đổ bộ…Không quân thì loại máy bay nào, tiếp dầu ở đâu, thời điểm nào; đội hình hành quân đến vị trí tấn công ra sao, lực lượng nào tham gia hộ vệ chống SU-27 và các tàu phóng lôi, tên lửa nhỏ, tốc độ cao, hỏa lực mạnh của Việt Nam từ đâu trong đất liền bất ngờ đột kích xé nát đội hình.

    Tất nhiên đối phương không ngu như Ô Mã Nhi cậy thế mạnh, thẳng tiến bỏ mặc đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ đằng sau bị Trần Khánh Dư nhà Trần hốt gọn, hậu quả khiến chủ tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng còn mình thì bị bắt sống trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng nổi tiếng.

    Rồi thì kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Tàu tiếp dầu, đạn dược cho lực lượng tấn công chốt ở vị trí nào, lực lượng nào bảo vệ (nếu chủ quan coi thường đối phương, cho rằng đánh thắng trong thời gian ngắn, không tính đến khả năng khác thì điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến kéo dài?)

    Một kế hoạch tác chiến tiếp theo cũng rất quan trọng là khi nhiệm vụ đánh chiếm đảo hoàn thành thì giữ đảo như thế nào, tiếp tế ra sao… trước một Việt Nam bằng mọi giá phải bảo vệ hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vân vân và vân vân.


    Xung đột Falkland/Malvinas

    Quần đảo Falkland/Malvinas là một quần đảo ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Argentina 483 km. Quần đảo gồm hai đảo chính, Đông Falkland và Tây Falkland, cùng hơn 776 đảo nhỏ. Stanley, nằm trên đảo Đông Falkland, là thành phố trung tâm.

    Argentina nói nước này có chủ quyền với Malvinas vì thừa kế quần đảo từ nhà vua Tây Ban Nha vào đầu những năm 1800. Anh giành quyền kiểm soát Falkland từ phía Argentina vào năm 1833.

    Xung đột Falkland/Malvinas bắt đầu ngày thứ sáu, 2/4/1982, với việc xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Falkland và Nam Georgia.

    Anh Quốc đã điều một đội đặc nhiệm nhằm đấu lại với Hải quân và Không quân Argentina và dành lại quần đảo bằng một cuộc đổ bộ.

    Cuộc chiến chấm dứt khi Argentina đầu hàng vào 14/6/1982 và quần đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Anh.

    Cuộc chiến kéo dài 74 ngày, đã dẫn đến cái chết của 257 chiến sĩ Anh và 649 chiến sĩ, thủy thủ, phi công Argentina cũng như 3 dân thường đảo Falkland.

    Đến năm 2010 thì Argentina vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo và tuyên bố này vẫn nằm trong Hiến pháp Argentina sau lần sửa đổi năm 1994.

    Căng thẳng giữa 2 nước đã leo thang kể từ năm 2010 khi London cho phép thăm dò dầu khí quanh quần đảo.






    Lê Ngọc Thống/Phunutoday
  6. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Chào cả nhà, chào bác Sinh Tử. Hôm nay thấy bác ST tích cực quá, MR tôi thấy mà ngại X_XX_XX_X
  7. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Thật đáng khâm phục sự nhiệt tình và cường độ làm việc của cô Út.
    Chị em cô thật là "Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười"![};-
    Anh nào được làm chồng thì quả là diễm phúc [};-
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    hihi Hôm nay hơi rảnh.
    Còn nhiều lắm nhưng chưa đưa lên. Sợ làm ảnh hưởng việc mua bán của các bác
  9. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3


    Varyag chuẩn bị xong chưa?
    Bastion ba quả có vừa hay không?


    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hạm đội 7 của Mỹ trấn giữ Biển Đông thập niên 70 với hàng chục tàu hiện đại nhất thế giới , được trang bị tận răng mà còn thua chạy té khói .
    Chỉ 1 cái Thi Lang này thì làm nên trò trống gì ?
    Mà trang bị phòng thủ của Việt Nam bây giờ hiện đại gấp nhiều lần thời đánh cho Mỹ cút , đánh cho ngụy nhào , sợ chi cái tàu phế liệu mua lại của Nga ?


    Mỗi một Thi Lang có mạnh bằng biên chế hạm đội 7 của Mỹ từng đại bại trong chiến tranh Việt Nam không ? :-??

    Tổ chức hạm đội

    [​IMG] [​IMG]
    USS Kitty Hawk (CV-63), trung tâm của Lực lượng Đặc nhiệm 70 của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ


    Với mục đích điều hành và hoạt động, Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ, như các hạm đội mang số khác, được tổ chức thành các lực lượng đặc nhiệm chuyên môn.


    • Lực lượng Đặc nhiệm 71 — bao gồm tất cả các đơn vị Chiến tranh đặc biệt Hải quân (Naval Special Warfare hay NSW) và các Đơn vị Lưu động Tháo gở Chất nổ (Explosive Ordnance Disposal Mobile Units hay EODMU) được ủy nhiệm cho Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Lực lượng này có căn cứ tại Guam.

    • Lực lượng Đặc nhiệm 72 — là Lực lượng Tuần tra và Trinh thám của Đệ thất Hạm đội. Chính yếu gồm có các máy bay chống tàu ngầm và các máy bay quan sát trên không phận biển như máy bay trinh sát P-3 OrionEP-3 hoạt động từ các căn cứ đất liền.

    • Lực lượng Đặc nhiệm 73 — là Lực lượng Tiếp vận Hậu cần của Đệ thất Hạm đội gồm các tàu tiếp vận và các tàu hổ trợ hạm đội khác.

    • Lực lượng Đặc nhiệm 74 — là Lực lượng Tàu ngầm có trách nhiệm hoạch định và điều hợp các hoạt động tàu ngầm trong khu vực hoạt động của Đệ thất Hạm đội.

    • Lực lượng Đặc nhiệm 75 — là Lực lượng Chiến đấu nổi, có trách nhiệm với các tuần dương hạm và khu trục hạm không làm nhiệm vụ bảo vệ các hàng không mẫu hạm.

    • Lực lượng Đặc nhiệm 76 — là Lực lượng Đặc nhiệm Tấn công từ biển và trên cạn, chủ yếu là có trách nhiệm hổ trợ các cuộc hành quân đổ bộ của Thủy quân lục chiến. Bao gồm các đơn vị có khả năng đưa quân tấn công từ tàu vào bờ.

    • Lực lượng Đặc nhiệm 77 — là Lực lượng Chiến tranh Mìn bẫy của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ.

    • Lực lượng Đặc nhiệm 79 — là đơn vị Thủy quân lục chiến viễn chinh hay Lực lượng đổ bộ của Hạm đội, bao gồm ít nhất một tiểu đoàn Thủy quân lục chiến tăng viện và các trang bị cho nó.
    [sửa] Các tàu triển khai tiền phương của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ

    [sửa] Yokosuka, Nhật Bản


    [​IMG] [​IMG]
    USS City of Corpus Christi (SSN-705), một tiềm thủy đỉnh nguyên tử của Đệ thất Hạm đội



    [sửa] Sasebo, Nhật Bản


    [sửa] Apra Harbor, Guam


    Trong chiến tranh , chỉ cậy vũ khí nhiều và đông quân , không đủ !
    Đông lính , súng nhiều mà tướng lĩnh ngu si như đám tướng tá VNCH thì chỉ vứt dép mà chạy khi lâm trận thôi !

    :-":-":-":-":-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này