Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày ( t.6)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 25/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3759 người đang online, trong đó có 308 thành viên. 13:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 12583 lượt đọc và 442 bài trả lời
  1. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    “Vua” ở quân cảng Cam Ranh
    9:03 chiều | Tháng Ba 25, 2012

    (Petrotimes) - Sáng mờ sương, chiếc xe loại UAZ 469 huyền thoại chở chúng tôi xuyên qua những trảng cát lúp xúp bụi cây, những đầm phá nhỏ xen giữa các triền đồi thấp. Sau chừng 20 phút chạy từ sân bay Cam Ranh, đã thấy trước mặt một vùng trời nước. Vịnh Cam Ranh tĩnh lặng như nàng tiên nằm ngủ yên lành giữa những triền núi thẳm xanh, dù phía xa kia Biển Đông không ngơi sóng gió.

    Đặc trưng địa lý khu vực Đông Nam Á với thềm lục địa ngắn, dốc, biển ăn sâu vào đất liền thể hiện rất rõ nơi vùng đất này. Biển đang mênh mông, khi vào đến đây chợt gặp bán đảo Cam Ranh như cánh tay vươn dài, với núi Ao Hồ thuộc phần nam của dãy núi Đồng Bò sừng sững, cao gần 500m án ngữ, bao bọc lấy một vùng nước rộng bên trong. Dường như thấy rằng chừng ấy cũng chưa đủ chở che, thiên nhiên đã kiến tạo thêm một hòn đảo nằm ở đầu mút bán đảo Cam Ranh – đảo Bình Ba, án ngữ nơi cửa vịnh cùng tên. Ở phần cuối vịnh Bình Ba về hướng tây bắc, biển đột nhiên thu hẹp lại thành một eo nước nhỏ, hai bên là hai mũi đất cao – Mũi Điện và Mũi Hời. Xuyên qua eo Bé là vịnh Cam Ranh mênh mông, thẳm sâu nhưng tĩnh lặng.


    Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ tuần hành trên biển
    Thiên nhiên đã dành cho Cam Ranh một thế núi biển ngọa hổ tàng long. Thế nên, từ lâu vùng đất hiểm trở này đã được sử dụng vào mục đích quân sự. Sau khi khởi sự công cuộc thực dân tại Đông Dương vào nửa cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã chọn Cam Ranh để xây dựng quân cảng. Trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật hồi đầu thế kỷ trước, khi quân Nga liên tiếp thất trận ở Thái Bình Dương, Nga hoàng Nicholas II đã lệnh cho Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy Hạm đội Baltic sang Thái Bình Dương tiếp viện. Đội tàu Baltic đã làm một chuyến hải trình từ Đại Tây Dương xuống cực nam châu Phi rồi vòng lên Ấn Độ Dương. Sau khi vào Biển Đông, vào năm 1905, Đô đốc Rozhestvensky đã chọn Cam Ranh làm nơi đồn trú trong chừng một tháng trời để chuẩn bị cho trận hải chiến tại eo biển Tushima.


    Tập bắn mục tiêu trên không
    Khi bóng dáng những chiến hạm của Nga vừa khuất giữa mịt mù sóng nước Biển Đông cũng là lúc người Pháp ráo riết biến Cam Ranh từ một quân cảng nho nhỏ thành căn cứ quân sự lớn, phục vụ cho các chiến dịch thực dân khắp Đông Nam Á. Kể từ giờ phút đó, Cam Ranh với địa thế đắc địa hiếm hoi bên bờ Biển Đông luôn giữ vai trò là quân cảng quan trọng của Pháp. Sau này, người Mỹ cũng đã xây dựng Cam Ranh thành căn cứ không quân, hải quân lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Lúc cao điểm, có tới hơn 30.000 quân Mỹ và đồng minh cùng các đội tàu khu trục, hộ tống, tàu đổ bộ và máy bay tuần tra, tiêm kích, cường kích đóng ở Cam Ranh.

    Sau ngày đất nước thống nhất, Cam Ranh dần trở thành một căn cứ quân sự lớn của Liên Xô, làm thế đối trọng với quân Mỹ tại căn cứ Subic ở Philippines. Vào thời điểm năm 1986, có tới hơn 6.000 người Nga bao gồm quân nhân, kỹ sư, công nhân đóng tại Cam Ranh, kèm theo đó là một đội tàu hùng mạnh, với khu trục hạm, tiểu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm hạt nhân và tàu cao tốc. Tháng 5 năm 2002, quân nhân Nga cuối cùng rời Cam Ranh, chấm dứt thời kỳ hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại quân cảng này.


    Sẵn sàng chiến đấu
    Người Nga rời đi, nhưng Cam Ranh với thế núi chở che biển cả vẫn giữ nguyên giá trị chiến lược đặc biệt của mình.

    Đến Cam Ranh lần này, chúng tôi không có ý định tìm hiểu nhiều về lịch sử của quân cảng vốn được mệnh danh là “pháo đài bên bờ Thái Bình Dương”. Chúng tôi đến đây để “yết kiến” hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ. Tên của hai vị hoàng đế thuộc thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập dân tộc giờ đây được đặt tên cho hai chiến hạm tối tân nhất của một lực lượng Hải quân đang trên đường hiện đại hóa – hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9.

    Khi chiếc UAZ 469 còn ở trên triền dốc xa, chúng tôi đã thấy bóng dáng những chiếc tàu xám trên nền nước ửng hồng buổi bình minh. Có thể dễ dàng nhận ra hai chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ qua vóc dáng đồ sộ, cũng như lớp vỏ thép nhẵn nhụi vốn là đặc trưng của những tàu chiến tàng hình, nằm giữa những chiến hạm nhỏ hơn, thuộc các lớp Molniya, đậu theo đội hình gần đấy.


    Thiếu tá Nguyễn Đình Giảng
    Tàu Gepard 3.9 được đóng tại Nhà máy Zelenodolsk ở nước Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga. Đây là loại tàu chiến hiện đại, có khả năng tàng hình và hỏa lực rất mạnh, với hệ thống vũ khí chống ngầm, chống hạm và phòng không ứng dụng các công nghệ mới nhất. Tàu được thiết kế để chịu các điều kiện đại dương khắc nghiệt nhất và có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày liền. Hiện nay, chỉ mới có Nga – nước sản xuất – và Việt Nam đưa vào biên chế hải quân loại tàu này.

    Chiếc Gepard 3.9 đầu tiên chính thức được biên chế vào Lữ đoàn 162 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đóng tại Cam Ranh vào tháng 3/2011 và được đặt tên theo người anh hùng đã bình định 12 sứ quân để lên ngôi vua – Đinh Tiên Hoàng. Chiếc thứ hai được biên chế vào cùng đơn vị hồi tháng 8/2011, và mang tên vị vua dời đô Lý Thái Tổ. Như vai trò của hai vị hoàng đế thuộc thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập, hai chiến hạm Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đóng vai trò tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam, với ưu tiên hướng tới Hải quân và Không quân. Chủ trương này đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ vào ngày 3/8/2011: “Phương hướng xây dựng quân đội sẽ theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó Hải quân, Phòng không – Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử… đi thẳng vào hiện đại để bảo vệ đất nước”.


    Luyện tập bắt mục tiêu
    Quân đội sẽ từng bước được hiện đại, riêng Hải quân và Không quân sẽ được hiện đại hóa nhanh chóng. Trong xu hướng đó, sắp tới đây, các chiến hạm Gepard tân tiến hơn, với các tính năng chiến đấu mạnh mẽ hơn, sẽ được bổ sung vào lực lượng Hải quân Việt Nam. Song song đó là các nỗ lực tự chế tạo tàu chiến và tên lửa đã, đang và sắp được triển khai. Lúc tới thăm quân cảng Cam Ranh, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến không khí hối hả trên công trường xây dựng căn cứ cho tàu ngầm lớp Kilo. Sau vài năm nữa, một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại sẽ chính thức ra mắt tại đây, như chính tuyên bố của Đại tướng Phùng Quang Thanh vào ngày 3/8/2011: “Trước mắt, trong 5, 6 năm tới, ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại”.

    Trong căn phòng nhỏ nằm giữa thân chiến hạm Lý Thái Tổ, Thượng úy Nguyễn Hải Dương dán mắt vào màn hình radar, bên tai anh, chốc chốc lại vang lên khẩu lệnh của Thuyền phó – Thiếu tá Nguyễn Đình Giảng từ phòng chỉ huy trên cao vọng về: “Mạn phải 30, góc tầm 45, mục tiêu bay vào…”. Trên màn hình xuất hiện tín hiệu chiếc máy bay mục tiêu lúc này đang đảo vòng trên bầu trời vịnh Cam Ranh. Chiếc máy bay lúc ẩn lúc hiện, như cố tìm cách thoát ra khỏi “vùng phủ sóng” của radar, nhưng bất kể thế nào, Dương và tổ chiến đấu của anh vẫn khóa chặt được “con mồi”. Nếu đây là thực tiễn chiến đấu, chàng sĩ quan trẻ chỉ cần nhấn nút phát hỏa là mục tiêu bị hạ.

    Nguyễn Hải Dương vốn là học sinh chuyên toán ở Nghệ An. Thế rồi tình yêu biển đã thôi thúc anh gia nhập Hải quân. Sau khi ra trường, anh nhanh chóng trở thành một chuyên gia súng pháo, tên lửa cừ khôi trên các tàu tên lửa. Chuẩn bị cho tiến trình hiện đại hóa Hải quân nhanh chóng, Nguyễn Hải Dương cùng nhiều sĩ quan thuộc thế hệ trên dưới 30 tuổi như anh đã được chọn đào tạo bài bản để tiếp nhận loại tàu chiến hiện đại Gepard 3.9. Từ khi lên tàu mới, Dương như chú đại bàng biển mọc thêm cánh. Những kỹ năng chiến đấu của anh và đồng đội không ngừng được hoàn thiện. Chỉ sau một thời gian ngắn, Dương và đồng đội đã làm chủ được con tàu.


    Cập cảng Cam Ranh
    Trong chừng hai tiếng đồng hồ, lực lượng trên hai chiến hạm Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng đã thực hành bài bắn hạ mục tiêu trên không. Mục tiêu là một chiếc tàu lượn bay rất cao, ẩn hiện giữa những quầng mây xám trên biển. Các vị trí chiến đấu từ chỉ huy tàu, sĩ quan tính hiệu, sĩ quan cao xạ, súng, pháo, radar và tên lửa đã phối hợp với nhau nhuần nhuyễn, dồn tất cả hỏa lực vào mục tiêu. Thuyền phó Nguyễn Đình Giảng cho biết: “Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ thuộc thế hệ tàu chiến hiện đại, có khả năng tác chiến độc lập trên biển rất cao. Chiến thuật được áp dụng với loại tàu này cũng có nhiều khác biệt so với truyền thống.

    Thế nên, việc đào tạo cho các sĩ quan chỉ huy là rất quan trọng. Anh em chúng tôi ở đây đều là những sĩ quan từng kinh qua các lớp tàu tên lửa thế hệ trước, giờ được đào tạo rất kỹ càng ở trong và ngoài nước nên làm chủ phương tiện rất nhanh. Sau hai năm đào tạo, giờ đây từ sĩ quan chỉ huy tàu tới sĩ quan các bộ phận đều đã thành thạo các kỹ năng chiến đấu”. Còn Thượng tá Đỗ Quốc Tuấn – Thuyền trưởng tàu Đinh Tiên Hoàng chia sẻ: “Không chỉ tiếp thu các thao tác kỹ thuật để điều khiển tàu từ các chuyên gia Nga, anh em còn dịch thuật tài liệu, nghiên cứu các bài tập chiến thuật mới để hoàn thiện kỹ năng chiến đấu. Trên cơ sở chiến thuật của nước ngoài, chúng tôi kết hợp với chiến thuật của Việt Nam, đặc biệt là từ kinh nghiệm chiến đấu của các thế hệ cha anh, để áp dụng vào loại tàu chiến hiện đại này”.

    Rời quân cảng Cam Ranh vào buổi chiều muộn, khi buổi thao luyện vừa kết thúc, chúng tôi cảm nhận được nhiệt tình và quyết tâm của các anh qua từng cái bắt tay chắc nịch. Từ những chiếc “xuồng tên lửa”, giờ đây các anh đã bước lên những chiếc tàu chiến tối tân, đại diện cho một lực lượng Hải quân Việt Nam hiện đại.

    Từ chốn cỏ lau, Đinh Bộ Lĩnh đã dấy binh dẹp loạn, lên ngôi hoàng đế, đem thái bình thịnh trị khắp cõi trời nam, đặt nền móng vững chắc cho một quốc gia độc lập. Lý Thái Tổ dời đô từ chốn chật hẹp ra chỗ mênh mông, cũng với quyết tâm tạo nên một chỗ đứng vững chắc, một vị thế đĩnh đạc cho nước nhà trong bối cảnh vừa thoát khỏi sự đô hộ của phương Bắc. Trên tinh thần đó, hai chiến hạm Gepard 3.9 ở quân cảng Cam Ranh, mang hiệu hai vị hoàng đế thuộc thời đầu của kỷ nguyên độc lập dân tộc, là một minh chứng cho quyết tâm không gì lay chuyển được, là biểu trưng cho ý nguyện của toàn dân Việt Nam trong việc bảo vệ vững chắc từng tấc đất, tấc biển mà cha ông ngàn xưa để lại.

    Tên vịnh Cam Ranh có nghĩa là “bến nước ngọt”, nằm ở cực Nam của tỉnh Khánh Hòa phía Nam Việt Nam, là đỉnh tột cùng nhô ra nổi bật nhất của đường bờ biển hình vòng cung phía Đông Nam Việt Nam, là vị trí yết hầu chiến lược kiểm soát cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Khoảng cách từ vị trí này đến tuyến hàng hải quốc tế ở hai đại dương nói trên chỉ bằng hải trình một tiếng đồng hồ, vì thế Cam Ranh có vị trí chiến lược hết sức đắc địa, từ trước đến nay vẫn luôn là vị trí giành giật tất yếu của các nhà quân sự.

    Vịnh Cam Ranh bốn bề được bao bọc bởi một quần thể núi đá cao khoảng 400m, ăn sâu vào đất liền 17km, rộng 6km, diện tích thủy vực rộng hơn 100km2. Độ sâu trong vịnh bình quân từ 16 đến 25m, chỗ sâu nhất đến 32m, là một trong những cảng nước sâu tự nhiên có giá trị nhất thế giới. Trong vịnh có thể đỗ được hàng trăm tàu cỡ lớn hàng vạn tấn, kể cả tàu sân bay. Nội cảng được phân thành hai khu vực là cảng quân sự và cảng thương mại, trong đó cảng quân sự nằm ở thị trấn Cam Ranh bờ phía đông, sâu 14m, có 6 cầu tàu chính, xưởng đóng tàu có thể sửa chữa các tàu cỡ lớn và đóng tàu cỡ nhỏ, còn có kho chứa dầu, kho đạn dược và kho quân nhu đảm bảo cơ sở vật chất, hệ thống trinh sát điện tử và thông tin cũng tương đối hoàn thiện. Khu ngoại cảng hay còn gọi là đảo Bình Ba, sâu trung bình từ 10 đến 22m, tương đối thuận tiện, có đường sắt và đường bộ liền nhau.



    Châu Minh Linh
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Định làm em rể tui à ? :-??

    :-":-":-":-":-"
  3. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Cái đ/c này đã biết rõ rồi còn nói vậy a?:))
  4. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Có 6 người đang vào chủ đề này, trong đó có 4 thành viên: MAYRUI.COM, gialongVT, SINH-TU, Hoa_Sim

    Bác Sinh Tử đã về à, tôi vừa gặp bác và em Tím ở nhà Taz mà :-bd
  5. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc
    8:40 sáng | Tháng Ba 23, 2012

    (Petrotimes) - Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã có buổi nói chuyện với các cán bộ chủ chốt của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về các vấn đề trên Biển Đông.

    Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi làm Tham tán Công sứ Đại sứ quán nước ta tại Liên Xô, đã góp phần vào việc giúp Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp định về hợp tác, thăm dò và khai thác dầu khí. Trong những năm tháng làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, rồi là Phó Thủ tướng thường trực, ông luôn gắn bó với những người làm dầu khí. Vừa qua, ông đã có buổi nói chuyện với các cán bộ chủ chốt của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về các vấn đề trên Biển Đông.

    Được sự đồng ý của ông, Báo Năng lượng Mới xin lược thuật nội dung buổi nói chuyện này.

    Vấn đề Biển Đông trong tổng thể sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như quan hệ quốc tế của nước ta

    Mở đầu câu chuyện, ông nhiệt liệt hoan nghênh các cán bộ chủ chốt của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam quan tâm tới vấn đề Biển Đông vốn liên quan thiết thân tới hoạt động của mình. Ông gợi ý, nên đặt vấn đề Biển Đông trong tổng thể sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như quan hệ quốc tế của nước ta. Riêng về mặt ngoại giao cần phải thấy rằng, từ khi triển khai công cuộc đổi mới đến nay, nước ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn trên cả 3 mục tiêu hoạt động đối ngoại.

    Một là, đã đẩy lùi được chính sách bao vây, cô lập nước ta, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội. Thị trường được mở rộng, từ chỗ kim ngạch xuất khẩu chưa đến 1 tỉ USD (1986), năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu gần 100 tỉ USD. Cách đây hơn 20 năm, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ khoảng trên 300 triệu USD, đến nay con số ấy đã lên đến khoảng 150 tỉ USD. Từ chỗ mất hết viện trợ nước ngoài, nay ODA lên tới trên 30 tỉ USD. Phải nói rằng, ngành Dầu khí đã đi đầu trong sự hợp tác quốc tế, trong đó Vietsopetro có công đầu, tiếp đến là các hợp đồng phân chia sản phẩm với nhiều đối tác khác trên Biển Đông. Những kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc gia tăng “lực” và “thế” của đất nước.


    Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan
    Hai là, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Điều này có lẽ không cần chứng minh, tất cả chúng ta và cộng đồng quốc tế đều thấy.

    Và ba là, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ về cơ bản được giữ vững, trong đó có việc chúng ta đã giải quyết được hầu hết các vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng. Chúng ta đã ký với Trung Quốc hiệp định về biên giới trên bộ; đang tiến hành đan dày cột mốc trên biên giới với CHDCND Lào; tiến hành phân giới, cắm mốc với Campuchia.

    Ở trên biển, ta đã phân định vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, thỏa thuận khai thác chung rất có hiệu quả với Malaysia trên vùng chồng lấn; đã phân định vùng chồng lấn với Thái Lan và hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang thăm dò, khai thác ở đây; đã thỏa thuận với Indonesia về thềm lục địa trên vùng chồng lấn giữa hai nước.

    Có thể nói đây là những thành tựu mang tính lịch sử, vì lần đầu tiên trong hàng ngàn năm tồn tại và phát triển của nước nhà, chúng ta đã đạt được những thỏa thuận quốc tế, xác định rạch ròi cương vực của nước ta ở trên bộ và trên biển, tạo thuận lợi cho việc bảo vệ, khai thác, đồng thời phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước xung quanh. Xem như vậy thì chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta vững chắc hơn trước nhiều chứ không phải đang bị đe dọa nghiêm trọng hơn.

    Nay chỉ còn lại 4 vấn đề cần được giải quyết tiếp là xác định cửa vịnh Bắc Bộ; các vấn đề trên Biển Đông; vấn đề vùng biển với Campuchia xung quanh đảo Phú Quốc và phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonesia. Nếu 4 vấn đề này được giải quyết thì cương vực của nước ta rõ ràng hơn, hoàn chỉnh hơn. Riêng về tranh chấp trên Biển Đông thì hiện nay có 3 chuyện: đó là vấn đề Hoàng Sa, vấn đề Trường Sa và vấn đề vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa.

    Mọi người đều biết rằng, Việt Nam có mặt ở quần đảo Hoàng Sa từ lâu rồi, mãi tới năm 1974 Trung Quốc mới đưa quân đánh chiếm Hoàng Sa của chúng ta, lúc đó do quân của chính quyền Sài Gòn đóng giữ và như vậy, câu chuyện Hoàng Sa trở thành tranh chấp giữa hai bên Việt Nam và Trung Quốc.

    Còn ở Trường Sa thì quân đội của chính quyền Sài Gòn cũ cũng có mặt ở đây từ lâu và năm 1975, quân ta đã giải phóng, hiện nay ta đang đứng chân trên 21 đảo. Tuy nhiên, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có yêu sách và có chân trên một số đảo, bãi đá ở đây. Riêng Trung Quốc trước đây chưa bao giờ hiện diện cả, chỉ tới năm 1988-1989 mới đưa quân xuống chiếm đóng một số bãi đá. Điều này tạo nên sự tranh chấp giữa “5 nước 6 bên”.

    Còn về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì thực ra chẳng có tranh chấp gì nếu tuân thủ Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển năm 1982. Theo Công ước, các nước ven biển đều có lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở, có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà ở đó nước ven biển có quyền chủ quyền thăm dò khai thác khoáng sản; nước nào muốn thăm dò, khai thác tại vùng này thì phải được nước chủ nhà cho phép. Tuân thủ luật pháp quốc tế, chúng ta đã đăng ký với LHQ về vùng biển của mình. Nhưng ác cái Trung Quốc lại đưa ra “đường chín đoạn” mà dân ta thường gọi là “đường lưỡi bò” chiếm tới 80% diện tích Biển Đông, chẳng dựa trên căn cứ pháp lý nào cả, tạo nên sự tranh chấp trên một vùng rộng lớn, liên quan tới nhiều nước trong khu vực. Chính vì vậy, dư luận thế giới đều không chấp nhận yêu sách này.

    Lập trường các nước hữu quan xung quanh tranh chấp trên Biển Đông ra sao?

    Trung Quốc luôn khẳng định “chủ quyền” đối với Hoàng Sa, Trường Sa mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa, đồng thời yêu sách về “đường lưỡi bò” chiếm tới trên 80% Biển Đông như trên đã nói. Đây là lập trường cơ bản và lâu dài của Trung Quốc, còn việc triển khai trên thực tế thế nào thì thường tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng, tình hình nội bộ và cục diện quốc tế cũng như quan hệ đối ngoại của Trung Quốc.



    Để thực hiện điều đó, Trung Quốc tiến hành nhiều biện pháp, qua theo dõi có thể thấy đại thể theo 6 hướng sau: Một là, ra sức tuyên truyền nâng cao ý thức về biển trong nhân dân. Hai là, củng cố cơ sở pháp lý: Năm 1982 thông qua Luật lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, năm 1996 tuyên bố đường cơ sở, năm 1998 thông qua Luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, năm 2001 thông qua Luật quản lý và sử dụng biển, năm 2009 thông qua Luật bảo vệ đảo và đăng ký “đường lưỡi bò” ở LHQ. Ba là, tăng cường sức mạnh quân sự và hoạt động của các lực lượng chấp pháp như hải giám, ngư chính… trên Biển Đông. Bốn là, tăng cường sự hiện diện thực tế, nhất là ở Hoàng Sa như xây dựng sân bay, bến cảng, phát triển du lịch… Năm là, thường xuyên tuyên bố vùng cấm đánh bắt hải sản, cản phá hoạt động của Petrovietnam mà vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 là một ví dụ điển hình, ép các công ty nước ngoài không được hợp tác làm ăn với Petrovietnam trên Biển Đông. Sáu là, hoạt động ngoại giao, trong đó hay nêu chủ trương “gác tranh chấp, khai thác chung”, không quốc tế hóa, chỉ giải quyết song phương chứ không đa phương…

    Nhân đây phải nói rằng “khai thác chung” không phải là cái gì mới, chính Petrovietnam cũng đã “hợp tác khai thác” với các công ty của hàng chục nước. Từ 1992 ta và Malaysia hợp tác khai thác rất yên ổn và hiệu quả, vấn đề chỉ là phải trên cơ sở tôn trọng tôn trọng quyền chủ quyền của nước ven bờ theo Công ước luật biển 1982 mà thôi. Còn thương lượng thế nào thì rõ ràng là trên vấn đề chỉ liên quan tới hai nước, như Hoàng Sa, thì tiến hành thương lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc, còn về Trường Sa hay vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì đương nhiên phải giữa các bên hữu quan chứ?

    Lập trường của các nước ASEAN là mong muốn duy trì hòa bình, ổn định, tìm giải pháp thông qua đàm phán ngoại giao, tiến hành hợp tác khoa học, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học… các nước đều mong muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ trong các Tuyên bố Manila 1992, Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC) năm 2002 giữa ASEAN với Trung Quốc và trong những nỗ lực hiện nay xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc. Đương nhiên lợi ích của của các nước liên quan trực tiếp và không trực tiếp có khác nhau, nên cách hành xử cũng có những nét khác nhau. Riêng Phillipines gần đây có đưa ra sáng kiến về việc thiết lập Khu vực hòa bình, hữu nghị, tự do và hợp tác với nội dung đại thể là phân rõ đâu là vùng có tranh chấp, đâu không, nơi không có tranh chấp thì hợp tác khai thác.

    Lập trường của Mỹ bao gồm 3 nội dung: giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình; Mỹ không đứng về bên nào cả và nhất là phải bảo đảm an toàn hàng hải. Các nước lớn khác như Ấn Độ, Nga, Nhật Bản cũng quan tâm và đều nhấn mạnh yêu cầu duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng.

    Ta nên ứng xử thế nào?

    Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, ông không ở tư thế đưa ra kiến nghị gì cụ thể, chỉ xin chia sẻ vài suy nghĩ về cách tiếp cận vấn đề.

    Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ luôn là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của bất cứ quốc gia nào. Hơn thế nữa, Biển Đông lại có ý nghĩa sống còn đối với nước ta, có tới 28/63 tỉnh thành của nước ta nằm trên bờ Biển Đông với dân số 23 triệu người, tức khoảng 30% dân số cả nước; diện tích vùng biển thuộc nước ta đúng theo luật quốc tế gấp hơn 3 lần diện tích đất liền; kinh tế Biển Đông đóng góp tới gần 50% GDP đất nước.


    Duyệt binh ở đảo Trường Sa Lớn (ảnh tư liệu)
    Tuy nhiên nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ lại nằm trong tổng thể hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hai nhiệm vụ đó như hai cánh của một con chim, phải làm sao giữ cho cả hai cánh lành mạnh thì mới đỡ được thân hình con chim để có thể bay lượn trên bầu trời. Muốn vậy, ta cần đưa tranh chấp vào bàn đàm phán và đây cũng là xu thế chung của thế giới ngày nay. Không có hòa bình, ổn định thì làm sao nước ta có thể phát triển, củng cố sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền? Không có ổn định thì Petrovietnam làm thế nào để có thể hoạt động suôn sẻ được? Mặt khác, hoạt động của PetroVietnam cũng trực tiếp đóng góp vào việc khẳng định chủ quyền của nước ta trên Biển Đông đúng theo luật pháp quốc tế.

    Với cách nhìn như vậy, Thỏa thuận 6 điểm giữa ta và Trung Quốc được ký kết nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc tháng 11 năm ngoái là một thành tựu quan trọng. Trong thỏa thuận đó, hai bên đã đồng ý kiên trì đàm phán để giải quyết thỏa đáng trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển năm 1982, nếu tranh chấp liên quan đến nước khác thì hiệp thương với các bên liên quan. Thỏa thuận đã được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ nhân viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nên nghiên cứu, tìm hiểu cho kỹ, góp phần thực hiện Thỏa thuận này.

    Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, để giải quyết các vấn đề “quốc gia đại sự”, chúng ta luôn sử dụng “bảo bối” huy động sức mạnh của cả dân tộc. Trên vấn đề Biển Đông cũng vậy, chúng ta cần làm cho toàn dân quán triệt và nâng cao ý thức về biển đảo, góp phần bảo vệ và khai thác có hiệu quả và bền vững tài nguyên trên biển, thông tin kịp thời cho nhân dân được biết về diễn biến trên Biển Đông và chủ trương, kế sách của Đảng và Nhà nước ta. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng nên quán triệt tinh thần này, tìm cách thích hợp để làm cho toàn thể cán bộ, nhân viên, công nhân trong Tập đoàn hiểu rõ Luật biển, tình hình và ý nghĩa lớn lao của công việc mà họ gánh vác.

    Một mặt chúng ta cần kiên trì tinh thần độc lập, tự chủ trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, mặt khác cần kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, tranh thủ tối đa sự đồng tình và ủng hộ của dư luận quốc tế đối với lập trường chính nghĩa của ta nhưng không mơ hồ, ảo tưởng, không để rơi vào cục diện đối đầu, mặc cả giữa các nước.

    Nếu chúng ta là nông dân thì Biển Đông là ruộng
    Đối với ngành Dầu khí, Biển Đông thực sự là cốt lõi nên hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông được những người lao động Dầu khí coi là lĩnh vực công tác sống còn của Tập đoàn. Cho đến thời điểm hiện nay, PVN đang theo đuổi hết sức tích cực chiến lược phát triển của Tập đoàn và triển khai các hoạt động dầu khí trên Biển Đông, đặc biệt là các vùng nhạy cảm. PVN cũng đã trình Chính phủ kế hoạch khai thác dầu ở một số vùng nhạy cảm và đang chờ Chính phủ chỉ đạo. PVN đang triển khai những hoạt động dầu khí từ vùng cửa vịnh đến vùng tiếp giáp thềm lục địa với Indonesia. Người làm Dầu khí sẽ vừa khai thác, vừa bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông cho đất nước.

    (Ý kiến của Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu tại buổi nói chuyện)



    Đức Chính (ghi)
  6. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Tranh thủ các bác bận trên sân Trym. MR tôi về nhà BL, không gặp nàng tôi đã để lại mấy dòng ở nơi đó và copy về đây để các bác là bạn của BL biết cùng chia sẻ:


    Nhà này là của Bằng Lăng Tím,
    Anh về đây, tìm hơi hướng người xưa !
    Nhà cửa ngổn ngang, vắng lặng không ngờ,
    Vì vắng người tảo tần - Em yêu dấu !

    Anh viết vội mấy dòng rồi để lại,
    Và cop ra, mang Nhà nóng để bầy !
    Vì hằng mong các anh chị nơi đây,
    Một lần về giúp em thu nhà cửa!


    [};-[};-[};-[};-[};-


    http://f319.com/giaoluu/p-10996988?posted=1#post10996988
  7. Prince_Dalat

    Prince_Dalat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2012
    Đã được thích:
    27
  8. Prince_Dalat

    Prince_Dalat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2012
    Đã được thích:
    27
    chắc bác là bác GialongVT đúng kg
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thì duyên trời định , nhà có 2 cô em , cô nào chịu yêu và cưới chú , thì chú thành em rể tui , chứ seo ?
    Muốn làm anh rể hơi bị khó !
    Trong F319 này chỉ có bà bà là chị tui thôi ! ;))
    Hay muốn làm cháu rể nhẩy ? :-??
    À ! Có bé Hoàng hôn Tím đấy ! :-":-":-"
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chưa khẳng định , nhưng cùng màu cờ sắc áo thì chắc chắn rồi !

    :p:p:p:p:p
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này