Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày ( t.6)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 25/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6018 người đang online, trong đó có 577 thành viên. 20:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12673 lượt đọc và 442 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    ptkh

    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn




    [​IMG]



    [​IMG]



    Thành viên từ
    19:58, 27/12/04



    Được cảm ơn 8383 lần

    Phát tài phát tài


    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd


    [};-[};-[};-[};-[};-





  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    [​IMG]Chị @hoatimbanglang ới ời...
    Út nhớ chị quá hà...
    Dìa đi chị ơi...hu hu...

    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]

  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Vì Nhân Dân Quên Mình

    Sáng tác: Doãn Quang Khải
    Thể hiện: NSƯT Doãn Tần & Thanh Vinh

    Vì nhân dân quên mình vì nhân dân hy sinh
    Anh em ơi vì nhân dân quên mình
    Đoàn Vệ quốc chúng ta ở nhân dân mà ra
    Được dân mến được dân tin muôn phần

    Thề vì dân suốt đời thề tranh đấu không ngừng
    Vì đất nước thân yêu mà hy sinh
    Thề diệt hết đế quốc kia giành tự do hòa bình
    Đoàn Vệ quốc quên mình vì nhân dân

    Thề noi gương Bác Hồ vì nhân dân gian lao
    Trong bao năm Người tranh đấu không ngừng
    Người chỉ biết có dân ngày ngày lo sao cho
    Toàn dân ấm toàn dân no được học hành
    Người chỉ vui khi nào toàn dân hết đau thương
    Người tranh đấu đem tương lai về cho dân
    Đoàn Vệ quốc chúng ta là con yêu của Người
    Thề noi gương suốt đời vì nhân dân


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120326/dan-than.aspx

    Dấn thân


    26/03/2012 3:54


    “Vì nhân dân quên mình/Vì nhân dân hy sinh/Anh em ơi vì nhân dân quên mình/”… Bây giờ, mỗi khi nghe lại bài hát Vì nhân dân quên mình được sáng tác từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, ca từ giản dị của bài hát lại như xoáy vào chúng ta. Nếu không có một tinh thần hy sinh, xả thân, dâng hiến như vậy cho nhân dân và Tổ quốc của thế hệ thanh niên thời đó, thì làm sao có một dải non sông thống nhất như ngày nay?

    Trong sinh nhật của Đoàn, ngọn lửa luôn được khơi lên bao giờ cũng là ngọn lửa của tinh thần dấn thân, tình nguyện.
    Tình nguyện bảo vệ Tổ quốc, tình nguyện đến với nhân dân, dấn thân chấp nhận những thách thức để đạt tới những thành quả cho cá nhân mình và cho cộng đồng, những điều ấy không bao giờ chỉ là những khẩu hiệu hay những lời nói suông. Thế hệ thanh niên nào cũng có nhu cầu sống có lý tưởng. Dù lý tưởng với thanh niên bây giờ có nhiều điểm thực tế hơn, đời thường hơn, thì lý tưởng sống ấy vẫn có những điểm vượt lên, những điểm bừng sáng và biết bao điều lãng mạn. Mỗi thanh niên khi xác định được mục đích sống của đời mình, là đã dám đặt cược đời mình cho những mục tiêu, cho những mơ ước. Trên tinh thần ấy, mỗi thanh niên lao động lương thiện bình thường đều là những người sống có lý tưởng, chỉ với một điều kiện: họ ý thức được sự lao động của mình, họ chấp nhận những thách thức, họ vượt qua những cản trở, và họ sống không ích kỷ.

    Những lối sống thờ ơ, tôn thờ chủ nghĩa vật chất, hưởng lạc, bất kể mọi người và mọi điều chỉ cốt đạt cho bằng được những ham muốn hưởng thụ ích kỷ của mình, lối sống ấy không phải bây giờ mới có. Nhưng cũng chỉ tới bây giờ, lối sống ấy mới phô diễn được cả triết lý sống và phong cách sống của nó. Đã có không ít thanh niên sống như vậy, và cho như vậy mới là đáng sống, dù họ không biết, khi chọn cho mình cách sống ấy là đã triệt tiêu phần lớn những tinh lực, những phần “người” nhất của con người mình, không cho chúng phát triển. Bao giờ cũng thế, khi những cánh cửa này mở ra, thì bắt buộc những cánh cửa khác phải đóng lại.

    Rất may, vẫn còn rất, rất nhiều những thanh niên biết sống đẹp đời mình. Đó là một nhu cầu tự thân đối với họ. Và sự lan tỏa của lối sống có lý tưởng không chỉ dành cho thanh niên Việt Nam, mà rất nhiều thanh niên trên thế giới này cũng đã chọn cách sống đẹp như vậy cho mình. Một lựa chọn tự nguyện. Một dấn thân tình nguyện.
    Tinh thần tình nguyện ở thanh niên bao giờ cũng là nét đẹp nhất, thu hút nhất và đáng trân trọng nhất nơi những người trẻ. Trước mỗi tai nạn của cộng đồng, mỗi nguy nan của đất nước, mỗi yêu cầu của cuộc sống, chúng ta lại thấy sự có mặt của màu xanh trong sắc áo và tinh thần của những người thanh niên tình nguyện.

    Từ rừng cao núi thẳm tới Hoàng Sa, Trường Sa ngút ngàn biển đảo, tinh thần tình nguyện của thanh niên Việt Nam đã khiến nhân dân tin yêu. Dù những bài hát hôm nay có đổi lời thay nhạc, thì tinh thần xả thân vì Tổ quốc vì nhân dân trong những bài hát của những thế hệ thanh niên tình nguyện là không thay đổi.

    Thanh Thảo



    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    ptkh
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn


    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    19:58, 27/12/04


    Được cảm ơn 8386 lần

    Phát Tài Phát Lộc !

    Phát tài phát lộc !
    Gắng học thật chăm !
    Học giỏi chăm làm ...
    Tương lai ngời sáng !

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd


  7. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Uh.sorry SINHTU và các bạn .
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/[};-
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://biz.cafef.vn/201203260736264...-nguoi-viet-tai-hoc-vien-noi-tieng-cua-my.chn

    Giảng viên “nhí” người Việt tại học viện nổi tiếng của Mỹ



    Các sinh viên khoa Tài chính, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) thường kêu lên khi lần đầu gặp một giảng viên trẻ người Việt: “Sao giảng viên lại “nhí” thế này!”.
    [​IMG]
    Vũ Ngọc Băng Thảo được mệnh danh là giảng viên “nhí” của học viện Công nghệ Massachusetts – Mỹ vì người cô rất nhỏ bé, cân nặng chỉ 38 kg. Thảo kể: “khi đứng với sinh viên, mình như một nhóc thiếu nhi. Mỗi lần đến trường, sinh viên của mình thường đến mang đồ giúp mình vì “thương” cô giáo “nhí” vác ba lô nặng”.

    Tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam năm 2004, Thảo thi tiếng Anh với số điểm TOEFL 750 và đi du học ở Mỹ. Học xong, với thành tích xuất sắc, cô học lấy bằng MBA tài chính và được giữ lại làm giảng viên tại học viện Massachusetts. Đồng thời, các ngân hàng lớn ở Mỹ cũng mời cô làm các dự án phân tích tài chính lớn.
    [​IMG]
    Thảo trong chuyến về Việt Nam đầu năm 2011 sau khi lấy bằng MBA và đợi phân công công việc


    “Có lần mình được phân tích một dự án từ Việt Nam gửi sang. Nếu thành công, ngân hàng sẽ đầu tư vào dự án đó ở Việt Nam. Mình đã rất hồi hộp khi nhận dự án này. Khi mình thuyết trình xong và được duyệt, mình cảm giác như tắc thở, rồi lịm dần đi. Khi tỉnh dậy đã thấy mình trong bệnh viện. Mọi người bảo mình làm việc quá sức nhưng tại mình xúc động quá đấy thôi …”.


    Vũ Ngọc Băng Thảo sinh năm 1986, học phổ thông tại Đà Lạt, quê gốc cũng ở Đà Lạt. Cô là thạc sỹ (lấy bằng MBA) ngành Tài chính, Học viện Massachusetts - thành phố Cambridge. Hiện cô đang là giảng viên tại Học viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ.
    Cô giảng viên người gốc Đà Lạt có cái tên như dự báo chính cuộc đời mình: Băng Thảo – cỏ mọc trên băng tuyết. Thảo cười, nói suốt ngày. Ai gặp cô gái đó cũng cảm giác như năng lượng sống tràn trề.



    Ít ai biết rằng: đằng sau những nụ cười là những cơn đau. Ngay cả khi ở bệnh viện, sinh viên của cô vẫn thấy cô cười vui vẻ. “Mình sợ mọi người thấy mình không vui sẽ lo lắng cho mình”. Cô phải chiến đấu với căn bệnh tim bẩm sinh.Cô thường bị hành hạ bởi những cơn đau và thường hay ngất xỉu trong quá trình làm việc.

    Nhưng cô vẫn làm việc nhiệt tình và vẫn yêu đời. “Nếu mình ở nhà thì mình sợ sẽ than phiền về số phận và sẽ rất đau buồn, cô đơn. Khi đi làm, có lúc cảm thấy kiệt sức nhưng lại tìm được niềm vui. Ai đó, dù khỏe mạnh hay ốm yếu cũng không biết ngày mai mình sẽ như thế nào, gặp biến cố bất ngờ gì khiến mình gục ngã. Chính vì thế, ngày hôm nay mình cứ mù quáng về những khó khăn và tin vào những việc mình làm sẽ đưa ra kết quả tốt để làm việc”, Thảo chia sẻ.

    Thảo nói về tuổi trẻ của mình: “Tất cả mọi thử thách trong cuộc sống mình đã hoạch định “gặp gỡ” chúng ở tuổi 18 – 25 tuổi. Đó là lúc mình có cả sức khỏe lẫn sự dẻo dai; cả hưng phấn lẫn thất vọng; cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng; cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc. Lúc ấy là lúc có cả một tiềm năng - cái năng lực tiềm ẩn trong từng cử động, từng quyết định nhỏ, cái khả năng có thể nhảy rất dài, vượt rất xa, thay đổi cả thế giới”.

    Thành công, khẳng định tên tuổi của mình trên đất Mỹ là một việc khó với người bình thường. Điều đó lại càng khó hơn với một người nơi đất khách quê người, với sức khỏe như Thảo. Nhưng trong cuộc cạnh tranh với rất nhiều sinh viên khác về mặt trí tuệ, Thảo đã là người về đích ở top đầu.

    Thảo đã hoàn thành chương trình học lấy bằng MBA ở tuổi 24 với thành tích xuất sắc. Cô sống độc lập từ khi sang Mỹ. Cô vừa học, vừa làm thêm để trang trải cuộc sống và để dành tiền về Việt Nam. Mặc dù cả gia đình cô đều ở bên Mỹ và bố cô là một doanh nhân thành đạt ở đó nhưng Thảo không xin tiền của bố vào bất cứ việc gì từ khi cô sang Mỹ.
    [​IMG]


    Khi không phải giảng bài trên giảng đường, Thảo thường sử dụng tiếng Việt. Nếu có dịp, cô sẽ dạy mọi người nói vài câu tiếng Việt và thường tự hào giới thiệu: tôi là người Việt Nam. “Giới thiệu như thế với sinh viên thú vị lắm. Lần sau họ sẽ gặp và chào lại mình: xin chào cô giáo Việt Nam. Mình học được bố tư chất: dù đi đâu, làm gì cũng vẫn mang đậm phong thái của người Việt Nam”.

    Tháng 2 năm 2012, Thảo được bác sĩ yêu cầu làm phẫu thuật tim. Tuy nhiên, xác suất thành công ca mổ không được khẳng định nên cô từ chối làm phẫu thuật. Cô tâm sự: “xác suất 50/50, lỡ cái vào nửa 50 xấu, ngày mai mình không còn được phân tích tài chính, không được nhảy chân sáo và cười nói với mọi người thì sao? Sợ nhất sự cô đơn. Mình nghĩ, nằm một chỗ cho ca phẫu thuật cũng cảm thấy cô đơn lắm!”.

    Thảo nói về căn bệnh của mình: “Đó chỉ là sự không hoàn thiện mà cuộc sống dành cho mình. Con người ta nếu không có một khiếm khuyết gì đó thì dễ sinh hư. Biết mình quá hoàn thiện, người ta sẽ không còn gì để cố gắng, để trân trọng”.

    Theo Hải Đường


    AFamily/TTVN



  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Tại sao Trung - Mỹ phải đi tới xung đột?

    (3/8/2012 3:01:59 PM) Bốn mươi năm sau chuyến thăm đặc biệt của Nixon tới Trung Quốc, một cuộc xung đột hệ thống chính trị đang tồn tại mà ngay cả những lợi ích về kinh tế cũng không thể che lấp được.

    Chỉ một vài sự kiện địa chính trị trong thế kỷ 20 có thể sánh được với chuyến thăm lịch sử của Richard Nixon tới Trung Quốc cách đây 40 năm. Ngày nay. "tuần lễ làm thay đổi thế giới" đó được nhớ tới chủ yếu như một trò chơi táo bạo trong cuộc cách mạng ngoại giao rất thành công đối với Tổng thống Mỹ và nước này.

    Tuy nhiên, ngày nay càng rõ ràng hơn rằng chuyến thăm của Nixon đã khởi đầu một tiến trình mà rốt cuộc đã chấm dứt sự cô lập của Trung Quốc và dọn đường cho Vương quốc Trung tâm tái sinh như một một cường quốc lớn. Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã hưởng lợi nhiều hơn so với Mỹ từ việc nối lại quan hệ hữu nghị chiến lược Trung - Mỹ.

    Về mặt an ninh, quan hệ bán-liên minh được thiết lập giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp sau chuyến thăm kể trên đã giúp Bắc Kinh tăng cường mạnh mẽ năng lực đối đầu với Liên Xô, nước đã huy động 30-40 sư đoàn chống lại Trung Quốc và đang trù tính một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc ngay trước chuyến công du của ông Nixon. Tất nhiên, thêm Trung Quốc vào như một con lắc chống lại Liên Xô đã giúp Mỹ tiến hành Chiến tranh Lạnh. Nhưng Mỹ rốt cuộc đã đánh bại Liên Xô trong cuộc cạnh tranh này mà không cần phải có sự đóng góp của Trung Quốc mà vốn rất chừng mực ở những phạm vi nhất định.

    Do sự hỗn loạn chính trị của ***************** (1966-1976), những lợi ích về kinh tế của việc nối lại quan hệ hữu nghị Trung - Mỹ phải đợi vài năm sau nữa mới xuất hiện. Mãi cho đến khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền - và cuộc cách mạng kinh tế mà những cải cách của ông khởi đầu - thì Trung Quốc mới bắt đầu tăng cường tầm quan trọng kinh tế của các mối quan hệ giữa nước này với Mỹ. Rõ ràng, chính Đặng Tiểu Bình khôn ngoan đã hiểu rõ tầm quan trọng này. Đó là lý do chuyến công du nước ngoài đầu tiên mà ông thực hiện sau khi giành được ưu thế chính trị hồi tháng 12/1978 (tháng mà một cách ngẫu nhiên, Bắc Kinh và Washington chính thức bình thường hóa quan hệ) là tới Mỹ.

    Ông biết rằng, chương trình cải cách kinh tế và mở cửa của Trung Quốc không thể thành công nếu không có đầu tư và công nghệ từ Mỹ. Mô hình dẫn dắt sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc - đầu tư tăng cao, mở cửa đón thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phân quyền - sẽ sinh ra những kết quả kém ấn tượng hơn nhiều nếu như thị trường Mỹ đóng cửa đối với hàng hóa Trung Quốc và các công ty Mỹ bị cấm đầu tư vào Trung Quốc (như thời trước chuyến thăm của Nixon).



    Ảnh minh họa: english.chosun.com


    Vì vậy, trong tuần qua, 40 năm sau chuyến thăm của Nixon, phán quyết đã rõ: Trung Quốc là nước chiến thắng trọn vẹn. Thật may mắn là Mỹ không thua. Đó là một cuộc chơi đôi bên cùng thắng hiếm hoi về địa chính trị. Tuy nhiên, ngay cả trong tình huống cùng thắng này, Trung Quốc rõ ràng đã giành được nhiều hơn Mỹ. Đối chiếu những lợi ích tương đối như vậy khiến một người phải tự hỏi lẽ gì mà ngày nay có quá nhiều nhân vật chóp bu Trung Quốc nuôi dưỡng những oán giận chống Mỹ như vậy.

    Một lý do cơ bản để các mối quan hệ Trung - Mỹ đôi bên cùng có lợi kể từ sau chuyến thăm của Nixon khá rõ ràng. Hai nước có chung các lợi ích quan trọng: an ninh chống lại mối đe dọa Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh và các lợi ích kinh tế ngày càng lớn từ thương mại và đầu tư sau Chiến tranh Lạnh. Thông thường, sợ hãi và tham lam là đủ để tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hầu hết các quốc gia - nhưng không phải giữa các cường quốc lớn. Duy trì sự tin tưởng chiến lược, dựa trên các giá trị chung và các thể chế chính trị tương đồng, là cực kỳ quan trọng trong việc quyết định bản chất mối quan hệ giữa các cường quốc. Có thể có những ngoại lệ, chẳng hạn như trong trường hợp chuyến thăm của Nixon, sự kiện diễn ra khi cả Trung Quốc và Mỹ đang đối mặt với một mối đe dọa an ninh rất lớn - Liên Xô. Đó là lý do Nixon và Henry Kissinger, đều là những người thực hành chính sách thực dụng tài giỏi, không lo ngại về bản chất của chế độ Trung Quốc vào thời điểm đó. Bản năng sinh tồn, chứ không phải niềm tin chiến lược lâu dài, đã thúc ép hai nước tìm kiếm sự hợp tác.

    Nhưng ngày nay, cấu trúc của các mối quan hệ Trung - Mỹ đã thay đổi vượt ra ngoài sự công nhận. Về an ninh, họ đã trở thành các bán-đối-thủ, thay vì là các bán-đồng-minh, bên này coi bên kia như một mối đe dọa tiềm ẩn và trù tính các chiến lược quốc phòng tương xứng. Các mối quan hệ kinh tế của họ phát triển phụ thuộc lẫn nhau và hình thành một nền tảng vững chắc nhất để tiếp tục hợp tác. Nhưng ngay cả như thế, căng thẳng vẫn xuất hiện, đặc biệt là dưới dạng các thâm hụt lớn về thương mại song phương mà một phần là do đồng tiền được định giá thấp và những hạn chế của Trung Quốc đối với sự tiếp cận thị trường của các công ty Mỹ.

    Xung đột ý thức hệ - giữa nền dân chủ tự do Mỹ và nhà nước độc đảng của Trung Quốc - trở nên gay gắt hơn trong những năm gần đây. Những người ủng hộ sự ràng buộc với Trung Quốc đưa ra lập luận dựa trên giả định rằng sự hiện đại hóa kinh tế và hội nhập của Trung Quốc với phương Tây sẽ thúc đẩy sự thay đổi chính trị và làm cho nhà nước độc đảng trở nên dân chủ hơn. Giả thuyết "cách mạng tự do" này đáng tiếc đã không mang lại kết quả. Thay vì theo đuổi sự mở rộng tự do chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại ngày càng chống lại dân chủ hóa, hoang tưởng về phương Tây và ngày càng căm ghét các giá trị tự do.

    Kết quả là, trong số 3 trục của quan hệ Trung - Mỹ gồm an ninh, kinh tế và hệ tư tưởng thì chỉ một - các lợi ích kinh tế chung - là vẫn tồn tại. Trong lĩnh vực an ninh và ý thức hệ, các mối quan hệ Trung - Mỹ phát triển ngày càng cạnh tranh và đối lập. Nếu thế thì nhiều khả năng nhất là sự cạnh tranh chiến lược sẽ trở thành một đặc điểm chính của các mối quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai gần - chừng nào nhà nước độc đảng của Trung Quốc tiếp tục nắm quyền. Không khó để xác định nguyên nhân cơ bản.

    Do niềm tin chiến lược thực sự là không thể giữa một nước Mỹ với các giá trị dân chủ tự do và một Trung Quốc do nhà nước độc đảng lãnh đạo, sự cạnh tranh an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ ngày càng dữ dội hơn mà thôi. Các lãnh đạo Trung Quốc không tiếc cho cái gọi là "thiếu hụt lòng tin" bởi họ biết rất rõ tại sao nó tồn tại. Bên cạnh đó, các hệ thống kinh tế chính trị của một nền dân chủ tự do (ủng hộ cạnh tranh tự do) và một chế độ độc đoán (thiên về kiểm soát nhà nước) về cơ bản là trái ngược nhau. Những khác biệt thể chế như vậy chính là nguyên nhân dẫn tới các chính sách kinh tế ắt sẽ xung đột với nhau. Cho nên, những rủi ro mà ngay cả các lợi ích kinh tế chung giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có thể xói mòn như là một hậu quả của xung đột giữa các hệ thống chính trị của họ là có thật.

    Một dự đoán bi quan như thế về tương lai các mối quan hệ Trung - Mỹ có thể là không thích hợp để kỷ niệm 40 năm ngày Nixon công du Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu một người đồng ý với giả thuyết rằng sự tồn tại của chế độ độc đảng ở Trung Quốc, chứ không phải khát vọng của Mỹ nhằm ngăn chặn một cường quốc đang lên, là trở ngại cơ bản cho một mối quan hệ Trung - Mỹ hữu nghị và hợp tác lâu dài trong tương lai gần, thì tự chúng ta sẽ giúp cho chính mình bằng cách thừa nhận hiện thực này và cố gắng thay đổi nó.




    Thanh Hảo (dịch từ The Diplomat )/Vietnamnet
    http://biendong.vntime.vn/News.aspx?Section=TinBienDong&obj=6bf8d39d-d971-469c-8bbd-1516694966c0
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này