Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày ( t.6)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 25/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6704 người đang online, trong đó có 720 thành viên. 22:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12675 lượt đọc và 442 bài trả lời
  1. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Hàn Quốc đẩy mạnh nhập rau quả Việt Nam thay Trung Quốc
    Ông Lê An Hải-Tham tán thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, Tập đoàn Lotte đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc để tìm kiếm các nhà cung ứng rau quả của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc.
    Tập đoàn này có 96 siêu thị ở Hàn Quốc chiếm 24% thị phần về phân phối hàng hóa tại nước này.

    Hàn Quốc có 5 tháng mùa đông, nên rau quả tươi sống trong mùa này tại Hàn Quốc rất đắt. Ví dụ, một bắp cải tại Hàn Quốc có giá 3,5 - 5 USD, trong khi bắp cải của VN chỉ có giá khoảng 50 cent, do đó dù chịu thuế 30 - 40% thì rau quả sống của VN vẫn có lợi thế cạnh tranh.

    Hàn Quốc cũng đang muốn hướng sang nhập khẩu rau quả từ VN thay vì Trung Quốc. Về mặt pháp lý, Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã có các hiệp định chung về kiểm dịch thực vật, động vật.

    Hiện VN đã xuất khẩu được bắp cải tươi và trái thanh long vào thị trường Hàn Quốc, tới đây là xoài... Việc hợp tác với các tập đoàn lớn của Hàn Quốc là hướng đi tốt trong năm 2012 để đưa rau quả tươi sống của VN sang Hàn Quốc.

    Theo Mai Nguyễn
    http://cafef.vn/20120326102149615CA52/han-quoc-day-manh-nhap-rau-qua-viet-nam-thay-trung-quoc.chn
  2. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Ấn Độ: Một người Tây Tạng lưu vong tự thiêu phản đối chủ tịch Trung Quốc
    Thứ hai 26 Tháng Ba 2012

    Thanh niên Tây Tạng Jamphel Yeshi - tự thiêu để phản đối chuyến thăm Ấn Độ của ông Hồ Cẩm Đào - được đưa đến bệnh viện. Ảnh ngày 26/03/2012.

    Thanh niên Tây Tạng Jamphel Yeshi – tự thiêu để phản đối chuyến thăm Ấn Độ của ông Hồ Cẩm Đào – được đưa đến bệnh viện. Ảnh ngày 26/03/2012. – Reuters

    Tại New Delhi, hôm nay 26/03/2012, cộng đồng Tây Tạng lưu vong tổ chức một cuộc biểu tình chống chuyến viếng thăm sắp tới đây của lãnh đạo Trung Quốc. Một thanh niên 27 tuổi đã tẩm xăng tự thiêu. Đây là vụ tự thiêu thứ hai tại Ấn Độ để thể hiện tinh thần liên đới với phong trào phản kháng tại các vùng Tây Tạng ở Hoa Lục.

    Theo AFP, thanh niên Tây Tạng tên Jenphel Yeshi, 27 tuổi, đã tự thiêu ngay tại trung tâm thủ đô New Delhi. Vào lúc cộng đồng Tây Tạng lưu vong biểu tình chống chuyến viếng thăm của lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào thứ tư tới, thanh niên này đã châm lửa vào người biến thành ngọn đuốc rồi ngã xuống. Những người đi gần đã dùng áo choàng dập tắt ngọn lửa và sau đó đưa thanh niên này vào bệnh viện trong tình trạng nguy ngập. Theo bác sĩ thì độ phỏng rất nặng, lên đến 98%.

    Một nhân chứng cho biết thêm : Thanh niên tự thiêu là một người thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đô hộ Tây Tạng và đàn áp nhân quyền.

    Đây là lần thứ hai, người Tây Tạng định cư tại Ấn Độ tự thiêu phản đối chính sách của Bắc Kinh. Tháng 11/2011, một người đàn ông đã toan tự thiêu trước Sứ quán Trung Quốc.

    Từ tháng ba đến nay đã có hơn 30 vụ người Tây Tạng, đa số là tu sĩ, đã tự thiêu tại Hoa Lục và Tây Tạng.

    Truyền hình Trùng Khánh thay văn nghệ « đỏ » bằng phim tập

    Sau hơn một năm « vinh danh cách mạng vô sản » qua những chương trình văn nghệ tuyên truyền, đài truyền hình tỉnh Trùng Khánh sắp phải sang trang. Chương trình « văn hóa đỏ » ca tụng đảng Cộng sản và tư tưởng Mao sẽ được thay thế bằng phim truyện bình dân.

    Hai tuần sau khi lãnh đạo Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức, bản tin trên mạng của chính quyền địa phương thông báo sự thay đổi này vào hôm nay, 26/03, và cho biết sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 02/04/2012.

    Cái gọi là « ***************** và Hồng vệ binh » do Mao phát động, để tiêu diệt các đồng chí của mình và gây án oan khiến cho hàng chục triệu người, bị Thủ tướng Ôn Gia báo lên án là một « thảm kịch lịch sử ».

    Lời phát biểu này được xem là hồi chuông báo tử tham vọng chính trị của « hoảng tử đỏ » Bạc Hy Lai.

    ***********

    Nguồn
  3. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Hoàn Cầu báo: Xuất hiện xu thế khai thác dầu khí nước sâu ở biển Đông
    Thứ hai 26/03/2012 15:52
    (GDVN) - Khai thác dầu khí nước sâu ở biển Đông đang trở thành xu thế, vấn đề công nghệ không quá lớn, các công ty phương Tây ngày càng sẵn sàng tham gia…

    Thành lập "Đặc khu biển Đông", Trung Quốc chuyển hướng vụ Bạc Hy Lai?
    Ngày đầu tuần Hà Nội nắng, biển Đông có áp thấp
    Biển Đông gió giật cấp 9, đêm mai Bắc Bộ đón không khí lạnh
    Biển Đông: Philippines tăng cường lực lượng phản ứng nhanh
    Thuyền viên kể lại phút sinh tử trên con tàu trôi dạt giữa biển Đông
    Cứu nạn 47 thuyền viên gặp nạn trên biển Đông

    Dàn khoan dầu khí Việt Nam

    LTS: Ngày 22/3, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” có bài viết nhan đề “Các công ty phương Tây và các nước xung quanh biển Đông đã khoan hơn 1.000 giếng để khai thác dầu khí”. Sau đây là những nội dung chính của bài viết:

    Bài báo dẫn thông tin từ trang mạng của Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ cho rằng: “Biển Đông là một trong những khu vực tập trung tài nguyên dầu khí của thế giới, là vịnh Péc-xích thứ hai”. Những năm gần đây, sở dĩ một số nước xung quanh biển Đông và báo giới Mỹ, phương Tây tuyên truyền về “mối đe dọa từ Trung Quốc” trên biển Đông là do các nước này đẩy mạnh khai thác dầu khí trên biển Đông:

    Sản lượng dầu khí của Việt Nam chiếm 24% GDP; Malaysia khai thác dầu khí ở biển Đông giúp cho giá xăng 95 của nước này giữ ở mức 4 nhân dân tệ/lít (nếu tính theo tiền TQ) trong thời gian dài; gần đây Philippinese (nước có công nghiệp dầu mỏ lạc hậu) gia tăng mời thầu khai thác dầu khí ở biển Đông.

    Những ngày qua, các tờ báo Trung Quốc đưa tin, biên đội tàu Hải giám Trung Quốc vừa tiến hành tuần tra định kỳ lần thứ ba trên biển Đông trong năm 2012, hành trình tuần tra đi qua quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam - PV), thẳng tiến xuống quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam - PV), đi đến điểm cực nam “đường lưỡi bò”, phía nam bồn địa Tăng Mẫu. Trong quá trình tuần tra, họ đã phát hiện ra hơn 30 giàn khoan dầu khí của nước ngoài nằm trong “đường lưỡi bò” (do Trung Quốc tùy tiện vạch ra -PV), và cho rằng đây là các hoạt động “khai thác phi pháp”.

    Biên đội tàu tuần tra Tổng đội Nam Hải - Hải giám Trung Quốc vừa tiến hành tuần tra định kỳ lần thứ ba trên biển Đông năm 2012. Trong hình là tàu Hải giám 83 Trung Quốc có lượng choán nước là 3980 tấn.

    Phóng viên tờ “Thời báo Hoàn Cầu” qua quá trình tiến hành theo dõi, cho rằng hầu như tất cả các công ty dầu khí lớn của phương Tây đã có mặt ở các nước xung quanh biển Đông, đã có hơn 1.000 giếng dầu được xây dựng.

    Trong khi đó, hoạt động thăm dò khai thác của Trung Quốc chỉ tiến hành ở vùng biển nông ở vịnh Bắc Bộ và cửa biển sông Châu Giang, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa có giếng dầu nào trên vùng biển Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam - PV) – nơi có nguồn tài nguyên tập trung nhất.

    Thời báo Hoàn Cầu: Các nước láng giềng gia tăng thăm dò dầu khí ở biển Đông

    Cục Điều tra Địa chất Mỹ đưa ra báo cáo cho biết, tổng lượng tài nguyên dầu mỏ ở biển Đông có thể lên tới 28 tỷ thùng. Còn mạng “An ninh toàn cầu” Mỹ có bài viết cho rằng, trữ lượng dầu mỏ đã phát hiện ở biển Đông ít nhất là 7,5 tỷ thùng.

    Các nước Việt Nam, Philippinese, Malaysia và Brunei có quy mô thăm dò, khai thác ở biển Đông tương đối lớn, lượng khai thác dầu mỏ mỗi ngày hơn 50 triệu tấn, rất nhiều nước đang đẩy mạnh mời thầu thăm dò khai thác.

    Trong đó, Việt Nam đã phân ra 185 lô, ký kết hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với hơn 50 công ty dầu mỏ nước ngoài, có rất nhiều lô nằm trong vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.

    Những năm gần đây, Malaysia cũng phân ra nhiều lô dầu khí ở vùng nước sâu để mời thầu, trong đó hợp đồng thăm dò khai thác 13 lô hoàn toàn hoặc một phần nằm ở biển Đông.

    Tàu Hải giám 75 của Trung Quốc, có lượng choán nước là 1290 tấn.

    Còn Brunei, nước này và công ty Shell đã liên doanh xây dựng hơn 240 giàn khoan dầu khí trên biển. Theo tuyên bố chính thức từ Brunei, vùng kinh tế của họ bao gồm đá Louisa và vùng biển 3.000 km2 (Trung Quốc nói họ có chủ quyền).

    Hiện nay, Philippinese đang mời thầu 15 lô dầu khí, trong đó có 3 lô (lô 3, 4 và 5) bị Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ, tức nằm trong “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vạch ra.

    Ở Đông Nam Á, công nghiệp dầu mỏ của Philippinese tương đối lạc hậu, gần đây Philippinese gia tăng mời thầu thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông. Bộ Năng lượng Philippinese vừa cho biết, Philippinese đang tiến hành mời thầu thăm dò năng lượng 15 lô, và “sẽ không có bất cứ sự chậm trễ nào”, “không có công ty Trung Quốc nào tham gia đấu thầu”.

    Theo Sarah, Trợ lý Văn phòng Bộ trưởng Bộ Năng lượng Philippinese thì chương trình nhận thầu năng lượng vòng thứ tư bao gồm 15 lô này được chính thức khởi động từ ngày 30/6/2011, Chính phủ Philippinese sắp bắt đầu cấp thỏa thuận thăm dò cho các công ty bỏ thầu. Nhưng bà từ chối tiết lộ thông tin cụ thể về lô và công ty khai thác dầu khí.

    Báo Trung Quốc cho rằng, một bản đồ phân lô của Philippinese cho biết, lô 3 và 4 nằm trong “lãnh hải Trung Quốc”, còn lô 5 có một phần nằm trên “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vạch ra. Được biết, có 38 công ty nước ngoài tham gia đấu thầu ở Philippinese lần này, bao gồm Total của Pháp, Esco của Mỹ, Shell của Hà Lan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối về vấn đề này.

    Theo phóng viên “Thời báo Hoàn Cầu” thì đến ngày 31/7 sẽ hết hạn cấp thỏa thuận các lô 3, 4 và 5 – đây là thời gian chậm nhất trong số 15 lô. Theo định hướng của Bộ Năng lượng Philippinese thì khai thác dầu khí của Philippinese sẽ tăng 40% trong 20 năm tới.

    Giàn khoan dầu khí của Philippinese ở biển Đông.

    Thời báo Hoàn Cầu: Nhiều nước giàu lên từ biển Đông

    Trong các nước xung quanh biển Đông, Malaysia tỏ ra rất lặng lẽ. Nhưng trên thực tế, Malaysia là một trong những nước được lợi nhiều nhất từ khai thác dầu khí ở biển Đông.

    Cách bờ biển Malaysia không xa có rất nhiều giàn khoan, ngư dân ở đây cho biết, trong mấy năm qua, ngọn lửa phun lên từ những giếng dầu không ngừng, những tàu chở dầu cỡ lớn đã đi lại như con thoi giữa giàn khoan và cảng dầu.

    Wilson, người phụ trách quan hệ công chúng, Ban hợp tác đối ngoại của Công ty Dầu khí Malaysia (công ty dầu khí lớn nhất Malaysia) cho biết: “Mỏ dầu gần nhất cách Miri của Sarawak, Timur, Malaysia chỉ 12 km, khoảng cách xa nhất so với đất liền chỉ vài trăm km, ngồi máy bay trực thăng sẽ mất mấy tiếng”.

    Ở Malaysia, nguồn dầu mỏ hầu như toàn bộ đều hút lên từ biển. Malaysia đã khoan hàng trăm giếng dầu khí ở biển Đông, hàng năm sản xuất 30 triệu tấn dầu mỏ. Những lợi ích từ biển Đông có thể nhìn thấy từ các trạm xăng dầu của các công ty dầu mỏ nước ngoài và Malaysia trên lãnh thổ nước này.

    Giá xăng 95 ở đây chỉ 1,9 Ringgit/lít (khoảng 4 nhân dân tệ). Giá dầu thấp làm cho chỉ 28 triệu người Malaysia lại có tới hơn 10 triệu xe chạy bằng máy.

    Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu dầu khí của Malaysia lên tới 23 tỷ USD, chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

    Bảng báo cáo tài chính thường niên của Công ty Dầu khí Malaysia cho biết, trong năm tài chính 2011, lợi nhuận ròng dầu mỏ của Malaysia lên tới 20,1 tỷ USD. Theo tiết lộ từ nội bộ, sự tăng trưởng kếch xù về lợi nhuận của công ty này một phần rất lớn đến từ khai thác dầu khí ở biển Đông.

    Giàn khoan của Malaysia ở vùng biển quần đảo Trường Sa

    Wilson cho biết, đến cuối năm 2010, Công ty Dầu khí Malaysia đã ký hơn 70 hợp đồng chia sẻ khai thác với rất nhiều công ty dầu khí quốc tế. Mỗi hợp đồng đều có đàm phán cụ thể, thường phân chia theo tỷ lệ 60:40 hoặc 70:30.

    Trước khi công nghệ khai thác dầu mỏ của Malaysia hoàn thiện, hầu hết đều giao cho công ty nước ngoài nhận thầu khai thác, hiện nay Công ty Dầu khí Malaysia đã bắt đầu nhận thầu nghiệp vụ trong nước và quốc tế.

    Không chỉ ở Malaysia, khai thác dầu khí ở biển Đông cũng trở thành trụ cột kinh tế lớn nhất của Việt Nam, đồng thời giúp cho Việt Nam từ một nước ít dầu mỏ trở thành một nước xuất khẩu dầu mỏ. Việt Nam là nước tiến hành khai thác dầu khí sớm nhất ở biển Đông.

    Năm 1975, hãng Mobil Oil đã phát hiện ra dầu mỏ ở vùng biển phía nam Việt Nam. Vào thập niên 1980, Công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu khí Liên Xô đã thành lập công ty liên doanh khai thác mỏ dầu Bạch Hổ. Mỏ dầu Bạch Hổ đến nay vẫn là mỏ dầu lớn nhất Việt Nam, từng chiếm một nửa sản lượng dầu thô của Việt Nam trong một thời gian.

    Sản lượng dầu mỏ của Việt Nam khoảng 400.000 thùng/ngày, lượng xuất khẩu là 53.000 thùng/ngày, trong đó một nửa được xuất khẩu sang Mỹ. Dầu mỏ ở biển Đông là trụ cột kinh tế hàng đầu của Việt Nam, năm 2010 tổng thu nhập của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là 478,4 nghìn tỷ đồng (1 USD bằng 21.000 đồng), chiếm 24% GDP của Việt Nam trong năm.

    Thời báo Hoàn Cầu: Khai thác biển sâu sẽ gây ra tranh chấp nhiều hơn

    Tại Malaysia, tất cả nguồn tài nguyên dầu khí đều do Công ty Dầu khí Malaysia phụ trách, công ty này trực thuộc Phủ Thủ tướng, tương đương ủy ban ngang Bộ của nhà nước, không chịu sự quản lý của Bộ Năng lượng, Tổng Giám đốc của họ trực tiếp chịu trách nhiệm với Thủ tướng.

    Giàn khoan của Malaysia trên biển Đông.

    Theo một người phụ trách của Công ty Dầu khí Malaysia: “Dùng hình thức Công ty Dầu khí Malaysia chứ không phải Ủy ban ngang Bộ nhà nước để quản lý thống nhất ngành công nghiệp dầu khí Malaysia là nhằm để cho công nghiệp dầu khí tách rời chính trị, không bị ảnh hưởng từ tình hình chính trị, duy trì hoạt động khai thác dầu khi một cách bình thường và phát triển bền vững”.

    Nhưng trên thực tế, ở Malaysia có lưu truyền câu nói rằng “kho dầu thông kho nhà nước, kho nhà nước thông kho đảng cầm quyền”.

    Một học giả Malaysia cho biết, các khoản ban đầu của Công ty Dầu khí Malaysia chỉ có một số nhân vật chính như Tổng giám đốc Công ty, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Đảng UMNO (đảng cầm quyền) nắm được.

    Thu nhập của Công ty Dầu khí Malaysia là nguồn kinh phí quan trọng để Chính phủ hoạt động và đảng cầm quyền Malaysia tranh cử.

    Ở Việt Nam, khai thác dầu mỏ ở biển Đông đã trở thành chiến lược quốc gia. Để gia tăng mức độ khai thác, Việt Nam từng tập trung sửa đổi “Luật Dầu khí”, làm cho điều kiện tham gia tranh thầu của các công ty dầu khí quốc tế rất ưu đãi, cổ phần của nước ngoài trong công ty liên doanh có thể chiếm 80%. Các trùm dầu mỏ phương Tây như Exxon Mobil, BP, Total đều đang đầu tư lớn ở Việt Nam.

    Mặt khác, do khai thác dầu khí trên biển là một ngành đòi hỏi đầu tư lớn, công nghệ cao, xuất phát từ những tính toán chính trị và thực tế, các nước Đông Nam Á bắt đầu đã đi theo con đường lôi kéo phương Tây “làm bạn”, thông qua phương thức liên doanh trực tiếp hoặc gián tiếp, mời các công ty dầu khí lớn của phương Tây hợp tác khai thác tài nguyên dầu khí ở biển Đông.

    Tàu chiến của Philippinese trong một cuộc tập trận chung.

    Được biết, hiện nay hơn 200 công ty năng lượng phương Tây đã có tới hàng ngàn giếng khoan ở biển Đông, với sự tham gia của tất cả các công ty dầu khí lớn của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Những năm gần đây, Mỹ và Nhật Bản không ngừng gia tăng đầu tư vào khai thác dầu khí ở biển Đông.

    Công ty Dầu khí lớn thứ ba của Mỹ, hãng Conoco Phillips có quy mô tài sản lên tới 1,5 tỷ USD ở Việt Nam, có cổ phần trong 3 dự án dầu khí ở bờ biển Việt Nam, mà 3 dự án này được báo chí Trung Quốc cho là đều nằm trong “khu vực tranh chấp” ở biển Đông.

    Ngoài Mỹ và châu Âu, từ thập niên 1980 Nhật Bản đã đặt chân vào biển Đông khai thác tài nguyên. Mấy năm gần đây, Nhật Bản rơi vào suy thoái kinh tế, nhưng không ngăn được các bước tiến vào biển Đông của các công ty dầu mỏ Nhật Bản.

    Stephen Doyle, Chủ tịch Hiệp hội Thăm dò Dầu khí Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore nói với phóng viên tờ “Thời báo Hoàn Cầu” rằng, khai thác dầu khí vươn ra vùng nước sâu ở biển Đông đã trở thành xu thế, hơn nữa công nghệ khai thác ở vùng nước sâu đã không còn là vấn đề quá lớn, ngày càng nhiều công ty dầu khí phương Tây sẵn sàng tiến hành khai thác các vùng nước sâu trên biển Đông.

    Mặt khác, để thu hút đầu tư nước ngoài, các nước xung quanh biển Đông đều có sự nhượng bộ rất lớn về phân chia lợi nhuận, có sức hấp dẫn rất lớn với các công ty xuyên quốc gia. Nhưng Stephen lo ngại, với việc vươn ra khai thác ở vùng nước sâu trên biển Đông, chắc chắn sẽ đi vào “khu vực tranh chấp chủ quyền”, có thể làm cho tranh chấp biển Đông gay gắt và nổi cộm hơn.

    Giàn khoan nước sâu "Dầu khí Hải dương 981" của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc.

    Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” dẫn nội dung bài viết của Robert Baker, Chủ nhiệm Trung tâm Luật quốc tế, Đai học Quốc lập Singapore cho rằng, tiến hành hoạt động đơn phương ở “khu vực có tranh chấp”, đặc biệt là nếu những hoạt động này có liên quan đến khai thác tài nguyên mang tính thực chất, sẽ đi ngược lại tinh thần “Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc”.
    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tu-li...i-thac-dau-khi-nuoc-sau-o-bien-Dong/134163.gd
  4. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Thành lập "Đặc khu biển Đông", Trung Quốc chuyển hướng vụ Bạc Hy Lai?
    Thứ hai 26/03/2012 07:54
    (GDVN) - Trung Quốc sẽ tăng cường tuần tra định kỳ trên biển Đông, đồng thời các quan chức Trung Quốc còn đề xuất một loạt biện pháp về mặt hành chính.

    Biển Đông: Philippines tăng cường lực lượng phản ứng nhanh
    Thuyền viên kể lại phút sinh tử trên con tàu trôi dạt giữa biển Đông
    Cứu nạn 47 thuyền viên gặp nạn trên biển Đông
    Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay ở biển Đông từ 1/8
    Google ủng hộ yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông?
    REUTER:philippines quyết liệt, biển Đông sẽ nóng trở lại trong tháng 3

    Theo Hoàn Cầu Thời Báo, chuyên gia các vấn đề hải dương và luật quốc tế của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Vương Hàn Linh cho rằng, tuần tra định kỳ ở vùng biển tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông sẽ giúp cho ngư dân Trung Quốc được bảo vệ và tăng cường “sự kiểm soát của Bắc Kinh”.
    Tàu Hải giám 83 của Trung Quốc vừa tiến hành tuần tra trên biển Đông.

    Báo chí Trung Quốc kêu gọi phải thay đổi chiến lược "giấu mình"

    Theo Vương Hàn Linh thì “Tuần tra trên biển định kỳ ở vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và biển Đông, có nghĩa là đã thay đổi chính sách phòng thủ bị động trước đây, chuyển sang thực thi các hành động chủ động bảo vệ lợi ích trên biển của mình”.

    Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore cho biết, biên đội trên biển của Tổng đội Nam Hải – Hải giám Trung Quốc vừa hoàn thành cuộc tuần tra định kỳ trên biển Đông lần thứ ba trong năm 2012, đồng thời phát hiện hơn 30 giàn khoan dầu khí nước ngoài.

    Theo bài báo, các dấu hiệu cho thấy, gần đây Trung Quốc liên tiếp thể hiện quyết tâm “bảo vệ chủ quyền” các vùng biển, thể hiện thái độ cứng rắn về mặt ngoại giao, muốn “phản hồi lại những lời kêu gọi bảo vệ chủ quyền từ trong nước”.

    Phân cục Nam Hải (biển Đông) của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc vừa có thông báo chính thức cho rằng, biên đội tuần tra trên biển của Hải giám Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, đã tiến hành đến gần quan sát và theo dõi các đảo, bãi đá, bãi cạn... trên biển Đông.

    Trong đợt tuần tra lần này, biên đội của Tổng đội Nam Hải – Hải giám Trung Quốc không phát hiện ra bất cứ tàu quân sự, tàu công vụ chính phủ, tàu thăm dò và khảo sát khoa học nào của nước ngoài, nhưng lại phát hiện ra hơn 30 giàn khoan dầu khí.

    Báo Singapore cho rằng, sau khi tuyên bố với bên ngoài rằng đã phát hiện ra những giàn khoan dầu khí này, việc làm tiếp theo của Trung Quốc như thế nào chắc chắn sẽ gây sự chú ý.

    Tại Trung Quốc, những lời kêu gọi điều chỉnh chiến lược “giấu mình”, cứng rắn trong vấn đề tranh chấp biển Đông đang không ngừng gia tăng.

    Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc - La Viện: Cần thành lập "Đặc khu biển Đông"

    Được biết, vấn đề biển Đông là một trong những vấn đề nóng của kỳ họp “Lưỡng hội” vừa qua của Trung Quốc.

    Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, Phó Tổng thư ký Học hội Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng La Viện cho rằng, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi biển quốc gia của Trung Quốc, cần phải tập hợp các lực lượng thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền, thành lập ra Lực Cảnh sát bờ biển quốc gia.

    Tại “Lưỡng hội”, La Viện còn đề xuất 5 biện pháp trong đó có thành lập “Đặc khu biển Đông” nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

    Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, nguyên Bí thư tỉnh Phúc Kiến Trần Minh Nghĩa thì đề xuất, Trung Quốc cần thành lập Bộ Hải dương nhằm “tăng cường chiến lược biển như phát triển ngành hàng không vũ trụ”.

    Tàu Ngư chính Trung Quốc có tải trọng 2.500 tấn, dài 108 m, rộng 14 m, khả năng chạy liên tục 6.000 hải lý, tốc độ tối đa có thể đạt 22 hải lý/giờ.

    Ngoài ra, trong thời gian kỳ họp “Lưỡng hội”, tờ “Nhân Dân Nhật báo bản nước ngoài” có bài bình luận nhan đề “Can đảm và mưu lược đi trước một bước” cho rằng, ngoại giao Trung Quốc hiện nay vẫn đối mặt với thách thức nghiêm trọng, điều quan trọng nhất hiện nay là phải có sáng tạo trong giải quyết những vấn đề nan giải, biến ứng phó bị động thành “ra tay” chủ động, “phòng ngự hay phản kích bị động hoàn toàn không phải luôn gặp may, mà phải đi trước một bước, có khi lại làm thay đổi toàn bộ ván cờ”.

    Chuyển hướng dư luận trong nước trong vụ Bạc Hy Lai?

    Sau khi kết thúc “Lưỡng hội”, Trung Quốc mạnh mẽ tuyên bố tăng cường tuần tra ở vùng biển xung quanh đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku) và biển Đông – những khu vực có tranh chấp, cộng với việc Phó Tổng đội trưởng Tổng đội Hải giám Ngô Bình cho biết phải tiếp tục tăng cường tuần tra bảo vệ chủ quyền định kỳ ở các vùng biển “do Trung Quốc quản lý”, khiến cho dư luận đặc biệt chú ý tới các động thái “bảo vệ chủ quyền trên biển” của Trung Quốc.

    Có chuyên gia phân tích cho rằng, những động thái chính thức lần này là nhằm đáp ứng những lời kêu gọi bảo vệ chủ quyền biển ở trong nước, đồng thời chuyển sự chú ý của dư luận khi tranh cãi về vấn đề phải trái từ việc Bạc Hy Lai bị cách chức.

    Báo chí Trung Quốc cũng dẫn các nguồn tin cho biết, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang có tiến triển thuận lợi, có kế hoạch triển khai trong năm nay (2012) và địa điểm triển khai là biển Đông.

    Trong khi đó, tờ "Phương Đông" ngày 20/3 dẫn lời Phó Cục trưởng Cục Hải dương và Ngư chính tỉnh Quảng Đông, Tổng đội trưởng Tổng đội Ngư chính tỉnh Quảng Đông Lưu Vật Khai cho biết, dự kiến vào tháng 6 năm nay, Tổng đội Hải giám Quảng Đông sẽ trở thành lực lượng hải giám địa phương đầu tiên của Trung Quốc sở hữu trang bị chấp pháp hàng không, tức máy bay trực thăng không người lái.
    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể được triển khai ở biển Đông.
    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tu-li...ung-Quoc-chuyen-huong-vu-Bac-Hy-Lai/133776.gd
  5. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Thành lập "Đặc khu biển Đông", Trung Quốc chuyển hướng vụ Bạc Hy Lai?
    Thứ hai 26/03/2012 07:54
    (GDVN) - Trung Quốc sẽ tăng cường tuần tra định kỳ trên biển Đông, đồng thời các quan chức Trung Quốc còn đề xuất một loạt biện pháp về mặt hành chính.

    Biển Đông: Philippines tăng cường lực lượng phản ứng nhanh
    Thuyền viên kể lại phút sinh tử trên con tàu trôi dạt giữa biển Đông
    Cứu nạn 47 thuyền viên gặp nạn trên biển Đông
    Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay ở biển Đông từ 1/8
    Google ủng hộ yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông?
    REUTER:philippines quyết liệt, biển Đông sẽ nóng trở lại trong tháng 3

    Theo Hoàn Cầu Thời Báo, chuyên gia các vấn đề hải dương và luật quốc tế của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Vương Hàn Linh cho rằng, tuần tra định kỳ ở vùng biển tranh chấp trên biển Đông và biển Hoa Đông sẽ giúp cho ngư dân Trung Quốc được bảo vệ và tăng cường “sự kiểm soát của Bắc Kinh”.
    Tàu Hải giám 83 của Trung Quốc vừa tiến hành tuần tra trên biển Đông.

    Báo chí Trung Quốc kêu gọi phải thay đổi chiến lược "giấu mình"

    Theo Vương Hàn Linh thì “Tuần tra trên biển định kỳ ở vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và biển Đông, có nghĩa là đã thay đổi chính sách phòng thủ bị động trước đây, chuyển sang thực thi các hành động chủ động bảo vệ lợi ích trên biển của mình”.

    Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore cho biết, biên đội trên biển của Tổng đội Nam Hải – Hải giám Trung Quốc vừa hoàn thành cuộc tuần tra định kỳ trên biển Đông lần thứ ba trong năm 2012, đồng thời phát hiện hơn 30 giàn khoan dầu khí nước ngoài.

    Theo bài báo, các dấu hiệu cho thấy, gần đây Trung Quốc liên tiếp thể hiện quyết tâm “bảo vệ chủ quyền” các vùng biển, thể hiện thái độ cứng rắn về mặt ngoại giao, muốn “phản hồi lại những lời kêu gọi bảo vệ chủ quyền từ trong nước”.

    Phân cục Nam Hải (biển Đông) của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc vừa có thông báo chính thức cho rằng, biên đội tuần tra trên biển của Hải giám Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, đã tiến hành đến gần quan sát và theo dõi các đảo, bãi đá, bãi cạn... trên biển Đông.

    Trong đợt tuần tra lần này, biên đội của Tổng đội Nam Hải – Hải giám Trung Quốc không phát hiện ra bất cứ tàu quân sự, tàu công vụ chính phủ, tàu thăm dò và khảo sát khoa học nào của nước ngoài, nhưng lại phát hiện ra hơn 30 giàn khoan dầu khí.

    Báo Singapore cho rằng, sau khi tuyên bố với bên ngoài rằng đã phát hiện ra những giàn khoan dầu khí này, việc làm tiếp theo của Trung Quốc như thế nào chắc chắn sẽ gây sự chú ý.

    Tại Trung Quốc, những lời kêu gọi điều chỉnh chiến lược “giấu mình”, cứng rắn trong vấn đề tranh chấp biển Đông đang không ngừng gia tăng.

    Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc - La Viện: Cần thành lập "Đặc khu biển Đông"

    Được biết, vấn đề biển Đông là một trong những vấn đề nóng của kỳ họp “Lưỡng hội” vừa qua của Trung Quốc.

    Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, Phó Tổng thư ký Học hội Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng La Viện cho rằng, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi biển quốc gia của Trung Quốc, cần phải tập hợp các lực lượng thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền, thành lập ra Lực Cảnh sát bờ biển quốc gia.

    Tại “Lưỡng hội”, La Viện còn đề xuất 5 biện pháp trong đó có thành lập “Đặc khu biển Đông” nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.

    Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, nguyên Bí thư tỉnh Phúc Kiến Trần Minh Nghĩa thì đề xuất, Trung Quốc cần thành lập Bộ Hải dương nhằm “tăng cường chiến lược biển như phát triển ngành hàng không vũ trụ”.

    Tàu Ngư chính Trung Quốc có tải trọng 2.500 tấn, dài 108 m, rộng 14 m, khả năng chạy liên tục 6.000 hải lý, tốc độ tối đa có thể đạt 22 hải lý/giờ.

    Ngoài ra, trong thời gian kỳ họp “Lưỡng hội”, tờ “Nhân Dân Nhật báo bản nước ngoài” có bài bình luận nhan đề “Can đảm và mưu lược đi trước một bước” cho rằng, ngoại giao Trung Quốc hiện nay vẫn đối mặt với thách thức nghiêm trọng, điều quan trọng nhất hiện nay là phải có sáng tạo trong giải quyết những vấn đề nan giải, biến ứng phó bị động thành “ra tay” chủ động, “phòng ngự hay phản kích bị động hoàn toàn không phải luôn gặp may, mà phải đi trước một bước, có khi lại làm thay đổi toàn bộ ván cờ”.

    Chuyển hướng dư luận trong nước trong vụ Bạc Hy Lai?

    Sau khi kết thúc “Lưỡng hội”, Trung Quốc mạnh mẽ tuyên bố tăng cường tuần tra ở vùng biển xung quanh đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku) và biển Đông – những khu vực có tranh chấp, cộng với việc Phó Tổng đội trưởng Tổng đội Hải giám Ngô Bình cho biết phải tiếp tục tăng cường tuần tra bảo vệ chủ quyền định kỳ ở các vùng biển “do Trung Quốc quản lý”, khiến cho dư luận đặc biệt chú ý tới các động thái “bảo vệ chủ quyền trên biển” của Trung Quốc.

    Có chuyên gia phân tích cho rằng, những động thái chính thức lần này là nhằm đáp ứng những lời kêu gọi bảo vệ chủ quyền biển ở trong nước, đồng thời chuyển sự chú ý của dư luận khi tranh cãi về vấn đề phải trái từ việc Bạc Hy Lai bị cách chức.

    Báo chí Trung Quốc cũng dẫn các nguồn tin cho biết, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang có tiến triển thuận lợi, có kế hoạch triển khai trong năm nay (2012) và địa điểm triển khai là biển Đông.

    Trong khi đó, tờ "Phương Đông" ngày 20/3 dẫn lời Phó Cục trưởng Cục Hải dương và Ngư chính tỉnh Quảng Đông, Tổng đội trưởng Tổng đội Ngư chính tỉnh Quảng Đông Lưu Vật Khai cho biết, dự kiến vào tháng 6 năm nay, Tổng đội Hải giám Quảng Đông sẽ trở thành lực lượng hải giám địa phương đầu tiên của Trung Quốc sở hữu trang bị chấp pháp hàng không, tức máy bay trực thăng không người lái.
    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể được triển khai ở biển Đông.
    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tu-li...ung-Quoc-chuyen-huong-vu-Bac-Hy-Lai/133776.gd
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Đảo Điếu Ngư: Trung Quốc muốn phá vỡ sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản
    Chủ nhật 25/03/2012 17:13
    (GDVN) - Quan chức Hải giám TQ cho rằng, mục đích của cuộc tuần tra vừa qua ở vùng biển đảo Điếu Ngư là nhằm phá vỡ sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản.

    Hải giám Trung Quốc tiếp tục tuần tra ở vùng biển đảo Điếu Ngư
    Tàu Ngư chính Trung Quốc tuần tra gần đảo Điếu Ngư
    Nhật Bản phát hiện tàu Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
    TQ: Bay trên không phận đảo Điếu Ngư là phù hợp với luật pháp quốc tế
    Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản đưa thuyền bè ra khỏi đảo Điếu Ngư

    Tàu Hải giám Trung Quốc tuần tra đảo Điếu Ngư (hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế).

    Gần đây, tàu Hải giám 50 và Hải giám 66 của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã tiến hành tuần tra đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku), các hòn đảo và vùng biển lân cận, vùng biển các mỏ dầu khí của biển Hoa Đông.

    Báo chí Nhật Bản cho rằng, phía Trung Quốc muốn phá vỡ “sự kiểm soát thực tế” của Nhật Bản đối với đảo Điếu Ngư.

    Tờ “Tokyo Shimbun” Nhật Bản cho biết, sau khi xảy ra sự kiện đụng tàu ở vùng biển đảo Điếu Ngư năm 2010, Trung Quốc đã thường xuyên tuần tra đảo Điếu Ngư và vùng biển lân cận.

    Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc ngày 21/3 dẫn lời quan chức Hải giám Trung Quốc cho biết, mục đích tăng cường tuần tra là “phá vỡ ý đồ thông qua “kiểm soát thực tế”, “quản lý hiệu quả” cướp đi lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc-đảo Điếu Ngư”.

    Bài báo cho rằng, trước đây Trung Quốc cũng có quan điểm về bảo vệ chủ quyền, nhưng cách nói “phá vỡ kiểm soát thực tế” thì rất hiếm.

    Vị quan chức phê phán rằng: “Năm 2012 là tròn 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung-Nhật. Nhưng trong năm nay, Nhật Bản từ cá nhân cho đến chính quyền đều có không ít động thái nhỏ trong vấn đề đảo Điếu Ngư… Chính phủ Trung Quốc nhiều lần tiến hành phản đối mạnh mẽ, nhưng Nhật Bản luôn từ chối sự phản đối của Trung Quốc”.

    Về lý do tăng cường tuần tra, ông đã đưa ra các nhân tố như nghị sĩ thành phố Ishigaki lên đảo vào tháng 1, Chính phủ Nhật Bản đặt tên cho các hòn đảo không có người ở.

    Đối với vấn đề đặt tên cho các hòn đảo không có con người, phía Trung Quốc đã có thái độ phản đối kịch liệt, cho rằng điều này đã làm thiệt hại “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Mâu thuẫn giữa Trung-Nhật về vấn đề đảo Điếu Ngư đang tiếp tục gay gắt.

    Tàu Hải giám 50 Trung Quốc.

    Bài báo cho rằng, tàu Hải giám 50 và tàu Hải giám 66 của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc tuần tra đảo Điếu Ngư và các hòn đảo, vùng biển lân cận; ngày 17/3, hai tàu này tập trung với 4 tàu hải giám khác ở xung quanh mỏ dầu khí gần đường trung tuyến Nhật-Trung trên biển Hoa Đông, cùng triển khai tuần tra. Trên tàu còn có phóng viên chính quyền, thông qua các hoạt động đưa tin hiếm có để tăng cường lập trường cứng rán của họ trong vấn đề đảo Điếu Ngư.

    Việt Dũng (Theo báo Phương Đông
    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...o-su-kiem-soat-thuc-te-cua-Nhat-Ban/133642.gd
  7. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Hệ thống chỉ thị mục tiêu cơ động cho tên lửa đối hải
    Thứ hai 26/03/2012 12:29
    Viện Kỹ thuật Hải quân (Quân chủng Hải quân) đã nghiên cứu xây dựng thành công hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới ...

    Phô diễn sức mạnh máy bay EC-225 của Hải quân Việt Nam
    Hải quân Việt Nam khởi động mùa huấn luyện 2012
    Hải quân Việt Nam tiếp nhận tàu chiến hiện đại nhất hiện nay
    Cận cảnh 2 tàu chiến mới nhất của Hải quân Việt Nam
    Máy đo phóng xạ PX-6KT sử dụng trên tàu hải quân Việt Nam

    Viện Kỹ thuật Hải quân (Quân chủng Hải quân) đã nghiên cứu xây dựng thành công hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải.

    Hệ thống hoạt động tin cậy, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chiến thuật đặt ra, góp phần nâng cao tính năng và hiệu quả chiến đấu cho các tàu tên lửa.

    Ảnh minh họa

    Sư đoàn 371 Không quân: Kỷ niệm 45 ngày truyền thống
    Lính bộ binh Việt Nam luyện tập đánh bộc phá

    Lính bộ binh Việt Nam luyện tập đánh bộc phá
    Chuyện ít biết về công tác huấn luyện bay Su-30MK2 của Việt Nam

    Chuyện ít biết về công tác huấn luyện bay Su-30MK2 của Việt Nam
    Sáng kiến trợ lực tay lái xe thiết giáp bánh lốp

    Sáng kiến trợ lực tay lái xe thiết giáp bánh lốp
    Chức năng của hệ thống chỉ thị mục tiêu và tính toán phần tử bắn cho tên lửa đối hải là trinh sát phát hiện mục tiêu, truyền tham số mục tiêu về sở chỉ huy và các lực lượng tên lửa,

    máy bay chiến đấu để tiến công mục tiêu một cách bất ngờ ngoài tầm ra-đa hỏa lực, bảo đảm tính toán phần tử bắn và bắn hết tầm của tên lửa.

    Hiện nay quân đội nhiều nước tiếp tục nghiên cứu phát triển, sử dụng các hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện đại. Quân đội Nga đã sản xuất và sử dụng trực thăng Ka-32 có chức năng chỉ thị mục tiêu.

    Nhiều nước sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu lắp trên các máy bay cảnh báo sớm… nhưng nhìn chung giá thành của các hệ thống này rất đắt (lên đến hàng trăm triệu USD).

    Các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật Hải quân đã nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa… để thiết kế, xây dựng hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới cơ động trên biển,

    xây dựng hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu và tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa; lắp đặt thử nghiệm và tích hợp hệ thống lên tàu; xây dựng các phần mềm tính toán, truyền số liệu và đồng bộ hệ thống…

    Hệ thống chỉ thị mục tiêu có khả năng quan sát phát hiện, chỉ thị mục tiêu cho tên lửa, bảo đảm phát huy hết tầm bắn của các loại tên lửa đối hải.

    Hệ thống chỉ thị mục tiêu cơ động trên biển cho tên lửa đối hải có giá thành thấp, hoạt động tin cậy, đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ, chiến thuật đặt ra.

    Hệ thống đã được lắp đặt, thử nghiệm thành công và bàn giao cho các đơn vị phục vụ huấn luyện, SSCĐ. Cùng với các hệ thống chỉ thị mục tiêu hiện có, việc đưa vào sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu này sẽ góp phần nâng cao khả năng SSCĐ của lực lượng Hải quân.
    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...uc-tieu-co-dong-cho-ten-lua-doi-hai/134145.gd
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Bộ trưởng TNMT nói chuyện ngon hông

    Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam

    26/03/2012 9:45 am
    Chưa có phản hồi



    Ngang nhiên bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa nước ta là những hành động không hề mới của Trung Quốc. Chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt – Trung.

    Bắt tàu cá Việt Nam bất chấp luật pháp và đạo lý

    Trước sự việc Trung Quốc bắt và hiện đang giam giữ 21 ngư dân và 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 66101TS và QNg 66074TS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nêu rõ: “Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của nước ta. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này, yêu cầu Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân, tàu cá nói trên. Chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.”
    Tàu cá và ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam

    Tàu cá và ngư dân Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam

    Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam. Còn nhớ, trước đó tròn 1 tháng (ngày 22/2), 11 ngư dân của ta trên tàu cá QNg 90281TS cũng của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió, đánh đập, lục soát lấy tài sản. Trước sự việc đó, hôm 29/2, Người phát ngôn Lương Thanh Nghị đã khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc ngư dân Việt Nam hoạt động nghề cá tại các vùng biển thuộc hai quần đảo này là việc làm bình thường từ bao đời nay và phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.” Đồng thời nhấn mạnh: Hành động dùng vũ lực uy hiếp, đánh đập, lục soát lấy tài sản của ngư dân ta của phía Trung Quốc “đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”
    Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

    Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

    Ngang nhiên lặp lại hành vi bắt và đánh đập tàu cá Việt Nam

    Những hành động như kể trên của phía Trung Quốc không có gì là mới, chỉ có điều nó được các cơ quan chức năng của phía Trung Quốc lặp đi lặp lại với tần suất ngày một nhiều, ngang nhiên hơn. Điều đó không chỉ chứng tỏ sự coi thường luật pháp quốc tế, sự vô nhân đạo mà quan trọng hơn đó là sự bất tín của họ trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

    Không những thế, ngày 22/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn lớn tiếng cho rằng: Việc các ngư dân Việt Nam bị bắt là do đã xâm phạm chủ quyền và lãnh hải của Trung Quốc, vì thế phản ứng của Trung Quốc là hợp lý và đúng luật. Vờ lên mặt đạo đức khi nhắc nhở, Việt Nam nên quản lý và giáo dục ngư dân của mình, đừng để họ xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh hải Trung Quốc nữa. Hoà theo giọng điệu đó, một số cơ quan truyền thông của Trung Quốc đăng tải ý kiến của một vài chuyên gia Trung Quốc cho rằng đây chỉ là hành động cảnh cáo với những ai có ý định xâm phạm lãnh hải của họ. Những lý lẽ họ đưa ra cho thấy sự cố tình bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những chứng cứ lịch sử luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa đã tồn tại từ bao đời nay, bất chấp cả đạo lý khi giở trò bắt bớ, đánh đập các ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá ngay trong vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Trung Quốc: Lời nói không đi đôi với việc làm

    Theo luật pháp quốc tế thì Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ được thế giới công nhận là của Trung Quốc. Một trong những chứng cứ minh chứng cho điều này là tại Hội nghị San Francisco năm 1951 đa số nước tham dự hội nghị bỏ phiếu không chấp nhận giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Một năm sau, trong Hiệp ước hoà bình Trung – Nhật cũng đã nhấn mạnh việc không thừa nhận hai quần đảo trên là của Trung Quốc.

    Cho tới năm 1974 Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa khi đó đang được quản lý bởi chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đến năm 1988 lại dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo ở quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý hợp pháp của Việt Nam. Những hành động trên được coi là sự cưỡng chiếm bất hợp pháp hay nói cho đúng là hành động xâm lược một cách trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế. Nay, họ lại muốn tuyên bố chủ quyền và mở rộng vùng đặc quyền kinh tế ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là điều không thể được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Bởi, theo Luật quốc tế cụ thể là theo UNCLOS 1982 thì tuyên bố như thế sẽ chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Lễ ký kết thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc (trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào 10/2011)

    Lễ ký kết thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc (trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào 10/2011)

    Mà đã là vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, đương nhiên ngư dân của Việt Nam có quyền đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản và các hoạt động kinh tế khác. Vì sao Trung Quốc lại trắng trợn có hành vi bắt bớ, đánh đập, cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu xét về luật pháp quốc tế là đây là hành vi sai trái, Trung Quốc đã không từ một thủ đoạn nào kể cả bắt giữ, đánh đập, lục soát lấy tài sản của những ngư dân Việt Nam bình thường – những con người chỉ quanh năm biết làm bạn với biển cả của Tổ quốc, lấy con tàu làm nhà, chứ không hề biết đến súng đạn, thù hận. Trung Quốc cố tình làm thế với mục đích khiến cộng đồng quốc tế hiểu sai về vùng đặc quyền kinh tế nằm trong sự quản lý của Việt Nam. Hành vi ấy chứng tỏ ý đồ cướp đất của phía Trung Quốc là quá rõ ràng. Nó không hề phù hợp với hành vi của một cường quốc, với xu thế của cộng đồng quốc tế hiện nay khi giải quyết các vấn đề trên biển bằng hoà bình. Có lẽ cũng vì thế mà họ đã buộc phải bội tín với phương châm “16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt” mà chính họ hay rao giảng. Cách đây chưa đầy 6 tháng, ngày 11/10, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Đảng ta tới Trung Quốc, họ đã cùng với chúng ta ký “Thỏa thuận những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước” làm kim chỉ nam cho việc giải quyết những tồn tại về các vấn đề trên biển.

    Đối với Trung Quốc thì lời nói không hoặc chưa bao giờ đi đôi với việc làm. Cách hành xử của họ không thể được coi là cách hành xử của một “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Tin rằng, cộng đồng quốc tế sẽ tự tìm cho mình câu trả lời thông qua hành xử kiểu “vừa ăn cướp, vừa la làng” của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây. Còn về phía Việt Nam, kết hợp với sự đấu tranh cương quyết đúng về lý, hợp về tình, chúng ta sẽ tìm được tiếng nói chung với cộng đồng quốc tế, với những người có lương tri. Hành vi bất chấp đạo lý và luật pháp của Trung Quốc trước sau sẽ bị lên án bởi công luận, cộng đồng quốc tế.

    Bạch Dương
    http://nguyenminhquang.com/trung-quo...-viet-nam.html
  9. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Việt Nam – Hàn Quốc tăng cường hợp tác an ninh hạt nhân

    26/03/2012 2:42 am
    Chưa có phản hồi



    Nhận lời mời của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, Thủ tướng *************** và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu Việt Nam tới Seun dự Hội nghị cấp cao An ninh hạt nhân tại Hàn Quốc từ ngày 26 đến 27 – 29/3.

    Tham gia Đoàn chính thức có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ; lãnh đạo các Bộ: Ngoại giao, Giao thông vận tải, Quốc phòng, ******* và lãnh đạo một số địa phương.
    Thủ tướng *************** và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak trong cuộc gặp tại Nhà Xanh (dinh tổng thống Hàn Quốc) tại Seoul ngày 30/5/2009.

    Thủ tướng *************** và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak trong cuộc gặp tại Nhà Xanh (dinh tổng thống Hàn Quốc) tại Seoul ngày 30/5/2009.

    Việt Nam sử dụng năng lượng hạt nhân vì hoà bình

    Chuyến thăm lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam nhằm khẳng định chính sách nhất quán của nước ta về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Nêu bật những nỗ lực mà Việt Nam đã thực hiện sau Hội nghị cấp cao An ninh hạt nhân lần thứ nhất về bảo đảm an ninh và an toàn hạt nhân. Đồng thời, tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao và nhân dân hai nước. Khẳng định chính sách nhất quán của Ðảng, Nhà nước ta coi trọng và muốn tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc.

    Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai tại Hàn quốc diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp hơn liên quan đến an ninh, an toàn hạt nhân, trong đó có sự cố hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản.

    Với sự tham dự của trên 50 nước, Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai sẽ là cơ hội để các nước cùng nhìn lại những nỗ lực triển khai các cam kết, khuyến nghị đã đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất. Đồng thời thảo luận những biện pháp tăng cường an ninh, an toàn hạt nhân trong tình hình mới. Là diễn đàn để các nước duy trì, củng cố ý chí chính trị, thúc đẩy sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân, thảo luận về cơ chế Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân.

    Việt Nam xác định bảo đảm an toàn năng lượng hạt nhân

    Sự kiện Thủ tướng *************** dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 tại Hàn Quốc một lần nữa khẳng định với thế giới: chính sách nhất quán của Việt Nam trong sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, thể hiện rõ Việt Nam là thành viên trách nhiệm, chủ động và tích cực đóng góp vào nỗ lực giải quyết một vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

    Dự kiến Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần thứ 2 sẽ có một thông cáo thể hiện quyết tâm chung ứng phó với mối đe dọa khủng bố hạt nhân, khẳng định vài trò của IAEA (cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế), đề cao nhu cầu hợp tác và hỗ trợ quốc tế cũng như khẳng định quyền của các quốc gia phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.

    Năm 2015, đưa kim ngạch thương mại 2 chiều Việt– Hàn lên 20 tỷ USD

    Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân, Thủ tướng *************** sẽ thăm chính thức Hàn Quốc. Đây là lần thứ 3, Thủ tướng thăm chính thức Hàn Quốc và là sự kiện chính trị lớn đầu tiên trong năm hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc 2012, kỷ niệm 20 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhằm thắt chặt tình hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với Hàn Quốc, nhất là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, giáo dục đào tạo, lao động…

    Liên tục trong nhiều năm qua, Hàn Quốc là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký lên tới trên 23 tỷ USD. Và Việt Nam ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Hàn Quốc.

    Chuyến thăm lần này của Thủ tướng *************** sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, nhất là quyết tâm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hàn Quốc lên 20 tỷ USD vào năm 2015.

    Bạch Dương
    Xem thêm: Nguyen Minh Quang
    http://nguyenminhquang.com/viet-nam-han-quoc-tang-cuong-hop-tac-an-ninh-hat-nhan.html
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://nguyentandung.org/hoat-dong-...guyen-tan-dung-toi-thu-do-seoul-han-quoc.html

    Thủ tướng *************** tới thủ đô Seoul, Hàn Quốc

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 26/03/2012


    Chiều 26/3, Thủ tướng ***************, Phu nhân và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thủ đô Seoul, Hàn Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 và thăm chính thức Hàn Quốc.
    Đón Thủ tướng *************** và Đoàn tại sân bay có Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc Lee Ju Ho, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Ha Chan Ho, đại diện Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.


    [​IMG]

    Thủ tướng *************** và phu nhân được chào đón tại sân bay quân đội Hàn Quốc



    Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Trần Trọng Toàn và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc ra sân bay đón Thủ tướng và Đoàn.
    Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 tại Hàn Quốc (diễn ra từ ngày 26 – 27/3) nhằm khẳng định chính sách nhất quán về việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, quảng bá các nỗ lực, biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện sau Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân, qua đó tạo sự tin cậy của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hào bình, tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của các nước. Đồng thời, Việt Nam cũng mong muốn thúc đẩy quan hệ với các đối tác quan trọng thông qua các cuộc tiếp xúc bên lề Hội nghị.
    Tiếp đó, từ ngày 27-29/3, Thủ tướng *************** sẽ thăm chính thức Hàn Quốc.
    Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược năm 2009.
    Quan hệ hợp tác kinh tế giữa 2 nước tiếp tục diễn ra sôi động và duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Liên tục trong nhiềm năm, Hàn Quốc là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đồng thời là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký hơn 23 tỷ USD. Hàn Quốc cũng là đối tác thương mại lớn thứ 4 ở Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương hai nước trong năm 2011 đạt gần 17,9 tỷ USD, tăng trên 39% so với năm trước. Hai nước đang tiếp tục đẩy mạnh quan hệ thương mại, phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD vào năm 2015./.
    Hình ảnh Thủ tướng *************** tại lễ đón:

    [​IMG]

    Thủ tướng *************** và phu nhân tới Seoul



    [​IMG]

    Các quan chức Hàn Quốc đón Thủ tướng, Phu nhân và Đoàn Việt Nam tại sân bay



    [​IMG]

    Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc chào đón Đoàn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này