1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày ( t.6)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 25/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6115 người đang online, trong đó có 578 thành viên. 22:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 12773 lượt đọc và 442 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://nguyentandung.org/hoat-dong-c...-linh-vuc.html

    Thủ tướng ***************: Thúc đẩy hợp tác với New Zealand, Anh, Pakistan trên mọi lĩnh vực

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 27/03/2012 0 phản hồi
    Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 2 tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng *************** đã có các cuộc gặp với Thủ tướng New Zealand John Key, Phó Thủ tướng Vương quốc Anh Nick Clegg và Thủ tướng Pakistan Yousaf Raza Gillani. Trong các cuộc gặp, lãnh đạo các nước nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ với Việt Nam trên mọi lĩnh vực.


    [​IMG]

    Thủ tướng *************** gặp Phó Thủ tướng Anh, Ngài Nick Clegg


    Việt Nam ưu tiên sử dụng năng lượng hạt nhân vì hoà bình
    Tiếp Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg, Thủ tướng *************** đánh giá cao vai trò của Anh trong việc thúc đẩy đảm bảo an ninh an toàn hạt nhân, những đề xuất của Anh đã góp phần vào thành công chung của Hội nghị.
    Thủ tướng nêu rõ, với chủ trương coi trọng, dành ưu tiên cao nhất cho việc bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân trong các hoạt động sử dụng năng lượng hạt nhân vì các mục đích hòa bình, Việt Nam đang đẩy mạnh việc hoàn thiện các cơ chế trong nước đồng thời mong muốn hợp tác với các nước, trong đó có Anh để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực trong lĩnh vực này.
    Đồng thời đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường đối thoại, hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về các vấn đề cùng quan tâm tại các cơ chế song phương và các diễn đàn đa phương, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và giáo dục…Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn Anh tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong phát triển trường Đại học Việt – Anh thành trường đại học tiêu biểu, có đẳng cấp quốc tế cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Việt Nam học tập tại Anh.
    Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác Đối tác chiến lược giữa Việt – Anh đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đánh giá cao việc các Bộ, ngành hai nước đang tích cực triển khai hiệu quả các nội dung trong Kế hoạch hành động năm 2012. Phó Thủ tướng Nick Clegg đề nghị, trong thời gian tới, hai bên cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư của nhau hoạt động, kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trong lĩnh vực này, phấn đấu thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt 4 tỷ USD vào năm 2013.


    [​IMG]

    Thủ tướng *************** gặp Thủ tướng Pakixtan, Ngài Yousuf Raza Gilani


    Việt Nam – Pakistan hợp tác chưa tương xứng với tiềm năng
    Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Thủ tướng Pakistan Yousaf Raza Gillani, hai bên bày tỏ vui mừng trước quan hệ hợp tác giữa hai nước đang được đẩy mạnh, trong đó kim ngạch thương mại tăng nhanh và đạt 325 triệu USD năm 2011.
    Thủ tướng *************** cho rằng, kết quả hợp tác song phương vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai nước, do đó hai bên cần đa dạng hóa các mặt hàng thương mại, tăng cường liên doanh liên kết trong các lĩnh vực đầu tư, hợp tác, trao đổi văn hoá, giáo dục, đào tạo…
    Thủ tướng Yousaf Raza Gillani đề nghị, hai bên tăng cường các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp cũng như giữa các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới, đồng thời tích cực triển khai các thoả thuận tại các kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Pakistan lần thứ hai (2010) và kỳ họp Tiểu ban Thương mại Việt Nam – Pakistan lần thứ nhất tại Hà Nội (2011). Hai Thủ tướng đánh giá cao các Bộ, ngành hai nước đang tích cực thảo luận, tiến tới ký kết một số Hiệp định về xúc tiến và bảo hộ đầu tư, về phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm….


    [​IMG]

    Thủ tướng gặp Thủ tướng New Zealand, Ngài John Key.

    Việt Nam – New Zealand: Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực thế mạnh
    Thủ tướng *************** và Thủ tướng New Zealand John Key bày tỏ hài lòng trước mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam- New Zealand đang phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục…
    Thủ tướng *************** đề nghị hai bên tích cực triển khai Chương trình Hành động 2010 – 2013 và rà soát, chuẩn bị xây dựng Chương trình Hành động cho giai đoạn sau; phối hợp tổ chức tốt kỳ họp lần thứ 4 Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế – Thương mại trong năm nay; xúc tiến đàm phán, sớm ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ký kết Thỏa thuận Hợp tác về Giáo dục – đào tạo cho giai đoạn mới, đồng thời triển khai tích cực Chương trình Lao động kỳ nghỉ mà hai bên vừa ký kết….
    Thủ tướng John Key mong muốn hai nước tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn quốc phòng, xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực hậu cần và công nghiệp quốc phòng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp New Zealand đầu tư tại Việt Nam.
    Ông John Key đề nghị đẩy mạnh triển khai Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia – New Zealand, tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực giáo dục, lao động…
    Hai Thủ tướng nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực thế mạnh của hai nước và trên các diễn đàn quốc tế như: Liên Hợp quốc, ASEAN, EAS, ASEM, APEC…

    Bạch Dương
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.tienphong.vn/xa-hoi/571112/Xem-xet-xu-phat-hai-tau-Trung-Quoc-tpp.html

    Xem xét xử phạt hai tàu Trung Quốc



    > Hỗ trợ ngư dân bị tàu Trung Quốc bắt giữ


    TP - Theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa sẽ tham mưu UBND tỉnh phạt hành chính hai tàu Trung Quốc bị tạm giữ tại Đầm Bấy (vịnh Nha Trang) từ tối 23-3 vì hai lỗi: Đi biển Việt Nam không mang theo giấy tờ tàu, vào vùng biển quân sự Việt Nam không xin phép Nhà nước Việt Nam.
    Đại tá Nguyễn Đức Phúc, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa cho biết, chiều 26-3.
    Bước đầu, 9 người Trung Quốc trên hai tàu hút bùn Cha Le 01 và Cha Le 58 đang bị tạm giữ khai họ được chủ tàu là công dân Trung Quốc (mới mua lại 2 tàu này thuê nhập cảnh Việt Nam) đưa đến Kiên Giang để chạy tàu.
    Họ không mang giấy tờ tàu, không biết nguồn gốc tàu. Qua điện thoại, người tự nhận là chủ tàu thừa nhận sai phạm đưa tàu vào Việt Nam mà không xin phép, nói sẽ mang giấy tờ tàu đến Nha Trang trong vài ngày tới, xin nộp phạt để tiếp tục hành trình.



    Nguyễn Đình Quân



    Lại còn vào vùng biển quân sự nữa ! Gián điệp chăng ?


    Xin nộp phạt à ?
    Bắt tụi nó nộp sao cho đủ số tiền mà phía Trung Quốc yêu cầu các ngư dân Việt Nam nộp phạt , cộng thêm số thiệt hại ngư lưới cụ và thiệt hại thể xác do bị đánh đập giam cầm !



    [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: Hoa_Sim


    Sim à , đi rũ Tú Gân sang nhà Thái Dương nhậu đê !

    :-":-":-":-":-"
  4. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Chán quá,Do đặc thù công việc của mình,nên 7,8 năm nay thấy có lỗi với vợ con quá,chả cho vợ con đi đâu được .nhất là đứa thứ 2 nhà mình nó thiệt thòi thật,Bạn xem khi nó lên 4,5 tuổi thì bố cứ công tác triền miên,có về thì tranh thủ 2,3 ngày nên cũng chả lên kế hoạch đi đâu được,buồn thật,...~X~X~X.Hy vọng sẽ có 1 ngày chúng ta được gặp mặt [r2)]
  5. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Nói thật với HS ,là tôi cứ ước ao được 1 lần có thời gian đưa cả nhà đi chơi 1 chuyến xuyên việt cho thỏa chí bấy lâu.
    Mà tình hình này ,thì ko biết bao giờ mới thực hiện được .~X
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nhậu đê !!![r2)][r2)][r2)]
  7. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Mời bạn [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]( ah quên mời chủ nhà chứ)
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    =))=))=))=))=))[};-
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120327013140252CA32/brics-dang-dan-dat-qua-trinh-phuc-hoi-kinh-te-toan-cau.chn

    BRICS đang dẫn dắt quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu



    Từ sau một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính, BRICS, với sức mạnh “trụ vững sau những rung chuyển của nền tảng kinh tế thế giới” đang nổi lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và thu hút sự chú ý cả thế giới.
    Thủ đô New Delhi của Ấn Độ là hiện đang gấp rút chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư của nhóm BRICS dự kiến diễn ra ngày 28-29/3, nơi các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế lớn mới nổi sẽ tập trung thảo luận về các chủ đề như quản trị toàn cầu, hợp tác và phát triển bền vững.​

    Mặc dù vẫn còn là một cơ chế tương đối non trẻ, BRICS đã cho thấy sức mạnh của nhóm như một thế lực kinh tế đang gia tăng sức mạnh, hứa hẹn đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế thế giới, đặt một nền tảng vững chắc cho khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu trong tương lai.​

    BRICS, nhóm các quốc gia mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đang đóng vai trò ngày một lớn trong nền kinh tế toàn cầu trong suốt một thập kỷ qua.​

    Trong cuốn sách “Bản đồ tăng trưởng”, Jim O'Neil, chuyên gia kinh tế cao cấp của Goldman Sachs cho biết tổng GDP của các nước BRIC (tên nhóm trước khi Nam Phi gia nhập vào cuối năm 2010) đã tăng gấp gần 4 lần kể từ năm 2001, với khoảng 3 nghìn tỷ USD lên tới 11-12 nghìn tỷ USD trong năm 2010.​

    Từ khi một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát, BRICS, với sức mạnh “trụ vững sau những rung chuyển của nền tảng kinh tế thế giới” đang nổi lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết và thu hút sự chú ý của cả thế giới.​

    Một báo cáo của Goldman Sachs trong năm 2009 cho thấy, kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, 45% tăng trưởng kinh tế toàn cầu đến từ BRIC.​

    Trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã, Leif Eskesen, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Ấn Độ, Asean của HSBC cho biết: "Nếu bạn nhìn vào những gì đã diễn ra trong vòng 4 năm qua, bạn có thể thấy rõ đang có một nguồn lực kéo tăng trưởng khỏi các nền kinh tế phát triển phương Tây, nơi vẫn còn đang “lung lay” trong khủng hoảng.”​

    Eskesen tin rằng mặc dù nguồn gốc tăng trưởng có thể khác nhau giữa các nước BRICS và các thị trường mới nổi khác, nhưng những cải cách về cơ cấu, tự do hóa kinh tế, dòng vốn đầu tư và các chính sách tài chính thích hợp đã đóng góp rất nhiều trong sức mạnh kinh tế của các nước này những năm vừa qua.​

    Các nước BRICS đã có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế thế giới thông qua gia tăng việc làm, giảm nghèo, rót vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, và nhiều lĩnh vực khác.​

    Theo IMF, nhóm BRICS, với khoảng hơn 40% dân số và hơn ¼ diện tích đất của thế giới, được dự báo có mức tổng GDP vào khoảng 13,6 nghìn tỷ USD trong năm 2011, chiếm 19,5% GDP toàn cầu.​

    Tuy nhiên, khả năng tăng trưởng bền vững của khối đang bị thử thách bởi những dấu hiệu chậm lại của nền kinh tế gần đây. GDP của Ấn Độ trong năm 2011 chỉ tăng 6,1%, mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, trong khi Trung Quốc đã hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2012 xuống 7,5% từ mức 8% trước đó.​

    Theo Eskesen, điều quan trọng đối với khối này là "duy trì sự cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Điều đó đòi hỏi phải nỗ lực không ngừng để đưa ra những cải cách quan trọng về cấu trúc."​

    Theo IMF, ưu tiên hiện tại đối với các nền kinh tế mới nổi là đảm bảo một cuộc hạ mềm trong khi tăng trưởng nội địa chậm lại cùng những biến động trong dòng vốn và môi trường bên ngoài.​

    Trong báo cáo về triển vọng kinh tế toàn cầu phát hành tháng 2/2012, IMF cho biết các quốc gia như Trung Quốc, nơi áp lực lạm phát đã được xoa dịu, có vị thế tài chính ổn định, và thặng dư thương mại lớn, thì có thể tăng chi tiêu, bao gồm cả chi tiêu xã hội, trong khi đó, Ấn Độ, với lạm phát và nợ công tương đối cao trong khi ngân sách hạn chế, cần theo đuổi một chính sách nới lỏng cẩn trọng hơn. ​

    Về lâu dài, các chuyên gia vẫn còn khá lạc quan về khả năng BRICS dẫn đầu xu hướng tăng trưởng toàn cầu. O’Neil nhận định nếu BRICS đạt được mục tiêu của họ, "điều đó sẽ tốt cho cả thế giới”.​

    Lan Hương



    Theo TTVN/Xinhuanet
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120327080916103CA53/trung-an-lam-chao-dao-thi-truong-hang-hoa-the-gioi.chn

    Trung - Ấn làm chao đảo thị trường hàng hóa thế giới

    [​IMG]
    Trung Quốc và Ấn Độ đang ngày càng có ảnh hưởng lớn lên thị trường hàng hóa. Tác động của hai quốc gia này vào giá dầu, vàng hay bông ngày càng lớn, đang gây ra những biến động tới giá nguyên liệu tương lai.
    Trung tâm xuất nhập khẩu của thế giới
    Các chuyên gia kinh tế nhận định, Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành nhân tố kích thích cho những siêu chu kỳ hàng hóa kể từ năm 1999 sau cuộc khủng hoảng tại châu Á. Cả hai quốc gia này đều có những tác động lớn lên thị tường hàng hóa, đặc biệt là giá kim loại, vàng, dầu, đất hiếm và các sản phẩm nông nghiệp.
    Vì vậy, những diễn biến tăng trưởng của các quốc gia này có tác động rất lớn đến thị trường. Trong tháng 3 vừa qua, những mối quan ngại về tăng trưởng chậm của Trung Quốc đã làm suy yếu ngành công nghiệp kim loại và dầu.
    Tại Ấn Độ, sự lộn xộn trong một lệnh cấm xuất khẩu đã làm đột biến giá bông, còn quy định thuế mới của chính phủ Ấn Độ áp lên vàng đã khiến nhiều cửa hàng kim hoàn đóng cửa để biểu tình phản đối, và đẩy giá vàng rơi xuống mức thấp.
    "Trung Quốc hiện là trung tâm nhu cầu của hầu hết các loại hàng hóa, vì vậy mọi người tập trung vào thị trường này là điều dễ hiểu. Trong bối cảnh như vậy, các loại hàng hóa dễ dàng trượt giá khi vướng phải những thông tin từ Trung Quốc hay Ấn Độ dù nó có chính xác hay không. Đó mới là điều đáng lo ngại.", Darin Newson, chuyên gia của Telvent DTN nói.
    Theo các chuyên gia, thị trường hàng hóa phải quan tâm tới tình hình ở Ấn Độ và Trung Quốc hơn lúc nào hết khi mà tốc độ tăng trưởng kinh tế và những gói kích cầu đang tạo tính thanh khoản tại Trung Quốc, đang có những tác động tương lai tới giá các loại hàng hóa.
    Sự gia tăng của lớp người tiêu dùng tại cả 2 quốc gia này cũng khiến nhu cầu và giá các loại hàng hóa tăng cao. Trong năm nay, giá dầu tương lai đã tăng 6%, trong khi đó giá đồng đã tăng 10%.
    Trung Quốc hiện vẫn là quốc gia tiêu thụ đồng, nhôm, sắt, đất hiếm, bông và đậu nành lớn nhất thế giới.
    Trong nỗ lực giới hạn lượng xuất khẩu đất hiếm vừa qua của Trung Quốc, ngành công nghiệp điện tử đã chịu ảnh hưởng mạnh. Mỹ đã gửi đơn kiện tới WTO để chống lại quyết định này của Trung Quốc. Bằng việc giới hạn xuất khẩu đất hiếm, Trung Quốc đang tạo áp lực rất lớn cho các mặt hàng điện tử của Mỹ và nhiều quốc gia khác tại châu Âu, Nhật Bản.
    Dự báo của một cuộc "hạ cánh cứng" cho nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ kéo giá các loại hàng hóa tuột dốc.
    Trong khi đó, xuất nhập khẩu của Ấn Độ lại tác động đến giá hàng hóa thế giới bởi đây là một trong những quốc gia tiêu thu lớn nhất nhiều mặt hàng như vàng, trà, mía, than đá, dầu thô, đồng thời cũng là quốc gia xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng như bông, hạt tiêu, gạo và bột mì.
    Quyết định cấm xuất khẩu bông vừa qua của Ấn Độ cũng sẽ ảnh hưởng tới các loại hàng hóa khác. Giá gạo và đường có thể sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, nếu chính phủ Ấn Độ định loại bỏ hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng này.
    Những chính sách mù mờ
    Đối với các thương nhân hàng hóa và giới đầu tư, xác định tính chính xác và dự đoán những biến động của thông tin luôn là một yếu tố hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đối với những chính sách từ Trung Quốc và Ấn Độ, việc kiểm chứng thông tin từ hai quốc gia này lại là một thách thức thực sự.
    Giá hàng hóa thế giới đang bị "ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ Trung Quốc và Ấn Độ", Chintan Karnani, chuyên gia phân tích tại Insignia Consultants, New Delhi nói.
    Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu bông lớn thứ 2 sau Mỹ, vừa gây chấn động thị trường bông khi quốc gia này vừa ban quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng này vào ngày 5/3 vừa qua và khiến giá bông tăng đột biến trong một phiên, rồi giảm liên tiếp 5 phiên sau đó. Vài ngày sau, chính phủ Ấn Độ lại cho biết họ sẽ tiếp tục lệnh cấm này, và tuyên bố sẽ không cấp thêm bất cứ giấy phép xuât khẩu mới nào.
    "Những chính sách của chính phủ Ấn Độ không ổn định và không hòa hợp với nền công nghiệp", Karnani nói.
    Những chính sách của Trung Quốc cũng tương tự. Trung Quốc là quốc gia có sức mua lớn, nhưng chủ yếu là để lấp đầy các kho chiến lược của mình chứ không phải để tiêu dùng. Vì vậy nó khiến các chuyên gia gặp rất nhiều khó khăn khi phân tích thị trường cung cầu để tính toán giá cả các loại mặt hàng
    Karnani cũng chỉ ra rằng, bảng cân đối kế toán của các công ty Trung Quốc và bức trang của nền kinh tế Trung Quốc là một thứ "không ai có thể biết. Chỉ có nhu cầu hàng hóa cũng như nhập khẩu của Trung Quốc mới giúp chúng ta có vài nhận định về tình hình kinh tế của quốc gia này".
    Trong tháng qua, nhưng thông tin mới về việc nhà máy ở Trung Quốc đang hoạt động chậm lại đã ảnh hưởng tới giá kim loại và dầu.
    "Những thông tin xung quanh việc nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang ảnh hưởng tới giá hàng hóa mạnh như một cơn sóng thần", Sharath Sury, chuyên gia kinh tế tại Đại học California, Santa Cruz nhận định.
    "Tất cả đang vật lộn và tái cơ cấu lại mô hình của mình để tính toán những thiệt hại do ảnh hưởng của sự tăng trưởng chậm ở Trung Quốc và những biến động trong giá hàng hóa".
    Tăng trưởng ở cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đang trải qua những biến động lớn, và những biến động lớn trong tổng cầu sẽ khiến giá hàng hóa biến động mạnh theo", Sury nói.
    Với vai trò quyết định trong việc xuất và nhập khẩu rất nhiều mặt hàng như vậy, những biến động từ Ấn Độ và Trung Quốc trong thời gian tới sẽ tiếp tục tác động lớn tới giá các loại hàng hóa trên thị trường.
    Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng nhận định, không cần quá đề cao vai trò của Ấn Độ và Trung Quốc. Cũng tương tự như Nhật Bản từng được dự đoán sẽ thống trị nền kinh tế thế giới trong những năm 1980 của thế kỷ trước.
    "Trung Quốc và Ấn Độ thực sự là những nhân tố quan trọng, nhưng cả hai quốc gia này đều không đóng vai trò trọng tài trong cuộc chơi hàng hóa toàn cầu", chuyên gia kinh tế Terry Connelly nhận định.


    Theo Quốc Dũng


    VEF


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này