Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày ( t.6)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 25/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4498 người đang online, trong đó có 318 thành viên. 19:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12597 lượt đọc và 442 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/Nhip-cau-tieu-dung/483636/Buong-long-kiem-soat-chat-tao-nac.html

    Thứ Sáu, 23/03/2012, 08:39 (GMT+7)
    Buông lỏng kiểm soát chất tạo nạc


    TT - Chiều 22-3, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Dương, phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, thừa nhận Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm trước việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo.

    Liên quan đến việc xử lý diễn biến vụ việc này, ông Dương nói:



    [​IMG]

    Cán bộ thú y tỉnh Đồng Nai lấy mẫu thịt tại một công ty ở TP Biên Hòa để xét nghiệm chất cấm - Ảnh: Ngô Thiên Phúc
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Xuân Dương - Ảnh: Đức Bình

    - Chiều 22-3, theo chỉ đạo của bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Cục Chăn nuôi đã chủ trì cuộc họp với đại diện Bộ Y tế và các đơn vị liên quan của Bộ NN&PTNT để tập trung bàn về chủ đề quan trọng này.
    Dù chưa nhận được báo cáo bằng văn bản chính thức, nhưng ngay tại cuộc họp tôi nhận được thông tin cho biết sau gần một tuần phân tích lượng hàng gần 2,5 tấn chất tăng trưởng do quản lý thị trường Ðồng Nai phát hiện ngày 12-3 tại Công ty TNHH Nhân Lộc (huyện Vĩnh Cửu, Ðồng Nai), Trung tâm Ðo lường chất lượng 3 (Bộ Khoa học - công nghệ) đã có kết quả phân tích định lượng cho thấy số hàng này âm tính với các chất cấm.
    Thật ra, kết quả phân tích định lượng mới là cơ sở để kết luận có chất cấm hay không. Còn kết quả lấy mẫu nước tiểu, thịt heo ở một số địa phương như Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ là kết quả phân tích định tính, khác xa với kết quả phân tích định lượng. Việc Chi cục Thú y TP.HCM lấy 11 mẫu nước tiểu, thịt heo phân tích, kết quả 43% mẫu nước tiểu và 26% mẫu thịt heo dương tính với chất cấm cũng chỉ là định tính và mang tính chất nghiên cứu ở phạm vi nhỏ. Vì thế chưa thể kết luận toàn bộ địa phương đó, vùng đó thịt heo có chất cấm.
    Tôi cũng xin nhấn mạnh để kết luận thịt heo có chất cấm hay không cần phải phân tích định lượng, và việc phân tích chỉ được thực hiện tại các trung tâm, phòng thí nghiệm chuyên ngành mà Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế cho phép.
    * Thưa ông, hiện trên thị trường vẫn dễ dàng phát hiện ngoài bao bì thức ăn chăn nuôi ghi rõ chất tăng trưởng, kích thích bung đùi, nở vai?
    - Có quy định nào cấm người ta quảng cáo đâu. Bởi đâu chỉ có chất cấm (thuộc nhóm beta-agonist, như chất salbutamol, chlenbutarol và ractobamine), vẫn có những chất kích thích tăng trưởng hữu cơ được phép sử dụng trong chăn nuôi.
    * Nhưng khó có thể nói trên thị trường không có các chất cấm thuộc nhóm beta-agonist?
    - Chắc chắn là có nhưng theo tôi không nhiều như mọi người nghĩ là 43% hay 26% mà báo chí đã nêu khiến tâm lý người tiêu dùng lo sợ. Từ năm 2002, Bộ NN&PTNT đã cấm tiệt việc sử dụng các chất này. Tuy nhiên, bên y tế vẫn sử dụng các chất này trong chỉ định điều trị bệnh. Vì thế việc quản lý, kiểm soát các chất này phải nghiêm ngặt, chặt chẽ. Và đó cũng là một trong những nội dung chúng tôi vừa bàn tại cuộc họp chiều nay (22-3) để thống nhất việc phối hợp giám sát chất cấm trong chăn nuôi.
    * Theo ông, vai trò, trách nhiệm của Cục Chăn nuôi, của Bộ NN&PTNT như thế nào khi để xảy ra tình trạng thịt heo có chất cấm?
    - Ðương nhiên Bộ NN&PTNT có trách nhiệm trong việc này vì quản lý chăn nuôi là Bộ NN&PTNT. Nhưng không riêng Bộ NN&PTNT, theo tôi, Bộ Y tế, Bộ *******, Bộ Công thương và cả chính quyền địa phương cũng phải có trách nhiệm trong việc chất cấm trôi nổi trên thị trường rồi len lỏi vào chăn nuôi. Chất cấm vào chăn nuôi không thể bằng con đường chính thức, vì Bộ NN&PTNT đã cấm từ năm 2002.
    Qua kiểm tra, giám sát, chúng tôi không phát hiện các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đưa các chất này vào. Mà các đối tượng chỉ lén lút, buôn bán dạng gói nhỏ lẻ để người chăn nuôi pha trực tiếp vào thức ăn cho heo. Vậy tại sao lại có chất này trên thị trường? Nếu nhập chính ngạch thì ngành y tế quản lý. Nếu chất cấm được đưa vào bằng đường tiểu ngạch thì ngành nông nghiệp cũng không thể kiểm soát hết được, mà phải có sự tham gia của *******, hải quan, quản lý thị trường.
    * Hướng xử lý sắp tới của Bộ NN&PTNT trong việc quản lý những chất cấm, gây hại cho sức khỏe, thưa ông?
    - Không chỉ khi có vụ việc chúng tôi mới yêu cầu các địa phương chỉ đạo những đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, giám sát. Tôi cho rằng cần đẩy mạnh tuyên truyền để người chăn nuôi cũng như người kinh doanh biết được tác hại của các chất cấm. Ðồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, lấy mẫu phân tích ngay tại các trang trại, tại các máng ăn của heo chứ không chỉ kiểm tra cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
    Theo tôi, các địa phương nên hướng dẫn người chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở giết mổ cần phải có cam kết không sử dụng chất cấm. Chúng tôi cũng thay đổi phương thức giám sát khi tới tận trang trại, lấy mẫu ngay tại máng ăn, máng uống
    của gia súc để phân tích.
    * Vậy khi nào Bộ NN&PTNT sẽ kiểm tra, giám sát xong để có kết quả công bố cho toàn dân?
    - Chính phủ yêu cầu trong tháng 3 Bộ NN&PTNT phải kiểm tra, lấy mẫu phân tích để có kết quả công bố. Hiện các đoàn công tác của bộ cũng như các địa phương đang khẩn trương kiểm tra, lấy mẫu nên chắc phải tuần đầu tháng 4 chúng tôi mới tổng hợp kết quả, công bố. Quan điểm của Bộ NN&PTNT là công bố rõ nơi nào có, nơi nào không có chất cấm để
    người dân yên tâm.
    ĐỨC BÌNH thực hiện
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/Nhip-cau-tieu-dung/483636/Buong-long-kiem-soat-chat-tao-nac.html
    Bộ trưởng bộ NN&PTNT Cao Đức Phát:

    Sẽ sớm công bố trước nhân dân


    Sáng qua 22-3, tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có gần hai giờ liên tục đối thoại trực tuyến với người dân cả nước. Hơn 30 câu hỏi trong số rất nhiều thắc mắc, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của người dân về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được người đứng đầu ngành nông nghiệp cùng các cộng sự giải đáp.
    Bộ trưởng Cao Đức Phát đã trả lời một số câu hỏi về chất tạo nạc cho heo, một loại chất độc hại, bị cấm trong chăn nuôi. Trong đó bộ trưởng khẳng định bộ này đang cùng với địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trên phạm vi toàn quốc. “Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của bộ phối hợp với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt với các địa phương, làm rõ tình hình, công bố để nhân dân biết rõ việc vi phạm này xảy ra ở khu vực nào, tại trại chăn nuôi nào để nhân dân biết và tránh” - ông Phát nhấn mạnh.
    ĐỨC BÌNH
    Cảnh giác với chất tạo nạc
    Theo các nhà khoa học, chất tạo nạc thường là hoocmôn kích thích tăng trưởng họ beta-agonist (salbutamol, chlebutarol), phần lớn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chất này đã bị Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới cấm sử dụng, ngay cả VN đã cấm sử dụng trong chăn nuôi 10 năm nay. Các loại chất tạo nạc này tồn dư trong thịt heo sẽ chuyển sang cơ thể người sử dụng và ảnh hưởng nhiều cơ quan khác nhau như gan, não... Chất này đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai và trẻ.
    Ông Phạm Đức Bình, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết không nên chọn thịt quá nhiều nạc, màu quá đỏ vì rất dễ là thịt heo có chứa chất tạo nạc. Hơn nữa, người tiêu dùng không nên có quan niệm thịt nhiều nạc, thịt đỏ tươi mới là thịt ngon, cũng như gà da thật vàng, trứng có lòng đỏ tươi là tốt. Bởi chính những tâm lý này nên một số người chăn nuôi hay thương lái mới tìm cách trộn các chất tạo màu vào thức ăn. Ngay cả với những chất màu được phép sử dụng thì giá trị dinh dưỡng của quả trứng, con gà màu đẹp hơn cũng không cao hơn, chỉ có giá cao hơn vì phải tốn tiền mua thêm chất tạo màu.


    TRẦN MẠNH

    Hể cứ có món nào độc hại bị phát hiện thì y như rằng là do Trung Quốc sản xuất !

    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/Nhip-cau-tieu-dung/482637/Giat-minh-voi-trai-cay-tuoi-lau.html

    Thứ Bảy, 17/03/2012, 07:11 (GMT+7)
    Giật mình với trái cây tươi lâu


    TT - Những ngày gần đây, nhiều người dân hoang mang trước những loại trái cây, trong đó chủ yếu là trái cây nhập khẩu, để hàng tháng trời ở nhiệt độ thường nhưng vẫn còn tươi nguyên.
    >> Lê, táo để hai tháng vẫn tươi
    Thực tế hiện nay việc kiểm soát chất lượng trái cây nhập khẩu vào VN gần như buông lỏng.



    [​IMG]


    Hai trái táo của gia đình chị Sông Ngân ở P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM dù để hai tháng nhưng nhìn vẫn còn tươi - Ảnh: Thuận Thắng


    Tại các chợ đầu mối TP.HCM, mỗi ngày có hàng ngàn tấn trái cây ngoại được nhập về, phần lớn trong số này là các loại trái cây có dán nhãn mác Trung Quốc, thế nhưng chỉ cần nộp phí đậu xe cho ban quản lý các chợ đầu mối, các xe vận chuyển trái cây ngoại sẽ được “thả” tự do vào.
    Dễ dàng vào VN

    Xuất đi khó, nhập vào dễ
    Theo TS Nguyễn Hữu Đạt - giám đốc Cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ NN&PTNT), sau khi gia nhập WTO, VN bắt đầu tiếp cận với một số thị trường trái cây khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU... và gặp phải rào cản kỹ thuật rất gắt gao. Để vào được các thị trường này, trái cây VN phải chứng minh được quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn dịch bệnh và bị kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhận thấy hàng rào mà các nước dựng lên ngày càng nhiều nhưng ngược lại VN lại quá dễ dãi nên cơ quan chức năng VN cũng bắt đầu đàm phán với các nước về xem xét lại quy trình đánh giá nguy cơ dịch hại với trái cây nhập khẩu vào VN.
    Khoảng 1g sáng, tại chợ đầu mối Hóc Môn, hàng chục chiếc xe tải nườm nượp kéo về cổng chính chợ. Tại đây các xe phải dừng lại nộp phí đậu xe cho ban quản lý chợ, sau đó các xe tiến thẳng vào khu vực kho bãi hoặc các vựa trái cây đã đợi sẵn để bốc dỡ hàng. Theo quan sát của chúng tôi, mỗi đêm có khoảng vài chục chiếc xe vận chuyển trái cây ngoại nhập (chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc) đổ về chợ này. Trái cây thường được đóng gói kín đáo trong các thùng cactông có ghi rõ nguồn gốc, bên trong bọc thêm lớp nilông hoặc xốp mỏng. Mặc dù vận chuyển đường dài, lại đựng trong các thùng kín nhưng hầu hết trái cây vẫn còn tươi nguyên, không có dấu hiệu bị dập nát hay ẩm mốc. Tại chợ nông sản Thủ Đức, các xe tải cũng chỉ cần đóng phí qua cổng 20.000-30.000 đồng/xe là có thể tự do vào thả hàng cho các vựa.
    Anh Hưng, một chủ vựa chuyên lấy trái cây từ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) về TP.HCM, cho hay: “Các công ty bên mình (VN) thường sang tận Trung Quốc để gom hàng. Sau khi làm thủ tục nhập khẩu, hàng sẽ được phân phối đi khắp mọi miền”. Cũng theo anh Hưng, các loại trái cây có xuất xứ Trung Quốc (chủ yếu là táo, lê) chỉ cần được dán tem, nhãn mác đầy đủ theo quy định của hải quan là có thể nhập vào VN. “Sau khi qua cửa khẩu, trong suốt quá trình vận chuyển về chợ, tôi chưa thấy có cơ quan nào kiểm tra chất lượng cả” - anh Hưng khẳng định.
    Theo các chủ vựa phân phối trái cây, họ thường mua hàng đã đóng hộp kín nên không biết trước khi bán phía Trung Quốc có tẩm hóa chất gì để bảo quản hay không. Chỉ có điều đặc biệt là trái cây Trung Quốc tươi rất lâu vì ngoài thời gian để bên Trung Quốc thì khi qua cửa khẩu vận chuyển mất 3-4 ngày, sau đó lại để ở các nơi bán lẻ trong thời gian khá lâu nhưng ít thấy bị hư hại, dập nát. “Trái cây Trung Quốc để tươi trong thời gian dài nên chủ vựa tại chợ đầu mối không cần phải sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào khác để chống mốc hoặc hư hại” - anh T. cho biết. Khi được hỏi về việc quản lý chất lượng, vệ sinh thực phẩm trái cây, anh T. nói ngay: “Chẳng thấy kiểm tra bao giờ!”.
    Quản lý lỏng lẻo
    Theo TS Nguyễn Văn Phong - trưởng bộ môn công nghệ sau thu hoạch Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, bản thân các loại trái cây ôn đới như táo, lê đã có thời gian bảo quản lâu hơn nhiều loại trái cây nhiệt đới. Tuy nhiên, nếu để trái cây ở nhiệt độ thường trong điều kiện phía Nam mà sau hai tháng vẫn còn tươi là điều bất thường. TS Phong cho biết thông thường người ta dùng thuốc diệt nấm để bảo quản trái cây vì đây là nguyên nhân chủ yếu làm trái cây hỏng nhanh. Ngoài ra, tùy từng mục đích để trong bao lâu họ tính toán dùng thêm các cách khác như màng bọc để bảo quản. Về nguyên tắc, tất cả chất bảo quản trái cây đều phải được cơ quan chức năng cho phép sử dụng, nhưng nhiều người sử dụng cả những chất cấm như thuốc trừ cỏ để bảo quản trái cây do rẻ tiền và hiệu quả cao. “Muốn biết chất bảo quản có hại cho sức khỏe hay không thì ngoài việc kiểm soát chặt chẽ quá trình thu hoạch, đóng gói phải lấy mẫu phân tích” - TS Phong nói.
    Tuy nhiên, với điều kiện tại VN hiện nay, việc kiểm tra dư lượng các hóa chất trong trái cây cũng như hóa chất bảo quản là rất khó thực hiện. Một quan chức ngành nông nghiệp cho biết trước khi gia nhập WTO, trách nhiệm kiểm tra dư lượng thuốc trong rau quả nhập khẩu thuộc nhiều bộ khác nhau. Về nguyên tắc, một loại trái cây nhập khẩu về VN thì ngoài kiểm tra của hải quan tại cửa khẩu còn chịu sự kiểm tra về dịch hại và dư lượng chất bảo vệ thực vật. Nhưng theo ông Phạm Minh Sang - phó giám đốc Trung tâm kiểm định thuốc (Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN&PTNT), theo Luật an toàn thực phẩm, nhiệm vụ kiểm tra tồn dư hóa chất trong trái cây mới chuyển về cho Bộ NN&PTNT từ tháng 7-2011. Do đó, với một lượng hàng nông sản nhập khẩu rất lớn mà trong một thời gian ngắn được chuyển giao sẽ khó kiểm soát hết mọi đơn hàng nhập khẩu. “Một trung tâm kiểm định thuốc phía Nam nhưng chỉ có năm máy kiểm tra dư lượng thuốc, so với các nước và lãnh thổ trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan thì cơ sở kiểm định dư chất bảo vệ thực vật của VN chẳng thấm vào đâu. Ví dụ như Đài Loan, chỉ một địa phương của họ đã có hàng trăm máy tự động hoạt động suốt ngày đêm” - ông Sang nói.
    Không chỉ thiếu máy móc mà kinh phí thực hiện phân tích cũng quá eo hẹp nên có muốn cũng không thể làm nhiều. Ông Sang giải thích chi phí để kiểm tra dư lượng của 25 loại thuốc bảo vệ thực vật thông thường trong một mẫu kiểm nghiệm tốn 3-5 triệu đồng. Trong khi đó theo Luật an toàn thực phẩm, tiền thực hiện phân tích kiểm tra này là của Nhà nước. Do vậy, sau khi lấy mẫu ngẫu nhiên các lô hàng nhập khẩu thì mỗi mẫu cũng chỉ kiểm tra được khoảng bảy loại hóa chất, một con số quá nhỏ nhoi so với trên 200 hóa chất mà các nước như Mỹ, Eu, Nhật... kiểm tra.
    Ngoài ra, theo ông Sang, có hàng trăm loại chất bảo quản khác nhau và nhiều loại mới được nghiên cứu thêm trên khắp thế giới. Nếu như chất bảo quản không nằm trong danh mục kiểm tra thì cơ quan chức năng cũng chịu.
    TRẦN MẠNH - DŨNG TUẤN

    Cứ có thuốc độc là có Tàu !
    Hàng giả hàng nhái , hàng ... tào lao !
    Độc hại nhất trên đời : Maoism !
    Tiếng Việt mình là chủ nghĩa Mao !
    Lũ theo Mao ngày càng phách lối !
    Thằng đầu têu là Hồ Cẩm Đào !
    Cuối năm này về quê chăn vịt !
    Cận Bình thay , cũng thế ! Như nhau !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/Nhip-cau-tieu-dung/482637/Giat-minh-voi-trai-cay-tuoi-lau.html
    Trái cây để 4 tháng chưa hư...


    Sau khi Tuổi Trẻ đưa tin “Lê, táo để hai tháng vẫn tươi” (Tuổi Trẻ ngày 15-3), nhiều bạn đọc đã gọi điện, email đến báo Tuổi Trẻ thông tin thêm về nhiều trường hợp tương tự.
    Bạn đọc tên Bình Anh và bạn đọc tên Nguyễn cho biết đều mua táo và lê cách đây bốn tháng nhưng tới nay vẫn còn y nguyên, nhìn ngoài vỏ vẫn tươi như lúc mua từ chợ về.
    Ông Sang (ngụ ở P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cũng lấy làm lạ khi quả dưa hấu vỏ vàng mua từ trước Tết Nguyên đán đến nay đã gần hai tháng vẫn chưa hư. Ông cho biết vỏ quả dưa vẫn tươi, cuống không rụng mà chỉ hơi héo.
    Bạn đọc tên Nhân Tâm cũng rất sợ khi cho biết vợ anh mua mâm ngũ quả về chưng tết, trái cây nào chưng được vài ngày cũng hư nhưng hai trái táo và một trái lê vẫn tươi rất lâu (để hơn một tháng rưỡi vẫn chưa hư).
    Chị Nguyễn Thị Kim Phụng lo lắng vứt mớ táo mua từ tết bỏ trong tủ lạnh mà đến giờ vẫn tươi như lúc mới mua. Chị cho hay sẽ bỏ hết vì sợ trẻ con trong nhà ăn phải nguy hiểm. Bạn đọc Trung Thành cũng mua cà chua ngoài chợ về, chỉ nấu một ít và bỏ quên hai quả bên ngoài. Một tuần sau nhớ ra thì quả cà chua vẫn chưa bị thối, vỏ chỉ hơi nhăn, trong khi mua cà chua ở siêu thị để 4-5 ngày là hư.
    MẬU TRƯỜNG - BẢO ÂN

    Ăn trái cây , thực phẩm Trung Quốc là tự sát !

    [r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.baomoi.com/Home/SucKhoe/...a-Trung-Quoc-bi-tuon-sang-chau-Au/6059379.epi

    Thuốc giả Trung Quốc bị tuồn sang châu Âu

    Thứ Tư, 13/04/2011 14:15
    Tòa án Anh vừa kết tội ông Peter Gillespie, 65 tuổi với mức án 8 năm tù vì tội nhập khẩu thuốc giả từ Trung Quốc sau đó in và đóng gói thuốc để làm cho chúng giống với thuốc thật. Các loại thuốc được làm giả chủ yếu là thuốc chữa các bệnh ung thư, tim mạch và tâm thần. Gillespie đã nhập khẩu 72.000 gói thuốc giả, tương đương với 2 triệu liều từ tháng 12/2006 - 5/2007. Cơ quan điều tra đã phải mất tới 4 năm để khám phá ra đường dây thuốc giả lớn nhất châu Âu này. Vụ việc được phát hiện khi một nhà phân phối phát hiện bất thường trên mã vạch ở một số lô thuốc. Châu Âu vốn là nơi kiểm soát gắt gao với mặt hàng thuốc bằng hệ thống mã vạch. Theo cơ quan điều tra, hàng nghìn người bị ung thư có thể đã chết vì các loại thuốc giả này.
    TH (Theo Daily Mail)


    Định nghĩa mới về Trung Hoa : Vương quốc Hàng Giả !

    Trung : trung tâm sản xuất và kinh doanh hàng giả
    Hoa : người Hoa , tức người Hán ! Tức ba Tàu , ba chệt , khựa , Tàu thâm , Tàu đểu , Tàu lừa , Tàu ô , Tàu xì , Tàu vị yểu ( tức xì dầu )
    , Tung Cẩu , Túng Của ...

    Trung Hoa : Trung tâm sản xuất hàng dỏm do người Hoa ( tức người Hán ! Tức ba Tàu , ba chệt , khựa , Tàu thâm , Tàu đểu , Tàu lừa , Tàu ô , Tàu xì , Tàu vị yểu ( tức xì dầu ) , Tung Cẩu , Túng Của ...) làm chủ ...

    Ai chết thì mặc kệ ai ...
    Bọn Tàu cứ ních cho đầy túi tham !
    Đừng nên thấy rẻ mà ham !
    Mua hàng Trung Quốc , mình làm thằng ngu !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://suckhoedoisong.vn/20120326083552449p61c69/khong-le-song-chung-voi-ac.htm

    Không lẽ sống chung với ác?

    Thứ Hai, 26/03/2012 20:36
    - Khiếp! Báo chí liên tục đăng tin cơ quan quản lý thị trường chỗ này nơi kia phát hiện các vụ mua bán trái phép hóa chất kích tăng thịt nạc cho lợn với khối lượng lên đến hàng tấn.
    - Mà lợn được “tẩm bổ” hóa chất này không thịt ngay thì sau hai ngày là cũng ngoẻo!
    - Nghĩa là đấy là hóa chất độc hại? Nó là thứ gì vậy?
    - Hại quá đi chứ! 43% số mẫu nước tiểu và 24% số mẫu thịt lợn lấy tại các lò mổ trên địa bàn TP.HCM nhiễm chất độc bị cấm là nhóm beta agonists (chất làm giảm mỡ, tăng nạc).
    - Giời ạ, thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến được đa số người dân tiêu thụ một cách thường xuyên, vậy là ăn vào sẽ “được” tăng cân, béo phì, mất sức đề kháng, xương xốp… hoặc rối loạn giới tính, dậy thì sớm và cả ung thư nữa!
    - Ấy là pháp luật đã có quy định các đối tượng mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể bị xử tù từ 3 - 5 năm, vậy mà những hóa chất độc hại ấy đâu có khó mua.
    - Pháp luật quy định nhưng quan trọng hơn là việc thực thi pháp luật. Trách nông dân tống chất này vào lợn một thì trách kẻ bán hóa chất, tha hóa chất từ tận đẩu tận đâu về trăm lần.
    - Thế thì cơ quan thực thi pháp luật liên quan đến việc để hóa chất trên hoành hành trên thị trường đáng trách bao nhiêu lần?
    - Thôi thì chưa bàn đến “trách”, vấn đề là tìm cho ra các loại hóa chất độc hại “kích nạc”, “biến thịt thối thành thịt tươi” như báo SK&ĐS phát hiện có nguồn gốc từ đâu, ai “phát minh” ra cách làm để mà cảnh giác...
    - Ừ... cứ hết chất này đến chất kia tống vào thực phẩm là cái dân phải ăn hàng ngày khác gì đầu độc cả một dân tộc! Phải tìm cho ra xuất xứ hóa chất và xuất xứ “xui” người ta pha trộn để mà xử lý.
    Cả Nghĩ


    Tới bữa nay mà bác Cả Nghĩ còn hỏi xuất xứ mấy lại ai phát minh ra chất tạo nạc thì quả thật là quá ... ấm ớ hội tề !

    Đơn giản : Gõ Google tìm clenbuterol sẽ ra ngay địa chỉ kẻ thủ ác : Trung Quốc !

    :-":-":-":-":-"
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]



    Người đi ... một nửa hồn tôi ngất ...
    Một nửa hồn kia ... ra ... Trâu Quỳ !
    Thân còn đây mà hồn đã mất !
    Hồn theo người trong mộng tình si !

    =((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]


    Ai ơi ai hiểu cho ai ...
    Ai thương ai nhớ ai ngày lẫn đêm ...
    Ai đi ai lại buồn thêm ...
    Buồn len lén nhẹ nhàng chen vào hồn ...

    =((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((

  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trích:
    hoatimbanglang viết lúc 22:27 - 28/03/2012 [​IMG]
    Gửi @Sinh-Tu

    Có nhà chẳng chịu về nhà ?
    Hay là bác cũng la cà, rong chơi ?
    Bằng Lăng đến mấy hôm rồi,
    Chờ không thấy bác, nên thôi lại về...


    :-??:-??:-??:-??:-??[};-



    [​IMG]


    Ừ thôi ... về ngủ đi em !
    Rừng khô đã cháy ... môi mềm mi cong ...
    Tay xanh ngà ngọc má hồng ...
    Da thơm quả ngọt giấc nồng lời ru ...

    :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em ptkh ui thức dậy tập thể dục chưa ???[};-[};-[};-[};-[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này