Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày ( t.6)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 25/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3790 người đang online, trong đó có 300 thành viên. 13:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12583 lượt đọc và 442 bài trả lời
  1. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Nga mang 'hàng độc' T-90S đến triển lãm quân sự Ấn Độ


    Sự kiện: Nga, Ấn Độ, quân sự, vũ khí, xe tăng
    (VTC News) – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga Rosoboronexport, ông Viktor Komardin cho biết, nước này sẽ trình làng phiên bản mới nhất của xe tăng T-90S tại Triển lãm Quốc phòng 2012 ở Ấn Độ vào cuối tuần này.

    Tin liên quan
    » Điểm mặt những vũ khí Nga sẽ sử dụng trong 10 năm tới
    » Vũ khí Nga "đắt hàng" tại Mỹ La tinh
    » Những 'quái vật' âm thầm dưới lòng biển Nga

    Ông Komardin cho biết thêm: “Đây là lần đầu tiên mẫu xe mới được ra mắt trước làng vũ khí quốc tế và nó sẽ trở thành điểm nhấn của cả triển lãm.

    Không những thế, quân đội Ấn Độ cũng đã từng sử dụng loại xe tăng T-90 nên hẳn là những cải tiến đột phá về phần máy móc, động cơ của phiên bản T-90S lần này sẽ thu hút được sự quan tâm cũng như làm hài lòng giới chuyên môn Ấn Độ và biết đâu họ lại có mong muốn được sở hữu những chiếc xe tuyệt vời như thế."


    [​IMG]
    Phiên bản cũ của xe tăng chiến đấu T-90

    Được biết, cuộc Triển lãm Quốc phòng 2012 sẽ diễn ra ở thủ đô New Delhi từ ngày 29/3 tới ngày 1/4 tới.


    Theo một báo cáo mới được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển) công bố hồi cuối tuần trước, hiện Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường tiêu thụ vũ khí lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm trở lại đây.



    Cũng theo báo cáo, chính quyền Delhi đã chi hơn 12,7 tỉ đô la nhằm nâng cấp kho vũ khí; trong đó Nga chính là nhà cung cấp lớn nhất với khoảng 80% lượng vũ khí nhập khẩu của quốc gia Trung Á này.

    Tin liên quan
    » Nga mong muốn bán Sukhoi Superjet cho Việt Nam
    » Nga “xử tử” hàng loạt xe tăng chiến đấu đã lỗi thời
    » Nga sẽ có thêm 30 chiếc máy bay tiêm kích hiện đại
    » Indonesia nóng lòng muốn nhận vũ khí Nga
  2. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Chào cả nhà .Vừa về nhà thì Bác @talatoi nhắc.Tiếng Tung cẩu thì tôi có thể nói chuyện giao tiếp Ok.Nhưng đọc viết thì [​IMG].Ý nghĩa chữ này ,thì TD và HS cũng đã nói nhiều về thành viên gialongVT mang Avata này rồi,đó là kẻ chuyên gây rối trong pic ,1 thành phần p hản động trà trộn vào đây chống phá .Và cũng chính Y mà Thai_Duong người bạn tôi ngưỡng mộ đã bị Mod ban nick vĩnh viễn .Bạn có thể đọc lại những pic trước .
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thằng đó đã từng khoe là chữ " xuân "
    Chuyện chữ Tàu ở đây không quan trọng lắm bằng chuyện hắn nhạo báng lên niềm tin , lý tưởng của chúng ta !
    Và quan trọng hơn , hắn đã thành công bước đầu khi làm cho chúng ta bất đồng ý kiến !

    Khi các thành viên khác lơ hắn , hắn chữi tôi , mà bác đi vỗ tay khen ngợi hắn , thì như vậy là hắn đã chia rẻ nội bộ chúng ta thành công !

    Gọi hắn là thằng phá hoại khốn nạn thì có oan không ? :-??
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc , quên đi quá khứ , hướng đến tương lai của ta là nhằm kêu gọi sự đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng , chứ không phải để bọn nó lợi dụng chiêu bài hòa hợp yêu nước mà về đây ve vẫy cờ ba que !
    Nguyễn Cao Kỳ thấy được điều đó nên đã làm được những việc đúng đạo lý lúc cuối đời , chứ nếu ông ta mà cũng vẫy cờ vàng khi về Hà Nội thì đã ăn trứng thối rồi !
    Tôi bây giờ thật sự chẳng còn giữ một chức vụ nào trong chính quyền . Hôm trước có những người nói tôi là giảng viên trường Đảng , kẻ thì bảo tôi là cán bộ tuyên huấn . :-j:-j:-j
    Tôi chỉ là một nông dân với trái tim người lính , tôi chiến đấu vì lý tưởng , niềm tin của mình , vì đất nước , nhân dân và vì cả những người bạn đã hi sinh khi tuổi đời mới đôi mươi , không hề nhận một đồng nào của ai trả cho khi viết những dòng này !
    Nói thật , thằng đó mà đứng trước mặt tôi thì hắn ăn nắm đấm vào mồm rồi !

    [r37)]
    [r37)][r37)][r37)][r37)]
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    May mắn là chúng ta có những người bạn chí tình chí nghĩa như Hun Sen , Heng Samrin và đội ngũ cán bộ lãnh đạo CPC mà ta đã dày công đào tạo giúp đỡ từ khi chính quyền mới của CPC còn non trẻ .
    Hảy xem lại loạt bài mà tôi đã từng post lên nhân ngày 07-01 năm nay , trong chủ đề này để thấy Hun Sen đã nói gì để tri ân Việt Nam .

    http://f319.com/giaoluu/1493965/page-9
    http://f319.com/giaoluu/1493965/page-10
    http://f319.com/giaoluu/1493965/page-13
    http://f319.com/giaoluu/1493965/page-14
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thời điểm mà tôi post bài này thì Thái Dương đã bị khóa nick vĩnh viễn , Hoa Sim thì đang là công chúa ngủ trong rừng , đành nhờ anh bạn già Tú Gân post lên vậy ! [:D]

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/4...-hoi-sinh.html

    Thứ Tư, 04/01/2012, 08:03 (GMT+7)
    Thủ tướng Campuchia Hun Sen:
    Việt Nam đã giúp Campuchia hồi sinh



    TT - Cởi mở và chân tình. Lúc mạnh mẽ quyết liệt, lúc trầm tư sâu lắng, Thủ tướng Campuchia Hun Sen dành hai tiếng rưỡi trả lời các nhà báo VN trong dịp dự lễ khánh thành di tích lịch sử địa điểm đoàn 125 tại Đồng Nai.
    Đoàn 125 là tiền thân của lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia.

    [​IMG]
    Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Ảnh: Võ Văn Thành
    “Tôi không muốn con trai tham gia chính trị”
    * Tuổi Trẻ: Ông có muốn con trai mình theo đường chính trị như cha?
    - Ba đứa con trai của tôi đều làm trong quân đội. Tôi muốn chúng phục vụ bảo vệ đất nước để biết yêu nước theo điển hình của người cha nhưng không muốn con tham gia chính trị như cha. Dòng họ tôi không phải là làm chính trị mà là nông dân, viên chức, có người làm bác sĩ, hải quan, phần đông là giáo viên. Nhưng ngoài yếu tố chủ quan còn có những yếu tố khách quan tác động. Lịch sử buộc tôi phải lên tới chức vụ này.
    Tôi cũng muốn cho con trai nối nghiệp, nhưng đừng quên ở Campuchia dưới chế độ dân chủ phải đi qua bầu cử, nếu dân không bầu, trong Đảng không ủng hộ thì không thể làm gì hết.
    Chủ đề mở đầu và xuyên suốt, hẳn nhiên là về sự kiện 33 năm giải phóng Campuchia, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot sắp kỷ niệm vào ngày 7-1. Ông nói: - Không có gì vui hơn khi chúng tôi được giải phóng khỏi chế độ Pol Pot. Chúng tôi từng đứng trước cái chết và rồi được hồi sinh nhờ quân tình nguyện Việt Nam và phong trào đấu tranh của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia.
    * Quân Đội Nhân Dân: Gần đây tại phiên tòa xét xử tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ, bị cáo Nuon Chea đã có những lời lẽ đi ngược lại lịch sử, đưa ra cáo buộc sai trái về quân tình nguyện Việt Nam, xin Thủ tướng cho biết ý kiến về việc đó?
    - Tôi đã nghe những lời của Nuon Chea, một người có vai trò quan trọng trong chế độ Pol Pot và đã bị tòa xét xử trong mấy tuần lễ vừa qua. Ông ta không những không công nhận sai lầm của mình, mà còn đưa ra những cáo buộc dối trá đối với quân tình nguyện Việt Nam. Tôi cho rằng đó là lời nói dối của những kẻ sát nhân.
    Có một logic của kẻ xấu là không bao giờ thừa nhận hành vi sai trái của mình, ông ta nói như vậy cốt để làm nhẹ tội của mình, cho nên chúng ta không cần phải đối đáp với ông ta mà hãy để cho tòa án xét xử. Thực tế đã diễn ra hoàn toàn không giống với những gì Nuon Chea đã nói. Sự thật là quân tình nguyện Việt Nam đã giúp giải phóng nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
    * VNExpress: Ông từng thể hiện sự phẫn nộ khi có người nói quân tình nguyện Việt Nam xâm lược Campuchia, vì sao như vậy?
    - Tôi đã có phản ứng gay gắt về cách nói đó, vì hoạt động của quân tình nguyện của Việt Nam tại Campuchia là từ sự yêu cầu của nhân dân Campuchia. Chúng ta có thể hỏi rằng trên thế giới này có đất nước nào đã giúp nhân dân Campuchia, đặc biệt là giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot và ngăn cản sự quay trở lại của chúng? Câu trả lời chính là nhân dân và quân đội Việt Nam! Thời gian Việt Nam rút quân khỏi Campuchia đã trôi qua hơn 20 năm, chính vì vậy chúng tôi càng không thể chấp nhận được cách nói xuyên tạc và hàm hồ như vậy.
    * Quân Đội Nhân Dân: Nhân dân Campuchia gọi bộ đội Việt Nam là “đội quân nhà Phật”. Thủ tướng có thể chia sẻ về điều này?
    - Nhân dân Campuchia có niềm tin chỉ có tiên có Phật mới cứu giúp được những phận người khi gặp khó khăn khốn cùng. Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu tiên Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là đội quân nhà Phật.
    “Campuchia là món hàng hay sao...”
    * Tuổi Trẻ: Trong mối quan hệ Việt Nam - Campuchia có những ý kiến thường hay liên hệ tới một nước thứ ba. Thủ tướng nói sao đối với dư luận này?
    - Đây là câu hỏi tốt. Tôi xin khẳng định quan hệ Campuchia - Việt Nam là thành tựu to lớn của hai nước được xây dựng và phát triển trong từng giai đoạn lịch sử, đặc biệt là giai đoạn giải phóng Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Đảng đối lập vu cho tôi là nằm dưới sự chỉ đạo của Việt Nam, rồi họ lại nói Trung Quốc lôi kéo Campuchia, rồi có lúc lại nói Mỹ tranh thủ Campuchia. Tôi không hiểu. Campuchia là món hàng hay sao?... Tốt nhất chúng ta đừng bình luận gì cả, hãy cứ để thực tế có câu trả lời.
    Tôi cho rằng bất kỳ nước nào cũng cần quan hệ với các nước khác. Việt Nam có nhu cầu quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu... Campuchia cũng cần quan hệ với các nước trên thế giới, chúng ta không nghe theo những điều sai trái. Chẳng hạn họ nói nên quan hệ với nước này, đừng quan hệ với nước kia..., đó không phải đường lối chính trị của chúng tôi.
    * Tuổi Trẻ: Thưa Thủ tướng Hun Sen, hai tiếng “Việt Nam” luôn gợi lên cho ông điều gì?
    - Tôi không thể nói hết những ý nghĩa xuất phát từ hai tiếng Việt Nam, nhưng tôi có thể nói ngắn gọn hình tượng rằng: “Việt” là sự hồi sinh của Campuchia - “Nam” là sự phát triển của Campuchia từ trước đến nay.
    * Tuổi Trẻ: Tháng 10-2008, báo Tuổi Trẻ có đăng loạt bài về Thủ tướng Hun Sen trích từ một cuốn sách viết về ông, sau loạt bài này báo nhận được rất nhiều hồi âm mong muốn Thủ tướng chia sẻ thêm về những trải nghiệm trong cuộc sống của mình, những điều ông muốn gửi gắm đối với giới trẻ.
    - Khi tôi rời Campuchia đến Việt Nam để tìm kiếm sự giúp đỡ chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot, tôi mới 25 tuổi. Sau đó tôi trở thành bộ trưởng ngoại giao lúc 27 tuổi. Năm 32 tuổi tôi trở thành thủ tướng của Campuchia, lúc bấy giờ là một trong những thủ tướng trẻ nhất thế giới. Như vậy, tôi nghĩ rằng vấn đề không phải là trẻ hay già, không phải chỉ người già mới làm lãnh đạo được. Kinh nghiệm của tôi cho thấy sẽ là bảo thủ khi ai đó cứ nghĩ đến tuổi già của mình và ngăn cản tuổi trẻ, đó là một sai lầm.
    Trước đây ở Campuchia mọi người cũng thường hỏi về lý lịch, hỏi về tuổi ai đó trước khi đề bạt họ. Tôi đã đấu tranh với vấn đề này bằng cách thể hiện mình trong vai trò người chỉ huy quân đội và xây dựng lực lượng quân đội. Không phải những người trên dưới 30 tuổi thì không làm bộ trưởng, làm thứ trưởng được mà phải đợi đến khi 40 hoặc 50 tuổi, vấn đề là chúng ta có dám trao công việc cho người trẻ hay không.
    “Xin đừng bao giờ tuyệt vọng”
    * Tuổi Trẻ: Ông đã trải qua nhiều thăng trầm biến cố, từ một chú tiểu ở chùa, một du kích đến bộ trưởng rồi thủ tướng, từng sống trong cảnh đen tối thời Khmer Đỏ phải tị nạn Việt Nam, từng cả chục lần đối mặt với cái chết... Với ông, đâu là thời khắc đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình?
    - Tôi không ghi nhớ chuyện mình trở thành bộ trưởng hay thủ tướng. Nhưng bị thương ở mắt là điều tôi nhớ mãi. Tôi đã bất tỉnh một tuần lễ để rồi một thanh niên ở tuổi 23 trở thành người khuyết tật (mất hẳn mắt trái - PV). Đó là chiến tranh và chỉ có nhờ may mắn tôi mới thoát chết.
    Điều ghi nhớ thứ hai: con trai cả của tôi đã chết khi vừa chào đời vì y tá làm rớt nó. Tôi xin chỉ huy của Khmer Đỏ cho tôi mang xác con tôi đi chôn nhưng họ không cho. Một người cha mà không thể đem xác con đi chôn thì đau khổ biết chừng nào.
    Điều ghi nhớ thứ ba: ngày 20-6-1977, tôi ra đi trong nước mắt và đau xót, phải rời bỏ quê hương, rời xa người vợ thân yêu đang mang thai năm tháng để sang Việt Nam và có ngày hôm nay. Nếu tôi chỉ có một mình thì nhẹ nhàng hơn, nhưng bỏ lại đằng sau là hai cuộc đời sẽ phải đối mặt rủi ro bất trắc dưới chế độ Khmer Đỏ.
    Tôi cũng ghi nhớ ngày 24-9-1998, năm quả đạn B40 bắn vào xe tôi nhưng may mắn chỉ có một quả nổ cách xe tôi có gang tấc. Và chuyện cưới vợ cũng không thể quên. Ngày 5-1 này sẽ kỷ niệm 36 năm ngày ấy. Lúc đó cùng lúc làm đám cưới cho 13 cặp, dưới thời Pol Pot thì không có đám cưới truyền thống mà phải theo sự sắp đặt của chúng.
    Và một ngày nữa đáng nhớ là ngày có đứa cháu đầu tiên. Có quá nhiều chuyện mà cho tôi năm ngày năm đêm nói cũng không hết. Tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng: xin đừng bao giờ tuyệt vọng, càng khó khăn càng phải nỗ lực. Hãy đừng rút lui, nếu buộc phải rút lui cũng đừng rút lui trong chiến bại, lúc nào cũng phải trong thế tiến về phía trước.
    * VNExpress: Thủ tướng thích món ăn nào của Việt Nam?
    - Giữa hai nước chúng ta ngoài quan hệ láng giềng gần gũi, đoàn kết, hữu nghị còn có mối liên hệ về món ăn. Ở Campuchia cũng có bánh trôi nước, bánh xèo, chả giò, bánh hỏi, nước mắm... Tôi ăn gì cũng được.
    Nhưng món ngon nhất ở Việt Nam mỗi khi nhắc tới là thấy thèm, đó là rau muống chấm nước mắm. Món này ở Hà Nội ngon tuyệt mà ở Campuchia không thể tìm ra được. Còn ở phía Nam thì tôi thích cá kho tiêu. Ra Vũng Tàu tôi thích ốc hương, có lần tôi ăn một lúc... 84 con ốc. Còn nữa, món canh chua cũng rất ngon. Trưa nay tôi cũng ăn những món ấy, có rau muống, cá kho tiêu, canh chua, chỉ có thiếu ốc hương.
    “Tôi muốn Campuchia trở thành con rắn to”
    * Tuổi Trẻ: Thủ tướng từng nói rằng ông muốn biến Campuchia thành con rồng, con hổ ở châu Á như có những nhà lãnh đạo khu vực này đã làm được với đất nước họ. Cụ thể ông muốn phát triển Campuchia theo mô hình nào?
    - Tôi không có tham vọng Campuchia trở thành con rồng. Con rắn thôi cũng được rồi vì khả năng của Campuchia không bằng các nước lớn. Nhưng con rắn Campuchia sẽ là con rắn to chứ không phải rắn nhỏ.
    Việt Nam có mục tiêu năm 2020 trở thành nước công nghiệp, đó là khả năng Việt Nam có thể làm được. Campuchia thì khác. Khi chúng tôi bắt đầu mở cửa, một số nhà báo hỏi tôi: ông làm kinh tế theo nước nào? Tôi đáp: tôi không sửa đầu cho vừa mũ, không gọt chân cho vừa giày, mà chúng tôi làm mũ để đội cho cái đầu của mình và làm đôi giày đi cho đôi chân của mình. Chúng ta nghiên cứu để học kinh nghiệm hay và tránh bài học thất bại. Nếu bê nguyên xi, giáo điều mà không phù hợp thực tế chúng ta, chúng ta sẽ thất bại.
    * Tuổi Trẻ: Ông là thủ tướng đương nhiệm lâu năm nhất ở châu Á. Theo ông, điều gì quan trọng nhất để một dân tộc phát triển?
    - Từ lúc làm bộ trưởng đến nay tôi đã có gần 33 năm cầm quyền với 27 năm làm thủ tướng. Bạn hỏi yếu tố gì đưa đến sự phát triển? Tôi cho là có nhiều yếu tố, nhưng có hai yếu tố tiên quyết: đường lối chính sách và nguồn nhân lực.
    Đường lối chính sách là xuất phát điểm, nếu thước đo này sai sẽ dẫn đến rủi ro, tàn phá đất nước như Pol Pot đã làm. Nhưng đất nước cũng không thể phát triển nếu thiếu nhân lực. Quốc gia có nguồn lực về thiên nhiên chưa hẳn là nước giàu.
    Tôi thường hỏi tại sao Việt Nam đi nhanh? Vì có Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngay từ khi giành được độc lập, đưa đi học nước ngoài... đã tạo nên lớp cán bộ giàu năng lực. Từ một nước thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Còn Campuchia từng được coi là “đất vàng”, tại sao Campuchia nghèo? Là do từng có sự sai lầm, không có đường lối đúng đắn và thiếu nguồn nhân lực.

    Cố gắng thực hiện COC trong năm nay
    * Tuổi Trẻ: Thưa Thủ tướng, triển vọng nào cho sự ra đời Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) trong năm 2012 khi Campuchia đảm nhiệm cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN?
    - Bối cảnh và những vấn đề đặt ra trong năm 2002, khi Campuchia cũng đảm nhiệm chức chủ tịch ASEAN, khác với hiện nay. Tôi còn nhớ mười năm trước, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc ký tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Chúng ta cần phải bảo vệ những kết quả đạt được của DOC, cũng như những kết quả khác trong Hội nghị cấp cao ASEAN tại Indonesia năm 2011.
    Với tư cách chủ tịch ASEAN, cũng là nước chủ nhà sẽ tổ chức các hội nghị cấp cao có liên quan, chúng tôi kêu gọi sự hợp tác của các thành viên ASEAN và Trung Quốc để cố gắng thực hiện COC vào năm 2012. Hiện nay Campuchia cũng đang cố gắng để các cuộc gặp giữa ASEAN và Trung Quốc tìm ra được một công thức thực hiện vấn đề này. Chúng tôi rất lạc quan.
    ĐÀ TRANG - VÕ VĂN THÀNH thực hiện


    Xin đừng bao giờ tuyệt vọng, càng khó khăn càng phải nỗ lực. Hãy đừng rút lui, nếu buộc phải rút lui cũng đừng rút lui trong chiến bại, lúc nào cũng phải trong thế tiến về phía trước.

    Hun Sen - Người bạn gắn bó chí tình của nhân dân và cách mạng Việt Nam !

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Xem lại để thấy niềm tin mà ta đặt ở Hun Sen là có cơ sở !
    Trung Quốc mua chuộc được Sihanouk , nhưng không thể mua chuộc Hun Sen và các đồng chí cộng sự đâu !



    Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen:
    Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với hồi sinh và phát triển

    QĐND - Thứ Tư, 04/01/2012, 8:49 (GMT+7)
    QĐND - Phóng viên Báo Quân đội nhân dân và một số cơ quan báo chí đã có cơ hội quý báu được gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia Hun Xen trong một ngày đầu năm 2012. “Chúng tôi gọi bộ đội tình nguyện Việt Nam là đội quân của Tiên, của Phật”, nhân vật lịch sử của Cam-pu-chia nói trong cuộc phỏng vấn dài hơn hai giờ đồng hồ…
    Logic trốn tội của những kẻ sát nhân
    PV: Ngày 7-1-1979 là một mốc quan trọng trong lịch sử. Đó là ngày sụp đổ của chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Xin Thủ tướng cho biết ý nghĩa của ngày trọng đại này đối với nhân dân Cam-pu-chia?
    [​IMG]
    Thủ tướng Cam -pu-chia Hun Xen trả lời phỏng vấn. Ảnh: Đào Văn Sử
    Thủ tướng Hun Xen: Không có điều đáng vui mừng hơn đối với nhân dân Cam-pu-chia khi chúng tôi được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ và hồi sinh. Chúng tôi nhớ rằng, Việt Nam cũng có những ngày vui tương tự như ngày 30-4-1975. Chúng tôi đã thoát chết nhờ phong trào đấu tranh của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam. Thông qua sự hồi sinh này, hơn 30 năm qua, chúng tôi đã và đang xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
    PV: Mới đây, tại phiên tòa xét xử các cựu thủ lĩnh Khơ-me Đỏ về tội diệt chủng, tội ác chiến tranh và chống lại loài người do Liên hợp quốc bảo trợ, tổ chức tại Phnôm Pênh, những kẻ diệt chủng vẫn bác bỏ mọi cáo buộc, thậm chí đưa ra những lời ngụy biện xúc phạm lịch sử cũng như công lao của quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc giải cứu Cam-pu-chia khỏi nạn diệt chủng. Ý kiến của Thủ tướng về lời nói dối đi ngược lại lịch sử của những kẻ diệt chủng?
    Thủ tướng Hun Xen: Đây chỉ là vấn đề theo kiểu logic trốn tội của những kẻ sát nhân mà thôi. Như chúng ta thấy, kẻ cắp thường nói không bao giờ ăn trộm của ai. Giả sử bọn chúng không diệt chủng thì thử hỏi tại sao bây giờ lại cần có Tòa án đặc biệt xét xử Khơ-me Đỏ? Việc Tòa án này được thiết lập đồng nghĩa với việc chân lý thuộc về bộ đội tình nguyện Việt Nam đã giúp Cam-pu-chia. Sự thật hiển nhiên là Cam-pu-chia có chế độ diệt chủng và cũng có lực lượng chính trị và quân sự chống lại chế độ này với sự giúp đỡ quý báu của Việt Nam. Lực lượng quân sự Việt Nam có mặt tại Cam-pu-chia là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân Cam-pu-chia.
    PV: Trong cuốn sách “Hun Xen nhân vật xuất chúng của Cam-pu-chia”, tác giả viết rằng, Thủ tướng đã phẫn nộ khi được hỏi về việc coi thời kỳ Việt Nam giúp Cam-pu-chia là xâm lược. Tại sao lại như vậy thưa Thủ tướng?
    Thủ tướng Hun Xen: Lúc đó trên thế giới không nước nào giúp Cam-pu-chia, mà chỉ có lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam đã giúp Cam-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng và ngăn chặn chế độ Pôn Pốt quay trở lại. Khi chúng tôi vững mạnh, Việt Nam đã rút quân. Kể từ năm 1989 cho đến nay không có sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại Cam-pu-chia. Tôi hoàn toàn không thể chấp nhận việc coi Việt Nam giúp Cam-pu-chia là hành động xâm lược. Tôi đặt câu hỏi thế này: Tại sao khi chúng tôi, một dân tộc sắp chết lại không được nhờ quân đội Việt Nam giúp đỡ?
    Trong tâm tưởng người dân Cam-pu-chia, bộ đội tình nguyện Việt Nam là “đội quân nhà Phật”
    PV: Có ý kiến đánh giá rằng bộ đội tình nguyện Việt Nam là “đội quân nhà Phật”, ông nghĩ sao về điều này?
    Thủ tướng Hun Xen: Chúng tôi gọi bộ đội tình nguyện Việt Nam là đội quân của Tiên, của Phật. Nhân dân Cam-pu-chia theo đạo Phật và tin Tiên, Phật có thể giúp đỡ được mọi người. Khi khó khăn sắp chết thì chắp tay khấn Phật, Tiên cứu giúp mà lại có đơn vị bộ đội Việt Nam thì rõ ràng bộ đội Việt Nam là lực lượng của Tiên, của Phật rồi.
    PV: Nếu có một thông điệp gửi tới thân nhân của những chiến sĩ tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Cam-pu-chia, Thủ tướng sẽ nói gì?
    Thủ tướng Hun Xen: Nhân dịp này, chúng tôi muốn gửi lời thăm hỏi, chia sẻ đến gia đình những người đã hy sinh, các thương binh, các cựu chiến binh Việt Nam đã chiến đấu vì sự sống còn của nhân dân Cam-pu-chia. Chúng tôi mãi mãi ghi ơn công lao to lớn này. Hiện nay, hài cốt của bộ đội tình nguyện Việt Nam chưa được hồi hương toàn bộ. Chúng tôi có trách nhiệm và đang nỗ lực phối hợp với Việt Nam tìm kiếm, quy tập hài cốt về quê cha đất Tổ.
    PV: Hai tiếng Việt Nam luôn gợi lên cho Thủ tướng điều gì?
    Thủ tướng Hun Xen: Không thể nói hết ý nghĩa của hai tiếng Việt Nam. Nhưng đối với tôi, Việt Nam đồng nghĩa với sự hồi sinh và sự phát triển của Cam-pu-chia. Việt Nam có hai tiếng Việt và Nam. “Việt” có nghĩa là sự hồi sinh của Cam-pu-chia, “Nam” có nghĩa là sự phát triển của Cam-pu-chia.
    PV: Hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ và doanh nhân cần phải làm gì để thắt chặt quan hệ đoàn kết hữu nghị và thúc đẩy hợp tác toàn diện trong tương lai?
    Thủ tướng Hun Xen: Thế hệ chúng tôi quen biết, dễ nói chuyện với nhau. Tôi tin với nỗ lực của hai nước, thanh niên thế hệ mai sau cũng sẽ hợp tác tốt với nhau. Nhiều thanh niên có thể nói tiếng Việt và tiếng Khơ-me. Nhưng điều quan trọng là khi gặp nhau, họ nói chuyện bằng tiếng Anh. Chúng ta cũng cần tăng cường các hoạt động văn hóa, thể thao để tìm hiểu nhau, học tập nhau. Thanh niên hợp tác kinh doanh với nhau cũng thuận lợi hơn vì nhanh nhạy hơn thế hệ sinh ra trong thời kỳ chiến tranh như chúng tôi. Quan hệ tốt về lĩnh vực kinh tế là điều quan trọng trong hợp tác chính trị.
    Đề bạt chưa bao giờ hỏi tuổi
    PV: Thủ tướng muốn gửi gắm điều gì cho giới trẻ hai nước?
    Thủ tướng Hun Xen: Một số người cho rằng, người trẻ thì không làm được việc. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm của bản thân và của các thanh niên Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, theo tôi, thanh niên có khả năng làm mọi việc dù họ cũng cần học hỏi kinh nghiệm từ người nhiều tuổi. Từ khi làm Thủ tướng cho đến nay, khi đề bạt một ai vào chức vụ nào đó tôi chưa bao giờ hỏi tuổi. Không phải cứ 40 hay 50 tuổi mới làm được Bộ trưởng mà quan trọng có dám giao nhiệm vụ cho lớp trẻ và họ có làm được việc hay không. 27 tuổi tôi đã làm Bộ trưởng Ngoại giao và 32 tuổi đã làm Thủ tướng đấy thôi. Người ta nói rằng “tre già, măng mọc”. Không có măng thì cả rừng tre cũng chết. Tất nhiên, thanh niên cũng cần nỗ lực để từ măng trở thành tre tốt.
    PV: Thủ tướng có muốn các con trai mình theo con đường chính trị như cha hay không?
    Thủ tướng Hun Xen: Ba con trai tôi đều là quân nhân. Tôi muốn các con phục vụ trong quân đội vì muốn các con thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, biết thương yêu dân tộc theo gương cha. Tuy nhiên, tôi không muốn các con tham gia chính trị như bố. Có thể nói, tôi muốn dòng họ Hun sẽ chấm dứt cầm quyền khi hết giai đoạn Hun Xen. Nhưng không phải tôi muốn là được mà còn yếu tố khách quan nữa. Dòng giống nhà tôi vốn không phải là chính trị gia mà là nông dân hoặc làm công chức, bác sĩ, giáo viên. Nhưng hoàn cảnh đã buộc tôi phải ở vị trí này.
    PV: Thủ tướng đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, từ một chú tiểu, du kích đến Bộ trưởng rồi Thủ tướng, từng sống trong cảnh đen tối trong thời Pôn Pốt, nhiều lần đối mặt với cái chết. Với Thủ tướng, cho đến nay đâu là giai đoạn đáng nhớ nhất trong cuộc đời?
    [​IMG]
    Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đặt câu hỏi với Thủ tướng Cam -pu-chia Hun Xen. Ảnh: Đào Văn Sử
    Thủ tướng Hun Xen: Điều đáng nhớ không phải là việc tôi làm Thủ tướng hay Bộ trưởng. Tôi bị hỏng một mắt khi 23 tuổi và suýt chết. Trở thành người tàn tật ở độ tuổi thanh niên là điều không thể quên được. Một việc khác tôi cũng mãi nhớ là đứa con trai lớn của tôi đã bị chết do một bà y tá vuột tay làm rơi xuống đất. Tôi đã xin chỉ huy (lực lượng Khơ-me Đỏ - PV) mang xác của cháu đi chôn nhưng họ không cho phép. Là cha mà không được chôn con mình thì còn điều gì buồn khổ và đau xót hơn? Thời khắc thứ ba tôi mãi không quên là ngày 20-6-1977. Ngày đó, bỏ lại người vợ đang có mang 5 tháng, tôi chạy sang Việt Nam tìm sự giúp đỡ để có được ngày hôm nay. Có nhiều điều ghi nhớ nữa trong đó có việc tôi xây dựng Đoàn 125, hay được cưới vợ năm 1976. Thời kỳ Pôn Pốt, họ không cho cưới theo kiểu truyền thống. Lúc đó chúng tôi là một cặp trong đám cưới tập thể gồm 13 đôi. Còn nhiều kỷ niệm nữa mà tôi kể 5 ngày 5 đêm cũng không hết (cười). Điều quan trọng nhất là đừng bao giờ mất hy vọng. Càng khó khăn chúng ta càng cần cố gắng.
    Rau muống chấm nước mắm
    PV: Xin Thủ tướng hãy chia sẻ những sở thích của mình? Hiện nay Thủ tướng còn sáng tác nhạc hay không?
    Thủ tướng Hun Xen: Tôi cũng có sở thích riêng như tất cả mọi người khác. Tôi thích gôn nhưng ít có thời gian chơi vì công việc quá nhiều. Nói như vậy cũng không phải là tôi hoàn toàn không thực hiện được những sở thích của mình. Ví dụ, dù không biết hát nhưng tôi cũng đã sáng tác được hơn 200 bài hát. Nhiều kênh truyền hình và đài phát thanh thường xuyên cho phát sóng. Sáng tác nổi tiếng nhất của tôi là bản “Cuộc đời của chú tiểu”, bài hát này được ưa thích vì nó không chỉ đúng với cuộc đời của tôi mà còn đúng với cuộc đời của nhiều người khác nữa do nhiều sinh viên Cam-pu-chia trú ở trong chùa. Hay những sáng tác về việc tôi và vợ phải chia lìa cũng vậy. Trong thời kỳ Pôn Pốt, đó không phải là việc riêng gia đình tôi mà là vấn đề chung dường như diễn ra khắp nước.
    Ngày nào không đọc tin tức ngày đó tôi như không được ăn cơm. Tôi muốn khi về hưu sẽ viết báo, viết sách. Có khi bài viết của tôi lại bán chạy vì tôi biết nhiều chuyện bí mật mà đến nay chưa được nói ra. Nói vậy chứ, tôi thích viết sách, viết báo là vì muốn những người chưa rõ có thể hiểu đúng tình hình thôi.
    PV: Khi ở Việt Nam, Thủ tướng thích món ăn gì nhất?
    Thủ tướng Hun Xen: Trước tiên, tôi muốn nói rằng một số món ăn Việt Nam ở Cam-pu-chia phổ biến đến mức trở thành tiếng Cam-pu-chia như bánh xèo, chả giò, bánh hỏi, bánh cuốn… Hai nước chúng ta không chỉ có tình đoàn kết hữu nghị mà lại còn có quan hệ tốt về ẩm thực. Cá nhân tôi thì ăn gì cũng được nhưng nói đến món rau muống chấm nước mắm là nhỏ nước miếng. Loại rau muống đó thường có ở Hà Nội. Ở miền Nam, tôi thích ăn thịt kho tiêu. Tại Vũng Tàu thì tôi thích ăn ốc hương. Có một lần tôi đã ăn liền 84 con ốc hương. Món yêu thích thứ tư là canh chua, món này cũng nổi danh ở Cam-pu-chia.
    PV: Xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng!
    Bảo Trung


    Một người Khmer có trái tim Việt Nam !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://f319.com/giaoluu/1493965/page-14

    Một phần lịch sử không thể lãng quên (*)



    QĐND - Thứ Hai, 02/01/2012, 22:27 (GMT+7)
    (Diễn văn của Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Xen tại Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125)
    Trước hết, tôi và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Cam-pu-chia xin bày tỏ cảm ơn sâu sắc đối với Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã đón tiếp trọng thị Phái đoàn Cam-pu-chia; đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Ngài Thủ tướng *************** cùng Phu nhân, Ngài Lê Đức Anh, Ngài Lê Khả Phiêu và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã dành thời gian quý báu cùng chúng tôi tham gia buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ngày 7 tháng 1 và tưởng niệm linh hồn các chiến sĩ Cam-pu-chia đã hy sinh vì sự nghiệp hồi sinh đất nước và nhân dân Cam-pu-chia với chiến thắng ngày 7-1-1979; đồng thời tham gia khánh thành Khu di tích lịch sử, nơi cư trú của những người Cam-pu-chia yêu nước và từ đây, khi điều kiện chín muồi, chúng tôi đã quay trở về đất nước Cam-pu-chia thân yêu, sát cánh bên nhau thành lập Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia, tiến tới thành lập Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia ngày 2-12-1978 tại thị xã Xnuôn, tỉnh Kra-tie. Đây chính là lực lượng vũ trang của Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tấn công lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt ngày 7-1-1979, là nòng cốt của Đảng Nhân dân, Chính phủ và nhân dân Cam-pu-chia trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước Cam-pu-chia tươi đẹp cho đến hôm nay.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo thuộc Chính phủ Hoàng gia, Quốc hội, Thượng viện và quân đội Cam-pu-chia đã đến tham dự buổi lễ này và xin được thứ lỗi đối với các cấp lãnh đạo kể cả những người đã từng đặt chân tới đây và những người chưa từng đặt chân tới đây vì lý do bận công tác trong nước mà không đến tham dự buổi lễ này được.
    Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Đảng, Chính phủ, Quân đội, nhân dân Việt Nam, đặc biệt là Quân khu 7 và tỉnh Đồng Nai nói riêng đã giữ nguyên mảnh đất, nơi an nghỉ của 49 chiến sĩ Cam-pu-chia trong suốt hơn 33 năm qua mà chúng tôi chưa có điều kiện để đưa hài cốt các chiến sĩ này về nước vì chúng tôi chưa thể tìm lại được thân nhân của họ. Đồng thời, tôi cũng xin được nói lên lời cảm ơn về việc xây dựng đài tưởng niệm, một di sản lịch sử cho các thế hệ mai sau.

    [​IMG]
    Thủ tướng *************** và Thủ tướng Hun Sen tại buổi lễ.
    Ảnh: Đức Tám - TTXVN
    Chỉ còn 5 ngày nữa thôi, nhân dân Cam-pu-chia sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 33 năm Ngày giải phóng đất nước thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt (7-1-1979/7-1-2012). Trước khi nói về ngày vui sau 33 năm đất nước Cam-pu-chia thoát khỏi chế độ diệt chủng, cho phép tôi được nhắc lại lịch sử hình thành Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia.
    Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng, sau ngày 17-4-1975, một chế độ diệt chủng đã được hình thành trên cả nước, người dân Cam-pu-chia bị sát hại, bị lùa ra khỏi thành phố, khu dân cư, quyền công dân bị tước đoạt, một chế độ không trường học, không chợ búa, không dùng tiền, người dân bị cưỡng bức lao động, chung sống trong các công xã, hành vi tra tấn và sát hại người dân ngày càng nghiêm trọng hơn…
    Trước tình hình đất nước và nhân dân Cam-pu-chia lâm vào thảm họa, bản thân tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài 2 sự lựa chọn là: Thứ nhất, đứng lên đấu tranh vũ trang chống lại chế độ Pôn Pốt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tôi, lực lượng vũ trang này khoảng gần 2000 người, tấn công đánh chiếm huyện Mê-mốt, tỉnh Kam-pông Chàm và huyện Xnuôn, tỉnh Kra-tie để làm căn cứ đấu tranh vũ trang, nhưng tôi dự đoán sự lựa chọn này rất nguy hiểm, nếu có tình huống xảy ra khó có thể cứu vãn được, và cuộc nổi dậy này khó có thể cầm cự được trong vòng một tháng và sẽ bị Pôn Pốt dìm trong biển máu. Thứ hai, tôi phải ly khai chạy sang Việt Nam và đề nghị Việt Nam giúp đỡ tổ chức phong trào kháng chiến giải phóng đất nước vì khi đó tôi nhận được thông tin có một số người dân Cam-pu-chia đã chạy sang Việt Nam tị nạn. Lúc đó tôi nghĩ sự lựa chọn thứ hai này thật sự tốt hơn, nhưng vẫn có rủi ro, vì bọn Pôn Pốt cũng đã từng mở các cuộc tấn công vào một số khu vực của Việt Nam. Tôi luôn tự hỏi mình rằng, liệu mình có thể bị chết khi qua biên giới Cam-pu-chia – Việt Nam do giẫm phải mìn hoặc do đơn vị biên phòng Việt Nam hay không? Liệu mình có bị bắt giam do vượt biên trái phép hay không? Liệu Việt Nam có tin mình và đồng ý giúp mình không, trong khi Việt Nam vẫn đang quan hệ ngoại giao với Cam-pu-chia dân chủ? Và suy nghĩ cuối cùng của tôi là, liệu Việt Nam có thể bắt mình giao cho Pôn Pốt hay không? Để ứng phó với tình huống này tôi đã chuẩn bị sẵn trong người 12 cây kim và sẵn sàng tự sát nếu mình bị Việt Nam bắt giao cho Pôn Pốt.
    Lúc 21 giờ, ngày 20-6-1977, tôi ra đi trong nước mắt và đau xót, tôi phải rời bỏ quê hương, rời xa người vợ thân yêu đang mang thai 5 tháng. Tôi bắt đầu đặt cược tính mạng của mình để tiến hành một cuộc đấu tranh. Khoảng 2 giờ ngày 21-6-1977, tôi cùng 4 cán bộ khác đã vượt biên giới sang Việt Nam và đến khoảng 14 giờ ngày 21-6-1977, chúng tôi đã vào đến ấp Hoa Lư, được nhân dân và du kích trong ấp đón tiếp. Sau khi hỏi thăm, người dân ấp Hoa Lư đã nấu cơm cho chúng tôi ăn, đây là lần đầu tiên sau nhiều năm chúng tôi mới được ăn cơm, vì ở Cam-pu-chia khẩu phần ăn hằng ngày của chúng tôi là cháo. Tối 21-6-1977, chúng tôi được đưa về huyện Lộc Ninh, sau đó chiều ngày 22-6-1977, chúng tôi được đưa về thị xã Sông Bé.
    Thật sự, chúng tôi là những người vượt biên trái phép và lúc đó thực chất phía Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi có ý định tốt hay xấu trong bối cảnh Pôn Pốt coi Việt Nam là kẻ thù số 1 và đã tấn công quân sự giết hại người dân Việt Nam, nhưng điều mà chúng tôi không ngờ đến là Việt Nam không coi chúng tôi là kẻ thù, chúng tôi không bị còng tay, không bị khám xét, không bị phân biệt hay có những lời nói đố kỵ đối với chúng tôi mà ngược lại chúng tôi được cung cấp lương thực, quân tư trang, thuốc lá, thuốc chữa bệnh… Mặc dù khác nhau về sắc tộc và bản thân chúng tôi là những người vượt biên trái phép, người dân Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi là người tốt hay người xấu nhưng họ đã thể hiện tấm lòng nhân ái, tính nhân văn, tôn trọng nhân quyền. Tôi coi Việt Nam là một quốc gia kiểu mẫu, khác hẳn những gì mà bọn Pôn Pốt đã hành động, vượt biên bắt người dân Việt Nam làm ăn ở khu vực biên giới tra tấn, hỏi cung và sát hại.
    Khi đó, phía Việt Nam chỉ muốn biết về thông tin tình hình chính trị, quân sự, kinh tế-xã hội Cam-pu-chia từ cơ sở đến Trung ương, và vấn đề này phù hợp với nguyện vọng của tôi. Tôi muốn cho cấp lãnh đạo Việt Nam biết được những hiểm họa đã và đang diễn ra tại Cam-pu-chia, đe dọa tính mạng của từng người dân Cam-pu-chia lương thiện và uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Vì vậy, tôi rất hứng thú trong việc trả lời các câu hỏi theo cách thảo luận giữa tôi và các cấp lãnh đạo Việt Nam, vì tôi chỉ muốn cho cấp lãnh đạo Việt Nam hiểu về tình hình Cam-pu-chia, và tôi cho rằng, chỉ có Việt Nam mới có thể giúp được nhân dân Cam-pu-chia.
    Qua nhiều lần trao đổi với cấp lãnh đạo quân sự gồm cả cấp tá, cấp tướng trong nhiều ngày, suốt đêm 8-7-1977, tôi trực tiếp viết tay 2 bản báo cáo gửi cho lãnh đạo Việt Nam, sau đó ngày 9-7-1977, tôi viết một bức thư nữa gửi lãnh đạo Việt Nam mà tôi nghĩ rằng phía Việt Nam có thể lưu giữ những tài liệu lịch sử này.
    Những nỗ lực của tôi và các cộng sự thật không vô ích bởi vì lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã đọc được báo cáo và thư của tôi, rồi sau đó ngày 27-9-1977, tôi đã gặp trực tiếp Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam – Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 2 giờ 40 phút (từ 8 giờ đến 10 giờ 40 phút). Trong cuộc gặp này, ông đã nói với tôi rằng, ông đã đọc báo cáo và ý kiến của tôi. Cuộc gặp giữa tôi với Ngài Văn Tiến Dũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp của dân tộc Cam-pu-chia. Mặc dù chưa giải quyết được vấn đề cụ thể, nhưng ông ấy đã nói với tôi rằng, đồng chí còn rất trẻ, tương lai còn dài, hãy giữ bí mật, quan tâm theo dõi tình hình, học tập. Và cuối cùng ông nói là chúc đồng chí mạnh khỏe, hãy tin vào tương lai. Lời căn dặn và lời chúc của Ngài Văn Tiến Dũng đã mang lại cho tôi rất nhiều hy vọng, vấn đề còn lại là thời gian. Cấp lãnh đạo Việt Nam ngày càng hiểu rõ hành động tàn bạo của bọn Pôn Pốt trước những cuộc tấn công của chúng chống lại nhân dân Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Tây Ninh, bọn chúng đã tàn sát và làm bị thương rất nhiều người. Các cuộc tấn công của bọn Pôn Pốt vào lãnh thổ Việt Nam ngày càng ác liệt hơn đã buộc Việt Nam phải phản công để tự vệ.
    Tháng 12-1977, tôi có cơ hội thâm nhập vào huyện Mê-mốt để tìm vợ và con tôi nhưng thật không may là tôi không tìm thấy họ và cũng không biết họ còn sống hay đã chết. Dù không được gặp vợ con nhưng tôi đã gặp lại nhân dân và cũng đã đề nghị phía Việt Nam cho phép nhân dân Cam-pu-chia đang bị uy hiếp tính mạng sang Việt Nam tỵ nạn. Phía Việt Nam nhất trí theo đề nghị của tôi, số người Cam-pu-chia chạy sang Việt Nam lên tới hàng chục nghìn người, số này đa phần là người ở tỉnh Kam-pông Chàm, Prêy Veng, Xvay Riêng và đây chính là một nguồn lực để xây dựng lực lượng vũ trang sau này.
    Vào khoảng tháng 12-1977 và tháng 1 và 2-1978 các bạn Việt Nam đã tạo điều kiện cho một số cán bộ chạy sang tị nạn ở Việt Nam được đến gặp gỡ và làm việc với tôi. Vào tháng 3-1978, một lần nữa tôi có điều kiện được trở về nước để nắm tình hình.
    Những gì đã làm cho tôi xúc động đến rơi nước mắt đó là vào tháng 4-1978, tôi và Ngài Mê-a Huôn (Meas Houn) được gặp Thượng tướng Trần Văn Trà – Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 Việt Nam tại Bộ tư lệnh Quân khu 7. Trong cuộc họp đó, Thượng tướng Trần Văn Trà đã nói với tôi và Ngài Mê-a Huôn rằng, cấp lãnh đạo Việt Nam quyết định sẽ giúp đỡ các đồng chí Cam-pu-chia tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang để giải phóng đất nước, Việt Nam sẽ giúp đỡ huấn huyện quân sự, cung cấp vũ khí và hậu cần còn vấn đề chỉ đạo về mặt chính trị là do phía các đồng chí Cam-pu-chia chịu trách nhiệm. Đây là câu trả lời mà tôi đã chờ đợi kể từ khi tôi đến Việt Nam bởi nó là đề nghị của tôi, của những người Cam-pu-chia đang tị nạn ở Việt Nam, cũng như là nguyện vọng tha thiết của toàn thể nhân dân Cam-pu-chia, cho phép nhân dân Cam-pu-chia được tị nạn ở Việt Nam, và tạo điều kiện cho các phong trào đấu tranh của những người đang tị nạn ở Việt Nam xây dựng và củng cố để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng đất nước thoát khỏi chế độ Pôn Pốt.
    Cơ hội vàng đã đến trong quá trình tiến tới giải phóng dân tộc nhưng gánh nặng đã đè lên vai người thanh niên đã mất một mắt chưa đầy 26 tuổi là tôi, Hun Xen.
    Đây là công việc mới nhưng là thời cơ đối với chúng ta, dù nặng hay nhẹ cũng phải làm vì đất nước và nhân dân Cam-pu-chia. Chúng ta phải viết tài liệu dùng để giáo dục cho quân đội về chính trị tư tưởng, tổ chức kỷ luật… Bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ chúng ta còn có sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía bạn Việt Nam, nên một lực lượng vũ trang mang tên “Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia” đã chính thức ra đời ngày 12-5-1978 và thành lập Ban chỉ huy 578 vào tháng 5-1978 trong đó tôi, Hun Xen là Chỉ huy quân sự và chính trị, còn Ngài Núc Thon (Nuch Thon) làm Phó phụ trách chính trị, Ngài Hem Xa-min (Hem Samin) – Phó phụ trách hậu cần-tài chính, sau đó tiến tới thành lập đơn vị đầu tiên là đơn vị 125 (12-5-1978). Đơn vị này có hơn 200 chiến sĩ do Ngài Nhất Huôn (Nhat Houn) chỉ huy. Sau 1 tháng huấn luyện, đơn vị này được chia làm 2 bộ phận đó là: Một bộ phận tổ chức thành 12 đội tiến hành hoạt động vũ trang thâm nhập vào nội địa, mỗi tổ có từ 10 đến 15 người. Số còn lại được tập trung ở Long Giao để chuẩn bị quay về Cam-pu-chia thành lập các đơn vị mới khác. Sau đó, chúng ta thành lập Tiểu đoàn 246 (ngày 24-6) do Ngài Nhất Huôn làm chỉ huy, Tiểu đoàn 207 (20-7) do Ngài Uông Phon làm chỉ huy, tiểu đoàn 15 do ngài Núc Thon chỉ huy. Việc liên tiếp thành lập và sắp xếp thứ tự từ 01 đến 21 đó là 21 tiểu đoàn nam, 01 tiểu đoàn nữ và 100 đội hoạt động vũ trang ở xung quanh sở chỉ huy trong đó gồm cả bộ phận tham mưu, chính trị, một bộ phận hậu cần-tài chính, 1 đại đội đặc nhiệm, đại đội quân y và 1 đội văn nghệ.
    Việc xây dựng lực lượng gấp rút như vậy gặp rất nhiều khó khăn về mặt nhân sự, như chỉ huy cấp trung đội, cấp đại đội, và cấp tiểu đoàn, cách thức để giải quyết vấn đề này không ngoài số sĩ quan và hạ sĩ quan của Cam-pu-chia đã được Bạn Việt Nam đào tạo giúp, bằng cách tập hợp số anh em này từ khắp mọi nơi về, cố gắng tuyển chọn số thanh niên mà trước đây đã được huấn luyện, thăng quân hàm sau đó điều về đơn vị mới cho giữ chức tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và cử 202 cán bộ sang huấn luyện tại Trường hạ sĩ quan Bà Rịa/Việt Nam để sau này đề bạt họ lên giữ chức đại đội trưởng và tiểu đoàn trưởng. Riêng y bác sĩ chúng ta cũng đã cho mở trường y ngay tại trại ở Long Giao.
    Cùng với thời điểm chúng ta đã, đang xây dựng lực lượng vũ trang tại đây, chuẩn bị các điều kiện và từng bước chuyển vào trong nội địa Cam-pu-chia thành lập lực lượng vũ trang tại biên giới Cam-pu-chia - Việt Nam, chúng ta nhận được tin vui về sự nổi dậy của quân đội và nhân dân ở khu Đông do Xam-đéc Hêng Xom-rin (Samdech Heng Samrin), Xam-đéc Chia Xim (Samdech Chea Sim) lãnh đạo đã tạo điều kiện cho lực lượng của chúng ta cùng phối hợp đánh chiếm huyện Mê-mốt, huyện Xnuôn và một số địa bàn khác thuộc các ấp, xã tiếp giáp biên giới Việt Nam từ tỉnh Kra-tie, Kam-pông Chàm, Prêy Veng, Svay Riêng và một số địa bàn khác thuộc các huyện của tỉnh Kam-pông Chàm từ giữa năm 1978.
    Tình hình tiến triển nhanh chóng, nhưng chúng ta chỉ có quân đội, chưa có tổ chức về chính trị để lãnh đạo. Chính vì vậy, tôi khẩn thiết đề nghị phía bạn Việt Nam giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi được gặp Xam-đéc Hêng Xom-rin, Xam-đéc Chia Xim và cấp lãnh đạo của các phong trào đấu tranh khác nhằm thống nhất lực lượng và thành lập một tổ chức chính trị để lãnh đạo cuộc đấu tranh.
    Chiều ngày 7-11-1978, Ngài Lê Đức Anh-Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 là nhân vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp xây dựng lực lượng vũ trang do tôi lãnh đạo, đã mời 7 người chúng tôi dùng cơm chiều tại TP Hồ Chí Minh, khi đó Ngài Lê Đức Anh có nói với chúng tôi rằng: Sáng mai (8-11-1978) tất cả các đồng chí sẽ gặp đồng chí Lê Đức Thọ - Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là một tin vui cộng với thức ăn, rượu, thuốc lá rất ngon miệng. Ngay tối hôm đó tôi đã chuẩn bị điều kiện để thảo luận những việc cần làm trong thời gian tiếp theo.
    Nguyên buổi sáng ngày 8-11-1978, cả 7 người trong Ban lãnh đạo của chúng tôi đã thảo luận trao đổi ý kiến thẳng thắn với đồng chí Lê Đức Thọ - một nhà chiến lược của Việt Nam và thông qua cuộc thảo luận tôi có thể khẳng định được rằng đất nước Cam-pu-chia sẽ được giải phóng trong thời gian sắp tới.
    Ngày 22-11-1978, một sự kiện lịch sử đã diễn ra đó là cuộc gặp cấp lãnh đạo của 4 trong số 5 nhóm đấu tranh, nhóm của Ngài Sai Phu Thong, Tia Banh (Tea Banh) không ra lộ diện được do phải giữ bí mật vì lực lượng đang nằm ém ở nước ngoài. Kể từ đó, tôi cùng chung sống và làm việc với các nhà lãnh đạo khác, kể cả với Xam-đéc Hêng Xom-rin, Xam-đéc Chia Xim. Chúng tôi đã cùng nhau họp cả ngày lẫn đêm nhằm soạn thảo một Cương lĩnh chính trị của mặt trận với tên gọi là “Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia”. Tên gọi này phù hợp với tên gọi “Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia”, như vậy rất thuận tiện cho chúng ta không cần phải đổi tên quân đội theo tên Mặt trận là tổ chức chính trị sắp được thành lập. Có 8 nhà lãnh đạo của 4 phong trào đấu tranh. Mỗi phong trào có 2 đại diện được phân công soạn thảo Cương lĩnh chính trị Mặt trận đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia để được thông qua tại Đại hội Mặt trận diễn ra trong thời gian 4 ngày, từ 27 đến 30-11-1978 và cuối cùng chính thức ra mắt ngày 2-12-1978 tại vùng giải phóng thuộc huyện Xnuôn, tỉnh Kra-tie, sĩ quan nhận cờ từ Chủ tịch mặt trận Xam-đéc Hêng Xom-rin là tướng Kiên Xa-vút (Kiên Savuth), hiện là Phó tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia, khi đó là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2. Trong thời gian tiếp theo, được sự giúp đỡ của Quân tình nguyện Việt Nam, ngày 7-1-1979 Cam-pu-chia đã được giải phóng thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Trong khi đó, lực lượng quân đội được xây dựng tại đây đã hăng say tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, xây dựng nhà nước, chính quyền địa phương, phong trào quần chúng và giải quyết đời sống cho nhân dân. Trải qua giai đoạn vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng vũ trang chúng ta đã trưởng thành lớn mạnh, xây dựng thêm các đơn vị điều đến hầu hết các tỉnh trong cả nước, ngoại trừ tỉnh Kô Kông, Rát-ta-na-ki-ri và tỉnh Mun-đu-ki-ri vì những nơi này đã có quân đội do Ngài Sai Phu Thong, Ngài Tia Banh lãnh đạo và lực lượng do Ngài Bun Mi, Ngài Bu Thong và Ngài Xê-uy Keo (Seuy Keo) lãnh đạo. thành phố Phnôm Pênh được tiếp nhận 4 tiểu đoàn, còn lại mỗi tỉnh nhận 1 tiểu đoàn, riêng tỉnh Kam-pông Chàm được tiếp nhận 2 tiểu đoàn vì đây là tỉnh lớn. Các tiểu đoàn này làm cơ sở để xây dựng lực lượng quân sự địa phương và các Sư đoàn chủ lực như Sư đoàn: 196, 286, 179, 04, 05 và 06… Đồng thời làm cơ sở để thành lập các quân binh chủng như: Hải quân, Lục quân, Không quân cũng như các đơn vị chuyên ngành khác như: Xe tăng, Pháo binh, Phòng không, Công binh, Hậu cần và Tài chính… và một số khác đã phục vụ công tác tại các cơ quan dân sự như Giáo dục, Tài chính, Nông nghiệp, Công nghiệp, Ngoại giao và một số khác trở thành Bộ trưởng, Thứ trưởng, Quốc vụ khanh, Phó quốc vụ khanh, Đại sứ, Hạ nghị sĩ, Thượng nghị sĩ, Tỉnh trưởng, Phó tỉnh trưởng, Thị trưởng, Phó thị trưởng và một số khác đang phục vụ trong hàng ngũ quân đội, vệ binh, ******* quốc gia trong thời gian qua và hiện nay.
    Tôi đã nói nhiều về việc thành lập lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Cam-pu-chia là một phần của phong trào chung trong việc giải phóng đất nước khỏi chế độ Pôn Pốt, đây là một phần của lịch sử không thể lãng quên để nhắc nhở cho con cháu các thế hệ mai sau hiểu cả về lịch sử Cam-pu-chia và Việt Nam.
    Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn trước Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam nói chung, tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn riêng đặc biệt tới Ngài Lê Đức Anh, Ngài Lê Khả Phiêu, Ngài Tám Quang, Ba Cung, Ba Hên, Châu Ba… cùng cấp lãnh đạo khác đã chia ngọt sẻ bùi giúp đỡ chúng tôi về mọi mặt để chúng tôi có được ngày hôm nay và đây cũng là hạt giống vô cùng quý giá đối với đất nước Cam-pu-chia trong suốt quãng thời gian hơn 33 năm qua. Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lời xin lỗi trước nhân dân Việt Nam sinh sống tại vùng này, vùng kia, nơi mà quân đội chúng tôi trú chân hoặc đi qua. Nếu như trong quá khứ họ có lỡ làm những điều sai trái với nhân dân, chúng tôi xin được thứ lỗi. Tất cả chúng tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu và xin được gửi lời hỏi thăm sức khỏe những người còn sống nhưng không thể tham gia buổi lễ này.
    Tôi và Phu nhân cùng tất cả những người Cam-pu-chia tại đây xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của 49 chiến sĩ Cam-pu-chia đang yên nghỉ tại đây và các chiến sĩ vô danh khác đã anh dũng hy sinh tính mạng của mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Chúng tôi xin ghi nhớ và xin hứa sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh hơn, cũng như vun đắp cho tình đoàn kết vĩ đại, sắt son Cam-pu-chia – Việt Nam và quyết ngăn chặn bóng tối trong quá khứ một lần nữa quay trở lại đất nước Cam-pu-chia.
    Cuối cùng một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Phu nhân, Ngài Lê Đức Anh, Ngài Lê Khả Phiêu và các nhà lãnh đạo khác đã dành thời gian tham dự buổi lễ trọng thể này và tổ chức thành công buổi lễ này. Xin chúc mối quan hệ hữu nghị Cam-pu-chia – Việt Nam đời đời bền vững, kính chúc quý vị sức khỏe và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
    * Đầu đề của Báo Quân đội nhân dân

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>

    Những lời tâm huyết của đồng chí Hun Sen đã đánh tan mọi luận điệu thù địch về vai trò của quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng Kampuchia khỏi chế độ diệt chủng Pon Pot - Yêng Xari do các thế lực bành trướng Bắc Kinh hậu thuẩn !
    Từ nơi xa xôi , tuy không được dự lễ kỷ niệm nhưng tự đáy lòng tôi xin nâng cốc chúc mừng nhân dân Kampuchia anh em , chúc mừng đồng chí Hun Sen luôn mạnh khỏe và mãi mãi sát cánh cùng nhân dân và Đảng Cộng Sản Việt Nam trên bước đường cách mạng !


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://f319.com/giaoluu/1493965/page-18

    [​IMG] 07/01/12, 08:52 #170 Các chuyên gia quốc tế: Việt Nam đã xóa bỏ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ


    07/01/2012 0:45
    Kỷ niệm 33 năm ngày xóa bỏ chế độ Pol Pot, Việt Nam xứng đáng nhận được từ lịch sử những phán xét công bằng, khách quan và chính xác.
    Để có cái nhìn đa chiều, toàn diện về vai trò của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm lần thứ 33 ngày Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7.1.1979 - 7.1.2012), Thanh Niên có cuộc trao đổi với một số chuyên gia quốc tế tham gia nghiên cứu và quan sát sự kiện này.
    [​IMG]
    Chứng tích tội án Khmer Đỏ tại Bảo tàng Cánh đồng chết - Ảnh: Bloomber
    Đó là ông Edwin Martini, Phó giáo sư (PGS) lịch sử ĐH Western Michigan (Mỹ); đại tá lục quân về hưu Andre Sauvageot, đã tham chiến tại Việt Nam giai đoạn 1964-1973 và từng làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ; ông Carl Robinson, cựu phóng viên chiến trường Việt Nam của hãng thông tấn AP và cựu phóng viên chiến trường Don North của hãng ABC News.
    Cộng đồng quốc tế ghi nhận vai trò của Việt Nam trong công cuộc giải phóng Campuchia như thế nào, thưa ông?

    [​IMG] PGS Martini: Các học giả và sử gia quốc tế đều đồng thuận Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong công cuộc lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot. Việt Nam không xâm lược Campuchia mà chính Khmer Đỏ đã kích động và gây ra cuộc xung đột 1975-1979. Đại tá Sauvageot: Vai trò của Việt Nam còn hơn cả “quan trọng”. Chính Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), sau khi góp phần xóa bỏ chế độ Pol Pot vào ngày 7.1.1979, đã đóng cửa các “lò sát sinh” khét tiếng như Tuol Sleng, chấm dứt việc thảm sát hàng loạt và hỗ trợ một chính phủ Campuchia mới.

    [​IMG] Dưới sự bảo vệ của QĐNDVN, đền đài, tôn giáo, hệ thống giáo dục và tiền tệ của Campuchia cũng được khôi phục. Cũng chính Việt Nam, dù vẫn còn đang trong khốn khó sau cuộc chiến với người Mỹ, đã tiếp tế lương thực cho người dân Campuchia và dọn đường cho các tổ chức phi chính phủ quốc tế vào viện trợ. Việt Nam không hề muốn đưa quân sang Campuchia. Việt Nam đã cố gắng thuyết phục và kêu gọi Khmer Đỏ ngừng tấn công và sát hại người Việt Nam nhưng bất thành. Việt Nam đã bị đẩy vào thế chẳng đặng đừng.
    Có nghĩa là Việt Nam không có ý “xâm lược” Campuchia?
    [​IMG] Nhà báo North: Đúng vậy. Nên nhớ là Việt Nam chỉ đưa quân sang Campuchia sau khi Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc và có hành vi gây hấn trên lãnh thổ Việt Nam. Hơn nữa, với mục đích giải cứu hàng ngàn người Việt đang sinh sống tại Campuchia khỏi sự thảm sát tàn bạo, Việt Nam hoàn toàn có thể chứng minh được động cơ chính đáng của mình. Nhà báo Robinson: Việt Nam đã hành động để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Rõ ràng, Việt Nam không thể chấp nhận một chế độ tàn bạo như Khmer Đỏ, đặc biệt là sau hàng loạt hành động tấn công với tham vọng chiếm cả vùng đồng bằng sông Cửu Long của Khmer Đỏ.
    [​IMG] Trả lời báo chí Việt Nam mới đây, Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định “Việt Nam là sự hồi sinh và phát triển của đất nước Campuchia”. Quan điểm của ông về phát biểu này? Nhà báo Robinson: Hoàn toàn xác đáng và công bằng khi công nhận sự can thiệp của Việt Nam đã giúp kết thúc chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đối với người dân Campuchia.
    Đại tá Sauvageot: Việt Nam ngay từ đầu không muốn đưa quân sang Campuchia và cũng không có ý định nấn ná lâu hơn mức cần thiết. Vì vậy khi đánh tan hoàn toàn các căn cứ Khmer Đỏ vào năm 1985, Việt Nam đã tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Campuchia chậm nhất là vào năm 1990. Việt Nam đã thực hiện đúng cam kết này sớm 1 năm sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

    Ngày 5.1, Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu trước khoảng 10.000 người trong đợt kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng đất nước khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, theo báo Phnom Penh Post. Thủ tướng Hun Sen một lần nữa nhấn mạnh về công lao, xương máu của nhân dân Campuchia, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam trong công cuộc đánh bại Khmer Đỏ.
    Trong thời gian này cũng diễn ra phiên tòa xét xử 4 cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ là Nuon Chea, Khieu Samphan, Ieng Sary và Ieng Thirith. Cho đến nay, tất cả bị cáo đều không nhận tội và dư luận hết sức phẫn nộ khi các bị cáo lặp lại luận điệu đổ tội cho Việt Nam “chiếm đóng và gây đổ máu” tại Campuchia.
    Minh Trung
    An Điền

    Lịch sử sẽ đánh giá công bằng về vai trò của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ !
    Chính những sử gia quốc tế và chính nhân dân Campuchia đã nói lên tiếng nói khách quan nhất !
    Còn ai đã nuôi dưỡng bọn đồ tể Pon Pot - Yeng Xari ?
    Câu trả lời cả thế giới đều biết !

    Chính là Mao Trạch Đông , Chu Ân Lai , Đặng Tiểu Bình và giới cầm quyền Bắc Kinh !
    Không thể đảo ngược lịch sử !

  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://f319.com/giaoluu/1493965/page-23

    http://nld.com.vn/20120107114849307p...hien-thang.htm
    Campuchia kỷ niệm ngày chiến thắng

    Chủ Nhật, 08/01/2012 00:15
    Nhân dân Campuchia không bao giờ quên sự giúp đỡ rất to lớn và trong sáng của quân tình nguyện Việt Nam

    Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền hôm 7-1 đã tổ chức mít tinh kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng (7.1.1979-7.1.2012) lật đổ chế độ diệt chủng Campuchia Dân chủ, còn được biết đến là Khmer Đỏ, tại trụ sở Trung ương ở thủ đô Phnom Penh. Dự mít tinh có các lãnh đạo CPP, đại diện của đảng liên minh FUNCINPEC và nhiều đảng khác, cùng hàng ngàn đại biểu nhân dân Phnom Penh và các tỉnh lân cận. Theo TTXVN, Đại sứ Việt Nam Ngô Anh Dũng và nhiều đại sứ, đại diện ngoại giao cùng các tổ chức quốc tế ở Phnom Penh cũng đến tham dự.

    [​IMG]
    Thủ tướng Campuchia Hun Sen và phu nhân thả bồ câu tại cuộc mít tinh kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng 7-1. Ảnh: REUTERS
    Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch CPP Chea Sim nhấn mạnh ngày 7-1 là ngày hồi sinh dân tộc, là ngày sinh lần thứ hai của mỗi người dân Campuchia và nếu không có ngày 7-1 thì Campuchia không có những thành quả của ngày hôm nay. Chủ tịch Chea Sim nhấn mạnh nhân dân Campuchia không bao giờ quên sự giúp đỡ rất to lớn và trong sáng của quân tình nguyện Việt Nam, đã đáp ứng kịp thời và có hiệu quả lời kêu gọi của nhân dân Campuchia, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng và ngăn chặn chế độ tàn bạo này quay trở lại. Nhờ vậy, theo ông Chea Sim, Campuchia giờ đây đã trở thành đất nước của hòa bình, ổn định, thống nhất, dân chủ và phát triển.
    Sau khi điểm lại những thành tựu của Campuchia trong công cuộc hòa hợp dân tộc, xây dựng lại đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế, ông Chea Sim cho biết dù gặp nhiều khó khăn nhưng với tình hình chính trị ổn định, chính sách kinh tế đúng đắn của Chính phủ Hoàng gia, tăng trưởng kinh tế của Campuchia vẫn đạt khoảng 7% trong năm 2011. Ông Chea Sim tuyên bố CPP ủng hộ phiên tòa đặc biệt xét xử Khmer Đỏ nhằm kết tội các thủ lĩnh của chế độ Campuchia Dân chủ và đem lại công lý cho nhân dân Campuchia trên cơ sở vì hòa bình, ổn định và hòa hợp dân tộc ở Campuchia.
    Ngoài ra, theo Tân Hoa Xã, ông Chea Sim cam kết CPP sẽ tăng cường và mở rộng hợp tác với tất cả lực lượng chính trị trong nước có thiện chí và yêu nước thật sự để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    Ngày 7-1: Mốc son của tình đoàn kết Việt Nam - Campuchia
    Ngày 7-1 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Hội cựu chiến binh Việt Nam đã phối hợp tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia (7.1.1979 – 7.1.2012).
    Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia Vũ Mão khẳng định ý nghĩa lịch sử to lớn của chiến thắng ngày 7-1-1979. Với thắng lợi lịch sử này, nhân dân Campuchia đã thoát khỏi thảm họa diệt chủng, khép lại một trang sử đen tối, đau thương của dân tộc mình, thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc và mở ra kỷ nguyên độc lập, hòa bình, tự do và phát triển cho đất nước Campuchia.
     Chiều cùng ngày, lễ kỷ niệm sự kiện này cũng được tổ chức tại TPHCM. Tại buổi lễ, Tổng Lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TPHCM, ông Sam Samouth, cho rằng: “Chiến thắng ngày 7-1 đã chứng minh sự trong sáng của tình hữu nghị gắn bó giữa lực lượng đoàn kết yêu nước Campuchia và sự giúp đỡ quý báu kịp thời của quân tình nguyện Việt Nam. Nếu không có lực lượng hai nước đứng lên đấu tranh sẽ không có ngày chiến thắng 7-1; không có ngày 7-1 nghĩa là sẽ không có những gì đang có hôm nay”.
    P.Hồ-H.Bình


    Hoàng Phương


    Vì chuyện tế nhị trong ngoại giao nên tuy không nói ra , nhưng các bạn Campuchia vẫn không quên kẻ đã nuôi dưỡng chế độ diệt chủng Pon Pot - Yêng Sari chính là Mao Trạch Đông , Đặng Tiểu Bình và bè lũ bành trướng Bắc Kinh !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này