Biển Đông trong trái tim chúng ta - Nóng trong ngày tập 3.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 22/02/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3765 người đang online, trong đó có 221 thành viên. 00:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28809 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/The-gioi/478593/Tau-Trung-Quoc-lai-gay-han-voi-tau-Nhat.html

    Thứ Hai, 20/02/2012, 21:42 (GMT+7)
    Tàu Trung Quốc lại gây hấn với tàu Nhật


    TTO - Ngày 20-2, chính phủ Nhật lên tiếng phản đối việc tàu ngư chính Trung Quốc đòi tàu tuần tra bảo vệ bờ biển Nhật ngừng hoạt động nghiên cứu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Nhật trên biển Hoa Đông.
    >> Nhật truy tố thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc
    >> Trung Quốc phản đối công dân Nhật đến Điếu ngư



    [​IMG] Một tàu Trung Quốc tiến đến gần tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật ở khu vực gần quần đảo Senkaku trong một sự kiện tương tự hồi tháng 8-2011 - Ảnh: Reuters Theo Kyodo News, chánh văn phòng nội các Nhật Osamu Fujimura cho biết trong ngày 19-2, một tàu Trung Quốc đã áp sát tàu khảo sát Shoyo của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật khi tàu này đang khảo sát khoa học ở khu vực cách đảo Kumejima của tỉnh Okinawa khoảng 170 km.
    Tàu Trung Quốc yêu cầu tàu Nhật phải ngừng các hoạt động khảo sát. Tàu Shoyo đã trả lời qua radio rằng hoạt động nghiên cứu của tàu là hợp pháp và được thực hiện trong EEZ của Nhật. Tuy nhiên, tàu Trung Quốc "tiếp tục quấy rối" tàu Shoyo trong khoảng 20 phút sau.
    Kyodo News cho biết trong cuộc họp báo ở Tokyo, ông Fujimura tuyên bố hành vi của tàu Trung Quốc là “không thể chấp nhận được”. Đây là lần thứ ba một tàu Trung Quốc đòi tàu nghiên cứu Nhật phải ngừng hoạt động trong vùng EEZ của Nhật ở biển Hoa Đông.
    Tân Hoa Xã đưa tin tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố chính quyền Trung Quốc phản đối mọi hành động đơn phương tại các vùng biển tranh chấp trên biển Hoa Đông.
    Ông này nói: “Bắc Kinh hy vọng cùng Tokyo giải quyết một cách hợp lý các vấn đề liên quan, đồng thời đảm bảo ổn định trên biển Hoa Đông cũng như tổng thể quan hệ hai nước".
    SƠN HÀ


    Thằng Tàu là sư tổ vừa ăn cướp vừa la làng ! [r23)]
    Miệng mồm thì lúc nào cũng xoen xoét hữu hão với lại yêu chuộng hòa bình mà lại luôn gây hấn với lân bang !

    Tất cả các nước có chung biên giới với thằng tàu thối này đều bị nó xâm phạm chứ riêng gì Việt Nam mình đâu !


    :-":-":-":-":-"
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    @ptkh trông nhà nhé !

    Anh đi có việc , lát sẽ quay lại sau !

    [};-[};-[};-[};-[};-
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Em chào anh Hai, anh Hai dìa rồi ! \:D/\:D/\:D/[};-[};-[};-[};-[};-

    Em định ráng đợi anh Hai dìa rồi mới xây nhà mới , nhưng các anh chị hối lắm rồi, may quá có anh dìa rồi .:-bd
    Đi công việc toại nguyện hở anh , vui nhỉ !
    Anh nhớ thu xếp vốn và bắt một con hàng cơ bản để dành nhé , hàng hót thì phải có thì giờ canh và nghe ngóng thị trường , hàng đầu tư cơ bản tốt ko có thì giờ lướt cứ ôm đó 2, 3 năm. Tụi quỹ mà cứ mua giữ thì mai mốt giá lại cao . Mẹ em đang có IJC và SSI , nhưng mẹ em kết nhứt là HAG , mấy hôm nay mẹ em trả giá keo quá nên chưa mua được cổ nào, ko biết mai và tuần sau nó có điều chỉnh ko nữa . HAG rất tiềm năng, mua giá thấp ko sợ nó tăng vốn pha loãng .[};-
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Xin gởi bác @gialongVT : ptkh xin có vài lời với bác ạ .
    -Hôm trước các Mod đã ra tay khóa hết các topic và các nick nói về chính trị , xuyên tạc lịch sử , xuyên tạc đường lối của Đảng , nói xấu lãnh đạo...việc này chắc bác đã biết , hoặc bác có thể xem lại nội quy của F.
    -Riêng topic Biển Đông vẫn được tồn tại là nhờ các bác chỉ đưa những tin do báo chí chính thống được phép xuất bản và lưu hành của nhà nước ta thôi, đồng thời phải có dẫn đường link rõ ràng!
    -Thực ra thời đại bây giờ chúng ta ai cũng có thể đọc thông tin trên khắp thế giới, nhưng ở đây , trong khuôn khổ quy định của các Mod , chúng ta nên tuân theo , thiết nghĩ tại 1 f.chuyên về CK mà được các Mod dành cho miếng đất như thế này là quý lắm rồi, chúng ta ko nên làm cho Mod khó xử.
    -Ngoài ra, mong rằng bác tới thăm nhà ptkh mang theo phong độ của 1 người trí thức lành mạnh , kiềm chế , tôn trọng anh chị em , và hòa đồng , để ptkh học hỏi ở bác , ( ptkh nói lời này xin bác đừng giận vì ptkh có ác cảm với những người tới nhà sinh chuyện gây gỗ hay chưởi thề , nói tục... đây là nói chung, ko phải nói gì bác đâu ạ )
    -Thấy bác Hoa_Sim đã vote cho bài post của bác , tức là bác ấy đã hoan nghênh bác tham gia với 1 bài tin ko vi phạm qui định , chắc rằng bác gialongVT cũng có hành xử đối đãi lại lịch sự như bác Hoa_Sim !
    -Ptkh mong rằng chuyện cũ rút kinh nghiệm rồi thì bỏ qua , nam nhân đại trượng phu mà .
    -Ptkh xây nhà Biển Đông là nhà chung của F. , mong được bác giúp đỡ , đừng để Mod khóa pic thì buồn lắm !
    -Bác có post bài xin lựa tin trong báo chính thống của ta và có dẫn đường link rõ ràng nhé , lúc này Mod kiểm tra gắt lắm đó .
    Thân chào bác .[};-
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: tridunghtvc, ptkh
    Chào em !!![};-[};-[};-
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Em đang ở ngoài sân trym lo vote vào pic xoắn xoắn của anh đó , hi hi...[};-
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Một số pic nhận định chân thực , khá , của dân PTKT có , dân PTCB có , của Broker cũng có , em xem rồi lưu ý ở đây cho các anh chị xem , tuy nhiên các anh chị cũng nên chạy 1 vòng sân trym xem nhiệt độ dân tình như thế nào nhé .[};-

    http://f319.com/home/1502265/page-53

    http://f319.com/home/1503102

    http://f319.com/home/1502992

    http://f319.com/home/1502749

    http://f319.com/home/1501897

    http://f319.com/home/1501782

    http://f319.com/home/1503429

    http://f319.com/home/1502102/page-14

    http://f319.com/home/1487808/page-82
  8. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Yêu cầu Trung Quốc dừng ngay việc xâm phạm chủ quyền Việt Nam

    Thứ Năm, 23/02/2012 17:18
    (NLĐO)- Trả lời về phản ứng của Việt Nam trước những việc làm của phía Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm tới nay, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

    Ngày 23-2, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị trả lời phóng viên về việc báo chí Trung Quốc đưa tin liên quan đến một số hoạt động của một số bộ ngành của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm đến nay.


    Ông Lương Thanh Nghị yêu cầu Trung quốc dừng ngay các hành động, dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam


    Báo chí Trung Quốc thời gian qua đưa tin liên quan đến một số hoạt động của một số bộ ngành của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm đến nay như: Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục Thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao; Viện Nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương “Nam Hải” thực hiện dự án đo đạc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa.


    Báo chí Trung Quốc cũng dẫn lời Cục trưởng Cục Ngư chính khu “Nam Hải” Trung Quốc cho biết, Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.


    Trả lời câu hỏi của phóng viên ngày 23-2 đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những việc làm trên của phía Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định: "Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".


    Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Ảnh: Canh gác bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Đá Tây - quần đảo Trường Sa


    Ông Lương Thanh Nghị nêu rõ, mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển.


    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC".



    H.Thành
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đăng lại bài này để kết nối liên tục các bài trong xê ri .

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120217/cot-thieng-noi-dia-dau-to-quoc.aspx
    Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc


    17/02/2012 3:44
    Mãi đến tận tháng 7.1989, những tàn tro cuối cùng của ngọn lửa chiến tranh biên giới bùng lên hơn mười năm trước đó mới nguội tắt hẳn ở Hà Giang. Thêm hai thập niên nữa, việc phân định một đường biên trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được hoàn thành. Suốt 30 năm ròng rã ấy đã có biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu mà quân, dân ta đổ xuống để cắm giữ những cột mốc thiêng liêng bảo vệ chủ quyền nơi địa đầu Tổ quốc.


    Săm Pun tuyết bỏng
    Cho đến khi cột mốc cuối cùng phân định đường biên giữa Hà Giang và Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), được cắm xuống vào ngày 30.12.2008, trung tá Vũ Quang Vịnh, Đồn trưởng Đồn biên phòng Phó Bảng (huyện Đồng Văn), mới thực sự tin rằng những ngày gian nan nhất của những người lính biên phòng Hà Giang đã tạm ở lại sau lưng. Gần trọn binh nghiệp gắn bó với vùng đất biên viễn này, đã qua nhiều địa bàn “nóng”, nhưng có lẽ những tháng ngày ở Săm Pun (xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc) để lại trong ông những ký ức khó quên nhất.

    [​IMG]

    Cố đại tá Nguyễn Xuân Hồng (phải), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang - Ảnh: Thu Trang
    Đã hơn 10 năm trung tá Vịnh rời mảnh đất ấy. Nhưng nhắc đến Săm Pun, kỷ niệm lại ùa về ào ạt. Hơn 30 năm trước, để vượt qua quãng đường hơn 160 km từ thị xã Hà Giang đến trung tâm huyện Mèo Vạc cũng mất 2 ngày ô tô. Đường đá hộc, đèo cao, dốc dựng. Xe đổ, xe rơi, xe “chết” giữa đường là chuyện thường xuyên. Để vào được Săm Pun lại mất thêm 1 ngày lội bộ nữa. Đấy là với những người lính biên phòng chứ người bình thường có khi phải gấp đôi khoảng thời gian ấy.
    Mỗi chuyến ra huyện cõng gạo, những người lính Săm Pun cũng mất đứt 3 ngày băng rừng, vượt dốc đi về. Nằm ở độ cao 2.000m so với mặt biển, khí hậu Săm Pun cực kỳ khắc nghiệt. Mùa đông, nhiệt độ xuống dưới âm dăm bảy độ là bình thường. Mùa hè những người lính lại trần mình chống chọi với cái nóng ngột ngạt trên dưới 40oC.
    Nhưng đó chưa phải là những thử thách lớn nhất.
    Thập niên 1980, Săm Pun “rừng thiêng nước độc” còn là nơi mà nhiều toán phỉ manh động thường xuyên gây rối dưới sự kích động, hậu thuẫn và chỉ đạo của nước ngoài. Không chỉ nuôi giấu, chỉ điểm cho biệt kích, thám báo địch xâm nhập, gài mìn, tập kích bộ đội Việt Nam, các toán phỉ còn gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân bằng việc đặt mìn phá hoại, bỏ thuốc độc vào nguồn nước.
    Năm 1980, toán phỉ Lý Nhè Lùng từng gài mìn đánh cháy một xe khách trên đỉnh Mã Pí Lèng gây thương vong lớn. Năm 1981, chúng gài mìn đánh trúng một xe quân sự làm 4 bộ đội hy sinh. Ngoài ra còn một loạt âm mưu khác bị ta ngăn chặn như vụ đặt mìn phá cầu Tràng Hương bắc qua sông Nho Quế, vụ đặt mìn phục kích xe đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên (sau tách thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang) năm 1985...
    Sau hàng loạt hoạt động trấn áp của ta đến năm 1988, các cụm phỉ ở đây mới hoàn toàn tan rã.
    Có khi đạn đã lên nòng
    Trong suốt 13 năm gắn bó với Săm Pun (1988-2001), giai đoạn 1992-1998 có lẽ là khoảng thời gian vất vả, gian khó nhất với trung tá Vịnh. Gần như hằng ngày, hằng giờ bộ đội biên phòng cùng nhân dân xã Xín Cái phải đối phó với những thủ đoạn xâm lấn đất đai. Thời gian đó khu vực Lùng Vần Chải (xã Xín Cái) là một trong những nơi căng thẳng nhất. “Không có tiếng súng nổ, nhưng đã có rất nhiều mồ hôi, nước mắt và cả máu mà quân, dân Hà Giang đã đổ ra trong những năm tháng ấy...”, trung tá Vịnh hồi tưởng.


    Khắc tinh của phỉ
    Nguyện vọng được gặp đại tá Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Giang, của chúng tôi cuối cùng đã không thể thực hiện được. Cựu sĩ quan biên phòng từng hàng chục năm gắn bó với Săm Pun đã qua đời vào tháng 3.2011 sau cơn bạo bệnh. Những năm 1970-1980 cái tên Nguyễn Xuân Hồng từng là nỗi kinh hoàng của những cụm phỉ và những kẻ xâm phạm đến từ bên kia biên giới. Kẻ thù thậm chí từng “treo giải lấy đầu” ông với cái giá hàng chục nghìn nhân dân tệ. Lên công tác ở Săm Pun từ năm 1975 khi đường lên vùng đất này còn chưa thành hình, đại tá Hồng đã để lại trong lòng người dân Săm Pun và lực lượng biên phòng Hà Giang những ký ức không thể phai mờ.


    Theo Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên đường biên giới được ký kết vào 7.11.1991, hai bên phải giữ nguyên đường biên mốc giới, không được làm thay đổi thực trạng. Nhưng trên thực địa, phía bên kia vẫn liên tục tổ chức các hoạt động xâm lấn để tạo lợi thế cho đàm phán sau này. “Giai đoạn căng thẳng nhất có lẽ là thời kỳ 1992-1994 khi mà họ liên tục có những hoạt động lấn chiếm trắng trợn”, trung tá Vịnh kể.
    Ngày 4.3.1992, đối phương cho gần 30 lính, dân mang theo vũ khí xâm nhập vào xóm Xéo Lủng (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn), ngang ngược tuyên bố đất Xéo Lủng là lãnh thổ của họ rồi nổi lửa đốt phá làm cháy rụi 18 ngôi nhà, hơn 3,5 tấn lương thực và nhiều tài sản khác của người dân.
    Ngày 14.3.1994, họ cho khoảng 60 dân mang theo dao, cuốc có lính vũ trang hộ tống ngang nhiên sang xâm chiếm phần đất giáp biên của xóm Lùng Vần Chải (xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc). Khi lực lượng biên phòng và nhân dân ta ra đấu tranh quyết liệt họ đã phải rút lui.
    Hơn 10 ngày sau đó (25.3.1994), họ lại huy động 150 dân có lính vũ trang đi kèm sang Lùng Vần Chải để cày cuốc, gieo trồng. Khi bị ta phản đối, họ dùng gậy, cuốc, gạch đá đe dọa và sau đó hành hung người dân Việt Nam. Khi thấy ta tăng cường lực lượng họ mới chịu chạy về bên kia biên giới.
    Ngày 30.3.1994, đối phương cho 60 lính kèm chó nghiệp vụ hộ tống 200 dân tiếp tục sang lấn chiếm. Ỷ thế đông người, họ đã tấn công lực lượng đấu tranh của Việt Nam làm 17 người bị thương nặng trong đó có cả cụ già và trẻ nhỏ. Chúng còn hung hãn xông vào xóm Lùng Vần Chải đập phá tài sản và phá sập ba ngôi nhà. Có lực lượng áp đảo và vô cùng ngang ngược nhưng trước sự đấu tranh quyết liệt của ta, một lần nữa chúng phải rút về bên kia biên giới.
    Ngay sau đó, Đồn biên phòng Săm Pun và UBND xã Xín Cái đã gửi kháng thư yêu cầu chấm dứt những hành động lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, một tổ công tác đặc biệt gồm 10 cán bộ, chiến sĩ của đồn Săm Pun đã được đưa về bám trụ tại Lùng Vần Chải để kịp thời đối phó với các ý đồ xấu.
    Các vụ việc kể trên chỉ là những câu chuyện điển hình trong số hàng trăm cuộc đấu tranh diễn ra liên miên thời kỳ ấy. Suốt hơn 6 năm trời, quân dân Săm Pun đã phải chống lại vô số trận mưa đá và các cuộc tấn công bằng gậy gộc đến từ bên kia biên giới. Bí thư xã Xín Cái bị hành hung, Đồn trưởng biên phòng Vũ Duy Quyết từng bị đánh gây tổn hại sức khỏe đến gần 30%, chiến sĩ Hoàng Văn Phát bị đánh đến mức phải nằm viện hàng tháng trời... “Đó là thời gian vô cùng căng thẳng, thậm chí có lúc khi đối mặt, súng hai bên đều đã lên đạn...”, ông Vịnh nhớ lại.
    Thời kỳ đó, nếu ta không kiên cường thì không biết hậu quả cho quá trình phân giới cắm mốc sau này sẽ kinh khủng như thế nào? Câu hỏi của tôi được ông Vịnh đáp lại bằng một nụ cười nhẹ.
    Lúc ấy, tôi chợt hiểu ra, mình đã hỏi một câu thừa.
    Nguyên Phong
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc

    - Kỳ 2: Sức mạnh của lý lẽ


    18/02/2012 3:18
    >> Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc
    Những người lính hiên ngang giẫm lên đám mìn đã được đối phương châm ngòi...
    [​IMG]
    Tọa đàm giữa Đồn biên phòng Phó Bảng và lực lượng biên giới của Trung Quốc - ảnh: đồn biên phòng phó bảng cung cấp
    Đấu tranh bảo vệ chủ quyền cần mềm dẻo nhưng phải rất cương quyết và có quan điểm, lập trường rõ ràng. Lực lượng ta ít hơn, mỏng hơn nhưng khi ta có sức mạnh lý lẽ và thái độ quyết tâm thì họ cũng không thể lấn át. Đây là những kinh nghiệm mà Đồn Săm Pun đã rút ra trong cuộc đấu tranh trường kỳ với những thủ đoạn xâm lấn của phía bên kia.
    Trung tá Vịnh vẫn nhớ như in chuyện chiến sĩ La Văn Tuệ của Đồn Săm Pun bị đối phương bí mật bắt cóc hồi năm 1994. Ngay sau khi phát giác vụ việc, Đồn Săm Pun cử đoàn trực tiếp sang thẳng trạm biên phòng của họ để đấu tranh, phản đối. Trạm trưởng của phía đối diện không ra mặt mà đưa một tiểu đội lính cầm súng, dàn hàng ngang trước của đồn chặn không cho đoàn của ta vào. “Ngay lúc đó tôi hô anh em xếp hàng đẩy đổ hàng rào người này và tràn vào, xông thẳng vào phòng trạm trưởng của họ quyết liệt yêu cầu thả người. Thấy ta làm căng quá, họ đành phải xuống nước, thả đồng chí Tuệ ra”, trung tá Vịnh kể lại.
    Có những thời điểm, người lính áo xanh sẵn sàng chấp nhận hy sinh. Năm 1997, lợi dụng việc làm đường phục vụ cho phân giới cắm mốc (PGCM), lực lượng vũ trang phía bên kia thường xuyên cố tình cài hàng trăm quả mìn ống (1) lấn sâu vào đất của ta. Mỗi ống mìn dài 70 cm, nặng 3,6 kg, khi nổ có thể tạo thành những rãnh hào sâu tới 50 cm, kéo dài hàng mét. Mục tiêu của họ là sau đó sẽ làm đường lấn vào những khu vực này. Trong sự kiện diễn ra ngày 6.5.1997, cán bộ, chiến sĩ Đồn Săm Pun đã tràn xuống đấu tranh, ngăn chặn và tịch thu toàn bộ số mìn có khối lượng lên tới gần một tấn này.
    Trong một lần đấu tranh chống hoạt động này, Trung đội trưởng Trần Mạnh Quân (Đồn Săm Pun) thậm chí đã phải nhảy lên đứng trên đống mìn mà lúc đó đối phương đã châm ngòi. “Nếu phía đối phương không chịu xuống nước thì không chỉ anh Quân mà nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta đứng quanh đó cũng có thể bị mìn thổi tung”, trung tá Vịnh nhớ lại. Choáng váng trước tinh thần sẵn sàng hy sinh của bộ đội Việt Nam, phía bên kia đã buộc phải dập tắt ngòi nổ, tạm ngừng hoạt động xâm lấn. Đã gần 15 năm kể từ ngày ấy, Trung đội trưởng Trần Mạnh Quân giờ cũng là cán bộ công tác tại Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh nhưng câu chuyện về anh vẫn được nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hà Giang nhắc đến.
    Những ngày gian khó
    Cứng rắn, cương quyết trong những cuộc đấu tranh chống lấn chiếm chưa đủ, ta cũng phải rất mềm mỏng, sắc bén trong sử dụng các phương thức đấu tranh khác. Tại Xín Cái, đoàn cán bộ biên phòng cùng cán bộ xã, các già làng đã liên tục và kiên trì đến thực địa giải thích và vận động từng người dân Trung Quốc tôn trọng tình hữu nghị, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.



    Săm Pun anh hùng
    Với bề dày thành tích 45 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và đặc biệt là thành tích trong kiên cường đấu tranh chống lấn chiếm biên giới, ngày 3.8.1995 Đồn biên phòng Săm Pun vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ đổi mới.


    Có trường hợp khu vực nằm sâu trong đất ta nhưng phía bên kia lại khẳng định đó là đất của họ và đưa dân ra nhận “ngày xưa nhà tôi ở chỗ này, chỗ kia”. Ngay lập tức phía Việt Nam mời những người già có uy tín ra. Các cụ chỉ thẳng vào mặt những kẻ nhận xằng đó và nói rằng tôi ở đây từ lúc anh còn chưa đẻ, bố mẹ anh là ai, nhà anh ở đâu tôi còn biết... “Các cụ kể vanh vách lai lịch từng nhà, từng người... Lúc đó họ mới cứng họng”, trung tá Vịnh kể lại. Thực tế cho thấy, trước khi bắt đầu bước vào quá trình PGCM, Trung Quốc vẫn liên tục tìm cách tạo lợi thế bằng mọi cách. Từ 1996-2000, phía Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền sang đất ta. Đã xảy ra hàng trăm vụ xâm nhập vũ trang, xâm canh lấn đất, vượt biên khai thác lâm thổ sản, di chuyển cột mốc, mồ mả, chôn bia đá sâu vào lãnh thổ Việt Nam, gây cho ta nhiều khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới...
    Tư liệu của Bộ đội biên phòng Hà Giang còn ghi lại vụ ngày 9.1.1996, phía Trung Quốc tự ý di chuyển mốc 6 lần thứ hai sâu vào lãnh thổ Việt Nam tới 500m. Việc làm này đã vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, vi phạm Hiệp định tạm thời mà Chính phủ hai nước đã ký kết năm 1991. Năm 1999, tại Sảng Mai Sao (xã Xín Cái), dưới sự hậu thuẫn của lực lượng vũ trang, phía Trung Quốc thường xuyên đưa hàng trăm dân sang xây, xếp tường đá lấn sâu vào đất ta hàng trăm mét. Theo lời kể của trung tá Vịnh, có lần chỉ trong khoảng 3 tiếng buổi trưa khi lực lượng ta về nghỉ, họ đã cấp tập huy động khoảng 500-600 người dùng xi măng mác cao trộn sẵn tràn sang xây xếp một bức tường đá dài gần nửa cây số, cao gần một mét. Bức tường đá này lấn sâu khoảng 300m vào đất Việt Nam so với Hiệp định tạm thời mà hai bên ký ngày 7.11.1991. Sau đó, ta phải huy động hơn 100 cán bộ, chiến sĩ và người dân ra phá mất hơn 6 tiếng mới hạ được bức tường lấn chiếm. Thậm chí, tới tháng 7.2000 còn xảy ra vụ 300 dân Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 45 lính mang theo súng tiểu liên, trung liên, lựu đạn ngang nhiên xâm nhập theo ba hướng phá hoại ba khu vực canh tác của dân ta ở khu vực xã Bản Máy với diện tích lên đến gần 3.000m2, đánh đuổi bộ đội và nhân dân ta làm 8 người bị thương.
    “Những chuyện như vậy kể ra có rất nhiều nhưng những ngày gian khó ấy cũng đã lùi dần vào quá khứ...”, đại tá Nguyễn Xuân Bốn, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Hà Giang, nói. Theo đại tá Bốn, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng kể từ sau khi hoàn thành PGCM (12.2008), công việc bảo vệ đường biên, mốc giới của Bộ đội biên phòng Hà Giang đã thuận lợi hơn rất nhiều. Những căng thẳng xưa giờ đã dần lắng xuống. Từ vài năm trở lại đây, ở các xã, huyện biên giới, mỗi dịp Quốc khánh Việt Nam (2.9) và Trung Quốc (1.10) hai bên đều cử đoàn sang giao lưu, chúc mừng nhau. Lực lượng vũ trang hai phía cũng thường xuyên có những hoạt động trao đổi nghiệp vụ, hội đàm, phối hợp xử lý các vấn đề xảy ra trên đường biên. Một đường dây nóng giữa các lực lượng bảo vệ biên giới của hai bên cũng đang chuẩn bị được thiết lập sau nhiều lần phía bên kia trì hoãn.
    Theo đại tá Nguyễn Xuân Bốn, những điều đó thể hiện “một niềm tin đang được nâng lên dần dần”.
    Nguyên Phong
    (1) Loại mìn dùng để kích nổ, khoét sâu xuống đất, phá hủy các bãi mìn cũ còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh ở dọc đường biên




    Xem để thấy âm mưu thâm hiểm của anh bạn 4 tốt khốn nạn !

    :-w:-w:-w
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này