Biển Đông trong trái tim chúng ta - Nóng trong ngày tập 3.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 22/02/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3077 người đang online, trong đó có 77 thành viên. 01:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 28811 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...-quoc-ky-3-ap-luc-tren-vai-nguoi-cam-moc.aspx

    Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc
    - Kỳ 3: Áp lực trên vai người cắm mốc


    19/02/2012 3:25
    Giữ được đất đai trước nạn lấn chiếm đã khó, bảo vệ được chủ quyền trong suốt quá trình phân giới cắm mốc (PGCM) cũng gian nan không kém.
    >> Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc
    >>
    Kỳ 2: Sức mạnh của lý lẽ
    Ngày 30.12.1999 tại Hà Nội, thay mặt hai nhà nước, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền đã ký Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (TQ). Hiệp ước này được coi là nền tảng cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định lâu dài giữa hai quốc gia.
    Tuy nhiên, Hiệp ước 1999 mới chỉ xác định đường biên giới bằng lời văn và trên bản đồ. Để thực thi chủ quyền quốc gia, tiến hành bảo vệ và quản lý lãnh thổ trên thực địa, hai bên cần tiến hành PGCM, chuyển đường biên giới từ lời văn trong hiệp ước và bản đồ ra thực địa.
    Ngày 26.7.2002, mốc đôi mang số hiệu 261 đã được cắm tại cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) và Thiên Bảo (Vân Nam, TQ). Đây là cột mốc phân định biên giới đầu tiên được cắm trên tuyến biên giới kéo dài hơn 277 km giữa Hà Giang và các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (TQ).
    Lúc ấy có lẽ không ai nghĩ rằng phải mất thêm tới hơn 6 năm nữa cột mốc cuối cùng giữa Hà Giang và Vân Nam/Quảng Tây mới được hoàn thành.
    [​IMG]
    Thượng tá Triệu Quyết Long tại cột mốc biên giới - Ảnh: tư liệu
    Đường biên giữa Hà Giang và Vân Nam, Quảng Tây chỉ chiếm chưa đến 20% trong tổng chiều dài 1.449,566 km đường biên giới Việt Nam - TQ, nhưng lại thuộc một trong những địa bàn khó khăn nhất. Đoạn biên giới thuộc Hà Giang có tới 32 khu vực C (*), địa hình núi đá hiểm trở, chia cắt, lượng bom mìn, vật nổ còn sót lại từ thời kỳ chiến tranh khá lớn. Khí hậu khắc nghiệt, giao thông, đi lại vô cùng gian khổ. Các khu vực cắm mốc phần lớn có cơ sở hạ tầng yếu kém. Nhiều nơi không có đường giao thông, xa khu dân cư. Có những nơi nhóm PGCM phải đi bộ 3-4 ngày mới vào được khu vực đóng trại để thực hiện công tác song phương.
    Các loại vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị cùng mốc (trong đó mốc đại 950 kg, mốc trung 500 kg, mốc tiểu 300 kg) phần lớn đều phải vận chuyển bằng sức người đến vị trí mốc giới. Vào mùa mưa các trận lũ ống, lũ quét thường xuyên đe dọa an toàn của các đội công tác. Mùa khô lại thường có sương mù dày đặc, lâu tan, làm hạn chế việc quan sát, định hướng đi của đường biên..
    Đó là còn chưa kể đến các lực lượng quân sự mà phía bên kia vẫn duy trì ở các điểm cao mà họ chốt giữ từ năm 1979 thường xuyên có hành động ngăn cản lực lượng rà phá vật cản phục vụ PGCM của ta...
    “Ban chỉ đạo của Chính phủ về PGCM biên giới trên đất liền Việt Nam - TQ lúc đó đã xác định Hà Giang hoàn thành công tác PGCM cũng có nghĩa là toàn tuyến hoàn thành”, thượng tá Triệu Quyết Long, nguyên nhóm trưởng nhóm PGCM số 6 nói.
    Thâm niên gắn bó với PGCM ở Hà Giang, có lẽ ít ai vượt qua được thượng tá Triệu Quyết Long. Gần 30 năm phục vụ trong quân ngũ thì non nửa quãng thời gian đó ông được biệt phái phục vụ cho công tác đặc biệt này. Lần đầu là giai đoạn khảo sát nắm tư liệu kéo 6 năm (1993-1998) phục vụ cho đàm phán Hiệp ước biên giới trên đất liền. Trong giai đoạn triển khai cắm mốc trên thực địa (2000-2008) ông lại tiếp tục được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng của một trong ba nhóm công tác PGCM của Hà Giang.
    “Một trong những thách thức lớn nhất cho các nhóm PGCM thời điểm đó là làm thế nào để có thể chuyển cột mốc đường biên đã được xác lập trên bản đồ ra thực địa một cách chính xác nhất”, thượng tá Long nhớ lại. Trong Hiệp ước biên giới trên đất liền ký năm 1999, đường biên giới mới chỉ được mô tả bằng lời văn và được vẽ trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000. Trên bản đồ chỉ là một chấm kim nhưng khi chuyển ra thực địa có thể sai lệch hàng chục, thậm chí hàng trăm mét.
    Trùng trùng áp lực
    Trong quá trình đối chiếu bản đồ với thực địa chỉ cần sai lệch với nhau vài chục centimet trên thực địa là các nhóm công tác của Việt Nam và TQ đã phải bàn cãi quyết liệt. Có trường hợp như mốc 499 tại xóm Mỏ Phàng (xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc), các đội công tác của hai bên phải mất 53 ngày tác nghiệp ngoài thực địa để xác định, trong đó có tới 14 lần hai bên cùng ra hiện trường tranh cãi kịch liệt mới định vị được vị trí mốc. Theo thượng tá Long, do cả ta và phía TQ đều tận dụng tối đa các sai số cho phép nên đấu tranh trên thực địa cực kỳ cam go. “Sai số chỉ có giới hạn cho phép, nếu để xảy ra ngoài sai số đó, chúng tôi chắc chắn bị kỷ luật nặng... ”, thượng tá Long nói.
    Thực tế cho thấy việc giám sát công tác PGCM đã được thực hiện cực kỳ gắt gao. Trên toàn tuyến có 6 tỉnh (gồm 12 nhóm PGCM) phía VN đã phải thay thế tới 5 nhóm trưởng trong quá trình công tác. Thậm chí có nhóm phải thay đến người thứ bảy. “Khi làm, nếu như có sai số lớn quá mức cho phép sẽ có quyết định thay ngay. Vì nếu sợ làm tiếp sẽ có nhiều bất lợi. Nói chung những thành viên của các nhóm công tác thời kỳ đều chịu những áp lực cực kỳ lớn từ nhiều phía”, thượng tá Long kể lại.
    Thời gian đầu việc PGCM trên toàn tuyến biên giới diễn ra vô cùng chậm chạp và căng thẳng. Nhiều điểm mốc không giải quyết nổi vì quan điểm hai bên khác nhau quá xa. Từ năm 2002-2003, Hà Giang chỉ xác định được 18 mốc chính và 18 mốc phụ, trong đó cắm hoàn chỉnh 14 mốc chính. Tổng quãng đường biên chung được xác định trong 2 năm ròng rã ấy chỉ dài vỏn vẹn 6,837 km.
    Nếu theo tiến độ này, để hoàn thành PGCM, riêng Hà Giang có thể mất ngót nghét 90 năm!
    Và có thể còn lâu hơn nữa...
    Nguyên Phong
    (*) Là các khu vực có tranh chấp, hoặc nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới. Trên toàn tuyến biên giới phía Bắc có 164 khu vực C và các cuộc đàm phán trước khi hai nước ký kết Hiệp ước về biên giới đất liền VN-TQ tháng 12.1999 chủ yếu tập trung vào việc xử lý 164 khu vực C này.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...dia-dau-to-quoc-ky-4-du-chi-vai-centimet.aspx

    Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc

    - Kỳ 4: Dù chỉ vài centimet...


    20/02/2012 3:47
    Cùng một điểm mốc đã được xác định trên bản đồ nhưng ra thực địa có thể phải xác định hàng tháng trời vị trí chính xác. Có những vị trí chỉ lệch nhau vài centimet nhưng cũng phải tranh cãi quyết liệt.
    >> Kỳ 3: Áp lực trên vai người cắm mốc
    Trước Việt Nam, Trung Quốc (TQ) đã có một bề dày kinh nghiệm trong đàm phán về vấn đề biên giới và phân giới cắm mốc (PGCM) với hơn 10 quốc gia láng giềng khác. Trong khi đó, Việt Nam bước vào đàm phán, phân giới với TQ theo cách “vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”. Thế nhưng, như lời thượng tá Triệu Quyết Long, nguyên trưởng nhóm PGCM số 6 của Hà Giang khẳng định, điều đó không có nghĩa là Việt Nam ở thế yếu.
    [​IMG]
    Cột mốc 379 một trong những cột mốc cắm cuối cùng ở Hà Giang
    Theo TS Nguyễn Hồng Thao, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Việt Nam là quốc gia duy nhất mà phía TQ đồng ý áp dụng Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 làm cơ sở giải quyết biên giới. Còn với quốc gia khác có chung đường biên với TQ, nước này đều yêu cầu phải đàm phán lại từ đầu, với lý do những hiệp ước ký kết dưới chế độ thực dân - phong kiến trước đây nhà Thanh đều bị lép vế, không bình đẳng dẫn đến bất lợi cho họ.
    Trong quá trình PGCM tại thực địa ở Hà Giang, mốc 379 (xã Phố Là, huyện Đồng Văn), địa bàn thuộc nhóm PGCM số 5 do thượng tá Nguyễn Ngọc Tuyên phụ trách, là một trong những cột mốc mà hai phía đấu tranh kịch liệt nhất. Được khởi động từ năm 2003 và mất hơn 6 tháng ròng rã song phương tác nghiệp thực địa nhưng cuối cùng hai bên không thống nhất được vị trí đặt mốc. Những cuộc đấu lý diễn ra căng thẳng, kéo dài hàng tháng trời nhưng rút cuộc không bên nào chịu bên nào. “Thậm chí có những lúc tưởng như hai bên không kiềm chế nổi, có thể xông tới đấm vào mặt nhau đến nơi...”, trung tá Vũ Quang Vịnh, Đồn trưởng Đồn biên phòng Phó Bảng, một trong những người trực tiếp tham gia cắm mốc 379, nhớ lại.
    Khi đấu lý, đấu khẩu không xong lại đến tiết mục “thi gan”. Đến giờ làm việc hai bên lên vị trí mốc, kê bàn ghế và bắt đầu trao đổi, tranh luận. Nhưng chỉ sau ít phút tiếp tục lại bất đồng. Tranh cãi hàng tháng trời đã chán rồi nên chuyển sang im lặng. Không bên nào nói ai nói với ai câu nào.
    “Hai bên cứ ngồi nhìn nhau như vậy từ sáng đến chiều. Hết giờ thì về và hôm sau lại lặp lại y hệt như thế. Cuộc đọ độ “lì” cũng kéo dài cả tháng mà không bên nào chịu xuống nước...”, trung tá Vịnh kể lại.
    Sau đó vị trí mốc 379 đã phải gác lại cho đến tận gần 6 năm sau, khi quá trình PGCM vào giai đoạn cuối cùng (12.2008) mới giải quyết được bằng hình thức đối trọng “cả gói”.
    Theo thượng tá Long, thực tế cho thấy trong quá trình PGCM tại thực địa, TQ thường quan tâm đến việc cắm mốc hơn là phân giới. Và họ cũng rất hay sử dụng những tiểu xảo nhằm gây khó dễ, ức chế cho ta. Những chỗ có lợi cho họ thì họ xúc tiến rất nhanh, ngược lại chỗ nào bất lợi thì tìm cách trì hoãn, thường đưa ra những quan điểm bất hợp lý, thiếu thiện chí hợp tác nên nhiều lúc làm chậm tiến trình. Có những chỗ vị trí hôm nay hai bên nhất trí được vị trí cắm cọc tiêu, hôm sau đến ký kết văn bản chính thức thì họ lại nói chưa được, chưa đúng phải làm lại từ đầu. Những trường hợp như thế có khi mất đến hàng tháng trời vì phải qua nhiều cấp xét duyệt.
    Mặc dù có vụ việc phức tạp, căng thẳng nhưng với sự kiên trì bền bỉ, kết hợp đấu tranh ngoại giao và trên thực địa ta đã kịp thời ngăn chặn có hiệu quả với các hoạt động vi phạm của phía TQ, giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời tỏ rõ thiện chí và tình hữu nghị với nhân dân TQ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác PGCM tại thực địa và trên đoạn biên giới của tỉnh được tiến hành đúng tiến độ, đạt kết quả.
    Với thiện chí hợp tác của ta, phía TQ cũng có sự hợp tác, cùng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm PGCM của mỗi bên triển khai trên thực địa. Tại những nơi một trong hai bên có khó khăn về giao thông thì bên kia có thể cho mượn đường hoặc hỗ trợ đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh cho người và phương tiện tham gia công tác PGCM. “Chúng ta rất có thiện chí và chúng ta thực sự muốn hoàn thành công tác này nên nhiều khi cũng phải biết vận dụng cương, nhu hợp lý. Nếu như chỉ tìm cách chọc tức nhau thì sẽ không làm được gì cả...”, thượng tá Long nói.
    Trước và trong quá trình PGCM, TQ đã liên tục vi phạm Hiệp định tạm thời ký ngày 7.11.1991. Theo thống kê của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Hà Giang, từ 2002 - 2008 trên tuyến biên giới tỉnh đã phát hiện 224 vụ vi phạm Hiệp định 1991. Trong đó nổi lên là các hoạt động xâm canh, xâm cư, chôn mồ mả, xâm nhập vũ trang, làm đường lấn sang đất Việt Nam, làm cầu qua suối biên giới. Ngoài ra phía họ còn ngang nhiên ngăn cản các hoạt động của ta như mở đường tuần tra, rà phá vật cản, canh tác... Họ còn đưa ra những yêu sách buộc ta phải tạm dừng, làm chậm tiến độ thi công của ta kể cả những khu vực ta đang quản lý theo Hiệp định 1991. “Đó là những bước đi có chủ ý nhằm để từng bước khẳng định chủ quyền, tạo lợi thế trong PGCM sau này”, thượng tá Long phân tích.
    Quan điểm chỉ đạo của Việt Nam lúc đó là “đấu tranh bằng đàm phán, thương lượng là chính, không để xảy ra đối đầu, xung đột quân sự gây tình hình căng thẳng, phức tạp trên biên giới”. Song hành với đó là phương châm “kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ không để xảy ra lấn chiếm bất kỳ hình thức nào”. Các lực lượng của ta quán triệt, vận dụng khéo léo, hợp lý quan điểm chỉ đạo này trong suốt quá trình PGCM với TQ.

    Đối mặt tử thần
    Thời kỳ tác nghiệp trên đường biên, các nhóm PGCM cũng không ít lần chạm mặt cái chết do dính phải lượng bom mìn, vật cản bị sót. Trong quá trình rà phá bom mìn trước PGCM, Hà Giang đã thu hủy tới hơn 30 nghìn quả mìn, vật nổ các loại trên diện tích gần 830 ha. Trong chuyến khảo sát đơn phương tại mốc số 362 thuộc khu vực Đồn Bạch Đích (huyện Yên Minh), một đồng đội của thượng tá Triệu Quyết Long đã hy sinh vì giẫm phải một quả mìn K58. Các thành viên khác của tổ công tác may mắn thoát chết mặc dù đi ngay sát cạnh. Từ năm 2002 đến khi hoàn thành PGCM riêng tại Hà Giang đã có hai trường hợp hy sinh, 33 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Lữ đoàn 543 và Quân khu 2 bị thương vì bom mìn. Có những trường hợp bị thương nặng đến mất tay, chân. Trước năm 2002, cũng đã có một cán bộ Phòng Biên giới (Sở Ngoại vụ Hà Giang) hy sinh.
    Nguyên Phong
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...-to-quoc-ky-5-vi-mot-duong-bien-binh-yen.aspx

    Cột thiêng nơi địa đầu Tổ quốc

    - Kỳ 5: Vì một đường biên bình yên


    21/02/2012 3:50
    Ngày 14.7.2010, Hiệp định biên giới trên đất liền VN - TQ và đường biên giới mới chính thức đi vào cuộc sống khi ba văn kiện quan trọng sau phân giới cắm mốc (PGCM) có hiệu lực.
    >> Kỳ 4: Dù chỉ vài centimet...
    Theo thống kê của UBND Hà Giang, từ năm 2000 đến nay, lực lượng quản lý bảo vệ biên giới 2 bên đã tiến hành trao đổi 2.394 lượt thư, tổ chức 1.081 lần hội đàm, qua đó đã “góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, giải quyết tốt các vụ xảy ra trên biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác PGCM tại thực địa trên đoạn biên giới tỉnh Hà Giang, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương biên giới 2 nước”.
    Tuy nhiên, tình hình an ninh biên giới vẫn có những diễn biến phức tạp. Tháng 9.2010, chỉ hai tháng sau khi ba văn kiện biên giới “hậu PGCM” chính thức có hiệu lực đã xảy ra một vụ xâm phạm chủ quyền đặc biệt nghiêm trọng. Lợi dụng thỏa thuận tận thu cây kinh tế lâu năm ở khu vực quy thuộc (1), phía TQ đã ra tay chặt phá một diện tích cây rừng lớn ở khu vực các xã Tùng Vài, Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ).
    Chỉ trong vài ngày họ đã huy động hàng trăm người dùng cưa máy triệt hạ cây rừng trên một diện tích hàng chục km2 không phân biệt cây to, cây nhỏ. Do khu vực bị chặt phá nằm sát tuyến đường vành đai biên giới của TQ nhưng lại thuộc khu vực vùng sâu của VN (từ huyện Quản Bạ vào Đồn biên phòng Tùng Vài là 10 km, từ đồn ra khu vực bị chặt phá thêm 20 km nữa, đường rất khó đi) nên phải mất vài ngày các lực lượng của ta mới hoàn toàn ngăn chặn được hoạt động này.
    Theo đại tá Nguyễn Xuân Bốn, Tham mưu trưởng BCH bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang, khả năng xung đột thậm chí đã được xác định có thể xảy ra vì phía TQ tỏ thái độ quyết lấy còn ta cương quyết giữ.

    “Nhưng cuối cùng họ đã không dám vì thấy ta thể hiện thái độ mạnh mẽ”, đại tá Bốn nói.
    Sau quá trình đấu tranh quyết liệt từ cấp xã, cấp đồn đến cấp châu/tỉnh, cuối cùng phía TQ đã phải chấp nhận để nguyên số gỗ mà họ vừa chặt phá tại hiện trường cho VN. Nhưng phía VN cũng chịu hậu quả nặng nề khi mà một diện tích rừng tự nhiên, nguyên sinh lên đến hàng chục héc ta bị chặt phá. Tổng số gỗ mà phía TQ triệt hạ mà ta thu giữ được lên tới hơn 1.000m3.
    Đến ngày 15.7.2011 lại xảy ra vụ việc gây bức xúc lớn. Bốn công dân Việt Nam gồm 1 thanh niên và 3 cháu nhỏ ở xã Phố Là (huyện Đồng Văn) khi đi cắt cỏ khu vực mốc 382 đã bị lực lượng tuần tra TQ bắt giữ và có hành vi đánh đập thô bạo. Cháu Hầu Như Tro, 12 tuổi, dân tộc Mông, phải đi cấp cứu tại Bệnh viện H.Đồng Văn, sau phải chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang do bị chấn thương nội tạng nặng.




    [​IMG]
    Tuần tra bảo vệ biên giới - Ảnh: Trường Sơn

    Chủ quyền là ở lòng dân
    Từ cuối năm 2003, UBND Hà Giang đã có Chỉ thị số 39 về “Phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và an ninh trật tự xóm bản khu vực biên giới”. Sau khi PGCM hoàn thành, các xóm, bản, hộ gia đình có nhà cửa hoặc nương rẫy gần khu vực đường biên, cột mốc đã được bàn giao quản lý, bảo vệ các phần đường biên, cột mốc này. Khi có bất cứ vấn đề gì phát sinh thì bà con báo ngay cho các lực lượng chức năng của xã hoặc đồn biên phòng để kịp thời giải quyết.
    Trung úy Nguyễn Huy Quyết, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng Đồn biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy, cho biết không chỉ cung cấp, thông báo các thông tin mới nhất liên quan đến đường biên, bà con còn dành chỗ nghỉ ngơi cho cán bộ, chiến sĩ.“Bà con dân tộc các xã biên giới có điều kiện sống còn rất nghèo nhưng ý thức bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới rất cao”, trung úy Quyết nói.
    Một công tác khác quan trọng khác được Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Giang thường xuyên thúc đẩy đó là tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng. Việc tăng cường công tác đối ngoại biên phòng, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi thông tin tình hình có liên quan, theo đại tá Bốn đã “giúp hai bên có những xử lý, giải quyết hiệu quả với các loại tội phạm đặc biệt là tội phạm bắt cóc, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới”.
    Trong quy chế quản lý biên giới sau khi ký hai bên sẽ có những cuộc tuần tra chung của lực lượng biên phòng để phối hợp quản lý biên giới. Nhưng theo Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Giang thì “Hà Giang chưa thực hiện được buổi tuần tra chung nào”.
    Theo đại tá Bốn, đã khá nhiều lần phía TQ chủ động đề xuất mượn đường của ta, mời ta tuần tra chung. Khi phía VN chấp nhận, xây dựng kế hoạch, lên các phương án chuẩn bị thì đến sát ngày, thậm chí nhiều lần chỉ 1, 2 tiếng trước thời điểm xuất phát, phía TQ lại “lịch sự” thông báo vì lý do đột xuất nên xin hoãn lại. Đề xuất tuần tra chung được đưa ra từ hai năm nay rồi nhưng chưa thực hiện được lần nào vì liên tục phía TQ lặp lại chuyện đó. Lý do thực ra cũng không có gì khó hiểu: hầu hết các vụ vi phạm trên đường biên đều do phía người dân TQ gây ra. Việc cùng với lực lượng biên phòng Việt Nam xử lý các trường hợp này dường như đẩy phía đối diện vào một tư thế khó.
    “Có lẽ vì thế mà lực lượng bảo vệ đường biên của TQ vẫn chưa mặn mà với việc tuần tra chung lắm”, đại tá Bốn kết luận.
    Nguyên Phong
    (1) Mặc dù đường biên giới mới đã có hiệu lực nhưng cũng tồn tại những khu vực quy thuộc (trước thuộc bên này nay thuộc bên kia và ngược lại) chưa được bàn giao chính thức mà các bên tự căn cứ vào các văn kiện pháp lý để quản lý. Tại Hà Giang, một số khu vực quy thuộc vẫn còn những cây kinh tế lâu năm do người dân hai bên trồng từ nhiều năm qua. Hai bên đã thống nhất cho phép tận thu lâm sản ở các khu vực quy thuộc là tới trước thời điểm 30.10.2010.
  4. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Hay nhất dòng chữ màu đỏ.Anh ko nghe là Em đánh đấy,E nhịn nhiều lắm rồi
  5. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Được Hoasim chỉ bảo ,thì chả mấy mà mình thành thi sĩ,Đa tạ ,Đa tạ ~o) Làm 1 ly cho tỉnh táo bạn ơi.
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    HoaSim ở lại trông nhà nhé.Tôi out đây.:-h:-h:-h
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bằng Lăng bơi ở bên trên ...
    Hoa Sim lặn dưới nhìn lên ... hoảng hồn !
    Bao giờ song hỉ lâm môn ...
    Để Sim , Tím hết bồn chồn nhớ nhau ...

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trích:
    hoatimbanglang viết lúc 15:34 - 23/02/2012 [​IMG]
    Trích:
    Hoa_Sim viết lúc 15:30 - 23/02/2012 [​IMG]

    Rộng đường cho Tím đua bơi !

    Mời tiếp !

    :)):)):))


    Hoa Sim đua lặn, hết hơi mới về...:)>-

    Version 2 :

    Bằng Lăng bơi ở bên trên ...
    Hoa Sim lặn dưới nhìn lên ... hoảng hồn !
    Bao giờ song hỉ lâm môn ...
    Hoa Sim hết bí vần ồn Tím ơi !

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trích:
    hoatimbanglang viết lúc 15:34 - 23/02/2012 [​IMG]
    Trích:
    Hoa_Sim viết lúc 15:30 - 23/02/2012 [​IMG]

    Rộng đường cho Tím đua bơi !

    Mời tiếp !

    :)):)):))


    Hoa Sim đua lặn, hết hơi mới về...:)>-

    Version 3

    Tui không dám viết ra đây ...
    Mod mà đọc được ... khóa ngay nick liền !
    Mọi người sẽ bảo tui điên !
    Ở không không muốn , muốn phiền vào thân !

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/479024/Trung-Quoc-phai-dung-xam-pham-chu-quyen-Viet-Nam.html

    Thứ Năm, 23/02/2012, 17:48 (GMT+7)

    Trung Quốc phải dừng xâm phạm chủ quyền Việt Nam


    Từ đầu năm 2012 đến nay, báo chí Trung Quốc đưa tin liên quan đến một số hoạt động của một số bộ ngành của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Cụ thể như: Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng Cục thể thao Trung Quốc đến thăm đảo Phú Lâm, Quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình hình triển khai hoạt động thể dục thể thao; Viện nghiên cứu Môi trường và Khảo sát công trình hải dương “Nam Hải” thực hiện dự án đo đạc, giám sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần đảo Hoàng Sa; Cục trưởng Cục ngư chính khu “Nam Hải” Trung Quốc cho biết Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường Sa.
    Ngày 23-2, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những việc làm trên của phía Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định:




    [​IMG]

    Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị
    Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển.
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động, hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nêu trên, cùng các bên liên quan hợp tác giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc DOC.
    Theo TTXVN



    Đã bảo là không tin thằng Tàu được mà ! [-X
    Bọn nó hứa thì hay mà có làm đâu !
    :-??
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này