Biển Đông trong trái tim chúng ta - Nóng trong ngày tập 3.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 22/02/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5026 người đang online, trong đó có 475 thành viên. 21:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28602 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tham vọng bá quyền không dễ thắng ở biển Đông

    Dù một số người sẽ thấy hiện đại hóa và hợp tác quân sự là phi lý đối với một hệ thống hòa bình, thịnh vượng và thương mại mở, những năng lực quân sự như vậy chỉ quan trọng trong việc ngăn ngừa xung đột để thương mại và hợp tác phát triển.

    >> Kỳ 1: Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông
    >> Kỳ 2: Chiến lược biển Đông mới của Trung Quốc
    >> Kỳ 3: Gìn giữ an ninh biển và luật pháp quốc tế tại biển Đông

    Hợp tác trên cơ sở tính ưu việt

    Mỹ nên hợp tác trên cơ sở một vị trí mạnh nhằm bảo vệ một trật tự khu vực mở và dựa trên luật pháp. Một sự kết hợp giữa củng cố sự hiện diện của Hải quân Mỹ, tăng cường các quan hệ an ninh mới giữa các nước châu Á ngoài các liên minh truyền thống của Mỹ, huy động hợp tác đa phương dựa trên các nguyên tắc đi lại đã nhất trí, xây dựng một hệ thống thương mại khu vực mở, và thúc đẩy một quan hệ thực dụng với Trung Quốc có thể duy trì một trạng thái cân bằng thuận lợi cho hợp tác

    Đảo lộn sự suy yếu của Hải quân Mỹ. Mỹ nên dẫn đầu với sức mạnh kinh tế và ngoại giao, nhưng các công cụ lãnh đạo này cần được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự. Biển Đông là mối đe dọa biển đầu tiên và trên hết, và mục tiêu cuối cùng của một lực lượng hải quân hiện đại là huy động không lực ở phía trước. Tuy nhiên, các năng lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc đang đặt các tàu chiến của Hải quân Mỹ và các căn cứ cố định trước nguy cơ, từ đó đe dọa chấm dứt một giai đoạn dài trong đó Mỹ hoặc kiểm soát hoặc dọa kiểm soát các tuyến SLOCs quan trọng.

    Vì vậy, khuyến cáo đầu tiên đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ là kìm hãm sự suy yếu của sức mạnh Hải quân Mỹ nhằm duy trì một tương quan lực lượng đủ để kiểm soát - hoặc ít nhất là bảo vệ - khả năng tiếp cận với các SLOCs ở trong và xung quanh biển Đông.

    Trong chiến tranh hiện đại, các khu vực trời, biển, không gian và mạng ảo không thể không khớp nhau. Chuẩn bị cho các cuộc tấn công dựa trên các mạng lưới tấn công quan trọng trong không gian mạng và ngoài vũ trụ, đồng thời ngăn chặn tiến bộ của Trung Quốc về tên lửa đường dài có thể với tới các tàu sân bay và các tàu khác ngoài khơi sẽ là nền tảng để đảm bảo đủ khả năng huy động sức mạnh Mỹ.

    Dù một số người sẽ thấy hiện đại hóa và hợp tác quân sự là phi lý đối với một hệ thống hòa bình, thịnh vượng và thương mại mở, những năng lực quân sự như vậy chỉ quan trọng trong việc ngăn ngừa xung đột để thương mại và hợp tác phát triển. Đặc biệt, khi ngày càng có nhiều nước mua tàu chiến và tàu ngầm, tác động tích tụ của sức mạnh răn đe quốc gia đó có thể củng cố hòa bình hoặc ít nhất là đảm bảo sự vắng bóng của chiến tranh giữa các quốc gia, bằng cách đảm bảo rằng bất cứ kẻ xâm lược nào cũng không thể dễ dàng giành chiến thắng. Nói cách khác, sức mạnh biển và tiến bộ kinh tế không hẳn xung đột với nhau, và có thể phụ thuộc lẫn nhau vì một Đông Á ổn định và tăng trưởng.

    Báo cáo này không kêu gọi một lực lượng Hải quân và Không quân lớn mạnh hơn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nó cũng không nói rằng kinh tế và ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng như hiện nay; một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tại Trung Quốc chắc chắn không bị loại trừ. Không ai nói trước được tương lai.

    Tuy nhiên, Hải quân và Không quân ít nhất nên duy trì các năng lực hiện diện của mình tại Thái Bình Dương. Mỹ không thể giảm quân số nhóm tàu sân bay chiến đấu hoặc máy bay đường dài tại khu vực này. Khi các năng lực quân sự của Trung Quốc tiếp tục được cải thiện trong thập kỷ này, Mỹ nên xây dựng hạm đội tàu chiến 346 tàu như khuyến cáo năm 2010 trong Báo cáo Quốc phòng 4 năm/lần của lưỡng đảng - và kinh tế cho phép điều này - thay vì giảm xuống còn 250 tàu như đã nói ở trên. Hơn nữa, Mỹ nên đưa thêm nhiều tàu khu trục và tàu ngầm - thay vì chỉ dùng các tàu chiến ven biển loại nhỏ hơn - tới vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương. Các tàu chiến cỡ lớn sẽ hữu ích hơn trong việc cung cấp các hỗ trợ cần thiết để răn đe một lực lượng quân đội Trung Quốc đang ngày càng được cải thiện. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng hạm đội gồm 346 tàu chỉ là một mục tiêu dài hạn và việc khôi phục một nền kinh tế mạnh - nền tảng cho mọi nền quốc phòng - phải là một ưu tiên chiến lược của Mỹ. Khi kinh tế tăng trưởng lành mạnh trở lại trong tương lai, Mỹ nên đầu tư vào một lực lượng Hải quân rộng lớn hơn.

    Thúc đẩy một mạng lưới mới gồm các đối tác an ninh. Xây dựng một mạng lưới gồm các đối tác và đồng minh mạnh hơn tại Đông Nam Á sẽ là một mục tiêu dài hạn quan trọng của Mỹ. Thay vì cố ở vị trí trung tâm của mọi quan hệ, Mỹ sẽ được chia sẻ gánh nặng và hưởng sức mạnh răn đe của một loạt các năng lực và quan hệ được phân bố rộng hơn.

    Trong bối cảnh khu vực ngày càng chống lại một Trung Quốc nổi lên, và lo ngại về nguy cơ suy yếu của Mỹ, các nước châu Á đang dần thiết lập một quan hệ đối tác an ninh mới với nhau. Mạng lưới liên kết mới manh nha này trên toàn khu vực - không chỉ bao gồm các quốc gia Đông Nam Á mà cả các mối quan hệ giữa từng nước Đông Nam Á với các nước ngoài khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ - đang diễn ra và sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Mô hình quan hệ sức mạnh đang nổi này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới với các tác động tới cam kết của Mỹ tại khu vực.

    Mô hình "nan hoa xe đạp" giữa Mỹ với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Philippines đang bị lu mờ bởi một mạng lưới rộng lớn hơn, phức tạp hơn và khuyếch tán hơn gồm các quan hệ trong đó các nước châu Á là động lực chính. Hiện tại, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đã thông báo đang hợp tác an ninh ngày càng chặt chẽ với các nước trong khu vực, bao gồm cả Australia, Ấn Độ và một số thành viên ASEAN; đây chính xác là xu hướng mà Mỹ nên khuyến khích. Bên cạnh đó, khi Ấn Độ và các trung tâm quyền lực khác nổi lên, khu vực này sẽ chuyển từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương thành khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

    Chủ nghĩa dân tộc ở các quốc gia biển Đông như Việt Nam và Indonesia - cũng như ở các nước ngoài khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc - có thể là cơ sở tốt nhất để kết hợp các lợi ích chung trong một mạng lưới lỏng lẻo và ảo gồm các quốc gia đang gia tăng các năng lực biển nhằm ngăn chặn sự bá chủ của Trung Quốc. Việt Nam có lợi trong việc không bị Trung Quốc "Phần Lan hóa". Indonesia có lợi khi bảo vệ các nguồn dự trữ năng lượng các kho cá đồ sộ ngoài khơi của mình. Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là các cường quốc có quyền tìm kiếm sự cân bằng chống lại Trung Quốc. Chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng.

    Dù một liên minh an ninh kiểu NATO đã không thể ra đời tại châu Á và sẽ vẫn là không tưởng trong tương lai, nhưng Mỹ nên đồng thời thúc giục các quan hệ an ninh mới trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nói chung, trong khi tăng cường năng lực biển căn bản của từng đối tác và đồng minh tại Đông Nam Á nói riêng. Hai yếu tố phụ trợ này của việc xây dựng đối tác có thể tạo ra một phương tiện ít tốn kém và ít khiêu khích nhằm gìn giữ hòa bình và làm phức tạp các kế hoạch của bất cứ kẻ xâm lược nào trong khu vực.

    Mỹ nên khuyến khích sự liên minh và các quan hệ đối tác chiến lược hiệu quả giữa chính các nước châu Á - Thái Bình Dương với nhau, coi đây như một phương tiện khác nhằm giúp định hình một môi trường vững chãi và hợp tác cho một Trung Quốc nổi lên. Một năng lực quân sự mạnh hơn và mở rộng hơn sẽ cải thiện khả năng duy trì và bảo vệ cả các eo biển phía Nam dẫn tới biển Đông và vùng địa lý quan trọng chiến lược ngay bên ngoài vùng biển này (bao gồm các quần đảo và đảo san hô vòng ở Riau Archipelago, Palau, quần đảo Admiralty, quần đảo Marshall và Bắc Solomons).

    Các cam kết mới này có thể cho phép Mỹ có những hải cảng thân thiện để neo đậu tàu và chuyển hàng hóa, hoặc sử dụng sức mạnh quân sự. Trong nhiều trường hợp, các địa điểm như vậy cần được sử dụng thay cho các căn cứ và có thể đòi hỏi đầu tư thêm một chút nhằm đạt mục tiêu căn bản là tăng tính bất chắc của bất kỳ quốc gia nào có các kế hoạch xâm lược. Rõ ràng, nếu các mối đe dọa trực tiếp được hiện thực hóa, thì khi đó các bước tiếp theo sẽ phải được thực hiện nhằm đảm bảo rằng các thỏa thuận tiếp cận mới và các bước hợp tác này là hiệu quả và chống lại được các chiến dịch tiềm ẩn.

    Hiện tại, Mỹ đang hướng tới tăng cường năng lực của cả các đối tác cũ và mới. Ví dụ, họ đã chuyển giao công nghệ, tiến hành nhiều cuộc tập trận và các trao đổi quân sự, và thương lượng nhiều thỏa thuận tiếp cận cho các lực lượng của Mỹ với hầu hết các quốc gia biển Đông Nam Á. Nhưng các nỗ lực này vẫn là chưa đủ.

    Các quốc gia nhỏ hơn ở Đông Nam Á bị giới hạn bởi các thách thức trong nước và sự bắt buộc phải duy trì hợp tác với Trung Quốc, một đối tác thương mại lớn của tất cả các nước trong khu vực bao gồm cả Mỹ. Hiện nay, các mục tiêu nên tập trung vào tăng tính bất chắc của mọi kẻ xâm lược bằng cách xây dựng các năng lực hợp tác hữu ích. Xây dựng các chức năng cảnh sát và bảo vệ bờ biển của các quốc gia trong khu vực có thể khuyến khích họ có trách nhiệm hơn trong việc duy trì một cán cân quyền lực và một hệ thống dựa trên luật pháp.

    Philippines, và đặc biệt là Việt Nam, là các tác nhân quan trọng trong tương lai của biển Đông. Trong khi Philippines gần đây đã được chú ý và được chuyển giao một xuồng canô của Lực lượng Bảo vệ bờ biển lớp Hamilton đã lỗi thời của Mỹ, đồng thời được thông báo rằng một chiếc thức hai sẽ được chuyển giao vào năm 2012, thì Việt Nam được cho là quốc gia bản lề quan trọng khi nói tới biển Đông. Nếu Việt Nam không chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc, thì các nước yếu hơn và ít xác quyết hơn, như Philippines, có ít cơ hội ngăn chặn sự bá quyền của Trung Quốc.

    Việt Nam đã chống lại sức mạnh Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Gần đây, Việt Nam đã tìm cách xích lại gần hơn với Mỹ; nhưng nếu sức mạnh Mỹ suy giảm, Việt Nam sẽ không có giải pháp thay thế nào ngoài việc phải sống chung với sự bá quyền khu vực của Trung Quốc.

    Trong khi đó, Mỹ có một lý do để lo lắng về một quan hệ mạnh hơn giữa Việt Nam và Mỹ, đó là vì Mỹ cũng cần phải hợp tác với Trung Quốc. Lợi ích chiến lược tối thượng của Việt Nam là bằng mọi cách ngăn cản Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc chắc chắn sẽ coi hoạt động quân sự song phương trực tiếp, như các cuộc tập trận hải quân Việt - Mỹ, là một sự khiêu khích cần chống lại bằng một loạt các biện pháp quân sự, ngoại giao và kinh tế của mình.

    Và cũng sẽ là không hề tình cờ khi Trung Quốc và Việt Nam đạt một thỏa thuận song phương hồi tháng 10/2010 nhằm giảm căng thẳng. Thỏa thuận này cho phép Trung Quốc chứng tỏ rằng họ có thể giải quyết mọi vấn đề với Việt Nam một cách song phương và rằng Việt Nam không cần phải tìm sự giúp đỡ từ Mỹ.

    Vì Mỹ cần duy trì quan hệ hợp tác với Trung Quốc, đối tác chiến lược tay đôi của Mỹ với Đông Nam Á sẽ là những nền tảng chính của một liên minh khu vực ngầm, vốn chỉ có thể kết thành một nhóm khi có một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu. Các quan hệ đối tác chiến lược dựa trên các lợi ích chung mạnh (trên thực tế chính là các liên minh ngầm) có thể mạnh hơn các liên minh chính thức, và ít khả năng gây ra một phản ứng hiếu chiến của Trung Quốc, từ đó tránh phân cực hóa khu vực. Điểm cuối cùng này sẽ đặc biệt đúng nếu khu vực tiếp tục xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác thực dụng với Trung Quốc.

    Mỹ cũng cần một chiến lược liên kết để tái phân bố sự hiện diện quân sự của mình trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ít nhất, Mỹ cần phải bù vào sự hiện diện truyền thống của mình tại Nhật Bản và Hàn Quốc bằng sự hiện diện tại các khu vực khác có thể gây phức tạp các kế hoạch của Trung Quốc (hoặc bất kỳ quốc gia nào) chống lại Mỹ (dù chỉ trên lý thuyết).

    Để duy trì một sự hiện diện quân sự lớn mạnh trong khu vực, Mỹ nên tiếp tục tìm thêm nhiều địa điểm, chứ không phải nhiều căn cứ: tức là các thỏa thuận tiếp cận quân sự tinh vi thay vì chủ quyền ảo đối với lãnh thổ nước ngoài. Các lực lượng của Mỹ cần tiếp tục hiện diện tại Hàn Quốc và Nhật Bản, dù vẫn có khả năng giảm hơn nữa gánh nặng đè lên các nước sở tại, đặc biệt ở Okinawa, nơi đồn trú các lực lượng lớn nhất của Mỹ tại đất nước Mặt trời mọc trên một diện tích bằng 6% lãnh thổ Nhật. Duy trì các căn cứ lớn của Mỹ ở Đông Bắc Á cần phải bù đắp bằng việc tạo ra nhiều khu vực tiềm năng hơn và sôi động hơn cho các lực lượng đồn trú. Điều này phải được tiến hành sao cho giảm thiểu các va chạm có thể khiến các đối tác của Mỹ dễ bị mắc vào sự ép buộc của Trung Quốc.

    Châu Giang (dịch theo CNAS)
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Bài này vừa đăng ở trang trước rồi bác ơi[-X[-X[-X
  3. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Thầy bói mà cũng biết khen người khác nữa. hihi ý đồ đây mà.:))
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Thêm 1 topic mới nhất đáng xem :

    -http://f319.com/home/1503527 : NguyenVanHoa , rất tiếc...

    -http://f319.com/home/1502829 : UNI nè anh Hai ơi .
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Bác @gialongVT ơi , trong vòng 1g bác có thể bấm nút xóa để xóa bài đăng bị trùng lắp đi ạ , để tiết kiệm đất . Nếu ai cũng post bài trùng thì có nghĩa là mình ko đọc bài của người khác, đồng thời phí đất và mất thời gian đọc bài của bà con ạ . Bác hãy xóa đi và post bài khác nghe bác .

    Bác nhớ post link kèm theo bài.
    Ko post bài ở các trang mạng ko rõ nguồn gốc nghe bác , các Mod kiểm gắt lắm ạ.

    Bác @gialongVT ới ời...về xóa bài cho kịp giờ đi bác ui...
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chủ thớt nên nhắc các thành viên gửi bài cần có link kèm theo !
    Không đăng tin từ trang mạng không rõ nguồn gốc !
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chiến tranh mạng: Từ diễn tập tới thực tế

    Cập nhật lúc :8:47 AM, 24/02/2012
    Dù có thể vẫn là một khái niệm mơ hồ và gây nhiều tranh cãi, nhưng trên thực tế, chiến tranh mạng đã bắt đầu khai hỏa với những quy mô khác nhau.
    Cuộc chiến mạng đã khai hỏa (kỳ cuối)

    >> Kỳ 1: 'Vũ khí hạt nhân' mới
    >> Kỳ 2: Giành quyền kiểm soát bộ não
    >> Kỳ 3: Phía sau bức tường lửa

    (Đất Việt) Tháng 6/2010, sâu máy tính "Stuxnet", chứa mã độc tinh vi nhất từ trước đến nay, tấn công vào cơ sở hạt nhân của Iran ở Natanz. Nó nhanh chóng lây nhiễm tới hơn 60.000 máy tính, trong đó một nửa là ở Iran. Hình hài một cuộc chiến ảo đã “xuất đầu lộ diện”.

    "Siêu tên lửa"

    Chuyên gia người Đức Ralph Lagner cho rằng, sâu độc Stuxnet như một loại tên lửa mạng được sử dụng để tiến hành "một cuộc tiến công tổng lực vào chương trình hạt nhân của Iran". Stuxnet là một chương trình phần mềm tinh vi được thiết kế nhằm thâm nhập và giành quyền kiểm soát các hệ thống điều khiển từ xa theo kiểu gần như chủ động. Nó là một thế hệ phần mềm độc hại "bắn và quên" sử dụng trong không gian mạng để tiến công những mục tiêu nhất định.

    Thậm chí, Stuxnet có thể tấn công những mục tiêu không cần mạng thông qua các thiết bị trung gian như thẻ nhớ ngoài. Lợi dụng bốn "lỗ hổng zero-day" (những lỗ hổng chưa được công bố hoặc chưa được khắc phục để không có thời gian phát triển và phân tán phần mềm sửa chữa), Stuxnet dựa vào các khẩu lệnh mặc định của Siemens thâm nhập vào các hệ điều hành của Windows dùng để chạy các chương trình WinCC và PCS7. Đây là các bộ điều khiển lập trình (PLC) điều khiển hoạt động của các nhà máy công nghiệp. Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ: Stuxnet có thể tiến công và lập trình lại máy tính nạn nhân.


    Có thể coi Stuxnet là vũ khí mạng đầu tiên.
    Chuyên gia an ninh mạng Liam Murchu nói: “Từ trước đến nay, chúng tôi chắc chắn chưa từng gặp loại virus như thế này". Theo giới chuyên gia quân sự, sự kiện Stuxnet chứng tỏ một lợi thế rất quan trọng. Đây chính là cơ hội để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran mà không mất đi một sinh mạng nào, hoặc không gây thương vong cho dân thường.

    Các chuyên gia tin học cho rằng, Stuxnet sử dụng những mã và kiến thức sẵn có vừa giúp tiết kiệm tài chính vừa che giấu được nguyên nhân tấn công, thử thách chính trong hành động đối phó với một cuộc tấn công mạng. Sau đó, Stuxnet tiếp tục lây lan và tiến công các hệ thống máy tính khác thông qua internet, dù khả năng gây ra những thiệt hại đã bị hạn chế. Thời hạn chót của nỗ lực tiêu diệt hoàn toàn virus này là ngày 24/6/2012, một năm sau ngày bị phát hiện.

    Mượn cớ “ảo” gây chiến “thực”

    Dù khá tinh vi, nhưng Stuxnet đã nhanh chóng bị giải mã. Chỉ trong vòng vài tháng, người ta đã nắm được các đặc tính kỹ thuật và thành phần của nó. Thực tế, Iran có thể nhanh chóng dựa vào sự hỗ trợ của cộng đồng an ninh mạng toàn cầu để đưa ra những biện pháp đối phó hiệu quả với Stuxnet. Điều này khiến người ta dễ dàng nghi ngờ về hàm lượng chất xám thông thường cũng như mức độ cường điệu quá mức về tính chất nghiêm trọng của các cuộc tiến công mạng.

    Việc virus Stuxnet nhanh chóng bị hoá giải cũng đặt ra một vấn đề là tại sao phương pháp này, chứ không phải một phương pháp bí mật hay trực tiếp hơn, được lựa chọn để tiến công chương trình hạt nhân của Iran. Và câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Stuxnet có được xem là một "hành động tấn công vũ trang" theo kiểu truyền thống hay không?

    Với bản chất vô hình, để xếp tiến công mạng là một hành động vũ lực hoặc tấn công vũ trang thì vẫn chưa có các tiêu chí cụ thể. Các cuộc tiến công mạng gây ra những thiệt hại về người hoặc làm tổn thương con người gần giống với những thiệt hại hoặc thương vong trong một cuộc chiến tranh truyền thống thì được coi là sử dụng vũ lực và tiến công vũ trang. Theo đó, việc cắt điện một trạm điều khiển không lưu và khiến cho máy bay bị rơi sẽ được coi là sử dụng vũ lực, cho dù phương thức tiến công ở đây là ngăn chặn hoạt động của một hệ thống máy tính.

    Tiến công mạng gây ra những thiệt hại vật chất có thể khắc phục được, không để lại những hậu quả lâu dài và không gây tổn thương đến con người thì không được xếp là hành động vũ lực hoặc tấn công vũ trang. Thực tế cũng cho thấy, Stuxet không chỉ tấn công các cơ sở công nghiệp của Iran mà nó còn lan rộng sang hàng chục quốc gia khác trên thế giới với nhiều biến thể. Như vậy, vụ tấn công nhằm vào một mục tiêu cụ thể có thể khiến nhiều quốc gia khác "vạ lây". Trước đó, năm 2008, một đơn vị an ninh mạng của Mỹ đã mở "cuộc tấn công" vào một số trang mạng của lực lượng Hồi giáo cực đoan và hành động này đã "vô tình" tấn công luôn các máy chủ ở nhiều nước khác khiến hệ thống mạng dân sự trục trặc.

    Mức độ hủy diệt của sâu máy còn khủng khiếp hơn nhiều so với súng đạn.
    Cách tiếp cận khá phổ biến dưới thời Chiến tranh Lạnh về việc sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân chiến lược để kiềm chế và tấn công trả đũa sẽ không còn phù hợp trong không gian mạng. Theo cách tiếp cận đó, một cuộc phản công tức thì được triển khai ngay sau khi xác định được tên lửa của nước nào đang phóng tới mục tiêu. Tuy nhiên, vì tấn công mạng có thể được tiến hành bởi bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào đó, có thể đơn phương và không hoàn toàn đại diện cho quan điểm của quốc gia khởi phát tấn công.

    Vì vậy, việc áp dụng các quy tắc xung đột vũ trang quốc tế vào không gian mạng vẫn còn rất nhiều điều mơ hồ và thiếu thực tế. Các nước cũng lo ngại rằng chính sự mơ hồ về chiến tranh mạng có thể tạo cớ cho Mỹ triển khai một cuộc tấn công "hợp pháp" vào một quốc gia nào đó ngay cả khi chứng cứ không rõ ràng. Trong khi đó, Mỹ cảnh báo sẽ đóng cửa mạng internet của quốc gia, nơi khởi nguồn của các cuộc tấn công mạng, thậm chí là đáp trả bằng hành động tấn công quân sự.

    Rõ ràng, nguy cơ chiến tranh mạng đã không còn là điều viễn tưởng, hay chỉ có trên phim ảnh nữa. Giờ đây, ranh giới giữa thực và ảo ngày càng trở nên mong manh, khó xác định. Chiến tranh ảo nhưng gây hậu quả thực, hoặc mượn cớ “ảo” để gây chiến “thực”, tất cả đang đặt ra nhiều câu hỏi chưa có lời đáp đối với cộng đồng quốc tế.

    >> Chuyên đề: Chiến tranh mạng

    Bạch Dương


    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...ranh-mang-Tu-dien-tap-toi-thuc-te/7940039.epi
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142




    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    Cám ơn bác, nhưng mình đâu dám múa dìu qua mắt thợ [-X
    Bác Tú chửi chết [};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này