Biển Đông trong trái tim chúng ta - Nóng trong ngày tập 3.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 22/02/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4373 người đang online, trong đó có 331 thành viên. 23:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 28606 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Bằng Lăng bơi ở bên trên ...
    Hoa Sim lặn dưới nhìn lên ... hoảng hồn !
    Bao giờ song hỉ lâm môn ...
    Hoa Sim sung sướng sờ cằm Bằng Lăng !

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))

    Biết là sai vần , nhưng đành chịu thôi ! :-??

    :p:p:p:p:p
  2. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3

    Làm thơ bác phải nhớ tránh vần Ồn
    Nếu không có bữa bác vấp phải Cằm chị em:-bd

    :)):)):)):)):)):)):))
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Anh Hai @Hoa_Sim ơi , "chú " Bằng Lăng chạy mất dép rồi...hi hi...=))
    Anh thiệt là ...là... :-ss
    Sợ anh lun đó...^:)^[};-
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Sao lại vấp phải cằm ?
    Hỏi khí không phải , xin lỗi , bạn đã yêu bao giờ chưa ạ ?
    Đời người con trai , đàn ông , sướng nhất là lúc sờ cằm người yêu lần đầu tiên đấy !

    Lúc ấy cả hai tim đập thình thình , má đỏ hây hây , sóng tình trào dâng trong mắt ai , ta nhẹ nâng cằm nàng lên và ... rón rén trao một nụ hồng ...

    Thế thì không sờ cằm , chẳng nhẻ lại sờ đầu gối à ?

    Bạn chắc là chưa biết yêu rùi !

    =))=))=))=))=))
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thì sờ cái cằm , có chi đâu mà phải chạy ? :-??

    Chạy đi méc mẹ hay kêu ******* vậy ! :-s:-s:-s
  6. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3

    Thì mình đang học làm thơ mà ~X~X~X~X~X
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Chị @hoatimbanglang ơi , có em đây , đừng sợ...[-X

    Hai chị em mình giăng cái mắc lưới , rình chụp anh Hai dô rồi cột chặc "ổng" lại hén , hết cựa quậy lun, hi hi...=))=))=))
  8. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Nga đánh giá thị trường phòng không Đông Nam Á
    Cập nhật lúc :6:38 AM, 23/02/2012

    Những năm gần đây, Nga đang nỗ lực xâm nhập và bám rễ thị trường phòng không khu vực Đông Nam Á - khu vực 'khát' tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại.
    (ĐVO) Trong tháng 12/2011, tại đảo Langkawi ở Malaysia đã diễn ra triển lãm quốc tế truyền thống về kỹ thuật hàng không và hải quân LIMA 2011.

    Đại diện cho các nhà cung cấp tới từ Nga lần đó là Tập đoàn Almaz - Antey. Tập đoàn này đã mang đến một gian trưng bày lớn của các xí nghiệp thành viên giới thiệu một lượng lớn các hệ thống phòng không do Nga sản xuất.

    Tham gia đoàn của Tập đoàn Almaz - Antey có đại diện của 6 xí nghiệp sản xuất vũ khí và trang bị kỹ thuật cho các đơn vị phòng không của Nga: Phòng thiết kế hệ thống mang tên Viện sĩ Raspletin, Nhà máy cơ khí Ulyanov, Nhà máy cơ điện Izhevsk Kupol, Xí nghiệp nghiên cứu khoa học - sản xuất Dolgopruden, Phòng thiết kế thử nghiệm Novator và Công ty OAO RATEP.

    Tại LIMA-2011 tập đoàn đã giới thiệu thông tin về các hệ thống tên lửa S-400 Triumf (>> chi tiết), S-300PMU2, S-300VM (>> chi tiết), Buk-M2E, Tor-M2E, Tor-M1, tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Tunguska M1, nhiều loại đài radar và các hệ thống chỉ huy phòng không tự động hoá.

    Vectơ chính trị có sự điều chỉnh về lợi ích kinh tế

    Sự quan tâm của tập đoàn sản xuất các hệ thống phòng không hàng đầu của Nga đến thị trường Đông Nam Á không phải là ngẫu nhiên. Hiện nay tình hình ở đây rất thuận lợi để giới thiệu các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại cho các nước trong khu vực.

    Một mặt, nền kinh tế và các lực lượng vũ trang của các nước Đông Nam Á đang phát triển rất nhanh, và khu vực này trở thành một trong những khách hàng mua sắm vũ khí hiện đại lớn nhất, có những khoản tài chính lớn cho việc này.

    Mặt khác, các lực lượng phòng không của đa số các nước Đông Nam Á hãy còn thô sơ nghèo nàn, thậm chí còn chưa có. Phần lớn các nước Đông Nam Á chỉ có một số lượng nhỏ các hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp và bán kính nhỏ hoặc các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động mang vác, chúng chỉ cho phép tổ chức phòng không mục tiêu hoặc đơn vị hạn chế. Như vậy, thấy rõ là có một khoảng trống rất lớn trên thị trường.

    Các yếu tố chính trị cũng hỗ trợ cho việc giới thiệu các hệ thống phòng không Nga cho các nước Đông Nam Á. Nhiều nước trong khu vực rõ ràng cảm thấy bất an, thậm chí có nỗi lo sợ ngầm do Trung Quốc đang mạnh lên và dễ trở thành cường quốc bất trị.

    Điều đó buộc các quốc gia nằm trong “tầm tay với” của Bắc Kinh phải gia tăng khả năng quốc phòng của mình hướng về tương lai, đặc biệt tập trung vào các phương tiện đấu tranh vũ trang phòng không và hải quân.

    Thị trường Đông Nam Á đang là "mỏ vàng" của Almaz-Antey.

    Ngoài ra, sự gia tăng tính độc lập tự chủ của nhiều nước Đông Nam Á thúc đẩy họ xa dần định hướng chỉ dựa vào Mỹ và phương Tây và đưa họ tới nỗ lực đa dạng hoá tối đa việc mua sắm vũ khí, trong đó có các nhà cung cấp “không phải phương Tây”, kể cả Nga.

    Có thể thấy rất rõ điều này ở Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và nó tạo nên việc gia tăng sự quan tâm đối với các chào hàng của Nga trên thị trường vũ khí khu vực.

    Trong giai đoạn hậu Xô Viết, Nga đã có thể bắt đầu xuất khẩu vũ khí cho hàng loạt nước Đông Nam Á trước đây định hướng vào phương Tây và đã giành được thành quả lớn hơn cả ở Malaysia (bán được các máy bay tiêm kích MiG-29N và Su-30MKM), đã đưa được vũ khí của mình vào Singapore (các tổ hợp tên lửa vác vai) và Thái Lan (máy bay lên thẳng) và trở lại thị trường Indonesia một cách ngoạn mục.

    Nga cũng chiếm được vị trí vững chắc trong số các nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Bangladesh và Myanmar. Đồng thời hợp tác kỹ thuật quân sự được tiếp tục và mở rộng thêm với khách hàng truyền thống và quan trọng là Việt Nam, giữ được quan hệ với Lào và Campuchia.

    Ngoài “sự không chính trị hoá” mà Nga nhấn mạnh trong việc bán vũ khí, yếu tố khác giúp Nga cạnh tranh tại khu vực gồm: Giá thành thấp tương đối, điều rất có ý nghĩa với những nước không giàu có; Thái độ sẵn sàng ciung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại nhất; Điều kiện mua bán mềm dẻo (cho vay tín dụng, hàng đổi hàng). Do đó, các hệ thống phòng không của Nga được chú ý hơn cả ở khu vực này, dù về tổng thể, các đối tác mới của Nga trong khu vực Đông Nam Á vẫn giữ thái độ thận trọng và thực dụng.

    Tuy nhiên, sự “lu mờ dần” của định hướng chính trị cứng rắn của các quốc gia châu Á và sự hấp dẫn của việc đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại trong khu vực nói chung đang mở ra cho các tổ hợp phòng không của Nga con đường tiếp tục tiếp cận thành công vào thị trường các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Tuy nhiên, trong tương lai, xác suất xâm nhập vào thị trường Brunei, Thái Lan và Philippines của vũ khí Nga vẫn thấp. Lào cũng là khách hàng mua tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla. Các nước còn lại hoàn toàn có thể được coi là những khách hàng mua các hệ thống phòng không đa dạng do Nga sản xuất. Với cách xem xét như vậy, có thể thực hiện một tổng quan ngắn về tình hình và triển vọng đưa các hệ thống tên lửa phòng không của Nga vào các quốc gia triển vọng hơn cả ở khu vực.

    Việt Nam

    Trong hai thập niên, Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải sẵn sàng đối phó với nguy cơ từ bên ngoài, buộc nước này phải duy trì một lực lượng vũ trang tương đối, dù những năm gần đây đã giảm đi hai lần.

    Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam rất chú trọng mua sắm theo khả năng vũ khí hiện đại theo khả năng, chủ yếu vẫn từ Nga. Trong đó, chú trọng đổi mới trang bị cho phòng không - không quân - hải quân.

    Trong lĩnh vực các hệ thống phòng không thì bước đi quan trọng hơn cả là việc mua ở Nga năm 2005 hai tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU1, cũng như hợp đồng hiện đại hoá tên lửa phòng không S-125M thành cấu hình Pechora-2TM

    S-125-2TM bắn nghiệm thu tại trường bắn TB1.

    Ở lĩnh vực radar, bên cạnh việc duy trì cải tiến radar cảnh giới P-35, Việt Nam đã mua đài radar và hệ thống chỉ huy tự động hoá hiện đại của Nga và Belarus.

    Cho đến nay, Việt Nam vẫn duy trì hệ thống phòng không được hình thành trên cơ sở viện trợ của Liên Xô (cũ), tuy có phần lạc hậu song vẫn giữ được khả năng sẵn sàng chiến đấu.

    Các đơn vị bộ đội tên lửa phòng không gồm một số đơn vị hỗn hợp được trang bị các hệ thống phòng không S-75M và S-125M, các trung đoàn tên lửa 2K12 (SA-6) và đã có đơn vị được trang bị hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 hiện đại.

    Ngoài ra, một phần các hệ thống S-125M đã được hiện đại hoá thành thành cấu hình Pechora-2TM. Tuy nhiên, Việt Nam không đủ sức trong tương lai gần thay thế toàn bộ số tên lửa phòng không cấu hình cũ của mình, nên nhu cầu về các tổ hợp hiện đại sẽ còn trong thời gian dài.

    Trong trang bị của Lục quân và Hải quân Việt Nam có các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai (Strela 2, Strela 3, Igla), một số tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp tự hành (9K31 Strela 1 và 9K35 Strela 10).

    Năm 2011, Việt Nam đã nhận hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, những tàu chiến này lần đầu tiên được trang bị tổ hợp pháo/tên lửa phòng không Palma (lắp pháo 30mm và tên lửa Sosna-R). Cuối năm 2011, Việt Nam quyết định đóng thêm 2 tàu Gepard, cơ bản vẫn giữ cấu hình cũ nhưng có bổ sung vũ khí chống ngầm (>> chi tiết).

    Về mặt lý thuyết, dự báo trong 10 năm tới Việt Nam có thể tiếp tục mua một số tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU2 hoặc S-400 (>> chi tiết). Có thể trong tương lai Việt Nam sẽ tiến hành các bước nhằm mua sắm các tổ hợp Buk-M2E hoặc Tor-M2E, cũng như các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động Pantsir-S1.


    Tương lai không xa, có thể Việt Nam sẽ trang bị hệ thống S-400 Triumf.

    Do hạn chế về tài chính của Việt Nam không loại trừ là sẽ có triển vọng việc đề nghị nước này nâng cấp các tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 (SA-6) bằng cách trang bị cho chúng các tên lửa phòng không có điều khiển 9M317E (>> chi tiết) giống như tập đoàn Almaz– Antey đã thực hiện ở Ai Cập và Iran.

    Việt Nam sẽ vẫn giữ vị thế của mình là khách hàng ổn định đối với các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động hiện đại của Nga. Hạm đội hải quân Việt Nam trong tương lai có thể sẽ sẽ có nhu cầu đóng những tàu chiến lớn hơn được trang bị vũ khí do Nga sản xuất, bao gồm các tổ hợp tên lửa phòng không lắp cho tàu tầm thấp hoặc thậm chí tầm trung bình.

    Indonesia

    Bất chấp tăng trưởng về kinh tế, Indonesia phải đối mặt với sự thiếu hụt kinh phí để mua sắm vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự, cho nên về tổng thể vẫn là một thị trường ít tiềm năng.

    Nói chung các lực lượng vũ trang Indonesia vẫn chưa phát triển về mặt kỹ thuật. Trước đây, các nước cung cấp vũ khí chủ yếu cho Indonesia từng là Mỹ, Anh và Hà Lan ("mẫu quốc" thời thực dân), nhưng từ năm 1999 đến 2006 Indonesia bị Mỹ và các nước phương Tây trừng phạt do các sự kiện ở Đông Timor.

    >> Thăng, trầm sức mạnh Không quân Indonesia

    Việc này đã thúc đẩy nhiều việc định hướng lại chính sách mua sắm của Indonesia sang phía Nga, các nước Đông Âu, cũng như Trung Quốc và Hàn Quốc.

    Hợp tác kỹ thuật– quân sự của Indonesia với Liên xô bắt đầu từ cuối những năm 1950, trong giai đoạn Tổng thống Sukarno cầm quyền. Khi đó, Indonesia đã nhận được một khối lượng lớn trang bị kỹ thuật quân sự Xô Viết, trước hết là cho Không quân và Hải quân. Trong số các hệ thống tên lửa phòng không Xô Viết, đến năm 1965 Indonesia đã kịp tiếp nhận một tiểu đoàn tên lửa S-75MK.

    Sau đảo chính năm 1965, Suharto lên cầm quyền, hợp tác kỹ thuật quân sự với Moscow nhanh chóng trở về con số không và việc khôi phục lại nó với Nga chỉ xảy ra vào những năm 1990.

    Tuy nhiên, do những vấn đề kinh tế kinh niên, quá trình này diễn ra với những lần ngưng trệ liên tục. Trong thập niên gần đây, Indonesia đã nhận được các máy bay Su-27SK và Su-30MK2, trực thăng, xe bọc thép, vũ khí bộ binh và những thứ khác.


    Hệ thống phòng không tầm ngắn Rapier hiện đóng vai trò chủ lực trong lực lượng phòng không Indonesia, Malaysia.

    Indonesia không có một hệ thống phòng không đáng kể nào, mà chỉ có một lượng không lớn các hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp như: Rapier (Anh), Grom (Ba Lan), TD-2000B (Trung Quốc), RBS-70 (Thuỵ Điển), Mistral (Pháp), và QW-1/3 (Trung Quốc).

    Các lực lượng vũ trang Indonesia những năm gần đây đã nhiều lần tuyên bố kế hoạch mua sắm các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp và tầm trung. Tuy nhiên hạn chế về kinh phí của đất nước cho đến nay, thực chất, đã khiến những kế hoạch này dậm chân tại chỗ, buộc Indonesia dừng lại ở việc mua các hệ thống rẻ tiền “hạn chế” trên cơ sở sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai.

    Dự báo là tình hình này sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Trong khi đó, có những khả năng nhất định giới thiệu cho Indonesia những đơn hàng không lớn các hệ thống của Nga như Buk, Tor hoặc Pantsir-S1, đặc biệt nếu kèm theo những điều kiện tài chính ưu đãi cho phía Indonesia (ví dụ, cho vay tín dụng).

    Đặc biệt, việc giới thiệu cho Indonesia các hệ thống tên lửa phòng không cơ động hiện đại của Nga xem ra có thể sẽ rất có triển vọng, cho dù ở đây thấy rõ có sự cạnh tranh đáng kể với các “sản phẩm nhái” của Ba Lan và Trung Quốc.

    Năm 2003, Rosoboronexport đã bán cho Indonesia một lô hàng không lớn tên lửa Igla trang bị cho trực thăng vũ trang Mi-35P (theo một số nguồn tin chỉ vỏn vẹn 16 quả).

    Về nguyên tắc, Nga có khả năng giới thiệu các tổ hợp phòng không tầm thấp để hiện đại hoá các tàu chiến của Hải quân Indonesia hoặc cho các tàu chiến có triển vọng sẽ được đóng mới.

    Malaysia

    Đặc điểm của chính sách mua sắm của Malaysia, nỗ lực đa dạng hoá tối đa nguồn cung cấp vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự, do đó dẫn đến việc mua các hệ thống có xuất sứ hết sức đa dạng và khiến lực lượng vũ trang Malaysia là một trong những quân đội "sặc sỡ" nhất thế giới về phương diện trang bị kỹ thuật.

    Kể từ những năm 1990, Nga đã trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Malaysia sau khi đã thành công trong việc trở thành nhà cung cấp máy bay chiến đấu chủ yếu do bán được 18 máy bay tiêm kích MiG-29 và 18 máy bay Su-30MKM.

    Các thương vụ này đã trở thành bước đột phá chủ yếu của tổ hợp công nghiệp quốc phòng trên thị trường Đông Nam Á. Trong cả hai trường hợp các hợp đồng đều kèm theo những cam kết trách nhiệm rộng rãi và một phần là "hàng đổi hàng".

    Ngoài ra, Malaysia đã mua máy bay lên thẳng, các phương tiện chống tăng và tổ hợp tên lửa vác vai Igla. Trong khi đó, kỳ vọng của phía Nga về tiếp tục mở rộng hợp tác, có cả bán những hệ thống phòng không có giá trị hơn hiện chưa thực hiện được. Dù sao Malaysia vẫn có triển vọng là một trong những khách hàng quý giá hơn cả của Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự.


    Malaysia và Indonesia có thể khách hàng tiềm năng của Buk-M1-2 để thay thế hoặc bổ sung lưới phòng không.

    Malaysia có hệ thống phòng không khá hạn chế trên mặt đất, chủ yếu gồm một lượng không lớn các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Jernas, Rapier và Starburst (Anh), Igla (Nga), Anza Mk II (Pakistan) và FN– 6 (Trung Quốc).

    Kế hoạch được công bố năm 2004 mua một số khá lớn các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung được đánh giá là chương trình triển vọng duy nhất của Malaysia trong lĩnh vực phát triển phòng không. Chủ yếu do những quan niệm chính trị mà các nhà cung cấp chính được xem xét là tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M1-2 của Nga và rất lạ là... KS-1A (HQ-12) của Trung Quốc.

    Do những khó khăn về kinh tế mà việc mua các hệ thống tên lửa phòng không thường xuyên bị dừng lại, nhưng theo đánh giá, Nga vẫn giữ được triển vọng khá lớn giới thiệu cho Malaysia các cấu hình Buk-M2E. Malaysia vẫn quan tâm đến việc mua các lô tổ hợp tên lửa phòng không vác vai mới.

    Myanmar

    Trong nhiều thập kỷ Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự cho nước Myanmar bị cô lập. Myanmar chỉ thi thoàng có hợp tác với Liên Xô trong lĩnh vực này.

    Cuối những năm 1990, Myanmar quay lại hợp tác với Nga với tư cách nhà cung cấp duy nhất có thể bán trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại trong bối cảnh bị phương Tây bao vây cấm vận.

    Myanmar đã nhận được một lượng lớn vũ khí trang bị, có cả máy bay tiêm kích MiG-29, 2 đài radar 1L117 và các tổ hợp tên lửa phòng không Igla. Những năm gần đây hợp đồng bán cho Myanmar các hệ thống tên lửa phòng không đã được nâng cấp Pechora-2M và Buk-M1-2 đã được ký kết. Myanmar là một trong những khách hàng lớn tiềm năng của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga. Có tin nước này đang xem xét việc mua các tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M1 và Buk-M2E.

    Singapore

    Những năm gần đây, Singapore trở thành nước nhập khẩu nhiều các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai của Nga. Năm 1998, Nga đã bán cho nước này 30 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla.

    Tới năm 2004, Singapore là một trong những nước đầu tiên đặt mua tổ hợp Igla-S của Nga. Các tên lửa này được trang bị cho các tổ hợp tự hành xe tự hành do tập đoàn Singapore Technology Kinetic nghiên cứu chế tạo trên cơ sở sử dụng khung gầm xe xích bọc thép М113А2 để trang bị cho Không quân nước này.

    Theo các nguồn tin công khai, Lục quân Singapore tỏ ra quan tâm đến việc mua thêm các tổ hợp tên lửa phòng không mang vác thuận tiện mới.

    Bangladesh

    Trong giai đoạn 2002-2005, nước này đã mua ở Nga 8 máy bay tiêm kích MiG-29 và 2 đài radar 1L117. Giá vũ khí được bán rẻ đã có vai trò chính trong các thương vụ này.

    Bangladesh không có hệ thống phòng không hiện đại, còn phòng không đơn vị của quân đội Bangladesh chỉ có các tổ hợp tên lửa vác vai do Trung Quốc sản xuất và một tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm gần HQ-7 mua năm 2011.

    Phía Nga cho rằng, Bangladesh có thể quan tâm đến các tổ hợp Buk, Tor và Pantsir-S1, cũng như các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai hiện đại của Nga.

    Vì yếu tố giá cả sẽ là quyết định trong mọi hợp đồng mua của Bangladesh, có lẽ nên đưa sang thị trường này các hệ thống tên lửa phòng không “đã qua sử dụng” (ví dụ Buk hay Pechora-2).

    Dẫu sao, do những đặc thù của định hướng chính trị nên Bangladesh xem ra có lẽ sẽ có sự lựa chọn có lợi cho các hệ thống phòng không của Trung Quốc.

    >> Dự báo thị trường phòng không thế giới 2011-2014

    >> Lời giải cho bài toán phòng không tầm trung Việt Nam
    >> Phòng không Việt Nam và xu hướng thế giới
    >> Báo Nga: Việt Nam đầu tư mạnh cho phòng không

    >> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga
    >> Thăm dàn tên lửa tối tân nhất thế giới tại Việt Nam
    >> Việt Nam muốn hiện đại hóa hệ thống phòng không

    Nguyễn Vũ (theo báo Độc lập)


    http://quocphong.baodatviet.vn/Home...g-phong-khong-Dong-Nam-A/20122/192998.datviet
  9. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Việt Nam mua trực thăng EC225 thứ tư
    Cập nhật lúc :4:09 PM, 20/02/2012

    Công ty dịch vụ bay miền Nam Việt Nam (SSFC) vừa công bố mua thêm một trực thăng EC225 Super Puma MKII từ hãng Eurocopter.

    (ĐVO) Hôm 15/2, đại diện SSFC và Eurocopter đã ký biên bản ghi nhớ tại triển lãm hàng không Singapore 2012.

    Đây là chiếc trực thăng EC225 thứ 4 được SSFC mua của Eurocopter nhằm mục đích cung cấp dịch vụ bay dân sự và phục vụ ngành công nghiệp dầu khí.

    “Chúng tôi đã sử dụng trực thăng Super Puma trong thời gian dài và cảm thấy rất tin tưởng đối với trọng tải, hiệu suất hoạt động của loại trực thăng này trong các nhiệm vụ trên biển rất phức tạp,” ông Vi Công Dũng – Giám đốc SSFC cho biết.

    Dự kiến, chiếc EC225 thứ tư được giao hàng giữa năm 2014. Với chiếc EC225 này, nâng đội bay của SSFC lên 10 chiếc gồm: 4 EC225, 4 AS332L2 và 2 EC155. Ngoài ra, công ty còn có một vài chiếc Mi-17-1V và Mi-172 do Nga sản xuất.

    EC225 là mẫu trực thăng mới nhất cải tiến từ loại AS332L2 Super Puma do Eurocopter thiết kế sản xuất. Loại trực thăng này được thiết kế dành riêng cho hoạt động bay biển với nhiều tính năng hiện đại thích hợp cho công tác tìm kiếm cứu hộ.

    Đặc biệt, EC225 được bị hệ thống hiển thị buồng lái tích hợp kỹ thuật số công nghệ mới nhất và bộ điều khiển tự động, bảo đảm tính an toàn cao cho chuyến bay.

    Trang bị hai động cơ tuốc bin trục Turbomeca Makila 2A1 cho phép đạt tốc độ bay 260km/h, tầm hoạt động hơn 800km. Nó có thể chở 19 hành khách và 2 phi công.
    (*) Công ty bay dịch vụ miền Nam (South Service Flight Company - SSFC) trực thuộc Tổng công ty trực thăng Việt Nam.

    Được thành lập ngày 11/3/1985, công ty có khả năng đảm nhiệm nhiều dịch vụ hàng không cho các khách hàng như: bay thăm dò và khai thác dầu khí, bay tìm kiếm và cứu nạn, vận chuyển hành khách hàng hóa, bay du lịch, bay quay phim/chụp ảnh/nhảy dù, trợ giúp kỹ thuật hàng không, dịch vụ huấn luyện phi công và nhân viên kỹ thuật.

    >> Hải quân Việt Nam có phi đội bay EC-225
    >> Việt Nam mua trực thăng EC225 thứ 3

    Thanh An (theo Eurocopter)

    http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Viet-Nam-mua-truc-thang-EC225-thu-tu/20122/192522.datviet
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này