Biển Đông trong trái tim chúng ta - Nóng trong ngày tập 3.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 22/02/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5498 người đang online, trong đó có 494 thành viên. 19:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28648 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Để chủ đề này tồn tại dài lâu , nên đưa link xuất xứ bài viết , bác ạ !
    Chúng ta không nên dẫn tin từ những nguồn không rõ xuất xứ hoặc thù địch với nhà nước Việt Nam .
    Dầu là tin chúng ta lấy từ nguồn chính thống trong nước , cũng nên đưa link để BQT và an ninh mạng tiện đối chứng kiểm tra .
    Còn tin từ BBC , VOA , Á Châu tự do , Bắc Kinh ... thì tuyệt đối không sử dụng ...[-X
    Chúng ta nhất quyết không để bọn xấu lợi dụng diễn đàn nhằm thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình , chuyển lửa về quê hương ... của các loại chó săn cho ngoại bang !


    [};-[};-[};-[};-[};-
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/The-gioi/The-gioi-muon-mau/479053/Keu-oan-voi-Bao-Cong.html
    Thứ Sáu, 24/02/2012, 02:15 (GMT+7) Đó đây:
    Kêu oan với... Bao Công


    TT - Do quá bức xúc trước việc chính quyền địa phương chiếm đất bắt người, một gia đình ở Trung Quốc đã treo bức ảnh Bao Công giữa nhà để kêu oan cho người thân.
    Ngày 31-10-2011, hơn 100 nhân viên quản lý đô thị thành phố Lâm Châu, tỉnh Hà Nam đã kéo đến cưỡng chế thu hồi đất của gia đình thầy giáo Si Tùng Chu.




    [​IMG]


    Cả gia đình quỳ gối cầu xin Bao Thanh Thiên giúp thầy Si Tùng Chu sớm được thả - Ảnh: Mạng Trung Quốc
    Do bất bình trước việc chính quyền chiếm đất, thầy Si đã ra sức ngăn cản và bị bắt tạm giam nhiều tháng. Đến nay, thầy Si vẫn chưa được trả tự do. Bất lực trước việc mất nhà mất người, gia đình thầy Si chỉ còn biết cách lập bàn thờ cầu xin Bao Công trừng trị bọn cường hào ác bá.
    ĐÔNG PHƯƠNG (Theo Mạng Trung Quốc)


    Tương tự như vụ Tiên Lãng , nhưng Việt Nam đã xử lý hay hơn TQ .
    Kết thúc có hậu ở Tiên Lãng được nhân dân ủng hộ là do chính quyền trung ương Việt Nam đã lắng nghe và đứng về phía người dân thấp cổ bé miệng .
    Trong vụ Tiên Lãng , có thể nói hệ thống truyền thông chính thống đã góp phần tích cực !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/479165/Viet-Nam-co-the-vuot-Thai-Lan-ve-xuat-khau-gao.html

    Thứ Sáu, 24/02/2012, 21:12 (GMT+7)
    Việt Nam có thể vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo


    TTO - Thái Lan có thể mất vị trí dẫn đầu thế giới trong ngành xuất khẩu gạo trước Việt Nam trong 5 năm tới, chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan Korbsuk Iamsuree cảnh báo.



    [​IMG]
    Gạo chuyển lên tàu xuất khẩu sang Indonesia tại cảng Tân Thuận 2, TP.HCM - Ảnh: Thanh Đạm “Việt Nam, Ấn Độ và Myanmar là các đối thủ cạnh tranh chính trong thị trường xuất khẩu gạo, song Việt Nam là đối thủ mạnh nhất khi nước này đang quyết tâm trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Việt Nam có thể vượt Thái Lan trong vòng năm năm tới” - bà Korsuk nói.
    Bà Korbsuk cho biết Myanmar cũng là một đối thủ cạnh tranh khác của Thái Lan khi nước này đang không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu gạo.
    "Chính phủ cam kết sẽ mua lượng gạo lớn nhất với giá cao từ nông dân. Quyết định này đã làm tăng giá gạo trong nước, kéo theo giá gạo xuất khẩu tăng cao” - bà Korbsuk nói.
    Tổng lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giảm 50% mỗi năm. Trong hai tháng đầu năm 2012, nước này chỉ xuất khẩu 700.000 tấn gạo.
    Bà Korbsuk cho biết Thái Lan chỉ có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu 3 triệu tấn gạo trong năm 2012, trong khi có thể xuất khẩu đến 10 triệu tấn mỗi năm.
    MỸ LOAN (Theo Bangkok Post)


    =D>=D>=D>=D>=D>
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/476295/Gao-Viet-co-chung-chi-toan-cau.html

    Thứ Hai, 06/02/2012, 05:23 (GMT+7)
    Gạo Việt có chứng chỉ toàn cầu


    TT - Công ty Control Union Vietnam (Cơ quan đánh giá và chứng nhận Hà Lan tại VN) vừa trao chứng nhận nhãn hiệu gạo hữu cơ của Tổ chức quốc tế BIO Organic và nhãn hiệu gạo hữu cơ an toàn tuyệt đối có lợi cho sức khỏe (organic product) của Hoa Kỳ cho Công ty cổ phần Viễn Phú (Cà Mau).



    [​IMG]

    Khách xem gạo hữu cơ Hoa Sữa - Ảnh: Trần Mạnh

    Đây là mô hình canh tác lúa gạo đầu tiên tại VN cũng như Đông Nam Á được cấp chứng nhận này, mở ra một hướng đi mới cho ngành lúa gạo VN trong việc thâm nhập thị trường cao cấp của thế giới.
    Biến lau sậy thành đồng lúa hữu cơ

    1.000 tấn gạo hữu cơ ra thị trường
    Ước tính sản lượng gạo hữu cơ mà công ty đưa ra thị trường năm 2012 đạt khoảng 1.000 tấn các loại. Hiện giá bán loại gạo Hoa Sữa trắng là 35.000 đồng/kg, Hoa Sữa đỏ là 39.000 đồng/kg, hai loại gạo màu tím và đen có giá lần lượt 49.000 đồng/kg và 59.000 đồng/kg.
    Ông Võ Minh Khải, giám đốc Công ty Viễn Phú, cho biết để có được diện tích trên 320ha trồng lúa tại xã Khánh An, huyện U Minh như ngày nay, công ty đã đầu tư trên 30 tỉ đồng và mất hơn ba năm để biến vùng lau sậy hoang vu thành vùng đất bằng phẳng, lúa rau xanh tốt.
    Ông Khải kể ngày mới nhận đất lau sậy nơi đây cao hơn cả xe ủi, rắn rết, ong muỗi nhiều vô kể, còn đất đai bị nhiễm phèn nặng. Khi đó nhiều công nhân lái máy ủi phải trùm mền kín từ đầu tới chân trên khoang lái mới dám đưa xe vào đầm lầy. Bản thân ông Richard de Boer, giám đốc Control Union Vietnam, cho biết cách đây ba năm khi đến thăm Nông trại Viễn Phú, ông cảm thấy quá nhiều khó khăn vì xa xôi, cách trở.
    Nhưng san lấp mặt bằng, đào hệ thống kênh mương thủy lợi khử phèn mới chỉ là bước đầu, canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ mới là việc khó khăn phức tạp. Để trồng lúa theo quy trình canh tác hữu cơ phải tuân thủ các yêu cầu không được sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ hay kích thích tăng trưởng mà chỉ dùng các chế phẩm sinh học. Đây chính là lý do mà Công ty Viễn Phú phải vào tận vùng U Minh Hạ để triển khai dự án. Bởi những vùng đất canh tác từ trước đã bị tồn dư các loại phân bón và hóa chất trừ sâu, diệt cỏ, tăng trưởng, không dễ gì xử lý hết trong một vài năm.
    Trong khi đó quy trình thẩm tra, đánh giá và kiểm định của các cơ quan chứng nhận nước ngoài rất nghiêm ngặt và chặt chẽ. “Chứng nhận thực phẩm hữu cơ” chỉ được gắn trên sản phẩm khi sản phẩm không chứa các loại như: hormone, thuốc kháng sinh, thuốc diệt côn trùng, sâu bọ, trừ cỏ, phân bón hóa học, biến đổi gen, phẩm màu, chất bảo quản...” - ông Richard de Boer nhấn mạnh.
    Do không sử dụng hóa chất nên việc chuẩn bị đất và chọn thời điểm gieo hạt để cây lúa có thể cạnh tranh với cây cỏ là cả một vấn đề. Những vụ lúa đầu tiên tại Nông trại Viễn Phú có những thửa ruộng chỉ cho năng suất chưa đầy 1 tấn/ha.
    Chứng nhận toàn cầu cho gạo Việt
    TS Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất - phân bón và môi trường phía Nam, cho biết chứng nhận canh tác hữu cơ còn cao hơn canh tác theo Global GAP vì vậy thành quả đạt được rất đáng khích lệ. Hiện trên thế giới nhiều sản phẩm dán nhãn hữu cơ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng do an toàn với người sử dụng, an toàn cho môi trường, đồng thời đem lại lợi ích cao về kinh tế cho người sản xuất.
    Theo ông Richard de Boer, mô hình canh tác hữu cơ là không sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ hay bất kỳ chất kích thích nào nên đảm bảo chất lượng sản phẩm từ lúc trồng đến khi thu hoạch. Sản phẩm gạo hữu cơ được chứng nhận của VN sẽ có giá trị toàn cầu, đặc biệt là khả năng xuất khẩu vào các thị trường khó như châu Âu, Bắc Mỹ.
    Ông Khải cho biết ngay khi giới thiệu mô hình sản xuất cũng như các chứng nhận đạt được, nhiều khách hàng nước ngoài đã đặt vấn đề mua gạo của công ty. Mặc dù trong giai đoạn đầu năng suất lúa còn thấp, nhưng với sự đầu tư kỹ lưỡng và rút kinh nghiệm qua từng vụ, dự kiến năm 2015 năng suất lúa có thể đạt 5 tấn/ ha.
    Ngoài ra để có đủ sản lượng lúa gạo cũng như thủy sản, rau xanh theo tiêu chuẩn hữu cơ phục vụ các nhà máy chế biến mà công ty đã và đang đầu tư, Viễn Phú sẽ mở rộng mô hình canh tác này theo hình thức liên kết với người dân. Theo đó, công ty sẽ cung cấp dịch vụ nông nghiệp từ khâu làm đất, giống, chế phẩm sinh học, quy trình canh tác, thu hoạch... và bao tiêu sản phẩm cho người dân.
    Trong thời gian tới, Viễn Phú sẽ triển khai chương trình liên kết với 10.000-20.000 hộ nông dân với diện tích từ 10.000-20.000ha tham gia sản xuất lúa hữu cơ. Nếu có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi, tỉnh Cà Mau có khả năng mở rộng diện tích canh tác theo quy trình hữu cơ lên đến 100.000ha.

    Nhìn chứng nhận hiểu chất lượng
    Ông Mai Việt Cường, phó giám đốc Công ty cổ phần Viễn Phú (Cà Mau), kể lại chuyến đi tiếp thị tại hội chợ triển lãm Rice Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) hồi tháng 11-2011, khi nhiều khách quốc tế vào gian hàng của VN cầm sản phẩm gạo hữu cơ Hoa Sữa của công ty lên ngắm nghía và khi nhìn thấy chứng nhận hữu cơ (organic) trên bao bì họ đã nói: “Các ông không cần nói nhiều, nhìn thấy chứng nhận này là chúng tôi hiểu quy trình sản xuất và chế biến gạo của các ông rồi”.
    TRẦN MẠNH


    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Cả ngày không thấy em nào !>:D<~X[r32)][};-
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://vtc.vn/2-323177/xa-hoi/da-nang-se-thi-chuc-danh-chu-tich-ubnd-thanh-pho.htm

    Đà Nẵng: Sẽ “thi” chức danh Chủ tịch UBND Thành phố

    25/02/2012 13:15

    (VTC News) – Ý kiến vừa được Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đưa ra trong buổi nói chuyện với hơn 4.500 cán bộ, lãnh đạo các Sở ban ngành TP ngày 24/2.

    Sẽ “thi” chức danh Chủ tịch UBND Thành phố

    Với quan điểm để có chính quyền thật sự vững mạnh, người đứng đầu UBND TP phải có năng lực thực thụ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã yêu cầu các cơ quan liên quan, các cơ quan tham mưu cho công tác quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ tới phải chú ý đến vấn đề công khai, minh bạch đối với công tác quy hoạch cán bộ cấp này.



    [​IMG] Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, để lựa chọn Chủ tịch UBND TP, các ứng viên phải cạnh tranh, thậm chí phải thuyết trình đề án phát triển TP
    Đặc biệt, theo ông phải có cạnh tranh trong các chức vụ, nhất là chức vụ đứng đầu cơ quan và tất cả các thông tin mối quan hệ của các ứng viên phải công khai, minh bạch để người dân được biết.
    “Các vị trí phải có ít nhất 2 ứng viên cùng nỗ lực, phấn đấu và cạnh tranh với nhau để vào vị trí. Vị trí Chủ tịch UBND TP cũng vậy, Chủ tịch UBND TP phải thi hùng biện, trình bày đề án giải quyết các vấn đề bức xúc của thành phố. Đạt mới được bổ nhiệm và khi đó phải cam kết thực hiện đề án đã đưa ra”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.

    Về công tác cán bộ, ông Thanh phát biểu, người nào làm được việc, có năng lực thực sự, có tâm huyết với sự phát triển của Đà Nẵng chắc chắn sẽ được công nhận, thăng tiến và sẽ không có chuyện cầu cạnh, ỷ lại sẽ có đường thăng tiến.

    “Đừng lo nghĩ đến chuyện chạy chọt, tiền bạc. Cơ hội thăng tiến của mỗi người là như nhau. Đừng nghĩ chức này chức kia là mục đích phấn đấu, mà đó chỉ là phương tiện và người ta sẽ nhớ đến việc anh đã làm được gì cho dân chứ không anh đã làm những chức vụ gì".

    “Các đồng chí làm công tác tổ chức cán bộ phải công tâm, khách quan, phải tìm tòi và phát hiện những cán bộ có tài để phục vụ nhân dân. Với những người chạy chọt, xin đề bạt, họ chỉ làm hại dân, hại Đảng, phải tỉnh táo…”, ông Thanh nói.

    Theo đuổi chính quyền đô thị

    Ông Thanh khuyên cán bộ ở TP Đà Nẵng không nên giống như những con cá heo biểu diễn. “Những con cá heo này cứ phải cho ăn rồi mới diễn, còn không cho ăn thì không diễn. Cán bộ như thế là không được”.

    Theo ông Thanh, có những cán bộ trẻ được đề bạt nhưng nói năng chưa thận trọng, thiếu khiêm tốn, chưa tập hợp được các cán bộ khác. Cán bộ trẻ bây giờ thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn lớp trước nhưng lại thiếu tâm huyết và khát vọng hơn, chỉ biết đại khái chung chung. Nhiều cán bộ khi đã có quyền rồi thì lợi dụng quyền lực, quan liêu, xa dân. Đây cũng là căn bệnh của một số người cầm quyền.


    [​IMG]
    Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nếu được phép, TP này sẽ theo đuổi xây dựng chính quyền đô thị với chức danh thị trưởng thay cho Chủ tịch UBND TP
    "Đã làm cán bộ có chức có quyền càng không được xa dân, không quát tháo dân, càng không được thờ ơ chính trị, thiếu tình đồng chí, đồng nghiệp, thiếu trách nhiệm, thiếu tình người… Là cán bộ, không nên tự thỏa mãn, ngại va chạm và lạm dụng quyền lực. Phải đặt lợi ích chung lên trên hết".

    Theo ông Thanh, TP Đà Nẵng sẽ phấn đấu trở thành một TP có đội ngũ cán bộ mạnh chuyên môn, có trách nhiệm với nhân dân. Bộ máy chính quyền sẽ làm việc tập trung, Chủ tịch TP sẽ có thể giám sát toàn bộ hoạt động của các Sở, ban, ngành để công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn.
    “Nếu Trung ương cho phép thực hiện chính quyền đô thị thì thủ tục hành chính sẽ thông suốt từ TP đến phường, chủ tịch UBND sẽ được thay bằng thị trưởng TP. Họ phải tự đứng ra tranh cử trước toàn dân, tự đề ra sách lược phát triển TP và chọn ra những vị phó chủ tịch để làm việc cho mình. Khi đó, thị trưởng sẽ tự chịu trách nhiệm trước toàn dân”, ông Thanh nói.

    Bửu Lân



    =D>=D>=D>=D>=D>

    Vụ này thì Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn lâu mới theo kịp Đà Nẵng !

    :-":-":-":-":-"
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chú vào đây chỉ để tìm các em à ? :-??

    ;));));));));))
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bài hay ! Đáng để chúng ta suy ngẫm !
    Các thiếu gia nhà giàu mới nổi cũng cần đọc để xem lại lối sống của mình !

    Chuyên gia kinh tế:


    Người Việt "đốt" tiền vì... bệnh sĩ

    23/02/2012 19:45



    Tôi có nhiều người bạn quốc tế có trình độ cao, có thu nhập lớn, trong đó có những người là tỷ phú, họ cực kỳ ngạc nhiên trước sự tiêu xài của không ít người Việt.

    Một số người Việt tiêu xài hoang phí, chạy đua theo hàng hiệu với những siêu xe, chuyên cơ, đồng hồ, mỹ phẩm... Thế giới có gì sang trọng Việt Nam đều có cả. "Nhà giàu" khoác lên mình một lô hàng hiệu chỉ để thoả mãn cho sự khoe của bất chấp sự khó khăn chung của xã hội. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt đã cùng PV nhìn thẳng về góc độ đạo đức trong tiêu xài hàng siêu sang của một nhóm người được coi là "trọc phú" trong xã hội.



    Tiền tiêu hoang là khoản... “kiếm được ngẫu nhiên”
    - Thưa ông, hiện nay có một xu hướng tiêu dùng của không ít người Việt hướng đến các loại hàng siêu sang nhằm khẳng định "đẳng cấp nhà giàu", ông nói gì về điều này?

    [​IMG]
    Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt: Người Việt tiêu hoang khiến thế giới phát 'hoảng' Hiện tượng tiêu xài một cách xa xỉ, đặc biệt đối với nước nghèo như Việt Nam là hiện tượng đáng lên án. Điều đáng lên án vì nó truyền bá một thói quen sống bất chấp năng lực của nền kinh tế, năng lực của nền công nghiệp, gây khó cho việc xác định tiêu chuẩn tiêu dùng phù hợp với điều kiện phát triển của một dân tộc.Việc tiêu xài ở Việt Nam đã thành chuyện nổi tiếng trên thế giới. Tôi có nhiều người bạn quốc tế có trình độ cao, có thu nhập lớn, trong đó có những người là tỷ phú, họ cực kỳ ngạc nhiên trước sự tiêu xài của không ít người Việt. Những năm 70 của thế kỷ trước, tôi có làm việc với một giáo sư người Pháp khi ông này sang Việt Nam công tác.
    Thấy người lái xe hút thuốc ba số 5, ông ấy hỏi: "Lương anh tương đương với bao nhiêu gói thuốc? ". Người lái xe nói lương một ngày mua được 3-4 điếu thuốc. Ông giáo sư ấy thốt lên: "Người Việt tiêu xài còn hơn cả Mỹ". Thói quen tiêu xài hoang phí của một số người Việt không phải bây giờ mới có. Nó có từ khi trước đổi mới, kể cả lúc nghèo khổ và cực kỳ nghèo khổ. Tôi cho rằng đó là một thói quen xấu, cần phải thay đổi.
    - Chuyện tiêu hoang, có phải là do thói quen thích oai, thích hư danh của người Việt, thưa ông?

    [​IMG]
    Những siêu xe như này đang được giới giàu Việt Nam "tha" về... làm cảnh.
    Tôi nghĩ cũng chỉ có một phần thôi. Cái chính tiêu xài hoang phí xuất phát từ những món tiền kiếm được một cách... “ngẫu nhiên” và phi lao động. Không có một người lao động Việt Nam nào với năng lực hiện nay có thể kiếm tiền để mua xe ô tô Rolls -Royce. Trong khi đó, tại Việt Nam, tất cả những hãng xe nổi tiếng, các loại xe siêu sang đều có mặt ở nước ta.Chúng ta đang bắt đầu có những chiếc máy bay cá nhân đầu tiên. Tôi không hiểu được (không phải vì thói quen thích tiêu xài, vì ai bỗng dưng có tiền đều thích tiêu hoang thôi), tại sao họ lại cưỡi lên những sự đau khổ xung quanh để tiêu xài vô lối như vậy. Đó là thói quen gây ngạc nhiên cho tôi.
    Tôi là người đã sống qua nhiều thời kỳ của đất nước, từ thời bao cấp cho đến nay. Tôi thấy người Hà Nội xưa, sự giàu có, sang trọng cũng được thể hiện một cách kín đáo và sự nghèo khổ cũng rất kín đáo. Hình như người Việt mình đang mất dần thói quen kín đáo.
    “Đẳng cấp là kết quả của sự lừa bịp”
    - Có những người đặt riêng chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ làm bằng vàng ròng, nạm kim cương với giá gần 1 tỷ đồng, hay chiếc bút làm bằng đá thạch anh 4, 5 tỷ năm tuổi giá hơn nửa tỷ đồng gắn với biểu tượng nào đó của Việt Nam. Như thể chủ nhân của những món hàng "cực độc" cho rằng mình mua hàng xa xỉ nhưng yêu nước. ông nghĩ sao về cách biện minh này?
    Yêu nước trong chuyện này cũng chỉ là một phương tiện được sử dụng một cách bất chính, vô đạo lý. Tôi không nghĩ, không tin có học giả quan trọng nào trên đất nước chúng ta sử dụng chiếc bút hơn nửa tỷ đồng. Và tôi tin rằng chiếc bút đắt tiền ấy chưa bao giờ có vinh dự viết ra được bất kỳ điều gì mà chúng ta đáng đọc. Đó là thói quen đứng ngoài ranh giới đạo đức thông thường của người Việt.
    Ngay cả những ông chủ lớn của nước ngoài cũng "hoảng" khi thấy các "đại gia" của Việt Nam đi xe hơi quá "xịn". Phải chăng vì có ô tô đắt tiền, các phụ kiện thời trang hàng hiệu mới làm nên đẳng cấp của ông chủ Việt?
    Việt Nam là nước có thu nhập nếu tính tích cực thì mới trên dưới 1.000USD/năm, với đô thị giàu có là Hà Nội cũng chỉ bình quân 3.000-4.000USD/năm thôi. Một nước như vậy, không thể coi là giàu. Thậm chí, có "đại gia" trông thì sang vậy thôi, nhưng túi lại rỗng. Tài sản ấy lại là đồ cầm cố ngân hàng cả đấy. Đẳng cấp là kết quả của sự lừa bịp.
    - Vậy ông lý giải tại sao người Việt lại sẵn sàng bỏ tiền mua những món hàng hiệu xa xỉ như 40 triệu đồng chỉ cho 2 lọ 5ml kem trang điểm cho đến những siêu xe, chuyên cơ?
    1m2 đất thu hồi của người dân chỉ đền bù 100-200 ngàn đồng, nhưng vẫn 1m2 ấy khi chuyển thành đất dự án thì được bán 5-10 triệu đồng /m2, thậm chí 20-30 triệu đồng /m2. Tất cả những điều kiện để tiêu hoang, mua hàng siêu xa xỉ nằm trong khoản ấy.
    - Như vậy cho thấy sự không công bằng và bất bình đẳng?
    Tôi cho rằng đó là sự tước đoạt của mọi người. Đó là chuyện phổ biến mà tôi không nói nặng lời đâu. Đó là sự tước đoạt một cách khôn khéo, hoặc một cách thô thiển tuỳ từng trường hợp. Nhưng về cơ bản, tôi vẫn cho rằng đó là sự tước đoạt.
    - Nhưng có ý kiến cho rằng, người có tiền họ chi tiêu như thế nào đó (không vi phạm pháp luật) thì đó là quyền của họ?
    Không ai bắt những người tiêu hoang phí ấy đi tù cả. Nhưng chúng ta có quyền lên án họ dưới góc độ đạo đức xã hội. Chúng ta cũng có quyền hô hào xã hội lên án những thói tiêu hoang bất chấp đạo lý xã hội đó. Chúng ta không nói đến một cá nhân nào cả, chúng ta lên án hiện tượng đó mà để mỗi người tự rút ra kết luận cho mình phù hợp với tiêu chuẩn xã hội.
    - Ông bình luận thẳng như vậy có sợ ai đó cho rằng "nhà nghèo" hằm hè "nhà giàu" không?
    Tôi không phải là người nhà nghèo. Tôi cũng không nói việc này như kẻ nghèo khổ. Tôi cho rằng kể cả giàu có cũng không được phép tiêu xài như thế.
    - Vậy thưa, ông cũng là "nhà giàu", thái độ của ông đối với tiêu xài hàng hiệu, hàng xa xỉ ra sao. ông có bị hấp dẫn bởi những món hàng ấy không?
    Chúng ta hội nhập kinh tế thế giới, gia nhập WTO rồi thì những hàng hoá như vậy có quyền vào Việt Nam. Hàng xa xỉ, hàng hiệu cũng như hoa hậu ấy, nó có sự quyến rũ lớn lắm. Đôi khi chúng ta quên vợ đi vì cô hoa hậu, chúng ta quên đạo đức đi vì món hàng xa xỉ. Hàng xa xỉ có mục tiêu rõ ràng là dụ dỗ con người ra khỏi sự sáng suốt thông thường. Hàng hiệu không có lỗi. Nó là sản phẩm của một công nghệ, lao động rất cao nên bản thân nó đã có sức hút. ở đây, tôi chỉ muốn nói đến việc cần lên án những con người sử dụng những hàng xa xỉ trong điều kiện một quốc gia còn nhiều khó khăn.
    - Xin cảm ơn ông!
    Vương Hà/Người đưa tin



    Tags: tỷ phú, tiêu xài, siêu xe, chuyên cơ, đồng hồ, mỹ phẩm
    Ý kiến bạn đọc
    Bài viết thật sâu sắc- 24/02/2012
    Cuộc phỏng vấn này thật hay và sâu sắc. Nó đã lột tả được hết mặt trái của xã hội VN lúc này. Thật hoang phí khi xung quanh ta còn rất nhiều người khốn khổ. Hãy cùng nhau mở rộng tấm lòng nhân ái chứ đừng vì sĩ diện hão.
    (ban doc)

    Đánh giá này chỉ là chủ quan- 23/02/2012
    Sự đánh giá của một chuyên gia kinh tế như vậy hoàn toàn chủ quan, không phản ánh đúng được những tích cực mang lại của nền kinh tế thị trường. Sao vị chuyên gia kinh tế lại cho rằng tiền một số người làm ra được lại là sự ngẫu nhiên và lại cho rằng họ tiêu tiền của họ là vô lối là trọc phú. Đó chính là sự xúc phạm đến số người đó. Ông đâu biết họ đóng góp bao nhiêu thu nhập quốc dân, tạo được bao công ăn việc làm, nộp bao nhiêu thuế. Họ có quyền sử dụng đồng tiền họ làm ra và tuân theo quy định của pháp luật. Cứ tư duy như vậy thì nền kinh Việt Nam không thể phát triển.
    (Công bằng)

    Không những thế!- 23/02/2012
    Tôi cho rằng sự hoang phí trong chi tiêu của 1 bộ phận người Việt càng chứng tỏ xã hội mình đang bị tham nhũng nhiều, và đang có chiều hướng đi theo chế độ tư bản nên sự phân hoá giàu nghèo càng cao!
    (Trung kien)
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://vtc.vn/311-312087/quoc-te/phia-sau-nen-ngoai-giao-phao-ham-tai-bien-dong.htm

    Phía sau nền ngoại giao pháo hạm tại Biển Đông



    14/12/2011 06:09

    (VTC News) - Bài đăng trên tạp chí "Bình luận Chiến lược" của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tại Luân Đôn đánh giá về tình hình tranh chấp tại Biển Đông thời gian qua. Về xu thế, Biển Đông sẽ tiếp tục nóng với sự leo thang cạnh tranh hiện đại hóa hải quân giữa các nước và đối đầu trên biển giữa các lực lượng của các bên tuyên bố chủ quyền.


    IISS kết luận rằng việc có được một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc chính trị đối với các bên tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn phải mất nhiều năm nữa. Trong thời gian trước mắt, Biển Đông sẽ tiếp tục nóng với sự leo thang cạnh tranh hiện đại hóa hải quân giữa các nước và đối đầu trên biển giữa các lực lượng dân quân của các bên tuyên bố chủ quyền.

    Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông thực hiện.



    Trung Quốc đã bị cáo buộc có ít nhất bốn lần trong năm nay quấy rối tàu của các quốc gia khác trong vùng biển tranh chấp, trong đó Bắc Kinh đã quấy rối các hoạt động của cả Việt Nam và Philíppin ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Các cuộc diễn tập quân sự trong khu vực đã gia tăng mạnh, cùng với đó là các cuộc khẩu chiến giữa các bên, các cuộc biểu tình của công chúng và các cuộc tấn công mạng theo kiểu ăn miếng trả miếng.

    Các đối thủ của Trung Quốc thậm chí còn vận động hành lang đề nghị đổi tên “South China Sea”. Tại Việt Nam, hiện có kiến nghị đổi tên thành Biển Đông Nam Á; còn ở Philíppin, người phát ngôn của quân đội nước này đã đề nghị đổi tên thành Biển Tây Philíppin.

    [​IMG]

    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các nước Việt Nam, Philíppin, Đài Loan, Malaixia và Brunây cũng tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với hai quần đảo này. Các tuyến đường hàng hải quan trọng cũng chạy qua khu vực biển được cho là giàu tài nguyên và khí đốt này.

    Một thỏa thuận hồi tháng 7/2011 giữa Trung Quốc và ASEAN tuyên bố hướng tới sự hợp tác trên Biển Đông là một bước đi quan trọng sau 9 năm gián đoạn. Tuy nhiên, nó chưa thể làm dịu được các tranh chấp. Mỹ cũng hết sức quan ngại về tham vọng hải quân của Trung Quốc.



    Căng thẳng đã tăng dần từ năm 2005, sau quãng thời gian tương đối yên tĩnh cuối những năm 1990. Trong tháng 3/2011, Manila đã phàn nàn rằng tàu tuần tra hải quân Trung Quốc đã quấy rối một tàu thăm dò dầu khí của Philíppin gần Bãi Cỏ rong (Reed Bank), bãi đá ngầm lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, mà Manila nói nằm trong khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.

    Trong tháng Năm, Việt Nam phản đối khi Trung Quốc đặt phao và xây các trụ đá gần Iroquois Reef Amy Douglas Bank. Trong tháng Sáu, một tàu chiến Trung Quốc bắn vào ba tàu đánh cá Philíppin gần Jackson Atoll.



    Bắc Kinh đã chỉ trích việc Manila xây dựng căn cứ cho quân đội trên đảo Flat (Flat Island) (Philíppin gọi là Patag và Trung Quốc gọi là Feixin). Trong bài diễn văn cuối tháng 7, Tổng thống Philíppin Benigno Aquino nói: "Chúng ta không muốn gia tăng căng thẳng với bất cứ ai, nhưng chúng ta cần phải cho thế giới biết chúng ta đã sẵn sàng để bảo vệ những gì thuộc về chúng ta".


    [​IMG]
    Tàu Bình Minh 02 của VN bị cắt cáp thăm dò

    Cũng đã có một sự căng thẳng nghiêm trọng giữa Trung Quốc với Việt Nam. Trong tháng 5/2011 và một lần nữa vào tháng 6/2011, Hà Nội tuyên bố rằng các cáp thăm dò của tàu khảo sát Việt Nam đã bị cắt ở độ sâu 30 mét dưới mặt nước, sau khi các tàu này đối mặt với các tàu đánh cá của Trung Quốc. Về phần mình, Trung Quốc cáo buộc Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của mình khi đưa các tàu hải quân ra để "đuổi một cách bất hợp pháp" các tàu thuyền đánh cá trong sự kiện tháng Sáu, gần Vanguard Bank (bãi Tư chính) thuộc quần đảo Trường Sa.


    Hai bài xã luận trên truyền thông nhà nước của Trung Quốc trong tháng 6 và tháng 7/2011 tuyên bố rằng "nếu Việt Nam muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh, Trung Quốc có đủ sự tự tin để phá hủy các tàu chiến xâm lược của Việt Nam", và rằng "không nên đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc".


    Trong tháng 6/2011, Trung Quốc đã tổ chức cuộc diễn tập chống tàu ngầm ngoài khơi đảo Hải Nam, một trong sáu cuộc diễn tập lớn do Hải quân Trung Quốc tổ chức trong tháng đó, trong khi Mỹ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung với Việt Nam và Philíppin.

    Li Jinming, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trường Đại học Hạ Môn nói với tờ "Thời báo Tài chính" rằng: "Các tàu tuần tra duyên hải và ngư nghiệp của chúng tôi thực tế đã tăng cường các hoạt động tuần tra ở Biển Đông thời gian gần đây khi căng thẳng tại khu vực này một lần nữa lại gia tăng".


    Những lý do gia tăng căng thẳng


    Tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của Biển Đông, đặc biệt đối với Bắc Kinh, là một trong những lý do cho sự gia tăng căng thẳng gần đây. Là trung tâm sản xuất hàng hóa quan trọng nhất của thế giới, Trung Quốc hiện phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là nguồn cung cấp năng lượng và quặng sắt, để có thể duy trì mức tăng trưởng kinh tế của mình.

    Người tiêu dùng Trung Quốc cũng đã bắt đầu đòi hỏi nhiều lương thực và các sản phẩm khác mà Trung Quốc không thể cung cấp. Vì vậy, các tuyến đường biển, đặc biệt là thông qua Biển Đông, đã trở nên ngày càng quan trọng trong tư duy của Bắc Kinh.

    Đồng thời, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc đã đẩy giá dầu và khí tự nhiên lên. Tình trạng thiếu dầu lửa đang hiện rõ đã khiến cho các nguồn nguyên liệu mới tiềm tàng có giá trị hơn bao giờ hết.

    Vì vậy, việc đảm bảo chủ quyền trên Biển Đông và các tiềm năng ở vùng biển này (bao gồm cả cá và hải sản khác) đã trở thành mục tiêu chính sách đối ngoại chủ chốt của các quốc gia trong khu vực.


    [​IMG]
    Những tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đông

    Tranh chấp trên Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp sau khi việc khảo sát ba bên tại một khu vực thăm dò chung tạm thời giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philíppin ngừng lại năm 2008 do sự chỉ trích mạnh mẽ tại Philíppin, nơi mà việc hợp tác ba bên được coi là vi phạm chủ quyền quốc gia. Các kết quả khảo sát không được công bố và mỗi quốc gia sau đó tiếp tục thăm dò đơn phương. Những sự việc gần đây cho thấy Philíppin và Việt Nam quyết tâm tiếp tục khảo sát (và, có lẽ, cuối cùng là khai thác) dầu khí ở Biển Đông.


    Tập đoàn Năng lượng Talisman của Canađa, đối tác của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước, đã công bố ý định khoan thăm dò, có thể là trong năm tới, trong khi Tập đoàn ExxonMobil lên kế hoạch thăm dò một giếng dầu ngoài khơi bờ biển Việt Nam trong năm 2011. Một số nhà báo Trung Quốc đã ví Biển Đông là "Vịnh Ba Tư thứ 2", và cho rằng khu vực này có thể chứa hơn 50 tỷ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, khi các cuộc khảo sát chưa kết thúc thì không thể biết trữ lượng chính thức là bao nhiêu.


    Trong khi tăng trưởng kinh tế ở Đông Á đã làm gia tăng việc cạnh tranh các nguồn lực, nó cũng mang lại một sự gia tăng hiện đại hóa quân sự đáng kể trong khu vực. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc bình quân luôn ở mức 2 con số trong suốt 30 năm qua.

    Những quốc gia khác cùng có tuyên bố chủ quyền trong vùng Biển Đông cũng đang cố gắng nâng cấp thực lực hải quân của họ. Việt Nam đặt mua hai tàu khu trục nhỏ lớp Gepard và đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo. Đài Loan đã mua 4 tàu tuần dương lớp Keelung trong 2005-2006, có sức mạnh gấp ba lần so với các tàu chiến trước đây của nước này. Đầu năm nay, Brunây đã nhận hai tàu tuần tra duyên hải mới và đang tiếp tục đặt chiếc thứ 3. Malaixia đã mua 2 tàu ngầm đầu tiên kể từ năm 2009.


    [​IMG]
    Hải quân Philippines

    Tuy nhiên, hầu hết các sự cố trong năm 2011 liên quan đến các lực lượng tổ chức theo mô hình phòng vệ bờ biển chứ không liên quan tới hải quân. Trung Quốc đã và đang nỗ lực không ngừng phát triển các lực lượng dân quân trên biển, đặc biệt là Cơ quan Giám sát biển Trung Quốc (CMS) thuộc Cục Quản lý Hải dương Nhà nước.

    Sun Shuxian, Phó Giám đốc CMS, cho biết cơ quan này tăng số lượng tàu lên 36 chiếc trong 5 năm tới và tuyển dụng thêm khoảng 1.000 nhân viên hỗ trợ và thủy thủ đoàn. CMS, cùng với Bộ Tư lệnh Thực thi Luật Thủy sản và Cục An toàn Hàng hải, đã tăng cường dấu ấn của mình trên Biển Đông thông qua việc tăng cường tuần tra thường xuyên.



    Những tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi


    Một nhân tố khác khiến các nước trong khu vực thực thi một quan điểm cứng rắn hơn về vấn đề Biển Đông là hạn chót tháng 5/2009 để đăng ký tuyên bố mở rộng thềm lục địa vượt ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.


    Để kịp mốc thời hạn đó, Malaixia và Việt Nam đã đệ trình một tuyên bố chung; Việt Nam sau đó đệ trình một tuyên bố riêng; Philíppin thông qua một đạo luật về đường cơ bản mới để hỗ trợ cho việc đệ trình tuyên bố một phần; và Brunây đệ trình "thông tin ban đầu".

    [​IMG]
    Phân chia các vùng nước, vùng biển theo UNCLOS 1982 Vấn đề chính đối với Bắc Kinh là Malaixia và Việt Nam đã quyết định tuyên bố quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên của Biển Đông dựa trên tuyên bố chủ quyền lục địa tính từ bờ biển của họ, không phải từ các hòn đảo mà các nước này tuyên bố chủ quyền.

    Nguyên tắc này, nếu được thông qua bởi tất cả các bên tranh chấp, sẽ làm suy yếu đáng kể tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, vốn không dựa trên việc mở rộng thềm lục địa.



    Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn để nhận định một cách chính xác về những yêu sách của Trung Quốc bởi một văn bản khác mà nước này đệ trình phản đối cả đệ trình của Philíppin và đệ trình đơn phương của Việt Nam.

    Nội dung đệ trình của Trung Quốc tuyên bố rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Đông và vùng biển lân cận - ám chỉ vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh các đảo ở Biển Đông.

    Tuy nhiên, trong phần phụ lục, Trung Quốc đã đệ trình chính thức lần đầu tiên bản đồ "đường chín đoạn" hay còn gọi là "hình chữ U". Bản đồ này, lần đầu tiên được xuất bản ở Trung Quốc vào năm 1948 và được các quan chức nước này cho rằng có cơ sở lịch sử, rõ ràng cho thấy quyền chủ quyền của Bắc Kinh đối với 90% Biển Đông mà không đề cập tới giới hạn vùng lãnh hải 12 hải lý theo quy định của UNCLOS.



    Như vậy, những tuyên bố chủ quyền đệ trình Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) năm 2009 đã cho thấy rõ căn bệnh nan y của xung đột, bản chất quy mô lớn và đầy tham vọng trong tuyên bố của Trung Quốc cho thấy sự phức tạp trong giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, các đệ trình lên CLCS trong năm 2009 không có một tuyên bố rõ ràng nào liên quan đến chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông, mà chỉ tập trung vào các tuyên bố thềm lục địa.

    Với việc Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Brunây, Malaixia và Philíppin đều tuyên bố chủ quyền với các đảo hoặc các địa hình đặc trưng khác trên Biển Đông (Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đòi chủ quyền tất cả), thì rõ ràng việc tìm giải pháp cho xung đột chỉ là mò kim đáy bể.

    Thậm chí kể cả khi xung đột trong các tuyên bố chủ quyền với đảo và các địa hình đặc trưng được giải quyết thì cách thức tính vùng lãnh hải từ các đảo này sẽ tạo ra một lĩnh vực gây tranh cãi nhiều hơn: Brunây, Malaixia, Philíppin và Việt Nam có thiên hướng ủng hộ vùng lãnh hải 12 hải lý tuân thủ theo UNCLOS nhưng Trung Quốc có thể muốn một số đảo có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.



    Với sự phức tạp của tranh chấp, có lẽ không ngạc nhiên rằng các thỏa thuận đa phương tìm một giải pháp thường vừa dài lê thê và vừa mang tính chất cục bộ. Phải mất hơn 1 thập kỷ thì ASEAN và Trung Quốc mới thống nhất và ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 kể từ khi nó được thai nghén và đề cập; và cũng mất 9 năm mới đạt được thỏa thuận hồi tháng 7/2011 về các bước đi để thực hiện tiến trình này.

    Theo hướng dẫn này thì các ủy ban sẽ được thành lập để giám sát tiến trình hướng tới một Bộ Quy tắc Ứng xử có tính ràng buộc về mặt chính trị và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu, an toàn hàng hải và tội phạm đa quốc gia.



    Thế nhưng, họ hứa hẹn rất ít về việc giải quyết tranh chấp. Họ không đưa ra được một thời hạn chót hay một lịch trình để nhất trí về Bộ Quy tắc Ứng xử, và tới nay cũng không có tuyên bố nào về cách thức giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.

    Thực tế là Trung Quốc liên tục tuyên bố muốn đàm phán song phương với các bên tuyên bố chủ quyền (trừ Đài Loan), trong khi các quốc gia ASEAN muốn có một môi trường đa phương thông qua Diễn đàn Khu vực ASEAN để khỏa lấp sự khác biệt giữa các bên.



    (Còn tiếp)

    Thuỳ Anh (dịch)
    Nguồn: Strategic Comments (IISS)



    Vừa ăn cướp vừa la làng là thói quen xưa nay của Trung Quốc .
    Việc TQ tăng cường trang bị thêm 8 tàu đổ bộ vừa qua là động thái cần chú ý để không mất cảnh giác với tên hàng xóm bịp bợm xảo trá này !


    :-w:-w:-w:-w:-w
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://vtc.vn/602-313255/quoc-te/ng...tai-bien-dong-tq-van-chim-trong-giac-mong.htm

    Thất bại tại Biển Đông, TQ vẫn chìm trong giấc mộng

    12/12/2011 07:12

    (VTC News) - "Dường như không một quốc gia nào ủng hộ lập trường cũng như lối hành xử của Trung Quốc." Bài viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore, Trịnh Vĩnh Niên trên Liên hợp Buổi sáng phân tích về nguyên nhân thất bại cũng như đối sách cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

    Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông thực hiện.


    Thời gian gần đây, mọi người đều vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, đã bao nhiêu năm nay, song song với sự trỗi dậy của Trung Quốc là chuỗi "liên hoàn bại trận" của chính nước này trong các vấn đề về Biển. Đặc biệt bắt đầu từ năm ngoái, xu hướng này ngày càng hiện ra rõ ràng hơn.



    [​IMG]





    Trung Quốc đã nỗ lực theo đuổi chiến lược "Trỗi dậy hòa bình" (Phát triển hòa bình) ngay sau công cuộc cải cách mở cửa. Trên rất nhiều phương diện, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách chủ nghĩa đơn phương vốn đã tuân thủ từ rất lâu trước đó, đồng thời phát triển quan hệ hữu nghị đa phương với các nước ASEAN. Khu vực tự do thương mại Trung Quốc-ASEAN cũng đã bắt đầu có hiệu lực. Trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã đề xuất chủ trương "Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác chung".

    Những biện pháp này xét từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng đã hình thành nên sách lược và kim chỉ nam ngoại giao "Giấu mình chờ thời" của Trung Quốc suốt từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay. Thế nhưng, rất nhiều người đã cảm nhận ra rằng, trên rất nhiều vấn đề có liên quan, nếu như Trung Quốc không thể trực diện đối mặt thì sẽ góp phần đẩy chính sách của họ đi theo hướng ngược hẳn lại.



    Sự quan tâm chú ý của toàn bộ khu vực Châu Á và cộng đồng quốc tế cho tới thời điểm này đều tập trung vào vấn đề Biển Đông, Biển Đông đột nhiên lại thêm một lần nữa trở thành điểm nóng của thế giới. Chính quyền Trung Quốc dường như lại không hiểu rõ tình trạng hiện nay. Đối với Trung Quốc mà nói, chính sách Biển Đông về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, chỉ là các nước có liên quan tiến hành một loạt các hành động không có lợi cho Trung Quốc, và phản ứng của Trung Quốc theo đó cũng chỉ tương đương với hình thức "cứu hỏa" mà thôi.


    Trên thực tế, từ rất nhiều năm trở lại đây, chính bởi vì nguyên do Trung Quốc luôn áp dụng các biện pháp bị động đối phó lại khiến cho vấn đề Biển Đông ngày một tích tụ chồng chất lại, và rồi dẫn đến cục diện như ngày hôm nay. Không quan tâm Trung Quốc có muốn hay không, có nắm rõ tình hình hay không, thì Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong vấn đề Biển Đông này.


    Thứ nhất, Trung Quốc sớm đã hoàn toàn thất bại tại cuộc chiến công luận quốc tế




    [​IMG]



    Trong nhiều năm qua, khi Trung Quốc vẫn còn đắm chìm trong thuyết "Trỗi dậy hòa bình" do chính họ tạo dựng nên, thì các quốc gia có liên quan đã nỗ lực với tinh thần cao nhất và chuẩn bị đầy đủ trên trường quốc tế để chờ đợi vấn đề Biển Đông sẽ nổi lên như trong dự tính đã có sẵn. Xét trên hệ thống kiến thức (luật pháp), Trung Quốc hiện nay thật khó khăn để tìm ra được bất kỳ một lực lượng hỗ trợ có hiệu quả nào cho họ.

    Về xu hướng các giới truyền thông báo chí không đứng về phía Trung Quốc đã hình thành như hiện nay thì Trung Quốc cũng không có quyền phát biểu tại đây. Các nhà bình luận cho rằng dùng "Chính sách cứng rắn" để mô tả thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông là chưa đầy đủ, chính xác phải gọi đó là "mang tính chất tranh cướp" mới đúng.

    Trên thực tế, cách nhận thức tương tự như vậy của Trung Quốc đã trở nên khá phổ biến trong cộng đồng quốc tế. Bản thân Trung Quốc lại quả quyết cho rằng họ không làm gì mà lại bị đối xử "oan uổng" như vậy, đây chính là căn nguyên khiến Trung Quốc bị mất quyền phát biểu trong cuộc chiến công luận quốc tế này.



    Thứ hai, Trung Quốc cũng thua trận trong cuộc chiến chiến lược


    Các nước liên quan đều có những chiến lược khá rõ ràng trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, cụ thể bao gồm các chiến lược như chủ nghĩa đa phương tại khu vực, quốc tế hóa, chính trị hóa đại quốc. Thế nhưng chiến lược của Trung Quốc nếu không dám đối mặt với sự thực thì sẽ là nhập nhằng không rõ ràng.

    Trung Quốc từ chối chi tiết hóa vấn đề, sử dụng khái niệm "phản đối quốc tế hóa" vô cùng vĩ mô này nhằm che lấp vấn đề cụ thể. Trên thực tế, tranh chấp Biển Đông đã được đa phương hóa, quốc tế hóa từ rất lâu rồi, hơn nữa sẽ rất nhanh tiến đến giai đoạn "chính trị hóa đại quốc" trong thời gian tới. Trung Quốc chỉ là không dám thừa nhận sự thực hiển hiện ra trước mắt này mà thôi.



    Thứ ba, nếu tình hình vẫn tiếp diễn như vậy, Trung Quốc sẽ bị ràng buộc để cuối cùng rơi vào tình trạng mất chủ quyền trong cuộc chiến


    Như đã đề cập ở phần trên, từ năm ngoái cho đến năm nay, chính sách Biển Đông của Trung Quốc về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, mà chủ yếu chỉ là một số hành động mang tính chất phản ứng lại. Thế nhưng cho đến thời điểm này, bất cứ nước nào cũng đều cho rằng Trung Quốc chính là nguyên nhân phát sinh của mọi vấn đề. Tình hình thực tế là, các nước khác có liên quan vẫn đang xúc tiến các hoạt động và hành động trong khu vực tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là trong việc phát triển nguồn năng lượng.


    Trung Quốc chìm đắm trong "giấc mộng"


    [​IMG]






    Đã nhiều năm nay, trong vấn đề tranh chấp Biển Đông (cũng như trong nhiều vấn đề khác), Trung Quốc dường như luôn sống trong "giấc mộng" mà chính bản thân họ tự vạch ra.


    Vậy thì, kết quả cuối cùng sẽ như thế nào đây? Trung Quốc liệu sẽ từ bỏ chăng? Trong giới báo chí truyền thông vô cùng phát triển như ngày hôm nay, phạm vi xu hướng thỏa hiệp mà các nhà cầm quyền có thể áp dụng được ngày một nhỏ, càng không cần nói đến chuyện từ bỏ. Nếu tình hình này vẫn cứ tiếp diễn thì cuối cùng chắc chắn sẽ dẫn đến các cuộc xung đột xảy ra. Tuy nhiên xung đột trong thời gian này sẽ vô cùng bất lợi đối với Trung Quốc.


    Vấn đề đã xuất hiện rồi, thì phái có cách đối phó. Nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm là tìm hiểu rõ tại sao lại xuất hiện tình trạng như vậy? Ngoài các vấn đề xuất phát từ chính bản thân Trung Quốc thì còn có một số nguyên nhân quan trọng khác nữa. Đối với các nước có liên quan mà nói thì đây là sản phẩm phát sinh từ "môi trường quốc tế" và "môi trường nội bộ".


    Đầu tiên đề cập đến môi trường quốc tế. Đối với các quốc gia có liên quan thì nhân tố quan trọng nhất trong môi trường quốc tế không thể không nhắc đến sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc và kéo théo sau đó là hiện đại hóa nền quốc phòng, quân sự cũng như từ đó tác động đến cục diện địa chính trị của toàn bộ khu vực Châu Á.

    Các quốc gia có liên quan đã bắt đầu cảm thấy rằng thời gian không còn đứng về phía họ nữa. Mặc dù Trung Quốc luôn nhấn mạnh về sự "trỗi dậy hòa bình" của mình, thế nhưng họ lại bị coi là đã áp dụng chính sách chậm trễ kéo dài thời gian trong vấn đề Biển Đông nhằm chờ thời cơ cho đến khi tình hình quốc tế thuận lợi sẽ ra tay giải quyết tranh chấp.


    [​IMG]


    Do vậy, đối với các quốc gia có liên quan thì vấn đề Biển Đông bắt buộc phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ trước khi Trung Quốc thực sự trỗi dậy, nếu không, đợi cho đến khi Trung Quốc đã trỗi dậy rồi, tia hy vọng sẽ trở nên vô cùng mong manh. Cũng chính vì thế, bắt buộc phải thông qua bất cứ biện pháp nào để đẩy mạnh hành động, hối thúc phát triển theo khuynh hướng có lợi cho bản thân họ.

    Đối với Trung Quốc mà nói, môi trường các nước lớn chủ yếu đề cập đến những biến đổi chính trị trong phạm vi giữa các nước này, đặc biệt là biến đổi trong mối quan hệ với các nước lớn như Mỹ. Trong vấn đề Biển Đông, không quản có muốn hay không thì Trung Quốc chắc chắn vẫn phải đối mặt với Mỹ. Thế nhưng trong quan hệ hai nước Trung - Mỹ thì dù Trung Quốc đã hao tâm tổn trí rất nhiều nhưng vẫn không biết nên làm như thế nào để có thể hòa nhập được cùng Mỹ, đặc biệt là mối quan hệ với Mỹ trong khu vực Châu Á.

    Rất nhiều người đã từng nghĩ rằng mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong sự hiện diện tại Châu Á này là nhằm đối phó với Trung Quốc, thế nhưng trên thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Lý do Mỹ tồn tại ở khu vực Châu Á không chỉ để đối phó với riêng một Trung Quốc, mà còn liên quan đến vấn đề địa chính trị khác. Ví dụ, nếu không có nhân tố Trung Quốc thì Mỹ vẫn đương nhiên tìm ra được lý do để tạo ra không gian sinh tồn tại Châu Á.

    Bất luận là khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á hay Nam Á, mối quan hệ phức tạp đan xen giữa các nước đều cần có sự hỗ trợ sức mạnh của Mỹ để cân bằng lực lượng.



    (Còn tiếp)

    Đinh Thị Thu (dịch)
    Nguồn: Liên hợp Buổi sáng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này