Biển Đông trong trái tim chúng ta - Nóng trong ngày tập 3.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 22/02/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6326 người đang online, trong đó có 626 thành viên. 21:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 28653 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://vtc.vn/311-313260/quoc-te/4-tu-huyet-pha-tan-ao-vong-cua-bac-kinh-o-bien-dong.htm

    4 'tử huyệt' phá tan ảo vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông

    13/12/2011 00:30

    (VTC News) - "Nếu cầu cứu đến Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức quốc tế thì khả năng bại trận của Trung Quốc sẽ lớn hơn cơ hội chiến thắng rất rất nhiều lần. Trung Quốc đã thua trận trong cuộc chiến công luận quốc tế rồi, sẽ không còn bao nhiêu người có thể thông cảm cho lập trường của Trung Quốc được nữa."

    Phần cuối bài phân tích của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore Trịnh Vĩnh Niên trên Liên hợp Buổi sáng về nguyên nhân thất bại cũng như đối sách cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

    Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông thực hiện

    Xem phần 1:
    » Thất bại tại Biển Đông, TQ vẫn chìm trong giấc mộng
    Trung Quốc không tạo dựng không gian cho Mỹ


    Rất nhiều các quốc gia Châu Á đều cần sự hiện diện của Mỹ chính là do kết quả không hành động của Trung Quốc. Ví dụ, trong vấn đề Triều Tiên thì ngoài Triều Tiên ra, hầu hết tất cả các nước Châu Á đều bất mãn với cách hành xử của Trung Quốc. Tất nhiên là cũng có những điểm khó xử riêng nhưng không thể vì thế mà chứng minh rằng cách hành xử của Trung Quốc là hợp lý được. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên liệt vào trạng thái căng thẳng. Hiện nay cùng với sự trỗi dậy của Ấn Độ thì mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng hàm chứa rất nhiều những nhân tố không xác định.

    Mặc dù Trung Quốc và các nước khu vực Châu Á luôn có các lĩnh vực hợp tác chung, thế nhưng những cuộc xung đột dường như phát sinh ngày một phức tạp hơn. Dù thế nào đi chăng nữa, trong việc giải quyết các vấn đề khu vực Châu Á thì Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất đã từng nhiều lần thông qua các cuộc trải nghiệm, hơn nữa, tính quan trọng của nhân tố Trung Quốc mặc dù ngày một tăng lên nhưng chưa hề thông qua bất kỳ một cuộc trải nghiệm nào cả.


    [​IMG]
    Trung Quốc và Mỹ đang dốc sức ngăn đối phương mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á

    Ở đây còn có môi trường nội bộ của chính bản thân Trung Quốc. Phiên họp Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ mười tám sẽ được tổ chức vào năm sau. Trong thời gian này, nhiệm vụ chính của chính quyền Trung Quốc là giải quyết công việc nội bộ, sự ổn định sẽ trấn áp tất cả mọi vấn đề khác. Có một số quốc gia phán đoán rằng trong thời kỳ này thì Trung Quốc sẽ không thể đưa ra những điều chỉnh lớn nào về chính sách đối ngoại được cả. Điều này cũng có nghĩa rằng, trước khi một thế hệ lãnh đạo mới được thành lập, Trung Quốc sẽ không thể có chính sách mới và quan trọng nào trong lĩnh vực ngoại giao, hay nói rằng phần lớn các chính sách đối ngoại được đưa ra tất nhiên đều mang tính chất phản ứng là chủ yếu.

    Cách phán đoán này khiến cho các nước có liên quan đến tranh chấp sẽ nhận thấy rằng đây là cơ hội để tiến hành áp dụng những phương pháp triệt để hơn cho họ.



    Trung Quốc sẽ làm gì khi đối mặt với tình thế hiện tại này? Được coi là một quốc gia lớn đang trong quá trình trỗi dậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề về khu vực. Tình thế tại Biển Đông đối với Trung Quốc mà nói, mặc dù "ngày thế giới tận thế" vẫn còn cách xa vô cùng, nhưng họ bắt buộc phải thay đổi tính bị động đã tồn tại cho đến thời điểm hiện tại này để chuyển sang tính chủ động hơn.

    Điều đặc biệt quan trọng phải nói đến rằng, vấn đề hiện nay của Trung Quốc không phải là vấn đề về nguồn tài nguyên, mà là chiến lược, chính sách và cách huy động nguồn lực. Đơn giản mà nói chính là vấn đề về đường lối tư duy của Trung Quốc. Trong tranh chấp “Nam Hải” (Biển Đông), Trung Quốc phải có một đường lối tư duy rõ ràng, minh bạch.



    Cần phải suy ngẫm lại đường lối tư duy đã cũ của Trung Quốc


    Khi đề cập đến đường lối tư duy mới thì cần phải suy ngẫm lại đường lối tư duy đã cũ của Trung Quốc. Vấn đề cốt lõi trong đường lối tư duy truyền thống của Trung Quốc chính là phản đối "quốc tế hóa" trong tranh chấp Biển Đông. Vấn đề phát sinh nằm ở chỗ khái niệm đưa ra này không những không miêu tả được tình huống khách quan của quá trình tranh chấp Biển Đông mà lại càng khó khăn hơn khi áp dụng đường lối tư duy này để có thể tìm ra được biện pháp giải quyết. Điều này liên quan đến nhiều cấp độ bên trong các vấn đề chính.


    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ

    Thứ nhất
    là chủ nghĩa song phương. Trung Quốc yêu sách gác tranh chấp chủ quyền cùng khai thác chung. Thế nhưng cho đến nay chính sách này vẫn chỉ dừng lại ở trạng thái khẩu hiệu, lý thuyết suông. Để có được mối quan hệ với các nước ASEAN, bản thân Trung Quốc không hề có kế hoạch khai thác Biển Đông nào cả, mà ngược lại chính là các nước có liên quan trong những năm gần đây tiến hành tăng cường khai thác. Thế nhưng Trung Quốc không phải đề xuất ra chủ trương cùng khai thác chung, mà chính xác phải nói là chủ trương khai thác đơn phương.

    Trong vấn đề cùng khai thác chung, các quốc gia có liên quan hoặc là không tự nguyện hoặc là tinh thần tự nguyện không cao. Hay nói toạc ra thì Trung Quốc không có đủ sức mạnh cũng như cơ chế quyền lực để thúc đẩy các quốc gia có liên quan công nhận và đi đến chấp nhận yêu sách cùng khai thác chung mà Trung Quốc đã đề xuất.



    Thứ hai là chủ nghĩa đa phương, chính là mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASAEN. Vấn đề tranh chấp Biển Đông chủ yếu biểu hiện trong "Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông” mà Trung Quốc cũng đã ký kết. Thế nhưng văn bản này lại không mang bất cứ tính chất ràng buộc pháp lý nào. Văn bản tuy đã được ký kết rất nhiều năm qua nhưng không có bất cứ một quốc gia nào đạt hiệu quả trong việc thúc đẩy cho văn bản trở thành một tài liệu mang tính ràng buộc pháp lý được. Nên nói rằng chính bản thân Trung Quốc cũng không nỗ lực thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình trong đó.

    Điều quan trọng của vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc vẫn tuân thủ chủ nghĩa song phương và phản đối đa phương hóa trong tranh chấp Biển Đông. Thế nhưng bản chất thực sự của rất nhiều vấn đề trong tranh chấp Biển Đông lại là đa phương, cho nên việc phản đối chính sách đa phương hóa đã thể hiện rõ thái độ của Trung Quốc không dám đối mặt với sự thực này.


    Thứ ba là quốc tế hóa. Các quốc gia có liên quan đã đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông giao phó cho Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế. Trung Quốc tỏ ý không chấp nhận cho lắm, bởi vì nếu cầu cứu đến Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức quốc tế thì khả năng bại trận của Trung Quốc sẽ lớn hơn cơ hội chiến thắng rất rất nhiều lần. Như đã thảo luận trong phần trên, Trung Quốc đã thua trận trong cuộc chiến công luận quốc tế rồi, sẽ không còn bao nhiêu người có thể thông cảm cho lập trường của Trung Quốc được nữa.

    Thứ tư là chính trị hóa đại quốc. Các quốc gia có liên quan trong khu vực Đông Nam Á hy vọng sẽ có sự can thiệp của Mỹ tại đây, điều này là dễ hiểu. Thế nhưng mức độ can thiệp của Mỹ sẽ sâu nông như thế nào thì còn phải xem lợi ích quốc gia của chính họ trong vấn đề này.

    Nhân tố Mỹ trong khu vực Đông Nam Á đã luôn tồn tại từ trước tới nay, hay nói cách khác Mỹ đã luôn là một bộ phận cấu thành trong cấu trúc khu vực này. Trên thực tế, lợi ích của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á này còn thâm căn cố đế hơn nhiều so với lợi ích của Trung Quốc.

    [​IMG]


    Ngay từ thời kỳ khi mới bắt đầu chiến tranh lạnh thì Mỹ đã không ngừng thiết lập mối quan hệ với các nước trong khối ASEAN, còn Trung Quốc chỉ mãi cho đến sau thời kỳ cải cách giải phóng đất nước mới bắt đầu xây dựng mối quan hệ mang tính thực chất với các nước này. Mối quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á là toàn diện trên các lĩnh vực còn Trung Quốc thì chủ yếu chỉ dựa trên lĩnh vực kinh tế, còn những lĩnh vực khác mới đang thuộc thời kỳ sơ khai.

    Do vậy, việc chính quyền Trung Quốc phản đối "chính trị hóa đại quốc" cũng chính là nguyên do khiến cho nước này không nhận ra bản chất thật của vấn đề tranh chấp.
    Khi suy ngẫm đến các nhân tố đã được nêu ở phần trên, mọi người sẽ thật dễ dàng để trả lời câu hỏi rằng "Trung Quốc nên đi những bước tiếp theo như thế nào đây?", cũng có thể xem xét đánh giá từ nhiều góc độ như sau.



    Trước tiên, Trung Quốc cần đặt mình đứng từ góc độ của các quốc gia láng giềng hoặc các nước có liên quan đến tranh chấp trong vấn đề Biển Đông để suy xét vấn đề. Trong suốt thời gian dài đến nay, chính quyền Trung Quốc luôn tuyên truyền lập trường với những nguyện vọng tốt đẹp của họ ra thế giới trong và ngoài nước, ví dụ như những khái niệm gọi là "trỗi dậy hòa bình", "phát triển hòa bình" và "láng giềng tốt", v.v...

    Những điều này rất quan trọng nhưng không bao giờ có thể coi là đủ được cả, bởi vì chính Trung Quốc đã coi nhẹ cách nhìn nhận của các nước xung quanh đối với sự trỗi dậy của họ như thế nào, hay mối quan tâm của các nước đó ra sao trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Chỉ cho đến khi thấu hiểu được mối lo lắng của các nước láng giềng này rồi, thì Trung Quốc mới hoạch định ra những chính sách thiết thực có hiệu quả được. Nếu không, không quan tâm nguyện vọng của Trung Quốc có như thế nào đi chăng nữa, hay đại loại giống như những khái niệm gọi tương tự như là "sự trỗi dậy hòa bình" v.v... thì cuối cùng vẫn biến thành những lời Trung Quốc tự nói và tự nghe.

    Thứ hai, Trung Quốc bắt buộc phải phân định rõ ràng giữa vấn đề an ninh hàng hải và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đặc biệt là Mỹ nói riêng chính là vấn đề an ninh hàng hải, việc Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông cũng chính xuất phát từ căn nguyên này ra. Đối với vấn đề này, Trung Quốc cần căn cứ vào tình hình thực tế, thừa nhận và nhấn mạnh rằng an ninh hàng hải là mối quan tâm của tất cả các bên tham gia, đồng thời cũng là trách nhiệm của tất cả các bên. Trung Quốc phải tình nguyện gánh vác trách nhiệm này cùng với các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ hay các quốc gia ASEAN.


    [​IMG]

    Trên thực tế, vấn đề an ninh hàng hải quốc tế vẫn luôn do Mỹ đảm nhiệm từ trước tới nay. Mặc dù Trung Quốc đã bắt đầu có năng lực và sức mạnh trong vấn đề này, thế nhưng khả năng gánh vác được trách nhiệm thì vẫn còn quá là xa vời đối với chính họ, cho dù chỉ là vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải trong khu vực mà thôi. Trong lĩnh vực này, hai nước Trung, Mỹ có không gian để có thể hợp tác cùng với nhau rất lớn, mà sự hợp tác như vậy cũng phù hợp với lợi ích quốc gia của chính bản thân Trung Quốc. (Đương nhiên ở đây đề cập đến một vấn đề còn cơ bản hơn, đó là việc Trung-Mỹ sẽ hợp tác như thế nào để xây dựng nên hệ thống an ninh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương).

    Thứ ba, một cấp bậc tiếp theo nữa là mối quan hệ giữa Trung Quốc và tổng thể khối ASEAN. Việt Nam, Philippin, Malaysia và Bruney là những nước thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ đối với một số đảo trên Biển Đông. Điều này quyết định đến sự cân nhắc của Trung Quốc về lợi ích tổng thể của khối ASEAN cũng như mối quan hệ giữa Trung Quốc và tổng thể ASEAN.

    Mặc dù cho tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận chủ nghĩa đa phương, thế nhưng cuối cùng thì họ bất đắc dĩ cũng phải thừa nhận, hơn nữa sự chấp nhận này càng sớm bao nhiêu thì sẽ càng có lợi cho Trung Quốc bấy nhiêu. Hãy giả thiết một chút rằng, nếu như "Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông" ngay từ những năm trước đã có tính ràng buộc pháp lý rồi thì cục diện Biển Đông sẽ không đến nỗi phát triển như thời điểm hiện tại thế này. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu Trung Quốc chấp nhận chủ nghĩa đa phương, thì "Tuyên bố ứng xử trên Biển Đông" sẽ vẫn là một lối vào đầy thuận tiện.

    Thứ tư, một cấp bậc cuối cùng là nên đối diện với vấn đề tranh chấp chủ quyền như thế nào. Đây là vấn đề vô cùng thiết yếu, Trung Quốc nên từ bỏ chủ nghĩa song phương truyền thống và chấp nhận chủ nghĩa song phương mới, cũng có nghĩa là một chủ nghĩa song phương mới nằm trong cấu trúc của chủ nghĩa đa phương.

    Điều này nói lên rằng, Trung Quốc và các nước có liên quan đến tranh chấp sẽ có thể tiến hành các cuộc họp thảo luận song phương dưới hình thức cấu trúc đa phương giữa Trung Quốc và ASEAN khi bàn bạc nghiên cứu về vấn đề Biển Đông. Dưới hình thức cấu trúc đa phương như vậy, các quốc gia không liên quan đến tranh chấp Biển Đông sẽ không tỏ rõ thái độ ủng hộ đối với bất cứ một bên nào, lập trường trung lập sẽ là lợi ích lớn nhất của tất cả các bên. Đồng thời khuôn khổ này cũng tạo động lực lớn giúp cho các nước có liên quan đến tranh chấp có thể tiến hành thương lượng thảo luận với Trung Quốc.


    Lời kết


    Vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp gay gắt. Muốn một bước giải quyết nhanh gọn vấn đề này là không điều không thể xảy ra được. Nếu không giải quyết được vấn đề tồn tại, thì phương án quản lý và kiểm soát sẽ trở thành những cách lựa chọn hợp lý. Nhưng muốn quản lý và kiểm soát được vấn đề tranh chấp Biển Đông thì cần bắt buộc phát triển một loạt các cơ chế pháp lý.

    Mặc dù hiện đang nằm trong tình thế bị động, thế nhưng không gian mà Trung Quốc có thể hoạt động được lại vô cùng lớn. Là một quốc gia lớn có trách nhiệm, Trung Quốc nên tìm kiếm các giải pháp để quản lý và kiểm soát vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bắt đầu ngay từ trong bối cảnh khu vực thậm chí mở rộng ra quốc tế. Nếu Trung Quốc không thể thay đổi đường lối tư duy truyền thống một cách có hiệu quả thì không gian hoạt động của Trung Quốc trong vấn đề này sẽ ngày càng bị thu hẹp lại.

    Đinh Thị Thu (dịch)
    Nguồn: Liên hợp buổi sáng
  2. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Bài viết này hay quá.Nhìn bản đồ tôi thấy Lưỡi Bò đã bị cắt rồi.=D>.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]

    Tấm biển như thế này thường thấy ở châu Âu !

    Và đương nhiên là có lý do để họ trương biển như thế !
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: tridunghtvc, Shapphire5, ptkh
    Chào chủ nhà và bác Sh... :)):)):)):)):))
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Hành trình chế tạo UAV của Việt Nam
    Cập nhật lúc :11:42 AM, 25/02/2012
    Năm 1996, Việt Nam đã chế tạo thành công mục tiêu bay, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của nghành kỹ thuật hàng không nước ta.

    Mục tiêu bay không chỉ dùng cho nhiệm vụ huấn luyện đơn vị phòng không, mà còn là nền tảng để Việt Nam thiết kế UAV trinh sát.

    Sau một thời gian nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm, năm 1996, những chiếc mục tiêu bay ra đời đã đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngành kỹ thuật hàng không Quân chủng Phòng không-Không quân.

    Đến nay, không chỉ dừng lại ở các loại mục tiêu bay, máy bay không người lái (UAV) phục vụ huấn luyện, Quân chủng Phòng không - Không quân còn là nơi nghiên cứu, chế tạo ra các UAV tham gia mục đích quân sự. Thành công đó đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 nước Đông Nam á thiết kế, chế tạo thành công UAV.

    Từ mục tiêu bay

    Trước đây, sau những mùa bắn đạn thật của các lực lượng phòng không, không quân, các đơn vị rất phấn khởi là hiệu suất tiêu diệt mục tiêu tương đối cao và ổn định.

    Tuy nhiên, những người đứng đầu Quân chủng Phòng không - Không quân lúc bấy giờ lại hết sức trăn trở. Khoa học kỹ thuật quân sự ngày càng phát triển, hoạt động tác chiến của đối phương ngày càng tinh vi, nhất là các phương tiện tiến công hoả lực đường không. Nếu không kịp thời đổi mới nâng cao huấn luyện thì rất khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

    Do đó, việc nghiên cứu, sản xuất mục tiêu bay là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ này, năm 1996, Quân chủng Phòng không - Không quân đã mua tổ hợp thiết bị bay DF-16 của Isarel và giao cho Ban Giáo dục Quốc phòng (Bộ Tham mưu Phòng không - Không quân) nghiên cứu, học tập. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Quân chủng giao cho cơ quan này phối hợp với Nhà máy A40 nghiên cứu, chế tạo mục tiêu bay.

    Sau 3 năm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm, cuối năm 1999, hai chiếc mục tiêu bay ký hiệu M-96 (bay ngày) và M-96D (bay đêm) đã được Nhà máy A40 xuất xưởng và bay thử thành công trên bầu trời Miếu Môn (Hà Nội).
    [​IMG]Mục tiêu bay M-100CT dành cho huấn luyện bắn đạn thật các đơn vị pháo cao xạ, tên lửa.

    Loại mục tiêu này có sự hỗ trợ của kính TZK, điều khiển bằng tay và thực hiện bay bằng trong tầm quan sát bằng mắt thường. Và kể từ đó, mục tiêu M-96 và M-96D được Quân chủng Phòng không - Không quân sản xuất hàng loạt phục vụ cho các lực lượng tên lửa, pháo cao xạ huấn luyện.

    Tuy nhiên, so với các loại mục tiêu bay trên thế giới dùng cho lực lượng phòng không, không quân huấn luyện, M-96 có nhiều hạn chế như: tầm bay ngắn, trần bay thấp và tốc độ nhỏ. Do đó, M-96 tiếp tục được nghiên cứu cải tiến và nâng cấp với tầm hoạt động rộng, trần bay cao, tốc độ lớn hơn, đặc biệt là thiết bị này bay theo chương trình tự động định sẵn.

    Quân chủng tiếp tục giao cho các kỹ sư từng tham gia sản xuất M-96. Sau khi Ban nghiên cứu Mục tiêu bay của Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân (VKTPK-KQ) được thành lập, Đại tá Trịnh Xuân Đạt được bổ nhiệm làm trưởng ban, Trung tá Nguyễn Thanh Tịnh làm phó ban, Ban được cấp kinh phí cùng với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vật chất phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất.

    Sau gần nửa năm nghiên cứu Viện đã hoàn thành nhiệm vụ nâng M-96 thành M-100CT, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Trong chương trình bay báo cáo được tiến hành vào tháng 7 năm 2004, Viện đã biểu diễn thành công các chuyến bay của mục tiêu M-100CT.

    Chương trình cải tiến mục tiêu M-96 lên M-100CT thành công là cả một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chế tạo mục tiêu bay, đây là tiền đề vững chắc để các nhà khoa học Quân chủng tiến tới hiện thực hoá giấc mơ chế tạo thành công UAV.

    UAV "made in Vietnam"

    Thực ra, trước thành công của M-100CT, đầu năm 2001, VKTPK - KQ đã khởi động dự án “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo UAV điều khiển chương trình”, ký hiệu M-400CT. Thiết bị này có nhiều điểm tương đồng với Tổ hợp thiết bị bay DF-16 do Isarel sản xuất. Cho đến khi thử nghiệm thành công M-100CT, Viện giao cho Ban nghiên cứu mục tiêu bay tiếp tục hoàn thiện sản phẩm.

    Đại tá Trịnh Xuân Đạt cho biết, đây là một nhiệm vụ khó, đòi hỏi phải đầu tư công sức và trí tuệ nhiều, khó nhất là thiết kế, chế tạo chương trình điều khiển tự động. Trong khi đó, các linh kiện này không có ngoại nhập, trong nước thì càng khan hiếm, bởi vậy các kỹ sư đã nghiên cứu thử nghiệm trên nhiều linh kiện khác nhau.

    Còn phần chế tạo vỏ, thân máy bay, khác với mục tiêu bay, lần này Viện phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng chất liệu composite (thay cho chất liệu gỗ như trước), chất liệu này vừa rẻ vừa giảm được trọng lượng của máy bay xuống, nâng khả năng mang nhiên liệu của máy bay lên.

    Sau 4 năm nghiên cứu, thử nghiệm, ngày 15/9/2005, 2 chiếc UAV M400-CT mang phiên hiệu 405, 406 đã bay báo cáo thành công các bài bay tại sân bay Kép (Bắc Giang), với độ cao 2.000m, bán kính hoạt động 15km.
    [​IMG]Đại tá Trịnh Xuân Đạt-Trưởng ban Nghiên cứu mục tiêu bay là một trong những người có công trong việc chế tạo máy bay không người lái Việt Nam.

    Sau đó, VKTPK-KQ tiếp tục cải tiến và nâng cấp M-400CT lên độ cao 3.000m, tốc độ 250 - 280km/h, bán kính hoạt động 30km, có thể cất hạ cánh trên đường băng (đất hoặc bê tông).

    Cùng với việc chế tạo UAV, Viện cũng đã thiết kế và chế tạo thành công các hệ thống bệ phóng (dùng cho các trường hợp không có đường băng cất cánh) bằng những nguyên vật liệu có trong nước, nhẹ và dễ cơ động.

    Với thành công này, ngày 15/9/2006 được lấy làm ngày khai sinh của UAV và những thành công này đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong số ít nước Đông Nam Á chế tạo được UAV.

    Hiện nay, VKTPK - KQ là đơn vị sản xuất mục tiêu bay, UAV phục vụ cho công tác huấn luyện của các lực lượng phòng không, không quân và lực lượng phòng không lục quân.

    So với thế hệ mục tiêu và UAV trước đây, hiện nay chúng đã được cải tiến và nâng cấp nhiều hơn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các loại khí tài mới và hiện đại. Cùng với việc sản xuất mục tiêu bay, UAV phục vụ mục đích quân sự, VKTPK - KQ cũng đã thiết kế, chế tạo ra các loại UAV phục vụ các mục đích dân sự như: bay phun thuốc trừ sâu, bay quay phim, chụp ảnh địa hình...


    Theo báo Thể thao văn hóa
  6. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    799
    trong phim tinh võ môn cũng có chú ạ
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Khi 1 người chào hỏi , còn người kia lạnh lùng không trả lời thì ... tiếp tục sẽ như thế nào ?

    :-":-":-"
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Khà khà ..... tình trạng thoát ra khỏi 15' > mà cái tên vẫn còn !!!=))=))=))=))=))
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??~X~X~X~X
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    :)):)):)):))Đã ra khỏi topic !!!
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bọn khốn nạn lại gây sự rồi ! [r23)][r23)][r23)]


    Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công

    Xem tin gốc
    Dân Việt - 15 giờ trước 1157 lượt xem
    (Dân Việt) - 5 giờ sáng 24.2, tàu cá QNg - 90281 cùng 11 ngư dân của thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, đã về đến đất liền sau khi bị một tàu hải quân của nước ngoài tấn công.



    Theo thuyền trưởng Đặng Tằm, sự việc xảy ra vào lúc 15 giờ ngày 22.2. Lúc đó, 11 ngư dân trên tàu đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa của VN thì bất ngờ bị tàu hải quân nước ngoài rượt đuổi, áp sát, uy hiếp.
    “Lính trên tàu dùng súng ép chúng tôi vào buồng lái trên tàu. Họ dùng vòi nước cỡ lớn xịt vào các ngư dân, dồn chúng tôi về đầu tàu, rồi bịt mắt và đánh đập. Thiệt hại của tàu tôi ước gần 500 triệu đồng”.
    Công Yến

    Tàu hải quân nước ngoài nào ở Hoàng Sa !
    Sao không đăng luôn là tàu Trung Quốc ? Viết báo mà cũng hèn thế cơ à ?
    Ngư dân của nó đi lạc vào biển mình thì mình cứu , cho ăn cho mặc rồi trả về , còn tụi nó thì đối với ngư dân mình như thế !
    Khốn nạn !


    [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này