Biển Đông trong trái tim chúng ta - Nóng trong ngày tập 3.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 22/02/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2908 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 05:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28659 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bọn cướp biển lại giở trò ! [r37)][r37)][r37)]
    Thế này thì còn ai tin được vào lời hứa hữu nghị bạn bè 4 tốt của Tàu đểu nữa ?

    Thời sự


    08:00 | 25/02/2012


    Ngư dân bám biển Hoàng Sa:
    Một tàu cá bị tàu Trung Quốc uy hiếp, tịch thu đồ đạc


    > 'Trung Quốc phải dừng xâm phạm chủ quyền VN'
    TP - Ngày 24-2, trở về với con tàu rỗng không, 11 ngư dân nước da đen nhẻm bước xuống tàu với vẻ mệt mỏi. Thân tàu bị thủng vì đạn cháy. Chủ tàu Đặng Tằm nói: “Bám biển Hoàng Sa bị tàu tuần tra Trung Quốc thu hết đồ đạc”. Sau đây là lời kể của các ngư dân do chúng tôi ghi lại được.



    [​IMG]
    Vết đạn trên tàu . Lấy sạch
    7h 30 phút sáng 24-2, tàu QNG 90281 TS của ông Đặng Tằm (ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đưa 11 ngư dân trở về cửa biển Sa Kỳ trong sự mệt mỏi. Các ngư dân bị tàu tuần tra Trung Quốc mang số 789 bắt giữ ở đảo Xà Cừ thuộc quần đảo Hoàng Sa chiều 22 - 2.
    Chân thấp, chân cao bước lên bờ, ngư dân Đặng Tự cho biết, anh bị liệt nhẹ 2 chân nên anh em giao cầm lái. Khi tàu tuần tra sáp tới, anh Tự quyết định chơi kiểu nai chọi sư tử.
    Anh Tự lặng thinh cho tàu nổ máy chạy. Thế nhưng, đạn lửa bên tàu tuần tra nã sang ầm ầm. Một viên đạn xọc thẳng vào ca-bin. Những loạt đạn khác dội lắc cắc trên thân tàu nghe sởn da gà.
    Khi tàu tuần tra kè sát tàu cá, 6 tuần tra viên đồng loạt nhảy qua tàu. Nhanh như cắt, họ hốt chùm mũi tên trên tàu cá ném xuống biển thật nhanh vì sợ những mũi tên này trở thành vũ khí trong tay những ngư dân nghèo. Đây là mũi tên mà ngư dân sử dụng để bắn cá.
    Trước khi nhảy qua tàu, các tuần tra viên kéo vòi rồng chữa cháy ra boong tàu và xả vào ngư dân. Ngư dân phải cuộn mình, day lưng và bám vào nhau để chống chọi vòi rồng.
    Năm 2010 bị bắt lần thứ nhất, giờ là lần 2 nên các ngư dân đều giữ bình tĩnh và quan sát nhất cử nhất động của tuần tra viên trên tàu cá. Nhiều ngư dân thì thào cho rằng, chắc sẽ bị bắt giữ và đưa về đảo Phú Lâm phạt tiền.
    Một tuần tra viên nhào vào ca-bin, tháo hết máy dò, Icom, định vị. Số khác lục đục xúc cá trong hầm, một tuần tra viên hốt quần áo ném xuống biển.
    Các tuần tra viên kéo dây hơi ra sàn tàu và dùng dao băm nát, quăng xuống biển. Sau tàu còn gần 1.000 lít dầu cũng bị đổ xuống biển. Các tuần tra viên chỉ để lại một ít dầu đủ để cho tàu trở về quê.


    Đẩy đuổi


    [​IMG]
    Dây hơi bị băm nát.
    Các ngư dân trên tàu chuyên lặn đêm để bắt hải sâm, cá mó, cá mú và tôm hùm. Vừa ra tới đảo, tàu đã bị tàu tuần tra xua đuổi và kè theo vài chục hải lý.
    Sập tối, tàu lẳng lặng tiến ngược vào vùng biển Hoàng Sa. Thời tiết diễn biến xấu, các ngư dân cho tàu lọt vào lạch của đảo Xà Cừ chống chọi sóng gió. Sau đó, tàu tiếp tục hành nghề thì bị tàu tuần tra bắt giữ.
    Khi thu hết đồ đạc, các tuần tra viên yêu cầu tàu ngư dân chạy theo về phía Phú Lâm. Nhưng đi được một quãng, họ đổi ý thả tàu ngư dân trở về. Không có định vị, các ngư dân mò mẫm và về quê bằng la bàn.
    Đụng tàu tuần tra, ông Tằm bàng hoàng nhớ lại câu chuyện cách đây hơn 1 năm. Tàu cá bị bắt lôi vào đảo, thuyền viên bị nhốt vào một căn phòng trên đảo Phú Lâm. Ngày nào cũng có phiên dịch tới bảo gửi tiền phạt qua.
    Lần đầu tiên bị bắt, quá sợ hãi, ông Tằm vội gọi vợ gửi 70 ngàn nhân dân tệ qua để chuộc người. Tổng số tiền ông bị thiệt hại trong chuyến đi đó là 600 triệu đồng.
    Còn lần đụng chạm này, theo ông Tằm, nếu bị bắt giữ thì sẽ không nộp tiền. Tổng số thiết bị và cá bị thu giữ trên tàu lần này vào khoảng 300 triệu đồng.
    Gõ vào thành tàu, ông Tằm nói, lần này, tàu hứng đạn rào rào. Theo tay ông chỉ, một vết đạn cháy xuyên thủng phía trước tàu, một vết đạn khác ăn xuyên qua cánh cửa gỗ, lọt hẳn vào cabin.
    “Anh em tôi ra Hoàng Sa mà te tua hết như vầy đây. Nhưng mà Hoàng Sa chúng tôi vẫn cứ đi”, ngư dân Trần Công Nở nói. :)>-:)>-:)>-
    Đối với ngư dân xã Bình Châu, câu chuyện về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa giờ đây không còn là chuyện chỉ liên quan đến mấy ông ngư dân. Cả cộng đồng ngư dân hành nghề ở Hoàng Sa đều ý thức rằng, đây là mảnh đất máu thịt không thể tách rời.

    Trạm kiểm soát biên phòng Sa Kỳ và Đồn Biên phòng 288 đã lập biên bản ghi dấu những thiệt hại và dấu vết để lại trên tàu.
    Theo các ngư dân, đây không phải là vụ đầu tiên tàu ngư dân ra Hoàng Sa bị phun nước và bắn đạn cháy. Trước đó một tàu bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn đạn làm cháy toàn bộ hành lý trong ca-bin.
    Hải Anh

    Trong khi ngư dân ta đi đánh bắt hải sản tại ngư trường truyền thống hàng mấy trăm năm nay bị cướp bóc như vậy , thì bọn gian thương TQ lại tranh mua hải sản tại các bến cá mà không hề đăng ký kinh doanh , không hề đóng thuế !
    Trách nhiệm của quản lý thị trường , hải quan và thuế vụ ở đâu ?
    Ngư trường ta đã không giữ được , đến khi hải sản vào bờ lại bị bọn nó dùng tiền giả tranh mua , thế thì bảo vệ độc lập chổ nào ?

    [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.tienphong.vn/Phong-Su/567722/Ba-ngan-cu-dan-Truong-Sa-tpp.html

    Quê nhà Trường Sa - Kỳ 1:
    Ba ngàn cư dân Trường Sa



    > Đổi thay ở Trường Sa
    TP - Tại cửa biển Sa Cần của tỉnh Quảng Ngãi có đội tàu câu mực khơi gần 100 chiếc chuyên đánh bắt ở quần đảo Trường Sa. Mỗi chiếc tàu như một ngôi nhà nhỏ. Hơn 3.000 ngư dân từ lâu đã trở thành cư dân Trường Sa.




    [​IMG]
    Tàu câu mực như cánh hoa trên sóng Ảnh: Hải Anh. Ra khơi = về quê
    Cửa biển Sa Cần thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, đoàn tàu câu mực khơi nối đuôi nhau chờ nước lên để mở biển. Sau đuôi tàu treo lủng lẳng mấy buồng chuối chưa chín, quanh hông tàu treo đầy rổ rá, mọi nơi trong khoang giắt đầy đường, sữa, thuốc lá.
    Mỗi năm lênh đênh ở Trường Sa gần 10 tháng, con tàu đã trở thành ngôi nhà trên sóng nước của ngư dân câu mực khơi. Nhổ neo ra khơi, mỗi tàu câu mực chở theo 30 chiếc thúng để 30 ngư dân đi câu giữa đêm Trường Sa.
    Chưa năm nào ngư dân câu mực xuất hành rộn rã như năm nay. Bởi vụ mùa trong năm 2011, các ngư dân câu mực khơi đã trúng đậm. Bình quân sau 4 phiên biển, mỗi chủ tàu kiếm được hơn 1 tỷ đồng. Còn mỗi ngư dân đi bạn (làm thuê) kiếm được 120-150 triệu đồng.
    Có nhiều tàu làm nghề lưới, năm nay chuyển sang đi câu mực. Riêng tàu của ông Hồ Sang đóng mới vừa hạ thủy có công suất máy 500 mã lực. Con tàu dài 23 m này đã phá lệ - chở theo 41 ngư dân, trong đó có 6 tà lọt (người phụ trên tàu).
    Hiện nay, tại đảo Đá Tây và DK1 đã có Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Khai thác hải sản biển Đông. Ngư dân câu mực có thể được tiếp nhiên liệu và nước ngọt tại cơ sở hậu cần này. Đây chính là điều kiện để các ngư dân bám biển dài ngày hơn trước.
    Ngày ngư dân câu mực mở biển, vợ con và người thân đứng đầy trước bến. Chị Thương, vợ một ngư dân ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành (Quảng Nam) đứng trên cầu nhìn theo bóng dáng chồng. Chị đưa anh vào Quảng Ngãi để đi biển.
    Chị bảo rằng lòng thấy hụt hẫng, bởi mỗi năm anh có mặt ở đất liền với vợ con chỉ vỏn vẹn 2 tháng, còn gần mười tháng anh sống với Trường Sa chẳng khác gì bộ đội hải quân. Ngư dân Nguyễn Tấn Lạt cho biết: “Ở biển lâu thì nhớ nhà, nhưng ở nhà thì lại nhớ biển. Trường Sa là quê hương của dân câu mực khơi”.
    Chiều tắt nắng, những con tàu cuối cùng rục rịch rời bến. Ngư dân ào xuống đò để chở nhanh ra tàu. Chị Hồ Thị Thạnh, vợ ngư dân Huỳnh Cư ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn níu tay chồng, giúi một lon dầu rái, dặn dò: “Anh xuống thúng câu mực cẩn thận đó. Lỡ thúng mà phá nước thì trét dầu rái này vô”.
    "Người mực, mực người "


    [​IMG]
    Chở thúng xuống thuyền câu mực. Ảnh: Hải Anh.
    Ngư dân Ngô Văn Đại đúc kết, dân câu mực bị nạn đủ kiểu: Gió úp thúng, ngủ gục rớt xuống nước, bị tàu lạ nhấn chìm. Mực đắng khi câu lên thúng thì nằm im một cục. Nhưng lỡ ngư dân rớt xuống nước thì lập tức bị râu mực quấn riết và thít chặt như buộc dây cao su. Sinh nghề tử nghiệp cũng là chuyện thường.
    Câu được mực, ngư dân xẻ ra phơi khô, sau đó dồn vào bao. Nếu gặp ngày mưa, những chùm mực treo lủng lẳng khắp nơi, từ trên giàn cho đến khoang máy.
    Chỗ nào trống thì treo mực. Trong ca bin nằm ngủ của ngư dân cũng treo mực. Ngư dân hy vọng, gió biển hanh hao sẽ làm mực xẻ ráo nước. Sống chung với những chùm mực, mực nhuốm vào người các ngư dân. Về nhà, mất một tháng tròn thì mùi mực mới tan dần.
    Ngư dân nói đùa là mình cũng như con mực khô. Có lần, tàu câu mực ghé vô Nha Trang để tiếp thêm nhiên liệu. Nhớ nhà, các ngư dân tranh thủ về quê. Vừa bước lên xe, hành khách và tài xế nhổm dậy ý kiến: “Mực, mực ở đâu vậy, xe gắn máy điều hòa, đề nghị bà con không mang mực lên xe!”.
    Nắn bóp hành lý của anh em ngư dân, bác tài nhà xe tìm không ra nổi một con mực nhỏ. Theo các ngư dân, khi lên bờ mua quần áo mới mặc, tắm bằng xà phòng thơm, xịt nước hoa nhưng vẫn không thể tẩy hết mùi mực”.
    Hỏi chuyện mùi mực, vợ một ngư dân cười vui: “Ổng đi xa, về tới cửa, dù nửa đêm em cũng hay liền. Thoát đâu được cái mùi mực khơi. Người lạ gõ cửa đừng hòng em mở”.
    Thì ra vợ các ngư dân không thích mùi nước hoa của dân phố thị, các chị chỉ yêu cái cái mùi mực khô phảng phất trên người chồng. Có chị đọc chệch ca dao: Chồng em mùi mực em thương/Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
    Những năm trước đây, ngư dân quan niệm đi câu mực đắng, đời ngư dân đắng nghét như con mực. Còn giờ đây, mỗi chuyến ra khơi là ngày hội mừng vui. Khi hoàng hôn ở Trường Sa buông xuống, thuyền mẹ thả thúng xuống biển để ngư dân đi câu, mỗi thuyền cách nhau vài hải lý.
    Mỗi thúng đều gắn theo một chiếc Icom cá nhân. Chủ tàu muốn điểm danh quân số thì ngồi ở tàu mẹ nhấc máy alô. Biển Trường Sa trong màn đêm đen kịt. Tiếng ngư dân trong Icom đã kết nối họ
    bên nhau.

    Bình minh vừa ló rạng, tàu mẹ lại lượn vòng đón mấy chục chiếc thúng về sau đêm sương lạnh. Buổi sáng gặp mặt, các ngư dân thi nhau bình phẩm về chuyện câu ít, câu nhiều. Mỗi chiếc tàu câu mực trở thành phiên chợ buổi sáng trên sóng nước Trường Sa.
    Cư dân Trường Sa
    Ra Trường Sa, những ngày biển nổi sóng, các ngư dân lại cho tàu ngược về đảo Trường Sa Lớn neo đậu và lên đảo giao lưu với anh em bộ đội hải quân. Bộ đội đã mở cửa la to: “Bà con câu mực vô thăm đảo”.
    Có ngư dân kết nghĩa anh em với các chiến sĩ. “Họ như con em của mình, còn thân hơn anh em trong nhà. Nếu cấp hộ khẩu thì chúng tôi đã trở thành cư dân Trường Sa hơn 20 năm rồi”, một ngư dân câu mực cho biết. Dọc ngang khắp quần đảo Trường Sa, gần như không hòn đảo nào ngư dân chưa từng đặt chân đến.
    Anh Dương Thành Minh (44 tuổi), chủ chiếc tàu câu mực mang số QNg 95267 TS kể lại: “Cách đây 2 năm ngư dân Hồ Minh Long đi bạn trên tàu bị đau ruột thừa. Nếu mấy năm trước mà gặp trường hợp này thì phải bỏ biển, chạy hết ga vô Nha Trang để cứu người.
    Còn bây giờ thì tiện hơn, vì đã có bác sĩ quân y ở đảo Trường Sa”. Ông Nguyễn Tấn Lạt (48 tuổi) nhớ lại: “Trời nổi gió lớn, anh em kéo neo chạy thì bỗng nghe một tiếng nổ lớn.
    Ngư dân Nguyễn Bảo Lộc bị dây hơi bung ra đập vào đầu gây thương tích nặng. Vậy là anh em hộc tốc cho thuyền lao về phía đảo Song Tử Tây”.
    Trong chuyến đi biển, các ngư dân thường mong ngóng tàu chạy về gần đảo để có sóng điện thoại. Gần tới đảo, tất cả các ngư dân rút điện thoại rà sóng để gọi điện vào đất liền. Người hỏi thăm vợ con, người kể về năng suất đánh bắt.
    Có ngư dân thì kể câu chuyện kỳ thú, đó là gặp Ông cá tự dưng nổi hẳn trên mặt nước để cản thúng. Loại cá này chỉ có ngư dân Trường Sa mới được chứng kiến. Họ kính cẩn gọi loại cá này là Ông Núc…
    (Còn nữa)
    Hải Anh
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Quê nhà Trường Sa - Kỳ 2:
    Cá lạ Trường Sa



    > Ba ngàn cư dân Trường Sa
    TP - Nửa đêm, chiếc thúng câu của ngư dân Nguyễn Bá Thiên bỗng dưng bị kéo đi xềnh xệch giữa trùng khơi ở Trường Sa. Đó là một trong nhiều câu chuyện kỳ thú về những loại cá, mực khá phong phú tại vùng biển này…

    [​IMG]
    Dựng giàn phơi mực trước giờ xuất bến. Ảnh: Hải Anh. câu ngư dân!
    Một đêm biển lặng sóng như mặt hồ, chỉ có tiếng xào xạc của sóng biển đập vào thành thúng. Ngư dân Nguyễn Bá Thiên (40 tuổi), quê ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn Thiên giật nảy người bởi hiện tượng lạ.
    Xoạt…xoạt! Những âm thanh quẫy đạp dưới nước. Dường như có ai đó từ bám vào thành thúng. Ngồi bệt xuống sàn thúng vì thất kinh. Khi định thần lại, anh nhẹ nhàng kéo lưỡi câu lên khỏi mặt nước. Trong ánh đèn thấp thoáng giữa biển, một khối thịt trơn nhầy, màu hồng nhạt đang giãy dụa. Anh Thiên vội vàng ném trả lại biển.
    Con vật này tiếp tục lôi chiếc thúng xềnh xệch giữa sóng nước và giật thúng như điệu nhảy trên sàn. Nếu câu trúng cá to thì thúng thường bị kéo chạy và xoay tròn, còn con vật này thì cứ chực dìm chiếc thúng xuống nước. Đến khi con vật đờ đẫn vì mệt, khi kéo lên thúng, anh mới tá hỏa. Đó là một con mực bè hồng, to như xô đựng nước. Sáng hôm đó, ngư dân ở Trường Sa cười ngất khi nghe chuyện mực câu ngư dân.
    Anh Hùng, một ngư dân Trường Sa kể lại, đang câu mực bỗng nhiên có một tấm lưng đen sì cứ quần thảo nổi lên gần thúng, còn một số khác thì đảo lại sát bên thúng. Mới nhìn trông giống như lưng con hà mã trong thảo cầm viên.
    Ngư dân này nghĩ hay là con trâu biển. Nhưng mà trâu biển thì hồi giờ chưa từng nghe. Sợ Ông cá nổi giận làm úp thúng, anh Hùng chỉ còn biết tắt máy Icom, radio, ngồi bó gối một chỗ không dám nhúc nhích, thậm chí không dám thở mạnh.
    Nhiều ngư dân gặp cá dữ cứ phải khấn vái liên tục mong cô bác giúp đỡ, rồi cầu cá Ông Nam Hải Đại Tướng quân tới xua đuổi giùm.

    [​IMG]
    Thuyền trưởng Nguyễn Tấn Lạt 20 năm gắn bó nghề câu mực Trường Sa. Ông cá vui tính
    “Nửa đêm giữa biển, anh em câu mực hay gặp chuyện kỳ dị lắm” - ngư dân Bùi Quang kể. 2h sáng, anh Quang vừa rít xong điếu thuốc cho đỡ buồn ngủ thì “Xào...xào...Phừng!”. Biển dựng lên một bức tường nước mờ mờ ảo ảo.
    Anh Quang la to, chồm người ra ôm lấy be thúng. Chiếc thúng bị đưa lên cao rồi đáp xuống trong tư thế lật nghiêng, đổ ngư dân xuống biển. “Chắc chết như con mực khô rồi” - anh Quang nghĩ rồi sải tay bơi cật lực trong những lượn sóng kỳ dị. Anh đưa tay vồ được chiếc thúng nửa nổi nửa chìm. Lên thúng, anh nằm ngửa để hoàn hồn. Mạng sống vậy là còn giữ được. Các ngư dân nghe kể chỉ cười khì: “Mấy Ông cá quật đuôi đùa giỡn với dân câu mực khơi”.
    Trong chuyến biển tháng 3 vừa qua, ngư dân Nguyễn Văn Thi (23 tuổi, ở Bình Chánh), khi vào đến bờ vội vàng bán thúng, giã từ nghề câu mực, chuyển sang đi lưới mành gần bờ. Người thân hỏi nguyên nhân. Cạy răng, khai thác mãi anh Thi mới kể những câu chuyện lúc gà gáy canh hai ở giữa biển Trường Sa.
    Anh bảo, không dám kể vì sợ dân câu mực mất tinh thần. Hôm đó, anh Thi đang câu cách thúng bạn khá xa. Biển tối đen. Trên thúng le lói chiếc đèn dầu và âm thanh khọt khẹt của chiếc máy Icom 3 băng. Chiếc thúng bỗng bị một cơn sóng đưa lên rồi lại tụt xuống hun hút.
    3.000 ngư dân Quảng Ngãi câu mực khơi trên quần đảo Trường Sa, mỗi người có một câu chuyện riêng. Những ngư dân đi câu mực khơi lâu năm kể lại: Hồi trước cá ở Trường Sa còn dày đặc, thỉnh thoảng anh em lại gặp những con cá khổng lồ, lưng to như chiếc tàu ngư dân trồi lên mặt nước. Những năm trước đây, quăng lưới chuồn đánh cá để làm mồi câu mực, cá đóng chật cứng khiến lưới chìm nghỉm xuống dưới. Tàu bè băng ngang cũng không sợ quấn vào chân vịt.

    [​IMG]
    Lưỡi câu mực khơi. Cá làm gác chắn
    Trong bữa tiệc chia tay chuẩn bị lên tàu ra Trường Sa, các ngư dân tranh nhau kể chuyện Ông Núc còn gọi là Ông Chuông ở Trường Sa. Theo họ, nếu chưa ra Trường Sa thì không bao giờ biết mặt Ông Núc. Ông Núc không phải cá Ông, nhưng các ngư dân cũng kính cẩn dành cho Ông Núc cái từ Ông để thể hiện sự kính trọng.
    Vào những ngày trời yên biển lặng, nhất là vào ngày hè oi bức, trong ánh sáng màu bàng bạc từ ánh sao hắt xuống biển, đột nhiên có hàng đống cây gỗ to gần bằng cột nhà nổi hẳn lên trên mặt nước. Đó là Ông Núc. Đôi khi có từ 200 đến 300 ông nổi lên cùng lúc. Nếu lần đầu nhìn thấy, sẽ nhầm tưởng gỗ trên rừng bị nước lụt cuốn trôi ra biển.
    Ngư dân câu mực muốn chèo thúng đi cũng không được, đàn cá này không ngại gì con người, chúng cứ lầm lũi nằm ngay bên cạnh và trở thành chiếc barie cản thúng chèo. Có ngư dân khấn vái Ông Núc mở đường cho anh em đi làm ăn, có lúc Ông Núc giãn ra, có lúc cứ nằm lỳ coi như không biết sự có mặt của con người.
    Ở quần đảo Trường Sa, những đêm có sao sáng rực bầu trời, đó là những đêm mực nổi nhiều, ngư dân câu lại trúng đậm. Vào đêm trăng sáng, mực lỉnh đi hết, câu không được bao nhiêu. Cũng vào dịp đó, các ngư dân câu mực lại gặp cá cờ. Đây là loại cá to, khi bơi thì chiếc vi trên lưng nổi hẳn lên trên mặt nước to như lá cờ. Mặt biển óng ánh như dát bạc, ngắm những chiếc vi bơi lượn đẹp mắt, nhưng biển vắng lặng quá nên cứ sởn da gà.
    “Đi Trường Sa nhé, 3 tháng nữa vô anh em gặp lại”. Các ngư dân vội vã chèo thúng ra tàu câu mực đã chọn giờ nhổ neo ra Hòn Ông bái tạ trước khi nhấn ga đi thẳng một lèo.
    Những ngày cuối tháng giêng, không khí Tết vẫn còn phảng phất trên những bó hoa đặt trên mạn tàu. Cái vẫy tay và nụ cười của các ngư dân đã làm cho không khí ngày ra khơi nồng ấm.
    Thuyền trưởng Dương Thành Minh đặt chân lên thúng, quay lại nói: “Bây giờ thì đúng là không xa đâu Trường Sa ơi. Ngoài Trường Sa có sóng, có anh em bộ đội mình. Ngư dân điện một cái là biết hết chuyện đất liền”. Câu nói của ông có vần có điệu như hát. Hát giữa Trường Sa là câu chuyện khác về tình yêu biển cả của ngư dân.
    Hải Anh
    Kỳ 3: Những ngư dân thi sỹ

  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Gởi chị @hoatimbanglang.

    PVS
    Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX)
    Cổ phiếu được giao dịch ký quỹ theo Thông báo ngày 12/10/2011 của HNX

    var IE = document.all?true:falsevar folder = '20120225'var nB;if (!IE) document.captureEvents(Event.MOUSEMOVE)document.onmousemove = getMouseXY;var tempX = 0var tempY = 0function getMouseXY(e) { if (IE) { tempX = event.clientX + document.body.scrollLeft tempY = event.clientY + document.body.scrollTop } else { tempX = e.pageX tempY = e.pageY } if (tempX
    Cập nhật lúc 11:00 Thứ 6, 24/02/2012
    15.5
    1.0 (6.9%)
    Đóng cửa

    • Giá tham chiếu
      14.5
    • Giá mở cửa
      15.0
    • Giá cao nhất
      15.5
    • Giá thấp nhất
      14.8
    • Giá đóng cửa
      15.5
    • Khối lượng
      2,887,500
    • GD ròng NĐTNN
      -1,625,110
    • Room NN còn lại
      70.1 (%)
    Đơn vị giá: 1000 VNĐ

    • (*) EPS 4 quý gần nhất (nghìn đồng):
      3.60
    • P/E :
      4.30
    • Giá trị sổ sách /cp (nghìn đồng):
      17.09
    • (**) Hệ số beta:
      0.98
    • KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:
      990,940
    • KLCP đang lưu hành:
      297,802,094
    • Vốn hóa thị trường (tỷ đồng):
      4,615.93
    [};-​



  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/567...cho-cha-con-nguoi-bac-si-oai-hung-ay-tpp.html

    Kỷ niệm ngày thầy thuốc 27-2


    Một tên phố Hà Nội cho cha con người bác sĩ oai hùng ấy
    > Đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh
    TP - Ngay trong ngày đầu toàn quốc kháng chiến, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, một nhân sĩ uy tín, Ủy viên Ủy ban Thường trực Quốc hội, thành viên ban cố vấn giúp việc cho Hồ Chủ tịch, đã cùng hai con trai cố thủ trong nhà với một khẩu súng máy đánh lại quân Pháp tại Hà Nội và cả ba cùng hi sinh anh dũng.

    [​IMG]
    Nhà số 65 Lý Thường Kiệt, nơi BS Nguyễn Văn Luyện cùng hai con trai anh dũng hy sinh ảnh: mai xuân tùng. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết của cụ Vũ Đình Hòe (1912 - 2011), nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp nước Việt Nam DCCH về người bác sĩ tiết liệt ấy. Di cảo do gia đình cụ Hòe cung cấp.
    Với bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, dầu nghe danh đã lâu, tôi chỉ trực tiếp quen biết từ khi nhà tôi có mang đứa con đầu lòng. “Con đầu, cháu sớm”, vợ tôi lại nhỏ yếu nên mẹ tôi lo lắm. Tôi nói cứng để bà yên lòng:
    - Mẹ khỏi lo. Con có “cẩm nang” đây rồi!
    Và chìa cho bà xem cuốn sách Sản dục chỉ nam của bác sĩ Nguyễn Văn Luyện. Bà bĩu môi, lẩm bẩm: “Cái lũ dẫm phải *** Tây!”. Nhưng đến khi tôi đọc cho vợ nghe các biện pháp tẩm bổ và lời khuyên dưỡng thai của bác sĩ Luyện thì thấy bà chăm chú lắng nghe, rồi khen: “Cái nhà ông này viết được đấy”.
    Bố tôi, thời ấy vừa được bầu làm Trưởng phả Thiện đền Ngọc Sơn, góp chuyện: “Xưa, các cụ trong hội Hướng Thiện cũng có khắc in sách Đại sinh chỉ yếu tương tự, nhưng ông này mới hơn, kết hợp cả y khoa Á - Âu”, rồi hứng chí, ông ngâm hai câu trong bài thơ của mình về đền Ngọc Sơn, hồi đầu thế kỷ từng được Đông Kinh Nghĩa Thục dùng làm một diễn đàn chính:
    Lên cầu Thê Húc đứng mà trông
    Gió Á mưa Âu cảnh lạ lùng…
    Tôi tìm gặp bác sĩ Luyện để được chỉ bảo thêm. Ông đưa tôi đọc bản luận văn hoàn thành trong những năm du học ở Paris, nghiên cứu về nguyên nhân tử vong sớm của trẻ sơ sinh ở nước ta. Vốn sợ nghề y từ nhỏ, cả đời tôi chưa bao giờ động đến sách y học.
    Nhưng bản luận văn của bác sĩ Luyện tôi đã đọc một cách say mê vì ông đề cập sâu sắc những nguyên nhân xã hội của cái ông gọi là “thảm trạng”: tỷ lệ tử vong cao “khủng khiếp” (những chữ chính ông dùng) ở trẻ sơ sinh Việt Nam.
    Trước, tôi đã nghe bạn bè nói nhiều về ông bác sĩ thường lặn lội những vùng “ma thiêng nước độc”, hoặc như ngày nay ta nói “vùng sâu vùng xa”, để khám, chữa bệnh, phổ biến kiến thức vệ sinh tối thiểu về thai nghén, sinh nở cho phụ nữ thôn quê, chiến đấu thực sự với những hủ tục dẫn đến tử vong của ấu nhi ngay trong năm đầu đời.
    Bây giờ đọc luận văn, tôi thực sự khâm phục tấm lòng vàng vì dân nghèo của ông: từ thuở tôi còn mài đũng quần ở trường Bưởi, ngay từ khi làm bản luận văn của mình giữa Paris hoa lệ, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đã viết ra lời thề Hippocrates1 của riêng ông: trở về Việt Nam hiến dâng tất cả sức lực, cả cuộc đời để chống lại tai họa cướp đi mạng sống của trẻ thơ nghèo khó.
    Nguyễn Văn Luyện là bác sĩ đầu tiên mở bệnh viện tư ưu tiên khám chữa bệnh cho người nghèo. Ngôi nhà 167 phố Phùng Hưng - Hà Nội trở nên nổi tiếng với cái tên dễ thương: Nhà thương Ngõ Trạm. Để truyền bá rộng rãi quan điểm y học xã hội của mình, ông ra báo Tin mới, một tờ báo bán rất chạy ở Hà Nội thời ấy do xu hướng tiến bộ và cập nhật tin sốt dẻo, in ấn đẹp.
    Quan điểm xã hội tiến bộ sớm đưa bác sĩ Luyện đến với phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ. Nếu tôi nhớ không nhầm thì tờ báo của ông (Tin Mới hay Dân Quốc?) là tờ báo công khai đầu tiên ở Hà Nội cho đăng 10 chính sách của *********.
    Ông gia nhập đảng Dân chủ, trở thành đồng chí của tôi trong Trung ương Đảng. Hai tháng sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập và ra mắt Chính phủ Nhân dân lâm thời, Hồ Chủ tịch đề nghị lập một Ban cố vấn giúp rập cho Người gồm 10 nhân sĩ uy tín nhất.
    Trong 6 vị đầu tiên do chính Người đề cử, có bác sĩ Nguyễn Văn Luyện. Trong cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên ngày 6-1-1946, ông được bầu làm 1 trong 6 đại biểu của Hà Nội, được cử vào Ủy ban Thường trực Quốc hội.
    Những trọng trách liên tục được trao chứng tỏ sự tín nhiêm đặc biệt của Hồ Chủ tịch đối với bác sĩ Luyện: thành viên Phái đoàn đàm phán với Pháp tại Hội nghị Đà Lạt, cố vấn trong Phái đoàn đàm phán tại Hội nghị Fontainebleau.
    Trong tình hình cực kỳ căng thẳng hồi cuối năm 1946 khi thực dân Pháp luôn luôn gây hấn, kích động các đảng phái ********* chống Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, Nguyễn Văn Luyện mau lẹ viết và cho in một cuốn sách nhỏ, lên án chính sách thuộc địa mới của Chính phủ De Gaulle và phanh phui thủ đoạn phỉnh phờ lôi kéo giới trí thức Việt Nam, hòng lập lại nền thống trị của Pháp.
    Cuốn sách nhỏ của ông như quả tạc đạn ném thẳng vào hàng ngũ vốn đã hỗn loạn của chúng, khiến chúng vô cùng tức tối. Lo lắng bọn thực dân hiếu chiến và bè lũ ********* có thể manh động trả thù, Hồ Chủ tịch thông qua anh Hoàng Minh Giám, lúc ấy đang giữ chức Thứ trưởng Nội vụ và là bạn thân của bác sĩ Luyện, đề nghị cho tổ chức đưa cả gia đình ông tản cư ra vùng an toàn ở ngoại thành.
    Tôi cũng nói góp thêm vào. Ông trả lời trang nghiêm như một lời thề: “Hai con trai tôi, sinh viên y khoa, là tự vệ thành, đã quyết tử thủ. Tôi là bác sĩ, quyết không rời chiến sĩ”.
    Sang tháng Chạp 1946 chiến sự có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào. Một chập tối anh Chính, người chịu trách nhiệm đưa các ủy viên trung ương Dân chủ rời Hà Nội, tự tay lái xe hơi đến cơ quan Bộ Tư pháp, cấp tốc đưa gia đình tôi ra vùng ngoại thành.
    Anh rỉ tai tôi: “Ông Luyện không chịu đi, ba cha con với khẩu súng máy cố thủ trong nhà. Ông cho vợ và 3 con gái tản cư rồi”.
    Khoảng 8 giờ tối 19-12-1946, điện thành phố phụt tắt. Tiếng đại bác từ pháo đài Láng của ta gầm vang, bắt đầu cuộc Toàn quốc Kháng chiến. Ngay đêm hôm sau, tôi được anh Vũ Bội Liêu, “Zet-tê” (giao thông liên lạc) của Văn phòng bộ Tư pháp, thoát ra từ khu vực Tòa án đối diện với nhà bác sĩ Nguyễn Văn Luyện (nay là Sứ quán Cuba), báo cáo cho biết bác sĩ Luyện cùng 2 con trai đã chống trả đến viên đạn cuối cùng, bị bọn Pháp xông vào hạ sát.
    Đúng hai tháng sau, đêm 30 Tết 1947 Hội đồng Chính phủ họp tại thôn Sài Sơn, sát nách chùa Thầy, cách nội thành Hà Nội chỉ hai chục cây số. Tôi được anh Chính báo đến hang Thánh Hóa trước cuộc họp 1 tiếng. Còn đang tần ngần trước cửa hang thì đã thấy một “lão nông” men đường hẻm sau núi bước ra.
    Cụ quàng khăn bông đầy cổ, chống gậy tre vì đường trơn sau mấy ngày liên miên mưa dầm. Hồ Chủ tịch! Tôi cúi đầu chào. Cụ nắm tay tôi, vào đề luôn: “Trung ương Dân chủ hiện đóng ở đâu? Tôi nghe báo cáo các chú ngưng sinh hoạt, bảo hòa mình vào các tổ chức ********* là ý tứ thế nào?
    Chính lúc này mới cần đến các chú đấy!” Rồi Cụ hỏi thăm về gia đình bác sĩ Nguyễn Văn Luyện, giọng bùi ngùi, hẳn là nhớ đến sự hy sinh oanh liệt của ba cha con ông...
    Tôi vội báo cáo với Cụ việc Trung ương Dân chủ vừa cử người đại diện về quê thăm, chúc Tết chị Luyện. Bà đang công tác trong Hội Bà mẹ chiến sĩ huyện, các con gái dạy giúp lớp Bình dân học vụ ở xã… Cụ vui vui.
    Nhiều năm sau chiến tranh Hồ Chủ tịch còn quan tâm đến gia đình người bác sĩ đã tận hiếu với dân, tận trung với nước. Người ra những chỉ thị trực tiếp để các con gái bác sĩ Luyện được ăn học đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm thuận lợi.
    Từ sau Đổi mới và mở cửa Hà Nội ồ ạt xây dựng, mở rộng và đặt tên nhiều đường phố mới. Nhưng phải chăng người ta đã quên gương hy sinh lẫm liệt vì Thủ đô ngàn năm của ba cha con bác sĩ Nguyễn Văn Luyện?
    Tôi ước sao đến một ngày tại Thủ đô sẽ có đường phố tên là “Phố Ba cha con liệt sĩ”, bởi cả hai người con trai ở tuổi hoa niên đã ngã xuống cùng ông rất đáng được tôn vinh.
    Còn tâm huyết và công lao của bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đối với cuộc chiến bảo vệ hài nhi đáng được ghi nhận bằng cách đặt tên Ông cho một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội.

    Tôi ước sao đến một ngày tại Thủ đô sẽ có đường phố tên là Phố Ba cha con liệt sĩ, bởi cả hai người con trai ở tuổi hoa niên đã ngã xuống cùng ông rất đáng được tôn vinh. - Cụ Vũ Đình Hoè - nguyên bộ trưởng Bộ giáo dục - Bộ Tư pháp nước Việt Nam DCCH

    [​IMG] Bác sĩ Nguyễn Văn Luyện sinh năm 1898 tại Bắc Ninh. Tốt nghiệp xuất sắc Y khoa Đại học Đông Dương, ông sang Pháp làm luận văn y học xã hội về nạn tử vong của trẻ sơ sinh Việt Nam.
    Năm 1928, trở về Việt Nam, hành nghề y và hoạt động xã hội vì người nghèo, cộng đồng; tham gia các hoạt động xã hội tiến bộ, ra báo Tin Mới, đưa tin có thiện cảm với cuộc chiến tranh chống phát xít Đức của nhân dân Liên Xô.
    Tiền khởi nghĩa 1945, ông gia nhập đảng Dân chủ trong Mặt trận *********, sau Cách mạng được Hồ Chủ tịch mời cùng các nhân sĩ Bùi Bằng Đoàn, Bùi Kỷ … vào Ban cố vấn cho Chủ tịch Chính phủ. Ông trúng cử đại biểu Quốc hội ở Hà Nội, được cử vào Ban Thường trực Quốc hội.
    Ông và hai con trai cầm vũ khí trực tiếp chiến đấu với quân Pháp và hy sinh ngay đêm 19-12-1946. Năm 1953, ông được truy tặng danh hiệu Liệt sĩ và Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.

    Vũ Đình Nhòe

    Xin thắp nén nhang tưởng nhớ cụ Nguyễn Văn Luyện và hai người con trai ! [-O<

    Thật là tiếc ! ~X
    Cụ thừa dũng cảm , nhưng nếu lúc ấy cụ cùng các con lên rừng thì có phải đóng góp được nhiều hơn cho cách mạng và nhân dân không ?
    Biết đâu cụ sẽ có thêm nhiều công trình về y học , sẽ cưu được nhiều bệnh nhi , hai con cụ có thể trở nên những tướng lĩnh của QĐND VN , và như thế diệt được nhiều quân ngoại xâm hơn là mỗi người 1 súng cố thủ ở Hà Nội !

    Dũng cần phải đi với Trí !
    Dũng mà thiếu Trí thì uổng phí !

    :-w:-w:-w
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012022507325215CA33/khi-nhap-sieu-tro-lai.chn

    Khi nhập siêu trở lại










    [​IMG]
    Trạng thái xuất siêu hiếm hoi trong tháng trước ở mức 172 triệu USD đã không thể kéo dài tiếp sang tháng này.
    Tổng cục Thống kê ước tính chênh lệch xuất, nhập khẩu tháng 2/2012 ở mức khoảng 800 triệu USD, mức cao nhất kể từ quý 4 năm ngoái.

    Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng này ước đạt 8,2 tỷ USD, tăng khoảng 15,6% so với tháng trước; nhập khẩu tương ứng đạt 9 tỷ USD và tăng khoảng 30%.

    Diễn biến tái nhập siêu trong tháng này tuy đáng buồn nhưng không phải bất ngờ. Kể từ năm 2009 đến nay, trạng thái ngoại thương mới ghi nhận 5 tháng xuất siêu, với năm 2011 rơi vào tháng 7 và năm 2009 là toàn bộ quý đầu năm.

    Nhưng điểm lưu ý khác nữa là kim ngạch xuất nhập khẩu đã trở lại với “kích cỡ” bình thường trong giai đoạn nửa cuối năm 2011, tiếp tục ghi nhận năng lực xuất nhập khẩu của Việt Nam đã ổn định ở một mức cao mới, với xuất khẩu là khoảng 8 tỷ USD và nhập khẩu là 9 tỷ USD.

    Thêm diễn biến này, tổng kim ngạch xuất khẩu hai tháng đầu năm 2012 ước đạt xấp xỉ 15,3 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Phía nhập khẩu, các con số tương ứng là trên 15,9 tỷ USD và tăng 11,8%. Như vậy, chênh lệch xuất nhập khẩu cho đến thời điểm này vào khoảng 628 triệu USD (cùng kỳ năm ngoái là gần 2 tỷ USD).

    Với nghĩa là một kênh hỗ trợ tăng trưởng, xuất khẩu hai tháng đầu năm duy trì tốc độ tăng so với cùng kỳ đã thấp hơn giai đoạn trước, nhưng trên nền tảng kim ngạch đã mở rộng là đáng chú ý.

    Nhìn vào các nhóm hàng hóa, nhiều dãy số có sự tăng trưởng đột biến nhưng đi kèm theo là sự sụt giảm nặng nề ở các nhóm khác, cho thấy tác động từ thị trường thế giới không giống nhau lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

    Trong hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng tới 15,6% so với cùng kỳ; rau quả, hạt điều tăng trên 10%; chè tăng gần 20%.

    Nhưng ngược lại, xuất khẩu cà phê giảm mạnh cả về lượng và giá, xấp xỉ mức 20% so với năm ngoái; sắn và sản phẩm rơi vào ngưỡng giảm trên 10%. Hay gạo cũng vậy, sản lượng xuất khẩu ước đã giảm 46% so với cùng kỳ, với kim ngạch giảm 43%, một sự sụt giảm ghê gớm nếu nhìn lại giai đoạn tăng trưởng trước đây.

    Riêng hạt tiêu lại ở tình trạng khác, xuất khẩu về lượng giảm 4,5% so với cùng kỳ, trong khi kim ngạch lại tăng tương ứng trên 36%, cho thấy giá bình quân xuất khẩu đã cao hơn nhiều so với năm ngoái.

    Trạng thái đáng buồn xuất hiện ở diễn biến xuất khẩu cao su. Ghi nhận ở mặt hàng này là sản lượng xuất tăng tới gần 50% nhưng kim ngạch lại hụt đi hơn 6% so với năm ngoái. Tương tự là than đá. Đạt sản lượng xuất khẩu tăng gần 90% so với cùng kỳ, tuy nhiên mặt hàng này thu về kim ngạch chỉ tăng khoảng 30%.

    Ở các nhóm hàng hóa gia công, đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu dệt may, giày dép đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch lần lượt là 25,4% và 21% so với cùng kỳ, bất chấp các quan ngại gần đây rằng thị trường châu Âu khó khăn sẽ tác động mạnh đến các sản phẩm này.

    Vụ trưởng Vụ Thương mại dịch vụ (Tổng cục Thống kê) Lê Thị Minh Thủy giải thích rằng, ở giai đoạn trước khi chuyển mùa thì các mặt hàng thời trang thường duy trì được hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nguyên nhân này dẫn tới mức tăng trưởng vừa qua.

    Nhưng cũng có nghĩa, xu hướng tăng trưởng kim ngạch với hai nhóm mặt hàng này chưa thể chắc chắn tính bền vững, có thể sẽ khó tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong giai đoạn sắp tới.

    Với các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao khác, gỗ và sản phẩm đạt mức tăng trưởng trên 19% so với cùng kỳ; điện tử máy tính tăng 62%; máy móc thiết bị là 56,5%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng tới trên 86%...

    Theo Anh Quân
    VnEconomy
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120225082652265CA53/gia-hang-hoa-dong-loat-tang-tru-vang-bac.chn

    Giá hàng hóa đồng loạt tăng, trừ vàng bạc










    [​IMG]
    Giá dầu mỏ có chuỗi ngày tăng dài nhất trong 2 năm, giá xăng và dầu hỏa lên mức cao nhất kể từ giữa năm ngoái. Giá nông sản cũng tăng đồng loạt, trong đó đậu tương cao nhất 5 tháng.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Giá hàng hóa trên thị trường thế giới hôm qua lên mức cao mới của 7 tháng do đồng USD yếu và các tín hiệu lạc quan về nhu cầu. Chỉ số Standard & Poor’s GSCI theo dõi biến động giá của 24 hàng hóa nguyên liệu thô tăng 1,1% lên 715,52 điểm – cao nhất kể từ tháng 7/2011.
    Giá dầu mỏ có chuỗi tăng dài nhất trong 2 năm qua do căng thẳng leo thang giữa Iran và phương Tây làm tăng mối lo nguồn cung đúng lúc kinh tế hồi phục.
    Chốt phiên, dầu WTI giao tháng 4 trên sàn Nymex tăng 1,8% lên 109,77 USD/thùng, dầu Brent cùng kỳ hạn trên sàn ICE tăng 1,5% lên 125,47 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá chạm mức cao như vậy kể từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm ngoái.
    Giá xăng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7 năm ngoái do dự trữ thấp hơn dự kiến và giá dầu thô đắt đỏ. Cuối phiên, xăng giao tháng 3 tăng 1,3% lên 3,1528 USD/gallon. Giá dầu hỏa tăng 0,6% lên 3,3159 USD/gallon – cao nhất kể từ ngày 8/4 năm ngoái.
    Giá đồng trong khi đó leo lên mức cao nhất 1 tháng sau khi các báo cáo phát đi từ Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Đức cho thấy niềm tin kinh doanh đang ở xu hướng tích cực giữa lúc Trung Quốc có thể nới lỏng tiền tệ hơn nữa, làm tăng hy vọng nhu cầu kim loại đỏ sẽ đột phá. Đóng cửa phiên 24/2, giá đồng giao tháng 5 trên sàn Comex tăng 1,5% lên 3,87 USD/lb, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME tăng 1,7% lên 8.530 USD/tấn. Trong tuần này, giá tăng 4,1%.
    Giá các kim loại cơ bản khác như nhôm, niken, chì, kẽm trên sàn LME cũng tăng theo giá đồng.
    Vàng tuy nhiên lại quay đầu giảm lần đầu tiên trong tuần bởi hoạt động chốt lời. Cuối phiên, vàng giao tháng 4 còn 1.776,4 USD/ounce, thấp hơn 0,6% so với mức cao 3 tháng của ngày thứ Năm. Trong tuần, giá vẫn tăng 2,9%.
    Giá bạc hạ 0,6% xuống 35,42 USD/ounce và rời mức cao của 5 tháng. Trong tuần giá tuy nhiên tăng 6,4%, đưa tổng mức tăng từ đầu năm tới nay lên 27% - là mặt hàng tăng tốt nhất trong số tất cả các hàng hóa.
    Trên thị trường nông sản, giá bông tăng lần đầu tiên trong 3 phiên sau khi Mỹ công bố doanh số xuất khẩu tăng mạnh. Chốt phiên, bông giao tháng 3 trên sàn ICE tăng 1% lên 90,15 cent/lb. Trong vòng 12 tháng qua, giá mặt hàng này tuy nhiên sụt giảm một nửa vì nguồn cung vượt xa nhu cầu.
    Giá đậu tương tăng lên mức cao nhất của 5 tháng bởi e ngại dự trữ mặt hàng này ở Mỹ sẽ giảm sâu đúng lúc thời tiết ở Braxin và Argentina khô hạn làm ảnh hưởng tới sản lượng. Giá ngô lúa mì cũng tăng khi tín hiệu nhu cầu hồi phục.
    Đóng cửa phiên, đậu tương giao tháng 5 tăng 0,3% lên 12,8675 USD/bushel, giá ngô tăng 0,2% lên 6,44 USD/bushel và lúa mì tăng 0,1% lên 6,4125 USD/bushel.
    Nguyễn Hằng


    Theo TTVN/Bloomberg
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012022507204977CA52/nong-dan-viet-nam-dang-dieu-khien-gia-ca-phe-the-gioi.chn

    Nông dân Việt Nam đang điều khiển giá cà phê thế giới










    [​IMG]
    Giá cà phê robusta trên thị trường thế giới tăng mạnh những ngày qua, trong đó nguyên nhân chính được cho là do người trồng cà phê Việt Nam không chịu xuất kho với kỳ vọng giá lên cao hơn nữa.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }Trong tháng này, giá chỉ sụt giảm có 6 phiên, còn lại là tăng, mức tăng tổng cộng gần 12% so với cuối tháng 1 và đang ở vùng cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây.
    Các thương nhân giàu kinh nghiệm cho biết, trong đợt tăng trước (từ ngày 7 – 16/2), giá đã có thêm tổng cộng gần 20% vì hoạt động mua bù bán của giới đầu cơ. Trước đó, hầu hết các dự báo đều cho rằng Việt Nam năm nay sẽ có vụ mùa bội thu nhất trong lịch sử (khoảng 20 - 24 triệu bao, mỗi bao = 60 kg), khiến cho nhiều người ồ ạt bán khống tức đầu cơ giá xuống. Tuy nhiên, khi ngày thực hiện hợp đồng tới gần, tình hình đi ngược lại bởi thị trường khan hiếm trong khi nguồn dự trữ tại các kho của sàn NYSE Liffe ngày càng cạn kiệt. Kết quả là nhà đầu cơ buộc phải mua lại bằng mọi giá để tránh phải giao hàng.
    Sau đợt tăng giá như vũ bão này, thị trường tưởng chừng lắng dịu do hoạt động chốt lời cộng với dự báo người trồng cà phê Việt Nam sẽ bán ra ồ ạt khi giá được xem là đã khá cao. Tuy nhiên, tình hình tiếp tục đi ngược vì quyết tâm găm hàng của người nông dân. Kết quả là, chỉ sau 4 phiên điều chỉnh, thị trường lại đảo chiều tăng ngoạn mục.
    Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo của hãng phân tích nông sản lừng danh là F.O.Licht của Đức ngày 22/2 cho thấy, người trồng cà phê Việt Nam rất quyết tâm chờ giá. Bằng chứng là, từ đầu niên vụ 2011/12 tới giữa tháng 2, mới chỉ có 40 – 45% sản lượng được xuất kho, trong khi mọi năm con số này đã là 70 – 75%.
    Dữ liệu của Bloomberg trích dẫn từ sàn giao dịch NYSE Liffe thì cho thấy, nhà đầu tư giờ đây không đầu cơ giá xuống nữa mà chuyển sang đầu cơ giá lên với nhiều đặt cược cho rằng giá sẽ lên 2.400 USD/tấn trước thời điểm tháng 5.

    [​IMG]
    Giá cà phê robusta trong vòng 1 tháng qua (USD/tấn)
    (Nguồn: Data CafeF)


    Ở trong nước, trên khắp các diễn đàn về cà phê, bà con nông dân đang một lòng quyết tâm găm hàng chờ giá. Mục tiêu ban đầu của họ là 40 triệu đồng/tấn (đưa ra khi giá ở quanh 36 triệu đồng/tấn) ngày hôm nay 25/2 đã đạt được, giờ được chuyển sang con số 45 thậm chí là 50 triệu đồng/tấn mới xuất kho.
    Các ý kiến của người trồng cà phê đều cho rằng, giá sẽ không dừng đà tăng ở đây vì thị trường khan hiếm và kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu hồi phục. Các phiên sụt giảm dù có mạnh cũng chỉ là điều chỉnh để tạo lực tăng tiếp.
    Thực tế, nguồn cung cà phê đang thắt chặt và chỉ có Việt Nam là dư giả. Bằng chứng là, Indonesia – nước sản xuất cà phê robusta lớn thứ 2 châu Á - mãi đến tháng 4 mới thu hoạch vụ mùa, với sản lượng dự kiến sẽ sụt giảm 30% so với vụ trước do thời tiết xấu. Nước này lại đang nổi lên là thị trường tiêu thụ cà phê lớn của thế giới và phải tăng nhập khẩu của Việt Nam. Ấn Độ và Braxin trong khi đó sẽ thu hoạch muộn hơn nữa. Như vậy, ít nhất cho tới đầu tháng 5, khi Indonesia có hàng ra thị trường, thì Việt Nam có khả năng điều khiển giá cả.
    Tình hình cung khó khăn được phản ánh rõ nét nhất trên thị trường kỳ hạn. Kể từ ngày 9/2 tới nay, thị trường luôn xảy ra tình trạng vắt giá, tức kỳ hạn gần đắt hơn kỳ hạn xa, cho thấy nguồn hàng thực khan hiếm. Chốt phiên 24/2, giá cà phê giao tháng 3 ở mức 2057 USD/tấn, kỳ hạn tháng 5 là 2.056 USD/tấn và kỳ hạn tháng 7 là 2.021 USD/tấn.
    Nguyễn Hằng


    Theo TTVN
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012022312353581CA36/15-doanh-nghiep-dat-eps-tren-10000-dong-nam-2011.chn

    15 doanh nghiệp đạt EPS trên 10.000 đồng năm 2011










    [​IMG]
    Ngành khai khoáng- khoảng sản có 4 doanh nghiệp và ngành cao su có 3 doanh nghiệp đạt EPS trên 10.000 đồng.
    Mùa Báo cáo tài chính quý IV/2011 đã và đang bước vào những ngày cuối cùng. Nhiều doanh nghiệp chậm trễ nộp báo cáo cũng liên tục gửi thông tin đến các cơ quan chức năng.
    Theo thống kê sơ bộ của CafeF, hiện đã có 15 doanh nghiệp đạt EPS (thu nhập/cổ phiếu) trên 10.000 đồng/CP.
    Quán quân EPS năm nay hiện đang là HGM với EPS năm 2011 xấp xỉ 25.000 đồng. Tuy không đạt EPS cao như HGM, 3 doanh nghiệp khác ngành khai khoáng, khoáng sản lọt vào top 15 là BMC, KSB, và NNC.
    Có 3 doanh nghiệp kinh doanh cao su tự nhiên lọt vào top 15 doanh nghiệp đạt EPS cao gồm DPR, TRCPHR.
    Ngành thủy sản có AGDACL đạt EPS trên 10.000 đồng. Đáng chú ý là cùng kỳ cả 2 doanh nghiệp này chỉ đạt EPS hơn 5.000 đồng.
    KTS-cổ phiếu từng lọt vào danh sách những mã cổ phiếu có sóng tăng giá trên 100%- là đại diện duy nhất của ngành mía đường lọt vào quán quân EPS năm nay. NHS gần vào nhóm EPS trên 10, doanh nghiệp này đạt 9.928 đồng EPS năm 2011 và LSS đạt 8.711 đồng.
    VSC đạt hơn 10.000 đồng EPS năm 2011 và đây là năm thứ 4 liên tiếp doanh nghiệp này đạt EPS trên 10.000 đồng.
    Trong bối cảnh thị giá của hầu hết cổ phiếu đều giảm sâu và rất nhiều mã giao dịch dưới mệnh giá thì HHS chào sàn giữa tháng 2/2011 với giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên khá khủng là 35.000 đồng/cổ phiếu. Doanh nghiệp này cũng đạt EPS 10.500 đồng năm 2011 vừa qua.
    D11 khá bất ngờ khi so sánh với các doanh nghiệp địa ốc khác trong bối cảnh bất động sản hiện tại. Không giữ được mức 12.189 đồng EPS như năm 2010 nhưng D11 vẫn nằm trong nhóm doanh nghiệp có EPS trên 10.000 đồng.
    Quán quân EPS 2011

    Ngành
    2010
    2011
    HGM
    Khoáng sản
    9.593
    24.850
    DPR
    Cao su
    9.335
    19.746
    TRC
    Cao su
    8.896
    17.020
    TCT
    Du lịch
    9.572
    15.054
    AGD
    Thủy sản
    5.317
    12.714
    BMC
    Khoáng sản
    2.815
    11.062
    NNC
    Khoáng sản
    9.263
    11.550
    KTS
    Mía đường
    11.139
    17.151
    KSB
    Khoáng sản
    11.514
    10.563​
    HHS
    Thương mại
    7.204
    10.500
    PHR
    Cao su
    6.114
    10.423
    ACL
    Thủy sản
    5.418
    10.268
    CNG
    Năng lượng
    13.724
    10.047
    D11
    Bất động sản
    12.189
    10.043
    VSC
    Logistics
    15.101
    10.028

    Số liệu EPS trên là EPS cơ bản, theo công bố của các DN (BCTC)
    Tuy nhiên Số liệu EPS điều chỉnh của KSB là 6.560 đồng do có sự kiện phát hành thêm cổ phiếu sau kỳ báo cáo. Trường hợp của ACL, VSC, AGD có phát sinh việc tăng vốn điều lệ trong năm và công ty chưa có điều chỉnh trên BCTC. EPS điều chỉnh của 3 doanh nghiệp này lần lượt là 6.230 đồng, 8.060 đồng và 10.960 đồng.
    T.Hương
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120225061944927CA...p-bi-am-von-chu-so-huu-lo-3-nam-lien-tiep.chn

    Hàng loạt doanh nghiệp bị âm vốn chủ sở hữu, lỗ 3 năm liên tiếp










    [​IMG]
    Lỗ ba năm liên tiếp hoặc vốn chủ sở hữu bị âm, cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.
    Mặc dù chưa kết thúc nhưng mùa báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 chắc chắc đã ghi dấu một kỷ lục đáng buồn, đó là số lượng các doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc vì thua lỗ lớn.
    Trường hợp lỗ năm thứ 3 liên tiếp thì có thể dự đoán được do đã có có sẵn lịch sử lỗ 2 năm trước đó. Tuy nhiên, những doanh nghiệp rơi vào trường hợp âm vốn chủ sở hữu thì lại rất bất ngờ vì đột ngột lỗ lớn trong năm vừa qua, như trường hợp của Thủy sản Cadovimex hay Cà phê An Giang.
    Tính đến hiện tại, đã có 7 trường hợp có khả năng có bị hủy niêm yết bắt buộc gồm 4 trường hợp lỗ 3 năm liên tiếp là Nhựa Tân Hóa (VKP), Basa (BAS), Vận tải biển và BĐS Việt Hải (VSP), Hàng hải Hà Nội (MHC); 3 trương hợp âm vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2011 gồm Cadovimex (CAD), Cà phê An Giang (AGC) và Tribeco (TRI).

    [​IMG]
    Việc có bị hủy niêm yết hay không sẽ căn cứ vào báo cáo kiểm toán, tuy nhiên sẽ có rất ít cơ hội để các doanh nghiệp này từ lỗ thành lãi.
    Mùa báo cáo năm 2010, chỉ có 2 trường hợp lỗ 3 năm liên tiếp là Full Power (FPC) và Vitaly (VTA).
    Hiện tại chỉ có Hàng hải Sài Gòn (SHC) là đã có lãi trở lại sau khi lỗ liên tiếp 2 năm 2009-2010.

    KAL


    Theo TTVN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này