Biển Đông trong trái tim chúng ta - Nóng trong ngày tập 3.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 22/02/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6603 người đang online, trong đó có 826 thành viên. 09:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28872 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Kém ơn! BL muốn vào hội Thơ Thẩn :-bd
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tham vọng lớn từ chính sách tiền tệ của Trung Quốc (26/02/2012)

    Chuyến công du Mỹ của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần qua đã kết thúc bằng cam kết cứu nợ công châu Âu. Chuyến thăm chắc chắn sẽ lại khiến Quốc hội Mỹ trở nên náo nhiệt hơn với đề tài chính sách tiền tệ của Trung Quốc, và khiến các nhà kinh tế học đặt ra câu hỏi rằng, liệu đồng NDT có thể truất ngôi USD để trở thành đồng tiền thống trị thế giới?

    Đằng sau kế hoạch giải cứu châu Âu
    Mặc dù các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã tìm đủ các biện pháp chữa chạy, nhưng cuộc khủng hoảng nợ công tại khối các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực.

    Thời gian qua, lãnh đạo các nước EU đã liên tục thăm Trung Quốc - quốc gia hiện đang nắm giữ lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, để hy vọng có được sự trợ giúp mạnh mẽ. Tuy nhiên, họ cũng phải nhìn nhận rằng Trung Quốc không dễ dàng mở rộng hầu bao của mình mà không có điều kiện. Kể từ đầu năm ngoái, lãnh đạo các nước như Tổng thống Sarkozy, Thủ tướng Đức Merkel, Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy, Chủ tịch Hội đồng EU Barroso... cùng đại biểu giới ngân hàng các nước EU đều lần lượt tới Trung Quốc để tìm cách cứu rỗi nợ công.

    Kết quả là vào cuối năm ngoái, Trung Quốc đã từng tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ các nước trong Eurozone vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính. Trong khi đó, giới phân tích cũng đặt ra câu hỏi về những lợi ích Bắc Kinh có thể đạt được từ việc trợ giúp này.

    Trước hết, giải cứu châu Âu tức là giúp ổn định đồng euro, nhờ vậy Trung Quốc có thể đa dạng hóa đầu tư tài chính, giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD – một tình thế mà Bắc Kinh luôn muốn tránh khỏi. Để đảm bảo an toàn trong quản lý ngoại hối, Trung Quốc cũng chú trọng đa dạng hóa các ngoại tệ dự trữ. Bằng chứng là ngoài trái phiếu của các nước châu Âu, Trung Quốc cũng đã mua vào không ít trái phiếu chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc. Hơn nữa, EU đã là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc hiện nay, kim ngạch hai chiều năm 2011 tới 567,2 tỉ USD, nếu Eurozone sụp đổ sẽ gây hậu quả lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc. Hơn nữa, giúp EU có thể tăng sức mạnh phát ngôn của Trung Quốc trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và châu Âu, làm uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế tăng lên. Đồng thời, đồng euro cũng là đối trọng quan trọng đối với đồng USD, nên sẽ có lợi cho đồng NDT của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh giúp đỡ châu Âu về tài chính có thể giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục thuận lợi chảy vào thị trường này và thu về lượng lớn ngoại tệ.

    Như vậy, việc giải cứu châu Âu như một cơ hội tốt cho Trung Quốc vừa để đầu tư đồng tiền của mình một cách an toàn, vừa giữ vững thị trường xuất khẩu, nguồn thu ngoại tệ... và trên hết để tăng sức mạnh của đồng NDT.

    Chính sách và tham vọng của đồng tiền Trung Quốc
    Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn đang khuyến khích giao thương quốc tế bằng đồng NDT bằng cách cho phép hàng xuất/nhập khẩu được xuất hóa đơn và thanh toán bằng NDT và cho phép một số nhà đầu tư nước ngoài – trong đó có các ngân hàng trung ương – tiếp cận có hạn chế đối với thị trường trái phiếu nội địa. Chính sách này đã tạo ra sự chuyển biến có lợi cho Trung Quốc khi các mối giao thương này đã đạt giá trị hàng trăm tỉ NDT, tiền gửi bằng NDT tại các ngân hàng cũng tăng đột biến. Việc thanh toán bằng đồng NDT trong giao thương quốc tế tại thời điểm hiện tại cũng giúp Bắc Kinh cắt giảm được chi phí giao dịch và giảm thiếu rủi ro do biến động tỉ giá khi tránh sử dụng đồng USD.

    Điều đáng nói là ngày càng có nhiều các tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia phương Tây đi theo xu hướng này, trong đó có cả các tập đoàn hùng mạnh như McDonald's, Nokia, Metro... đều đã sử dụng đồng NDT để thực hiện các giao dịch của mình. Các ngân hàng lớn như Deutsche, Citigroup và JPMorgan Chase... cũng đang tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng để xử lý các giao dịch sử dụng đồng NDT trên khắp thế giới.

    Trung Quốc sẽ sớm được đề cử là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2016 do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề cử, một điều kiện thuận lợi hơn cho việc trao đổi đồng NDT trên thị trường thế giới. Và các quốc gia khác cũng khó áp thuế hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

    Nếu không xét đến việc đồng NDT đang ở vị trí thấp hơn so với giá trị thực của nó, thì đế chế của đồng tiền này vẫn đang mở rộng, thể hiện rõ ở các hoạt động mạnh mẽ trên thị trường thương mại thế giới, các khoản đầu tư quốc tế khổng lồ... sẽ được giao dịch bằng đồng NDT. Không nghi ngờ gì khi nói đồng tiền Trung Quốc đang trỗi dậy như một công cụ thương mại quan trọng trên toàn cầu.

    Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với hệ thống tài chính toàn cầu ngày càng tăng cao. Với giá trị thặng dư thương mại 300 tỉ USD và dự trữ ngoại tệ trị giá trên 3.000 tỉ USD bao gồm cả euro, Yen Nhật và bảng Anh, Trung Quốc luôn muốn trở thành một cường quốc kinh tế – tài chính trên thế giới... và đồng NDT trở thành một đồng tiền mạnh.

    Khánh Duy


    http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1438&chitiet=46687&Style=1
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hội đó còn chưa thành lập , vậy BL thành lập rồi làm hội trưởng luôn đi !
    Chắc chắn sẽ có nhiều nhà thơ thẩn chen nhau vào hội đó !

    @namson67 - @talatoi - @yht267 - @hocchoick2010 - @tridunghtvc ...ơi ! \m/\m/\m/

    Làm đơn xin gia nhập nhanh lên ! :-bd
    Ai nhanh nhất , khi họp thành lập hội được ưu tiên ngồi cạnh hội trưởng Bằng Lăng ! [r32)]

    Mà nhớ trật tự , không được đánh nhau giành chỗ nhé ! [-X
    Tui hổng mún xách cơm đi thăm nuôi hội viên mô !

    :p:p:p
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hôm nay đọc lại bài viết này thấy hay qua, BL post lên cho mọi người cùng đọc.


    “Sức mạnh mềm” của Việt Nam (13/02/2012)

    "Sức mạnh mềm” của Việt Nam từng được vận dụng vô cùng khéo léo trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của cha ông ta hàng ngàn năm qua. Ngày nay, khái niệm "sức mạnh mềm” của Việt Nam lại được sử dụng khéo léo trong cuộc đấu tranh chống "đường lưỡi bò" rất gần gũi với quan điểm "dĩ đức phục nhân”, lấy đức để thu phục lòng người trong tư tưởng phương Đông. Trong lịch sử giữ nước, có thể coi Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là áng văn đỉnh cao thể hiện "sức mạnh mềm” của người Việt Nam với tư tưởng "Đem đại nghĩa thắng hung tàn; Lấy chí nhân thay cường bạo”.


    Ngư dân Việt Nam từ bao đời qua bám biển,
    góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng
    của người Việt Nam trên Biển Đông

    Trong Bình Ngô Sách dâng lên Lê Lợi trình bày sách lược đánh đuổi quân Minh, Nguyễn Trãi đã vạch ra nền tảng tư tưởng cho toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bằng chiến lược phối hợp nhịp nhàng ba mặt trận là chính trị, binh vận và ngoại giao, nêu cao chính nghĩa dân tộc và sức mạnh quyết định của nhân dân để giành chiến thắng. Đó là kế đánh vào lòng người, không xông trận mà vẫn khuất phục được đối phương (Ngã mưu phạt nhi công tâm, bất chiến tự khuất). Chiến lược hòa bình của ông cha ta được thể hiện một cách nhuần nhuyễn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn. Khi 10 vạn quân Vương Thông bị quân ta vây hãm ở thành Đông Quan, nếu Lê Lợi và Nguyễn Trãi hạ lệnh tấn công, chắc chắn quân giặc sẽ bị tiêu diệt sạch. Nhưng tư tưởng "lấy chí nhân thay cường bạo”, bằng chiến lược hòa bình Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương "dập tắt muôn đời chiến tranh – mở nền thái bình muôn thuở” đã mở đường cho quân Minh rút về nước với Hội thề Đông Quan lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Đó là một cách kết thúc chiến tranh độc đáo, sáng tạo, sáng ngời nhân nghĩa gắn liền với chiến lược hòa bình của ông cha ta.

    GS Joshep Nye (cha đẻ của khái niệm "sức mạnh mềm”) trả lời báo giới khi tới thăm Việt Nam năm 2007 đã từng nhận định, Việt Nam có nhiều thứ có thể thu hút, lôi kéo các quốc gia khác như sự nổi danh từ lịch sử đấu tranh giành độc lập bảo vệ chủ quyền, sự chuyển đổi thành công sang một nền kinh tế có mức tăng trưởng ấn tượng... Ông cho rằng, những điều này đã giúp gia tăng "sức mạnh mềm” của Việt Nam. Điểm hấp dẫn nhất của "sức mạnh mềm” Việt Nam hiện nay nằm ở tinh thần tự chủ, độc lập dân tộc và phát triển kinh tế. Cũng theo GS Joshep Nye, văn hóa của Việt Nam luôn hấp dẫn, có sức lôi cuốn các nước phương Tây, điều này thật quan trọng vì "có 3 nguồn lực chính để tạo nên "sức mạnh mềm”: một là văn hoá quốc gia, hai là hệ giá trị quốc gia và ba là chính sách quốc gia”.

    Do điều kiện địa lý, Việt Nam trở thành chướng ngại tự nhiên của Trung Quốc trên con đường chiếm lĩnh Biển Đông để vươn ra Thái Bình Dương. Lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta đã để lại nhiều bài học quý giá và phù hợp với thực tế khách quan của một đất nước khiêm nhường buộc phải tồn tại và phát triển bên cạnh một người hàng xóm khổng lồ và đầy tham vọng. Ngày nay, trước sự xuất hiện của một siêu cường Trung Quốc đang lên, tham vọng bành trướng và cách hành xử hung hăng của họ trong thời gian gần đây đã gây quan ngại sâu sắc cho cộng đồng thế giới, đặc biệt là tình hình an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông. Tuy nhiên, thực tế đó, theo các nhà phân tích lại tạo thêm một thời cơ thuận lợi cho Việt Nam, với truyền thống độc lập tự chủ, yêu chuộng hòa bình và khát vọng vươn lên đang được minh chứng bằng sự đổi mới mạnh mẽ hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Có thể nói, tình thế hiện nay thúc đẩy sự mong muốn của cộng đồng thế giới trước sự "trỗi dậy” đầy đe dọa của Trung Quốc là cần thiết xuất hiện một Việt Nam mạnh mẽ, trở thành một quốc gia cầu nối có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển. Đồng thời, khi trở thành đối tác đáng tin cậy của cộng đồng thế giới, Việt Nam mới có thể trở thành đối tác được tôn trọng và bình đẳng của Trung Quốc.

    Tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi” bằng yêu sách "đường lưỡi bò” bao chiếm 80% Biển Đông của Trung Quốc trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cùng với các hành động hung hăng gần đây của nước này trên Biển Đông dù muốn hay không muốn cũng đã đặt dân tộc Việt Nam vào một tình thế buộc phải đối phó. Các chuyên gia lịch sử nhận định, kể từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, có lẽ đây là lần thứ tư nước ta phải đối mặt với sự thách thức lớn như vậy. Riêng trên phương diện quân sự, qua 3 cuộc chiến tranh chống xâm lược ở thế kỷ trước, Việt Nam đã trải nghiệm thực tế là vấn đề tổng số lực lượng quân sự của đối phương và vấn đề lực lượng tại chỗ của ta là hai vấn đề khác nhau, không thể đơn thuần dùng số lượng đo đếm mạnh - yếu của nhau để luận thế thắng bại. Trong thời kỳ đối đầu, sức mạnh của các quốc gia thường được cân đong đo đếm bởi sức mạnh quân sự và kinh tế, tức là "sức mạnh cứng”. Dù vậy, "sức mạnh mềm” quốc gia vẫn không thể xem nhẹ, mà những "câu chuyện kể” về chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước là một minh chứng. Đó là một trong những câu chuyện hấp dẫn và sống động nhất, thu hút được những tình cảm và sự ủng hộ to lớn của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới dành cho Việt Nam. Sức mạnh ấy góp phần không nhỏ vào thắng lợi của Việt Nam trên mặt trận ngoại giao, làm tiền đề cho những chiến thắng quân sự, giúp non sông Việt Nam quy về một mối.

    Đường lối đối ngoại của Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia, trở thành một thành viên có trách nhiệm và đáng tin cậy trong cộng đồng thế giới như đã được đề ra lâu nay chỉ có thể trở thành hiện thực trên cơ sở Việt Nam phải có khả năng đi cùng với xu thế phát triển của cả thế giới, cùng với cả thế giới phấn đấu cho trào lưu của hòa bình, tiến bộ, dân chủ, văn minh; cùng phấn đấu như thế để tự phát triển và để có khả năng hợp tác được, hợp tác có thực chất với mọi đối tác. Cần nhấn mạnh, đấy chính là đường lối đối ngoại dấn thân, dựa trên cơ sở tạo ra cho mình khả năng dấn thân – phấn đấu vì lợi ích chính đáng của chính mình, và đồng thời phấn đấu vì các lợi ích của cộng đồng thế giới. Về lâu dài, dân tộc ta ngày nay vẫn phải noi gương cha ông mình "đem đại nghĩa thắng hung tàn”, phải có bản lĩnh và thực lực để thực hiện được bài học này, phải thúc giục nhau làm cho đất nước sớm giầu mạnh lên để mau chóng trở thành một quốc gia mẫu mực trong việc "lấy chí nhân thay cường bạo”.

    Chiến lược hòa bình của Việt Nam luôn là thành tố quan trọng trong tư tưởng "dĩ bất biến ứng vạn biến”. Ngày nay, trước sự đe dọa, hung hăng của việc áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam vẫn luôn giữ vững tinh thần "dĩ bất biến” kiên trì tìm cách giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng lợi ích chính đáng của các quốc gia liên quan và tôn trọng các giá trị văn minh của nhân loại, tức là luôn luôn coi trọng đàm phán và giải quyết vấn đề trên nền tảng công pháp quốc tế. Từ "muốn là bạn” (Đại hội VII, VIII), "sẵn sàng là bạn” (Đại hội IX), "là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội X), Đại hội XI ********************** đã bổ sung thêm là "thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, thể hiện quá trình trưởng thành của ngoại giao Việt Nam với sự tham gia ngày càng tích cực, chủ động và có trách nhiệm của nước ta tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn khu vực, đa phương và toàn cầu. Điều đó thực tế đã góp phần làm gia tăng "sức mạnh mềm” của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, tạo ra thế và lực cân bằng trong việc xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực cho Việt Nam trong những năm gần đây. Trong mối quan hệ với người láng giềng khổng lồ, cần lưu ý rằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hay bất kỳ phản ứng cảm tính nào khác đều là sai lầm, chẳng hạn như tâm lý "bài Hoa”, chỉ làm mất đi sự tỉnh táo cần thiết và chỉ có thể gây thêm nguy hại mới cho đất nước. Mặt khác, nuôi dưỡng tinh thần hữu nghị và hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc đòi hỏi rất nhiều nỗ lực lớn, trong đó cần thiết phải hết sức tỉnh táo, kiên trì và dũng cảm. Lịch sử quan hệ hai nước Việt-Trung ghi lại nhiều trang lẫm liệt, ngay sau khi đưa được "khách không mời mà đến” ra khỏi nhà mình, Việt Nam đã phải nghĩ đến cầu hòa. Không ai có thể phủ nhận nhân dân ta có nguyện vọng sâu xa và truyền thống quý báu trong xây dựng mối quan hệ đời đời này với Trung Quốc. Bản lĩnh ấy ngày nay càng quan trọng hơn bất cứ giai đoạn nào khác. Ngoại giao dấn thân vì lợi ích quốc gia, dân tộc và có trách nhiệm với thế giới chính là một nền ngoại giao mạnh của một quốc gia có nền nội trị lành mạnh và đầy sức sống. Và cũng chỉ một nền ngoại giao dấn thân như thế mới bảo vệ được đất nước ta và luôn luôn tạo ra cho nước ta sức phát triển mới.

    Có thể thấy Biển Đông là một mặt trận nóng, thậm chí có lúc có thể rất nóng, nhưng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mặt trận chính quyết định giành thắng lợi ở mọi mặt trận khác, là nhân dân ta phải xây dựng bằng được nền nội trị lành mạnh làm nền tảng cho mọi quốc sách phát triển kinh tế, xã hội, ngoại giao và quốc phòng. Đây mới là vấn đề, là mặt trận quyết định vận mệnh của Tổ quốc. Thực tế ngày càng làm rõ, "dĩ bất biến ứng vạn biến” cho mọi tình huống là quan trọng hơn bao giờ hết - xây dựng nội trị lành mạnh là mặt trận chính yếu hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đấy sẽ là bức trường thành bất khả xâm phạm bảo vệ Tổ quốc và là nền tảng xây dựng đất nước phồn vinh. Không thể ngồi chờ đợi và cũng sẽ không có chuyện một ngày đẹp trời Trung Quốc bỗng nhiên rút yêu sách "đường lưỡi bò”. Nhưng ngoại giao dấn thân và thái độ công khai minh bạch có thể huy động được dư luận trong nước và thế giới ngăn cản sự lấn tới của Trung Quốc, và trên cơ sở đó tiếp tục giữ được hòa bình trên Biển Đông, mở đường cho những triển vọng mới sau này. Đây còn là hướng đi cụ thể thúc đẩy quá trình hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), cũng như tiến tới các hiệp định về hòa bình và an ninh khu vực có tính ràng buộc pháp lý cụ thể và chặt chẽ hơn.

    Các chuyên gia đều cho rằng, cái gốc của "sức mạnh mềm” suy cho cùng là sự đồng lòng, là kết tinh của sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc. Nhưng muốn có sự đồng lòng, phải biết bao dung, biết dung hòa những khác biệt để hợp sức cho mục tiêu chung là sự giàu mạnh, phát triển bền vững cho muôn đời con cháu mai sau của cộng đồng dân tộc. Một trong những thành tố của sức mạnh tổng hợp tạo nên "sức mạnh mềm” của quốc gia trong lĩnh vực nội trị được cha ông chúng ta sử dụng trong suốt chiều dài lịch sử là sự khoan thư sức dân, lấy dân làm trọng, ý niệm mạnh mẽ về chính nghĩa của dân tộc. Với những điều đó, cha ông chúng ta đã phát huy và động viên được tất cả những tiềm năng, sự sáng tạo của mỗi thành viên trong cộng đồng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế - xã hội đến quân sự - quốc phòng và văn hóa – nghệ thuật. Lịch sử cho thấy, thời đại nào nắm vững và thực hành nghiêm túc bài học nội trị như trên luôn là thời thịnh trị với minh quân, thế nước vững chắc cùng sự no ấm của muôn dân khiến cho bao nhiêu mưu toan xâm lược đều phải tiêu vong.

    Trước những hành xử hung hăng của Trung Quốc trong âm mưu bá chiếm Biển Đông, áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò” phi pháp và phi khoa học, trong tư thế tự vệ chính nghĩa, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, chủ trương cùng hợp tác, ổn định và phát triển với các nước liên quan của Việt Nam đang thực sự chuyển hóa thành "sức mạnh mềm”. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang sở hữu một "sức mạnh mềm” từ lịch sử oai hùng, bất khuất được khắc ghi bởi những người con anh hùng của dân tộc, anh dũng hy sinh trong suốt chiều dài hàng mấy thế kỷ qua để thực thi chủ quyền thiêng liêng của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó mãi mãi khắc ghi hình ảnh những dân binh của các hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải từ thời các vua chúa nhà Nguyễn đến các binh sĩ Việt Nam Cộng hòa tử trận năm 1974 trong cuộc hải chiến Hoàng Sa, các chiến sỹ Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất cùng nắm tay nhau thành "vòng tròn bất tử” coi nhẹ cái chết trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa năm 1988...

    "Sức mạnh mềm” của Việt Nam cũng cần được hỗ trợ bởi truyền thông tích cực và kiên trì. Cần phải làm cho mỗi người Việt Nam trong và ngoài nước, cộng đồng thế giới, kể cả nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật lịch sử và cơ sở pháp lý quốc tế về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; hiểu rõ về chủ trương "dĩ bất biến ứng vạn biến” kiên trì với chiến lược hòa bình của người Việt Nam trong việc giải quyết mọi tranh chấp quốc tế; kế thừa và thực hiện sáng tạo tư tưởng của cha ông "Đem đại nghĩa thắng hung tàn; Lấy chí nhân thay cường bạo” để "mở nền thái bình muôn thuở” không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn vì hòa bình, ổn định, hợp tác và cùng phát triển trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

    Nhóm PV Biển Đông


    http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1501&chitiet=46063&Style=1
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bác Hoa Sim cho hỏi, thế bác ngồi chỗ nào?~X
  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Há há độc thân lắm cái hay.\:D/\:D/
    Rãnh việc bạn tìm quất mấy chai[r2)][r2)][r2)]
    Lai rai đến sáng không sợ (vợ) réo:-)):)):)):))
    Ôi sao????? khi ngủ????? sống mũi cay:((:((:((:((:((:((:((:((:((
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cho số điện thoại đi , rồi tôi trả lời ! Chuyện ... riêng tư không la to ở đây được ! ;));));))
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Lời nói mà bác còn thiết kiệm thế thì có cho điện thoại bác cũng đâu có gọi :-bd:)):)):))
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hay ! =D>=D>=D>

    Nhưng mà :

    Mũi cay thì mặc mũi cay !
    Còn hơn bị vợ nhéo tai ...đi đâu về ?
    Tui dzầy ... mà sao ông chê ?
    Ông lơ là vợ ... ông mê người ngoài ?

    :((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((

    Từ hôm nay , bạn được quyền đưa thơ của bạn lưu trữ vào đây :

    http://f319.com/giaoluu/1498236/page-18
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nói ở đây cho nẫu nghe nẫu biết chiện của mềnh à ? :">:">:">
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này