Biển Đông trong trái tim chúng ta - Nóng trong ngày tập 3.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 22/02/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3058 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 04:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 28979 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120301/an-nhat-sap-tap-tran-chung.aspx
    Ấn - Nhật sắp tập trận chung


    01/03/2012 3:40
    Hai cường quốc châu Á sẽ sớm thực hiện kế hoạch tập trận chung trong bối cảnh khu vực có nhiều diễn biến phức tạp.
    Tờ The Pioneer của Ấn Độ đưa tin hải quân nước này và Nhật Bản sẽ tập trận chung vào đầu năm nay, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ song phương. Thời gian và địa điểm cụ thể chưa được thông báo nhưng theo một số nguồn tin, cuộc tập trận sẽ diễn ra vào mùa hè 2012. The Pioneer dẫn lời giới chức cho hay kế hoạch diễn tập chung được New Delhi và Tokyo thông qua hồi cuối năm ngoái. Đây sẽ là cuộc tập trận song phương đầu tiên sau các lần Nhật Bản và Ấn Độ tham gia chung với Mỹ. Ngoài ra, Ấn Độ cũng sẽ tổ chức tập trận hải quân chung với Mỹ tại vịnh Bengal vào tháng sau.
    [​IMG]
    Chỉ huy hải quân Ấn Độ và Nhật Bản (giữa) bắt tay trước sự chứng kiến của một phó đô đốc Mỹ - Ảnh: Navy.mil
    Thông tin tập trận được đưa ra trong bối cảnh có nhiều quan ngại về an ninh tại các vùng biển ở khu vực. Mấy ngày qua, tàu Trung Quốc và Nhật Bản đã 2 lần chạm mặt trên biển Hoa Đông. Trong vụ mới nhất, một tàu Trung Quốc ngày 28.2 yêu cầu tàu thăm dò Takuyo của Nhật Bản phải ngưng hoạt động vì cho rằng nó đang xâm phạm vùng biển của nước này. Tuy nhiên, tàu Takuyo khẳng định khu vực trên gần đảo Kumejima thuộc Okinawa và hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền của Tokyo, theo tờ The Mainichi Shimbun. Một vụ tương tự cũng xảy ra ngày 19.2 gần đảo Kume. Ngay sau những sự kiện này, chính phủ Nhật Bản thông qua đạo luật tăng thêm quyền hạn cho lực lượng tuần duyên (CG) của nước này, theo tờ The Japan Times hôm qua. Từ nay, CG có quyền điều tra, bắt giữ nghi phạm trên các đảo không người sinh sống, gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc. Trước nay, lực lượng này chỉ được thực thi pháp luật trên biển.
    Trong một diễn biến khác, kênh CNN-IBN dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ Carl Levin nói Trung Quốc đang có những hành động “gây quan ngại” ở biển Đông và biển Hoa Đông. Ngoại trưởng Hillary Clinton thì tuyên bố Mỹ cần khẳng định cam kết hỗ trợ các đồng minh trong khu vực, điển hình là Philippines, theo kênh CBN ngày 29.2. Liên quan đến Philippines, giới chức nước này vừa lên tiếng kêu gọi đầu tư khai thác dầu khí ở khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền.


    Ngô Minh Trí



    Nhật ở hướng Đông Bắc Trung Quốc còn Ấn Độ ở Tây Nam Trung Quốc .
    Cả hai nước này đều bị Trung Quốc tranh giành lãnh thổ , đương nhiên họ liên minh với nhau .
    Tham vọng làm bá chủ thế giới của Trung Quốc đã quá lộ liễu !
    Liệu bè lũ theo Mao có thực hiện thành công điều mà Hitler đã thất bại ?

    Để cứu nhân loại khỏi bọn phát xít mới giết người không ghê tay , rõ ràng cần thiết thành lập mặt trận quốc tế nhằm bao vây ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng Đại Hán , mà liên mình Ấn Nhật là bước khởi đầu !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120229/hai-quan-my-thu-vu-khi-moi.aspx
    Hải quân Mỹ thử vũ khí mới


    29/02/2012 13:00
    (TNO) Hải quân Mỹ đang thử một thế hệ vũ khí mới được đặt trên tàu có khả năng bắn trúng tên lửa với tốc độ hơn 9.000 km/giờ.
    Hệ thống này được gọi là rail-gun và không giống các loại súng truyền thống được gắn trên tàu. Súng mới này sử dụng một lực từ trường được sản sinh bởi dòng điện.


    [​IMG]
    Súng dùng điện từ mới của Mỹ - Ảnh: Electricempires.com
    Hải quân Mỹ hiện muốn một khẩu súng có khả năng bắn đạn bay xa 320 km trong vòng 6 phút, gấp 10 lần so với tốc độ của các súng mà lực lượng này đang sử dụng.
    Văn Khoa
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120301/phai-cham-dut-kieu-nuoi-heo-nguy-hiem.aspx
    Phải chấm dứt kiểu nuôi heo nguy hiểm


    01/03/2012 3:10
    Ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), khẳng định: Loạt bài Kinh hoàng heo siêu nạc trên Thanh Niên đã góp phần gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn lạm dụng chất cấm để nuôi heo.
    >> Kinh hoàng heo siêu nạc
    >> Kinh hoàng heo siêu nạc - Kỳ 2: “Thần dược” mua bao nhiêu cũng có

    >> Kinh hoàng heo siêu nạc - Kỳ 3: “Thần dược” là chất độc bị cấm!


    [​IMG]
    Ông Nguyễn Xuân Dương
    Ông Dương nói: “Chúng tôi rất mừng vì Báo Thanh Niên đã "chỉ tận tay day tận trán" hành vi buôn bán và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo. Từ năm 2007 đã rộ lên chuyện này, thậm chí khi đó có cả một vài nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã sử dụng chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonist (chủ yếu là Sabultamol hoặc Clenbutanol) vào trong thức ăn, để bán ra thị trường.
    Suốt trong 2 năm sau đó, cơ quan hữu trách vào cuộc quyết liệt, kết hợp giữa việc tăng cường kiểm tra, xử phạt các vi phạm và tuyên truyền giáo dục đã góp phần làm “dịu” đi tình hình này. Tuy nhiên, từ năm 2011, khi áp lực về nguồn cung và giá thịt heo quá lớn, có thời điểm tăng nhanh hơn giá vàng và đứng ở mức cao kỷ lục (70.000 đồng/kg heo hơi) khiến cho những người hám lợi trước mắt đã tìm và sử dụng các chất này”.
    Nhiều độc giả cho rằng chất cấm đang được người chăn nuôi sử dụng phổ biến không chỉ ở các tỉnh miền Nam mà cả ở các tỉnh miền Bắc. Và tại miền Bắc, các công ty đã “chung chi” với cơ quan hữu trách để được cho qua. Ý kiến của ông về vấn đề này?
    Ở miền Bắc, có tình trạng sử dụng chất cấm hay không thì tôi chưa thể khẳng định nhưng nói rằng có sự thỏa hiệp của cơ quan chức năng với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi thì không phải.
    [​IMG] Đi lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất và buôn bán thức ăn chăn nuôi và đại lý bán thuốc thú y giữa thanh thiên bạch nhật rõ ràng là rất khó để phát hiện [​IMG]


    Ông Nguyễn Xuân Dương

    Theo nhận định của tôi, chất cấm xuất hiện tại các trang trại chăn nuôi phía nam một phần vì sức ép về sản phẩm thịt heo luôn cao hơn so với miền Bắc. Hộ chăn nuôi tận dụng ở miền Bắc đa phần là chăn nuôi nhỏ lẻ và đây không phải là đối tượng để các tay buôn chất cấm hướng tới. Qua nhiều nguồn tin, chúng tôi nắm được, rất có thể chất cấm được tuồn từ các tỉnh biên giới qua Hà Nội và đưa vào phía nam. Cục Chăn nuôi đã phối hợp với lực lượng ******* Hà Nội tổ chức kiểm tra, lấy mẫu phân tích một số điểm buôn bán trung chuyển nguyên liệu, thức ăn bổ sung nhưng chưa phát hiện được cơ sở nào có vi phạm.
    Chất cấm đã xuất hiện từ rất lâu, tại sao đến nay chúng ta vẫn chưa kiểm soát được?
    Chúng tôi luôn triển khai các hoạt động giám sát, lấy mẫu phân tích và truy tìm nguồn gốc chất cấm. Tuy nhiên, sau thời gian làm gắt hồi năm 2008, các đối tượng buôn bán, sử dụng chất cấm đã thay đổi chiến thuật, hoạt động rất tinh vi. Họ không dại gì cho chất cấm vào bao cám nữa vì dễ bị phát hiện. Thay vào đó, các tay buôn chất cấm, đa phần kiêm luôn nghề thương lái heo, xé lẻ hàng ra, đem đến tận các trang trại tiếp thị để được hưởng lợi kép: bán thuốc thu tiền lãi, mua được heo có thịt nhiều nạc. Và chủ trang trại chỉ cho chất này vào máng ăn trước khi đổ cám vào nên rất khó bắt quả tang. Chúng tôi cũng đã đi mua, cũng lấy mẫu phân tích nhưng vẫn không tìm ra hoặc chỉ tìm ra chất cấm ở phần ngọn, tức là trong miếng thịt bán ngoài thị trường. Việc bắt được quả tang các đối tượng đang buôn bán và sử dụng chất cấm là rất khó, từ sau 2008 đến cuối năm 2011, ******* Đồng Nai bắt đối tượng đang vận chuyển 5 kg Sabutamol đi tiêu thụ, và lần này là của quý Báo Thanh Niên.
    Rõ ràng là cách thức kiểm soát chưa hợp lý?
    Kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi là vấn đề phức tạp, không thể giải quyết trong một sớm một chiều, hoặc đơn phương một bộ, một ngành nào có thể làm được. Thái Lan làm quyết liệt nhưng cũng phải mất tới 5 năm mới kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi trong điều kiện nền chăn nuôi nước họ là công nghiệp, trang trại là chủ yếu. Phải thừa nhận, cái cách mà ngành chăn nuôi đang làm: Đi lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất và buôn bán thức ăn chăn nuôi và đại lý bán thuốc thú y giữa thanh thiên bạch nhật rõ ràng là rất khó để phát hiện.
    [​IMG]
    Thời gian tới, chúng ta phải làm gì để dập tắt hiện tượng này, thưa ông?
    Chúng ta phải vào cuộc một cách bài bản, toàn diện và đồng bộ với sự tham gia của các bộ ngành liên quan, nhất là chính quyền cơ sở. Một mình Bộ trưởng NN-PTNT tuyên chiến với chất cấm thì chưa đủ, chỉ khi nào lãnh đạo các bộ liên quan, 63 chủ tịch UBND các tỉnh thành cũng thấy “nóng” và trăn trở thì mới cải thiện được nhiều hơn. Lực lượng *******, quản lý thị trường và hải quan phải thiết lập hàng rào từ xa, ngăn chặn không cho chất cấm thẩm lậu vào nội địa ngay từ biên giới.
    Các quy định pháp lý để xử phạt đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này về cơ bản là đầy đủ cả rồi. Điều 51 bộ luật Hình sự quy định nếu sử dụng chất cấm thì có thể bị tù kia mà. Sắp tới, chúng tôi sẽ khoanh vùng các tỉnh có nhiều nguy cơ để tập trung xử lý. Nếu phát hiện phải xử lý thật nghiêm, tái phạm không chỉ buộc phải đình chỉ kinh doanh, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng mà cố tình vi phạm phải truy tố hình sự.
    Chúng tôi đã đề nghị các cơ quan hữu trách ở Đồng Nai xác minh, xử lý vụ việc ở Đồng Nai mà Báo Thanh Niên phản ánh. Hiện cán bộ Cục Chăn nuôi đang trên đường vào làm việc trực tiếp với Đồng Nai.



    Đề nghị ******* vào cuộc điều tra
    Hôm 29.2, ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết sau khi Báo Thanh Niên đăng bài Kinh hoàng heo siêu nạc, cơ quan này đã cho mời đại diện 2 cơ sở kinh doanh thuốc thú y Duy Hào và Gấu (tại H.Trảng Bom) đến để làm rõ việc bán chất “siêu tạo nạc” cho người chăn nuôi. Theo ông Hải, qua làm việc, bước đầu do 2 cơ sở này chưa thừa nhận việc bán chất cấm và cơ quan thú y chưa lấy mẫu để kiểm tra được nên Chi cục Thú y đã đề nghị UBND H.Trảng Bom tạm đình chỉ giấy phép kinh doanh. Đồng thời, chi cục cũng làm các thủ tục đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc để làm rõ có hay không những sai phạm của 2 cơ sở trên. (Kim Cương)

    Cần xử lý đến cùng
    Sau khi Báo Thanh Niên ngày 27, 28 và 29.2 đăng loạt bài Kinh hoàng heo siêu nạc, rất nhiều bạn đọc đã đề nghị cơ quan chức năng quyết liệt ngăn chặn việc sử dụng hóa chất nguy hiểm để nuôi heo.
    Đúng là kinh hoàng!
    Chăn nuôi sử dụng hóa chất như trong bài báo nêu thì thật là vô lương tâm. Tôi cũng là nông dân, nhưng đọc báo thấy nuôi heo mà mỗi ngày tăng 2 kg thì thật khủng khiếp. Trong thực tế, để cho heo ăn các loại cám, rau thông thường thì để tăng 2 kg, cũng phải kéo dài ít nhất
    5-10 ngày. Cách làm ăn của những người này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến những nông dân chân chính. Một vấn đề nữa cũng cần được các cơ quan chức năng làm rõ là nguồn gốc của loại hóa chất này. Nguyễn Huy (xã Bàu Hàm 2, H.Thống Nhất, Đồng Nai)
    Ngăn chặn ngay
    Thịt heo là một nguồn thực phẩm phổ biến trong bữa ăn gia đình. Vì vậy, nguồn thịt từ heo được chăn nuôi theo công nghệ như báo nêu sẽ gây tai họa nghiêm trọng cho xã hội. Những người chăn nuôi theo kiểu này cũng là một dạng tội phạm, đầu độc người tiêu dùng. Phải có biện pháp ngăn chặn ngay và xử lý đến nơi đến chốn những người vì hám lợi mà đầu độc sức khỏe cộng đồng, không nên để chìm xuồng như vụ xăng dầu mà quý báo đã từng điều tra. (duythao@gmail.com)
    Không để lan rộng
    Tôi hoan nghênh báo đã khui ra việc làm quá đáng với cộng đồng của một số người chăn nuôi heo. Cần phải đấu tranh quyết liệt với cách làm ăn này, nếu không một số kẻ xấu khác khi biết thông tin như vậy cũng sẽ làm theo, lúc đó rất nguy hại. Rất nhiều gương làm giàu chính đáng của nông dân mà Báo Thanh Niên ca ngợi và họ là những người làm ăn chân chính. Còn những kẻ sống trên sinh mạng của đồng loại thì phải bị vạch mặt, xử lý. Văn Duy (TX.Thủ Dầu Một, Bình Dương)
    Cơ quan chức năng ở đâu?
    Bộ máy chính quyền có đầy đủ mọi cơ quan, ban ngành nhưng chưa phát huy được hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn cho người dân. Tôi thấy trong việc này có trách nhiệm của cục thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, *******, quản lý thị trường, kiểm dịch động vật… Không thể để tiếp diễn tình trạng làm ăn vô lương tâm, kinh doanh đe dọa sức khỏe tính mạng của người dân như vậy. Thật quá đáng khi bây giờ ăn uống thứ gì cũng đều bất an, xã hội đang cần nhà nước phải kiên quyết xử lý những kẻ táng tận lương tâm như vậy! Trần Lâm (lamtran67@yahoo.com)
    Ban CTBĐ
    (tổng hợp)​
    Quang Duẩn

    Ma túy chỉ gây hại cho bản thân người nghiện , nhưng chất cấm này thì gây hại cho toàn xã hội , trừ các tu sĩ Phật giáo , thử hỏi có ai không ăn thịt heo ?
    Cho nên cần thiết phải trị bọn buôn hàng cấm này nặng bằng hoặc hơn tội buôn bán ma túy
    !

    :-w:-w:-w:-w:-w
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Philippines quyết liệt, biển Đông sẽ nóng trở lại trong tháng 3
    Thứ tư 29/02/2012 07:03

    (GDVN) - Một số quốc gia vừa đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng vừa xây dựng lực lượng hải quân và liên minh với các quốc gia khác.

    Trung tướng Philippine Juancho Sabban nhận được một cú điện thoại khẩn cấp từ một công ty dầu cho hay, hai tàu của Trung Quốc đã dọa đâm tàu khảo sát của họ. Đáp lại, viên chỉ huy quân sự chỉ đưa ra một thông điệp ngắn gọn nhưng rõ ràng: “Đừng di chuyển, chúng tôi sẽ đến giải cứu”.

    Trong vòng vài giờ sau, một chiếc máy bay giám sát, một tàu tuần tra và một máy bay chiến đấu của Philippines đã đến khu vực tranh chấp Reed Bank trên Biển Đông. Khi đó, các tàu Trung Quốc buộc phải rời đi và từ bỏ ý định đuổi theo con tàu khảo sát Veritas Voyager.

    Tranh chấp trên biển Đông sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới.?
    Sự kiện hồi tháng 3 năm 2011 được coi là một bước ngoặt đối với chính quyền của ông Benigno Aquino. Vị Tổng thống Philippines này đã đưa ra lập trường cứng rắn của mình về chủ quyền, tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Washington và đẩy nhanh những nỗ lực hiện đại hóa quân sự.

    Một thập kỷ căng thẳng về vấn đề Biển Đông đang bước vào một chương mới đầy tranh cãi, khi một số quốc gia đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng trên vùng biển tranh chấp, mặt khác xây dựng lực lượng hải quân của họ và liên minh quân sự với quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ.

    Trong vài ngày tới, Tổng thống Philippines Benigno Aquino sẽ tổ chức một cuộc họp nội các khẩn cấp, nộp đơn phản đối chính thức với Trung Quốc và gửi thư ký quốc phòng của ông và Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang tới Bộ tư lệnh phương Tây tham gia một buổi trình diễn sức mạnh.

    Bên cạnh đó, Diễn đàn Năng lượng dự kiến sẽ khai mạc trong những tháng tới. Các giám đốc điều hành những công ty hàng đầu cho biết, họ dự định đến Reed Bank trong vòng vài tháng tới đây nhằm tiến hành khoan dầu và khí tự nhiên lần đầu tiên ở khu vực này trong nhiều thập kỷ qua.

    Đây là một sự kiện có thể châm ngòi cho một khó khăn quân sự mới đối với chính quyền ông Aquino nếu Trung Quốc phản ứng mạnh hơn.

    Các công ty hàng đầu dự định đến Reed Bank trong vòng vài tháng tới nhằm tiến hành khoan dầu và khí tự nhiên.
    Quân đội Mỹ cũng đã báo hiệu sự trở lại khu vực với các cuộc tập trận quân sự gần Reed Bank với hải quân Philippines dự kiến diễn ra vào tháng 3, bất chấp việc Trung Quốc xem các hoạt động này là sự khiêu khích.

    Ông Ian Storey, một nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore cho rằng, “đây sẽ là một phép thử vị trí của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông”.

    Theo ông, nước này có thể áp dụng chiến thuật tương tự như năm ngoái và quấy rối các tàu hoặc thậm chí, có thể phản ứng mạnh mẽ hơn và điều tàu chiến đến”.

    Các nhà phân tích cho rằng, Reed Bank là một trong những điểm nóng trong tranh chấp lãnh hải ở biển Đông và nó có thể buộc Washington phải can thiệp để bảo vệ các đồng minh của mình.

    Tổng thống Barack Obama đã tìm cách trấn an các đồng minh khu vực mà Washington sẽ coi như là một đối trọng với Trung Quốc mới quyết đoán. Đây cũng là một phần trong chiến dịch của ông nhằm "chuyển" hướng chính sách đối ngoại của Mỹ tập trung vào châu Á sau một thập kỷ chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

    Ông Obama đã đưa ra vấn đề Biển Đông trong một hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương tại Bali cuối tháng 11 năm ngoái mặc dù Bắc Kinh đã yêu cầu không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

    Stephanie Kleine-Ahlbrandt, Giám đốc dự án Đông Bắc Á thuộc nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế bình luận: "Khi một số các quốc gia ở châu Á ủng hộ Mỹ để nhận được hỗ trợ, Bắc Kinh ngày càng lo ngại rằng nước Mỹ muốn cô lập Trung Quốc cả về quân sự và ngoại giao".

    Mỹ và Philippines dự kiến sẽ tiến hành tập trận ở vùng biển ngoài khơi đảo Palawan vào cuối tháng 3 với mục tiêu tập trung vào việc làm thế nào để đối phó với các rắc rối phát sinh trong quá trình tiếp quản giàn khoan dầu trong vùng biển này.

    Hải quân Mỹ đã công bố sẽ điều tàu tác chiến ven bờ USS Independence LCS2 - loại tàu tối tân nhất của hải quân nước này tới "ngã ba đường hàng hải" khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đóng tại Singapore và có thể ở Philippines.

    Ngọc Huyền (Theo Reuters)


    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/REUTE...-Dong-se-nong-tro-lai-trong-thang-3/119040.gd
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Bác Hoa_Sim đánh chứng kinh dị quá?~X~X~X~X
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Ban-doc/480068/Tu-hao-hon-voi-Truong-Sa-Hoang-Sa.html
    Thứ Năm, 01/03/2012, 08:37
    Tự hào hơn với Trường Sa, Hoàng Sa

    TT - Tôi là một trong rất nhiều người đã và đang làm việc trên công trường xây dựng đường Hoàng Sa và Trường Sa.
    Dù chưa một lần đặt chân đến Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng trong mỗi chúng tôi đều cảm nhận rất nhiều về mảnh đất mà cha ông đã xác lập chủ quyền, sinh sống qua nhiều thế hệ và đã đổ không biết bao công sức, máu xương để gìn giữ.



    [​IMG]
    Cầu số 4 và số 5 (P.1, Q.Tân Bình) nối giữa đường Trường Sa (phải) và Hoàng Sa - Ảnh: T.T.D. Bây giờ Hoàng Sa và Trường Sa đã được TP.HCM đặt thành tên hai con đường chạy dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hai tuyến đường này có chiều dài hơn 10km, được đầu tư nâng cấp mở rộng. Đến nay, giai đoạn 1 đã được thi công hoàn tất. Tuyến đường đã được đưa vào sử dụng với mặt đường bằng phẳng, vỉa hè được lót đá, lắp đặt đèn chiếu sáng với hệ thống cây xanh tạo nên một cảnh quan sạch sẽ, thoáng đãng, mát mẻ.
    Chứng kiến cảnh người dân nơi đây tập thể dục, đi bộ trên vỉa hè mỗi buổi sáng, dẫn con đi dạo mỗi buổi chiều với vẻ mặt phấn khởi, những người làm việc trực tiếp trên công trường thi công đường Hoàng Sa và Trường Sa như chúng tôi mới thấy ý nghĩa làm sao!
    Với tiến độ thi công khẩn trương, sự tất bật hối hả của mọi người trên công trường, đường Hoàng Sa và Trường Sa chắc sẽ sớm hoàn thành đưa vào sử dụng giai đoạn 2 vào đầu tháng 9-2012.
    Khi đó dự án vệ sinh môi trường lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng đã hoàn thành, kết hợp với chín cây cầu (từ cầu số 1 đến cầu số 9) bắc ngang kênh sẽ tạo cho khu vực một diện mạo hoàn toàn mới mẻ: xanh - sạch - đẹp, là hình ảnh có thật trong tương lai gần, không còn là giấc mơ nữa. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã có chủ trương đầu tư xây dựng mới cầu Kiệu, cầu Bông, cầu Lê Văn Sĩ và nâng cao tĩnh không cầu Thị Nghè để đường Hoàng Sa - Trường Sa lưu thông thông suốt từ cầu Lê Văn Sĩ đến đường Nguyễn Hữu Cảnh
    Trong một ngày không xa nữa, dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cùng với hai tuyến đường chạy dọc kênh mang tên Hoàng Sa vàTrường Sa không những thuận lợi trong việc đi lại trên bộ mà còn tạo nên khoảng không gian giao thông thủy, vẻ đẹp “trên bến dưới thuyền” tái hiện được đời sống sông nước vốn đã in đậm trong lòng người dân Việt Nam.
    Tôi đã đến Thái Lan và thấy họ khai thác một dòng sông chảy ngang qua thủ đô Bangkok để kinh doanh du thuyền, ẩm thực...tạo được một ấn tượng tốt trong lòng du khách. Tôi mong sao chúng ta cũng có thể tận dụng dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để khai thác kinh doanh du thuyền và kết hợp kinh doanh ẩm thực truyền thống các món ăn Nam bộ vào buổi tối.
    Ngoài hiệu quả kinh tế và phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn sông nước cho người dân địa phương, đây còn là nơi giải trí cho khách du lịch quốc tế, đồng thời giới thiệu thêm với họ về Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta.
    Và nhiều người đã hình dung về một Trường Sa - Hoàng Sa nằm ngay nội thành đi qua các quận 1, 3, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Tôi nghĩ nếu lấy tên các đảo nhỏ gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam đặt tên cho các cây cầu bắc ngang kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (ví dụ như cầu Đá Lớn, Đá Nhỏ, Đá Đông, Đá Nam, Đá Họp, Sinh Tồn, Song Tử...), chắc chắn sẽ tái hiện một hình ảnh Hoàng Sa - Trường Sa sống động hơn nơi trung tâm TP.HCM, tạo điều kiện cho mỗi người dân hiểu thêm sâu sắc về chủ quyền biển đảo quê hương, tự hào hơn với Hoàng Sa và Trường Sa
    TRẦN VĂN TƯỜNG
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thực tế TTCK VN nó thế !
    Cổ phiếu cơ bản tốt mà đội lái dìm hàng thì mãi vẫn không lên .
    Cổ phiếu lỗ liền 3 năm mà có đội lái ủn thì tăng ầm ầm !
    Cho nên cứ bám đội lái thì có ăn , mà cãi lại thì y như rằng là móm nặng !
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    01/03/2012 | 07:04
    Trung Quốc đã giảm va chạm ở Biển Đông (?)
    (Dân Việt) - Ngày 28.2, Đô đốc Robert Willard - chỉ huy quân sự cấp cao của Mỹ nói, va chạm giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông đã ít hơn. Ông cho rằng, đó là do đường lối cứng rắn của Washington và các đồng minh.
    Chính quyền của Tổng thống Brack Obama đang ngày càng tập trung hơn vào khu vực châu Á, thúc đẩy quan hệ thương mại và tiến tới duy trì sức mạnh của các lực lượng Mỹ tại khu vực này mặc dù Mỹ đang phải thực hiện cắt giảm ngân sách dành cho quân sự.

    Trung Quốc thường sử dụng các tàu ngư chính và tàu hải giám để quấy nhiễu tàu cá của các nước trên Biển Đông.
    Đô đốc Robert Willard - chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, lực lượng bao quát toàn bộ châu Á, đã đưa ra những lời lẽ hòa giải với Trung Quốc trước Quốc hội.
    Phát biểu trước Ủy ban Quân dịch của Thượng viện Mỹ, ông Willard cho biết: "Chúng tôi nhận thấy từ đầu năm 2012 tới nay đã có ít va chạm hơn giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tại Biển Đông so với những năm trước. 2010 là năm đáng nhớ vì xảy ra nhiều va chạm trên Biển Đông”.
    Đô đốc Willard cho biết Trung Quốc - quốc gia có chi tiêu cho quân sự tăng mạnh trong những năm gần đây, đã liên tục đưa ra những tuyên bố chủ quyền và thách thức các tàu hoạt động tại vùng biển đang có tranh chấp gay gắt này.
    Tuy nhiên, ông nói rằng những tuyên bố rất mạnh mẽ của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dường như đã có tác động lớn tới Trung Quốc. Ông cho rằng những lời bình luận công khai như vậy đã khiến Trung Quốc phải lùi một bước và xem xét lại những tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông.
    Đô đốc Willard cũng cho biết, sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông là vô cùng quan trọng do có một lượng hàng hóa trị giá tới 5.300 tỷ USD lưu thông qua khu vực này mỗi năm và 1/5 trong số này là hàng hóa trao đổi thương mại của Mỹ.
    Ông khẳng định: "Quân đội Mỹ phải hiện diện tại khu vực nhằm đảm bảo an ninh cho con đường giao thông trên biển này và bảo vệ việc trao đổi thương mại quan trọng của Mỹ cũng như của các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực".
    Các quan chức cấp cao ASEAN ngày 28.2 đã nhóm họp tại Hà Nội để đưa ra một quan điểm chung của khối đối với những tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông. Các quan chức cấp cao ASEAN đã nhất trí nhóm họp vào đầu tháng 4 tại Campuchia để tiếp tục thảo luận các bước tiếp theo.
    Tuy nhiên, trái với những nhận định lạc quan của ông Willard, Tân Hoa xã mới đây đưa tin, chính quyền Trung Quốc vừa triển khai thêm 200 nữ binh sĩ vào lực lượng hải giám để tham gia các hoạt động tuần tra ở khu vực đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, số binh sĩ này được đào tạo tại một căn cứ thuộc Hạm đội Nam Hải, vốn hoạt động ở Biển Đông, và “sẵn sàng xung phong ra tuyến đầu”.
    Ngoài ra, giới chức Trung Quốc tuyên bố sắp tới sẽ tổ chức “tuần tra phối hợp chặt chẽ trên các vùng biển”. Tân Hoa xã đưa tin các đội hải giám sẽ triển khai 9 tàu kết hợp 4 máy bay trực thăng để tuần tra liên tục hàng ngày. Hiện nay, lực lượng hải giám của Trung Quốc đã lên đến 8.000 người và được phân bổ theo sơ đồ tổ chức của hải quân Trung Quốc khi chia thành 3 tổng đội: Đông Hải, Bắc Hải và Nam Hải.

    Với những diễn biến này, giới quan sát bình luận, có thể Biển Đông sẽ “nóng” trở lại bởi các cuộc tìm kiếm dầu khí trong tương lai.
    Quang Minh (tổng hợp


    http://danviet.vn/78417p1c26/trung-quoc-da-giam-va-cham-o-bien-dong.htm
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/480084/Phan-doi-Trung-Quoc-danh-dap-ngu-dan-Viet-Nam.html

    Thứ Năm, 01/03/2012, 08:06 (GMT+7)
    Phản đối Trung Quốc đánh đập ngư dân Việt Nam


    TT - 11 ngư dân trên tàu cá QNg 90281TS của tỉnh Quảng Ngãi đã bị phía Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp, ngăn cản không cho vào quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tránh gió ngày 22-2. Họ bị phía Trung Quốc đánh đập, lục soát lấy tài sản.
    Trước sự việc này, ngày 29-2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị lên án hành động trên của phía Trung Quốc đã “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần đối xử nhân đạo đối với ngư dân, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho ngư dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, trái với tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)”.
    Người phát ngôn cho hay đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc không để tái diễn những hành động sai trái tương tự và bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
    H.GIANG

    Phản đối hoài mà tụi nó cứ bắt dân mình đánh hoài thì làm sao đây ?
    Tại sao chỉ phản đối mà không bắt nó phải bồi thường thiệt hại về tài sản và danh dự nhân phẩm cho người bị hại ?
    Hay các vị chỉ phản đối lấy lệ ?


    [r37)][r37)][r37)]
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967




Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này