Biển Đông trong trái tim chúng ta - Nóng trong ngày tập 3.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 22/02/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4485 người đang online, trong đó có 322 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 28791 lượt đọc và 1016 bài trả lời
  1. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    [​IMG]

    Hoa_Sim sao nỡ vô tình
    Để Em đứng đó một mình ngóng trông
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Nam Sơn có thích Minh Hằng ...
    Cưa sừng làm nghé , đóng răng giả vào !
    Tháng hai lần nhớ nhuộm đầu ...
    Sâm nhung tẩm bổ , yến sào nấu canh !
    Đáng bác nhưng cứ xưng anh !
    Biết đâu nàng sẽ thương tình đoái trông !
    Vài tuần Sơn sẽ teo mông ...
    Thoắt qua vài tháng Sơn không còn gì !

    Hì hì hì !!!

    \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/

    Chào bác , tui đi măm đây !

    [r2)][r2)][r2)]
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em Tím iu ui ![r32)][r32)][r32)][};-[};-[};-[};-[};-[};-
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    3 rủi ro đáng sợ nhất đối với kinh tế Trung Quốc










    [​IMG]
    Khi nhìn về trung hạn, chính phủ Trung Quốc sẽ phải đối đầu với vấn đề bắt nguồn từ chính vai trò quá lớn của chính phủ trong nền kinh tế.
    Nếu mọi thứ với Trung Quốc vẫn ổn, kinh tế Trung Quốc có thể vượt Mỹ, tính theo giá trị USD hiện tại, vào năm 2021.

    Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ đạt đến mức thấp trong nhóm các nước có thu nhập cao hiện nay. Bất chấp việc động lực kinh tế Trung Quốc vẫn vững mạnh, kinh tế Trung Quốc đối đầu với nhiều rủi ro trong thập kỷ tới.

    Trước tiên, kinh tế Trung Quốc đối đầu với tình trạng trì trệ, hoặc có thể nói là suy thoái của châu Âu. Trong thập kỷ qua, tăng trưởng xuất khẩu chiếm tới 30% trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nói chung và khoảng 30% hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Liên minh châu Âu. Nếu tình hình tại châu Âu tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ đi xuống.

    Việc thắt chặt chính sách vĩ mô một cách thái quá, đặc biệt nhóm chính sách nhắm vào thị trường bất động sản có thể khiến rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm tăng cao. Giá nhà tại gần như tất cả các thành phố của Trung Quốc đang giảm do biện pháp quá chặt chẽ của chính phủ.

    Trên thực tế, tình hình hiện nay cũng giống như khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Trong khoảng thời gian vài năm trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, chính phủ Trung Quốc không ngừng áp dụng biện pháp kiềm chế lạm phát và dường như đang “hạ cánh an toàn”. Tác động từ cuộc khủng hoảng và chính sách tiết kiệm đã khiến Trung Quốc rơi vào vài năm giảm phát và tăng trưởng kinh tế kém.

    Ngày nay khi nhìn về trung hạn, chính phủ Trung Quốc sẽ phải đối đầu với vấn đề bắt nguồn từ chính vai trò quá lớn của chính phủ trong nền kinh tế. Mới đây, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo Trung Quốc về hậu quả của việc chậm cải tổ các tập đoàn nhà nước, hoạt động của nhóm tập đoàn này đang cản trở rất lớn con đường tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Cuối cùng, nó chỉ như một triệu chứng của căn bệnh khác tồi tệ hơn: vai trò thống trị của chính phủ trong các vấn đề kinh tế.

    Không chỉ kiểm soát trực tiếp từ 25 đến 30% GDP, chính phủ còn nắm phần lớn nguồn lực tài chính. Những năm gần đây, khoảng hơn 1/3 tín dụng ngân hàng được dành cho cơ sở hạ tầng, chủ yếu được các công ty của chính phủ xây dựng. Trên thực tế, chính phủ Trung Quốc cũng đã nhận ra một số sai lầm, chấp nhận từ bỏ một số dự án đường sắt cao tốc đã được xây dựng từ trước. Dù vậy, hoạt động đầu tư quá mức của chính phủ cũng hiển hiện rõ tại các khu công nghiệp và công nghệ cao.

    “Cơn sốt” đầu tư của Trung Quốc khiến nhiều người nhớ lại Nhật thập niên 1980 khi đó đường sắt cao tốc được xây dựng đến cả khu vực xa xôi nhất của Nhật. Phần lớn các tuyến đường sắt hoạt động nhờ trợ cấp của chính phủ cho đến tận ngày hôm nay. Và dù các chương trình trợ cấp có thể mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho một số đối tượng, nó ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng nội địa.

    Tiêu dùng kém đi, tăng trưởng kinh tế sẽ yếu đi. Tỷ lệ đóng góp của tiêu dùng vào tổng GDP đã giảm từ mức 67% vào giữa thập niên 1990 xuống mức dưới 50% trong những năm gần đây.

    Vấn đề bất bình đẳng tại Trung Quốc đang trở nên rõ ràng hơn. Khả năng tiếp cận giáo dục đang phân hóa cả về mặt xã hội và địa lý. Dù chất lượng giáo dục khu vực đô thị cải thiện, trẻ em tại khu vực nông thôn phải chấp nhận tình trạng chất lượng giáo dục đi xuống bởi giáo viên giỏi chỉ muốn ra thành phố kiếm tiền. Hơn nữa, xét đến chênh lệch thu nhập giữa thành phố và nông thôn, giáo dục ở nông thôn thực ra còn đắt đỏ hơn thành phố.

    Hậu quả, trẻ em nông thôn gia nhập thị trường lao động khi chúng lớn lên mà không có bằng đại học. Trong số khoảng 140 triệu lao động nhập cư tại Trung Quốc, khoảng 80% chỉ được đi học khoảng 9 năm, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu tại các nước thu nhập cao.

    Dù tuyên bố muốn giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập, chính phủ Trung Quốc thực ra đang khiến nó trở nên căng thẳng hơn thông qua chính sách trợ cấp cho các công ty sản xuất, ủng hộ các ngành cần nhiều vốn phát triển và duy trì lĩnh vực tài chính không hiệu quả.

    Tuy nhiên vẫn phải kể đến một số tín hiệu tích cực, chính phủ đã công bố luật mới cho việc đăng ký hộ khẩu của các gia đình. Ngoại trừ thành phố lớn, nay người dân Trung Quốc có thể tự chọn nơi đăng ký hộ khẩu cho mình sau 3 năm cư trú. Như vậy, con em người nhập cư cũng có quyền tiếp cận với giáo dục tương đương như trẻ eom sống ở khu vực khác phát triển hơn.

    Chính sách đối với hộ khẩu chỉ coi như khởi đầu, chính phủ Trung Quốc còn rất nhiều việc phải làm.

    Đình Hảo

    Theo TTVN
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em ptkh ui lại sắp qua 100 trang rùi !!![r2)][r2)][r2)][};-[};-[};-[};-[};-
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
  7. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Hải quân VN tiếp nhận hai tàu chiến hiện đại
    Cập nhật lúc 16h48" , ngày 01/03/2012 -
    Ngày 1/3, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng 5 Hải quân tổ chức lễ tiếp nhận hai tàu Hải quân HQ-264 và HQ-265, được biên chế về Lữ đoàn 127, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, tuần tiễu, quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc.
    Đại tá Trần Bá Lăng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127 cho biết: Đây là sự tin tưởng tuyệt đối của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, BTL Quân chủng, BTL Vùng 5 đối với cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn trong việc quản lý, khai thác, sử dụng VKTBKT. Toàn đơn vị sẽ không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, tích cực chủ động nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ kiến thức, khai thác hiệu quả và từng bước làm chủ tàu thuyền hiện đại; thực hiện nghiêm, đúng, đủ quy trình, vận hành, thao tác đúng tính năng kỹ thuật, chiến thuật, kiên quyết không để xảy ra hư hỏng.

    Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính ủy Quân chủng Hải quân nhấn mạnh: Đây là loại tàu chiến đấu được trang bị hệ thống vũ khí có ưu thế về tự động điều khiển, góp phần nâng cao sức chiến đấu, cũng như năng lực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển xa, khẳng định bước đột phá về tư duy làm chủ khoa học kỹ thuật quân sự theo hướng công nghệ tự động hóa của cán bộ, chiến sĩ BTL Vùng 5 Hải quân.

    Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Đô đốc Trần Thanh Huyền chỉ đạo: Cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trên hai tàu cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, tích cực huấn luyện từ đơn giản đến phức tạp, từng bước làm chủ và khai thác có hiệu quả VKTBKT. Đặc biệt, chú trọng xây dựng nề nếp chính quy, quản lý, rèn luyện kỷ luật, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và VKTBKT.

    Sau đây là một số hình ảnh:
    [​IMG]

    Toàn cảnh buổi lễ tiếp nhận hai tàu Hải quân HQ-264 và HQ-265

    [​IMG]

    Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, Chính ủy Quân chủng Hải quân và các đại biểu tham quan TBVK trên tàu Hải quân HQ-264.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    http://images.vnmedia.vn/images_upload/2012/vnm_2012_430081.jpg





    (theo QĐND)

    Từ khóa:
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120301120135741CA34/he-luy-so-huu-cheo-co-phan-ngan-hang.chn

    Hệ lụy sở hữu chéo cổ phần ngân hàng










    [​IMG]
    Tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý trở nên phức tạp. Nếu không được kiểm soát đúng mức, rủi ro hệ thống không phải là không có.
    Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác. Sau khi thoái vốn khỏi Ngân hàng TMCP Gia Định (tên mới là Bản Việt), Vietcombank đang còn là cổ đông của SaigonBank, Eximbank, Quân đội, Phương Đông... với tỷ lệ nắm giữ tại mỗi nơi khác nhau.


    Việc tham gia của Vietcombank vào những tổ chức tín dụng đó là dấu ấn của quá khứ. Nhiều năm trước, khi việc thành lập hệ thống ngân hàng cổ phần được thực thi, Nhà nước chủ trương phải có đại diện của mình trong mỗi ngân hàng và Vietcombank đã góp vốn với tư cách cổ đông nhà nước.


    Sự hiện diện của Vietcombank nhằm mục đích giúp Nhà nước hạn chế những hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có từ phía các ngân hàng cổ phần. Trong bối cảnh bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Ngoài ra xét từ góc độ nghiệp vụ, Vietcombank đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với tất cả các ngân hàng họ góp vốn, thậm chí chia sẻ cả nhân lực. Trong đội ngũ lãnh đạo của không ít ngân hàng hiện tại, một số người gốc gác là từ Vietcombank.


    Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng, như vậy, không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Những năm 2006-2007, một số ngân hàng cổ phần góp vốn vào việc khai sinh những ngân hàng mới ở vai trò cổ đông lớn. Theo Luật các tổ chức tín dụng, họ chỉ được sở hữu tối đa 11% vốn của một ngân hàng. Để lách quy định trên, có ngân hàng lập các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các công ty này cũng trở thành cổ đông của ngân hàng mới. Kết quả là những nhóm cổ đông có mối quan hệ ràng buộc đã khống chế hoạt động của ngân hàng nơi họ sở hữu cổ phần chi phối.


    Cơ chế “xóa sổ” sẽ hình thành?


    Sở hữu chéo cổ phần về bản chất không đơn giản chỉ là giữa các ngân hàng. Nó liên quan đến các doanh nghiệp, nhất là một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước - những đơn vị đang bắt buộc thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Trong đợt xếp loại các tổ chức tín dụng vừa qua, thành phần của nhóm 4 (nhóm yếu kém, không được tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng đầu năm) bao gồm chủ yếu các ngân hàng mới ra đời và cá biệt có ngân hàng lâu năm nhưng vướng vào các khoản nợ xấu lớn.


    Việc rút vốn của doanh nghiệp sẽ để lại khoảng trống về năng lực tài chính của những ngân hàng nhóm 4. Tuy nhiên vấn đề không dừng lại ở đấy. Tháo gỡ sở hữu chéo đòi hỏi trước hết phải xử lý nợ xấu. Khi nợ xấu đã giải quyết xong, những ngân hàng này cũng không thể tự đứng trên đôi chân của mình do năng lực quản trị và sức cạnh tranh yếu. Họ phải sáp nhập vào những ngân hàng khác và sự biến mất của một số cái tên là điều không tránh khỏi.


    Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần kể: “Chúng tôi được gợi ý xem xét ngân hàng X. Công bằng mà nói ngân hàng này có bộ máy nhân sự và mạng lưới không đến nỗi nào, nhưng nợ xấu lớn quá. Giải quyết xong là coi như hết vốn điều lệ, chúng tôi đành từ chối”.


    Hầu hết ngân hàng cổ phần lành mạnh không muốn “dính líu” đến ngân hàng nhóm 4. Bây giờ Ngân hàng Nhà nước chỉ còn trông cậy vào Vietinbank, BIDV, Vietcombank để thực hiện tiến trình tái cơ cấu. Sở hữu chéo sẽ được giải quyết dứt điểm. Không còn cơ chế, thí dụ Vietcombank, nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần ngân hàng X nói trên, mà là Vietcombank mua ngân hàng đó theo giá trị còn lại được kiểm toán xác định, sau đó có thể gộp lại, ghi nhận tăng vốn điều lệ cho Vietcombank, còn ngân hàng kia bị xóa sổ. Nếu đó là ngân hàng niêm yết, khả năng sẽ bị hủy niêm yết trước khi bị mua là điều có thể xảy ra.


    Không giống như giữa các doanh nghiệp, công ty bị mua trở thành công ty con của đơn vị đi mua, ngân hàng bị mua có thể bị cơ cấu lại, trở thành chi nhánh của ngân hàng đi mua. Tại sao ư? Tại vì không thể tồn tại một ngân hàng con trong khuôn khổ một ngân hàng lớn kiểu ngân hàng mẹ - ngân hàng con được. Một ngân hàng thương mại là một khối thống nhất, nó có thể có các công ty hoạt động chuyên về nghiệp vụ riêng như công ty mua bán nợ, khai thác tài sản; công ty cho thuê tài chính; công ty chứng khoán...nhưng không thể có ngân hàng X trực thuộc Vietcombank chẳng hạn.


    Sở hữu chéo và nhóm lợi ích


    Vào cuối năm ngoái Việt Nam có 37 ngân hàng TMCP. Sau khi SCB, Tín Nghĩa, Đệ Nhất hợp nhất, còn lại 35 ngân hàng. Trong số này, như tuyên bố của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến, có mươi ngân hàng không lành mạnh, cần tiếp tục tái cơ cấu. Khoảng 20-25 ngân hàng cổ phần là số lượng mà cơ quan quản lý cho rằng thích hợp và hướng tới.


    Tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Một mặt những ngân hàng liên kết có thể tạo dựng sức cạnh tranh mạnh hơn trong việc hợp vốn cho vay dự án tầm cỡ, hỗ trợ thanh khoản lẫn nhau, chia sẻ thông tin về khách hàng... Mặt khác, nếu không được kiểm soát đúng mức, nó cũng tạo điều kiện cho việc cho vay tập trung vào những đối tượng có quan hệ với cổ đông lớn, dồn tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán. “Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.


    Từ liên minh đến hình thành những nhóm lợi ích trong lĩnh vực ngân hàng là khoảng cách ngắn. Trong khi các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành có xu hướng tiếp thị chính sách để việc ban hành chúng gần hơn với thực tế cuộc sống, thì các nhóm lợi ích tỏ ra không kém sắc sảo trong vận động hành lang nhằm làm cho cơ chế, chính sách nghiêng về phía bảo vệ quyền lợi của họ.


    Nếu cơ chế càng không minh bạch, công khai, nhóm lợi ích càng dễ hiện hữu. Thí dụ gần nhất là phân loại ngân hàng. Có tổ chức tín dụng đang là con nợ của những khoản vay lớn liên ngân hàng, vừa được tái cấp vốn nhưng vẫn được tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. Có ngân hàng nợ xấu thấp, chấp hành nghiêm chỉnh quy định, không bao giờ vi phạm trần lãi suất hay tỷ lệ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích...song vẫn chỉ được tăng trưởng tín dụng 8%. Và trên hết, dư luận vẫn chưa thể biết một cách chính xác nhóm bốn cụ thể có tên những ngân hàng nào.


    Một ngân hàng khi được hỏi về hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay đã trả lời thế này: “Chỉ tiêu tăng trưởng của chúng tôi dưới 15%”. Lập lờ như thế khiến dư luận có thể hiểu ngân hàng đó thuộc nhóm 2, 3 hay 4 cũng đều được cả.



    Theo Lưu Hảo
    TBKTSG
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Út tuân lệnh ! [};-[};-[};-[};-[};-
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 5 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: hoatimbanglang, ptkh, Thai_Duong

    Chào hai anh em cô út. Hai anh em thức khuya nhỉ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này