Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 4.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 02/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5124 người đang online, trong đó có 494 thành viên. 21:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34095 lượt đọc và 1197 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Hải giám, ngư chính ráo riết hiện đại hóa
    Cập nhật lúc :9:11 AM, 13/03/2012
    Trong bối cảnh các vấn đề tranh chấp lãnh hải có xu hướng leo thang, lực lượng Hải giám (CMS) đang được Trung Quốc đầu tư với quy mô lớn gấp đôi, gấp ba.

    Thực hư hải giám, ngư chính (kỳ 2)

    >> Kỳ 1: Hải giám, ngư chính dưới 'ô' dân sự

    (Đất Việt) Việc đầu tư nhằm mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường tuần tra biển.

    Bên cạnh lực lượng hải quân chính quy, hiện Trung Quốc có tới 8 loại hình tàu chuyên dụng khác cùng phối hợp hoạt động trên biển. Trong số đó, Hải giám là lực lượng được xem là đông đảo và hiện đại nhất với các tàu lớn không thua kém tàu chiến.

    Hướng tới “giám sát đa kênh”

    Theo thông tin từ Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, tính đến cuối năm 2011, lực lượng Hải giám có khoảng gần 10.000 thành viên, với hơn 300 tàu (được đóng từ năm 1950 - 2011), trong đó có 30 tàu tải trọng trên 1.000 tấn, 10 máy bay với 4 trực thăng.

    Một số tàu Hải giám lớn của Trung Quốc hiện nay là Hải giám 50 (dài 98 m, tải trọng 3.336 tấn), Hải giám 83 (98 m, 3.276 tấn), Hải giám 52 (95 m, 2.421 tấn), Hải giám 51 (88 m, 1.937 tấn), Hải giám 15 và 84 (88 m, 1.870 tấn), Hải giám 23, 26, 66 và 75 (75 m, 1.149 tấn), Hải giám 27 (76 m, 1.124 tấn), Hải giám 17, 46 và 71 (74 m, 1.100 tấn).

    Lực lượng này còn có 2 tàu tuần duyên lớp Hải Nam của Hải quân Trung Quốc chuyển sang, máy bay giám sát bờ biển Y-12, trực thăng giám sát biển B-7112 (hãng trực thăng bờ biển ở Quảng Châu sản xuất), hoặc trực thăng Z-9.

    [​IMG]
    Tàu hải giám 66 của Trung Quốc.​

    Theo thông tin mới nhất, hiện Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng lực lượng này lên tới 15.000 nhân viên vào năm 2020. Đến năm 2015, lực lượng này sẽ có 16 máy bay, còn số tàu biên chế sẽ là 350 chiếc vào năm 2015 và 520 chiếc năm 2020. Một trang mạng quân sự Trung Quốc dẫn lời quan chức của CMS cho biết, trong những năm tới, các tàu có lượng giãn nước lớn từ 1.000 - 3.000 tấn sẽ là thành phần chủ chốt của lực lượng này.

    Bên cạnh đó, hệ thống chỉ huy ra quyết định phức hợp ba chiều không - bộ - biển của CMS đang được xây dựng sẽ hướng tới thu thập thông tin thực thi luật pháp giám sát biển đa kênh, quản lý điều tra hiện trường thực tại, thông tin thời gian thực cũng như chỉ huy ra quyết định nhanh chóng. Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ còn cho rằng, Hải quân Trung Quốc nỗ lực tăng cường ảnh hưởng thông qua những tàu dân sự thường xuyên tuần tra trên các vùng biển tranh chấp.

    Vượt qua mức ứng dụng cho nhiệm vụ dân sự

    Trung Quốc đang ráo riết áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong hệ thống những tàu chuyên dụng trên biển, gồm cả hải giám. Nhiều ứng dụng thậm chí còn vượt quá mức độ sử dụng cho các nhiệm vụ dân sự thông thường.

    Theo chuyên gia James C. Bussert, Trung tâm Tác chiến mặt nước Hải quân Mỹ có trụ sở tại bang Virginia, một trong những tàu hải giám mới nhất của Trung Quốc có tải trọng 600 tấn rất hiện đại với các khoang rộng dài 66,5 mét, rộng 8,8 mét, vạch mớm nước 4,5 mét. Tàu này có thể chở thủy thủ đoàn 45 người, di chuyển với tốc độ khoảng 23 hải lý/h. Cũng theo ông Bussert, loại tàu mới này có thể được trang bị súng máy 14,5 mm. Ngoài ra, tàu còn có hệ thống định vị và thông tin liên lạc vệ tinh với hệ thống tiếp nhận INMARSAT-F.

    Về khả năng định vị, các tàu hải giám mới đóng thường được trang bị hệ thống GPS do tập đoàn CHINAGPS Incorporated and CHINALBS Incorporated (Trung Quốc) sản xuất. Các radar định vị sử dụng trên các tàu mới đóng thường là mẫu Japan Radio Corporation JMA 5300 với các ăng-ten 10 kilowatt và 25 kilowatt hoạt động ở tần số 9.410 MHz. Các tàu này cũng thường được trang bị 2 động cơ do Đức hoặc Pháp thiết kế, sản xuất tại Trung Quốc.

    Tuy nhiên, cũng có tàu lắp 2 động cơ diesel 1.200 tấn/trục, hoặc một động cơ diesel 1.100 tấn/trục. Trong số các tàu hiện nay, duy nhất tàu Hải giám 83 với lượng giãn nước 3.000 tấn là trang bị động cơ đẩy điện với chân vịt bầu xoay ABB của Đan Mạch.

    Trong biên chế của CMS, Hải giám 50 được xem là tàu lớn nhất, được trang bị kỹ thuật tiên tiến nhất, với chiều dài là 98 mét, chiều rộng là 15,2 mét, vạch mớm nước 7,8 mét, lượng giãn nước là 3.336 tấn.

    [​IMG]
    Trực thăng Z-9 trên boong tàu Hải giám 50.​

    Hải giám 50 chịu trách nhiệm tuần tra, giám sát trên biển Hoa Đông từ tháng 11/2011. Trên tàu được trang bị hệ thống ổn định, chịu được rung lắc bão cấp 12 với hệ thống định vị vệ tinh, hệ thống dẫn đường. Tàu này cũng được trang bị máy bay trực thăng đa nhiệm hiện đại nhất do Trung Quốc sản xuất Z-9A theo giấy phép của Tập đoàn Eurocopter.

    Trước đó, tháng 5/2011, Trung Quốc đã đưa tàu Hải giám 84 vào biên chế Tổng đội Nam Hải, giám sát biển Đông. Đây là 1 trong 7 con tàu hải giám thuộc giai đoạn 2 của chương trình đóng tàu hải giám và máy bay của Cục Quản lý Hải dương Quốc gia Trung Quốc. Do Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc thiết kế và Công ty Công nghiệp tàu Võ Xương đóng, Hải giám 84 dài 88 mét, rộng 12 mét, trọng tải 1.740 tấn. Hành trình dài nhất trong 1 lần nạp nhiên liệu của tàu này là 5.000 hải lý.

    Hải giám 84 được trang bị hệ thống bộ đàm hướng dẫn lái tiên tiến nhất thế giới hiện nay, mũi tàu vát, có trang bị giảm lắc. Ngoài ra, nó còn được trang bị máy dò độ sâu tới 5.000 mét, thiết bị cảm ứng đo vận tốc dòng nước (ACDP) hay máy tời thủy lực. Trên tàu Hải giám 84 có máy bay trực thăng B-7112, do Trung Quốc tự chế tạo.

    Có 3 tổng đội trong biên chế của CMS. Tổng đội Bắc Hải có trụ sở ở Thanh Đảo, gồm các đội tàu Hải giám số 1, 2 và 3, đội hàng không, trạm liên lạc và thực thi pháp luật. Tổng đội Đông Hải có trụ sở ở Thượng Hải biên chế 3 đội hải giám, hàng không và thông tin liên lạc. Tổng đội Nam Hải (trụ sở ở Quảng Châu) có 3 đội tàu hải giám, hàng không và thông tin liên lạc. Ngoài ra, CMS còn có 11 chi đội hải giám cấp tỉnh, 50 chi đội cấp thành phố, thị xã và 170 chi đội cấp huyện nằm dọc theo bờ biển Trung Quốc.
  2. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
  3. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Các bác chiến tiếp nhé, mình đi cầu lông ầu lá chút [r32)]
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tím đi Sim biết tặng thơ ai ?
    Lại ngẫn ngơ mơ mấy chân dài ?
    Chân dài để ngắm , không yêu được !
    Dẫu mơ cũng chẳng có tương lai !
    Ai ơi ai hiểu cho ai ...
    Ai thương ai nhớ ai ngày lẫn đêm ...
    Ai đi ai lại buồn thêm ...
    Buồn len lén nhẹ nhàng chen vào hồn ...

    =((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    MỸ KIỆN TRUNG QUỐC VÌ HẠN CHẾ XUẤT KHẨU ĐẤT HIẾM
    Mỹ được dự báo sẽ đưa đơn kiện Trung Quốc với WTO về việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm vào hôm nay, ngày 13/3.-------------
    Ủy Ban châu Âu và Nhật Bản được dự báo sẽ ủng hộ Mỹ khi nước này kiện Trung Quốc vì hạn chế xuất khẩu đất hiếm.
    Trung Quốc đã đề ra hạn ngạch cho xuất khẩu đất hiếm, phần lớn số đất hiếm được xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.
    Mỹ cho rằng bằng việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm, Trung Quốc có thể đẩy giá đất hiếm lên rất cao, buộc các công ty nước ngoài phải chuyển tới đây mới có thể tiếp cận nhóm nguyên liệu này.
    Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới khi sản xuất hơn 95% số đất hiếm toàn cầu.
    Cũng có nỗi e ngại về việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm nhằm đảm bảo giá thành nguyên vật liệu trong nước ở mức giá thấp. Việc này sẽ đem lại lợi thế cho các nhà sản xuất nước này.
    Tuy nhiên Trung Quốc đã bác bỏ luận điệu trên, và cho rằng động thái này nhằm hạn chế những ảnh hưởng xấu đến môi trường khi việc khai thác ngày càng nhiều.-------------
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Đường ray cao tốc Vũ Hán 'sập vì mưa'


    Cập nhật: 14:55 GMT - thứ hai, 12 tháng 3, 2012

    [​IMG] Trung Quốc rất tự hào về các tuyến xe lửa cao tốc


    Mưa to làm sập một đoạn đường xe lửa siêu tốc vừa mới xây xong tại tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, theo truyền thông nước này.
    Đoạn kè đường xe lửa gần Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc bị sụt 300 mét sau cơn mưa lớn hôm thứ Sáu tuần trước.
    Tuyến đường này dự kiến hoàn tất vào tháng 5 và hiện mới chỉ cho chạy thử.
    May mắn là không có tai nạn gì xảy ra nhưng vụ việc khiến giới chức Trung Quốc phải xấu hổ vì hiện đang có dự án đầy tham vọng nhằm phát triển các tuyến xe lửa siêu tốc trên cả nước.
    Phóng viên BBC Michael Bristow ở Bắc Kinh cho hay vụ việc làm giảm uy tín của ngành hỏa xa Trung Quốc.
    Đây là tuyến xe lửa siêu tốc Hán - Nghi nối Vũ Hán, thủ phủ của Hồ Bắc và Nghi Xương nằm về phía Tây.
    Chỉ mưa to thôi đã làm sập phần móng của đoạn đường nhưng công ty thực hiện công trình ban đầu còn bác bỏ ý kiến phê phán.
    Họ nói thông tin đường ray bị sập là "không đúng" và mà coi đây chỉ là một phần của quá trình chỉnh sửa nền đường xe lửa trước khi chạy thử.
    Tuy thế, vụ việc đã gây phẫn nộ trên mạng Internet ở Trung Quốc vì dân mạng không thỏa mãn với giải thích như vậy.
    Chẳng hạn có người dùng mạng Sina Weibo từ Nghi Xương viết: "Thật may mắn là nó sập sớm chứ nếu không thì sẽ thành thảm họa sau khi đưa vào sử dụng".
    Người khác từ Vũ Hán nói, "Tôi từng mong có chuyến tàu yên ả về nhà nhưng nay thì tốt nhất là không trông đợi gì."
    Các phóng viên của BBC nói lãnh đạo Trung Quốc từng ca ngợi kế hoạch xây mạng hỏa xa cao tốc và siêu tốc nhưng các công trình này cũng không tránh khỏi vấn đề.
    Mùa hè năm ngoái, 40 người đã bị thiệt mạng vì tàu siêu tốc gặp nạn ở tỉnh Chiết Giang.
    Ngoài ra, người ta cũng nói các dự án xây cất có vấn đề tham nhũng nặng.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120313/han-trung-cang-thang-vi-dao-tranh-chap.aspx
    Hàn - Trung căng thẳng vì đảo tranh chấp


    13/03/2012 3:23
    Hàn Quốc tuyên bố vẫn kiểm soát đảo đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu và sẽ hành động cứng rắn nếu Trung Quốc xâm phạm quyền tài phán tại đây.


    Yonhap dẫn tuyên bố của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ngày 12.3 khẳng định nước này sẽ duy trì quyền kiểm soát phần nhô lên của đảo đá ngầm Ieodo mà Trung Quốc gọi là Tô Nham Tiêu trên biển Hoa Đông. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Tân Hoa xã trích lời Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc Lưu Tứ Quý nói đảo đá ngầm trên thuộc chủ quyền nước này và sẽ tăng cường tuần tra tại đây. Ông Lưu còn tuyên bố khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật và biển Đông cũng nằm trong diện sẽ được tăng cường tuần tra. Cũng trong ngày 12.3, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc triệu tập đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul để yêu cầu làm rõ về tuyên bố của Cục trưởng Lưu.


    [​IMG]
    Trạm nghiên cứu hải dương của Hàn Quốc ở Ieodo/Tô Nham Tiêu - Ảnh: Panoramio.com
    Đảo đá ngầm Ieodo/Tô Nham Tiêu nằm trong khu vực chồng chéo giữa hai vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Hàn Quốc và Trung Quốc. Ieodo/Tô Nham Tiêu cách đảo cực nam Marado của Hàn Quốc 149 km về phía tây nam nhưng cách xa đến 247 km so với đảo gần nhất thuộc Trung Quốc là Đồng Đảo. Vì thế, Seoul luôn khẳng định quyền kiểm soát đối với nơi này. Ngoài ra, Yonhap dẫn lời Tổng thống Lee nói theo luật pháp quốc tế, đảo đá ngầm trên nằm dưới 4 - 5m so với mực nước biển nên chỉ thuộc EEZ chứ không thể xem là vùng lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào.
    Thời gian qua, Bắc Kinh và Seoul có đến 16 vòng đàm phán phân định ranh giới lãnh hải để vạch rõ khu vực EEZ của hai bên nhưng chưa đạt được kết quả khả dĩ nào. Tuy nhiên, ông Lee khẳng định Ieodo/Tô Nham Tiêu “tự nhiên sẽ thuộc về Hàn Quốc” một khi ranh giới EEZ được vạch rõ trong tương lai. Đến nay, Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng nào về những diễn biến trên.
    Báo Korea Times hôm qua cũng đăng bài xã luận kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và đề nghị Hàn Quốc tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á để bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực. Ngoài ra, Seoul cũng đang tìm kiếm thêm nhiều đối tác quân sự trong bối cảnh có nhiều diễn biến đáng quan ngại trên biển. Theo Yonhap, phái đoàn Hàn Quốc sẽ đến Nga vào ngày 15.3 để đối thoại về chiến lược quốc phòng.
    Văn Khoa




    Thằng Trung Quốc cậy có tiền ngày càng ngang ngược láo lếu ! [r23)][r23)][r23)]

    Ấn - Nhật - Nga - Hàn Quốc - Mông Cổ - Philippines - Malaysia - Tây Tạng - Việt Nam ... cần thành lập mặt trận chống kẻ thù chung là Trung Quốc !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Không biết các bác đọc bài này chưa ???:-??:-??:-??
    ========================================
    Chính sách tỷ giá của Trung Quốc “biến hàng xóm thành ăn mày”

    [​IMG] AN HUY

    12/03/2012 11:29 (GMT+7)
    [​IMG] Chính sách tỷ giá của Trung Quốc có thể nhằm mục đích cạnh tranh quyết liệt với các nước xuất khẩu đang phát triển khác, chứ không chỉ đơn thuần để làm cho hàng Trung Quốc có giá hấp dẫn hơn khi được nhập vào Mỹ hay hàng Mỹ đắt hơn khi được nhập vào Trung Quốc - Ảnh: AP.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (4)

    Các nước phương Tây từ lâu đã chỉ trích quyết liệt chính sách tỷ giá của Trung Quốc, cho rằng cách định giá đồng Nhân dân tệ của Bắc Kinh gây phương hại tới hoạt động xuất khẩu của các nền kinh tế phát triển. Một câu hỏi đặt ra, liệu chính sách này có ảnh hưởng tới các nền kinh tế đang phát triển?

    Theo lập luận của các chính trị gia, các doanh nghiệp và nhiều học giả của Mỹ, Trung Quốc cố tình định giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực nhằm hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu, theo đó tạo ra thế bất lợi cho các nhà sản xuất của Mỹ.

    Một nghiên cứu mới đây đã cho rằng, không chỉ gây ảnh hưởng tới các nền kinh tế phát triển như Mỹ, chính sách tỷ giá của Trung Quốc còn có tác động không nhỏ tới các nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

    Theo cách gọi của nghiên cứu này, việc giữ cho tỷ giá Nhân dân tệ thấp dưới giá trị thực một cách có chủ ý là chính sách “biến hàng xóm thành ăn mày” (beggar thy neighbor), hiểu nôm na là tìm cách làm lợi cho mình bằng cách gây thiệt hại cho người khác.

    Tờ Wall Street Journal cho biết, tác giả của nghiên cứu trên là 3 nhà kinh tế học gồm Aaditya Mattoo thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), Prachi Mishra thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Arvind Subramanian thuộc Viện Kinh tế quốc tế Peterson. Nghiên cứu được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hồi tuần trước.

    Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia này cho thấy, trên thực tế, chính sách định giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có tác động nhiều tới các nền kinh tế đang phát triển hơn là các nước phát triển như Mỹ, bởi vì Trung Quốc cạnh tranh nhiều hơn và trực tiếp hơn với các nước đang phát triển trong hoạt động xuất khẩu, nhất là xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

    Báo cáo nhận định, chính sách tỷ giá của Trung Quốc có thể nhằm mục đích cạnh tranh quyết liệt với các nước xuất khẩu đang phát triển khác, chứ không chỉ đơn thuần để làm cho hàng Trung Quốc có giá hấp dẫn hơn khi được nhập vào Mỹ hay hàng Mỹ đắt hơn khi được nhập vào Trung Quốc.

    Theo số liệu mà nghiên cứu đưa ra, cứ mỗi 10% tăng thêm trong tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD, thì kim ngạch xuất khẩu một mặt hàng điển hình của các nước đang phát triển khác vào Mỹ sẽ tăng trung bình 1,5-2%. Trong một số trường hợp, mức gia tăng kim ngạch cho các nước đang phát triển có thể lên tới 6% cho mỗi 10% tăng thêm trong tỷ giá Nhân dân tệ so với USD.

    Logic được rút ra từ nghiên cứu này là: Nếu Trung Quốc giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực so với USD, thì hàng hóa của Trung Quốc xuất vào Mỹ sẽ có giá cạnh tranh hơn so với giá hàng hóa đến từ các quốc gia khác cùng xuất vào Mỹ.

    Để xác định mức độ ảnh hưởng của chính sách tỷ giá Nhân dân tệ với các nền kinh tế đang phát triển, 3 nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu từ 124 nước xuất khẩu đang phát triển, 57 quốc gia nhập khẩu lớn và 6.000 sản phẩm trong thời gian từ 2000-2008, quãng thời gian mà tỷ giá Nhân dân tệ tăng 30% so với USD.

    Các nhà nghiên cứu nhận định, tỷ giá Nhân dân tệ càng tăng, thì “có thể tạo ra một lực đẩy mạnh cho xuất khẩu của các nước đang phát triển”.

    Trao đổi với tờ Wall Street Journal qua e-mail, nhà kinh tế học Subramanian, một trong ba tác giả của nghiên cứu cho rằng, kết quả nghiên cứu này có thể giúp ích cho nước Mỹ gia tăng sức ép buộc Trung Quốc nâng tỷ giá Nhân dân tệ, vì Washington sẽ có thêm nhiều “đồng minh” là các nước đang phát triển.

    “Chúng ta có thể sẽ có được một giải pháp đa phương hơn đối với vấn đề tỷ giá của Trung Quốc, thay vì nước Mỹ cố gắng tìm kiếm giải pháp một mình”, ông Subramanian phát biểu.
  9. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    [/QUOTE]

    Trái tim có lý của riêng mình !
    Khi yêu dâng trọn mối chân tình !
    Ai kia chê người yêu anh thối !
    Với anh , Tím mãi mãi tươi xinh !

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    [/QUOTE]

    Hoa_Sim si tình rồi :)):)):))
  10. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Tấn công như vũ bão =D>=D>=D>
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này