1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 4.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 02/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3202 người đang online, trong đó có 96 thành viên. 01:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 34518 lượt đọc và 1197 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012030209533275CA3...o-tiep-tuc-tang-do-dieu-chinh-chi-so-ftse.chn

    CK Bản Việt: Cổ phiếu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng do điều chỉnh chỉ số FTSE










    Công ty CK Bản Việt (VCSC) nhận định việc đưa vào các cổ phiếu ngân hàng và bỏ ra cổ phiếu QCG của chỉ số FTSE Việt Nam sẽ tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng.
    VCSC trong bản tin cho các nhà đầu tư đã đưa ra 1 số phân tích, nhận định đáng quan tâm, CafeF xin trích đăng tới độc giả để tham khảo.
    Hôm nay, FTSE đã công bố việc điều chỉnh chỉ số FTSE Việt Nam. Những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ việc các tín chỉ quỹ ETF thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu mà các tín chỉ quỹ ETF này lấy chỉ số FTSE Việt Nam làm cơ sở thay đổi (cụ thể là tín chỉ quỹ db x-trackers FTSE Vietnam ETF) nên bắt đầu quan sát và chuẩn bị cho động thái mua vào mạnh mã cổ phiếu STB, VSH.

    Mặc dù đã tăng tốt hơn thị trường trong thời gian gần đây nhưng chúng tôi cho rằng các cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ thu hút nhiều sự quan tâm hơn do nhu cầu từ các quỹ ETF. Sự quan tâm đối với mã STB và MBB (đã được thêm vào FTSE Vietnam All-Shares Index) có thể đẩy giá cổ phiếu cao hơn.

    QCG có khả năng bị các tín chỉ quỹ bán ra vì theo như công bố của FTSE ngày hôm nay mã này không còn trong danh sách của chỉ số FTSE Việt Nam. Chúng tôi ước tính số lượng cổ phiếu QCG có thể bị bán ra là khoảng 4,6 triệu đơn vị (trị giá khoảng 3 triệu USD). Điều này có thể tác động đến thị giá cổ phiếu trong những ngày tới.

    Tất cả những điều chỉnh sẽ được thực hiện ngày thứ 6 ngày 16/3/2012 và sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 2 ngày 19/3/2012.


    Chỉ số FTSE Việt Nam

    -Thêm vào NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
    CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH)

    -Bỏ ra CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG)

    FTSE Vietnam All-Shares Index

    -Thêm vào NHTMCP Quân đội (MBB)

    -Bỏ ra: CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG)
    Elcom Corp (
    ELC)

    FTSE cũng thông báo các mã cổ phiếu có khả năng sẽ được điều chỉnh tỷ trọng trong chỉ số FTSE Việt Nam.

    Trên thị trường thứ cấp, đường cong lợi suất tiếp tục thay đổi mạnh trong tháng 2, giảm mạnh và đi ngang, một dấu hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán. So với tháng 1, lợi suất cho trái phiếu 1,2 và 3 năm đã giảm đáng kể, xuống 1,5%, 1% và 0,9% tương ứng. Với những trái phiếu dài hạn như là 5,7, và 10 năm, lợi suất giảm nhẹ 0,4%, 0,2% và 0,2%, tạo ra sự dịch chuyển song song. Với kì vọng lợi suất tiếp tục giảm, đường cong lợi suất có thể chuyển dịch về trạng thái bình thường, tạo ra tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán.

    Theo TTVN/VCSC
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Goc-nhin/161385/Long-kieu-hanh-cua-tap-doan-kinh-te.html

    Lòng kiêu hãnh của tập đoàn kinh tế
    SGTT.VN - Trong hai tuần, ông Vương Đình Huệ dự đủ tám lễ công bố cắt giảm chi tiêu của các tập đoàn kinh tế. “Phải chạy sô nhiều, tôi hơi mệt, nhưng vui vì các đồng chí đã biết tiết kiệm, các đồng chí đã thể hiện được lòng tự trọng và kiêu hãnh của mình”, câu nói của vị bộ trưởng Tài chính xuất hiện trong bài báo điểm lại sự kiện các tập đoàn cam kết tiết giảm chi phí trong năm 2012 trên Thời báo Kinh tế Việt Nam.
    Thông tin tập đoàn Dầu khí công bố giảm chi phí khoảng 3.700 tỉ đồng xuất hiện vào ngày cuối cùng của tháng 2.2012. Đây là tập đoàn thứ chín thực hiện “mệnh lệnh thực thi nghị quyết 01 của Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội”, như lời của bộ trưởng Vương Đình Huệ. Nếu thực hiện đúng cam kết, chín tập đoàn tiết giảm gần 7.000 tỉ đồng.
    Chưa rõ khi 21 tập đoàn, tổng công ty nhà nước công bố đủ, tổng số tiền tiết kiệm được từ cắt giảm chi tiêu sẽ là bao nhiêu nhưng quan trọng hơn cả, người ta quan tâm đến khoảng cách từ sự cam kết tới kết quả không chỉ là thời gian thực hiện ngắn ngủi mười tháng, mà còn là các giải pháp thực hiện. Bởi dù là thể hiện quyết tâm chính trị hay thực hiện mệnh lệnh thì sự cắt giảm chi tiêu đó được hay không phải phụ thuộc nhiều khâu, từ quản lý, cơ cấu, cho tới giám sát, thậm chí chế tài và tưởng thưởng.
    Nếu nhìn ở góc độ này, có thể thấy “cung cách thể hiện lòng tự trọng” của một vài lãnh đạo tập đoàn – như ông Vương Đình Huệ đề cập – chưa đủ sức thuyết phục. Thật khó mà tin tưởng vào cam kết thực hiện tiết giảm lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng khi chỉ riêng lễ công bố đã được một số đơn vị tổ chức khá rình rang và dĩ nhiên, khá tốn kém. Việc tập đoàn Bảo Việt thuê khách sạn năm sao làm nơi tổ chức công bố cắt giảm chi tiêu có thể không ảnh hưởng nhiều tới khả năng tiết giảm được 145 tỉ đồng, tương ứng với 5% chi phí, như cam kết của lãnh đạo đơn vị, song bước khởi đầu như vậy cho thấy muốn thực hiện được mục tiêu trên, con số phải tiết giảm sẽ phải tăng lên, trừ phi kế hoạch cắt giảm đã phản ánh đầy đủ chi phí này.
    Lượng thông tin liên quan đến tập đoàn kinh tế cam kết cắt giảm chi tiêu, theo Google, có 2,1 triệu kết quả. Điều này cho thấy, chủ đề này nằm trong trường quan tâm chính của các phương tiện truyền thông. Trong bối cảnh kinh doanh gặp khó khăn, đối sách của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn, sẽ có tác động tới thị trường nên công bố thông tin của các tập đoàn, tổng công ty ắt sẽ khó lọt khỏi dòng chủ lưu thời sự. Việc truyền thông chú trọng vào vấn đề tiết kiệm của doanh nghiệp nhà nước, một dạng thức của tổ chức kinh tế, tự thân đã có nội hàm tiết kiệm, còn thể hiện mối quan tâm về hiệu quả hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
    Cuối năm rồi, trong báo cáo trình Chính phủ về thực trạng của các tập đoàn kinh tế nhà nước, bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định: “Để đánh giá được chính xác hiệu quả sản xuất – kinh doanh của tập đoàn còn nhiều vấn đề đặt ra”. Giới quản trị thuộc nằm lòng rằng nếu không lượng hoá được sẽ không thể quản trị, thì báo cáo của cơ quan quản lý về đầu tư cho rằng, vẫn chưa hình thành được cơ sở thông tin, dữ liệu có tính hệ thống, đầy đủ, cập nhật, sát thực có thể sử dụng để phân tích, đánh giá về kết quả và hiệu quả của tập đoàn kinh tế. Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, do phải đảm đương nhiệm vụ chính trị, nên báo cáo nhận định “cho đến nay vẫn chưa có phương thức tính toán lượng hoá chi phí để bù đắp hoặc đánh giá kết quả, tác động với tập đoàn kinh tế nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ này”.
    Báo cáo của các tổ chức, đơn vị nghiên cứu độc lập và bên ngoài cho thấy, doanh nghiệp nhà nước nói chung sử dụng vốn không hiệu quả. Báo cáo của công ty tư vấn quốc tế McKinsey công bố hồi tháng 2 vừa rồi, cho thấy, để tăng thêm 1 đồng doanh thu, doanh nghiệp nhà nước cần tới 1,65 đồng vốn. Trong khi con số tương ứng ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân lần lượt là 0,62 và 0,47 đồng.
    Nói đến hiệu quả hoạt động chưa cao của doanh nghiệp nhà nước, người ta thường viện dẫn ý rằng các đơn vị này còn phải đảm đương nhiệm vụ chính trị. Có lẽ vì gánh nhiệm vụ này mà lãnh đạo một số tập đoàn buộc phải “lấy ngắn nuôi dài” bằng cách đầu tư ra ngoài ngành, như lời giải thích xuất hiện trên các báo của một số vị lãnh đạo tập đoàn trong nửa năm đầu 2007. Cho đến cuối năm rồi, theo số liệu được bộ Tài chính báo cáo trước Quốc hội, số tiền các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư ngoài ngành lên tới hơn 21.800 tỉ đồng, trong đó, gần phân nửa là đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng! Chưa thấy được việc nuôi ngành nghề kinh doanh cốt lõi trong lâu dài nhưng việc “lấy ngắn” đã góp phần không ít vào khoản lỗ của nhiều tập đoàn. Tâp đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến lỗ 11.669 tỉ đồng; tổng công ty Xăng dầu (Petrolimex) năm 2011 ước lỗ 1.200 tỉ đồng; tập đoàn Vinashin lỗ 3.092 tỉ đồng; tổng công ty Hàng hải (Vinalines) lỗ 613 tỉ đồng. Đáng chú ý, trong khoản đầu tư 2.100 tỉ đồng của tập đoàn Điện lực, 98% là ngoài ngành và chủ yếu là bất động sản, bảo hiểm.
    Nếu xem thị trường là môi trường mà doanh nghiệp hoạt động, thì việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chỉ có được dựa vào khả năng sinh tồn. Khả năng này trong thực tế đến từ hai phía. Tác động bên ngoài là môi trường có tính cạnh tranh. Còn bên trong là áp lực đến từ cổ đông. Một khi bên ngoài vẫn còn lợi thế trong tiếp cận vốn, đất, chưa kể các dự án lớn, còn bên trong, cổ đông – nhà nước vẫn chưa có phương cách thích hợp để quản trị, giám sát doanh nghiệp nhà nước, thì doanh nghiệp nhà nước chỉ thể hiện lòng tự trọng khi có các tác động từ bên ngoài.
    Theo đại từ điển tiếng Việt, kiêu hãnh ngoài nghĩa “tự hào, thể hiện giá trị cao quý” còn đồng nghĩa với kiêu căng (khoe khoang). Có lẽ phải đợi đến cuối năm, khi kết quả giám sát việc tiết kiệm được công bố, mới có thể hiểu rõ các tập đoàn, tổng công ty thể hiện sự kiêu hãnh theo nghĩa nào.
    Quốc Khánh
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120304120825660CA33/doanh-nghiep-viet-nhu-cay-co-trong-gio-bao.chn

    Doanh nghiệp Việt như cây cỏ trong gió bão…”








    [​IMG]
    “Doanh nghiệp Việt có đặc điểm là trong khó khăn, khả năng “sống” rất dai, giống như những cây cỏ trong bão, chỉ rạp xuống rồi lại đứng lên, trong khi nhiều cây đại thụ lớn trên thế giới dễ đổ gãy hơn”.
    TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã ví von như thế khi nói về khả năng cạnh tranh và sinh tồn của doanh nghiệp Việt Nam, tại cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp thương hiệu mạnh do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 2/3, tại Hà Nội.

    Quý 2, doanh nghiệp sẽ dễ thở hơn

    Theo nhận định từ TS.Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện có rất nhiều ý kiến cho rằng tình hình kinh tế thế giới và trong nước sẽ tiếp tục khó khăn. Trong khi, việc dự báo tình hình ngày càng khó hơn, thể hiện qua việc dự báo ngày càng kém đi.
    “Chúng ta là nền kinh tế có độ mở cao nên khả năng bị va đập cũng không hề nhỏ. Hiện lạm phát đang dịu đi, đó là dấu hiệu tích cực, nhưng thực tế thì tính thanh khoản tiền tệ vẫn rất kém, do đó, với doanh nghiệp khó khăn vẫn chưa hề giảm. Có thể phải sang đến quý 2/2012 mới định hình được phần nào tình hình kinh tế, lạm phát giảm sâu hơn thì lãi suất mới giảm thêm, doanh nghiệp mới dễ thở hơn trên một nền vĩ mô tốt hơn”, TS.Trần Đình Thiên nói.
    Tuy nhiên, theo vị diễn giả này, “doanh nghiệp Việt có đặc điểm là trong khó khăn, khả năng “sống” rất dai, giống như những cây cỏ trong bão, chỉ rạp xuống rồi lại đứng lên, trong khi nhiều cây đại thụ lớn trên thế giới dễ đổ gãy hơn”.
    Chia sẻ về khả năng “vượt bão” của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho hay: Ngành may mặc tỷ lệ xuất khẩu rất cao nên mọi ảnh hưởng của kinh tế thế giới, khu vực đều có tác động đến doanh nghiệp. Năm 2011 đã qua khó khăn rất nhiều và khó hơn cả năm 2008, nhưng đến năm 2012, doanh nghiệp càng cảm nhận rõ khó khăn hơn.
    “Thực tế các doanh nghiệp dệt may thường xuyên phải chống bão như ở miền Trung. Không chỉ May 10 mà tất cả các doanh nghiệp dệt may, áp lực lớn nhất là chi phí nhân công. Khi khủng hoảng xảy ra, chúng tôi đứng trước động thái là bảo vệ và giữ người lao động, để khi qua rồi người ta lại cùng chung sức với mình”, bà Huyền chia sẻ.
    Còn theo ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan: Hiện nay, Chính phủ đang kêu gọi tái cấu trúc các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với Vissan, không phải bây giờ mới bắt tay vào tái cấu trúc mà chúng tôi đã làm thường xuyên, sau những khó khăn của nền kinh tế từ 4 - 5 năm trước.
    “Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp phải biết sống với sự chuyển đổi, đổi mới, sáng suốt nhìn nhận tình hình một cách khách quan và lạc quan. Phải tận dụng những thay đổi đó để tồn tại, phát triển và quan trọng hơn là để “thay máu” trong mỗi doanh nghiệp”, ông Mười nói.
    Vẫn nhìn thấy cơ hội lâu dài tại Việt Nam
    Còn theo chia sẻ từ ông Cheong Ho Kuan, Tổng giám đốc Gamuda Land Việt Nam: “Hiện chúng tôi đang phải chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, song vẫn nhìn thấy cơ hội lâu dài tại Việt Nam, cho dù đây là một thị trường cạnh tranh và đầy thách thức.
    Nhưng dù kinh tế khó khăn hay thuận lợi thì người dân vẫn cần phải mua nhà. Tôi vẫn lạc quan về kinh tế Việt Nam, những khó khăn này sẽ sớm qua nhanh. Chúng tôi tin rằng sức mua bất động sản vẫn rất cao nên thị trường rất tiềm năng”.
    Theo TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Thời gian qua có hai khó khăn nổi lên rất rõ đối với Việt Nam. Đó là doanh nghiệp tiếp tục đóng cửa, dừng sản xuất; Và chưa bao giờ các ngân hàng, định chế tài chính của Việt Nam lại đối mặt với những khó khăn lớn như thanh khoản, nợ xấu, tuy hiện nay có đôi chút cải thiện.
    Dù vậy, năm nay, lựa chọn chính sách của Việt Nam vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô và bắt đầu đi vào cách thức phát triển, tăng trưởng đối với các lĩnh vực là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và tài chính ngân hàng. Trong đó, trước mắt, một vài tháng tới, việc giải quyết thanh khoản hệ thống ngân hàng và xử lý các ngân hàng yếu kém nhất là khâu trọng tâm và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố rất rõ ràng về vấn đề này. Xu hướng lạm phát giảm nếu không có cú sốc quá lớn từ bên ngoài, hy vọng lãi suất có thể hạ cuối quý 2.
    Thứ hai, gần như năm nay chắc chắn rằng sẽ không có cú sốc tỷ giá như năm 2011, có thể có điều chỉnh nhưng không quá 3 - 4%. Mặc dù áp lực tỷ giá hiện nay vẫn có nhưng nhẹ hơn rất nhiều so với năm 2011. Thứ ba là công cuộc tái cấu trúc sẽ bắt đầu khởi động. Điều này được Chính phủ thể hiện quyết tâm rất lớn.
    Đó là những tia sáng cho doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp biết sống với những cú sốc, biết liên kết và biết quản trị rủi ro tốt hơn”.
    Theo Nguyễn Hiền
    Dân trí
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120304/da-den-luc-bo-chinh-sach-han-dien.aspx

    Đã đến lúc bỏ chính sách hạn điền
    04/03/2012 3:42
    Khi xây dựng luật Đất đai năm 2003, quan điểm của Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội là bỏ hạn điền. Nhưng nội dung này không được chấp nhận ở Quốc hội.
    Ngăn chặn hình thành “địa chủ mới”
    Hạn điền là một chính sách đất đai quan trọng của các triều đại phong kiến trước đây nhằm hạn chế khả năng chiếm giữ nhiều đất đai của giai cấp địa chủ, bảo vệ đất đai của nhà vua. Mọi vua đều muốn chứng minh tính độc quyền về đất đai của mình.
    Nhà nước ta đã thực hiện cải cách ruộng đất trong giai đoạn 1953 - 1956, xóa đi toàn bộ giai cấp địa chủ, lấy ruộng đất của địa chủ chia đều cho dân cày. Mặc dù cải cách ruộng đất có một số sai sót nhưng đã đạt được hoàn toàn mục đích nêu trong khẩu hiệu "người cày có ruộng" của Đảng ta. Nhưng rồi mô hình hợp tác xã đã mất dần động lực, năng suất và sản lượng nông nghiệp giảm nhanh, nước ta rơi vào tình trạng thiếu lương thực trong những năm giáp giai đoạn đầu Đổi mới (1982 - 1988).
    Thành công đầu tiên của sự nghiệp Đổi mới là chính sách giao lại ruộng đất của hợp tác xã cho hộ gia đình để sử dụng ổn định lâu dài. Người nông dân lại có đất sau cuộc cải cách lần thứ hai này. Lập tức năng suất và sản lượng lương thực tăng lên vùn vụt, không chỉ đưa người nông dân thoát đói mà còn đưa nước ta lên nhóm đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Khi luật Đất đai 1993 thể chế hóa việc nhà nước giao đất cho hộ gia đình và cho phép thực hiện quyền chuyển nhượng thì Chính phủ đã nghĩ ngay tới chính sách hạn điền trước đây với mục tiêu ngăn chặn tầng lớp "địa chủ mới" hình thành và lớn lên. Nghị định 64/CP ngày 27.9.1993 của Chính phủ đã quy định mức hạn điền là 3 ha tại các tỉnh thuộc Nam bộ và 2 ha tại các nơi khác đối với đất trồng cây hằng năm; 10 ha tại các xã đồng bằng và 30 ha tại các xã trung du, miền núi đối với đất trồng cây lâu năm (điều 5).
    Trên thực tế, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước đã đặt ra yêu cầu giảm dân số trong khu vực nông thôn. Hiện nay, cơ cấu dân số ở ta là nông thôn 70%, đô thị 30%. Khi nước ta thành một nước công nghiệp thì tỷ lệ trên sẽ đảo ngược lại, nông thôn 30%, đô thị 70%. Điều này có nghĩa là ai còn ở lại khu vực nông thôn thì người đó phải là các gia đình chí thú làm nông nghiệp. Những gia đình đó phải có đất rộng, thời gian sử dụng dài mới có thể tính tới đầu tư lớn, đầu tư chiều sâu về thủy lợi, giao thông, cơ khí, điện, sinh học... trên cánh đồng của mình. Cơ sở sản xuất nông nghiệp hiện đại phải dựa trên mô hình trang trại, lúc đầu có thể nhỏ, rồi lợi ích từ sản xuất giúp họ mở rộng thêm đất đai. Họ nhận chuyển nhượng thêm đất của những người có điều kiện chuyển công việc lên đô thị. Năng suất và sản lượng nâng lên rất cao sẽ làm thu nhập ở nông thôn không thua kém gì ở đô thị.
    Muốn tạo được ngữ cảnh phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân như vậy, cần phải loại đi sự manh mún ruộng đất. Tức là, phải xóa bỏ chính sách hạn điền hoặc ít nhất nếu có dùng cũng phải mở hạn mức ra rất rộng.

    [​IMG]
    Đất trồng lúa của người dân hiện phân tán manh mún - Ảnh: Diệp Đức Minh

    Đừng để người nông dân cô đơn
    Khi xây dựng luật Đất đai 2003, Ban Chỉ đạo đã thống nhất chuyển hạn điền theo quy định của Nghị định 64/CP thành hạn mức giao đất của nhà nước và không có quy định gì thêm. Điều này có nghĩa là luật chỉ quy định rằng nhà nước có sức giao đất (không thu tiền) đến vậy thôi, không có hơn; ai muốn có hơn thì phải lo làm ăn để có tiền nhận chuyển nhượng của những người không còn "say mê" nông nghiệp nữa và cũng không có hạn mức diện tích được nhận chuyển nhượng. Chính phủ xem xét cũng đồng ý cách giải quyết như vậy, tức là đồng ý xóa bỏ hạn điền. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý như vậy.
    Thế nhưng, khi thảo luận dự thảo luật Đất đai ở Quốc hội, một đại biểu Quốc hội đã sử dụng tri thức lịch sử để nghi ngại rằng không thể bỏ được hạn điền vì các triều đại phong kiến trước đây chưa vua nào dám bỏ. Chỉ một ý kiến thôi cũng làm cho Chủ tịch Quốc hội lúc đó phân vân mà chỉ đạo cần phải bổ sung hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp. Thế là điều 71 phải thêm vào khoản 3 "Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do Chính phủ trình UBTV Quốc hội quyết định". Việc đổi mới lại bị chậm lại 10 năm.
    Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành từ 1.7.2004, nhưng mãi tới 21.6.2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới thông qua được Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp với mức khoảng gấp đôi hạn mức giao đất của nhà nước. Ngoài ra, điều 3 của nghị quyết nói rằng ai đã nhận chuyển nhượng chính thức trước ngày nghị quyết có hiệu lực thi hành thì không bị coi là vượt hạn điền. Thú vị hơn, nghị quyết không có bất cứ một quy định nào về việc xử lý những người sử dụng đất vượt hạn điền. Tất nhiên, những người nông dân bạo gan nhận chuyển nhượng vượt hạn điền vẫn cứ lo lắng vì e rằng đến một ngày nào đó, có một quy định nào đó nói rằng phải thu hồi lại đất sử dụng vượt hạn điền thì họ sạt nghiệp.
    Hiện nay, nước ta có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 10 triệu ha với khoảng 70 triệu thửa đất và gần 14 triệu hộ nông dân. Mỗi hộ gia đình có tới cỡ trên một chục thửa đất nhỏ. Sự manh mún như vậy là hệ quả của quá trình giao đất trước đây cho hộ gia đình trên nguyên tắc công bằng "có tốt, có xấu, có gần, có xa". Ngữ cảnh này là một rào cản lớn cho sự phát triển nông nghiệp. Theo số liệu năm 2006, cả nước có 70,4% số hộ có tổng diện tích đất dưới 0,5 ha, 3,5% có diện tích trên 3 ha. Mức độ manh mún của vùng đồng bằng sông Hồng còn mạnh hơn, 94,3% số hộ có tổng diện tích dưới 0,5 ha. Nhà nước cũng hỗ trợ rất nhiều cho dồn điền, đổi thửa để thửa đất rộng hơn nhưng kết quả cũng chưa được là bao.
    Sự thực, chúng ta có một nhầm lẫn rất lớn, đó là mặc nhiên coi hạn điền là chính sách duy nhất để ngăn chặn tình trạng người không trực tiếp sản xuất bỏ tiền mua đất để bóc lột người trực tiếp sản xuất nhưng không có đất. Chúng ta có nhiều chế tài khác để chặn được tình trạng tiêu cực này. Đánh thuế cao vào người có nhiều đất nhưng không trực tiếp sản xuất; tịch thu, sung công đất khi có hành vi phát canh thu tô. Chỉ lo ngại rằng chính quyền địa phương không quyết tâm ngăn chặn việc hình thành địa chủ mới. Trong thời đại công nghiệp hiện nay, nếu địa chủ mới có hình thành thì cũng sẽ núp dưới dạng chủ một doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân.
    Giải pháp tốt nhất trong luật Đất đai mới là hãy bỏ quy định về hạn điền để tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư dài hạn, phát triển kinh tế trang trại nhằm nâng cao năng suất và sản lượng. Nhà nước cần hỗ trợ nông dân về vốn, công nghệ, quản lý, thông tin và tiếp cận thị trường. Hãy để người nông dân trực tiếp sản xuất làm chủ cánh đồng của mình, làm cho mỗi tấc đất nông nghiệp cũng là một tấc vàng. Đừng để người nông dân cô đơn với những tư duy ngắn hạn.
    GS-TSKH Đặng Hùng Võ
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120304/ruong-nha-la-dat-bien-cuong.aspx

    Ruộng nhà là đất biên cương
    04/03/2012 3:12
    [​IMG]
    Bộ đội biên phòng, nông dân vùng biên giới Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm đồng áng với nông dân Campuchia - Ảnh: Tiến Trình Nhiều nông dân canh tác ở những cánh đồng biên giới Tây Nam đang giữ gìn bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc cũng đồng nghĩa với bảo vệ mảnh vườn, thửa ruộng của nhà mình.
    Ngoại giao... đồng áng
    Ông Nguyễn Thanh Tân (ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Hòa, H.Giang Thành, Kiên Giang) được thừa kế 4 ha đất ruộng ở ấp Hòa Khánh. Chạy dài theo diện tích này là 200 m đường biên giới giáp ranh với xã Prây Crớ, H.Kampong Trach, tỉnh Kampot, Campuchia. Nếm trải bao nhiêu thăng trầm của người dân vùng biên, ông tự hào rằng bao đời nay, dòng họ nhà ông vẫn giữ gìn nguyên vẹn ruộng đất của tổ tiên để lại từ thời mới khai khẩn. Ngay cả trong thời loạn lạc, giặc Pol Pot tràn sang tàn phá xóm làng, cha con ông Tân cũng không bỏ đất đi lập nghiệp nơi khác.
    Gặp chúng tôi bên bờ sông Giang Thành, nơi ông đang chờ chuyến phà qua bên kia thăm lúa, ông Tân khoe vừa được một mùa bội thu trên cánh đồng biên giới. Ông nói không chỉ có ông, nhiều nông dân khác làm lúa ở vùng giáp ranh cũng trúng mùa. Càng vui hơn khi không chỉ nông dân Việt Nam, mà những người bạn Campuchia làm ruộng liền kề ở bên kia biên giới cũng trúng “lây”. Ruộng ông Tân giáp ranh với đất ông Um, ông Cà Dol bên phía Campuchia. Điều kiện canh tác giống nhau, nhưng trước đây vì nông dân bạn quen tập quán làm lúa mùa, ít chăm sóc nên sản lượng thấp hơn ruộng của dân Việt Nam. Thấy nông dân Việt Nam làm ăn hiệu quả, ông Um, ông Cà Dol sang hỏi bí quyết trồng lúa hai vụ. Ông Tân nói, nông dân Việt luôn vui vẻ truyền đạt kinh nghiệm, từ chọn giống, cách gieo sạ, đến dùng phân, thuốc trị bệnh lúa… cho người dân bên kia. Từ đó, nhiều nông dân Campuchia giáp ranh Việt Nam cũng chuyển sang làm lúa hai vụ, năng suất được cải thiện rất nhiều so với làm lúa mùa truyền thống.
    “Sống với nhau bằng tấm lòng” như thế, nông dân hai bên luôn chung cảnh hòa thuận. Ruộng đất nhà ai nấy làm, không có cảnh xâm canh, xâm cư, đồng nghĩa với đường biên giới giữa hai nước luôn được giữ bình yên, trước tiên là từ những cánh đồng, thửa ruộng của nông dân hai nước.
    Có mặt tại vùng giáp ranh này, chúng tôi bắt gặp không ít người dân Campuchia đạp xe sang Việt Nam qua cửa khẩu Giang Thành để xin cỏ về cho bò ăn. Anh Ken Chum, người dân ở Prây Crớ nói mùa này ở vùng đồi núi bên kia biên giới rất khan hiếm cỏ, nếu các bạn Việt Nam không cho vào đồng cắt cỏ có lẽ nhiều đàn gia súc sẽ gặp nguy. Mùa nước nổi cũng vậy, khi một vùng đồng đất phía thượng nguồn bị nhấn chìm thì nông dân Campuchia cũng phải nhờ đến nông dân Việt Nam.
    Tổ quốc từ cánh đồng nhà
    Ông Nguyễn Thanh Tân là một trong số trên 100 nông dân ở khu vực biên giới H.Giang Thành (Kiên Giang) tham gia phong trào “tự quản đường biên cột mốc” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Biên phòng phát động. Do sinh sống và canh tác ở những vị trí đặc biệt, người dân ở đây tham gia ký kết bảo vệ đường biên cột mốc cũng chính là bảo vệ đất đai, đồng lúa, phên dậu nhà mình. Văn bản có chính quyền địa phương và đồn biên phòng cùng ký. Sau đó sẽ tiến hành bàn giao cột mốc, đoạn biên giới cho từng ấp, từng hộ gia đình để quản lý phạm vi và các công trình đã tham gia ký kết.
    Gần nhà ông Tân, người ta nhắc nhiều đến nông dân Huỳnh Hữu Tá, người cùng tham gia phong trào trên. Từ khi có cam kết với Đồn biên phòng 969 (H.Giang Thành) tham gia coi sóc, giám sát cột mốc chủ quyền số 302 cùng 3 km biên giới gần thửa ruộng, ông và người nhà xem đó là nhiệm vụ đầy tự hào. Trong nhiều năm, ông Tá cùng người dân trong vùng đã phát hiện, cung cấp thông tin cho đồn biên phòng hàng chục vụ vi phạm đường biên, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu qua biên giới, nhắc nhở người dân hai bên xuất, nhập biên đúng luật, không đi tắt về ngang.
    Trung tá Trần Văn Hưng, Chính trị viên Đồn biên phòng Vĩnh Điều (H.Giang Thành), cho biết từ khi có cuộc phát động, tình hình vi phạm, xâm phạm đường biên, cột mốc giảm đến 80% so với trước. Đồn Vĩnh Điều được giao nhiệm vụ bảo vệ 13,7 km biên giới. Từ năm 2008 đến nay, đã phát hiện 18 trường hợp vi phạm biên giới Việt Nam, nhưng với hành vi, tính chất ít nghiêm trọng. Thường các trường hợp đều được xử lý bằng cách giáo dục cho công dân nước bạn biết pháp luật Việt Nam, sau đó mời chính quyền, lực lượng bảo vệ biên giới của bạn sang bàn giao để họ xử lý. Hầu hết các trường hợp đều không tái phạm.
    Tiến Trình
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Bi giờ là 17g30 rồi , cho em online được chưa sếp ?
    Đừng uýnh chít em nhé .[};-
  7. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    ờ, nhưng mờ muốn rủ em đi cafe đc hông, đi cafe thư giản.[:D][:D]
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Dạ,
    Anh ở đâu hiện lên như ông tiên vậy ? Em tưởng anh đi chơi rồi.
    Em cám ơn anh đã rủ em đi cafe , nhưng bi giờ ăn cơm rồi em phải đi với mẹ ra siêu thị ạ.
    Anh đừng giận em nhé .[};-
  9. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Ak ak, thế àh, thui hẹn em khi khác vậy, chúc em một buổi tối vui vẻ.[r32)]
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này