1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 4.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 02/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8062 người đang online, trong đó có 1041 thành viên. 11:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34546 lượt đọc và 1197 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/The-gioi/480391/Trung-Quoc-tang-cuong-an-ninh-o-Tay-Tang.html

    Thế giới
    Thứ Bảy, 03/03/2012, 07:13 (GMT+7)


    Trung Quốc tăng cường an ninh ở Tây Tạng


    TT - Chỉ sau một tháng tuyên bố chuẩn bị cuộc chiến chống chủ nghĩa ly khai ở khu tự trị Tây Tạng, Bắc Kinh tiếp tục đưa ra các biện pháp tăng cường an ninh tại khu vực nóng bỏng này.
    Các biện pháp an ninh được triển khai trước kỳ họp quốc hội ngày 5-3 và đại hội Đảng lần thứ 18.



    [​IMG]
    Binh lính vũ trang của quân đội Trung Quốc trên đường phố Lhasa - Ảnh: Reuters
    Nhật báo Trung Quốc ngày 2-3 dẫn lời ông Giả Khánh Lâm, ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc, nhấn mạnh chính quyền bốn tỉnh Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Thanh Hải và khu tự trị Tây Tạng cần phải ưu tiên việc duy trì sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế bền vững ở các khu vực có nhiều người Tạng sinh sống. Một ngày trước đó (1-3), ông Trần Toàn Quốc, bí thư Đảng ủy Tây Tạng, đã ra lệnh tăng cường giám sát Internet và các mạng điện thoại di động.
    Tập trung toàn lực
    Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng ở Tây Tạng. “Cần thực thi toàn diện các biện pháp kiểm soát điện thoại di động, Internet và các phương tiện truyền thông mới” - Nhật báo Tây Tạng dẫn lời ông Trần Toàn Quốc. “Còn cần phải loan truyền khắp khu vực này biết rõ sự ổn định là điều sống còn. Những nhân tố gây bất ổn phải được tiêu diệt từ trong trứng nước” - ông Trần nhấn mạnh.
    Vẫn theo báo này, ông Trần Toàn Quốc còn yêu cầu quan chức địa phương, các lực lượng an ninh ở Tây Tạng tập trung toàn lực thực hiện các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn mọi lực lượng thù địch cũng như các nhóm ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma. Chính quyền Bắc Kinh cáo buộc các nhóm này đang âm mưu phá hoại sự ổn định ở Tây Tạng và đe dọa an ninh quốc gia.
    “Cán bộ địa phương phải nắm bắt được những vấn đề xã hội càng nhanh, càng sớm, càng chi tiết một cách tốt nhất, đảm bảo không để xảy ra bất kỳ chuyện lớn chuyện nhỏ nào nhằm tạo không khí trong lành cho đại hội Đảng” - ông Trần ra lệnh.
    Chưa bao giờ giới quan chức Trung Quốc thể hiện quan điểm rõ ràng và dứt khoát như thế về tình hình Tây Tạng như lần này. Quan chức địa phương gần như bị nghiêm cấm rời bỏ nhiệm sở trong thời điểm nhạy cảm này, nếu không sẽ bị cách chức. “Trên nguyên tắc không được xin nghỉ phép, càng không thể rời bỏ vị trí trong thời gian cận kề đại hội. Nếu không chấp hành, cán bộ sẽ bị kỷ luật, mức cao nhất là cách chức, sau đó chuyển cơ quan kỷ luật Đảng điều tra xử lý” - ông Trần cảnh báo.
    Hơn 20 ngày trước, ông Trần - như Tân Hoa xã cho biết - đã ra lệnh cách chức bốn quan chức địa phương ở huyện Đinh Thanh do đã bỏ nhiệm sở 14 ngày trong tháng 1-2012. “Phải xử nghiêm các quan chức địa phương đã có hành vi vô trách nhiệm trong lúc Tây Tạng đang căng thẳng” - ông Trần nhấn mạnh.
    Tăng cường an ninh tối đa
    Những biện pháp tăng cường an ninh ở Tây Tạng được đưa ra chỉ vài ngày trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc ngày 5-3 tại Bắc Kinh, thời điểm Trung Quốc lo ngại sẽ nổ ra những cuộc biểu tình. Thời điểm này cũng là thời điểm nhạy cảm của người Tạng: ngày 14-3-2008, cuộc bạo động đẫm máu đã nổ ra ở thủ phủ Lhasa rồi lan rộng sang các khu vực người Tạng sinh sống, làm 19 người chết và hủy hoại nhiều nhà cửa, cơ sở kinh doanh và tài sản của dân địa phương. Thời gian gần đây, ở các khu vực trong và ngoài khu tự trị Tây Tạng đã xảy ra hàng loạt vụ tự thiêu của người Tạng.
    Từ vài tuần qua, Trung Quốc đã triển khai hàng ngàn cảnh sát đến khu tự trị Tây Tạng và các tỉnh có người Tạng sinh sống do lo ngại những bất ổn tiềm ẩn ở đây.
    Giáo sư Đại học Dân tộc Trung Quốc Hùng Khôn cho rằng việc Trung Quốc tăng cường an ninh có thể liên quan đến một loạt vụ tự thiêu trong các khu vực người Tạng sinh sống ở Tứ Xuyên và Thanh Hải thời gian gần đây. Tính đến nay đã có 21 vụ tự thiêu ở các khu vực này.
    MỸ LOAN


    Nếu cuộc sống tự do và hạnh phúc , ai điên mà tự thiêu ?
    Một dân tộc bị mất nước , sống dưới ách thống trị tàn bạo của ngoại bang đương nhiên phải đấu tranh cho sự tồn vong của giống nòi mình !


    :-w:-w:-w:-w:-w
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Dậy , chạy ra công viên nào các anh chị !

    [};-


    [​IMG]


    Chúc các anh chị ngày mới tốt lành
    Cho út gởi nhà, út đi làm ạ.
    Thương mến các anh chị

    [};-

  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em ptkh đúng là chủ nhà có khác !!! Cho 10 điểm !![r2)][r2)][r2)][r2)]
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]


    Áo tím vai trần ... ôi quá xinh !
    Vũ Thu Phương ! Em rất gợi tình !
    Hôm nay chứng lại tăng trần tím !
    Để anh về mơ mộng phiêu linh !


    [​IMG]

    Chúc cả nhà mình giao dịch thắng lợi !
    Tui thì vẫn chưa chốt UNI !


    [​IMG][​IMG][​IMG]
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Chúc mừng HBB PHH của em Tím !

    [​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]




  7. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Bậc thầy về ngoại giao của thế giới có những suy nghĩ như thế này.


    Kissinger: Không nhất thiết xảy ra xung đột Mỹ - Trung

    Nếu bị thách thức, Mỹ sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ an ninh của mình. Nhưng nước này sẽ không chọn đối đầu như một chiến lược cần lựa chọn. Với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải đối đầu với một kẻ thù có nhiều thế kỷ kinh nghiệm trong việc sử dụng xung đột kéo dài như một chiến lược và có học thuyết nhấn mạnh sự kiệt quệ tâm lý của đối phương. Vào ngày 19/1/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã ra một tuyên bố chung vào cuối chuyến công du của ông Hồ Cẩm Đào tới Washington. Tuyên bố chỉ ra cam kết chung của hai bên về một "mối quan hệ Trung - Mỹ tích cực, hợp tác và toàn diện". Mỗi bên tái đảm bảo với bên còn lại về mối quan ngại chủ yếu của mình, nêu rõ: "Mỹ nhắc lại rằng nước này hoan nghênh một Trung Quốc mạnh mẽ, thịnh vượng và thành công mà có thể đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề thế giới. Phía Trung Quốc hoan nghênh Mỹ như một nước châu Á - Thái Bình Dương đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực".
    Kể từ đó, hai chính phủ đã bắt tay vào thực thi các mục tiêu đã đề ra. Các quan chức cấp cao của hai nước đã có những chuyến thăm lẫn nhau, và thể chế hóa những trao đổi của họ về các vấn đề kinh tế và chiến lược quan trọng. Các tiếp xúc quân sự giữa hai bên được bắt đầu lại, mở ra một kênh liên lạc quan trọng. Và ở cấp độ không chính thức, các nhóm được gọi là kênh-2 đã thăm dò các hướng phát triển có thể của mối quan hệ Trung - Mỹ. Tuy nhiên, khi hợp tác được đẩy mạnh thì tranh cãi cũng gia tăng. Các nhóm quan trọng ở cả hai bên tuyên bố rằng một cuộc cạnh tranh giành uy thế giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi, và có lẽ đã đang diễn ra. Trong viễn cảnh này, những kêu gọi về hợp tác Trung - Mỹ dường như lỗi thời và thậm chí là ngây thơ.
    Những lời buộc tội lẫn nhau nổi lên từ những phân tích khác biệt ở mỗi nước. Một số nhà tư duy chiến lược Mỹ lập luận rằng, chính sách của Trung Quốc theo đuổi hai mục tiêu dài hạn: thay thế nước Mỹ như một cường quốc vượt trội ở tây Thái Bình Dương và hợp nhất châu Á thành một khối thuận theo các lợi ích kinh tế và chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
    Theo quan niệm này, ngay cả khi các năng lực quân sự thực chất của Trung Quốc không sánh được với các năng lực quân sự của Mỹ, Bắc Kinh vẫn có khả năng tạo ra những rủi ro không thể chấp nhận được trong một cuộc xung đột với Washington và đang phát triển các phương tiện ngày càng tinh vi để loại bỏ các lợi thế truyền thống của Mỹ. Năng lực hạt nhân dự bị không thể bị tấn công của nước này rút cục sẽ được gắn kết với tầm bắn ngày càng mở rộng của các tên lửa đạn đạo chống hạm và các năng lực bất đối xứng trong các lĩnh vực mới như mạng và không gian vũ trụ.
    Một số người lo ngại Trung Quốc có thể đạt được một vị thế hải quân vượt trội thông qua một loạt các chuỗi đảo ở ngoại biên nước này, và một khi một viễn cảnh đó tồn tại, các nước láng giềng của Trung Quốc, do lệ thuộc vào thương mại Trung Quốc và không chắc chắn về khả năng Mỹ sẽ phản ứng, có thể phải điều chỉnh các chính sách của mình thiên về Trung Quốc. Rốt cuộc, điều này có thể dẫn tới việc tạo ra một khối châu Á dĩ Hoa vi trung thống trị tây Thái Bình Dương. Báo cáo chiến lược quốc phòng mới đây nhất của Mỹ đã phản ánh một số e ngại này.
    Không một quan chức chính phủ Trung Quốc nào công bố một chiến lược như vậy là chính sách thật của nước này. Thực tế, họ nhấn mạnh điều đối lập. Tuy nhiên, có đủ các tài liệu trên báo chí gần như chính thống của nước này và của các viện nghiên cứu để hỗ trợ cho giả thuyết rằng các mối quan hệ đang tiến tới đối đầu thay vì hợp tác.
    [​IMG]

    Các quan ngại chiến lược của Mỹ đã bị thổi phồng quá mức bởi các khuynh hướng ý thức hệ nhằm chiến đấu với toàn bộ thế giới phi dân chủ. Một số cho rằng, các chế độ độc đoán vốn dĩ đã dễ đổ vỡ, đành phải huy động sự ủng hộ trong nước bằng thực tiễn cũng như giọng điệu chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bành trướng. Theo những giả thuyết này - các cách giải thích được nhiều bộ phận thuộc cả cánh tả lẫn cánh hữu Mỹ hoan nghênh - căng thẳng và xung đột với Trung Quốc đã vượt quá cấu trúc nội tại của Trung Quốc. Hòa bình chung sẽ tới, nó được xác nhận, từ chiến thắng của dân chủ trên toàn cầu chứ không phải từ những kêu gọi hợp tác. Chẳng hạn, nhà khoa học chính trị Aaron Friedberg viết rằng "một Trung Quốc tự do dân chủ sẽ chẳng có mấy lý do để sợ hãi các đối tác dân chủ của nước này, nói gì đến sử dụng vũ lực chống lại họ". Bởi vậy, "nếu lột bỏ những chi tiết tinh vi về ngoại giao, mục đích sau cùng của chiến lược Mỹ [sẽ là) đẩy nhanh một cuộc cách mạng, dù là một cuộc cách mạng hòa bình, mà sẽ quét sạch một nhà nước độc tài độc đảng của Trung Quốc và đặt một nền dân chủ tự do vào đúng vị trí của nó".
    Về phía Trung Quốc, các diễn giải mang tính đối đầu đi theo một logic nghịch đảo. Họ coi Mỹ là một siêu cường bị thương quyết cản trở sự trỗi dậy của bất kỳ một đối thủ nào, trong đó Trung Quốc là đáng tin nhất. Một số người Trung Quốc cho rằng, cho dù Bắc Kinh theo đuổi sự hợp tác mạnh mẽ đến mức nào thì mục tiêu bất biến của Washington vẫn sẽ là bao vây một Trung Quốc đang phát triển bằng cách triển khai quân sự và các cam kết hiệp ước, theo cách đó, ngăn không cho nước này đóng vai trò lịch sử của mình như Vương triều Trung tâm.
    Theo viễn cảnh đó, bất kỳ sự hợp tác nào được duy trì với Mỹ đều là tự chuốc lấy thất bại, vì nó sẽ chỉ phục vụ một mục tiêu quan trọng hơn cả của Mỹ là vô hiệu hóa Trung Quốc. Sự thù địch mang tính hệ thống có lúc còn bị coi là vốn có trong những ảnh hưởng về văn hóa và công nghệ của Mỹ, mà đôi khi bị xem là một dạng áp lực cố ý được đưa ra để bào mòn các giá trị truyền thống và sự đồng thuận trong nước của Trung Quốc. Những ý kiến quyết đoán nhất cho rằng Trung Quốc thụ động quá mức khi đối đầu với những xu hướng thù địch, và rằng (chẳng hạn như trong trường hợp các vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông) Trung Quốc nên đương đầu với những nước láng giềng mà nước này có các tuyên bố chủ quyền tranh cãi, và khi đó, theo cách nói của nhà phân tích chiến lược Long Tao, "tranh luận, nghĩ trước và tấn công trước khi mọi thứ dần vuột khỏi tầm tay... tiến hành một số trận chiến quy mô nhỏ mà có thể ngăn không cho những kẻ quấy phá tiến xa hơn".
    Quá khứ không cần là khởi đầu

    Vậy thì liệu có ích hay không trong nỗ lực tìm kiếm một mối quan hệ hợp tác Trung - Mỹ và trong những chính sách được lập ra để đạt được mối quan hệ đó? Chắc chắn, sự trỗi dậy của các cường quốc, về mặt lịch sử, thường dẫn tới xung đột với những nước đã định. Nhưng hoàn cảnh đã thay đổi. Không chắc các nhà lãnh đạo đã vô tình lao vào một cuộc chiến thế giới năm 1914 đã làm thế nếu như họ biết thế giới sẽ như thế nào khi kết thúc cuộc chiến đó. Các nhà lãnh đạo ngày nay có thể không có những tầm nhìn như vậy. Một cuộc chiến lớn giữa các quốc gia phát triển hạt nhân chắc chắn sẽ gây thương vong và những biến động quá đáng gắn với những mục tiêu có thể tính được. Tấn công phủ đầu gần như bị loại trừ, đặc biệt là đối với một nền dân chủ đa nguyên như Mỹ.
    Nếu bị thách thức, Mỹ sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ an ninh của mình. Nhưng nước này sẽ không chọn đối đầu như một chiến lược cần lựa chọn. Với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải đối đầu với một kẻ thù có nhiều thế kỷ kinh nghiệm trong việc sử dụng xung đột kéo dài như một chiến lược và có học thuyết nhấn mạnh sự kiệt quệ tâm lý của đối phương. Trong một cuộc xung đột thực sự, cả hai bên đều có những khả năng và sự khôn khéo để gây ra thiệt hại thê thảm cho nhau. Đến khi mà bất kỳ một cuộc xung đột nào mang tính giả thuyết như vậy đi đến hồi kết, tất cả các bên đều sẽ kiệt quệ và mất sức. Họ sẽ lại buộc phải đối mặt với chính nhiệm vụ mà họ phải đương đầu ngày nay: xây dựng một trật tự thế giới, trong đó cả hai nước đều là thành phần quan trọng.
    Các kế hoạch ngăn chặn rút ra từ các chiến lược thời Chiến tranh Lạnh mà cả hai bên sử dụng để chống lại một Liên Xô bành trướng không còn phù hợp với các điều kiện hiện nay. Kinh tế Liên Xô yếu (ngoại trừ sản phẩm quân sự) và không ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Ngay khi Trung Quốc phá vỡ các mối quan hệ và trục xuất các cố vấn Xô Viết, chỉ một vài nước ngoại trừ những quốc gia bị buộc phải tham gia vào quỹ đạo Xô Viết có lợi ích đáng kể trong quan hệ kinh tế với Moscow. Ngược lại, Trung Quốc ngày nay là một nhân tố năng động trong nền kinh tế thế giới. Đó là một đối tác thương mại chủ chốt của tất cả các quốc gia láng giềng và gần như của tất cả các cường quốc công nghiệp phương Tây, trong đó có Mỹ. Một sự đối đầu kéo dài giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ làm biến đổi kinh tế thế giới với những hậu quả tai hại đối với tất cả.
    Trung Quốc cũng không thấy rằng chiến lược mà nước này theo đuổi trong cuộc xung đột với Liên Xô dùng được cho một cuộc đối đầu với Mỹ. Chỉ vài nước - và không có nước châu Á nào - sẽ coi một sự hiện diện của Mỹ ở châu Á là "những ngón tay" cần phải bị "cắt bỏ" (trong lối nói ví von của Đặng Tiểu Bình về các quan điểm tự phụ của Liên Xô). Ngay cả những nước châu Á không phải là thành viên của các liên minh với Mỹ cũng tìm kiếm một sự tái đảm bảo về sự hiện diện chính trị của Mỹ trong khu vực và về các lực lượng Mỹ ở các vùng biển gần kề như một nước bảo lãnh của thế giới mà họ đã trở nên quen thuộc. Cách tiếp cận của họ được nhấn mạnh bởi một quan chức cấp cao Indonesia với một người đồng nhiệm Mỹ: "Đừng bỏ chúng tôi, nhưng cũng đừng bắt chúng tôi phải lựa chọn".
    Việc Trung Quốc tăng cường xây dựng lực lượng quân sự gần đây không phải là một hiện tượng ngoại lệ: kết quả lạ thường hơn sẽ là nếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nước nhập khẩu các nguồn lực tự nhiên lớn nhất thế giới không chuyển sức mạnh kinh tế của mình sang một năng lực quân sự gia tăng nào đó. Vấn đề là việc xây dựng đó có kết thúc công khai hay không và các mục đích của nó là gì. Nếu Mỹ coi mọi sự tiến bộ về năng lực quân sự của Trung Quốc là một hành động thù địch, nước này sẽ nhanh chóng thấy mình sa vào một loạt những tranh cãi bất tận nhân danh các mục đích bí truyền. Nhưng Trung Quốc hẳn phải ý thức rõ, từ chính lịch sử của nước này, về ranh giới mong manh giữa các năng lực phòng thủ và tấn công, và về những hậu quả của một cuộc chạy đua vũ trang vô độ.
    Các lãnh đạo Trung Quốc có nhiều lý do mạnh mẽ để từ chối những lời kêu gọi trong nước về một lối tiếp cận thù địch - như họ vẫn công khai tuyên bố trên thực tế. Sự bành trướng đế quốc của Trung Quốc, về lịch sử, được thực hiện bởi sự thẩm thấu chứ không phải chinh phạt, hoặc bằng sự chuyển đổi sang văn hóa Trung Hoa của những người đi xâm chiếm, những người đã gộp lãnh thổ của chính mình vào lãnh thổ Trung Quốc.
    Chi phối châu Á về quân sự sẽ là một quyết tâm dữ dội. Liên Xô, vào thời chiến tranh Lạnh, nằm tiếp giáp với một loạt các nước yếu đã kiệt quệ bởi chiến tranh và sự chiếm đóng và phải dựa vào các cam kết của quân đội Mỹ để bảo vệ mình. Trung Quốc ngày nay đối mặt với Nga ở phía bắc; Nhật Bản và Hàn Quốc - các liên minh quân sự của Mỹ, ở đông; Việt Nam và Ấn Độ ở phía nam, và Indonesia và Malaysia nằm cách không xa.
    Đây không phải là một chòm sao để xâm chiếm. Nhiều khả năng nó còn làm dấy lên lo ngại về sự bao vây. Mỗi nước trong số này đều có truyền thống quân sự lâu đời và sẽ tạo ra một trở ngại lớn nếu như lãnh thổ hoặc khả năng thực hiện một chính sách độc lập của họ bị đe dọa. Một chính sách ngoại giao mang tính chiến đấu của Trung Quốc sẽ làm tăng sự hợp tác giữa tất cả hoặc ít nhất một vài nước trong số này, gợi lên cơn ác mộng lịch sử của Trung Quốc như đã xảy ra trong thời kỳ 2009-2010.
    Thanh Hảo dịch theo Henry A. Kissinger/ Foreign Affairs
  8. Prince_Dalat

    Prince_Dalat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2012
    Đã được thích:
    27
    Xong sóng này chắc mua nhà duoc anh nhỉ hehe
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://cafef.vn/2012030507557345CA32/ty-phu-trung-quoc-ung-ho-su-phat-trien-kinh-te-tu-nhan.chn

    Tỷ phú Trung Quốc ủng hộ sự phát triển kinh tế tư nhân




    [​IMG]
    Người giàu thứ hai ở Trung Quốc cho rằng, trở ngại lớn nhất mà kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt là thu nhập của chính phủ thì quá cao mà thu nhập của người dân lại quá thấp.
    Zong Qinghou, tỷ phú 66 tuổi, người giàu thứ hai ở Trung Quốc, là chủ tịch của Hangzhou Wahaha Group Co (HWGZ) và là một thành viên của cơ quan lập pháp Trung Quốc, cho biết quốc gia này cần phải cắt giảm thuế và cho phép đầu tư tư nhân nhiều hơn trong các ngành công nghiệp.
    "Chính phủ đã trở thành một công ty độc quyền mà đầu tư vào tất cả mọi thứ", Zong cho biết ngay trước khi phiên họp thường niên của Quốc hội bắt đầu. Theo ông, trở ngại lớn nhất phải đối mặt với nền kinh tế của Trung Quốc bây giờ là thu nhập của chính phủ thì quá cao mà thu nhập của người dân lại quá thấp.
    Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cam kết chấm dứt sự phụ thuộc của nền kinh tế nước này vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu trong suốt ba thập kỷ qua mà nhờ đó sản xuất tăng trưởng bình quân hàng năm 10% nhưng cũng tạo ra những bất ổn xã hội do tham nhũng, ô nhiễm và một khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng. Ngân hàng Thế giới tuần trước cho biết Trung Quốc, nơi mà các công ty nhà nước kiểm soát các ngành ngân hàng, năng lượng và truyền thông, cần phải dựa nhiều hơn vào thị trường và các doanh nghiệp tư nhân để tránh tăng trưởng chệch hướng.
    Theo ông Zong, sẽ là ảo tưởng nếu muốn thúc đẩy nền kinh tế nhờ xuất khẩu và đầu tư trong bối cảnh hiện nay. "Trung Quốc chỉ nên thúc đẩy tăng trưởng bằng cách cắt giảm thuế và tăng thu nhập cá nhân", ông nói và thêm rằng, người dân thường vẫn còn thiếu tiền.

    Zong giàu lên nhờ một khoản vay 140.000 NDT (22.230 USD) vào năm 1987 khi ông và hai giáo viên đã nghỉ hưu ở thành phố Hàng Châu bắt đầu kinh doanh bằng cách bán kem que, soda và văn phòng phẩm. Ông đã xây dựng Wahaha, trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là "đứa trẻ đang cười", thành một nhà sản xuất nước giải khát có 7 tỷ NDT lợi nhuận năm ngoái, và dự báo có thể tăng lên đến 10 tỷ NDT trong năm nay khi doanh số bán hàng đạt 85 NDT.

    Wahaha là một trường hợp hiếm hoi tại Trung Quốc, nơi 12 công ty lớn nhất theo vốn hóa thị trường đều là các công ty Nhà nước. Chính phủ là cổ đông đa số trong 4 ngân hàng, 3 công ty dầu mỏ và các nhà sản xuất xe hơi, máy tính, sắt thép, máy giặt và sữa lớn nhất cả nước. Đầu tư tư nhân tiếp tục bị giới hạn trong các ngành công nghiệp như thuốc lá và ngân hàng.
    Zong cho biết, ông dự định đề xuất Chính phủ cho phép các công ty tư nhân mở các ngân hàng và được miễn thuế khi tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu có thể, ông sẽ mở một ngân hàng vì "tôi có tiền và danh tiếng của tôi tốt."
    Báo cáo Hurun năm 2011 ước tính tài sản cá nhân của ông Zong đạt tới 10,7 tỷ USD, chỉ sau tài sản 11 tỷ USD của Chủ tịch Liang Wengen của Sany Heavy Industry Co.
    Doanh nghiệp nước ngoài cũng đã thể hiện mối quan tâm về vai trò của công ty nhà nước trong nền kinh tế của Trung Quốc. Chris Murck, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tháng 1/2012: Xu hướng phát triển một nền kinh tế thị trường dường như đang "khá trì trệ” tại Trung Quốc.
    Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick cũng phát biểu tuần trước tại Bắc Kinh rằng mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là không bền vững và rằng, đất nước này cần phải dựa nhiều hơn vào thị trường và doanh nghiệp tư nhân.
    Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nhiệm kỳ tới của tân Thủ tướng.
    Lan Hương


    Theo TTVN/Bloomberg




    Ai đảm bảo sự giàu lên nhanh chóng của Zong Qinghou và nói chung giới tài phiệt Trung Quốc không nhờ vào thủ đoạn làm hàng giả hàng dỏm , hàng nhái và hàng độc hại ?

    :-":-":-":-":-"
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://cafef.vn/20120305111213697CA31/hbb-tin-don-co-hoi-va-nguy-co.chn

    Thứ 2, 05/03/2012, 11:13 HBB: tin đồn, cơ hội và nguy cơ




    [​IMG]
    Một NĐT cá nhân sở hữu tới 5 triệu CP HBB mua từ lúc 4.000 đồng/CP. Đến nay, dù đã lời hơn 7 tỷ đồng, NĐT này vẫn tiếp tục chờ đợi.
    Không ít NĐT đã kiếm lời tới trên 50% từ việc mua cổ phiếu HBB của Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) khi thị giá cổ phiếu này chỉ loanh quanh mốc 4.000 đồng/CP. Nhiều người vẫn tiếp tục vào cuộc vì cho rằng khi mọi đồn thổi chưa ngã ngũ thì cơ hội kiếm lời từ cổ phiếu HBB vẫn còn lớn…
    Từ nghi vấn mang tên HBB

    Một NĐT cá nhân đã sở hữu tới 5 triệu cổ phiếu HBB do mua ròng từ mức giá trên 4.000 đồng/cổ phiếu. Đến nay, dù đã lời hơn 7 tỷ đồng, NĐT này vẫn tiếp tục chờ đợi. Anh này nhận xét rằng, nếu một cuộc chạy đua lá phiếu biểu quyết trong Đại hội đồng cổ đông tại Habubank diễn ra, thì mức giá hơn 6.000 đồng/CP như hiện nay vẫn là quá thấp. Anh nói, hơn 20.000 đồng/CP thì không dám mơ, nhưng chắc cũng phải “đầu” 1x. Diễn biến giao dịch tại Habubank đang được NĐT này liên tưởng đến như một vụ Sacombank thứ hai.
    Hỏi một vòng nhóm NĐT quen biết, thật bất ngờ khi kết quả thống kê cho thấy, tổng sở hữu của nhóm NĐT này đã lên tới hàng chục triệu cổ phiếu HBB. Người nhiều thì vài triệu, ít cũng một vài chục nghìn, đến hàng trăm nghìn cổ phiếu. Tất cả đều đang chờ đợi, hy vọng… một kịch bản như Sacombank về cuộc chiến giành ghế trong HĐQT HBB đã đẩy giá cổ phiếu này liên tục tăng mạnh. Nhiều nhà đầu tư vẫn đuổi theo con sóng giá và mong đợi kịch bản kịch tính tại HBB sẽ lộ ra trong tương lai gần.
    Mong đợi này không phải không có cơ sở, bởi sau tin đồn, giao dịch khối lượng lớn là sự xuất hiện trên báo chí của lãnh đạo Habubank. Động thái hệt như những gì mà Sacombank đã trải qua. Vì thế, với việc cổ phiếu HBB ngày một tăng giá, cầu liên tục lớn hơn cung, có vẻ như cung tăng lên mức nào, niềm tin tăng lên mức ấy.
    Nhưng ở bên kia “chiến tuyến”, ĐTCK lại ghi nhận một quan điểm hoàn toàn khác.
    Tổng giám đốc một ngân hàng từng có kế hoạch mua thâu tóm HBB từ cách đây hơn 4 tháng cho hay, chính ông đã trực tiếp nghiên cứu HBB để xem xét khả năng mua vào, nhưng đến thời điểm này, ông đã chuyển mục tiêu sang ngân hàng khác, do có nhiều điều cảm thấy chưa phù hợp. Được biết, trong cả quá trình nghiên cứu, ngân hàng do vị Tổng giám đốc này điều hành chưa mua cổ phiếu nào mang tên HBB.
    Hiện có 2 ứng viên (ngân hàng) được thị trường đồn đoán là có khả năng cao sẽ thâu tóm Habubank, dù động thái chính thức của họ chưa có, nhưng nguồn tin nội bộ cho hay, kịch bản vẫn còn là một dấu hỏi, bởi động thái từ các ứng viên này chưa có gì rõ ràng.
    Vậy đối tượng nào đã thâu mua cổ phiếu HBB thời gian vừa qua? Ngoài nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư mua “đón đầu” sóng M&A, câu trả lời còn xa tít. Còn nhớ, việc Dragon Capital hay REE thoái vốn tại STB khối lượng lớn, nhưng đến nay, thị trường cũng chưa biết chính xác những ai mua vào.

    Cảnh báo đầu cơ kiểu “ăn theo” M&A
    Một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng nhận xét, NĐT mua vào cổ phiếu để kỳ vọng bán lại giá cao cho những người có ý định thâu tóm DN là mạo hiểm, nhất là khi DN đó là ngân hàng. Diễn biến khó khăn trên thị trường liên ngân hàng hiện nay cùng với việc điều tiết lãi suất huy động sẽ là cách để cơ quan quản lý ép các NHTM yếu phải ngồi cùng đơn vị khác, chứ không phải cứ có tiền là mua được ngân hàng.
    Theo vị này, tổng chi phí thâu tóm một ngân hàng không đơn giản là việc bỏ ra bao nhiêu tiền mua lại cổ phiếu, mà còn phải tính đến việc tài sản của ngân hàng đã bị mất đi bao nhiêu, họ sẽ phải chi bao nhiêu tiền để bù đắp thanh khoản cho ngân hàng bị thâu tóm trong suốt quá trình sáp nhập, thậm chí là chi phí sắp xếp lại ngân hàng, bao gồm cơ sở hạ tầng, nhân sự… Hàng loạt vấn đề phát sinh, nên nếu giá cổ phiếu ngân hàng đó tăng cao, thì đừng mong những người săn mua chịu bỏ hầu bao. Bởi họ biết, món hàng họ định mua có giá như thế nào!
    Trào lưu ăn theo cổ phiếu có tin đồn sắp bị sáp nhập đã tăng mạnh kể từ thương vụ Sacombank bị nhóm cổ đông Eximbank thâu mua lượng lớn. Với nhà đầu tư, xu hướng này có thể kiếm lời khá nhanh, nhưng biết dừng đúng lúc để bảo vệ thành quả mới là điều quan trọng nhất. Giá một cổ phiếu có lúc tăng, lúc giảm, nhưng vẫn sẽ xoay quanh giá trị nội tại. Và nguy cơ bị thâu tóm không thể là phép màu thay đổi giá trị của một DN, lại càng không phải là phép màu làm tăng giá trị của DN ấy.
    Theo Uyên Phạm
    ĐTCK





    Nếu nhà đầu tư này là @hoatimbanglang thì còn khối anh chết lăn chết lóc vì em Tím !
    Không phải chỉ vì em nhiều xèng , mà vì sự thông minh quyết đoán của em khi mọi người còn đang nghi ngại !

    [​IMG]

    Tui vẫn nhìn theo dưới sân ga ...
    Có người vừa đuổi theo , vừa la :
    Hượm đã ! Chờ tôi đu với nhé !
    Sóng này chắc sẽ hết tháng ba !

    Khà khà !!!

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này