1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 4.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 02/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6908 người đang online, trong đó có 813 thành viên. 16:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34551 lượt đọc và 1197 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Vụ này anh mù tịt , nhưng anh nghĩ rằng sai lầm chủ yếu là các tỉnh có mỏ mà ra .
    Cũng như vụ Tiên Lãng sai lầm là do cấp huyện , thủ tướng đã chấn chỉnh , cách chức hàng loạt rồi đấy !
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Út chào anh Hai ạ, út chuẩn bị qua trường ạ .
    Tình hình thực khó cho ai còn ôm tiền , Anh nên chat yahoo hỏi kỹ anh B. và nghiên cứu thêm mấy pic cao thủ xem họ nhận định như thế nào .
    Mẹ em đã ôm thêm LCG và SSI từ tuần trước , hôm nay định vô thêm mà cuối cùng ko đc anh ạ. Bây giờ là 2 tâm lý giằng co đối kháng nhau :tham lam và sợ hãi !
    Tuy nhiên ôm mã cơ bản tốt, và trong rỗ 30 thì ko sợ .
    Vấn đề bây giờ là mai đua hay đợi điều chỉnh mới vô.
    Còn xác định uptrend mạnh thì theo mẹ em , mua SSI ạ , nhưng nó tăng mạnh quá ko biết giá còn an toàn ko anh ạ .
    Hẹn anh tối út về nhé .[};-
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://vtc.vn/311-324292/quoc-te/cuu-dai-su-vn-tai-nga-putin-thang-co-loi-cho-viet-nga.htm

    Cựu Đại sứ VN tại Nga: Putin thắng có lợi cho Việt-Nga

    05/03/2012 06:30

    (VTC News) – Nhà ngoại giao kỳ cựu, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga Bùi Đình Dĩnh khẳng định, với những tình cảm và sự quyết đoán của ông Putin trong quan hệ hai nước, việc nhà lãnh đạo này tái đắc cử chắc chắn có lợi cho Việt Nam.


    Khẳng định “Lãnh tụ của nước Nga đã, đang và vẫn là Putin”, ông Bùi Đình Dĩnh đồng thời chia sẻ nhận định của mình về đường lối đối ngoại của LB Nga sau khi ông V.Putin tái đắc cử Tổng thống.


    Một Putin Tổng thống sẽ khác thế nào với một Putin Thủ tướng?


    - Theo Hiến pháp Nga, Tổng thống là người quyết định mọi vấn đề của đất nước, cả đường lối đối nội và đối ngoại. Vì vậy nếu đắc cử Tổng thống ông sẽ có quyền lực hợp hiến để thực thi quyền quyết định đường lối đối nội, đối ngoại của nước Nga.


    [​IMG]
    Ông Bùi Đình Dĩnh trình quốc thư lên Tổng thống Nga Putin năm 2007

    Với trọng trách là Thủ tướng trong 4 năm qua, ông Putin không có danh chính ngôn thuận để quyết định đường lối đó, nhưng ông đã có ảnh hưởng rất lớn và rất quan trọng trong việc thiết lập và thực thi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Nga.


    “Chiến lược phát triển nước Nga đến năm 2020” được Hội đồng Nhà nước Nga thông qua ngày 8/2/2008 theo đề xuất của ông Putin (được gọi tắt là Chiến lược Putin) trong đó có đường lối đối ngoại đã, đang và sẽ tiếp tục được thực hiện. Do đó, dù ông Putin là Thủ tướng hay Tổng thống thì nguyên tắc cơ bản đường lối đối ngoại của Nga hiện nay vẫn không thay đổi.


    Nhưng trong bối cảnh Mỹ vừa đưa ra chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta có nên kì vọng vào một sự chú tâm hơn của Nga đối với khu vực này, đặc biệt là với Việt Nam?


    - Theo tôi nghĩ, sẽ có sự quan tâm hơn. Ông Putin thắng cử, nước Nga sẽ phát triển mạnh hơn, vai trò ở khu vực và thế giới sẽ được tăng cường, nên nước Nga sẽ quan tâm hơn đến khu vực này.


    Còn với Việt Nam, ông Putin rất có tình cảm, cởi mở và thân thiện với đất nước và con người Việt Nam, ông luôn dành sự quan tâm cho phát triển quan hệ hữu nghị Nga-Việt, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược và tăng cường hợp tác cùng có lợi giữa 2 nước.


    Khi sang thăm chính thức Việt Nam tháng 3/2001, Tổng thống Putin đã ký văn bản thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước; trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 2 tháng 11/2006, Tổng thống Putin đề nghị 2 nước đề ra các nhiệm vụ ưu tiên hàng năm để thực thi hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược ấy…


    Ông Putin thắng cử sẽ có lợi cho quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt - Nga và phát triển của Việt Nam.



    [​IMG]
    Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch ***************** trong chuyến thăm tháng 11/2006 (Ảnh: TTX)



    Thời gian vừa qua, một số ý kiến cho rằng quan hệ Nga – Mỹ đã được cải thiện nhưng theo xu hướng mà nước Nga phải nhượng bộ khá nhiều. Ông có ủng hộ quan điểm này?


    Theo tôi, sự nhượng bộ đến từ cả 2 phía, đặc biệt từ khi ông Obama làm Tổng thống, 2 bên cả Nga và Mỹ đều đã có những nhượng bộ nhất định và quan hệ 2 nước đã được cải thiện hơn thời kì Tổng thống Bush. Nhưng để cải thiện hoàn toàn thì còn là vấn đề lớn, rất khó khăn mà hai bên cần phải tiếp tục đàm phán trao đổi lâu dài.


    Với sự phát triển mạnh mẽ về thế và lực của nước Nga ngày nay, vị thế của nước Nga đã khác. Phương Tây đã không còn có thể coi thường vai trò nước Nga trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Họ đã nhận thấy các vấn đề quốc tế lớn nếu không có sự tham gia của Nga thì không thể giải quyết.


    'Phải có chiến lược rõ ràng'


    Trong kì bầu cử Duma Quốc gia mới đây, Đảng Cộng sản đã giành được sự tín nhiệm cao hơn hẳn so với kì bầu cử trước, đồng thời nắm được Ủy ban Quốc phòng Hạ viện. Theo ông, đây có phải là một tín hiệu khởi sắc cho một thời kì mới của Đảng Cộng sản trong nước Nga mới?


    - Đúng là trong bầu cử Duma Quốc gia tháng 12/2011, Đảng Cộng sản Nga đã giành được tín nhiệm cao, số ghế của Đảng Cộng sản trong Duma đã tăng thêm 35, từ 57 ở Duma khóa 5 lên 92 ở Duma khóa 6. Đây là tín hiệu tốt cho khả năng phát triển của Đảng Cộng sản trong chính trường Nga.


    Đảng Cộng sản Nga cũng như các đảng chính trị khác có chân trong Duma cần phải xây dựng được chiến lược cụ thể, rõ ràng, toàn diện hơn, khả thi hơn trong việc phát triển nước Nga đi lên mạnh mẽ toàn diện như mong muốn của nhân dân Nga.

    Họ cũng cần phải thay đổi phương thức vận động nhân dân, nắm bắt mong muốn, nguyện vọng của nhân dân để đề ra phương hướng, đường lối chính sách đúng đắn, sát với dân, phù hợp với lợi ích của đông đảo nhân dân.




    [​IMG]
    Ứng viên đảng Cộng sản Nga Gennady Zyuganov luôn là người về nhì trong các kì bầu cử Tổng thống gần đây. (Ảnh: RIA)



    Đảng Nước Nga Thống nhất nhiệm kì trước được 350/450 ghế, chiếm đa số Hiến pháp (trên 2/3) trong Duma Quốc gia, nên họ là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến xã hội Nga. Nhiệm kỳ này họ chỉ chiếm đa số thường (236/450 ghế = 52,4%) nhưng họ vẫn là lực lượng chính trị lớn nhất ở Nga. Nếu ông Putin tái đắc cử, vai trò của đảng Nước Nga Thống nhất sẽ ngày càng được nâng cao.


    Trong bối cảnh đó, trong những năm tới khả năng Đảng cộng sản Nga hoặc các đảng chính trị khác vươn lên để chiếm vai trò vượt trội trong xã hội Nga trước mắt là điều rất khó.

    Chủ tịch đảng không phải là đảng viên


    Còn ý kiến cho rằng đảng Nước Nga Thống nhất đang nằm hoàn toàn dưới cái bóng của Putin?


    - Tôi không cho rằng đảng Nước Nga Thống nhất đang nằm dưới cái bóng của ông Putin. Đảng Nước Nga thống nhất thành lập ngày 1/12/2001 trên cơ sở liên minh 3 tổ chức chính trị - xã hội: “Thống nhất”, “Tổ quốc” và “Toàn Nga”. Đây là đảng chính trị lớn nhất ở Nga hiện nay, có trên 2 triệu đảng viên, đảng có cương lĩnh và chương trình hành động phù hợp với nguyện vọng của đông đảo tầng lớp nhân dân Nga.


    Một điểm cần nhấn mạnh: Đảng Nước Nga Thống nhất không phải là đảng cầm quyền như cách nghĩ của một số không ít người, mà chỉ là đảng của chính quyền, có nghĩa là đảng không phải là người lãnh đạo đất nước, mà đảng chỉ ủng hộ đường lối chính sách của chính quyền và chính quyền cũng dựa vào đảng này để thực hiện đường lối chính sách của mình một cách hiệu quả.


    Thực tế, ông Putin không phải là đảng viên của Đảng Nước Nga Thống nhất, nhưng giữa ông và đảng có mối quan hệ hợp tác tương hỗ từ lâu. Quan hệ giữa Đảng Nước Nga Thống nhất với ông Putin là quan hệ cùng chí hướng, cùng quan điểm trong đường lối phát triển nước Nga.


    Với sự ủng hộ của ông Putin, một nhà lãnh đạo có uy tín số một ở Nga, Đảng Nước Nga Thống nhất có lợi thế phát triển mạnh mẽ. Do đó từ 7/5/2008, Đảng Nước Nga Thống nhất đã mời ông Putin làm Chủ tịch Đảng và ông đã nhận lời. (Một người không là đảng viên lại làm chủ tịch đảng là điều rất lạ với một đảng chính trị trên thế giới).


    Từ những phân tích trên, không thể nói Đảng Nước Nga Thống nhất nằm dưới cái bóng của ông Putin được.


    Xin cảm ơn ông!

    [​IMG]Với nhiều năm học tập và công tác tại Nga, trong đó có 4 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nga (2007-2011), ông Bùi Đình Dĩnh là một trong số ít người Việt nhiều lần có cơ hội tiếp xúc với cả đương kim Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và đương kim Thủ tướng Nga, ứng viên số 1 cho ngôi vị Tổng thống nhiệm kì tới Vladimir Putin.


    Đông Linh (thực hiện)


    Chúc mừng thắng lợi của Putin !
    Putin là bạn Việt Nam mình !
    Tàu , Mỹ cả hai đều đểu cả !
    Chỉ Nga là ta có thể tin !

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  4. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5



    Nhiều người Tây Tạng bất bình trước sự cai trị của Trung Quốc


    Một người mẹ của bốn con đã châm lửa vào mình cho đến chết ở tây nam Trung Quốc, các nhà hoạt động nhân quyền và lưu vong Tây Tạng cho biết.

    Tổ chức Tây Tạng tự do có trụ sở tại Anh cho biết người phụ nữ đã châm lửa tự thiêu gần tu viện Kirti thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
    Các bài liên quan

    Đây là vụ mới nhất trong một loạt các vụ tự thiêu của người Tây Tạng để phản đối sự cai trị của chính quyền Trung Quốc.

    Theo một số nguồn tin thì người phụ nữ này đã hô đòi tự do cho Tây Tạng và đòi Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, trở về trong khi ngọn lửa bao trùm khắp người bà.

    Tu viện Kirti nằm trong tuyến đầu trong các cuộc biểu tình ủng hộ tự do cho Tây Tạng trong những tháng gần đây.

    An ninh đã được thắt chặt hơn nữa ở Tây Tạng trước khi diễn ra những ngày kỷ niệm nhạy cảm.

    Tháng Ba là tháng có những ngày kỷ niệm nhạy cảm của người Tây Tạng, trong đó có ngày ra đi lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1959.

    Các quan chức địa phương chưa có bình luận gì về vụ việc.

    Trong năm ngoái đã có hơn 20 người Tây Tạng chết trong các vụ tự thiêu – một hành động phản kháng tuyệt vọng đối với sự cai trị ********* của chính quyền Trung Quốc và nền văn hóa của họ bị mai một.

    Trung Quốc đã đổ tiền của vào các khu vực sinh sống của người Tạng với hy vọng sẽ giành được tình cảm của họ bằng cách phát triển kinh tế.

    Tuy nhiên họ cũng đưa cảnh sát vào tràn ngập khu vực, tăng cường giám sát các tu viện và khóa một phần mạng internet và mạng điện thoại di động.

    Các nhà báo nước ngoài bị bắt gặp cố tìm đến nơi có nhiều hoạt động bạo loạn ở phía tây tỉnh Tứ Xuyên đã bị trục xuất về nước hoặc bị bắt giữ.
  5. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5
    TQ 'cần thắng cuộc chiến cục bộ’


    Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu trước Quốc hội Trung Quốc

    Thủ tướng Ôn Gia Bảo dự phiên họp Quốc hội cuối cùng trước khi ông rời nhiệm sở vào cuối năm nay

    Trung Quốc phải tăng cường năng lực quân sự để thắng các ‘cuộc chiến cục bộ’, Thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu trong bối cảnh nước này đang càng trở nên cứng rắn trong các tranh chấp lãnh thổ ở châu Á.

    Ông Ôn Gia Bảo phát biểu trong buổi khai mạc phiên họp của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tức Quốc hội, tại Bắc Kinh chỉ một ngày sau khi chính phủ nước này loan báo chi tiêu quân sự của họ trong năm 2012 sẽ đạt mức 100 tỷ đôla – tăng 11,2% so với năm ngoái.
    Các bài liên quan

    “Chúng ta sẽ tăng cường năng lực của các lực lượng vũ trang để hoàn thành nhiệm vụ quân sự đa dạng với cốt lõi là khả năng đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa,” ông Ôn phát biểu trong bản báo cáo với Quốc hội.

    Những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam đã trở nên sóng gió hơn trong những năm gần đây và nước này thường bị cáo buộc là cư xử hung hăng.

    Công nghệ cao

    Cường quốc châu Á này có quân đội lớn nhất thế giới và ngân sách quốc phòng của họ đã tăng trưởng hai con số mỗi năm trong phần lớn thập kỷ trước – gây lo ngại cho Hoa Kỳ vốn cũng đang thúc đẩy các kế hoạch mở rộng sức mạnh quân sự ở châu Á.

    Các nhà phân tích cho rằng chi tiêu quốc phòng thật sự của Trung Quốc có thể gấp đôi con số được công bố vì nó chưa bao gồm các chi phí hiện đại hóa quân đội nước này.

    "Không ngừng nâng cao năng lực hoàn thành nhiệm vụ quân sự đa dạng với cốt lõi là khả năng đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hoá."
    Trung Quốc đã có những tiến bộ trong công nghệ vệ tinh và chiến tranh mạng trong những năm gần đây và đã đầu tư và các loại vũ khí tân tiến trong đó có chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này đã ra khơi thử nghiệm vào tháng 8 năm ngoái.

    Tuy nhiên về mặt công nghệ thì Trung Quốc còn kém Hoa Kỳ nhiều. Ông Ôn Gia Bảo nói rằng Bắc Kinh đặt mục tiêu "ra sức nâng cao trình độ khoa học công nghệ quốc phòng và khả năng sáng tạo tự chủ trang thiết bị vũ khí".

    “Chúng ta sẽ tích cực triển khai huấn luyện quân sự trong điều kiện thông tin hóa,” ông nói với 3.000 đại biểu Quốc hội tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.

    Trung Quốc bắt đầu nâng cấp Quân Giải phóng Nhân dân – từng là đội quân nông dân hỗn tạp được Đảng cộng sản thành lập vào năm 1927 – sau chiến dịch xâm lấn Việt Nam gặp nhiều khó khăn năm 1979.

    Bên cạnh nâng cấp kho vũ khí quy ước, chiến dịch tăng cường sức mạnh quân đội của nước này cũng dẫn đến việc phát triển nhanh chóng chương trình không gian và các cuộc thử nghiệm vũ khí diệt vệ tinh vào năm 2007.

    Ngoài tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc cũng có tranh chấp với Nhật Bản quanh một chuỗi các hòn đảo không người ở nhưng có vị trí chiến lược nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku.

    Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng cho biết nước ông sẽ "hiện đại hóa lực lượng cảnh sát vũ trang" vốn chịu trách nhiệm an ninh nội địa trong bối cảnh bất ổn gia tăng tại các khu vực của người Tây Tạng và tại Tân Cương – nơi cư trú của đa số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.


    Tung của có vẻ tự tin trước liên minh thế giới đấy.:))
  6. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5


    Hạm đội Thái Bình Dương hợp tác với VN


    Đầu năm nay có môt số sự kiện khiến cho giới quan sát quân sự chú ý.

    Đó là việc chiến hạm chống tàu ngầm hàng đầu của Nga mang tên đô đốc Panteleev cùng hai tàu hộ tống đã tới thăm Indonesia vào cuối tháng 1 và sau đó thăm Philippines vào đầu tháng Hai.

    Đây là lần đầu tiên trong 96 năm tàu chiến Nga thăm Philippines, cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của Moscow tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.

    Đô đốc Panteleev là một trong các chiến hạm chủ lực của hạm đội Thái Bình Dương, Nga, bên cạnh tuần dương hạm Varyag và bốn khu trục hạm khác.

    Hạm đội này còn có trong tay một cơ số tàu ngầm đáng nể gần 20 chiếc, trong có tám chiếc thuộc lớp Kilo cùng chủng loại đang sản xuất cho Việt Nam.
    Tăng đầu tư

    Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim của hạm đội Thái Bình Dương, một trong các hạm đội lâu đời nhất của Nga vì được thành lập từ thế kỷ thứ 18, dường như đã rời xa. So với hạm đội cùng tên của Hoa Kỳ, Hạm đội Thái Bình Dương, Nga không có trong tay hàng không mẫu hạm, cũng không có căn cứ đặt tại nước ngoài.

    Dường như nay Nga đang quyết tâm thay đổi tình trạng này, với tuyên bố mới đây của Thủ tướng Vladimir Putin là Nga sẽ bỏ ra khoảng 678 tỷ đôla để hiện đại hóa năng lực tác chiến của quân đội trong thập niên tới, trong đó tới một phần tư ngân sách được dành cho hạm đội Thái Bình Dương.

    Giới chuyên gia cho rằng một trong những lý do Nga bỏ tiền hiện đại hóa hạm đội Thái Bình Dương là vì Moscow muốn cho Trung Quốc thấy họ vẫn có quyền lợi ở các vùng chiến lược thuộc Á châu.

    Cũng có đồn đoán về việc hạm đội Thái Bình Dương sẽ "quay lại Việt Nam".

    Hạm đội này, cho tới khi rút đi năm 2002, đã từng quản lý hai cầu cảng lớn cho tàu và tàu ngầm, cùng khoảng 30 nhà xưởng có đủ máy móc, cùng một đường băng mà nhiều loại phi cơ đều có thể sử dụng ở quân cảng Cam Ranh, thuộc tỉnh Khánh Hòa.
    Hợp tác với Việt Nam

    Hà Nội và Moscow, theo nhiều nguồn tin, đã thống nhất một dự án trị giá 220 triệu đôla để nâng cấp cảng Cam Ranh, dự kiến cho phép hải quân của nước ngoài, kể cả Hoa Kỳ, được tiếp cận sử dụng.
    Tàu ngầm mini của hạm đội Thái Bình Dương

    Hạm đội Thái Bình Dương Nga có nhiều tàu ngầm các loại

    Năm ngoái, trong chuyến thăm của khu trục hạm Vinogradov của Hạm đội Thái Bình Dương tới Đà Nẵng, một trong các nội dung làm việc, theo giới quan sát, liên quan việc các đại diện của công ty Zvezdochka của Nga dự kiến thiết lập một cơ sở sửa chữa tàu thủy tại cảng Cam Ranh, mà đặc biệt là ký các hợp đồng cung cấp phụ tùng cho các tàu chiến.

    Các phân tích gia tin rằng các bản hợp đồng gắn với thỏa thuận trị giá 2,2 tỷ đôla để Việt Nam mua sáu tàu ngầm Kilo từ Nga, một trong các thương vụ mua bán vũ khí lớn nhất đương đại, "được coi như một động thái đối lại với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp," tờ South China Morning Post tại Hong Kong cho hay.

    Tuy giới ngoại giao và quan chức quân đội Nga luôn tuyên bố Nga không đứng về bên nào trong xung đột Biển Đông, giới phân tích cho rằng Moscow đang tìm cách tăng cường hiện diện trong khu vực cũng như mở rộng thị trường bán vũ khí ở Đông Nam Á.

    Nga đã và đang đóng vai trò hàng đầu trong quá trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam, với thông tin mới nhất là hai chiến hạm tuần tra biển sẽ được chuyển cho Việt Nam vào tháng Năm này.


    Nga vẫn luôn cho thấy sự tin tưởng mà VN đặt vào đúng chỗ.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120227/lam-ro-vu-tau-ca-bao-cao-bi-tan-cong.aspx

    Làm rõ vụ tàu cá báo cáo bị tấn công
    27/02/2012 3:37
    Liên quan đến vụ tàu cá QNg-90281 TS của ông Đặng Tằm (39 tuổi, ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi), được báo cáo là bị tàu nước ngoài tấn công trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, ông Lê Viết Chữ - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết sau khi thu thập đầy đủ các chứng cứ liên quan, tỉnh sẽ có văn bản báo cáo lên các cơ quan chức năng ở T.Ư xin ý kiến.
    Trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Nguyễn Hùng - Trưởng phòng Trinh sát (Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi) cho biết thêm: “Chúng tôi đã cử lực lượng về xã Bình Châu để xác minh, thu thập chứng cứ và lấy tường trình sự việc từ các ngư dân, sau đó sẽ báo cáo UBND tỉnh”. Trước đó, vào sáng 24.2, sau khi kiểm tra những dấu tích trên mảnh gỗ ở phần cabin tàu cá bị vết đạn xé toạc, các trinh sát biên phòng đã thu giữ 1 mũi đạn (chưa rõ là đạn loại nào - PV) còn nằm trong mảnh gỗ.


    [​IMG]
    Tàu cá QNg-90281 TS của ngư dân Đặng Tằm - Ảnh: Hiển Cừ
    Hiển Cừ

    BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (3)
    nguyễn chí dũng, trung thành tây, vũng liêm, vĩnh long
    Quyết tâm của người VIỆT NAM về việc gìn giữ chủ quyền TRƯỜNG SA- HOÀNG SA sẽ bền vững giống như VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH của người TRUNG QUỐC.MA CAO,HỒNG KÔNG cũng đã trở về với TRUNG QUỐC thì rồi HOÀNG SA- TRƯỜNG SA cũng sẽ trở về với người VIỆT NAM như một sự thật không thể thay đổi.


    susu, Bình Dương
    Để đề phòng người đồng chí khốn nạn và bản vệ ngư dân Việt Nam chúng ta nên hiện đại hóa Hải quân, thành lập lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư ... trang bị các loại tàu có công suất mạnh không cần lớn chỉ cần trên tầm trung bình thôi... và nên thiết kế mũi tàu có một đầu nhọn bằng thép đặc ruột đường kính cở 300 đến 500mmm nhô ra ở tầm thấp để đâm thủng tàu giặc. Hãy khẩn trương lên để bảo vệ biển của chúng ta nếu chậm sẽ bị nuốt mất


    leminh
    Không phải đều tra cũng biết rõ thủ phạm là ông bạn hàng xóm môi hở răng lạnh. Có điều ,chúng ta chưa đủ mạnh ...


    Thằng Tàu khốn nạn chứ thằng nào mà úp úp mở mở nữa !
    Không lẽ tàu Nhật hay Ấn ở Hoàng Sa ?


    :-??:-??:-??
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Anh chào Em @ptkh .A biết E dạo này đi làm rất bận nhưng vẫn tranh thủ về nhà thăm hỏi mọi người và cập nhât tin tức thời sự.
    Hôm nay A sẽ chia sẻ thêm 1 chút về lĩnh vực KS để mọi người hiểu thêm,A nghĩ cũng ko lạc đề so với to pic ,vì nó lại liên quan rất nhiều ,thậm chí là trưc tiếp liên qua đến tàu khựa.
    Như bài trước A có viết là TTCP có biết được việc chảy máu tài nguyên đất nước ,nên chỉ thị ngay việc dừng cấp phép và gia hạn cho các mỏ .
    Thực tế trong những năm vừa qua đất nước ta đã bị thất thoát 1 lượng TN khổng lồ.trong đó có những loại quặng quý hiếm được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực Quốc Phòng,
    Tôi đã từng có dịp đi các điểm mỏ ở phía bắc như Cao Bằng ,Bắc Kanj ,Lào Cai,Yên Bái,Tuyên Quang.....Và Lạng Sơn là nơi tôi đang làm việc.những mỏ này các DN đang khai thác tận thu ,nói tận thu vì quặng có hàm lượng cao Pháp nó đã ăn hết rồi.Mà còn lấy ra 1 khối lượng khổng lồ.Trong đó có nhựng kim loại có giá trị rất cao.Ví dụ quặng Cu ,Sb Pb,Zn.......Lưu ý là trong quặng Cu có hàm lượng Au(vàng).trong quặng Pb,Sb có Ag những nguyên tố này thường đi kèm với nhau.
    Thêm nữa những điểm mỏ này ,có những mỏ còn nguyên trữ lượng ,vì Pháp nó chưa kịp lấy ,thì Đất nước ta đã tuyên bố Độc Lập năm 1945.nên hàm lượng rất cao ,xuất thẳng sang TQ luôn.xin nói là đầu ra thì 99% bán cho TQ luôn ,Đã thế lại bán theo kiểu xuất lậu nên nhà nước thất thu rất lớn .chỉ 1 số nhỏ được xuất có kê khai thuế( Nếu kê khai thì Hải Quan và các Ban nghành treo mõm ah?)^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^.Mà bọn TQ lại mua theo giá Thế giới chứ.Đau thật ~X~X~X.
    Mấy năm trước khi khai thác ra ,chủ yếu là xuất thô.nên lại càng đau.Khi Bộ tài nguyên và TT kiểm tra chấn chỉnh và ko cho xuát khảu quặng thô,mà bắt buộc phải qua sơ tuyển ,chế biến : tuyển theo công nghệ tuyển nổi để cho ra tinh quặng có hàm lượng cao.và nâng mức thuế XK với 1 số kim loại.sau đó mới cho XK.
    Mà trong quá trình tuyển Tôi dám khẳng định ko DN nào đáp ứng được yêu cầu về Vệ sinh môi trường.hậu quả vô cùng tàn khốc ,cái này tôi ko tiện đi vào chi tiết trên diễn đàn được ,các bạn tự hiểu .
    Thêm nữa Việt Nam mình có rất nhiều cơ qua kiểm định chất lượng ,đánh giá hàm lượng kim loại.Như Viện khoa học công nghệ Việt Nam,Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.viện công nghệ mỏ và luyện kim ....Vinacontron(hình như đơn vị này đang niêm yết trên HNX thì fair .tôi ko oánh CK nên ko dành lắm ,mà phân tích đánh giá kết quả sai bét nhè ^:)^^:)^^:)^.tiền cũng thất thoát ở đây.gián tiếp làm giàu cho khựa bẩn.trong quặng Cu có Au.Trong Pb có bạc ...........,mà vàng và bạc giá rất cao.
    Thôi tôi chia sẻ thế thôi.vì có nhiều điều ko thể nói trên diễn đàn này được.Nhưng phải nhấn mạnh rằng 100% các mỏ là TQ vào khai thác và 100% đầu ra là bán cho khựa bẩn ~X~X~X~X~X~X~X~X~X~XBuồn và đau thật .1 chuyên viên thường dân như tôi chỉ biết ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^~X~X~X~X~X~X~X~X~X~X.Đúng như Hoa_Sim nhận xét .
    Thật nguy hiểm
  9. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Anh có chút việc phải out ,11h anh quay lại cùng mọi nguwoif bye bye
  10. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Cảm ơn anh về bài viết này, mong anh có thời gian chia sẽ thêm ạ.[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này