Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 4.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 02/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6610 người đang online, trong đó có 721 thành viên. 17:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34145 lượt đọc và 1197 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thôi các bác trông nhà nhé, BL bận chút. Bai....
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bắt nạt Bằng Lăng để được gì ? :-??
    Anh chỉ đùa vui tí tì ti ... \:D/
    Có thương mới đùa cùng em đấy ! :-*
    Anh hết đùa , đừng giận làm chi ! :-"

    :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Lại bỏ của chạy lấy người rồi sao Tím ơi ! :-*:-*:-*
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    hoatimbanglang
    Em yêu màu tím
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn


    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    10:48, 17/03/10


    Được cảm ơn 8488 lần

    Phát Phát !

    Phát phát hoài Tím được gì không ?
    Phát tài sướng tựa phát vào mông !
    Tím hư anh phát vào mông đấy !
    Kẻo bảo anh không biết làm chồng !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"

  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Kinh-te/481832/Tu-13-3 tran-lai-suat-huy-dong-ve-13nam.html

    Thứ Hai, 12/03/2012, 12:33 (GMT+7)

    Từ 13-3, trần lãi suất huy động về 13%/năm



    TTO - Ngân hàng Nhà nước vừa công bố hạ trần lãi suất tiền gửi VND: từ 13-3 lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 1 tháng trở lên còn 13%/năm. Lãi suất tối đa tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng xuống 5%/năm.
    >> Thêm ngân hàng giảm lãi suất cho vay



    [​IMG]


    Kể từ 13-3 lãi suất tiền gửi VND có kỳ hạn 1 tháng trở lên còn 13%/năm - Ảnh: T.T.D.


    Trước đó, lãi suất tối đa tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm.
    NHNN cũng giảm lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 16%/năm xuống 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 12%/năm.
    Riêng lãi suất cơ bản, không thấy NHNN đề cập giảm. Lãi suất cơ bản hiện tại vẫn là 9% một năm.
    Theo NHNN, việc giảm lãi suất căn cứ trên cơ sở lạm phát có xu hướng giảm và điều kiện cung - cầu vốn của thị trường.
    Trước đó chiều 6-3, Thủ tướng *************** đã yêu cầu NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm lãi suất. Ngay sau đó Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng công bố hạ mặt bằng lãi suất xuống 1%.
    Lộ trình giảm lãi suất cho cả năm 2012, ông Bình nói: “Năm nay NHNN điều hành lãi suất theo định hướng mục tiêu kiềm chế lạm phát. Với mục tiêu cuối năm nay giảm lạm phát ở mức dưới 10% thì lãi suất huy động cũng khoảng xung quanh 10%”.
    ÁNH HỒNG
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Anh muốn yêu em trọn cuộc đời !
    Suốt ngày bắt nạt làm gì trời ?
    Để đêm về vấn vương thương nhớ ...
    Năm canh dài ôm máy đơn côi ?
    Không quan tâm anh đâu đùa giỡn ?
    Chọc trêu em để thấy em cười ...
    Đời đâu chỉ có tiền em nhỉ ?
    Sống không yêu , như chết mà thôi !

    :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/481781/Chu-tang-tinh-nguyen-ra-tru-tri-o-Truong-Sa.html

    Thứ Hai, 12/03/2012, 08:28 (GMT+7)

    Chư tăng tình nguyện ra trụ trì ở Trường Sa


    TT - UBND Khánh Hòa vừa có công văn thống nhất và đánh giá cao đề nghị của ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa về việc chấp thuận và đề đạt nguyện vọng của sáu chư tăng tình nguyện ra làm trụ trì các chùa tại huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).
    Các chư tăng gồm thượng tọa Thích Tâm Hiện, các đại đức Thích Giác Nghĩa, Thích Ngộ Thành, Thích Thánh Thành, Thích Đạo Biên, Thích Đức Hỷ.
    V.T.


    Hoan hô các vị sư thầy !
    Góp phần giữ nước Công dày Đức cao !
    Dấn thân vì nghĩa đồng bào !
    Cứu sinh độ chúng công lao vĩnh hằng !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/480353/No-chong-no-vi-bi-tau-Trung-Quoc-uy-hiep.html

    Nợ chồng nợ vì bị tàu Trung Quốc uy hiếp


    TT - Một tuần sau chuyến đi biển hãi hùng bị tàu của Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa, chặn bắt, hủy hoại tài sản, ngư dân Đặng Tằm lại đang tất tả sửa sang tàu thuyền chuẩn bị ra khơi. [r37)][r37)][r37)]




    [​IMG]

    Ông Đặng Tằm bên cabin tàu bị bắn vỡ kính - Ảnh: Trà Giang


    Ông Tàu 43 tuổi, trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, là chủ tàu QNg 90281.
    Khuôn mặt vốn đã hốc hác, đen sạm, nay lại càng hằn vết nhăn đơn kép khi trải qua chuyến biển đầy “bão táp”.
    Bị tấn công bất ngờ
    Không ai nghĩ người ngư dân có dáng nhỏ thó, đen sạm ấy đã gắn bó với ngư trường Hoàng Sa hàng chục năm trời và đã hai lần bị tàu Trung Quốc bắt giữ. Ông kể lại khoảng 15g30 ngày 24-2, khi đang neo tàu cách đảo Xà Cừ thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam để chuẩn bị nấu bữa ăn chiều thì từ xa một tàu của Trung Quốc xuất hiện lầm lũi lao tới.
    Tàu chiến Trung Quốc đến gần, dùng “vòi rồng” phun nước xối xả. Sau đó, lính Trung Quốc liền bắn ba phát đạn chỉ thiên rồi bắn tiếp hai phát vào cabin tàu. Tám lính cầm dùi cui điện nhảy qua tàu, dùng chân đạp, dồn các ngư dân về phía đuôi tàu rồi lấy hơn 1,2 tấn cá, tháo bộ đàm, định vị, lưới đánh cá, các thiết bị lặn... ném tất cả xuống biển.
    Sau khi hủy hoại hết tài sản trên tàu, tàu Trung Quốc bỏ đi. Ông Tằm nghẹn ngào nói: “Toàn bộ tài sản mà anh em đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có được phút chốc đã bị hủy hoại. Các bạn tàu sau khi bị hành hung về đất liền không dám đi bệnh viện khám kiểm tra thương tích vì không có tiền”. Năm 2010, ông và mười ngư dân bị tàu ngư chính của Trung Quốc bắt về đảo Phú Lâm giam mười ngày, sau khi nộp phạt 210 triệu đồng họ mới được thả về.
    Sau lần đó, ông trắng tay và nợ nần gần 600 triệu đồng. Năm rồi ông đi bốn chuyến, trả được gần 300 triệu đồng, tính năm nay đi biển sẽ gom lại trả hết. “Nhưng mới chuyến đầu năm đã bị “cướp bóc” như thế, nợ lại chồng nợ lên 600 triệu đồng rồi chú à” - ông Tằm buồn thiu bộc bạch.
    Hỗ trợ 2 triệu đồng
    Trong căn nhà tuềnh toàng ở thôn Châu Thuận Biển gió thổi thốc, bà Nguyễn Thị Kim Hồng, vợ ông Tằm, đang ngồi vá những tay lưới cũ sờn. Người đàn bà phải chăm nom bốn mặt con, đứa lớn 19 tuổi, nhỏ nhất mới 3 tuổi còn thơ dại nên trông già sọm hẳn đi. Ngừng tay vá, bà thở dài thượt, giọng chùng xuống: “Tui nói ảnh ráng đi biển, còn tui ở nhà đi làm cá mướn trông và nuôi con. Đủ ăn là mừng lắm rồi. Nhưng hết lần này đến lần khác vô cớ bị bắt, đòi tiền chuộc, cá tôm đánh bắt được thì bị vứt hết xuống biển, sống sao nổi”.
    Có lẽ ông Tằm là người đau hơn ai hết, ông thấu hiểu cái đói, cái nghèo, thiếu ăn, thiếu mặc đối với vợ và bốn đứa con đang lơ lửng trước mặt. “Dù gì thì cũng phải gắng để đi biển lại, kiếm tiền lo cho gia đình. May nhờ bà con, ngư dân thương tình gom góp cho mượn được hơn 50 triệu đồng (không tính lãi) mua sắm ngư cụ, ngày 4-3 tôi sẽ ra khơi lại” - ông Tằm quả quyết.
    Để động viên ông Tằm và các ngư dân bị nạn, sáng 2-3, Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh Quảng Ngãi và đại diện Quỹ hỗ trợ ngư dân đã đến thăm hỏi, động viên, trao tặng mỗi ngư dân 2 triệu đồng. “Do trường hợp tàu của ông Tằm không nằm trong quy chế được hỗ trợ nên chúng tôi chỉ có thể động viên được như vậy. Mong ông Tằm và các ngư dân vững tâm ra khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền” - ông Phan Huy Hoàng, phó giám đốc Sở NN&PTNT, phụ trách quản lý Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, cho biết.
    TRÀ GIANG


    Đây thực sự là những người lính không súng , không đồng phục , ngày đêm có mặt nơi tuyến đầu lãnh hải để bảo vệ và thể hiện chủ quyền lãnh hải nước ta !
    Nhà nước cần có chính sách hổ trợ để lực lượng ngư dân yên tâm bám biển sản xuất !
    Nếu tôi giàu như Đoàn Nguyên Đức , Cường Đô la và chúa đảo Tuần Châu , việc cấp một chiếc tàu 500 triệu cho anh Tằm ra khơi chỉ là chuyện nhỏ !
    Các đại gia chỉ thích khoe siêu xe , máy bay để thể hiện đẳng cấp , còn những mảnh đời cơ cực này các vị có thèm để mắt đến không ? :-??

    :-":-":-":-":-"
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120312/soi-dong-quan-su-chau-a.aspx
    Sôi động quân sự châu Á


    12/03/2012 3:59
    Những diễn biến phức tạp liên tục xảy đến khiến các nước tại châu Á không ngại mạnh tay móc hầu bao chi cho quân sự.
    Hồi cuối tuần, cựu Tổng thống Philippines Fidel V. Ramos đăng bài xã luận trên tờ The Manila Bulletin đánh giá về những diễn biến quân sự gần đây tại châu Á. Ông Ramos nhận định các bên đang tăng cường sức mạnh quân sự nhằm phòng ngừa bất trắc có thể xảy đến, dù vẫn cố gắng đeo đuổi những giải pháp hòa bình. Cuối bài xã luận, ông Ramos tỏ ra quan ngại về tuyên bố gần đây của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng: “Trung Quốc phải thắng trong các cuộc chiến cục bộ”.


    [​IMG]
    Philippines nhận 4 trực thăng chiến đấu W-3 Sokol - Ảnh: Skyscrapercity
    Quả thực, nhận định của cựu Tổng thống Ramos đã phản ánh khá rõ về tình hình khu vực, giữa lúc có thêm thông tin mới về quân sự của các bên. Tuần trước, sau khi Trung Quốc thông báo về ngân sách quốc phòng năm 2012 thì Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) của Anh cũng phát hành báo cáo “Cán cân quân sự 2012”. Theo báo cáo của IISS, vào năm 2012, ngân sách quân sự châu Á sẽ vượt mặt châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại. Từ năm 2008, các nước châu Âu có xu hướng cắt giảm ngân sách quân sự để đối phó với khủng hoảng kinh tế. Trong khi đó, ngân sách quân sự các nước châu Á vẫn liên tục đi lên đều đặn và đạt mức tăng 3,5% vào năm ngoái và đạt 262 tỉ USD, gần sát con số 270 tỉ USD của những thành viên NATO tại châu Âu. Không những thế, Trung Quốc và Nhật Bản là 2 trong 5 nước có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới nhưng Nga lại vắng mặt trong nhóm này.
    Nhận định về diễn biến trên, Reuters dẫn lời Giám đốc IISS John Chipman nói: “Chẳng nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang nhìn thấy sự chuyển hướng mạnh mẽ”. Tuy nhiên, ông Chipman cũng lo ngại: “Điều chúng ta nhìn thấy ở châu Á là tất cả những thách thức chiến lược từ xưa đến nay vẫn chưa được giải quyết như: tranh chấp lãnh thổ, ganh đua kinh tế và tiềm tàng nguy cơ vũ khí hạt nhân… Các nước cần kiểm soát điều đó”.
    Các đại gia châu Á
    Theo báo cáo của IISS, 5 quốc gia có ngân sách quân sự lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương năm 2011 theo thứ tự gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc. Năm “đại gia” trên chiếm đến 80% tổng ngân sách quân sự của khu vực. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu châu Á và đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Đó là chưa kể, nhiều chuyên gia ngờ rằng con số chính thức được đưa ra còn thấp hơn thực tế. Hơn thế nữa, Viện Nghiên cứu IHS của Mỹ dự báo ngân sách quân sự Trung Quốc vào năm 2015 nhiều hơn 8 nước Anh, Ba Lan, Canada, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý cộng lại.
    Lo ngại sự phát triển quân sự của Trung Quốc, các nước khác trong khu vực dường như cũng không chịu “thua chị kém em”. Thời gian qua, Nhật Bản liên tục công bố các kế hoạch mua sắm vũ khí và trang bị thêm tàu chiến nhiều cấp độ khác nhau. Ngày 11.3, tờ The Economic Times của Ấn Độ có bài viết nhận định New Delhi cũng đang khẳng định sức mạnh quân sự trong khu vực khi trở thành khách hàng lớn trên thị trường vũ khí thế giới. Năm ngoái, ngân sách quốc phòng nước này tăng 12% và New Delhi sắp tăng chi tiêu quân sự lên xấp xỉ 40 tỉ USD. Hiện tại, so sánh về tương quan sức mạnh quân sự thì Ấn Độ vẫn chưa thể so với Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành các chương trình phát triển quân sự đang theo đuổi, khoảng cách trên sẽ bị rút ngắn đáng kể. Ngày 7.3, tạp chí Jane’s Defence Weekly dẫn lời giới chức quốc phòng Ấn Độ cho hay nước này vừa thông qua việc đặt mua 9 máy bay do thám trên biển nhằm tăng cường khả năng phòng vệ của hải quân.

    [​IMG]
    Năm nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới năm 2011 (đv: tỉ USD) - Nguồn: IISS
    Ngoài 5 “đại gia” trên, các nước khác cũng liên tục thông báo kế hoạch tăng cường vũ trang. Cuối năm ngoái, Indonesia đặt mua 24 máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, rồi tiến hành một thỏa thuận đóng mới 3 tàu ngầm với Hàn Quốc. Ngày 10.3, tờ The Philippines Star dẫn lời phát ngôn viên lực lượng không quân Philippines cho hay nước này vừa nhận 4 trong đơn hàng 8 chiếc trực thăng chiến đấu đa nhiệm
    W-3 Sokol của Ba Lan trị giá khoảng 130 triệu USD. Nước này cũng vừa được Mỹ hứa tăng cường viện trợ quân sự trong thời gian tới.
    Ngô Minh Trí




    Không ai khác , chính Trung Quốc là kẻ đã châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang hao tiền tốn của này !
    Vì hòa bình ư ?
    Để chống xâm lược ư ?
    Ai dám xâm lược Trung Quốc ?
    Nếu không phải là chính Trung Quốc thường xuyên gây hấn với tất cả lân bang có chung đường biên giới trên biển và đất liền ?


    :-w:-w:-w:-w:-w
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://cafef.vn/20120312034585CA32/my-mung-tham-khi-kinh-te-trung-quoc-di-xuong.chn

    Mỹ “mừng thầm” khi kinh tế Trung Quốc đi xuống?




    [​IMG]
    Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới Trung Quốc có thể sẽ gây bất lợi cho tăng trưởng toàn cầu, nhưng lại là một tín hiệu tốt lành đối với kinh tế Mỹ?
    Bất lợi cho toàn cầu


    Trong nhiều năm qua, thế giới đã quen với việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh như vũ bão và kéo nhu cầu hàng hóa toàn cầu tăng theo. Các quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ tốc độ tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc chính là những nước sản xuất khẩu các loại hàng hóa cơ bản.

    Tuy nhiên, theo tờWall Street Journal, đối với nước Mỹ, sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc đem đến những tác động trái chiều. Một mặt, hàng hóa rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc giúp nước Mỹ giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, nhưng mặt khác, lại làm suy giảm số lượng việc làm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của nước này. Ngoài ra, các hộ gia đình Trung Quốc, dù đã có thu nhập bình quân khá hơn, vẫn chưa tiêu thụ nhiều hàng hóa sản xuất tại Mỹ.

    NhưngWall Street Journalcho rằng, thực tế này giờ đã đến lúc thay đổi. Hồi tuần trước, Trung Quốc bất ngờ hạ mục tiêu tăng trưởng năm 2012 xuống mức 7,5%, từ chỗ duy trì mục tiêu này ở mức trên 8% suốt trong 7 năm qua. Sự điều chỉnh này được xem là mộtthừa nhận rằng, sau thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ dựa trên hoạt động đầu tư, kinh tế Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn mới, với tốc độ tăng trưởng không còn nhanh như trước.

    Trên thực tế, thống kê kinh tế Trung Quốc phát đi mấy ngày qua cũng cho thấy sự giảm tốc rõ rệt của nền kinh tế này. Trong đó, tốc độ lạm phát tháng 2 của Trung Quốc giảm xuống mức 3,2%, thấp nhất trong 20 tháng. Cũng trong tháng 2, nước này bất ngờ chịu mức thâm hụt thương mại 31,48 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 1989, sau khi thặng dư 27,28 tỷ USD trong tháng 1.

    Đối với các nước xuất khẩu hàng hóa cơ bản từ lâu đóng vai trò là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào chính cho cho hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, thì việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại thực sự là một tin tức không lấy gì làm tốt đẹp. Chẳng hạn, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc chiếm 5% GDP của Australia, trong đó xuất khẩu quặng sắt chiếm tới hơn một nửa.

    Một số công ty Mỹ cũng có thể đối mặt với cảnh doanh số tăng trưởng chậm lại khi mà Trung Quốc “hãm phanh” hoạt động đầu tư. Chẳng hạn, nhu cầu đối với cần cẩn của hãng Manitowoc, thang máy Otis hay thiết bị lạnh Carrier sẽ giảm xuống.

    Mỹ "mừng thầm"



    Nhưng đối với cả nền kinh tế Mỹ nói chung, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc có thể là một câu chuyện tích cực.

    Thực tế những gì đã diễn ra ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cho thấy, một khi những nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh chóng cắt giảm đầu tư, thì tỷ trọng của thu nhập người lao động trong thu nhập quốc gia lại tăng lên. Thu nhập người lao động tăng đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao hơn cũng tăng theo.

    Có lẽ còn sớm để kết luận, nhưng đã có những tín hiệu cho thấy sẽ diễn ra xu hướng tương tự ở Trung Quốc.

    Một nghiên cứu gần đây do ngân hàng Standard Chartered thực hiện cho thấy, tiền lương trung bình của công nhân nhà máy ở khu vực đồng Quảng Đông đã tăng 10,4% từ đầu năm tới nay, đánh dấu năm thứ hai liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số. Phát biểu tại kỳ họp thường niên Quốc hội Trung Quốc khai mạc hồi tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng khẳng định đặt mục tiêu thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa là một nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ nước này trong năm nay.

    Nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc tăng hứa hẹn sẽ mở ra một thị trường đầy hấp dẫn cho hàng hóa Mỹ. Từ nông dân trồng đậu tương, tới các hãng sản xuất máy bay, thiết kế thời trang và các công ty thiết bị y tế… của Mỹ không hưởng lợi nhiều khi Trung Quốc phát triển hệ thống đường sắt hay xây dựng nhà cửa, nhưng sẽ hưởng lợi khi người dân Trung Quốc sử dụng những thực phẩm chất lượng cao hơn, đi lại nhiều hơn bằng máy bay, chuộng quần áo cao cấp hơn, và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

    Trong suốt thập kỷ qua, hàng “made in China”, nhất là những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, đã làm mưa làm gió khắp các kệ hàng trên đất Mỹ. Nhiều khả năng người tiêu dùng Trung Quốc sẽ không sớm chi mạnh để mua những hàng hóa tiêu dùng có xuất xứ từ Mỹ, mà sẽ ưu ái hơn hàng từ những quốc gia khác như Việt Nam.

    Nhưng rõ ràng, khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc và tiêu dùng ở nước này được đẩy mạnh, thì cơ hội để hàng “made in America” khởi sắc là hoàn toàn có cơ sở.

    Theo Phương Anh
    Dân trí
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này