Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 4.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 02/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6028 người đang online, trong đó có 646 thành viên. 22:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34384 lượt đọc và 1197 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    ptkh hay qué ! tập thể dục xong chưa ?
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Đừng Chờ Đợi

    Đây là một videoclip rất hay , tôi xem mà lòng biết ơn người đã sưu tầm và tạo dựng clip cũng như người đưa nó lên mạng YouTube , cảm thấy xúc động vì những ý tưởng như ánh sáng chan hòa đang chiếu rọi hồn tôi , chỉ cho tôi những việc nên làm , con đường cần đi để hướng đến một tương lai hạnh phúc rạng ngời ...
    Gửi đến tất cả các bạn thân thương


    @Hoatimbanglang , @Prince_Dalat , @talatoi , @namson67 , @tridunghtvc , @caominhhuy , @SINH-TU , @MAYRUI.COM , @yht267 , @talatoi , @thangbomnhat , @Shapphire5 , @hocchoick2010 , @ndl_70 , @thamlathang , @giaoluu1980 , @linhmoitotee , @Nhungnhaque ... như một món quà chào ngày mới !

    Chúc các bạn vui vẻ , may mắn và giao dịch thành công !
    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-



    Tôi vừa mở chủ đề mới Bí Quyết Khởi Nghiệp Thành Công Của Các Doanh Nhân Thành Đạt

    http://f319.com/giaoluu/1510078

    Mời các bạn ghé thăm khi rảnh rổi , không nên xem trong giờ giao dịch vì cần tập trung nghiền ngẫm ý kiến của các diễn giả , mà cũng vì có những clip quá dài , đến cả tiếng rưỡi đồng hồ !

    [};-[};-[};-[};-[};-
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    tridunghtvc
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn


    [​IMG]




    [​IMG]

    Thành viên từ
    13:45, 16/12/11


    Được cảm ơn 3368 lần
    Chúc mừng bạn Trí Dũng nhé !
    Mong Tài Lộc sẽ luôn Phát với bạn !

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]


  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào cả nhà, mời cả nhà tranh thủ nắm tình hình BĐ chút nghen![};-
    Đây là những bài viết rất hay của các độc giả đăng trên báo chính thống VN.

    Trường Sa không phải là Malvinas

    (Cách đánh) - Tấn công đánh chiếm Trường Sa có thể phương án tác chiến giống tấn công đánh chiếm Malvinas. Nhưng Trường Sa không phải là Malvinas. Đó là điều đương nhiên bởi Việt Nam không phải là Argentina
    TIN LIÊN QUAN
    Hệ thống phòng thủ bờ biển giáng trả cùng Trường Sa (II)
    Ảnh hệ thống phòng thủ bờ biển giáng trả cùng Trường Sa
    Trường Sa-Bãi cọc Bạch Đằng phòng thủ Việt Nam (I)
    Hình ảnh đẹp nhất về Trường Sa

    Đó cũng là điều đương nhiên bởi quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa là của Việt Nam. Người ta lợi dụng để đánh chiếm từ sở hữu của Việt Nam chứ Việt Nam chưa từng đánh chiếm từ sở hữu của bất cứ quốc gia nào. Hoàng Sa và Trường Sa là thực thể vốn có không tách rời với lãnh thổ Việt Nam đã “rành rành định sẵn ở sách trời” bao đời nay.

    Rất nhiều học giả, chuyên gia trong và ngoài giới quân sự đã phân tích, bình luận về địa chính trị, quân sự của Biển Đông, đặc biệt là vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng của Hoàng Sa và Trường Sa.

    Với Việt Nam, chúng ta không quan tâm đến việc địa chính trị, quân sự của Trường Sa là quan trọng hay không quan trọng mà chỉ đơn giản đó là tài sản của tổ tiên để lại, là lãnh thổ không thể tách rời nên phải giữ lấy bằng mọi giá. Việt Nam có thừa kinh nghiệm trong việc chuẩn bị đối phó và có đủ bản lĩnh để đối đầu với các nguy cơ, thách thức này.

    Những tranh chấp với Việt Nam ở đây là sự hành động (tranh chấp) phi lý, có phần ngang ngược, do đó, đương nhiên họ không thể giải quyết vấn đề bằng lý mà chỉ có thể bằng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực… là cách giải quyết duy nhất.

    Vì vậy, ý đồ chiếm Trường Sa của Việt Nam luôn luôn tiềm tàng và xảy ra lúc nào thì tùy thuộc vào thế và lực Việt Nam.

    Bởi thứ nhất: Ngay tại thời điểm hiện tại thế và lực Việt Nam như Irac hay Libi chăng nữa thì việc tổ chức thực hiện phương án tác chiến đánh chiếm Trường Sa-Việt Nam của quốc gia nào đó trong khu vực là không đơn giản, nó chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, bất khả kháng; chứa đựng một mâu thuẫn gay gắt giữa năng lực và thực tế.

    Thứ hai: Việt Nam chỉ cần thể hiện bản lĩnh, tự tin ít nhất như bây giờ thì sự rủi ro là không dự đoán được. Nghĩa là Bộ Tham mưu đối phương không có cơ sở để hạ quyết tâm trong kế hoạch tác chiến.

    Đó là những vấn đề cần phải hiểu tại sao.

    Trường Sa toàn cảnh lịch sử

    Muốn mở một chiến dịch tấn công đánh chiếm Trường Sa thì đầu tiên phải chọn phương án tác chiến (PATC) (kịch bản) nào. Sau đó tiến hành lập kế hoạch tổ chức thực hiện. Đây là khâu then chốt, quan trọng của chiến dịch.

    Tuy nhiên, một phương án tác chiến hay, khả thi; một kế hoạch tổ chức thực hiện bài bản khoa học mới chỉ là yếu tố tiền đề quan trọng cho thắng lợi của chiến dịch mà thôi. Vũ khí và người lính trên chiến trường, trong đó người lính là chủ yếu mới là yếu tố quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến dịch.

    Tìm hiểu, lựa chọn một phương án tác chiến (kịch bản) tấn công đánh chiếm Trường Sa trong chiến tranh hiện đại không khó đối với giới am hiểu quân sự.

    Không quân và Hải quân Việt Nam tập kích xé nát đội hình hành quân của Hạm đội 7 Mỹ trong trận hải chiến 19/4/1972
    Từ những PATC (kịch bản) mang tính không tưởng, tồn tại trên lý thuyết như dùng đặc nhiệm đột kích chiếm đảo hoặc dùng lực lượng đổ bộ đường không nhảy dù…cho đến những PATC tổng lực hiện đại mà một số quốc gia đã tiến hành trong thời gian gần đây thì có vẻ như PATC đã mang tính giáo khoa, bắt buộc trong tác chiến hiện đại.

    Chẳng hạn với Trường Sa Việt Nam, đối phương hoặc là sẽ dùng một lực lượng lớn gồm không quân, hải quân dọn bãi cho lính thủy đánh bộ xông lên chiếm đảo và một lực lượng khác sẵn sàng đánh chặn, làm tê liệt sự chi viện của đất liền (Chiến tranh quy mô nhỏ) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam yếu kém hoặc là dùng một lực lượng lớn tấn công đất liền làm tan rã khả năng phòng thủ biển và chi viện cho Trường Sa đồng thời sử dụng lực lượng khác tấn công đánh chiếm đảo (chiến tranh quy mô lớn) nếu như năng lực phòng thủ biển và Hải quân Việt Nam đủ mạnh.

    Sử dụng một phương án tác chiến hợp lý, khoa học hiện đại cũng như đề ra một đường lối đúng là tiền đề thắng lợi cho một chiến dịch nhưng không phải là tất cả. Vấn đề then chốt, quan trọng nhất là kế hoạch tổ chức thực hiện (kế hoạch tác chiến) nó như thế nào.

    Kế hoạch tác chiến (KHTC) bài bản, khoa học thì chiến dịch cũng chỉ mới thắng lợi 30% (70% còn lại sẽ đề cập sau) thế nhưng KHTC hời hợt, lủng củng với tư tưởng chủ quan, duy ý chí, coi thường địch thì thất bại của chiến dịch là chắc chắn 100%. Vậy KHTC là gì, nó như thế nào mà kết quả của nó lại “trên trời, dưới biển” như vậy? Chúng ta thử điểm qua một vài điểm cơ bản.

    Trường Sa Việt Nam ở trước cửa nhà Việt Nam nhưng cách xa căn cứ địch hàng trăm, hàng ngàn km.

    Để đảm bảo cho tất cả các lực lượng tham gia tại vị trí xuất phát tấn công ngày N-1, giờ G-1 và đúng ngày N, giờ G chiếm lĩnh vị trí tấn công thì một loạt kế hoạch vô cùng phức tạp nhưng đòi hỏi độ chính xác cao để phục vụ cho yêu cầu này.

    Chẳng hạn như lực lượng nào sẽ tham gia, tàu ngầm, tàu khu trục hay tàu đổ bộ…Không quân thì loại máy bay nào, tiếp dầu ở đâu, thời điểm nào; đội hình hành quân đến vị trí tấn công ra sao, lực lượng nào tham gia hộ vệ chống SU-27 và các tàu phóng lôi, tên lửa nhỏ, tốc độ cao, hỏa lực mạnh của Việt Nam từ đâu trong đất liền bất ngờ đột kích xé nát đội hình.

    Tất nhiên đối phương không ngu như Ô Mã Nhi cậy thế mạnh, thẳng tiến bỏ mặc đoàn thuyền lương Trương Văn Hổ đằng sau bị Trần Khánh Dư nhà Trần hốt gọn, hậu quả khiến chủ tướng Thoát Hoan phải chui vào ống đồng còn mình thì bị bắt sống trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng nổi tiếng.

    Rồi thì kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật. Tàu tiếp dầu, đạn dược cho lực lượng tấn công chốt ở vị trí nào, lực lượng nào bảo vệ (nếu chủ quan coi thường đối phương, cho rằng đánh thắng trong thời gian ngắn, không tính đến khả năng khác thì điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến kéo dài?)

    Một kế hoạch tác chiến tiếp theo cũng rất quan trọng là khi nhiệm vụ đánh chiếm đảo hoàn thành thì giữ đảo như thế nào, tiếp tế ra sao… trước một Việt Nam bằng mọi giá phải bảo vệ hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vân vân và vân vân.

    (Đón đọc kì II: Việt Nam không bao giờ bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm)

    Hình ảnh chiến sĩ Trường Sa oai hùng luyện tập chiến đấu
    Xung đột Falkland/Malvinas

    Quần đảo Falkland/Malvinas là một quần đảo ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Argentina 483 km. Quần đảo gồm hai đảo chính, Đông Falkland và Tây Falkland, cùng hơn 776 đảo nhỏ. Stanley, nằm trên đảo Đông Falkland, là thành phố trung tâm.

    Argentina nói nước này có chủ quyền với Malvinas vì thừa kế quần đảo từ nhà vua Tây Ban Nha vào đầu những năm 1800. Anh giành quyền kiểm soát Falkland từ phía Argentina vào năm 1833.

    Xung đột Falkland/Malvinas bắt đầu ngày thứ sáu, 2/4/1982, với việc xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Falkland và Nam Georgia.

    Anh Quốc đã điều một đội đặc nhiệm nhằm đấu lại với Hải quân và Không quân Argentina và dành lại quần đảo bằng một cuộc đổ bộ.

    Cuộc chiến chấm dứt khi Argentina đầu hàng vào 14/6/1982 và quần đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của Anh.

    Cuộc chiến kéo dài 74 ngày, đã dẫn đến cái chết của 257 chiến sĩ Anh và 649 chiến sĩ, thủy thủ, phi công Argentina cũng như 3 dân thường đảo Falkland.

    Đến năm 2010 thì Argentina vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo và tuyên bố này vẫn nằm trong Hiến pháp Argentina sau lần sửa đổi năm 1994.

    Căng thẳng giữa 2 nước đã leo thang kể từ năm 2010 khi London cho phép thăm dò dầu khí quanh quần đảo.

    Lê Ngọc Thống



    http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/cach-danh/201203/Truong-Sa-khong-phai-la-Malvinas-2137635/
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Việt Nam không bị bất ngờ khi địch tấn công Trường Sa

    (Cách đánh) - Điều đặc biệt chúng ta quan tâm là vì Trường Sa gần với ta mà quá xa với địch cho nên:

    Thứ nhất, Việt Nam không bao giờ bị bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm Trường Sa (nếu ta luôn cảnh giác).

    Thứ hai là, cứ cho kế hoạch tác chiến của địch hoàn hảo tới mức có thể, dù chỉ trên giấy, thì chúng vẫn để lộ ra không những là “gót chân Asin” mà là “mảng sườn, mảng ngực Asin”.

    Nghĩa là những tử huyệt lớn mà địch thừa biết vẫn không thể che chắn, khắc phục, vì địch không thể khắc phục được vấn đề khoảng cách, địa lý (bất khả kháng). Huống chi thực tế chiến trường nó thiên biến vạn hóa thì sự rủi ro, mạo hiểm không lường hết được.

    Thứ ba là dù cho tử huyệt không lộ ra thì nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng phải làm cho nó lộ ra, huống chi, nay nó bộc lộ rõ ràng mà Bộ Tham mưu Việt Nam không biết khai thác, khoét sâu thêm, không biết chuẩn bị những “thứ phù hợp” thì đâu phải là con cháu của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp, Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo…hay là tác giả của những “bàn thắng” đại loại như Buôn Ma Thuột, vân vân.

    Có lẽ đây là lý do để nói rằng tấn công đánh chiếm Trường Sa không phải dễ và đơn giản như nói và hô hào.

    Vậy những tử huyệt đó là gì? Một câu hỏi không thể trả lời. Chỉ biết rằng sự chuẩn bị của Việt Nam trên cả 3 phương diện, chiến thuật, vũ khí và bố trí lực lượng để phòng thủ bảo vệ biển đảo thiêng liêng đã và đang sẵn sàng một cách bình tĩnh, tự tin.

    Khi diễn tập, phương án tác chiến hợp lý, khả thi; kế hoạch tác chiến chi tiết, bài bản khoa học…chiến dịch trong diễn tập coi như thắng lợi, nhưng trong chiến đấu thật thì mới chỉ đạt 30% mà thôi, 70% còn lại do vũ khí và người lính trên chiến trường quyết định.

    Một thực tế không phủ nhận là trong chiến tranh, bên nào vũ khí trang bị vượt trội thì bên đó chiếm ưu thế hoàn toàn, cơ hội chiến thắng rất lớn. Tuy nhiên khi 2 bên không cách biệt lắm thì bên nào ưu thế phải căn cứ vào chất lượng của vũ khí trang bị.

    Vũ khí trang bị hiện đại phải đáp ứng 3 tiêu chí: Tin cậy, chính xác và dễ sử dụng. Những tiêu chí này chỉ khi xảy ra tác chiến mới bộc lộ toàn bộ những “thói hư tật xấu” mà mức độ bình thường như thử, diễn tập không bao giờ phát tiết. Chẳng hạn như trong cuộc chiến Malvinas.

    Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng cả hai bên đều không thể phát huy tác dụng bởi thực tế chiến tranh không như mong đợi.

    Thậm chí lực lượng chống tàu ngầm của Anh không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar để tấn công.

    Điều gì sẽ xảy ra khi tấn công Trường Sa Việt Nam mà “thói hư tật xấu” của vũ khí trang bị chủ yếu là hàng nội, hàng copy công nghệ lại phát tiết như Anh tấn công Malvinas năm 1982?

    Sẽ có nhiều điều, nhưng điều này là chắc chắn: Việt Nam không phải là Argentina. Việt Nam, không phải bây giờ mà từ năm 1982 tàu hộ vệ săn ngầm dạng 159 AE (HQ 09; HQ 13…) đã từng tập luyện săn ngầm với tàu ngầm Liên Xô.

    Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” không phải để chọn mua sắm những loại vũ khí trang bị kém chất lượng.



    Máy bay A-4 Skyhawk của Argentina tấn công tàu chiến của Anh trong cuộc chiến Fafland/Malvinas năm 1982

    Vấn đề cuối cùng: Ai là người trực tiếp thực hiện kế hoạch tác chiến? Đương nhiên là Người lính! (Cán bộ và chiến sỹ).

    Những tình huống xảy ra trong tác chiến, oái ăm thay, không bao giờ hoặc ít khi nằm trong kế hoạch tác chiến.

    Chẳng hạn, đội hình hành quân của tàu đệm khí đổ bộ có sự bảo vệ của các tàu khu trục phát hiện từ rất nhiều hướng tàu Hải quân Việt Nam lao ra tấn công và không quân Việt Nam cũng tham gia trên một đường bay thấp, gần sát mặt biển…

    Vậy, hướng nào là hướng nghi binh?; hướng nào chia cắt?; hướng nào tấn công chính? Chỉ huy các tàu phải xác định nhanh, chính xác để chọn mục tiêu phản công.

    Muốn vậy phải có kinh nghiệm, có tố chất (truyền thống) đánh giặc; gan dạ… mới có thể phán đoán được. Nếu không, hoặc muộn quá thì chỉ có một việc cuối cùng là phát tín hiệu SOS.

    Ai là người trực tiếp sử dụng vũ khí trang bị? Người lính!.

    Trong diễn tập, không có một áp lực nào lên người lính. Họ bình tĩnh, tự tin áp dụng những điều đã học, thao tác chính xác, bài bản…mục tiêu bị tiêu diệt.

    Nhưng trong chiến đấu họ phải đối mặt với sự sống chết nên lúc này tinh thần, ý chí quyết định ít nhất là độ chính xác của vũ khí (hoảng hốt, run sợ khiến bắn bừa chẳng hạn) hoặc quyết định sự thành bại như trong tác chiến của không quân vì vai trò cá nhân (phi công) rất lớn.

    Tinh thần, ý chí người lính của đội quân đi xâm lược luôn luôn thấp hơn nhiều so với đội quân bị xâm lược. Tinh thần, ý chí và tố chất của người lính Việt, thế giới đã từng chứng kiến và chẳng nghi ngờ. Run sợ, không bao giờ có trong từ điển quân sự Việt Nam.



    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...t-ngo-khi-dich-tan-cong-Truong-Sa/8052622.epi
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bác @Hoa_Sim và @Sinh-Tu giỏi thế, đã thức rất khua lại còn dậy sớm nữa[};-
    Làm việc thế này thì tiền để đâu cho hết ạ[r2)]
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hải quân Việt Nam tiến vượt bậc với tên lửa đạn đạo

    (Phunutoday) - Việt Nam có thể sớm sản xuất được tên lửa diệt hạm của riêng mình trong tương lai gần với sự giúp đỡ của Nga.

    Hình ảnh tên lửa đạn đạo VN sắp phối hợp sản xuất

    Mikhail Dmitriyev, người đứng đầu Cơ quan hợp tác kỹ thuật - quân sự Liên bang Nga, đã xác nhận rằng việc sản xuất một phiên bản sửa đổi của loại tên lửa đối hạm Uran Switchblade có thể bắt đầu ở Việt Nam trong năm nay, hãng tin RIA Novosti cho biết.

    Việc Việt Nam xây dựng, trang bị mua sắm các trang thiết bị bao gồm cả tàu ngầm, tàu tuần tra, tàu tên lửa, tên lửa, máy bay chiến đấu, chủ yếu là từ Nga và chủ yếu là để chuẩn bị cho việc bảo vệ tốt nhất chủ quyền biển đảo và lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.



    Việt Nam sắp có loại tên lửa đạn đạo diệt hạm khủng trong tương lai

    Trong khi Việt Nam đã và đang hiện được trang bị các tên lửa của Nga trên các tàu, thì các bước đi mới nhất được đánh dấu là nỗ lực bước đầu của đất nước này để tạo ra nhà máy tên lửa tinh vi của mình, với những gì được nhìn thấy bởi các nhà phân tích và học giả thì đây như là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội nhằm chuẩn bị tốt nhất cho mọi nguy cơ.

    Giáo sư Carl Thayer, một học giả cựu kỳ cựu về Việt Nam và vùng Biển Đông, cho rằng động thái này đại diện cho một sự tiến triển quan trọng trong việc liên tục xây dựng hải quân Việt Nam.


    Bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong tương lai
    "Họ đã có được tất cả những nền tảng như tàu khu trục nhỏ, tàu tuần tra, tàu tên lửa ... và máy bay chiến đấu một cách nhanh chóng, và bây giờ họ cần một cái gì đó để đi kèm với chúng", Thayer nói.

    "Đó là một bước tiến quá lớn, tự chủ về lâu dài, họ sẽ ít phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Đó luôn luôn là một yếu tố trong tư duy chiến lược của Việt Nam."

    Tên lửa Uran mà Việt Nam hợp tác phát triển sản xuất có phạm vi tấn công lên đến 300km - tầm quan trọng đáng kể trong việc bảo vệ chủ quyền biển Việt Nam và là loại tiêu biểu được nâng cấp chỉnh sửa và cập nhật công nghệ 30 năm , bây giờ nó có thể được trang bị trên máy bay, máy bay trực thăng, tàu. Nó được coi là tương tự như tên lửa Harpoon của Mỹ, và loại Trung Quốc sản xuất là tên lửa hành trình diệt hạm YJ-62.


    Tên lửa đạn đạo diệt hạm của Việt Nam tương lai có sức mạnh được coi là tương tự như tên lửa Harpoon của Mỹ, và loại Trung Quốc sản xuất là tên lửa hành trình diệt hạm YJ-62.
    Gary Li, người đứng đầu Trung tâm phân tích và dự báo chiến lược Không quân và Hải quân có trụ sở tại London, Anh, cho biết ông đã thấy ấn tượng là: Điều gì là quan trọng ở đây khi người Việt Nam nhằm vào việc tự sản xuất vũ khí - điều đó có nghĩa là không ai có thể ngăn cản họ trong một thời gian khủng hoảng và không ai có thể chắc chắn có bao nhiêu tên lửa trong tay... "

    "Nếu họ bố trí ven biển thì sẽ rất khó cho kẻ thù để phát hiện ra chúng vì Việt Nam có rất đường bờ biển rất dài", ông nói. "nói chung, sẽ là khá đáng sợ cho bất kỳ nỗ lực của bất kỳ kẻ thù nào muốn tấn công Việt Nam bằng đường biển”.

    Các quan chức Nga đã so sánh việc hợp tác phát triển sản xuất này tương tự như hợp tác với Ấn Độ để sản xuất tên lửa hành trình siêu âm diệt hạm BrahMos. Việt Nam đang đàm phán với Ấn Độ về việc mua tên lửa BrahMos, có thể được lắp đặt trên xe tải.

    Việt Nam cũng đang chi tiêu nhiều hơn 2,4 tỷ USD để mua 6 tàu ngầm Kilo-class diesel điện. Các tàu đầu tiên được cho là giao vào cuối năm tới.
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Thua chứng hết xèng nên mới làm việc thế BL à
    Không như BL ngủ đến 8h30 mới dậy đâu:-ss
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hì hì ... dậy lâu rồi ạ, từ 6 h cơ; giờ mới đến trường. BL là tỉ phú thời gian mà ... :-bd
  10. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Vậy là BL làm nghề tự do rồi:-w
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này