1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 5 .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 14/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3852 người đang online, trong đó có 91 thành viên. 05:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 29037 lượt đọc và 1061 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tối hôm qua mình bận post bài chăm sóc các topic thơ nhạc và hài hước khác , nàng có vẻ nhớ , vào khiêu chiến mình mãi ... :))
    Về các trang trước mà xem ! :)):)):))
  2. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    hehe Ráng đi bác. Năm sau có cu tí bồng.hihi:)):))
  3. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Chào các bác.
    Chưa sáng các bác đã cho Hoa Sim uống nước mơ rồi =))=))=))
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Goodmorning all gome!
    Chúc cả nhà một ngày giao dịch thành công[};-
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Woa oa...

    Hôm nay trời rộng mây cao
    Có người bụng sợ, mà sao ... mạnh mồm ...


    [-X[-X[-X[-X[-X
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Mơ huyền chuyện của Tím tôi
    Có người sâu sắc như cơi đựng trầu ...
    Tưởng rằng Lã Bố đã ngầu,
    Mới hay, cũng chỉ là Tàu Khựa thui ...

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  8. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Hôm nay BL có mua bán gì kg
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    BL đang canh bán STB [};-
  10. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Đất hiếm: Nước lớn tranh chấp, lối đi nào cho VN?

    Tác giả: QUỐC DŨNG
    Bài đã được xuất bản.: 16/03/2012 06:00 GMT+7

    TIN LIÊN QUAN
    Bị xử thua vụ đất hiếm, Trung Quốc có cam lòng?
    Đất hiếm sẽ không còn là ‘hàng nóng’
    Đất hiếm: Khi Trung Quốc "chơi khó" phương Tây
    Trung Quốc có thể mất thế độc quyền đất hiếm
    (VEF.VN) - Bằng việc kiểm soát phần lớn trữ lượng cũng như lượng xuất khẩu đất hiếm của toàn thế giới, Trung Quốc đang dùng lợi thế nhà cung cấp độc quyền đất hiếm làm thứ vũ khí đe dọa các nước lớn như Nhật Bản, Mỹ hay châu Âu.

    "Trung Đông có dầu thì Trung Quốc có đất hiếm"

    Cách đây 2 thập kỷ, cựu lãnh đạo Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã từng tuyên bố như vậy và phải đến tận ngày nay, thế giới mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói này.

    Ngày 13/3 vừa qua, Mỹ tuyên bố sẽ đệ đơn kiện Trung Quốc tới WTO để chống lại những giới hạn của Trung Quốc về xuất khẩu đất hiếm. Liên hiệp châu Âu (EU) và Nhật Bản cũng sẽ ủng hộ Mỹ trong vụ này. Mỹ cho rằng bằng việc giới hạn xuất khẩu, cho rằng chính phủ Trung Quốc đã thực thi các hạn ngạch này trong một nỗ lực để bảo đảm giá cả của chúng được giữ ở mức thấp tại Trung Quốc và tạo lợi thế cho các nhà sản xuất nước này, đồng thời đẩy giá nguyên liệu tăng vọt.

    Tuy nhiên Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc này và nói rằng họ giám sát việc thực thi hạn ngạch để bảo đảm không gây tổn hại môi trường do khai thác quá mức.

    Cuộc tranh cãi vẫn còn chưa đi đến hồi kết, nhưng rõ ràng việc Trung Quốc giới hạn xuất khẩu đất hiếm đang ảnh hưởng mạnh đến các "ông lớn". Đất hiếm, loại tài nguyên chứa 17 nguyên tố được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao. Chúng có mặt trong những chiếc iPhone, ổ cứng máy tính, tivi màn hình phẳng, đèn tiết kiệm năng lượng, laptop, thiết bị không gian, cáp quang, công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin,...



    Đất hiếm còn được dùng trong công nghiệp vũ khí, nhiều thiết bị phần cứng quân sự của Mỹ, trong đó có hệ thống điều khiển xe tăng, vệ tinh, thiết bị nhìn đêm... đều lệ thuộc vào đất hiếm nhập từ Trung Quốc.

    Trở thành nguyên liệu thiết yêu trong những sản phẩm công nghệ cao, nhu cầu sử dụng đất hiếm trên thế giới đang ngày càng tăng. Trong thập kỷ qua, nhu cầu đối với đất hiếm đã tăng gấp ba lần, lên mức 125.000 tấn một năm và sẽ lên tới 200.000 tấn vào năm 2014.

    Trung Quốc, hiện kiểm tới 36% nguồn dự trữ đất hiếm - nhiều nhất thế giới, đồng thời quốc gia này cũng chiếm hơn 95% sản lượng khai thác đất hiếm toàn thế giới.

    Là nhà cung cấp số một thế giới hiện nay, bất cứ giới hạn nào về xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc đối với mặt hàng này cũng sẽ làm mất cân bằng cán cân cung-cầu và đẩy giá thành lên cao. Hiện giá của chất europium oxide, một nguyên tố có trong đất hiếm đã tăng từ 1260 USD/ kg hồi giữa năm 2011 lên 3400 USD/kg.

    "Át chủ bài" ngoại giao

    Lợi dụng điều này, Trung Quốc cũng dùng ưu thế về đất hiếm như một "lá bài chiến lược" trong cả thương mại lẫn ngoại giao.

    Trước lời đe dọa vừa qua từ Mỹ và châu Âu, báo chí Trung Quốc bình luận, "Các nước như Mỹ và Nhật Bản muốn có trong tay thứ đất quý giá mà chỉ phải chi ra rất ít tiền". Trung Quốc còn đưa ra bằng chứng về việc có tới 83% số đất hiếm mà Nhật Bản nhập khẩu là từ Trung Quốc và hiện Tokyo đã tích trữ đủ nguồn nguyên liệu đặc biệt quý hiếm này cho 20 năm sau. Tranh cãi vẫn tiếp tục leo thang và hiện Mỹ cùng với Nhật Bản và EU quyết định kiện Trung Quốc lên WTO.

    Trong quá khứ, Trung Quốc đã ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản trong vòng hai tháng để "dằn mặt" quốc gia này trong vụ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vốn là quốc gia chuyên sản xuất các linh kiện điện tử và cần rất nhiều đất hiếm, quyết định này của Trung Quốc khiến Nhật Bản lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn.

    Theo AFP, giới phân tích cho rằng đây có thể là một đòn trả đũa kinh tế của Trung Quốc đối với Nhật Bản và là một trong "những biện pháp mới" mà Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo từng nhắc tới.

    Đất hiếm còn được sử dụng làm quân bài chính trị của Trung Quốc trong chính sách tiền tệ. Trước sức ép của các quốc gia khác hòng bắt Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, Trung Quốc đã áp lệnh ngừng xuất khẩu đất hiếm không những sang Nhật Bản mà còn mở rộng sang cả Mỹ và châu Âu. Đây dường như là một "nước cờ" chính trị của Bắc Kinh đối với các quốc gia phương Tây.

    Mặc dù bộ Thương mại Trung Quốc sau đó đã hoàn toàn phủ nhận thông tin này nhưng trong một buổi họp báo thường kỳ ngày 19/10/2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại cho biết sẽ áp đặt các hạn chế và tăng cường quản lý đối với việc khai thác đất hiếm dựa trên luật pháp Trung Quốc, vốn ám chỉ tới hạn chế việc xuất khẩu nguồn tài nguyên này.

    Tháng 9/2010, trong bài báo không đề tên tác giả trên China Business Times, người viết đã "thẳng thắn" nói rằng đất hiếm là "lá bài cực mạnh mà Trung Quốc có thể dùng trong các cuộc đàm phán tương lai với thế giới".

    Hiện tại, bất chấp việc các nước đang đua nhau đâm đơn kiện Trung Quốc lên WTO, Bộ Tài chính Trung Quốc vẫn tuyên bố, từ ngày 1/4 tới, Trung Quốc sẽ nâng thuế đất hiếm lên gấp 10 lần so với hiện nay. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng kêu gọi thiết lập một hệ thống giám sát khai thác đất hiếm, đồng thời đẩy mạnh thăm dò nguồn tài nguyên này.

    Bình luận về hành động của Mỹ, Nhật Bản và EU, Tân Hoa xã tuyên bố vụ kiện "có khả năng gây tổn hại các mối quan hệ thương mại song phương và buộc Trung Quốc phải trả đũa thay vì dàn xếp vấn đề tranh cãi này".



    Cơ hội cho nào cho Việt Nam?

    Trước việc độc quyền trong lĩnh vực đất hiếm của Trung Quốc, cả Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đều đang tìm cách đa dạng hóa nguôn cung nhằm hóa giải thế độc quyền của Bắc Kinh.

    Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, những mỏ mới ở Australia đang ngày càng được cho là đóng vai trò mang tính quyết định trong việc phá vỡ thế độc quyền của Trung Quốc trong lĩnh vực đất hiếm, việc nối lại hoạt động khai thác ở một mỏ lớn tại Mỹ và khả năng phát triển ngành khai thác đất hiếm ở Mỹ và Canađa có thể giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

    Nhật Bản, quốc gia nhập tới 97% lượng đất hiếm của Trung Quốc cũng đang nỗ lực tìm các nguồn cung khác, trong đó có Việt Nam. Hồi đầu năm nay, có tin tập đoàn Shin-Etsu của Nhật Bản sẽ đầu tư khoảng 26 triệu USD để xây nhà máy tinh luyện đất hiếm cũng như cơ sở chế biến nguyên liệu cho bản phát quang điện tử tại Việt nam.

    Việt Nam hiện là nước có tiềm năng về đất hiếm, dự báo đạt trên 17 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn, được xếp vào loại hàng đầu thế giới. Kết quả khảo sát cho thấy, tại Việt Nam, đất hiếm có nhiều tại Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai), Yên Phú (Yên Bái)... Tuy nhiên, trữ lượng lớn và tiềm năng để khai thác lại là hai vấn đề khác nhau.

    Trong đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ, nếu khai thác không đúng quy trình kỹ thuật có thể gây ô nhiễm môi trường. Việc khai thác có nhiều yếu tố rủi ro cao và khả năng gây tổn hại môi trường (quặng đất hiếm thường xuất hiện gần trầm tích các chất phóng xạ chẳng hạn thorium hoặc uranium).

    Bản thân Mỹ những năm 1980 cũng đã từng sản xuất đất hiếm nhưng sau đó ngừng lại vì lo sợ ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy, phương Tây lâu nay "nhường sân" khai thác đất hiếm cho Trung Quốc không hẳn chỉ bởi quốc gia này có nguồn cung dồi dào, mà còn bởi phí nhân công thấp và luật môi trường thuộc hàng lỏng lẻo nhất thế giới.

    Vì vậy, việc tổ chức khai thác đất hiếm tại Việt Nam là một vấn đề cần phải xem xét kỹ càng và không nên quá kỳ vọng vào loại tài nguyên đòi hỏi trình độ khai thác ở mức cao này. Bên cạnh vấn đề về môi trường, nếu trình độ kỹ thuật của nước ta chỉ chỉ dừng lại ở việc khai thác bán nguyên liệu thô chưa qua chế biến thì giá trị thu về cũng rất rẻ mạt.

    Theo bạn, Việt Nam có nên đầu tư khai thác đất hiếm? Nếu phát triển khai thác và kinh doanh đất hiếm, cần lưu ý những đặc điểm gì cho phù hợp thực trạng của Việt Nam? Mời độc giả chia sẻ thông tin về Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - báo VietNamNet qua phần Thảo luận phía dưới hoặc gửi thư về địa chỉ vef@vietnamnet.vn. Xin chân thành cảm ơn.

    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/vef.vn/Dat-hiem-nuoc-lon-tranh-chap-loi-di-nao-cho-VN/8076801.epi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này