Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 5 .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 14/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2977 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 03:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28650 lượt đọc và 1061 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: Hoa_Sim, ptkh


    Chào @ptkh [};-

    Sao hôm nay không thấy em gọi mọi người dậy tập thể dục vậy ? Thấy em đang online , hay đã thoát rồi mà cái bóng còn lưu lại đây ? :-??

    Uống cà phê với anh nhé !

    [​IMG]
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Chiến công 'diệt ma đầu' của không quân VN
    Cập nhật lúc :7:22 AM, 18/03/2012
    Trang bị loại tiêm kích thua kém đối phương về mọi mặt, những người chiến sĩ Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn mưu trí, sáng tạo giành chiến thắng.

    (ĐVO) Giai đoạn đầu cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc, Không quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu trang bị tiêm kích MiG-17 lạc hậu nhưng phải đối chọi với dàn máy bay tiên tiến của Đế quốc Mỹ.

    MiG-17 luôn đối đầu với tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ F-4 được mệnh danh “con ma” thường xuyên bay hộ tống phi đội ném bom oanh tạc miền Bắc.

    “Một trời, một vực”

    Tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-17 được Liên Xô sản xuất và đưa vào sử dụng đầu năm 1950. Đây là kiểu tiêm kích nhỏ, nhanh nhẹn được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Klimov VK-1F cho phép đạt tốc độ cận âm 1.145km/h, bán kính tác chiến ngắn.

    MiG-17 lắp 2 pháo 23mm (160 viên đạn) và 1 pháo 37mm (40 viên đạn), tầm bắn hiệu quả chỉ 400m, nghĩa là phi công phải chấp nhận nguy hiểm tiếp cận rất gần mục tiên mới đảm bảo tiêu diệt địch. Thậm chí, MiG-17 không có radar đối không, chỉ có kính ngắm. Trong điều kiện trời quang, phi công chỉ nhìn xa 15km.
    [​IMG]
    Trong phim tài liệu của Mỹ, MiG-17 không được coi là đối thủ của F-4.​

    Ra đời sau MiG-17 10 năm, tiêm kích F-4 ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến thời điểm đó nên nó vượt trội so với MiG-17 về nhiều mặt (tốc độ, vũ khí, điện tử).

    F-4 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực GE J79-GE-17A cho phép đạt tốc độ gấp hai lần vận tốc âm thanh (2.370km/h), trần bay hơn 18.000m.

    Máy bay có lượng tải vũ khí hơn 8 tấn mang được các tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9, tầm trung AIM-7 có thể tiêu diệt mục tiêu cách đó 50km. Ngoài ra, F-4 còn một pháo siêu tốc 6 nòng cỡ 20mm (640 viên đạn) để đánh cận chiến.

    Không những dùng cho nhiệm vụ đối không, F-4 còn có khả năng mang bom, tên lửa không đối đất oanh tác mục tiêu mặt đất. F-4 cũng được trang bị hệ thống radar kiểm soát hỏa lực có thể phát hiện, theo dõi nhiều mục tiêu ở khoảng cách xa.

    Nếu như so sánh về thông số, MiG-17 gần như không có "cửa" để đấu lại F-4. Thậm chí, trong loạt phim tài liệu Dog Fight, có nội dung nói về các cuộc cận chiến trên không, xếp ngang hàng với F-4 phải là MiG-21, còn đối thủ của MiG-17 là F-8 Cruisader, chiến đấu cơ thuộc hàng tiêm kích cuối cùng còn sử dụng pháo như vũ khí chính trong các cuộc không chiến.

    Vì vậy, khi đưa MiG-17 đối đầu trực diện với F-4, khả năng dành chiến thắng không cao. Thế nhưng, với tinh thần táo bạo, sáng tạo trong cách đánh, khai thác sử dụng tối đa trang bị hiện có, kết hợp có hiệu quả giữa bộ phận dẫn đường và phi công, MiG-17 vẫn hạ gục F-4.

    Điển hình là trận đánh ngày 20/9/1965, đã làm nức lòng quân dân khi biên đội MiG-17 đã giành chiến thắng vang dội bắn hạ, bắn bị thương “con ma” F-4 mà không chịu tổn thất (*).

    Chiến thắng của biên đội 3 anh hùng

    Mùa thu năm 1965, Không quân Nhân dân Việt nam vừa xây dựng xong sân bay Kép (Bắc Giang). Trinh sát địch phát hiện hoạt động này, ngày 19/9/1965, phi đội Mỹ đánh phá dữ dội sân bay.

    Tối 19/9, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân Phùng Thế Tài và Tham mưu trưởng Hoàng Ngọc Diêu nhận định ngày mai Mỹ sẽ tiếp tục đánh phá Kép và khu vực cầu Sông Hóa. Vì vậy, bộ tư lệnh đã chỉ thị cho không quân tiêm kích tổ chức, 8 chiếc MiG-17 trực ban tại Nội Bài để phối hợp với đơn vị cao xạ đón đánh địch.

    “7h50 phút sáng 20/9/1965, radar của ta phát hiện một tốp máy bay địch từ Hòn Gai bay thấp phía bắc dãy núi Yên Tử đi vào hướng sân bay Kép (Bắc Giang),” Đại tá Nguyễn Văn Chuyên – sĩ quan tham gia dẫn đường trận đánh nhớ lại.

    Lúc đó, ông đang trực ban dẫn đường hiện sóng radar tại Đại đội 29 (sân bay Bạch Mai) thì được gọi vào trực sở chỉ huy thay đồng chí Trần Quang Kính đi Kép rút kinh nghiệm.

    Tới 7h55 phút sở chỉ huy lệnh cho biên đội 4 MiG-17 do các phi công Phạm Ngọc Lan (số 1 >> chi tiết) – Nguyễn Nhật Chiêu (số 2) – Trì (số 3, nhân chứng không rõ họ tên) – Nguyễn Ngọc Độ (số 4) vào lệnh chiến đấu cấp I.

    Khi đó, “Trực ban trưởng Nguyễn Hào Hiệp đề nghị sau khi cất cánh cho biên đội bay thẳng lên hướng Hiệp Hòa, Bố Rạ và xuống Kép đánh địch vì ta lên hơi muộn.”

    “Tuy mới lần làm nhiệm vụ dẫn đường ở sở chỉ huy, nhưng tôi mạnh dạn đề nghị, nếu ta bay thẳng ra Hiệp Hòa – Bố Rạ thì địch sẽ phát hiện điều tiêm kích đánh chặn ngay. Vì vậy, tôi nghĩ sau khi cất cánh vòng trái bay dọc đường số 3 lên Thái Nguyên, độ cao thấp 500m để radar địch không phát hiện được.

    Khi lên đến Thái Nguyên mới cho lên độ cao 3.000m, hướng 60 độ tiếp tục bay lên phía Bắc Kạn, từ hướng Bắc dẫn xuống Kép thì địch sẽ bất ngờ,” Đại tá Nguyễn Văn Chuyên kể lại.
    [​IMG]
    "Én bạc" MiG-17 của Không quân Nhân dân Việt Nam.​

    Sau khi trực ban trưởng và thủ trưởng đồng ý phương án đề ra, “khi biên đội cất cánh xong liên lạc về sở chỉ huy, tôi cho vòng trái, hướng 350 độ, độ cao 500m rồi 700m,” ông nói.

    Biên đội MiG-17 do phi công Phạm Ngọc Lan chỉ huy theo lệnh đi về hướng bay đã định. Tới gần Thái Nguyên, sĩ quan dẫn đường tiếp tục cho hướng bay 360, độ cao 3.000 rồi 4.000m nhằm giúp radar dẫn dễ phát hiện được máy bay.

    “Khoảng 3 phút sau, radar dẫn bắt được một tốp máy bay địch ở Đông Nam Hòn Gai, độ cao 4.000m, tốc độ 800 – 850km/h. Tôi đề nghị thủ trưởng cho biên đội ta đánh tốp này vì radar dẫn phát hiện mục tiêu tốt, tốc độ máy bay địch không tăng chứng tỏ chúng chưa phát hiện đựợc ta,” ông nhớ lại.

    Sau khi chỉ huy đồng ý, ông liền cho biên đội vòng phải, hướng bay 130 độ, đồng thời máy bay được lệnh vứt thùng dầu phụ. “Đồng chí Bình trực ở radar dẫn đường tiếp tục cho hướng 150 độ, khi còn cách địch 50km cho tăng tốc lên 900km/h. Lúc này, radar dẫn đường tạm thời mất mục tiêu, tôi tính toán và cho hướng bay 180 độ, độ cao 4.500m (cao hơn địch 500m) và thông báo địch ở phía bên phải phía trước 30 độ, 15km,” ông kể.

    Ở trên không, chỉ sau 10 giây cả biên đội MiG-17 phát hiện được 4 chiếc tiêm kích F-4 cách 12km, số 2 Nguyễn Nhật Chiêu với ưu thế độ cao và tốc độ nhanh lao vào tiếp cận, ở cự ly hiệu quả ông đã bóp cò bắn trúng một chiếc F-4 ngay loạt đạn đầu.

    Ba chiếc F-4 còn lại do bị bất ngờ nên chỉ còn cách cơ động gấp, tăng tốc tháo chạy ra hướng biển. Ngay lập tức, biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan và số 3-4 bám theo bắn bị thương 2 chiếc khác.

    Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh chặn tiêu diệt địch, biên đội MiG-17 được lệnh thoát ly khỏi khu vực chiến đấu về hạ cánh ở Nội Bài. Để bảo vệ biên đội, quân chủng còn lệnh 2 biên đội MiG-17 do các phi công Bùi Đình Kình – Đào Công Xưởng và Hồ Văn Quỳ - Nguyễn Biên yểm hộ.

    Cũng trong ngày hôm đó, lực lượng pháo cao xạ bảo vệ sân bay Kép và cầu Sông Hóa cũng bắn rơi 2 chiếc F-4, tạo nên thắng lợi giòn giã của lực lượng Phòng không – Không quân.

    Tuy trận đánh ngày 20/9/1965 của không quân tiêm kích MiG-17 không phải là trận đầu tiêu diệt F-4 nhưng là trận đầu thắng lợi không chịu tổn thất đầu của ta trước F-4.

    Điều đặc biệt, 3 trong số 4 phi công biên đội MiG-17 bắn hạ F-4 ngày 20/9/1965 sau này đều được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân: Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Độ, Đại tá Nguyễn Nhật Chiêu.

    Không bao lâu sau, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam tiêm kích MiG-21 mạnh hơn, ngang ngửa F-4 trong khả năng không đối không (trang bị tên lửa tầm nhiệt, có radar, tốc độ siêu âm) tiếp tục giúp không quân ta bắn hạ thêm hàng trăm máy bay khác của địch, trong đó có cả siêu pháo đài bay B-52.
    (*) Ngày 17/6/1965, lần đầu tiên tiêm kích MiG-17 của ta giáp mặt với tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ F4 “Con Ma”. Trong trận đánh, biên đội ta đã bắn hạ 2 chiếc F-4, tuy nhiên ta cũng mất 2 MiG-17 (một phi công hy sinh, một người nhảy dù).
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Dạ, út chào anh Hai ạ.[};-
    Tối qua em thấy mệt nên vote xong là em đi ngủ luôn một mạch tới sáng.
    Sáng chủ nhật này , út ngẫm nghĩ chắc tối qua mí anh có dẫn bồ đi chơi dòng dòng mỏi chân , nên tha cho các anh chị một bữa , cho các anh chị ngủ tới 10g luôn ạ . hi hi...[};-

    Woa...cafe thơm qué...hít ...hà...
    Út cám ơn anh ạ.[};-
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nhờ 'Bắc Đẩu', vũ khí TQ sẽ chính xác gấp nghìn lần?
    Cập nhật lúc :7:17 AM, 18/03/2012
    Theo các chuyên gia trong tương lai hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu sẽ là cánh tay đắc lực để nâng cao khả năng tác chiến của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA).

    [​IMG]
    Vệ tinh Bắc Đẩu 11 được phóng lên bởi tên lửa đẩy Trường Chinh-3C (Ảnh: Tân Hoa xã)​

    (ĐVO)
    Cách đây không lâu, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu 11 lên quỹ đạo.

    Theo Reuters cho hay, căn cứ vào kế hoạch của Trung Quốc, năm 2012 Trung Quốc sẽ phóng 5 vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu. Điều này cũng có nghĩa là hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu sẽ chính thức được cung cấp dịch vụ.

    Tờ International Herald Tribune của Mỹ cho biết, hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu đã đưa ra thách thức đối với hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) của Mỹ, vì hệ thống này sẽ dẫn đường chính xác cho vũ khí của Trung Quốc. Điều này sẽ giúp cho Trung Quốc thực hiện được những bước nhảy vọt trong quá trình hiện đại hóa quân sự.

    Mạng lưới với chùm 35 vệ tinh Bắc Đẩu

    Trung Quốc đang rút gần khoảng cách trở thành siêu cường kinh tế và quân sự hàng đầu của thế giới. Hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu thực sự đã sẵn sàng bước vào giai đoạn vận hành thử nghiệm.

    Theo AP, rạng sáng ngày 25/2/2012 Trung Quốc đã phóng một vệ tinh nằm trong mạng lưới hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu, từ sau khi hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu bắt đầu đưa vào vận hành thử nghiệm tháng 12/2011. Điều này cho thấy Trung Quốc đang không ngừng mở rộng hệ thống vệ tinh này.

    Hiện nay, vệ tinh Bắc Đẩu thứ 10 đã bước vào trạng thái vận hành có thể cung cấp dịch vụ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó bao gồm phần lớn khu vực Trung Quốc. Phạm vi phủ sóng từ biên giới phía Nam Nga đến Australia, Tây đến Ấn Độ, phía Đông đến khu vực Thái Bình Dương.

    Theo quan chức của Trung Quốc, hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu hiện đã được áp dụng trong các ngành như giao thông vận tải, dự báo thời tiết, ngư nghiệp biển, giám sát thủy văn và lập bản đồ. Theo một số nguồn tin khác, đến năm 2020 hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu do 35 vệ tinh hợp thành, sẽ có thể đạt khả năng phủ sóng toàn cầu.

    Chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện Hải quân Mỹ, Andrew Erickson cho biết, hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu sẽ được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự và dân sự. Độ chính xác của định vị thông tin đạt 10 m và sẽ được triển khai khắp thế giới.

    Theo Giám đốc văn phòng hệ thống vệ tinh dẫn đường Trung Quốc, Nhiệm Thành Kỳ thì đến cuối năm 2012, dự kiến hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu sẽ cung cấp dịch vụ bản đồ vệ tinh cho người sử dụng khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay, trong toàn lãnh thổ Trung Quốc đã có khoảng 100 người sử dụng hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu.

    Hệ thống dẫn đường Bắc Đẩu đương nhiên cũng được vận dụng vào lĩnh vực quân sự.

    Theo Giám đốc Phòng quản trị của Hệ thống vệ tinh dẫn đường Trung Quốc, ông Nhiệm Thành Kỳ cho biết, hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu sẽ nâng độ chính xác theo dõi mục tiêu của Quân đội Trung Quốc lên gấp 100 lần thậm chí đến 1000 lần.

    Chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện hải quân Mỹ, Andrew Erickson cho rằng, mặc dù cuối năm 2012 hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu chỉ có thể cung cấp dịch vụ mang tính khu vực cho các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng hệ thống này vẫn được cho rằng là “mối đe dọa lớn” đối với an ninh của khu vực Đài Loan, vì chuỗi đảo thứ nhất trên Thái Bình Dương đều bị hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu bao phủ.

    Reuters cho hay, một khi hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu hoàn thành việc triển khai 35 vệ tinh, như vậy Quân đội Trung Quốc sẽ có thể chủ động như Nga và Mỹ khi các nước này có GPS và Glonass. Hiện nay Quân đội Trung Quốc đang sử dụng sóng vệ tinh GPS và Glonass bản dân sự (có độ chính xác thấp).

    Theo Andrei Chang, nhà phân tích quân sự , chủ bút tạp chí “quốc phòng Trung Quốc – châu Á” Hong Kong, hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu sẽ chứng kiến sự mở rộng nhanh chóng của sức mạnh Quân đội Trung Quốc.
    Tờ Christian Science Monitor của Mỹ tiết lộ, hệ thống này cũng có thể ghi chép nhanh chóng, phạm vi lỗi là 0,2 m/giây. Thời gian đồng bộ hóa có thể chuẩn xác đến 0,02 phần triệu của một giây. Đối với quân sự, độ chính xác dẫn đường và định vị phải cao rất nhiều và sắp tới Quân đội Trung Quốc sẽ được hưởng độ chính xác cao như vậy như hệ thống GPS thế hệ thứ 3 của Mỹ cung cấp.

    Cuộc chiến không gian giữa Mỹ - Trung
    Một khi hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu hoàn thành, Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống Bắc Đẩu như thế nào? Đây là mối quan tâm nhất của Quân đội Mỹ.

    Theo Jane's Defence Weekly của Anh, trong 10 năm qua, Trung Quốc đã phóng hơn 30 vệ tinh trinh sát. Căn cứ vào đánh giá của chuyên gia công nghệ không gian phương Tây, diện tích giám sát của Quân đội Trung Quốc có thể được mở rộng và tần số sẽ tăng lên.

    Điều này có thể giúp chỉ huy Quân đội Trung Quốc có thể giám sát và theo dõi các mục tiêu quân sự trong phạm vi rộng. Thực tế, vệ tinh ảnh và dữ liệu cũng có thể được triển khai để phối hợp tàu hải quân, tên lửa và máy bay khi ở xa đất liền.

    Hai chuyên viên nghiên cứu quân sự Mỹ, Eric Haggett và Dunin Matthew cho rằng, những năm gần đây Trung Quốc thúc đẩy phát triển vệ tinh tiên tiến, những vệ tinh này được trang bị radar khẩu độ tổng hợp (SAR), có thể xuyên qua tầng mây trong một khu vực phủ sóng rộng để thu được những thông tin tình báo mang độ chính xác cao.

    Ngoài ra, Trung Quốc đang triển khai phóng vệ tinh có thể giám sát tín hiệu điện tử, đây là cái gọi là tình báo điện tử và nền tảng tình báo điện tử.

    Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (CIA), Ronald Burgess cho rằng, với cơ sở hạ tầng vũ trụ không ngừng được hoàn thiện, Trung Quốc đã làm tốt việc chuẩn bị tác chiến không gian.

    Cách đây không lâu, ông Ronald Burgess đã đệ trình một báo cáo lên Lầu Năm Góc tiết lộ chi tiết liên quan đến kế hoạch vũ khí không gian của Trung Quốc, bao gồm tên lửa chống vệ tinh và khả năng tác chiến mạng vệ tinh của Trung Quốc.

    Khi điều trần trước Ủy ban quân sự Hạ viện Mỹ, ông Ronald Burgess đã đưa ra bằng chứng về việc Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo tên lửa, máy bay gây nhiễu điện tử, cũng như sử dụng laser chống vệ tinh.

    Ông Ronald Burgess cho rằng: “Kế hoạch không gian của Trung Quốc bao gồm dự án dân sự, nhưng đồng thời cũng hỗ trợ việc tấn công của Trung Quốc hoặc giảm khả năng của cơ sở không gian của đối phương, tăng cường khả năng quân sự thông thường của Trung Quốc. Ngoài tàu vụ trụ có người lái làm nhiệm vụ thám hiểm không gián, hiện Trung Quốc còn có vệ tinh thông tin, vệ tinh dẫn đường, vệ tinh tài nguyên trái đất, vệ tinh khí tượng, vệ tinh giám sát và trinh sát tình báo, điều này đã hình thành một một lực lượng tác chiến không gian lớn”.
    Hữu Bằng
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tuần tới anh có việc vào miền nam , đi vài nơi , PM cho anh số đt để anh mời họp mặt cùng mọi người .
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: Hoa_Sim, ptkh, caominhhuy



    Chào bác Huy !

    Mời bác @caominhhuy và cả nhà uống cà phê !

    [​IMG]
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Vâng ạ.
    Khi nào anh lên xe nhớ báo lên đây anh nhé ![};-
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120315100443340CA32/nhu-cau-quoc-te-voi-cac-tai-san-my-tang-gap-5-lan.chn

    Nhu cầu quốc tế với các tài sản Mỹ tăng gấp 5 lần


    Nhu cầu của quốc tế cho các tài sản tài chính của Mỹ tăng hơn dự báo khi các nhà đầu tư đều muốn tìm kiếm một nơi trú ẩn an toàn khỏi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
    Theo thông tin Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày hôm nay 15/3, giá trị mua ròng cổ phiếu dài hạn, tín phiếu và trái phiếu của Mỹ đã đạt 101 tỷ USD trong tháng 1/2012, vượt hơn 5 lần so với con số 19,1 tỷ USD của tháng 12/2011, và cũng cao hơn nhiều con số dự báo 38,5 tỷ USD của các nhà kinh tế.
    Nếu tính cả hợp đồng hoán đổi cổ phiếu, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 18,8 tỷ USD các chứng khoán ngắn hạn Mỹ trong tháng 1, trong khi con số này của tháng trước là 95,2 tỷ USD.
    Các dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ ghi nhận lượng mua ròng của các nhà đầu tư quốc tế đối với tín phiếu, trái phiếu chính phủ, cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và các chứng khoán được phát hành bởi các cơ quan Chính phủ.
    Millan Mulraine, chiến lược gia cao cấp của TD Securities tại New York cho biết: " Nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ đặc biệt tăng cao cho thấy vai trò của loại tài sản “trú ẩn an toàn” này đối với các nhà đầu tư toàn cầu, kể cả khi khả năng chấp nhận rủi ro đang được cải thiện. "
    Tài sản từ Mỹ tiếp tục duy trì sức hấp dẫn khi các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. Rủi ro toàn cầu giảm dần sau khi các thành viên khu vực đồng Euro thông qua gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp.
    Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc vẫn là quốc gia nắm giữ số lượng trái phiếu chính phủ Mỹ lớn nhất trong tháng, sau khi mua ròng 7,6 tỷ USD, nâng tổng giá trị nắm giữ lên 1,16 nghìn tỷ USD.
    Nhật Bản, nước nắm giữ trái phiếu Mỹ nhiều thứ hai thế giới, cũng đã tăng tổng giá trị trái phiếu chính phủ Mỹ nắm giữ lên 1,08 nghìn tỷ USD, tăng 20,8 tỷ USD so với tháng trước .
    Tổng giá trị trái phiếu chính phủ Mỹ được mua bởi Hồng Kông cũng tăng 8,6 tỷ USD lên mức 130,3 tỷ USD.​

    Lan Hương



    Theo TTVN/Bloomberg
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/2012031711313339CA34/de-tranh-lam-phat-dinh-don.chn

    Để tránh lạm phát đình đốn



    [​IMG]
    Cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa đều đóng vai trò quan trọng để đối phó với mức lạm phát vẫn còn tiếp tục cao trong những tháng đầu năm 2012.
    Nhưng sự phối hợp chính sách như “thỏa ước” mới đây giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói lên sự quan trọng phải điều hòa linh hoạt cả hai chính sách để đồng thời ngăn chặn tình trạng đình đốn sản xuất đang diễn ra kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp.​
    Lãi suất giảm: tốt... nhưng chưa đủ
    Diễn biến lạm phát đang cho thấy những dấu hiệu tích cực, biểu hiện là chỉ số lạm phát tháng 2 tính theo năm giảm xuống còn 16,4% so với mức 17,3% của tháng 1. Nếu loại trừ yếu tố thời vụ thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng này chỉ tăng 0,4% so với mức 0,6% của tháng 1. Như vậy, lạm phát đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp, xuống mức thấp nhất trong 11 tháng qua. Mặc dù vẫn còn các rủi ro ảnh hưởng tới lạm phát (đặc biệt là giá xăng dầu cao và việc sắp tăng giá điện), chúng tôi vẫn cho rằng khả năng kiểm soát tốc độ tăng CPI cả năm ở mức một chữ số là hiện thực.
    Chính sách thắt chặt tiền tệ nói chung có lẽ sẽ được tiếp tục áp dụng trong suốt năm nay, mặc dù NHNN vừa giảm 1 điểm phần trăm đối với các lãi suất điều hành trong nỗ lực giảm gánh nặng lãi suất cho hầu hết các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy có thể hiểu được động lực cần thiết cho bước đi mới này của NHNN, quan trọng hơn nữa là vẫn cần thiết phải giảm tổng cầu trong nền kinh tế nếu thực sự muốn kiểm soát lạm phát. Do các khoản chi tiêu ngân sách vẫn luôn “phình to”, nền kinh tế của Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng khó khăn phải cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
    [​IMG]Một hướng đi khác là có thể giảm thuế (thí dụ giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống 20%) để khuyến khích đầu tư và sản xuất trong khu vực tư nhân, nhưng bù lại phải giảm chi (thí dụ chi tiêu thường xuyên của ngân sách, và nhất là đầu tư công) mạnh hơn nữa để giới hạn tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP.
    Một sự phối hợp cần thiết
    Điều chỉnh chính sách là phù hợp với thông báo “phối hợp” giữa NHNN và Bộ Tài chính sau một thỏa thuận chính thức mới đây trong tháng 3-2012. Phối hợp chính sách là cần thiết theo hướng thiết lập các mục tiêu hàng năm và hàng quí cho cung tiền M2 (NHNN) và việc phát hành phù hợp, thường xuyên đối với trái phiếu chính phủ (Bộ Tài chính). Nhưng phối hợp cần thiết nhất là việc xây dựng các chính sách tài khóa và tiền tệ hàng năm để đạt được các mục tiêu lạm phát hàng năm, tăng trưởng và cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế trong một “lập trình tài chính” (financial programming exercise).
    Chính phủ nên theo dõi sự phối hợp chính sách chặt chẽ này để thực hiện hiệu quả việc tái lập ổn định tài chính quốc gia, thí dụ trong một báo cáo hàng năm chú trọng về sự ổn định tài chính trong khu vực tiền tệ - ngân hàng (financial soundness) cũng như tính bền vững tài khóa (fiscal sustainability). Ít nhất sự phối hợp đó có thể được giải thích rõ và hỗ trợ về mặt lý thuyết bởi mô hình IS-LM khá quen thuộc trong kinh tế học vĩ mô.
    Điều chỉnh phương pháp tiếp cận chống lạm phát và giảm lãi suất: mô hình IS-LM
    Mô hình IS-LM là một mô hình lý thuyết đơn giản nhưng có ý nghĩa chính sách khá thuyết phục cho tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay:
    - Mô hình IS-LM có thể được coi như là công cụ cơ bản nhất để hiển thị các tác động của cả hai chính sách tài khóa (IS) và chính sách tiền tệ (LM) lên đầu ra Y (tăng trưởng) và lãi suất (r).
    - Chính sách tài khóa mở rộng được sử dụng ở Việt Nam từ năm ngoái có thể được hiểu là có xu hướng để di chuyển đường cong IS sang bên phải, nâng cao lãi suất r và đầu ra Y (đẩy tăng trưởng cao).
    [​IMG]- Vì chính sách tài khóa mở rộng (do gia tăng chi tiêu chính phủ) sẽ làm tăng bội chi ngân sách được tài trợ trực tiếp hay gián tiếp bởi NHNN (qua việc phát hành trái phiếu chính phủ bán cho các ngân hàng thương mại rồi sau cùng được tái chiết khấu hay tái cấp vốn qua các “cửa sổ” này của NHNN), đường cong LM cũng sẽ di chuyển sang bên phải, tăng mức lãi suất cân bằng từ r0 đến r1 và tổng sản lượng từ Y0 đến Y1, hàm ý cả lãi suất lẫn sản lượng đều cao hơn. Tổng sản lượng cao hơn bao nhiêu là tùy theo mức sản lượng tiềm năng (potential output) đã gần được chạm đến chưa, và tùy theo việc có nhiều hay ít cản trở trong chu trình sản xuất (thí dụ do cản trở hành chính, tham nhũng, giải phóng mặt bằng đất đai...).
    Trong trường hợp của Việt Nam, có vẻ như khả năng sản xuất và hiệu quả nền kinh tế đang đến các giới hạn đặt ra bởi sự thiếu nhân công có tay nghề cao, đất đai có năng suất cao và công nghệ bị giới hạn... đã đặt ra những trở ngại đáng kể cho chu trình sản xuất. Kết quả là sự di chuyển của các đường cong IS và LM trên đồ thị chỉ có thể tạo ra ít gia tăng của tổng sản lượng Y nhưng lại đẩy mức lạm phát tăng vọt lên những đỉnh cao mới do sự gia tăng của tổng cầu.
    - Mặt khác, chính sách tiền tệ/tín dụng thắt chặt theo đuổi kể từ tháng 2-2011 cũng có xu hướng đưa đường cong LM sang bên trái, làm tăng lãi suất r và giảm Y (thông qua giảm tổng cầu).
    - Tựu trung, lãi suất cao hiện nay tại Việt Nam có thể dễ dàng được giải thích bởi cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ đang diễn ra. Vì vậy, chúng tôi đề xuất sử dụng chính sách tài khóa chặt chẽ (di chuyển đường cong IS sang bên trái) như công cụ chính để đối phó với lạm phát và giúp giảm lãi suất. Tại sao? Vì chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm giảm nhu cầu phát hành trái phiếu của Chính phủ và bớt đi tài trợ thâm hụt ngân sách bằng khu vực ngân hàng. Trong khi đó, chúng ta có thể áp dụng chính sách tiền tệ được nới lỏng từ từ như vừa được công bố (di chuyển đường cong LM sang phải) để giảm lãi suất và nâng cao Y làm giảm tình trạng đình đốn sản xuất. Nghệ thuật ở đây chính là liều lượng thích hợp giữa hai chính sách và dẫn đến nhu cầu phối hợp chính sách giữa NHNN và Bộ Tài chính như đang được Chính phủ chú ý đến.
    Ngoài ra, cần phải thực hiện những hoạt động cụ thể như sau:
    - Thực hiện các quyết định về chính sách tài khóa để làm giảm tổng cầu thông qua cắt giảm đầu tư công.
    - Chính sách tiền tệ linh hoạt hơn để hỗ trợ khu vực sản xuất, theo đó cần đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-17% trong năm nay.
    - NHNN sẽ dựa nhiều hơn vào thị trường mở và chính sách dự trữ bắt buộc (đặc biệt là với các khoản tiền gửi ngoại tệ) để kiểm soát cung tiền. Kèm theo đó, NHNN nên tác động giảm lãi suất để thiết lập lại đường cong lãi suất bình thường và loại bỏ các biến dạng hiện có trong thị trường tín dụng và lãi suất.
    - Khi thanh khoản hệ thống ngân hàng ổn định trở lại, NHNN cần xóa bỏ trần lãi suất để nâng cao vai trò của cơ chế thị trường trong hệ thống ngân hàng, hơn là việc áp dụng các công cụ hành chính mà kèm theo đó là nhiều tác dụng phụ.
    - Sự phối hợp chính sách trên cũng là để giảm hiệu ứng chèn ép của khu vực quốc doanh đối với khu vực tư nhân (crowding out effect). Quyết tâm hơn về kiềm chế chi tiêu tài khóa nên được áp dụng ngay từ quí 2-2012 và trong việc sửa soạn ngân sách tài khóa 2013.
    Theo TS.Vũ Viết Ngoạn (*) - TS. Phạm Đỗ Chí
    TBKTSG
  10. caominhhuy

    caominhhuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    5

    Trong mấy anh em chơi thân với nhau, có một anh bạn là con rể của bác Phạm Ngọc Lan. Bác chỉ có 3 con gái nên bác bắt 1 thằng rể phải ở cùng với bác. Đó lại chính là anh bạn tôi. Do đó tôi gặp may được tiếp chuyện nhiều lần với anh hùng không quân Thiếu Tướng Phạm Ngọc Lan.

    Những câu chuyện bác kể rất sinh động. Bác là người miền trong nên bác bắt tất cả con gái và con rể bác gọi là Ba, không gọi là Bố như miền Bắc. Cái giọng Nam sống lâu ở Bắc rất dễ cuốn hút người nghe, cộng với sức khỏe của lính không quân, bác có thể kể chuyện rất lâu mà không mệt. Bác năm nay cũng gần 80 tuổi rồi.

    Chuyện của bác thì từ thâm cung bí sử, đến các cuộc chiến, các loại vũ khí, chuyện ông này ông kia, v.v. khiến các con cháu cứ há hốc mồm ra nghe. Có câu chuyện bác kể thì chỉ có nghe và giữ ở trong người, không bao giờ được tiết lộ thông tin ra đại chúng. Tôi nói thế chắc mọi người hiểu. Năm ngoái 2011 chính phủ đã quyết định tặng bác danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang lần thứ 2.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này