1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 5 .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 14/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3365 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 05:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 29071 lượt đọc và 1061 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Đẹp qué xé...
    Út kém ưn anh Hai !
    Út sẽ chưng ở bàn học , lúc nèo cũng nhìn thấy .\:D/\:D/\:D/[};-
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Này Út ! Chị Tím em dạo này lắm anh theo đâm ra chảnh lắm đấy nhé ! :-"
    Em đi làm thì mẹ em lo giao dịch hả ?
    Tối nay Út có đi học không ?
    [};-[};-[};-[};-[};-
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: Hoa_Sim


    Út mới vào lại chạy đâu mất rồi ? :-??
    Sang thăm hàng xóm hả Út @ptkh ơi ? \m/\m/\m/

    Về trông nhà , anh đi công việc chút ! [};-
  4. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Hy vọng ta sớm sản xuất được mấy chú X-35 này mang thương hiêu MadeinVietNam ,trang bị cho các tàu chiến,khựa bẩn sẽ phải khiếp sợ .
  5. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Chào HoaSim. mời bạn cafe tối
    [​IMG]
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Rất tự tin =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D> [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    http://cafef.vn/20120315024423513CA52/giat-minh-gia-chau-chau-tuoi-dat-hon-tom-hum.chn

    Giật mình giá châu chấu tươi đắt hơn... tôm hùm




    [​IMG]

    Nghề chơi chim và kinh doanh các dịch vụ đi kèm ngày càng phát đạt nhờ số lượng người chơi tăng cao

    Với dân chơi chim, châu chấu thì đắt mấy cũng phải mua, trong khi tôm hùm thì không phải ai cũng dám bỏ tiền ra ăn.

    Bất chấp kinh tế khó khăn, chưa khi nào phong trào chơi chim tại Đà Nẵng lại nở rộ như hiện nay, thậm chí có chiều hướng phát triển mạnh. Thật không khó để tìm thấy 1 chiếc l ồng chim treo trước nhà hay hình ảnh vài ba thanh niên đi xe máy trên tay xách theo 1-2 chiếc l ồng chim lao vút trên đường. Để đáp ứng nhu cầu đó, trên các tuyến phố Đà Nẵng, các hàng quán bán chim và các vật dụng, phụ kiện liên quan càng nở rộ.
    Hỏi một thanh niên đang xách l ồng chim lao vút trên đường thì được biết, thời điểm này, hầu hết các chủ chim đều đang mang chim đi “dợt” (đi đấu, học giọng - PV).Anh Hòa, người chơi chim gần chục năm nay cho biết: “Chơi chim có cái thú của nó không bỏ được, mặc dù tốn kém không nhỏ và không ít lần bị bà xã càu nhàu. Ngày xưa chỉ có các cụ già mới chơi chim thì nay thanh niên chơi chim là chủ yếu.
    Người chơi ít cũng đôi ba con, vừa vừa cũng dăm l ồng, mà nhiều cũng lên hơn chục. Các loại chim được ưa thích nhiều nhất là chào mào (đội mũ), chích chòe than, chích chòe lửa, họa mi, vành khuyên…để nghe hót cũng có mà để đá cũng có”.
    Người chơi tăng cao kéo theo nhu cầu về dịch vụ đi kèm cũng phát triển. Hàng loạt các quán cà phê, quán bán sản phẩm đi kèm cho thú chơi chim cảnh như: bột ăn, mồi, l ồng, cóng nước…. Thậm chí cả “heroin” (bột kích-PV) dành cho chim, nhằm kích thích chim nhanh hót cũng không thiếu.
    Dạo một vòng trên các con phố Ông Ích Khiêm, Hoàng Diệu,... không khó để thấy giới kinh doanh đã nhanh chóng bắt kịp trào lưu chơi chim cảnh để mở rộng loại hình kinh doanh như cà phê chim cảnh.


    Châu chấu đắt hơn… tôm hùm


    Số người chơi chim tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về mồi ăn cũng tăng theo. Đặc biệt là các sản phẩm tươi sống như: châu chấu, sâu tươi các loại, điêu điêu, dế, trứng kiến… cũng trở thành mặt hàng hút khách, thậm chí “cháy hàng” mỗi khi vào mùa cao điểm.
    Một chủ tiệm chim dấu tên cho biết: “Cứ bắt đầu vào mùa chơi chim và chim bắt đầu “căng lửa”, thi nhau hót là các mặt hàng như châu chấu, sâu tươi, dế, điêu điêu…đắt hàng. Và nhất là châu chấu tươi với số lượng bán ra đến hàng trăm gói mỗi ngày mà vẫn không có để bán cho khách”.

    [​IMG]

    Mặc dù giá châu chấu tươi đắt hơn... tôm hùm, nhưng người chơi chim không từ chối nhu cầu của những chú chim cưng
    Nhu cầu người chơi tăng cao, trong khi diện tích lúa, hoa màu và cỏ trên địa bàn TP Đà Nẵng và các tỉnh lân cận là có hạn nên khi nguồn đánh bắt tại khu vực khan hiếm thì gần như các quán bán đều phải nhập châu chấu từ các tỉnh miền Nam về bán mới đáp ứng nhu cầu của người chơi chim.
    Theo giới sành chơi chim, châu chấu được đánh bắt ở Đà Nẵng và các vùng lân cận là loại tốt nhất cho chim cảnh vì các vùng này gần nên châu chấu bắt xong được bán luôn sẽ tươi và mập hơn. Còn châu chấu nhập từ Sài Gòn về bằng đường máy bay không được ưa thích do phải bỏ vào thùng đá chuyển về Đà Nẵng.
    Tuy nhiên, theo các chủ cửa hàng bán thức ăn cho chim cảnh, đến thời gian cao điểm, trái mùa, châu chấu không đủ cung cấp thì người chơi có tiền cũng khó kiếm được mồi châu chấu phục vụ chim cảnh của mình.
    Với giá 5.000 đồng/gói khoảng 15-20 con, người chơi chim ví loại thức ăn này còn đắt hơn tôm hùm.
    Anh Vinh, một người chơi chim cảnh chia sẻ: “Anh thử tính xem, nhu cầu cơ bản nhất của chim là bột, nhưng không phải tất cả các loại chim đều ăn một loại bột mà mỗi con mỗi loại và mỗi loại bột mỗi giá. Quy ra ký thì thấp nhất cũng là 150.000 đồng/kg, cao cấp và tốt hơn thì 500.000-800.000 đồng/kg. Nhưng đều mua từng lạng nên nếu tính ra ký thì gạo còn phải xếp xa lắm.Còn mồi tươi như sâu, dế, trứng kiến, điêu điêu… thì vô chừng. Nhất là châu chấu tươi, một bịch châu chấu tươi khoảng 15-20 con tùy lớn nhỏ có giá 5.000 đồng/gói, thử cân lên nặng khoảng 1gr mà quy ra ký thì phải đến 5 triệu đồng/kg chứ không ít.
    Vậy nhưng mua châu chấu thì đắt mấy cũng phải mua, trong khi tôm hùm thì không phải ai cũng dám bỏ tiền ra ăn”.
    Theo VTC News




    Ý tưởng mới :

    Giăng mùng nuôi b ướm lấy sâu cho chim ăn !

    Ai tham gia nuôi b ướm không ?
    :-??

    Ý tưởng nữa , không tồi :

    Mở khóa học cách chơi chim !
    Ai muốn chơi chim giỏi thì về Đà Nẵng học nhé !
    [:D]

    Thôi tôi lại bận rồi ! Chào cả nhà nhé ! [};-[};-[};-[};-[};-
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://biz.cafef.vn/20120319055739127CA57/khi-chuyen-gia-kinh-te-cung-bo-tay.chn

    Khi chuyên gia kinh tế cũng bó tay




    iểu sai cơ bản về những khái niệm như vốn, tài sản, nợ còn phổ biến nhiều hơn nữa ở các doanh nhân một khi họ lên mặt báo để phân bua điều gì đó.
    [​IMG]
    Hỏi chuyện một số chuyên gia kinh tế vì sao dạo này không viết báo nữa, nhiều người trả lời, hầu như các quy luật kinh tế không có tác dụng ở Việt Nam cho nên họ không muốn bị hớ, càng viết e càng sai thực tế.


    Mà đúng như thế thật. Lấy chuyện lãi suất làm ví dụ. Ở các nước khác một khi người có thẩm quyền nói lãi suất sẽ phải giảm ngay, hàng loạt tác động lên thị trường sẽ xuất hiện. Chẳng hạn giá trái phiếu chính phủ sẽ tăng vì người ta sẽ đổ tiền ra mua trái phiếu; giá cổ phiếu cũng tăng; tiền đồng sẽ sụt giá so với các đồng tiền khác... Đặc biệt các hiện tượng này càng bị khuếch đại lên nhiều lần nếu người ta có một thời gian xoay xở từ khi biết lãi suất chắc chắn sẽ giảm vào đầu tuần trước cho đến lúc nó giảm thật sự vào đầu tuần này. Chuyện tăng hay giảm ở các nước khác có khi chỉ là 0,25 điểm phần trăm là đã gây hiệu ứng lớn chứ ít khi lên đến 1 điểm phần trăm như trong trường hợp của Việt Nam.


    Trong thực tế, thị trường tuần trước hoàn toàn yên ắng. Chỉ trừ một hiệu ứng tận dụng thời gian lãi suất chưa giảm, một số người chuyển các khoản tiền tiết kiệm kỳ hạn ngắn từng tháng sang kỳ hạn dài hơn như nguyên năm để sau này lãi suất có giảm, họ cũng không bị ảnh hưởng. Ở đây cũng lạ, chưa thấy ở nước nào người ta có thể biết trước một cách chắc chắn lãi suất sẽ giảm như thế cả. Và các ngân hàng, không phải tất cả đều giảm lãi suất huy động vào tuần trước để đối phó với khả năng lãi suất chắc chắn sẽ giảm - thậm chí nhiều nơi còn tận dụng thời gian này để thu hút tiền gửi dài hạn mặc dù phải trả lãi cao.


    Không một chuyên gia kinh tế tài giỏi nào có thể lý giải tình hình thị trường như thế ngoại trừ một loại “lý thuyết âm mưu”: biết đâu càng nhiều người chuyển các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài là càng đúng với ý muốn của những người làm chính sách. Chỉ có như vậy mới giải thích được vì sao nói giảm lãi suất từ đầu tuần trước mà cho đến đầu tuần này, lãi suất mới giảm thật sự.


    Một chuyện khác cũng làm các chuyên gia kinh tế bó tay. Đó là việc nhiều công ty nhấn mạnh vào số lượng tiền mặt lớn công ty đang nắm giữ, coi đó như một thế mạnh của công ty! Báo chí cũng dựa vào các con số này để “phong” “các đại gia tiền mặt” của Việt Nam. Trong điều kiện bình thường, một công ty ôm một mớ tiền mặt là đã thấy sự bất lực không biết sử dụng đồng tiền vào những dự án mới sao cho hiệu quả. Trong bối cảnh lạm phát, lượng tiền mặt càng lớn, công ty càng thiệt hại, sao lại cho đó là các “đại gia”.


    Nếu tiền mặt chuyển thành nguyên liệu sản xuất, đến chu kỳ bán hàng mới, doanh nghiệp mới hy vọng mặt bằng giá cả mới sẽ giúp họ thu hồi vốn và có lãi. Còn tiền mặt nằm yên một chỗ, sẽ bị hao hụt theo lạm phát, trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp.


    Ở đây, các chuyên gia tài chính cũng lưu ý một hiện tượng: phải phân biệt sự khác nhau giữa đầu tư tài chính lành mạnh và đầu tư tài chính liều lĩnh của các tập đoàn nhà nước đã bị phê phán. Một doanh nghiệp lấy dòng tiền của mình đầu tư vào chứng khoán theo phong trào hay mua cổ phần trực tiếp của các công ty khác trong lĩnh vực địa ốc, chứng khoán... là một quyết định có nhiều rủi ro, cần cân nhắc rất kỹ. Ngược lại, một doanh nghiệp khác có khoản tiền mặt chưa sử dụng đến, đem đi mua trái phiếu chính phủ, là một hoạt động bình thường trong quản trị tài chính. Không khéo, mọi người sẽ dị ứng với cụm từ “đầu tư tài chính” và bỏ quên luôn các quy luật quản trị thông thường.


    Sự bó tay của các chuyên gia kinh tế cũng xuất phát từ cách hiểu sai lệch sự vận hành của nền kinh tế thị trường của các quan chức nhà nước. Ví dụ khi một bộ trưởng đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng thương mại khoanh nợ, dãn nợ cho một số doanh nghiệp nào đó, có lẽ ông hiểu nhầm vai trò của NHNN hay không hiểu cơ chế vận hành của hệ thống ngân hàng. Ngay cả với các ngân hàng thương mại nhà nước, NHNN cũng đã từ lâu không thể yêu cầu, chỉ định họ cho vay chỗ này, khoanh nợ chỗ kia được. Điều đáng tiếc, nguyên tắc để các ngân hàng chịu trách nhiệm về các khoản vay của mình đang dần dà bị bỏ quên, việc chỉ định cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước lại tái diễn, việc khoanh nợ cho ngân hàng lại xảy ra. Cho nên biết đâu ông bộ trưởng nói đúng và các chuyên gia phê phán sai!


    Sự hiểu sai cơ bản về những khái niệm như vốn, tài sản, nợ còn phổ biến nhiều hơn nữa ở các doanh nhân một khi họ lên mặt báo để phân bua điều gì đó. Chẳng hạn tổng giám đốc một công ty gần phá sản vì nợ cùng khắp nói không có gì đáng lo vì đã có đối tác sẵn sàng bỏ ra 80 triệu đô la mua lại nhà máy, dư sức để trả nợ. Tám mươi triệu đô la tương đương với chừng 1.700 tỉ đồng trong khi vốn điều lệ của công ty này chỉ có 500 tỉ đồng. Không ai dại gì bỏ ra 1.700 tỉ đồng mua cổ phần của một công ty trên bờ phá sản, vốn điều lệ chỉ có 500 tỉ đồng trừ phi công ty đang ăn nên làm ra, triển vọng hấp dẫn cỡ Facebook hay Apple!


    Theo Nguyễn Vạn Phú
    TBKTSG
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120308030625815CA34/vi-sao-khong-dat-luon-tran-lai-suat-tien-vay.chn

    Vì sao không đặt luôn trần lãi suất tiền vay?


    Việc khống chế trần lãi suất tiền vay không phù hợp với thực tế vì "khẩu vị" rủi ro của từng ngân hàng cũng như mức độ rủi ro từng nhóm khách hàng, lĩnh vực giải ngân là khác nhau.
    Hôm 6/3 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước công bố: giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi thêm 1% trong vài ngày tới để hạ lãi suât tiền vay. Như vậy, lãi suất cơ bản, tái chiết khấu, tái cấp vốn và trần lãi suất tiền gửi sẽ lần lượt quay về: 8% - 12% - 14% và 13%/năm.


    Động thái này dẫn đến câu hỏi: tại sao Ngân hàng Nhà nước không đặt luôn trần lãi suất tiền vay?


    Dư vốn, lãi vay sẽ giảm


    Trả lời câu hỏi này, một Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói: “Tất cả những động thái mà Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện đều nhằm tạo ra nguồn vốn dồi dào cho các tổ chức tín dụng để họ hạ lãi suất tiền vay”, khi thiết lập lại sự ổn định thanh khoản cho hệ thống thông qua nới rộng quy mô và kỳ hạn giao dịch trên OMO; tái cấp vốn kịp thời, vừa đủ cho 9 ngân hàng thương mại yếu kém trong diện kiểm soát đặc biệt để họ thực hiện nghĩa vụ chi trả và cùng đó, khoanh vùng hoạt động để họ không gây nhiễu thị trường.


    Do vậy, vị Phó thống đốc nói trên cho rằng, việc đặt trần lãi suất tiền vay là không thể và không cần thiết. Bởi lẽ, khi dư vốn, kết hợp với kỳ vọng lạm phát đang xuống thì lãi suất tiền vay phải xuống. Mặt khác, việc khống chế trần lãi suất tiền vay không phù hợp với thực tế vì "khẩu vị" rủi ro của từng ngân hàng cũng như mức độ rủi ro từng nhóm khách hàng, lĩnh vực giải ngân là khác nhau, nên không thể áp đặt một trần lãi suất tiền vay như nhau.


    Ngay sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố sẽ giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi thêm 1%, ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó tổng giám đốc OceanBank cho biết: từ 7/3, ngân hàng này áp dụng chương trình cho vay các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, lâm, ngư, diêm nghiệp với mức lãi suất giảm từ 2% - 3%/năm so với lãi suất các món tín dụng thông thường. Trước đó, OceanBank mới ký hợp đồng tín dụng trị giá 500 tỷ đồng, lãi suất 17,5%/năm cho một doanh nghiệp ở Tp.HCM.


    Một ngân hàng khác là ABBank cho biết, trong ngày 7/3 trở đi, ngân hàng này giảm 1,5% lãi suất tiền vay ngay sau khi giải ngân đối với sản xuất kinh doanh trả góp, bổ sung vốn lưu động. Song song, ABBank cũng áp dụng chính sách cho vay linh hoạt hơn với hạn mức tối đa 80% so với giá trị đảm bảo với thời hạn tới 120 tháng.


    Tuy nhiên, đối với lãi suất tiền gửi, theo cập nhật của người viết, hiện chưa có một ngân hàng nào công bố giảm. Rất có thể họ đang tranh thủ “vợt” thêm 1% lãi suất đối với các món tiền gửi hiện chưa phải giảm trần xuống 13% mà Ngân hàng Nhà nước sẽ có quyết định chính thức trong vài ngày tới?


    Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, biểu hiện lãi suất liên ngân hàng trên thị trường vẫn cao khoảng 18% - 20%/năm chủ yếu từ nhóm ngân hàng yếu kém, do họ không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ nên phải chịu lãi suất phạt.


    Thống đốc cũng cho biết thêm, quy mô giao dịch của cả thị trường liên ngân hàng hiện ở mức rất nhỏ, Ngân hàng Nhà nước thừa sức can thiệp ngay lập tức. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề nợ đồng lần trên liên ngân hàng còn phải tính tới thiết lập lề lối làm ăn chuyên nghiệp giữa các tổ chức tín dụng với nhau: bất kể ai, đã vay mượn thì phải có tài sản đảm bảo!


    Một mặt trận khác mà Ngân hàng Nhà nước đã thành công là ổn định được thị trường ngoại tệ, để những tổ chức, cá nhân tích cực bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại, từ đó, Ngân hàng Nhà nước tích cực mua vào và tạo thêm nguồn để các tổ chức tín dụng hoạt động. Tất nhiên, đề phòng lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện rất nhịp nhàng quá trình bơm - hút tiền.


    Xác lập niềm tin


    Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, câu chuyện ổn định lãi suất phải đặt trong mối tương quan với sự đồng bộ thực hiện của chính sách từ kiểm soát giá cả, khôi phục năng lực sản xuất, kiềm chế nhập siêu, ổn định thị trường tiền tệ đến ổn định tỷ giá…, nhưng nổi lên trong đó vẫn là xác lập niềm tin cho thị trường.


    Theo ông, thành công của Chính phủ trong năm 2011 chính là kiên quyết và triệt để thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 11: kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội được lượng hóa thành những chỉ tiêu cụ thể.


    Đối với trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, nhà điều hành đã từng bước hiện thực hóa những tuyên bố của mình như: từ 7/9/2011 đến hết năm 2011, điều chỉnh tỷ giá không quá 1%; đưa mặt bằng lãi suất tiền vay xuống 17% - 19%/năm; điều chỉnh tỷ giá cả năm 2012 không quá 3%. Với những cam kết đó, thị trường đã yên tâm và đặt niềm tin vào mục tiêu điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.


    Vị Phó thống đốc nói trên cho biết thêm dự trữ ngoại hối từ đầu năm đến nay tăng thêm 20% Từ đầu năm đến nay, những tổ chức và cá nhân ít găm giữ và bán nhiều hơn cho ngân hàng thương mại, từ đó, ngân hàng thương mại bán lại cho Ngân hàng Nhà nước, làm tăng dự trữ ngoại hối và ổn định được giá trị đồng tiền, góp phần kiềm chế lạm phát.


    Tuy nhiên, hiện đang xuất hiện luồng ý kiến: động thái hạ lãi suất cho thấy Chính phủ đang nới lỏng tiền tệ và nếu không cẩn trọng, sẽ kích hoạt lạm phát trở lại, nhất là khi việc kiểm soát lạm phát được cho là chưa bền vững do các nhân tố bất ổn vẫn hiện hữu như: tăng giá xăng dầu, điện trong nước; kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng; bất ổn ở Trung Đông…


    Và nếu lạm phát trở lại, niềm tin vào chính sách có thể bị lung lay và tình hình trở nên khó khăn hơn.


    Mặc dù trong đợt hạ lãi suất này, mức giảm chỉ 1% nhưng theo các chuyên gia, trong năm 2011 và đầu 2012, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã tốn rất nhiều công sức để xác lập niềm tin, từ đó tạo nên những kết quả tích cực như hiện nay. Nhưng, nếu vì sức ép giảm lãi suất của doanh nghiệp, tăng trưởng thấp, thất nghiệp gia tăng mà bỏ qua sự kiên trì nhằm thực hiện mục đích dài hạn là tái cơ cấu nền kinh tế thì có thể, sẽ mất nhiều năm nữa, chính sách vẫn đi sau và chưa thể đóng vai trò định hướng hoạt động cho cả nền kinh tế.


    Theo Nguyễn Hoài
    Vneconomy​
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120308110444322CA36/nhieu-doanh-nghiep-bat-ngo-phan-don-thau-tom.chn

    Nhiều doanh nghiệp bất ngờ phản đòn thâu tóm




    Nhiều doanh nghiệp đã và đang lên những kế hoạch dự trù cho việc bị mua thâu tóm trong bối cảnh thị giá cổ phiếu xuống thấp hơn nhiều giá trị nội tại của công ty.

    Liệu cổ phiếu AVS có đang mua gom hay không vẫn đang là một dấu hỏi ngỏ. Trong khi khối lượng giao dịch những phiên gần đây đột biến tăng mạnh cộng với việc dư mua trần lượng lớn thì ĐHCĐ Chứng khoán Âu Việt AVS thông qua việc cổ đông Vũ Thị Thanh Thủy được phép giao dịch cổ phiếu AVS với số lượng dẫn đến sở hữu vượt tỷ lệ 25% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành mà không cần thông qua thủ tục chào mua công khai. Bà Vũ Thị Thanh Thuỷ sẽ mua lại hơn 9,45 triệu cổ phiếu tương đương 26,25% vốn cuả AVS. Cộng với lượng cổ phiếu sẵn có, bà Thủy sẽ có trên dưới 30% vốn của AVS.

    [​IMG]
    Giao dịch cổ phiếu AVS 10 phiên vừa qua. 5 phiên gần nhất cổ phiếu này luôn đạt dư mua trần với khối lượng lớn



    Một vấn đề cũng gây sốt TTCK những ngày qua là việc 1 cổ đông là Ông Đỗ Văn Bỉnh bất ngờ chi trên dưới 500 tỷ đồng gom 16% vốn của Sudico- SJS. Nguyên nhân ông Bình mua lượng lớn cổ phiếu vẫn chưa có lời giải cuối cùng nhưng việc gom hàng của ông Bình trùng với thời điểm dự án Nam An Khánh được tiếp tục triển khai trong khi những khúc mắc giữa SJS và Tổng Sông Đà vẫn chưa gỡ hẳn khiến nhiều người đồn đoán về khả năng SJS đã dùng bài tự vệ khỏi khả năng Sông Đà mua thêm để chi phối nhiều hơn tại doanh nghiệp này.

    Trước AVS, SJS, câu chuyện HĐQT TRI đồng thuận cho 1 Thành viên HĐQT chào mua công khai 25% VĐL cũng khiến nhà đầu tư đặt câu hỏi. Thị giá chỉ còn 1.800 đồng (ngày 8/3/2012) và đứng trước nguy cơ hủy niêm yết do âm vốn chủ sở hữu, quyết định mua công khai của một lãnh đạo cho thấy doanh nghiệp-dù đang ở thế yếu-vẫn sợ bị thâu tóm. Thị trường, thương hiệu dày công xây dựng nếu rơi vào tay ‘cá lớn’ thì cũng là điều đáng tiếc. Giá chào mua công khai 2.300 đồng, cao hơn thị giá tại ngày vị lãnh đạo này công bố chào mua cho thấy những người nắm trong tay vận mệnh của TRI vẫn sợ TRI rơi vào tay kẻ khác.

    Trả lời câu hỏi của cổ đông e ngại giá cổ phiếu HLA xuống rất thấp ~ 4.500 đồng/CP so với giá trị của công ty sẽ dễ có nguy cơ bị thâu tóm, ban lãnh đạo HLA cho biết: Thị giá cổ phiếu HLA khá rẻ so với giá trị nội tại của công ty - khoảng 12.000 ~ 13.000 đồng/CP, vì vậy sau Đại hội cổ đông tổ chức ngày 29/2 vừa qua, một số thành viên HĐQT và Ban Tổng giám đốc có kế hoạch đăng ký mua vào để giữ lâu dài.

    [​IMG]
    Biến động giá và khối lượng khớp lệnh cổ phiếu HLA từ sau ĐHCĐ tổ chức ngày 29/2/2012


    Việc phản đòn thâu tóm chưa thực sự rõ ở nhiều doanh nghiệp nhưng thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã và đang lên những kế hoạch dự trù cho việc bị mua thâu tóm trong bối cảnh thị giá cổ phiếu xuống thấp hơn nhiều giá trị nội tại của công ty.
    T.Hương

    Theo TTVN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này