Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 5 .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 14/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4351 người đang online, trong đó có 351 thành viên. 07:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28887 lượt đọc và 1061 bài trả lời
  1. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Giải mã hình ảnh người lính hải quân và súng TAR-21
    Cập nhật lúc :7:20 AM, 20/03/2012
    Sự xuất hiện của súng trường tấn công Tavor TAR-21 do Israel chế tạo trong biên chế của một số đơn vị đặc biệt QĐND Việt Nam đã làm nhiều người không khỏi "bất ngờ".
    [​IMG]

    Hình ảnh Hải quân đánh bộ với trang phục và vũ khí hiện đại đang gây sốt trên mạng.

    (ĐVO) Trong đoạn clip "Quân chủng Hải quân ra quân huấn luyện năm 2012" đăng trên báo Quân đội Nhân dân Online, ngoài sự xuất hiện của một số vũ khí, khí tài đã biên chế từ trước như chiến hạm lớp Gepard 3.9, xe tăng lội nước PT-76, xe thiết giáp chở quân BTR-60PB..., điều làm người xem chú ý nhất đó chính là sự xuất hiện đầy bất ngờ của loại súng trường tấn công 5,56 mm Tavor TAR-21 do Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng IMI của Israel chế tạo. (>> chi tiết)
    Trang quân sự Militarypratinet của Nga đã nhanh chóng đưa ra nhận xét, loại súng trường tấn công Tavor TAR-21 mà một số đơn vị Hải quân đánh bộ Việt Nam đang sử dụng là CTAR-21, biến thể rút gọn từ bản TAR-21 tiêu chuẩn với trọng lượng nhẹ hơn, chiều dài nòng súng ngắn hơn, và được chế tạo chủ yếu dành cho Lực lượng lính biệt kích, ở Việt Nam là một số đơn vị tinh nhuệ như Hải quân đánh bộ.

    Có thể nói, sự xuất hiện của TAR-21 trong một số đơn vị đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ngay lập tức chở thành chủ đề bàn tán "xôn xao" trên các diễn đàn, bởi TAR-21 là một loại súng trường quá hiện đại, nhưng lại là một tiêu chuẩn của súng trường tấn công NATO, điều này làm không ít người ngờ tới.
    [​IMG]

    TAR-21 đã được IMI sản xuất với khá nhiều các biến thể cho các nhiệm vụ khác nhau, như GTAR-21, CTAR-21, STAR-21, TC-21 và MTAR-21. Ảnh TAR-21 bản tiêu chuẩn.

    >> Tavor, súng trường tấn công thế kỷ 21

    Tại sao lại là súng của Israel?

    Nếu nhìn vào trang bị vũ khí, khí tài của quân đội Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy rằng, một số vũ khí tấn công hiệu quả của phương Tây đang được quân đội trang bị với số lượng nhỏ, ở các đơn vị quan trọng.

    Israel là một trong những nước có nền công nghiệp - quốc phòng phát triển, họ được đánh giá "ngang hàng" với Mỹ. Thậm chí ở một số lĩnh vực như chế tạo UAV còn được cho là "trên cơ" siêu cường có nền khoa học - kỹ thuật quân sự phát triển nhất thế giới.

    Israel đang nổi lên là bạn hàng cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam, điển hình như loại súng tiểu liên Uzi đã được một số đơn vị đặc công Hà Nội sử dụng (>> chi tiết), một số loại điện đài thông tin quân sự nhảy tần của Bộ Tư Lệnh Thông Tin, chương trình nâng cấp xe tăng T-54/55... cũng do Israel đấu thầu (>> chi tiết).

    Mới đây Reuters đã đưa tin, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang mở gói thầu cung cấp hệ thống radar phòng thủ trị giá hàng trăm triệu USD, trong đó Israel là một trong những ứng cử viên "nặng ký" nhất.

    >> Việt Nam mua radar tối tân của phương Tây?

    Israel có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự cho Việt Nam. Trong năm 2005, Tập đoàn Elta Electronics Industries đã tiến hành lắp đặt một số thiết bị điện tử quân sự chuyên dụng trên khung gầm xe trinh sát bọc thép Ram-2000.

    Trong giai đoạn 2004-2005, 2 bên đã tiến hành đàm phán về việc Việt Nam có thể sản xuất thùng chứa đạn pháo cho Israel (>> chi tiết).

    Các lợi thế của TAR-21

    TAR-21 được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá khá cao bởi và được cho là một trong những loại súng trường tấn công tiên tiến trên thế giới, điểm nổi bật của TAR-21 là độ chính xác, gọn nhẹ, công nghệ chế tạo và vật liệu tổng hợp tiên tiến.

    Thiết kế của TAR-21 không những đáp ứng cả những yêu cầu tác chiến trên địa hình đồi núi mà còn cả trong đô thị, nơi mà các cuộc chiến hiện đại ngày nay đang diễn ra phổ biến hơn.

    Biến thể CTAR-21 xuất hiện trong Lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam có chiều dài ngắn hơn bản tiêu chuẩn, vì vậy, súng đánh giá là khá phù hợp trong tác chiến, nhất là cách thức tấn công của các đơn vị lính đặc biệt cũng như địa hình rừng cây, đồi núi ở Việt Nam.

    Nếu so sánh với khẩu súng AK-47 truyền thống đang được quân đội Việt Nam sử dụng thì TAR-21 có ưu điểm về trọng lượng nhẹ hơn, khả năng tấn công chính xác hơn với sự hỗ trợ của kính ngắm điểm đỏ (red dot), kính ngắm quang học hoặc thiết bị hỗ trợ ngắm bắn EOTech.
    [​IMG]
    Theo hình ảnh quan sát thì Lực lượng Hải quân đánh bộ đang sử dụng biến thể CTAR-21, chuyên dành cho các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích. Súng nặng 3,18 kg. Chiều dài tổng 640 mm, chiều dài nòng súng 380 mm.

    Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng, TAR-21 hiện đại hơn M-16 của Mỹ rất nhiều, xạ thủ có thể lấy đường ngắm chính xác dù cách xa mục tiêu hàng trăm mét mà không yêu cầu cao thao tác phức tạp. Ưu điểm này này tạo lợi thế cho người sử dụng TAR-21 rất nhiều trong điều kiện chiến tranh chớp nhoáng.

    Chiều dài của TAR-21 ngắn như súng carbin, tuy nhiên thiết kế bullup giúp đảm bảo độ dài của nòng súng, vì vậy hỏa lực của súng không hề suy giảm so với súng trường truyền thống.

    Một loại vũ khí ngắn, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hỏa lực mạnh rất phù hợp với cách thức tác chiến bí mật và đánh gần của những đơn vị đặc nhiệm.

    Quân đội Nhân dân Việt Nam trước đây và cả hiện tại vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công AK-47 huyền thoại, việc đưa vào sử dụng loại súng tiêu chuẩn NATO như TAR-21 cũng có một vài ưu điểm dễ nhận.

    Quân đội có thể phổ biến kiến thức, huấn luyện quân nhân cách sử dụng của một đại diện súng trường tấn công kiểu bullup, còn khá xa lạ với quân nhân trong quân đội Việt Nam. Ngoài ra, thiết kế bullup của TAR-21 đang được các NATO đang sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

    Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, việc người lính biết cách để có thể sử dụng thành thạo được cả vũ khí của đối phương là một điều cực kỳ quan trọng. Lịch sử đã chứng minh, trong cuộc chiến chống Mỹ, quân đội Việt Nam đã sử dụng với số lượng khá lớn loại súng AR-15 thu được của Mỹ, VNCH để đánh lại địch.
    [​IMG]
    Hải quân đánh bộ được quân đội "ưu tiên" trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại nhất. Ảnh QĐND.

    Ngoài ra, một điều đang được nhiều người kỳ vọng nhất, đó là khả năng Việt Nam có thể mua được dây truyền sản xuất của loại súng trường mới, điều này không phải là quá xa xôi bởi Thái Lan và Ukraina đã đưa TAR-21 vào phục vụ trong một số đơn vị quân đội của họ từ tháng 12/2009, đồng thời mua cả giấy phép sản xuất theo ký hiệu Fort-221/222/223, theo Militaryparitet.

    Việc mua một số lượng TAR-21 và có khả năng sau đó là dây truyền sản xuất sẽ giúp tận dụng được công nghệ chế tạo súng trường tiên tiến, và tự lực sản xuất.

    Hơn nữa, công nghệ chế tạo hiện đại ở TAR-21 còn mở ra khả năng có thể nâng cấp, cải tiến cho súng trường AK-47 bằng cách gắn thêm các loại khí tài hiện đại như kính ngắm "red dot".

    Những thách thức

    TAR-21 được đánh giá là một loại súng trường tấn công hiện đại, tuy nhiên cho đến nay, TAR-21 chưa thực sự tham gia vào hoạt động quân sự đáng kể nên việc đánh giá loại súng này phải chờ thời gian kiểm chứng.

    Có nhiều ý kiến cho rằng, viêc chọn TAR-21 để trang bị cho một số đơn vị Hải quân đánh bộ (chưa rõ số lượng) của Việt Nam sẽ gây khó khăn trong việc đồng bộ hóa vũ khí khí tài, bởi Việt Nam vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công 7,62 mm AK-47.

    TAR-21 hiện đại nhưng lại có giá "ngất ngưởng. Do đó, một số ý kiến cho rằng, không cần thiết để lựa chọn TAR-21, mà thay vào đó, hoàn toàn có thể là súng trường tấn công uy lực mạnh như series súng trường AK-100 của Nga với giá rẻ hơn.

    Súng trường tiểu chuẩn NATO sử dụng loại đạn cỡ lớn 5,56 mm, vì vậy mà so về uy lực không thể so sánh với loại đạn cỡ 7,62x39 mm của dòng súng AK.

    Hơn nữa, giả sử khi tác chiến mà súng hết đạn sẽ gây không ít khó khăn, nhất là khi hiệp đồng tác chiến, sự xuất hiện "lẫn lộn" của 2 loại đạn cỡ khác nhau sẽ gây ra không ít khó khăn cho người lính.

    Quân đội Việt Nam đã có nhà máy sản xuất đạn AK, nên việc mua TAR-21 sẽ phải kèm theo một số lượng đạn đủ đảm bảo nếu chiến tranh xảy ra, hoặc một cách khác là mua dây truyền sản xuất đạn 5,56 mm của Israel, việc này sẽ tốn không ít tiền của, bởi vũ khí của NATO bao giờ cũng đắt hơn vũ khí của Liên Xô/Nga.

    Tuy nhiên, nhìn vào trang bị hiện đại của Lực lượng Hải quân đánh bộ, một trong những đơn vị chủ chốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, được trang bị hiện đại để kịp thích ứng với chiến tranh hiện đại là điều cần thiết.

    Các nhà nghiên cứu chiến lược của Đảng và Quân đội hẳn đã tìm hiểu và xem xét kỹ lưỡng về việc trang bị vũ khí mới cho Hải quân nói riêng và quân đội nói chung.
  2. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Việt - Đức hợp tác quốc phòng
    Cập nhật lúc :11:23 AM, 19/03/2012
    Từ ngày 12-17/3, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức.
    [​IMG]
    Thứ trưởng Nguyễn Thành Cung và Quốc vụ khanh Rudiger Wolf.

    Trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam - Đức năm 2012, nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Cộng hòa Liên bang Đức, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do đồng chí Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Cải cách Tư pháp Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã đi thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức từ ngày 12 đến 17/3.

    Tại buổi Hội kiến với Ngài Rüdiger Wolf, Quốc vụ khanh Quốc phòng Cộng hòa Liên bang Đức, hai bên cùng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, quan hệ hợp tác quốc phòng sẽ có bước phát triển mới để ngày càng ngang tầm với quan hệ chiến lược mà lãnh đạo hai nước đã ký kết.

    Trong những ngày ở Cộng hòa Liên bang Đức, Đoàn đã có cuộc làm việc với Bộ Quốc phòng Đức, nghe Tổng cục Tư pháp giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của hệ thống Tư pháp trong Quân đội Đức, kinh nghiệm xét xử quân nhân vi phạm khi làm nhiệm vụ trong nước và nước ngoài, trao đổi kinh nghiệm với Viện Công tố kỷ luật quân đội thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Đức và Cơ quan Ủy nhiệm viên về quân vụ trong Quốc hội Cộng hòa Liên bang Đức.

    Đoàn Việt Nam cũng thăm và làm việc với Tòa án quân vụ khu vực phía Bắc và dự một phiên tòa xét xử quân nhân vi phạm kỷ luật.

    >> Việt - Mỹ tiến hành đối thoại chính sách quốc phòng
    >> Việt - Nhật ghi nhớ hợp tác quốc phòng
    >> Việt Nam - Israel hội đàm hợp tác quốc phòng
    Theo báo Quân đội Nhân dân
  3. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Nguy cơ xung đột trên biển Hoa Đông
    20/03/2012 3:59
    Giới chức Trung Quốc được cho là đang có kế hoạch biến các đơn vị hải giám, ngư chính thành những lực lượng đậm chất quân sự.

    Việc tàu hải giám Trung Quốc diễn tập trên biển Hoa Đông cộng với nhiều sự kiện vừa qua khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng đến mức có lo ngại rằng sẽ bùng phát xung đột vũ trang.

    Diễn tập quy mô lớn

    Tờ Asahi Shimbun ngày 19.3 dẫn lời một quan chức quốc phòng Nhật Bản nói: “Các sự cố nhỏ có thể leo thang thành xung đột vũ trang, đó là nguy cơ hiện hữu”. Trước đó một ngày, phát biểu trong lễ tốt nghiệp tại Học viện Quốc phòng quốc gia Nhật Bản tại thành phố Yokosuka, Thủ tướng Yoshihiko Noda cũng cảnh báo nguy cơ từ Trung Quốc. Tờ The Japan Times dẫn lời ông Noda nói với các tân sĩ quan: “Trung Quốc liên tục củng cố năng lực quân sự và hoạt động dữ dội tại các vùng biển lân cận”.

    [​IMG]
    Tàu hải giám 50 của Trung Quốc ở biển Hoa Đông ngày 16.3 - Ảnh: Asahi Shimbun

    Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh tàu hải giám Trung Quốc vừa tiến hành diễn tập tại biển Hoa Đông cũng như nhiều lần chạm mặt với tàu tuần duyên Nhật Bản vừa qua. Tân Hoa xã đưa tin 6 tàu số hiệu 15, 17, 46, 50, 51 và 66 thao diễn cùng trực thăng B-7115 hồi cuối tuần rồi trên biển Hoa Đông. Theo đó, cuộc diễn tập được thực hiện gần 2 mỏ khí đốt Bình Hồ và Xuân Hiểu. Riêng mỏ thứ hai đang nằm trong diện tranh chấp khi Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền ở đây với tên gọi là Shirakaba. Trong số các tàu trên, 2 tàu 50 và 66 ngày 16.3 bị tàu tuần duyên Nhật Bản yêu cầu rời khỏi khu vực quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó, trong nửa cuối tháng 2, tàu tuần duyên Nhật đã 2 lần chạm mặt với tàu Trung Quốc.

    Ngày 19.3, báo Yomiuri Shimbun dẫn một số nguồn thạo tin về quan hệ Nhật - Trung đánh giá cuộc diễn tập nói trên là một dấu hiệu bất ổn. Báo này cũng dẫn thông báo từ Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc (SOA) khẳng định: “Các hoạt động trên biển Hoa Đông nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc”. Đến nay, Tokyo chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về việc này.

    “Sắp có Bộ Đại dương”

    Trung Quốc trong thời gian qua tăng cường nhiều hoạt động ở các vùng biển có tranh chấp như biển Hoa Đông và biển Đông trong một chiến lược dài hạn đầy tham vọng. Thiếu tướng La Viện, Phó tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc, cho hay nước này đang xem xét thành lập Bộ Đại dương phụ trách kiểm soát hoạt động tại các vùng biển. Theo đó, Bộ này được lập ra trên cơ sở thống nhất 9 đơn vị hiện đang trực thuộc SOA, Bộ Nông nghiệp và Bộ *******. Asahi Shimbun dẫn lời tướng La nói bên lề Hội nghị Chính hiệp Trung Quốc hồi đầu tháng rằng: “Cần đối phó lực lượng tuần duyên Nhật Bản bằng cách liên kết nhiều tổ chức nhằm có ảnh hưởng mạnh hơn và nhiều tàu lớn hơn”. Giới quan sát lo ngại cơ quan sắp được thành lập không chỉ nhằm vào khu vực tranh chấp với Nhật Bản mà có tầm hoạt động trên nhiều vùng biển.

    Thêm vào đó, Cục trưởng SOA Lưu Tứ Quý hồi cuối tháng trước đã có cuộc họp cùng đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc. Trong cuộc gặp, hai bên nhất trí hải quân sẽ đẩy mạnh đào tạo và tăng cường hỗ trợ SOA. Ông Lưu còn đưa ra khả năng hải quân sẽ tham gia các hoạt động của cục này, thậm chí tuyên bố: “Chúng tôi đang thảo luận điều động thêm tàu chiến của hải quân”, theo Asahi Shimbun.

    Ngô Minh Trí

    Tham vọng của bọn cẩu này thật quá rõ ràng.Chúng muốn độc chiếm Biển Đông,Chúng ta cùng các nước có quyền lợi liên quan cần ngăn chặn mưu đồ này càng sớm càng tốt,Ko thể tin bọn này được .
  4. ndl_70

    ndl_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    197
    Tặng anh @Hoa_Sim\:D/
    Không thương, không nhớ - không mơ mộng
    Không chán, không buồn - lệ không rơi.
    :-bd[:D]


  5. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
  6. Prince_Dalat

    Prince_Dalat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2012
    Đã được thích:
    27
    :)):)):)):)):)):)):)):))
  7. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Có 2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: namson67, Hoa_Sim

    Buồn quá .nhìn thấy bạn mà chẳng nói chuyện được .~X~X~X~X~X
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Việt - Hàn đối thoại chiến lược quốc phòng
    Cập nhật lúc :7:49 PM, 20/03/2012
    Chiều 19/3, tại Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp xã giao Ngài Lee Young Geol, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
    Ngài Lee Young Geol đã thông báo với Đại tướng Phùng Quang Thanh những kết quả đã đạt được trong cuộc Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt – Hàn lần thứ nhất. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tán thành việc cần từng bước chuẩn bị, xúc tiến các vấn đề đã trao đổi để đưa hợp tác giữa hai bên đi vào chiều sâu.

    Qua trao đổi, Bộ trưởng mong muốn Việt Nam và Hàn Quốc nhanh chóng xây dựng các văn bản hợp tác mang tính pháp lý về hợp tác quốc phòng để nâng tầm quan hệ hai nước, tích cực góp phần xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định. Nhân dịp này, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng chuyển lời mời Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sang thăm Việt Nam.

    Trước đó, trên tinh thần hợp tác, cởi mở, Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam – Hàn Quốc đã diễn ra tốt đẹp sáng 19-3 tại Hà Nội, dưới sự đồng chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Ngài Lee Young Geol, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.

    Đây là lần đầu tiên hai nước tiến hành đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng. Phát biểu tại Đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Ngài Lee Young Geol đều nhất trí, bên cạnh sự hợp tác về kinh tế, thương mại đã có, sự kiện này sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh.
    [​IMG]
    Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tiếp Ngài Lee Young Geol, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.


    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhận định, những năm gần đây, trước những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam và Hàn Quốc vẫn nỗ lực duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Với riêng Việt Nam, những thành tựu đó có sự đóng góp không nhỏ của quân đội. “Đặc trưng của chính sách quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Quân đội nhân dân Việt Nam đang được xây dựng theo hướng tinh gọn, từng bước hiện đại”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

    Bên cạnh đó, Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn có những lực lượng đặc biệt là các binh đoàn làm kinh tế, vừa tham gia vào quá trình ổn định tình hình an ninh, chính trị trong nước, vừa góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

    Hoạt động đối ngoại quốc phòng của Việt Nam dựa trên tinh thần đường lối đối ngoại chung đã được Đảng và Nhà nước xác định sau Đại hội Đảng XI, đó là “tích cực và chủ động hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới”.

    Trong những năm qua, Việt Nam nỗ lực đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng cả song phương và đa phương, đáng chú ý là các diễn đàn ADMM và ADMM+ trong đó có sự tham gia của Hàn Quốc với mục đích cơ bản là tăng cường sự tin cậy giữa Việt Nam và các quốc gia đối tác cũng như với cộng đồng thế giới và khu vực. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Lee Young Geol cũng khẳng định, Hàn Quốc coi trọng mối quan hệ hợp tác chiến lược với Việt Nam và đánh giá cao kết quả hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

    Liên quan đến vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đề cập trong cuộc đối thoại, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: “Việt Nam hoàn toàn ủng hộ chủ trương phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và sẽ làm hết sức mình để đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định tại khu vực Đông Bắc Á”.

    Hai bên cũng thống nhất cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến các lĩnh vực mà cả hai bên cùng quan tâm như đào tạo nhân lực, công nghiệp quốc phòng, các hoạt động nhân đạo, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm trên các diễn đàn đa phương. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng hi vọng, phía Hàn Quốc sẽ hợp tác và giúp đỡ Việt Nam thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về rà phá bom mìn.

    >> Việt - Đức hợp tác quốc phòng
    >> Việt - Nhật ghi nhớ hợp tác quốc phòng
    >> Việt Nam - Israel hội đàm hợp tác quốc phòng
    >> Việt - Mỹ tiến hành đối thoại chính sách quốc phòng
    Theo báo Quân đội Nhân dân
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào cả nhà, BL về muộn ah [};-
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hôm nay bác Nam Sơn vất vả quá! Giữ sức cho ngày mai nữa đấy bác nhé !
    Tặng bác [r2)][r2)][r2)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này