Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 5 .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 14/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2857 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 03:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 28880 lượt đọc và 1061 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em Tím iu ui ! nhớ em quá !!!:)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  2. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Nhà cửa vắng vẻ quá :-c:-c:-c
  3. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Để Trường Sa có rau xanh quanh năm
    TT - Với lính đảo Trường Sa, một trong những thứ được xếp vào loại “tứ quý” chính là rau xanh. Mùa nắng, rau trồng được và ăn không kịp, nhưng mùa mưa đến rau trở thành món ăn... xa xỉ.
    Trở về từ chuyến tàu “Doanh nhân ra biển, sinh viên ra đảo” tháng 5-2011, thầy giáo trẻ Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) Phạm Tấn Trường quyết tâm thực hiện công trình nghiên cứu trồng rau xanh vào mùa mưa cho chiến sĩ Trường Sa.
    [​IMG]

    Thầy Phạm Tấn Trường (trái) và Lê Viết Hoa - hai trong số những thành viên thực hiện công trình bên thành quả nghiên cứu của mình - Ảnh: Q.Linh

    Những mầm xanh yêu thương

    Nhóm thực hiện chương trình rau xanh cho Trường Sa được hình thành, có thêm mấy bạn sinh viên và học trò của thầy Trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Võ Thị Bạch Mai - khoa sinh, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).

    Dù đã quá quen với việc nghiên cứu trồng rau (do trước đó Phạm Tấn Trường từng công tác tại một công ty chuyên sản xuất rau xanh ở Củ Chi, TP.HCM), nhưng khi bắt tay vào công việc này anh vẫn thấy khó, bởi trồng rau trong điều kiện bình thường chẳng có gì phải bàn, đằng này việc tạo ra một môi trường với những điều kiện thời tiết tương đương trên đảo xa quả là thách thức không nhỏ.

    Bằng quan sát của mình, những gầm bàn, gầm giường được Trường đưa vào tầm ngắm bởi đó là những khoảng không lý tưởng và có khả năng che chắn trước mưa bão ổn nhất.

    “Thật ra, câu chuyện ánh sáng để cung cấp năng lượng cho rau phát triển mới là quan trọng nhất đối với đề tài này. Giải quyết được điều này tức là cơ bản giải quyết được chuyện sẽ có rau” - PGS.TS Võ Thị Bạch Mai nói.

    Và ánh sáng đèn được chọn cho việc trồng rau.

    Lần lượt từ đèn tuýp, đèn compact cho đến cả đèn led được thử nghiệm để cung cấp năng lượng cho rau phát triển. Những hạt rau muống sau khi ươm mầm sẽ được cấy vào trong những tấm xốp nhỏ với xơ dừa, rồi đặt trong chiếc khay lớn với một lượng nước vừa đủ, được chiếu bằng ánh sáng đèn bên trên. Sau 12-15 ngày sinh trưởng, rau phát triển dưới dạng rau mầm và đã có thể ăn được.

    “Tụi mình thử nghiệm với số lượng bóng đèn giảm dần và cuối cùng chọn phương án hai bóng đèn tuýp, vừa đảm bảo đủ ánh sáng, phù hợp với điều kiện eo hẹp về điện trên đảo” - Trường giải thích.

    Lê Viết Hoa - sinh viên năm cuối ĐH Khoa học tự nhiên - chọn công trình này làm đề tài tốt nghiệp. Hoa luôn túc trực tại vườn rau để theo dõi và ghi nhận quá trình sinh trưởng của rau.

    Hoa tính toán: “Việc tạo ra rau xanh bước đầu có thể gọi là thành công. Nhóm đang tính tới các yếu tố khác như hàm lượng dinh dưỡng, chất xơ trong rau... và những điều này phải qua kiểm tra, phân tích sâu mới được”.

    Cùng với Hoa còn có sáu học trò của thầy Trường sắp xếp ngoài giờ học đến cùng phụ làm, vừa để học thêm những kiến thức sinh học thực tế.

    Để mỗi người cùng góp tay

    Trường ĐH Khoa học tự nhiên cho mượn không gian trồng rau, cung cấp điện miễn phí, cô Mai bỏ tiền túi 10 triệu đồng, lãnh đạo ĐH Quốc gia hỗ trợ khoảng 20 triệu đồng nữa để có kinh phí nghiên cứu.

    Bí thư ban cán sự Đoàn ĐH Quốc gia TP.HCM Phạm Thanh Sơn nói: “Chúng tôi nhận thấy đây không chỉ là đề tài thiết thực mà còn là cả tình cảm, là đóng góp cụ thể nhất có thể làm cho đảo xa nên đặt hàng các bạn thực hiện và cố gắng hoàn thành càng sớm càng tốt”. PGS.TS Bạch Mai chia sẻ: “Nếu có được sự hỗ trợ từ các đơn vị để có diện tích nghiên cứu lớn hơn, hay được hỗ trợ thêm thiết bị như hệ thống đèn chiếu sáng thì việc nghiên cứu sẽ tốt hơn”.

    Từ kết quả ban đầu ấy, ban cán sự Đoàn ĐH Quốc gia và nhóm thực hiện đang cố gắng liên lạc, tìm được suất ra đảo trong những chuyến tàu sắp tới để trồng thử nghiệm và điều chỉnh các phát sinh trong điều kiện thực tế tại đảo, trước khi triển khai trên diện rộng vì “chỉ khi nào trồng được cây rau trong điều kiện đúng như trên đảo, khi đó mới có thể khẳng định đề tài có hiệu quả hay không”, Trường nói.

    Với người đã từng một lần đặt chân đến Trường Sa như Trường, quá trình nghiên cứu ấy không đơn thuần làm khoa học mà còn là tình cảm, là nghĩa vụ mà mỗi người dân VN khi có cơ hội ra thăm đảo đều ước mong sẽ làm được một điều gì đó - dù chỉ là nhỏ nhất - cho vùng đất máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu.

    Mời sinh viên cùng làm công trình

    Những kết quả nghiên cứu bước đầu với mục tiêu tạo ra rau xanh để mùa mưa chiến sĩ có rau ăn đã đạt được. Đề tài cũng đã được gửi tham dự nhiều cuộc thi để tìm thêm nguồn kinh phí thực hiện.

    “Chúng tôi đã hoàn chỉnh kế hoạch, xin chủ trương, để khi kết quả nghiên cứu của nhóm chính thức trình làng, việc trồng thử nghiệm tại một vài đảo thành công, ban cán sự Đoàn ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ chính thức phát động để kêu gọi - không chỉ sinh viên ĐH Quốc gia mà cả sinh viên TP - nếu có điều kiện đều có thể cùng góp tay để tặng công trình này cho các đảo thuộc quần đảo Trường Sa” - anh Thanh Sơn thông tin.

    Thật sự xin ghi nhận những đóng góp của các bạn SV ,luôn quan tâm và sẻ chia với những khó khăn của người lính đảo.Hy vọng các bạn sớm có đề tài cung cấp nước ngọt cho lính đảo nữa .
  4. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Nước ngọt cho Trường Sa: Cuộc chiến chống khát
    Cập nhật lúc :8:51 AM, 20/03/2012
    Khi đặt chân đến Trường Sa, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh Hải quân ngày ấy bước vào cuộc chiến đấu mới: chống chọi với sự thiếu thốn nước ngọt.
    (Đất Việt) Ban ngày nhiệt độ ở Trường Sa nóng đến 38 độ, cộng với gió Tây Nam thổi mạnh, hơi nước mặn từ biển bốc lên, càng làm cho khí hậu thêm khắc nghiệt.


    Công việc đầu tiên là thiết kế nơi ăn ở, nhanh chóng bắt tay vào xây đảo. Một bài toán vô cùng khó khăn đặt ra là làm gì để có nước ngọt, trong khi lượng nước ngọt do tàu Đại Khánh đựng trong can nhựa vơi dần. Số nước này chủ yếu giành cho xây đảo.

    Thời điểm đó, ở Trường Sa Lớn và Song Tử Tây có bể chứa nước của quân đội Việt Nam Cộng hòa để lại. Mỗi bể chừng 6 mét khối, nhưng cũng không dùng được vì nhiễm thuốc súng, phân và lông chim. Ngoài tiêu chuẩn mỗi người một cà-mèn/ngày, anh em chỉ còn cách lội xuống biển tắm.

    Thỉnh thoảng có cơn mưa ào qua. Các chiến sĩ đã tận dụng tất cả những gì có thể, kể cả áo mưa rách, vỏ lon sữa bò của quân đội VNCH vất chỏng chơ trên cát để hứng nước. Anh em đã sáng tạo đào hố, dùng xi măng trát quanh để chứa nước. Tuy nhiên, lượng nước mưa hứng được cũng không đủ cho bộ đội sinh hoạt ăn uống. Nước ngọt chỉ dùng nấu cơm, bộ đội tắm giặt bằng nước lợ đào từ giếng.
    [​IMG]
    Ươm màu xanh trên đảo. Sau một thời gian dài, da xù xì như có lớp sừng bám. Người nào người ấy đen cháy, cười chỉ thấy ánh sao lấp lánh trong đôi mắt. Cuộc sống vô cùng vất vả. Có khi, mỗi bữa, cả đại đội chỉ có 4 hộp thịt hộp Liên Xô, đổ thêm nước rồi nấu sôi, chan cơm. Anh em thèm một bữa rau xanh, nhưng lấy đâu ra giữa Trường Sa chỉ có nắng, gió, cát và sỏi đá ấy.

    Năm 1988, trung tá Nguyễn Tiến Cường, hiện là Trợ lý Kế hoạch Tổng hợp Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, là thuyền trưởng tàu HQ-668 chở một đại đội thuộc Trung đoàn 83 ra Trường Sa xây đảo.

    Anh nhớ lại: “Thời điểm xây những ngôi nhà đầu tiên trên đảo vô cùng khó khăn. Hầu như các chiến sĩ chỉ tắm biển, nước ngọt chỉ dùng cho nấu ăn, đánh răng rửa mặt. Trên trời, nắng như đổ lửa, mặt đảo nóng hừng hực do cát bốc lên, anh em phải dùng bạt che tạm làm nhà ở. Ngày đó, cả đảo chỉ toàn cát và sỏi đá mù mịt, chưa có cây xanh như bây giờ. Khó khăn chồng chất, nhưng cán bộ chiến sĩ luôn vững vàng, yên tâm xây đảo. Nhiều chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ đã xung phong tiếp tục đi xây đảo”.

    Có lẽ, với những người cán bộ, chiến sỹ nơi đầu sóng ngọn gió, khó khăn chẳng thể làm họ sờn lòng. Chính lòng yêu nước và niềm tin tất thắng đã giúp họ xây nên những “Loa thành” mang dáng hình Tổ quốc nơi địa đầu.

    >> Nước ngọt Trường Sa: Vật tư chiến lược
    >> Nước ngọt Trường Sa: Chuyến tàu không thể nào quên
    >> Nước ngọt Trường Sa: Đào giếng, khơi dòng
    Trần Mạnh Tuấn
  5. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Tranh chấp hàng hải, TQ 'doạ' Nhật, 'nạt' Mỹ
    - Hãng Tân hoa xã đưa tin, Trung Quốc sẽ tăng cường giám sát hàng hải ở một nhóm đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông để bảo vệ quyền lãnh thổ.


    Australia: Chọn Mỹ hay Trung Quốc?
    Hillary: Trung Quốc cần chứng minh mục đích trỗi dậy
    Nhật - Trung lại ‘đấu khẩu’ vì chủ quyền hàng hải
    Trung - Hàn lại tranh cãi về đảo tranh chấp

    Quần đảo không có người ở nhưng lại có vị trí chiến lược mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư tại Hoa Đông được cho là nơi giàu trữ lượng dầu khí, cũng là trung tâm của cuộc tranh cãi ngoại giao kéo dài giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
    [​IMG]

    Ảnh: wordpress

    "Việc tuần tra là một phần trách nhiệm quan trọng lâu dài của chúng tôi", Vũ Bình - phó phụ trách cơ quan Giám sát Hàng hải Trung Quốc (Hải giám) nói với hãng Tân hoa. Hãng này cũng cho biết, hai tàu tuần tra Trung Quốc gần đây đã thực hiện sứ mệnh giám sát "các dự án khai thác dầu khí "trái phép" xung quanh quần đảo tranh chấp.

    Thứ sáu tuần qua, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối vụ "xâm nhập cực kỳ nghiêm trọng" của tàu hải giám Trung Quốc vào vùng nước Senkaku. Bộ này nói rằng, tàu Trung Quốc đã vào lãnh hải bất chấp "nhiều lần cảnh báo" từ lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản. Đây là vụ đầu tiên tàu nhà nước Trung Quốc tiến vào lãnh hải thuộc quần đảo kể từ tháng 8 năm ngoái.

    Vụ việc xảy ra trong buổi tuần tra của hai tàu hải giám Trung Quốc. Ở một động thái bất thường, vụ việc này được cơ quan Quản lý đại dương Trung Quốc thông báo. Hai tàu đã đến vùng biển sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào khoảng 5h sáng, cơ quan này cho biết trên trang web của họ: "Cuộc tuần tra phản ánh quan điểm nhất quán của chính phủ Trung Quốc về chủ quyền với quần đảo Điếu Ngư".

    Được biết, hôm 15/3, Nhật đã ra quyết định khởi tố một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc này vì tội đã cố tình đâm vào tàu tuần duyên và gây căng thẳng quan hệ song phương. Ở gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư năm 2010 đã xảy ra vụ va chạm giữa một tàu cá Trung Quốc và tàu tuần tra của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản. Tokyo sau đó đã bắt giam thuyền trưởng tàu cá rồi thả tự do cho người này. Nhưng hiện tại, một ủy ban điều tra độc lập của Nhật đảo ngược quyết định xóa tội của cơ quan công tố. Theo đó, thuyền trưởng bị cáo buộc đã cản trở người thi hành công vụ, gây hư hại tàu của nhà chức trách và vi phạm luật quản lý hoạt động ngư trường.

    Senkaku hiện nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo nhưng Bắc Kinh lại tuyên bố có chủ quyền.

    Tranh chấp hàng hải ở biển Hoa Đông và Biển Đông đang leo thang những năm gần đây.

    Hôm nay (20/3), trang điện tử của tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đã đăng tải bài viết, cảnh báo Mỹ không nên "khuấy động" sóng nước Biển Đông. Bài viết cho rằng, vào ngày 15/3, Burton Field, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Nhật Bản đã có cuộc họp báo tại Tokyo, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải và hành động có trách nhiệm ở Biển Đông. Tờ báo bình luận, đây thực sự không phải là hành động trách nhiệm của một chỉ huy cấp cao lực lượng vũ trang Mỹ với cái cớ "tự do hàng hải ở Biển Đông".

    Theo Nhân dân Nhật báo, Biển Đông hiện nay yên tĩnh và hoà bình, và mọi quốc gia trong đó có Mỹ có thể "tận hưởng" tự do hàng hải ở đó. Nhưng theo tờ báo, trong khi tận hưởng tự do hàng hải ở Biển Đông thì Mỹ đang gây ra những bất an.

    Biển Đông trải rộng trên 1,7 triệu km vuông gồm hơn 200 hòn đảo (hầu như không có người ở), bãi đá ngầm… và được cho là rất giàu tài nguyên dầu khí cũng như nguồn cá. Mặc dù có nhiều nước tuyên bố chủ quyền với Biển Đông (như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei) và tồn tại tình trạng chồng lấn chủ quyền, thì tranh chấp thường được coi là xảy ra giữa Trung Quốc - nước tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông và các bên còn lại.

    Những tranh chấp chủ quyền với các đảo, vỉa đá ngầm giàu năng lượng ở Biển Đông - vùng biển chiếm khoảng 5 nghìn tỉ giá trị vận chuyển thương mại hàng năm, là một trong những mối đe dọa an ninh lớn nhất tại châu Á. Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền lịch sử với hầu hết vùng biển, bất chấp tuyên bố chủ quyền của nhiều nước khác.

    Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố ngân sách quốc phòng sẽ tăng lên 100 tỉ USD trong năm 2012, mức gia tăng hai con số mới nhất khiến nhiều quốc gia châu Á lo lắng, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng quả quyết hơn trong tranh chấp biên giới hàng hải.

    Thái An

    Thằng Cẩu này càng ngày càng tham vọng và không coi ai ra gì.Ko lâu nữa Biển Đông sẽ là mồ chôn bọn cẩu này thôi
  6. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    “Trái đắng kinh tế” mang tên Trung Quốc ngày một chín?
    CAO HIỀN[​IMG]
    21/03/2012 09:32 (GMT+7)
    Hàng loạt thông tin bất lợi về kinh tế Trung Quốc như giá nhà đất liên tục sụt giảm, giá xăng dầu được điều chỉnh lần hai trong vòng chưa tới 6 tuần, thâm hụt thương mại phình to kỷ lục... đã dồn dập xuất hiện. E-mailBản để inCỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến (0)
    Hàng loạt thông tin về kinh tế Trung Quốc như giá nhà đất liên tục sụt giảm, giá xăng dầu được điều chỉnh lần hai trong vòng chưa tới 6 tuần, thâm hụt thương mại phình to kỷ lục... đã khiến cho bức tranh triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc trở nên u ám hơn bao giờ hết.

    Hôm 19/3, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã phát đi thông báo về việc tăng giá xăng, dầu diesel lần thứ hai trong năm 2012. Theo đó, từ 0h ngày 20/3, giá mỗi tấn xăng, dầu sẽ tăng thêm 600 Nhân dân tệ và sau khi điều chỉnh, giá xăng, dầu tiêu chuẩn sử dụng cho giao thông, hàng không… lần lượt là 9.580 Nhân dân tệ/tấn và 8.730 Nhân dân tệ/tấn.

    Đối với thị trường bán lẻ, việc tăng thêm 600 Nhân dân tệ/tấn xăng, dầu đồng nghĩa với việc mỗi lít xăng, dầu diesel sẽ lần lượt tăng thêm 0,44 Nhân dân tệ và 0,51 Nhân dân tệ. Đối với xăng 93, loại xăng được phương tiện giao thông Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, sau khi điều chỉnh giá, mỗi lít sẽ tăng từ mức 7,85 Nhân dân tệ lên 8,29 Nhân dân tệ.

    Còn đối với dầu diesel 0, loại dầu diesel được phương tiện giao thông Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, giá mỗi lít sẽ là 8,3 Nhân dân tệ, hình thành hiện tượng hiếm có trên toàn cầu là “dầu đắt hơn xăng”. Theo NDRC, quyết định tăng giá nhiên liệu được đưa ra sau khi giá dầu thô thế giới tăng hơn 10% từ ngày 8/2, khi giá bán lẻ cả khí đốt và dầu diesel tăng 300 Nhân dân tệ/tấn.

    Để bảo đảm ổn định vật giá, ngăn chặn việc tăng giá dây chuyền, sau khi điều chỉnh giá xăng, dầu lần này, Trung Quốc sẽ tạm thời không điều chỉnh cước vận tải hành khách bằng đường sắt, cước giao thông công cộng thành phố, vận tải hành khách trên các tuyến đường nông thôn…

    Đồng thời, để giảm nhẹ ảnh hưởng của việc tăng giá xăng, dầu đối với nhóm quần chúng khó khăn và các ngành mang tính công ích, Trung Quốc sẽ căn cứ vào cơ chế trợ cấp giá xăng dầu đã xây dựng, tiếp tục tiến hành trợ cấp cho nông dân trồng trọt, nghề cá, lâm nghiệp, giao thông công cộng ở thành phố, vận tải hành khách trên các tuyến đường nông thôn…

    Đánh giá về tác động của việc tăng giá xăng, dầu đối với Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI), tờ Tin tức Tài chính quốc tế dẫn lời một nhà phân tích thị trường cho biết do giá dầu thành phẩm chỉ chiếm khoảng 0,5% trong rổ tính toán CPI. Lần này giá xăng, dầu tăng bình quân là 7,4%, cho nên dự kiến mức độ ảnh hưởng trực tiếp tới CPI là khoảng 0,37%.

    CPI của Trung Quốc tăng 3,2% trong tháng 2 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái và so với mức tăng 4,5% trong tháng 1, đánh dấu tốc độ tăng chậm nhất trong vòng 20 tháng qua.

    Tuy nhiên, theo giới phân tích quốc tế, việc Trung Quốc tăng giá xăng sẽ bổ sung thêm một bằng chứng mới cho thấy khả năng đi xuống của nền kinh tế này là có thực và không hẳn là do tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu như những đánh giá trước đó của các tổ chức, định chế tài chính quốc tế uy tín.

    Đài RFI của Pháp dẫn báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, trong tháng 2, nhà đất tại gần 2/3 các thành phố lớn của nước này bị sụt giá. Thị trường bất động sản mất giá tại 45 trên 70 thành phố cỡ vừa và lớn. Tại 21 thành phố, giá nhà được coi là ổn định và tại 5 thành phố còn lại thì chỉ số này đã gia tăng. Đặc biệt là giá nhà mới xây giảm tại 27 thành phố.

    Số liệu của các cơ quan môi giới nhà đất cho thấy, số lượng nhà bán ra giảm 14% trong hai tháng đầu năm 2012, khiến doanh thu trong ngành giảm tới 20,9% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Giá nhà đất tại hai thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải đã giảm 10% và giới trong ngành chờ đợi là sẽ còn giảm thêm từ 10 đến 20% nữa trong năm nay.

    Bên cạnh những chỉ số thuần túy liên quan đến ngành bất động sản của Trung Quốc, ngân hàng JP Morgan Chase của Mỹ còn chú ý đến những dấu hiệu khác như là khối lượng xi măng và thép bán ra trên thị trường Trung Quốc giảm đi trông thấy. Đồng thời, cổ phần của các tập đoàn xây dựng Trung Quốc trên các sàn chứng khoán nội địa mất giá.

    Các chuyên gia nước ngoài băn khoăn lo ngại thị trường bất động sản Trung Quốc vỡ bong bóng, tác động dây chuyền tới đà tăng trưởng của nền kinh tế thứ nhì trên thế giới. Tại Trung Quốc ngành bất động sản chiếm tới 13% tổng sản phẩm quốc nội.

    Ngoài năng lượng và bất động sản, tập đoàn BHP Billiton còn đóng góp thêm một yếu tố khác cũng cho thấy nguy cơ suy giảm của kinh tế Trung Quốc. Đó là triển vọng tiêu thụ sắt, thép của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Ian Ashby, một quan chức BHP Billiton Ltd, cho biết nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc đang giảm sút và tốc độ tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại còn một con số.

    BHP Billiton dẫn thông tin thống kê từ Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) cho biết, sản lượng thép sản xuất của nước này đã giảm 4% trong năm nay. Giá thép trung bình hiện là 141 USD/tấn, giảm 16% so với năm trước. Mục tiêu phát triển nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay 7,5%, cũng gây ảnh hưởng tới ngành công nghiệp thép nước này.

    Trên thực tế, trong báo cáo về thâm hụt thương mại phình to kỷ lục trong tháng 2, các nhà thống kê Trung Quốc cũng đã cho biết về mức độ suy giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của nước này, bởi đơn đặt hàng của các nhà máy xuất khẩu giảm đáng kể và Bắc Kinh đang nỗ lực điều chỉnh thị trường đang quá nóng nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững.

    Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất và cũng là thị trường xuất khẩu hàng đầu của nhiều nước láng giềng châu Á, cũng như các nhà cung cấp hàng hóa xa xôi như Australia và châu Phi, điều đó có nghĩa là nhu cầu hạ nhiệt thị trường của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến toàn cầu.

    Theo tờ Guardian, mới đây, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, khen ngợi Trung Quốc về việc nước này trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới và là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, bà Lagarde kêu gọi Trung Quốc nên chú trọng hơn nữa vào thị trường nội địa và không nên phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu.

    Sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, người đứng đầu IMF cho rằng Trung Quốc cần nhanh chóng rời xa chính sách lấy xuất khẩu và đầu tư làm động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, mà hãy chuyển hướng sang tiêu dùng nội địa.
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Anh Hai @Hoa_Sim của út ơi !
    Út sẽ ghé tai anh thì thầm một chuyện...:-ssrằng...chị @hoatimbanglang cũng mến anh lắm đó , nhưng ước gì anh dịu dàng với chị ấy như anh @Thai_Duong nhỉ ![};-
    Mọi người tưởng là anh giận chị BL , riêng út biết là ko phải vậy, mà là lòng anh đang rộn một niềm vui khó tả , vì từ nay anh biết chắc chị ấy là một..đóa hồng có gai ! Những cái gai nghịch ngợm đâm vào trái tim anh , rướm lên một niềm yêu thương pha lẫn ân hận vì đã nhiều lần anh đùa trêu mạnh miệng quá (vì nghĩ chị ấy là trai mờ...)
    Nhưng anh xin khóa nick tới 1 tháng là lâu quá ... , lỡ rồi ! cả nhà sẽ chờ anh gãy cổ luôn! Một tuần là vừa đẹp , là một khoảng lặng cần thiết để cả 2 anh chị suy nghĩ và sắp xếp lại mọi thứ...
    1 tháng sau anh về , chị BL sẽ rất vui và sẽ ko phải giận dỗi anh lần nào nữa . Biết sao được kẻ Bắc người Nam ?! Mà cũng biết sao được thời đại này khoảng cách ko gian chỉ là hữu hạn ?! Cái mà út đang tưởng tượng ra ở suối đồi sim tím của anh là niềm hạnh phúc thực có , và nên thơ một chút càng hay...[};-
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Việt Nam có thể minh bạch trong khai khoáng?

    Tác giả: YẾN LÊ
    Bài đã được xuất bản.: 15/04/2011 06:00 GMT+7
    Recomend
    +2
    Red
    In
    Email
    Thảo luận
    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
    Láng giềng Việt Nam nhất loạt thắt chặt khai khoáng
    Chuyện gì đã xảy ra với Goldman Sachs?
    Nhiều hãng rượu Trung Quốc giá trị tỷ USD
    Việt Nam sắp mất lợi thế nhân công giá rẻ

    (VEF.VN) – Vì nhiều lý do, ngành khai khoáng củaViệt Nam đang rất khó để kiểm soát, dẫn tới thất thoát lớn tài nguyên quốc gia. Liệu Việt Nam có sẵn sàng tham gia sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp này?

    Không kiểm soát được sản lượng khai thác

    Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng về khoáng sản, dầu khí, tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 60 loại, trữ lượng lớn như bauxit, titan, đất hiếm trong đó tài nguyên dầu khí ước tính đạt 4,3 tỷ tấn. Đóng góp của ngành công nghiệp khai thác ngày càng tăng: 4,81%GDP năm 1995 lên khoảng 9,5%-10,59% từ năm 2000 đến năm 2008. Năm 2008, ngành dầu khí đóng góp 24,37% ngân sách; năm 2009, giá trị xuất khẩu ngành khai khoáng đạt 8,5 tỷ USD.

    Tuy nhiên, thực trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam còn nhiều hạn chế như hiệu quả kinh tế ngành khai khoáng chưa cao, phân chia lợi ích không đồng đều, để lại nhiều hậu quả về mặt môi trường và xã hội lớn, khó khắc phục; vai trò của doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, tổ chức xã hội chưa cao; nguồn dầu lửa và than cạn kiệt.

    Theo Viện Nghiên cứu phát triển được TBKTSG dẫn lại, tỷ lệ than bị thất thoát trong khai thác hầm lò của Việt Nam lên đến 40-60%, nghĩa là mất đi đến một nửa. Tình trạng này một phần do công nghệ khai thác lạc hậu, nhưng cũng có thể có nguyên nhân khác.

    Mới đây, trong đợt thanh tra tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Thanh tra Chính phủ đã phát hiện số lượng than tận thu không có nguồn gốc để xuất khẩu đến hơn 3,8 triệu tấn của hai doanh nghiệp Indevco và Hải Đăng. Indevco được TKV cho tận thu than từ bã xít và đất đá kẹp than, nhưng tỷ lệ than thu hồi từ sự tận thu này lên đến 30,75%!

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Duy Khương (TBKTSG)
    Bên cạnh đó, hiện nay, theo quy định của pháp luật về khoáng sản, nguồn thu trực tiếp chủ yếu của Nhà nước từ hoạt động khai khoáng là thuế tài nguyên khoáng sản. Cơ chế thu - nộp thuế hiện nay là do DN tự kê khai sản lượng thực tế khai thác làm cơ sở tính thuế.

    "Tuy nhiên, ngoại trừ dầu khi có thể giám sát, quản lý chặt chẽ thì việc giám sát sản lượng khai thác khoáng sản của các DN hiện nay gần như chưa thực hiện được," ông Lại Hồng Thanh, Phó Chánh VP Bộ Tài nguyên - Môi trường.

    Ông Thanh cho rằng trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà số liệu khai báo để tính thuế tài nguyên của nhiều DN chưa đúng với sản lượng thực tế khai thác.

    "Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây thất thoát thuế tài nguyên khoáng sản và cần có cơ chế có hiệu quả để minh bạch thông tin," ông Thanh nhấn mạnh.

    Không khó khăn khi tham gia sáng kiến minh bạch

    Để hạn chế tình trạng thất thoát và kém hiệu quả trong khai thác khoáng sản, Việt Nam có thể tham gia Sáng kiến Minh bạch ngành Công nghiệp Khai khoáng (EITI).

    Extractive Industries Transparency Initiative (EIT) là sáng kiến liên minh mang tính tự nguyện giữa các chính phủ, các công ty, các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức quốc tế cùng chung mục đích nhằm nâng cao tính minh bạch và công khai hóa trong ngành khai thác khoáng sản.

    EITI là một tiêu chuẩn toàn cầu bao gồm hai cơ chế chủ yếu: (1) yêu cầu các công ty khai khoáng công khai các khoản chi cho chính phủ và ngược lại, yêu cầu chính phủ công khai nguồn thu mà chính phủ nhận được từ các công ty khai khóang; (2) EITI yêu cầu một cơ quan quản trị độc lập nhằm đối chiếu các số liệu thu được, cơ quan này được quản lý và giám sát bởi một ủy ban đa đối tượng.

    Tính đến tháng 10/2010, đã có 31 quốc gia trên thế giới tham gia thực hiện. Hơn 50 công ty dầu khí và khoáng sản hàng đầu thế giới như Alcoa, BHP Billiton... thông qua các cam kết ở mức độ quốc tế và các hiệp hội công nghiệp.

    Kết quả phỏng vấn 21 cơ quan, doanh nghiệp cho thấy, 66,7% doanh nghiệp sẵn sàng tham gia EITI.

    "Minh bạch chính sách, nguồn thu tránh việc phát sinh nguồn thu không đáng có. Với doanh nghiệp nước ngoài, EITI buộc họ công khai nguồn thu và hiểu rõ cơ chế. Việc công khai minh bạch thu - chi sẽ thu hút nhà đầu tư bền vững, tránh các nhà đầu tư theo kiểu "đánh quả", ông Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng thư ký, phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam nhận định.

    Bổ sung chức năng cho EITI, ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư Vấn Phát Triển cho rằng "Minh bạch trong công nghiệp khai khoáng là một nhân tố hết sức quan trọng để việc quản lý, sử dụng nguồn 'tài sản' đặc biệt này thực sự hữu hiệu cho sự phát triển của một quốc gia. Tuy nhiên EITI không chỉ đơn thuần là việc minh bạch các khoản chi của doanh nghiệp khai thác khoáng sản cũng như minh bạch các khoản chi của nhà nước, mà còn là cơ chế giám sát đối tượng quản lý là khoáng sản".

    Việc thực hiện minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng dường như không có khó khăn, nếu có chỉ là những khó khăn mang tính kỹ thuật như việc tự khai khả năng khai thác của mình, đánh giá trữ lượng mỏ, và nhân lực nhà nước có thể hỗ trợ. "Rủi ro trong việc tham gia EITI gần như là không có, vấn đề là chọn thời điểm nào tham gia cho phù hợp.", ông Huỳnh chia sẻ.

    Ông Huỳnh cũng cho rằng mục tiêu trong vận hành của sáng kiên EITI đơn giản, không nhạy cảm hay động chạm đến cơ chế pháp luật và tổ chức của Việt Nam nên vấn đề còn lại chỉ là cần xác định khi nào tham gia và tham gia trong những ngành nào để đạt hiệu quả cao nhất.

    Cái đáng nói cần bổ xung thêm cho bài viết trên,là cơ sở để tính thuế lại do DN tự kê khai sản lượng để tính thuế.Đây chính là kẽ hở mà nhà nước thất thu rất lớn .Thêm nữa bài viết ko nói tới những nguồn TNKS mà hiện tại theo đánh giá ,trữ lượng ko còn nhiều.Nhưng thực tế lại ko phải vậy.Các DN âm thầm khai thác tận thu 1 khối lượng ko hề nhỏ các loại quặng quý hiếm, mà chưa thấy có báo cáo hay thống kê nào đưa nên .Tôi lấy VD --->TKV cho 1 số DN khia thác tận thu than từ bã kẹp xit và đất đã kẹp than,mà tỷ lệ thu hồi lên đến >30%.---->nhà nước cũng thu được 1 số tiền nhỏ tư đây ^:)^^:)^^:)^=D>=D>=D>=D>Trong khi đó các DN tận thu các loại quặng quý hiếm có giá tri gấp nhiều lần than ,thì ko thấy có báo cáo hay thống kê nào của các cơ quan quản lý .potay rồi .Hay tại nó quá ít và ko có giá trị nên họ ko thèm để ý^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Út tặng anh Hai bài TỲ BÀ của Phạm Duy nhé:


    Nàng ơi tay đêm đang giăng mềm
    Trăng đan qua cành muôn tơ êm
    Mây nhung pha mầu thu trên trời
    Sương lam phơi mầu thu muôn nơi.
    [};-
    Vàng sao im im trên hoa gầy
    Tương tư ôi người thôi qua đây
    Năm xưa ôi nàng quên câu thề
    Hoa vừa đưa hương gây đê mê
    [};-
    Cây đàn yêu đương làm bằng thơ
    Cây đàn yêu đương run trong mơ
    Hồn về trên môi kêu : Em ơi
    Thuyền hồn không đi lên chơi vơi
    [};-
    Tôi qua tim nàng vay du dương
    Tôi mang lên lầu, lên Cung Thương
    Tôi không bao giờ quên yêu nàng
    Tình tang tôi nghe như tình lang...
    [};-
    Nàng ơi tay đêm đương giăng mềm
    Trăng đan qua cành muôn tơ êm
    Mây nhung pha mầu thu trên trời
    Sương lam phơi mầu thu muôn nơi.
    [};-
    Vàng sao im im trên hoa gầy
    Tương tư ôi người thôi qua đây
    Năm xưa ôi nàng quên câu thề
    Hoa vừa đưa hương gây đê mê
    [};-
    Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
    Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
    Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
    Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi
    [};-
    Thu ôm muôn hồn lên phiêu diêu
    Sao tôi không màng kêu : Em yêu
    Trăng nay không nàng như trăng thiu
    Đêm nay không nàng như đêm hiu
    [};-
    Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
    Buồn sang cây tùng thăm đông quân
    Ô hay buồn vương cây ngô đồng
    Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông
    [};-
    Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
    Buồn sang cây tùng thăm đông quân
    Ô hay buồn vương cây ngô đồng
    Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông
    Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông

    [};-[};-[};-[};-[};-​

  10. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Chào em ptkh.Sao lại tranh thủ về nhà giờ này E? Dạo này công việc ,sức khỏe vẫn tốt chứ.Mấy hum nay HoaSim bỏ mặc anh 1 mình nên thấy cũng vất vả quá.lại thỉnh thoảng sang ngó mấy nhà bên cạnh nữa.Hoa Sim Ác quá.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này