Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 5 .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 14/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5731 người đang online, trong đó có 584 thành viên. 21:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28876 lượt đọc và 1061 bài trả lời
  1. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Bác xong việc và về rồi à.
    Bây giờ bác tâm sự với Thai Dương đi nhé.
    Em phải làm việc đây[r2)]
  2. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Bài này chúng ta nên đọc để hiểu thêm được lòng tham lam của Tung cẩu

    Malacca - Nút thắt cổ chai ở Biển Đông
    Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á, được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp nhất nhì thế giới. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được thực hiện bằng đường biển và trong đó gần phân nửa trong số này phải đi qua vùng Biển Đông.

    Mỗi ngày có khoảng từ 150 đến 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó hơn 10% có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.

    Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với bốn trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, chỉ sau eo biển Hormuz.

    Nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, eo biển Malacca là tuyến hải trình ngắn nhất giữa Trung Đông với châu Á nói chung và các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương nói riêng.

    Nằm giữa Indonesia, Malaysia và Singapore, eo biển như cái nút thắt cổ chai này là tuyến hải hành quen thuộc của các tàu buôn lẫn tàu dầu quốc tế. Mỗi năm có hơn 60.000 lượt tàu đi ngang Malacca với khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới. Về giá trị kinh tế và chiến lược, tầm quan trọng của tuyến đường hàng hải qua eo Malacca sánh ngang với kênh đào Suez và kênh đào Panama.

    Với chiều dài 800km, Malacca uốn lượn không đều, nơi rộng nhất là 38km và chỗ hẹp nhất chỉ vẻn vẹn 1,2km được gọi là "nút thắt cổ chai" Phillips Channel thuộc eo biển Singapore.

    Từ nhiều thế kỷ nay, Malacca là eo biển không thể tách rời với Biển Đông, tạo thành tuyến vận chuyển chiến lược có tầm quyết định sống còn đối với các nền kinh tế Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển mạnh, vị trí của cung đường hàng hải eo biển Malacca - Biển Đông lại càng có vai trò hơn. Ngay cả đối với Australia, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, châu Âu và Hoa Kỳ thì tuyến vận tải biển quốc tế này có thể được gọi là cung đường huyết mạch.

    An ninh năng lượng và thương mại giữa các nền kinh tế ở Đông Á và Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào an ninh hàng hải của tuyến đường qua eo biển Malacca và Biển Đông.
    [​IMG]

    Cảnh sát khống chế một con tàu của cướp biển Somali
    Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2011 Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất từ Trung Đông với tổng mức nhiên liệu trị giá 116 tỉ USD được vận chuyển qua eo biển Malacca, trong khi Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt nhập khẩu 76 tỉ USD và 62 tỉ USD giá trị nhiên liệu từ Trung Đông và đi qua eo biển này.

    Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines cũng phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Trung Đông nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp, sản xuất điện và giao thông vận tải.

    Bên cạnh nhiên liệu, các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hằng ngày xuất khẩu hàng dệt may, quần áo, đồ điện tử, xe hơi và thực phẩm đều thông qua eo biển Malacca.

    Những sản phẩm có giá trị cao được vận chuyển bằng tàu chở hàng lớn qua các khu vực biển ngày càng có nguy cơ cao về nạn cướp biển và khủng bố. Mặc dù giới chức cảng Singapore đã thực thi các biện pháp cần thiết, song vẫn xảy ra nhiều vụ va chạm tàu bè tại eo biển Singapore, nhất là ở khu vực biển nông của Malacca.

    Trong khi nạn cướp biển đã và đang được kiểm soát, thì vẫn còn đó nguy cơ về khả năng các phần tử khủng bố có thể làm tê liệt nhiều nền kinh tế trong khu vực với hoạt động tấn công các tàu chở dầu. Ngoài ra còn có khả năng một cuộc tấn công tinh vi hơn nhằm vào các đường ống dẫn khí đốt và cáp viễn thông dưới đáy biển kết nối các nước quanh Biển Đông với biển Java. Người ta đã dự trù trường hợp sự cố xảy ra tại Malacca thì eo biển Sunda và eo biển Lombok (Indonesia) có thể là các kênh thay thế quan trọng nhưng tàu phải đi thêm hơn 2.000km.

    Eo biển Malacca chủ yếu do ba nước Indonesia, Malaysia, Singapore kiểm soát và cả ba quốc gia nói trên không đồng ý để các nước khác trực tiếp tham gia quản lý an ninh hàng hải nơi đây. Chỉ đến năm 2005, Thái Lan mới được mời tham gia cuộc tuần tra trên không mang tên "Eyes in the Air". Sau vụ khủng bố 11-9 ở Mỹ, Singapore tuyên bố có thể đồng ý cho Mỹ triển khai các hoạt động chống chủ nghĩa khủng bố ở eo biển này. Tuy vậy cho đến nay, các nước không thuộc vùng duyên hải cũng chỉ có thể tham gia quản lý một cách gián tiếp eo biển Malacca thông qua hỗ trợ tài chính, công nghệ và phương tiện vận tải.

    Mới đây, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đưa ra lập luận eo biển Malacca có tính quyết định với nền kinh tế của Trung Quốc nên Bắc Kinh phải được tham gia quản lý trực tiếp để tăng cường an ninh, nhưng điều này không được các quốc gia trong vùng quan tâm.

    Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc hiện nay phụ thuộc nhiều vào dầu, khí đốt và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác được nhập khẩu chủ yếu bằng đường biển, trong đó gần 80% được vận chuyển qua nút thắt cổ chai Malacca.

    [​IMG]
    Hải quân Singapore và Malaysia tập trận chung trên eo biển Malacca
    Trong tình hình tranh chấp trên biển và dự báo những bất trắc đe dọa tắc nghẽn eo biển Malacca, từ lâu Trung Quốc đã tích cực tìm kiếm những tuyến đường vận chuyển dầu khác để thay thế.

    Điển hình là Trung Quốc đã ký được thỏa thuận nhập dầu thô dài hạn từ Venezuela mà không qua eo Malacca, qua đó Trung Quốc cho quốc gia Nam Mỹ này vay 20 tỉ USD nhằm củng cố hệ thống tín dụng, tài trợ cho những nhà máy điện mới và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

    Nhưng quan trọng nhất là việc xây dựng một hệ thống đường ống dẫn mới từ Âu sang Á. Từ năm 2004, Trung Quốc ký với Kazakhstan để xây 1.000km đường ống trị giá 700 triệu USD nối Atasu ở Kazakhstan với Alashankou ở Tân Cương, Trung Quốc. Công trình này đi vào hoạt động từ tháng 12-2005, công suất vận chuyển ban đầu chỉ là 10 triệu tấn dầu/năm và dự kiến sẽ tăng gấp đôi sau khi đường ống được mở quy mô đến khoảng 3.000km.

    Một nỗ lực khác là cuối tháng 12-2009, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc khởi công xây dựng hệ thống đường ống Trung Á dài 2.200km, bắt đầu từ Bagtyyarlyk ở miền Bắc Turkmenistan, băng qua Uzbekistan và miền Nam Kazakhstan, đến Horgos thuộc tỉnh Tân Cương và kết nối với hệ thống ống dẫn hiện có của Trung Quốc.

    Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận với Nga để phát triển hệ thống Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO) dài 4.800km vận chuyển dầu thô sang Trung Quốc, khởi công vào năm 2009, dựa trên các khoản vay dài hạn lên đến 25 tỉ USD cho các công ty của Nga và đổi lại, Trung Quốc sẽ nhận được 300 triệu tấn dầu qua đường ống này trong thời gian từ 2011 đến 2030.

    Trong khi tiến hành thực hiện hàng loạt biện pháp đối phó với nguy cơ lệ thuộc năng lượng nhập khẩu thì trước mắt, phương cách tối ưu nhất cho Trung Quốc vẫn là bảo vệ an ninh hàng hải, tăng cường tham gia kiểm soát eo biển Malacca.

    Tuy khó có thể đòi quyền tham gia trực tiếp quản lý Malacca, nhưng Trung Quốc đang cố gắng thuyết phục bằng cách tăng cường viện trợ kinh tế, cung cấp tàu tuần tra và nhân viên an ninh giúp các nước duyên hải sở tại điều tra, khảo sát.

    Hiện nay vai trò quản lý của Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở việc thành lập Trung tâm chia sẻ thông tin ở Singapore.

    Tình hình Biển Đông căng thẳng thì eo biển Malacca càng thêm quan trọng, vị trí chiến lược của nó đang là tâm điểm chú ý của các nước mà nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hải trình này.

    Lê Viết Đỉnh

    Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
  3. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Cám ơn bác. Em đủ món hết, cafe, trà, thuốc lá, món nào em cũng xơi hết
    Khi nào biển Đông kg còn dậy sống em đăng ký tâm sự với bác namson một buổi tối nha[r2)]
  4. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Cùng sở thích giống tôi .Nhạc gì cũng nhẩy.rất vui nếu có dịp được trò chuyện cùng bạn
  5. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Tôi đi nghỉ trước đây .chào SINHTU [​IMG]
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    [​IMG]
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Chào ptkh [};-[};-[};-[};-[};-
    Chúc 1 ngày tốt lành !!![r2)][r2)][r2)][r2)]
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Bi giờ út mới biết anh @namson67 chẳng những là một chuyên gia địa chất giỏi mà còn là một nhà thơ , yêu hoa , mê nhạc và thích nhảy (đầm?) , vui vẻ trẻ trung...
    Hèn gì mấy cô bu quanh anh nhiều quá xá , hi hi...[};-
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: ptkh

    Anh @tridunghtvc , anh đâu rồi ?...[-)[};-
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: ptkh


    Dậy , tập thể dục nào các anh chị của út :






    Sáng nay sao ko ai muốn dậy tập thể duc hết , mọi khi thế nào cũng có tiếng anh Hai @Hoa_Sim hỏi :"út dậy sớm thế em?..."
    Mới sáng ra mình ko muốn ấm ức :hix , hix...Anh Dũng mới gọi đây lại chạy mất ra sân trym rồi, thôi, mình tập một mình vậy!



    [​IMG]


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này