Biển Đông trong trái tim chúng ta - nóng trong ngày tập 5 .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ptkh, 14/03/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5124 người đang online, trong đó có 494 thành viên. 21:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 28587 lượt đọc và 1061 bài trả lời
  1. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0
    6 người đang vào chủ đề này, trong đó có 6 thành viên: talatoi, SINH-TU, Shapphire5, namson67, Hoa_Sim, caominhhuy

    Chào SINH-TU nghe bác HS giới thiệu bạn là nhà thiết kế. Sắp thiết kế chuồng trại nuôi rắn, hổ, v.v cho HS phải không ?
  2. talatoi

    talatoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2012
    Đã được thích:
    0
    Cũng có ý định. Nhưng chưa sắp xếp được thời gian.
    Đợt này lên miền núi ngoài công việc, còn có ý định tìm một chú chó Lài. Đã tìm 3 năm mà chưa gặp con nào.
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120322124611505CA32/that-chat-hay-kich-thich-dieu-the-gioi-can-la-tang-truong.chn

    Thắt chặt hay kích thích? Điều thế giới cần là Tăng trưởng!




    [​IMG]
    Liệu có hợp lý khi “trồng một khu vườn kinh tế mà lại không muốn chăm bón”? Có hợp lý khi nghĩ rằng chỉ cần cắt giảm chi tiêu công là có thể giải quyết khủng hoảng nợ?
    Hy Lạp đang bên bờ vực sụp đổ, sản lượng của Ý và Tây Ban Nha đang suy giảm, thậm chí cả Đức và Anh cũng đang chậm lại. Bên cạnh những chi phí kinh tế trực tiếp của những chính sách này, việc "thắt lưng buộc bụng" cũng chẳng thể nhanh chóng thu hẹp khoảng cách thâm hụt ngân sách. Khi thu nhập người dân giảm sút, nguồn thu thuế hiển nhiên giảm theo, việc cắt giảm chi tiêu lại càng trở nên khó khăn hơn. Một vòng xoáy đi xuống đang hình thành.​

    Những sự kiện liên tiếp gần đây là một bài học quan trọng với chính phủ Mỹ. Washington không thể mãi đi vay và chi tiêu tới 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi năm, rồi lại đợi đến khi khủng hoảng sắp xảy ra thì mới “xắn tay” hành động. Sớm hay muộn, họ cũng sẽ phải sửa đổi chính sách tài chính của mình. Kinh nghiệm từ châu Âu đưa ra một cảnh báo rằng “thắt lưng buộc bụng” – một chương trình cắt giảm ngân sách sâu sắc với một thuế suất cao - là một con đường nguy hiểm. Những chính sách này chỉ trì hoãn thêm việc “tái cấu trúc” tài chính, chờ đợi “một ngày đẹp trời khác trong tương lai”.​

    Tại sao thắt lưng buộc bụng lại chỉ gây ra khó khăn? Mỹ cần phải làm gì?

    Theo quan điểm của những người theo học thuyết Keynesianism, mà tiêu biểu là Paul Krugman, sự suy giảm của nền kinh tế châu Âu là một hệ quả trực tiếp từ những chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Tất nhiên, 50% GDP đến từ chi tiêu của chính phủ là không đủ để cho các nền kinh tế tiếp tục phát triển. Những quốc gia châu Âu, và cả Mỹ, cần chi tiêu nhiều hơn, thậm chí là rất nhiều. ​


    Vậy thì tiền sẽ đến từ đâu? Hiển nhiên các nước như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italy không thể đi vay thêm nữa. Vì vậy, theo quan điểm của những Keynesian, Đức nên là người trả tiền. Tuy nhiên, ngay cả Đức cũng có những giới hạn. Hiện tại, Mỹ vẫn có thể đi vay ở chi phí thấp đáng kể. Nhưng hãy nhớ Hy Lạp cũng đã có thể vay với mức lãi suất thấp ngay trước khi nước này không thể vay thêm được nữa. Sẽ chẳng có ai có thể cứu trợ Mỹ nếu như rơi vào tình trạng tương tự. Vậy họ cần làm gì sau đó?​

    Câu trả lời là truyền thống của các Keynesian sẽ là: Chuyển hướng sang kích thích tiền tệ, đẩy lạm phát đi và phá giá đồng tiền. Với khu vực đồng Euro, có thể xóa bỏ, và các nước Nam Âu có thể tự do phá giá đồng tiền.​

    Gần đây, các Keynesian thậm chí còn đưa ra thêm những ý tưởng táo bạo hơn: “Thâm hụt ngân sách sẽ tự trả cho nó”. Trong bài bình luận ngày17/3, Krugman đã viết: "sẽ là chính đáng khi cho rằng chi tiêu nhiều hơn hiện tại thực sự cải thiện bức tranh tài chính dài hạn."​

    Những Keynesian đang thúc đẩy phá giá đồng tiền để gia tăng tính cạnh tranh.
    Theo IMF, mức lương tại Hy Lạp thực tế đã giảm khoảng 10% đến 12%. Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư hay sản xuất vẫn chỉ loanh quanh bên ngoài. Theo lập luận của châu Âu, nhu cầu của Hy Lạp là không quan trọng, bởi nước này có thể bán hàng cho Đức, miễn là nó vẫn nằm trong khu vực. ​

    Nhưng thực tế điều đó không xảy ra. Liệu mức lương thấp có thúc đẩy mọi người phải đầu tư vào Hy Lạp, "đâm đầu" vào một bụi rậm của những quy định pháp luật, đối mặt các khoản thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập, rồi thuế bất động sản hoặc chịu rủi ro trưng thu tài sản, thậm chí quốc hữu hóa doanh nghiệp? Liệu có hợp lý khi những chính sách “thắt lưng buộc bụng” của châu Âu chỉ chăm chăm nhắm vào phía “cung” mà lơ đi tác động tới “cầu”, chỉ nhìn vào “vi mô” mà quên những tác động “vĩ mô”? Liệu có hợp lý khi nghĩ rằng chỉ cần cắt giảm chi tiêu công là có thể giải quyết khủng hoảng nợ công?​

    Một cái nhìn sâu sắc hơn cho thấy: Hãy quên cụm từ “kích thích” đi mà nên gọi đó là “tăng trưởng”. Hãy chỉ chi tiêu vào những thứ thực sự cần. Chính phủ Mỹ hoàn toàn có thể dễ dàng ngừng trợ cấp cho nông nghiệp, xe điện, xây dựng những cây cầu, con đường chẳng dẫn tới đâu, mà không sợ một cuộc suy thoái.​

    Thay vì tăng thuế đối với người giàu, điều sẽ chỉ đẩy nguồn tiền của họ vào thế giới ngầm, ra nước ngoài, chính phủ nên sửa đổi luật thuế, như tất cả các ủy ban đã đề nghị. Hãy giảm thuế suất thay vì tăng thuế và rồi lại đưa ra cả một "mê lộ" những chính sách cắt giảm. Đối với châu Âu, cần loại bỏ những lo ngại về tịch thu tài sản, đồng euro sụp đổ và mất giá tiền tệ, những vấn đề đang hướng dòng tiền tiết kiệm và đầu tư ra khỏi Nam Âu. Trên hết, các chính phủ cần loại bỏ mớ bòng bong những luật lệ và những can thiệp trực tiếp vào thị trường.​

    Châu Âu có vẻ đang dần nhận ra thực tại
    Thủ tướng Italia, Mario Monti, đang giải quyết cuộc khủng hoảng nợ quốc gia bằng cách đề nghị bãi bỏ những quy định can thiệp quá sâu vào nền kinh tế. Trong khi những đề xuất của Monti vẫn còn chưa đủ thực tiễn và hoàn thiện, và lại được gắn với một số chính sách tăng thuế khác, thì đây vẫn là một dấu mốc quan trọng cho thấy các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã bắt đầu nói về “tăng trưởng”.​

    Sau khi các gói kích thích hoàn thành nhiệm vụ, "tái cấu trúc" là một đòi hỏi thiết yếu để duy trì tăng trưởng, chứ không còn là một ý tưởng chung chung cho nhiều năm trong tương lai. "Cải cách" không phải chỉ bằng những chính sách mang tính hành chính, nó yêu cầu loại bỏ những thứ gọi là “trợ cấp” và “can thiệp” làm ảnh hưởng tới tính thống nhất của các thị trường.​

    Có nhiều lý do đòi hỏi cho một sự cải cách toàn diện về tài chính của chính phủ, ngay bây giờ, trong khủng hoảng, chứ không phải đợi tới "một ngày đẹp trời" nào đó. Bởi khi mọi thứ tốt dần lên, người ta hoàn toàn có thể ngủ quên trên chiến thắng, nhu cầu tái cấu trúc lu mờ dần và đi vào quên lãng.​

    (Trên đây là quan điểm của giáo sư John H. Cochrane, Giảng viên tài chính tại Trường Kinh doanh Đại học Chicago Booth )


    Lan Hương




    Theo TTVN/Bloomberg
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20120322114655617CA31/nhung-mang-sang-bat-ngo-chao-mua-dhcd-2012.chn

    Những mảng sáng "bất ngờ" chào mùa ĐHCĐ 2012


    [​IMG]
    HGM trả cổ tức 80%, cổ phiếu CNG đã đặt dự kiến chia cổ tức năm 2011 tỷ lệ 70%, hay cổ phiếu GIL cũng trình cổ đông chia cổ tức 2011 ở mức 60%.
    Năm 2011 là một năm đầy sóng gió của thị trường chứng khoán Việt Nam với bối cảnh kinh tế vĩ mô ảm đạm và nhiều bất ổn. Do đó bước vào mùa Đại hội cổ đông năm 2012, nhiều thành viên trên thị trường cho biết, họ khá bất ngờ về kết quả kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp niêm yết.

    Cổ tức “khủng”

    Trung tuần tháng Ba, một số doanh nghiệp niêm yết đã bắt đầu rục rịch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên, tuy nhiên thời điểm sôi nổi nhất của mùa Đại hội thường diễn ra vào khoảng trung tuần tháng Tư.

    Song đến thời điểm này, những doanh nghiệp duy trì được hoạt động kinh doanh hiệu quả đã nhanh chóng hé lộ các mức chia lãi cổ tức tới cổ đông của mình.

    Trong năm 2011, việc thị trường chứng khoán bị các nhà đầu tư “ngoảnh mặt” đã gây ra những tổn hại lớn về hình ảnh cho các doanh nghiệp niêm yết, có lẽ vì vậy mà năm nay nhà đầu tư mới được đón “mưa” cổ tức bằng tiền mặt từ phía doanh nghiệp, với mục đích khẳng định lại vị thế của công ty.

    Thị trường chứng khoán khá bất ngờ khi mã cổ phiếu HGM thông báo chia cổ tức của năm lên tới 80%. Theo HGM, năm 2011 với kết quả lợi nhuận đạt ở mức cao, HGM dự kiến chi cổ tức năm thêm 30% (đã thực hiện 50%). Thêm vào đó, kế hoạch năm 2012, Công ty tự tin phấn đấu mức doanh thu 160 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 104 tỷ đồng và trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu là 40%.

    Không kém cạnh, cổ phiếu CNG đã đặt dự kiến chia cổ tức năm 2011 tỷ lệ 70%, hay cổ phiếu GIL cũng trình cổ đông chia cổ tức 2011 ở mức 60%.

    Một điểm đáng chú ý, mặc dù vẫn kinh doanh hiệu quả, song CNG đã giảm về mức giá giao dịch quanh khu vực 20.000 đồng/cổ phiếu trong cả năm 2011.

    Đối với GIL có phần khả quan hơn, khi đánh giá của thị trường đã đạt ở mức tăng dần đều từ khoảng 17.000 đồng/cổ phiếu lên gần 30.000 đồng cổ phiếu (năm 2011). Rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch kế hoạch năm 2012, GIL phấn đấu đạt doanh thu 900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế từ 55 tỷ đồng - 70 tỷ và đồng thời dự kiến luôn mức cổ tức năm 2012 bằng tiền mặt từ 25% - 50% và được chia theo từng quý.

    Đầu tư nhỏ mà... “ung dung

    Chị Nguyễn Thị Thúy, một cổ đông nhỏ của mã cổ phiếu STB cho biết, khá yên tâm với kết quả kinh doanh của mã cổ phiếu này, vì vậy khi có thông tin thôn tính STB, chị vẫn tỏ ra khá bình tĩnh và kiên trì nắm giữ.

    “Kết quả kinh doanh ổn định thì mình đầu tư, còn việc Hội đồng quản trị là ai cũng vậy thôi, bởi mục tiêu kinh doanh của các ông chủ ‘lớn’ bao giờ chẳng là lợi nhuận,” chị Thúy chia sẻ.

    Thận trọng và giữ lập trường đầu tư về giá trị, anh Trần Văn cũng đã có một kết quả đầu tư khá thành công, khi lựa chọn các mã cổ phiếu thị giá thấp, hoạt động kinh doanh không bị chi phối nhiều bởi những ngành nhạy cảm như bất động sản, tài chính…

    “Tôi lựa chọn mã PET trong danh mục đầu tư với mức giá mua vào trên 10.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù, lợi nhuận quý IV của Công ty chỉ đạt 20,8 tỷ đồng, giảm 59,8% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng lũy kế cả năm 2011, PET vẫn đạt 228 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2010. Vì vậy, tôi vẫn kỳ vọng Đại hội đồng cổ đông lần này sẽ trình mức chia cổ tức cao hơn 16% của năm ngoái,” anh Văn nói.

    Lên tiếng sẽ chia lợi tức bằng tiền mặt cũng xuất hiện không ít ở nhóm cổ phiếu có thị giá thấp, trong đó có cả một vài mã bị xếp vào nhóm rủi ro cao.

    Kết quả thông báo chia cổ tức năm nay khá bất ngờ đối với một số cổ phiếu bị đẩy lùi quá xa so với mệnh giá. Ông Bùi Đình Như, chuyên gia tư vấn tài chính độc lập cho hay, hiện có những cổ phiếu được giao dịch dưới mệnh giá song vẫn được chia lợi nhuận ở mức khá hấp dẫn.

    “Như VCC cuối năm 2011 chỉ giao dịch quanh mức 6.000 đồng/cổ phiếu, nhưng mức cổ tức hiện là 18%. Hay, trường hợp của V15 giá cổ phiếu giao dịch trong năm 2011 chỉ quanh mức 3.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí có lúc về 2.500 đồng/cổ phiếu, song thật bất ngờ khi mới đây Công ty thông báo chia 8% cổ tức. Tỷ lệ này so với mức giá mua vào, nhà đầu tư cũng sẽ có khoản lợi nhuận trên 25% so với giá trị đầu tư,” ông Như dẫn chứng.

    Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư cũng chỉ hào hứng với nhóm cổ phiếu chia cổ tức bằng tiền mặt.

    Nhà đầu tư Nguyễn Xuân Anh băn khoăn cho biết, mặc dù các mã cổ phiếu ngành cao su khá ổn định, nhưng việc DRC dự kiến thưởng và trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 50% trong hoàn cảnh thị trường như hiện nay xem ra cũng chưa khuyến khích được nhà đầu tư.

    “Một minh chứng khác, khi cổ phiếu HQC đã thông báo trả cổ tức và thưởng bằng cổ phiếu với tỷ lệ 50%, mặc dù thị trường cũng đã tăng trần nhiều phiên song mức giá giao dịch ở thời điểm hiện tại chỉ quanh mức 7.000 đồng/cổ phiếu, do đó vẫn phải rất thận trọng,” anh Xuân Anh nói.

    Theo Vietnam+
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CHFDJE/von-ngoai-vao-ngan-hang-can-go-nut-that-30.html

    Vốn ngoại vào ngân hàng, cần gỡ nút thắt 30%

    21-03-2012 08:06:36 ​

    [​IMG]
    (ĐTCK) “Nếu NHNN cho phép các TCTD nước ngoài gia tăng giới hạn sở hữu tại các NHTM yếu kém, sẽ tạo động lực thu hút nhà đầu tư”.


    • Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 - 2015”. Trong đó có giải pháp “NHNN xem xét, cho phép TCTD nước ngoài mua lại, sáp nhập TCTD yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu cổ phần tại của TCTD nước ngoài tại các NHTMCP yếu kém được cơ cấu lại”.
      ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Sumit Dutta (ảnh), Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam xung quanh vấn đề này.

      NHNN chưa mở rộng hơn room cho các NĐT nước ngoài đầu tư vào những ngân hàng khỏe của Việt Nam, mà lại định hướng đầu tư vào những ngân hàng yếu kém. Ông có bình luận gì về quyết định này?
      Hiện nay, các NĐT nước ngoài ngoài vẫn có thể tham gia đầu tư vào các ngân hàng mạnh với tư cách là NĐT chiến lược, có tỷ lệ sở hữu tối đa 20% (đây là tỷ lệ sở hữu cho một NĐT chiến lược và người có liên quan; còn tổng mức sở hữu của các NĐT nước ngoài và người có liên quan là 30% - PV).
      Tuy nhiên, việc sở hữu 20% các ngân hàng mạnh cũng đồng nghĩa với việc phải tham gia đầu tư với số vốn rất lớn, mà lại không thực sự nắm quyền quản trị các ngân hàng này. Trong khi đó, nếu tham gia vào các ngân hàng nhỏ và yếu kém, các NĐT nước ngoài chỉ cần bỏ ra một số vốn nhỏ hơn rất nhiều.
      Nếu NHNN chấp thuận tăng giới hạn sở hữu cổ phần cho NĐT nước ngoài tại các ngân hàng nhỏ và yếu kém, NĐT nước ngoài sẽ có tiếng nói lớn hơn rất nhiều tại các ngân hàng này.
      Với kinh nghiệm quản trị, công nghệ tiên tiến và hỗ trợ vốn từ tập đoàn mẹ, cộng với mạng lưới có sẵn của các ngân hàng trong nước, các NĐT nước ngoài hoàn toàn có thể xoay chuyển tình thế để biến các ngân hàng này thành các ngân hàng hoạt động hiệu quả.
      Thay vì thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài có thể chọn chiến lược đầu tư vào các ngân hàng nhỏ để tận dụng được mạng lưới chi nhánh và khách hàng có sẵn.

      Như vậy, sẽ là khả thi nếu NHNN quyết định mở room tại các ngân hàng yếu kém, thưa ông?
      Quyết định này hoàn toàn khả thi và chúng tôi tin rằng, sẽ có nhiều NĐT nước ngoài quan tâm đến việc đầu tư vào các ngân hàng nhỏ, với điều kiện các NĐT nước ngoài được quyền nắm cổ phần chi phối, thậm chí sở hữu 100% các ngân hàng này.
      Với vị thế này, các NĐT nước ngoài có thể có tiếng nói quyết định trong việc quản trị ngân hàng, cải tổ con người, bộ máy, chính sách để xoay chuyển tình thế, đưa ngân hàng nhỏ thoát khỏi tình trạng yếu kém, nâng hạng tín dụng, tạo ra và gia tăng lợi nhuận.
      Với quyết tâm của NHNN cải tổ hệ thống ngân hàng, các ngân hàng nhỏ và yếu kém sẽ tự thấy nhu cầu phải hợp nhất với các ngân hàng mạnh hơn hoặc bán cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài để lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao khả năng cạnh tranh.

      Điều này đồng nghĩa với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng sẽ tăng trong thời gian tới?
      Đúng vậy. Vietinbank và BIDV đang lên kế hoạch bán cổ phần cho NĐT chiến lược. Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn, các ngân hàng trong nước sẽ tích cực tìm đến các NĐT chiến lược nước ngoài để tăng vốn và hoạt động hiệu quả hơn. Cuối cùng, việc NHNN có chủ trương cho phép các TCTD nước ngoài mua lại và gia tăng giới hạn sở hữu cổ phần tại các NHTMCP yếu kém sẽ tạo động lực cho các NĐT nước ngoài tích cực tham gia đầu tư.
      Hiện tại, kinh tế vĩ mô bắt đầu có các dấu hiệu tích cực (tỷ giá bắt đầu bình ổn, lạm phát và thâm hụt thương mại có xu hướng giảm...), các NĐT nước ngoài đang cho thấy sự quan tâm trở lại đối với thị trường Việt Nam.

      Ông có kiến nghị gì với NHNN nhằm giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều hơn?
      Việc đầu tiên cần làm là tăng cường tính minh bạch tài chính của các ngân hàng để các TCTD nước ngoài có thể hiểu rõ tình hình sức khỏe của từng ngân hàng và cảm thấy an tâm hơn khi đầu tư. NHNN đang có những bước đi đầu tiên đúng đắn của việc cải tổ hệ thống ngân hàng như phân loại các TCTD, điều đó góp phần làm thị trường lành mạnh hơn và các NĐT nước ngoài có cái nhìn rõ ràng hơn cho quyết định đầu tư của họ. Lộ trình cải tổ hệ thống ngân hàng cần phải được thực hiện nghiêm túc.
      Trong đề án tái cấu trúc, nếu NHNN xem xét cho phép các TCTD nước ngoài được tham gia đầu tư và sở hữu tối đa 100% tại các ngân hàng nhỏ, yếu kém cũng sẽ giúp cho vốn đầu tư trong lĩnh vực này tăng lên.
      Hiện tại, với tỷ lệ sở hữu tối đa 20%, các NĐT chiến lược nước ngoài không có nhiều sự khác biệt về mặt lợi ích so với các NĐT tài chính thông thường (15% trần tỷ lệ sở hữu). Trong khi đó, NĐT chiến lược có rất nhiều cam kết về hỗ trợ tài chính, công nghệ và con người.
      Do đó, NHNN nên xem xét tăng tỷ lệ sở hữu của NĐT chiến lược nước ngoài để tạo sự khác biệt giữa NĐT chiến lược và NĐT tài chính, khuyến khích các NĐT chiến lược tham gia đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam.
  6. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Chào bạn, Adsl của mình chập chờn quá nên trả lời bạn chậm
    Bạn gọi là nhà thiết kế nghe to tát quá[:D]
    Nó là việc chính của mình. Rất mong giúp bác HS nhưng mình chưa từng làm chuồng trại đặc thù thế này kg biết có giúp được nhiều hay kg đây
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào cả nhà @ptkh , @SINH-TU , @Prince_Dalat , @talatoi , @namson67 , @thangbomnhat , @caominhhuy , @yht267 , @MAYRUI.COM , @tridunghtvc , @hocchoick2010 , @Shapphire5 , @Thai_Duong , @TuGan , @NuHoangTuyet , @ndl_70 , @Hoa_Sim ,...
    Kể từ khi Biển Đông dậy sóng, Bằng Lăng đã cùng một sân chơi chung với cả nhà, cùng chung tay ngày đêm lo lắng, trăn trở, ... vì Biển Đông và vì những gì chúng ta cùng quan tâm.
    Biển Đông đã trở thành ngôi nhà thứ hai của mình, chắc cô Út và các bác cùng thấy vậy?
    Hôm nay, BL đã thấm mệt, mệt mỏi quá. BL xin tất cả anh em trong gia đình cho BL được ... nghỉ phép (hì hì ...) một thời gian, trước mắt khoảng mươi ngày, để ngao du quanh làng xóm, chu du thiên hạ; để xả stress, và lấy lại thư thái. Trong thời gian đó BL mong các bác đoàn kết, chung tay chăm lo cho ngôi nhà bé nhỏ này.
    Chắc hàng ngày vẫn có thể gặp các bác và Út ở các nhà khác, khi gặp nhau đừng ngó lơ nhé[};-
    Thôi chúc cả nhà vui vẻ, may mắn [};-[};-[};-[};-[};-[};-

  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Bằng Lăng xin có mấy lời tự sự với cả nhà, đừng cười BL nhé!

    Kể từ khi Biển Đông dậy sóng ...

    Bằng Lăng luôn gắng sức giữ nhà ...
    Thấy mình nay mệt quá ha,
    Nên xin nghỉ phép la cà,... vậy thôi...
    Để lấy sức sau rồi chắc súng...
    Và bình tâm để tiếp bạn ... hiền...
    Khi thì vui vẻ điền viên,
    Khi thì dạo gót sang bên láng giềng...
    Nữ nhi, âu thế là thường,
    Quẩn quanh nhà cửa, ruộng vườn ngô khoai...
    Ví đòi chi với sức trai,
    Ăn to, nói lớn... cho ai coi thường...
    Mươi ngày nghỉ phép sẽ buồn...
    Nhưng, là cần thiết. Nhất, trong lúc này...
    Các bác nhớ nhé, chắc tay,
    Cùng nhau gìn giữ đêm ngày Biển Đông...

    Tuy xa, lòng vẫn ghi lòng,
    Biển Đông mãi mãi sống trong tim này...



    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Một năm qua, một quãng đời,
    Gói hành trang nhỏ theo người ra đi...
    Bằng Lăng ơi, nghĩ suy gì ...
    Mà, xôn xao lá, thầm thì gọi nhau...

    Biển Đông ơi, chẳng quên đâu,
    Thời gian xa lạ, buổi đầu giờ quen...
    Trong lòng vẫn nhớ đêm đêm,
    Bao nhiêu kỷ niệm, ấm êm tình người...

    Ra đi, góp sức với đời,
    Ra đi, nỗi nhớ bồi hồi trong tim,
    Ra đi, chỉ một niềm tin,
    Bao nhiêu mơ ước lớn lên từng ngày...

    Bây giờ, biết nói chi đây,
    Thầm tin, trộm hứa có ngày gặp nhau...
    Cho dù, cho mãi mai sau,
    Biến Đông, Nhà Nóng vang câu quân hành...


    :-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h


    Tạm biệt cô Út, và tất cả các thành viên thân thuộc trong Nhà Nóng của tôi[};-
    Byyy...
    @ptkh , @SINH-TU , @Prince_Dalat , @talatoi , @namson67 , @thangbomnhat , @caominhhuy , @yht267 , @MAYRUI.COM , @tridunghtvc , @hocchoick2010 , @Shapphire5 , @Thai_Duong , @TuGan , @NuHoangTuyet , @ndl_70 , @Hoa_Sim ,...[};-
  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: TuGan, Hoa_Sim



    Chào bạn già Hoa Sim ! [​IMG]

    Thấy em Tím giận bạn , đang đòi rời nhà Biển Đông đi chơi lang thang chưa ?


    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này