Biểu đồ trực tuyến

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GauBo2, 24/12/2009.

8104 người đang online, trong đó có 992 thành viên. 10:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 238255 lượt đọc và 951 bài trả lời
  1. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 28/4

    Theo VNDirect, áp lực bán sẽ tăng dần khi VN-Index tiếp cận đỉnh cao 545 điểm. Nhiều khả năng VN-Index không thể ngay lập tức vượt mức kháng cự này mà sẽ có các phiên điều chỉnh giảm xen kẽ.



    Chứng khoán Tp.HCM (HSC): Thông tin về việc thâm hụt thương mại tháng 4 tăng đã không mấy tác động đến tâm lý các nhà đầu tư do mức thâm hụt này vẫn trong giới hạn cho phép.
    Trên thực tế, mặc dù không có thông tin quan trọng đáng nói nào được đưa ra trong phiên vừa qua, thì tâm lý chúng trên thị trường vẫn khá lạc quan và VNindex đã vượt mốc 535 một chút, Đây là ngưỡng kháng cự mà trong trong những phiên trước đây, khi VNindex chạm tới sẽ tạo ra làn sóng chốt lời. Và trong phiên giao dịch ngày 27/4 điều đó đã không xảy ra.
    Tuy nhiên, thị trường cần tăng thêm vài phiên nữa để khẳng định xu hướng của mình.
    Chứng khoán Bản Việt (VCSC): Các thông tin trên thị trường tiền tệ tích cực hơn như mặt bằng lãi suất huy động và cho vay vốn bằng VND đã giảm bớt, tăng trưởng tín dụng được cải thiện cùng những tín hiệu khả quan về kết quả kinh doanh quý 1/2010 của các doanh nghiệp được xem là các yếu tố hỗ trợ khá tốt cho một chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường sau khi trải qua một thời gian khá dài dao động trong biên độ hẹp.
    Việc khối ngoại tiếp tục duy trì vị thế mua ròng với giá trị giao dịch ở mức cao cũng là nhân tố quan trọng củng cố tâm lý nhà đầu tư trong nước.
    Tuy nhiên, VN-Index đã trải qua 4 phiên tăng điểm liên tục trong khi ngưỡng 530 điểm vẫn còn đang được kiểm chứng.
    Theo đó, thị trường cũng khó tránh khỏi diễn biến giằng co ở một vài phiên giao dịch tới trong quá trình chinh phục đỉnh cao hơn. Xu hướng chốt lời sớm vẫn là chiến lược đầu tư được nhiều nhà đầu tư ưa thích hiện nay, do đó các phiên điều chỉnh sẽ là cơ hội để tích lũy các cổ phiếu tốt chưa có biến động mạnh trong thời gian qua.
    Chứng khoán VNDirect: Áp lực bán sẽ tăng dần khi VN-Index tiếp cận đỉnh cao 545 điểm và có nhiều khả năng VN-Index không thể ngay lập tức vượt mức kháng cự này mà sẽ có các phiên điều chỉnh giảm xen kẽ.
    Trên quan điểm này, để tối ưu hóa lợi nhuận trong ngắn hạn nhà đầu tư nên giảm dần tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu mỗi khi VN-Index tăng. Đối với nhà đầu tư chọn hướng đầu tư dài hạn hơn thì thời điểm này vẫn nên giữ 100% cổ phiếu chờ đến mức giá cao khi VN-Index vượt lên 545 điểm để hiện thực hóa lợi nhuận.
    Chứng khoán Âu Việt (AVSC): Khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục phiên thứ 19 mua ròng liên tiếp trên cả hai sàn với giá trị mua ròng lên tới 187,31 tỷ đồng. Tỷ lệ mua-bán của khối này chiếm gần 15% tổng giá trị giao dịch trên HOSE và có khuynh hướng tăng trong thời gian gần đây.
    Có thể lý giải nguyên nhân nhà đầu tư mua ròng liên tục trong tháng vừa qua là do tình hình kinh tế chính trị, xã hội của Việt Nam khá ổn định so với các nước trong khu vực, tốc độ tăng trưởng GDP cao và lạm phát đang từng bước được kiềm chế.
    Chủ tịch Quỹ đầu tư Templeton Asset Management, một trong những Quỹ đầu tư lớn tại các thị trường mới nổi, cũng nhận xét Việt Nam đang là một trong số những thị trường rẻ nhất thế giới và Quỹ này cũng tìm kiếm cơ hội đầu tư dài hạn tại Việt Nam.
    Quan sát giao dịch trên hai sàn, AVSC nhận thấy sau hai phiên tăng nhẹ, đà tăng của nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn đang chững lại. Tổng hợp cả hai sàn, hiện tại chưa có sự bứt phá đáng kể về giá trị giao dịch, dòng tiền chủ yếu vẫn có xu hướng dịch chuyển từ các mã cổ phiếu có vốn hóa lớn vào lại các mã cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ sau khi nhóm này đã có hai phiên điều chỉnh giảm về vùng giá hấp dẫn.
    Mặc dù vậy, số lượng cổ phiếu giảm giá nhiều hơn số lượng cổ phiếu tăng giá (tỷ lệ này trên HOSE là 101/88, trên HNX là 141/120) cho thấy áp lực chốt lời vẫn đang diễn ra tại nhiều mã cổ phiếu. Ngoài ra, thanh khoản giảm trên cả hai sàn trong 2 phiên giao dịch gần đây cũng cho thấy tâm lý nghỉ ngơi trước kỳ nghỉ Lễ của một bộ phận nhà đầu tư đang ngày càng lớn dần.
    Ngày 27/4 thị trường cũng đón nhận thông tin Ngân hàng nhà nước tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm trong tháng 5. Mặc dù thông tin này không còn đóng vai trò quan trọng đối với nhà đầu tư như trước nhưng đây vẫn là thông tin tích cực cho thấy thị trường tài chính tiền tệ đang trong giai đoạn ổn định. Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay vốn bằng VND đã giảm khá mạnh trong tuần qua, cũng là yếu tố hỗ trợ khá quan trọng cho một chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường chứng khoán.
    Với những tín hiệu tích cực từ các chính sách vĩ mô, AVS cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ có những chuyển biến thuận lợi sau kỳ nghỉ Lễ. Nhà đầu tư nên tiếp tục chiến lược mua và nắm giữ các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt khi thị trường có sự điều chỉnh trong thời gian tới.
    Quốc Thắng
    Theo Bản tin các CTCK


  2. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nhận định TT ngày 29.04 :
    thanglongpnpd
    29/4: thời điểm chuẩn bị tổng tiến công, giành toàn thắng !
    rất nhiều tin tốt (hạ lãi suất cho vay, khối ngoại tiếp tục mua ròng, TT vượt 535...) chuẩn bị đón mừng kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đáng chú ý là "Mức lãi suất "thoáng" hơn sẽ giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất cũng như góp phần khơi thông dòng tiền vào thị trường chứng khoán. Do đó, thông tin này sẽ tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư trong phiên giao dịch 29/4."
    Ở bên ngoài, đêm qua, CK Mỹ cũng có một phiên tăng điểm mạnh, hỗ trợ tốt cho VN-Index trước khi nghỉ lễ
    Các tin hiệu kỹ thuật đều cho tín hiệu tăng mạnh
    Không có gì để nói nhiều, việc vượt qua 540 không còn quá khó khăn!
    ===================================

    Mr Nak nhận định TT ngày 29.4.2010 : TT tăng ...


    ... điểm có trong nhận định của Web chủ VNB. Các bản tin Cty CK có phần e dè hơn khi nhấn khả năng chốt lời trước kỳ nghỉ dài ngày của TT, và VN Index đã tăng liên tục 5 phiên!
    Dj tăng điểm trở lại, sau khi FED cam kết duy trì mức LS thấp trong 1 thời gian nữa. TÂy Ban Nha giảm điểm TD, sau Hy Lạp và Bồ Đào Nha ...
    Đà tăng của TT hôm nay hoàn toàn có thể vượt mốc điểm 540. Mức tăng điểm sẽ ko quá 1%.
    Nak tui cho rằng thanh khoản ngày nay sẽ tăng mạnh mẽ. Trên 2,5k tỉ đồng. Có quãng đỏ trong phiên liên tục. Kết ngày VN Index đứng trên mốc 540 điểm! HNX đi ngang, nhiều khả năng giảm nhẹ!
    Khuyến nghị mua cp nền (cũ, đã có trong TK hay đầu tư lâu nay), thông tin doanh nghiệp vẫn tốt, kết quả quý 1 ổn định. Bán chốt lãi phần cp đầu tư ngắn hạn ... Quan sát động thái "nhà cái" khi này ( giao dịch khối ngoại) để xác lập xu hướng chọn cp cho trung hạn ...
  3. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trước giờ mở cửa: 29/4

    NHẬN ĐỊNH: (KLVN)
    Vậy là thị trường đã chạm được ngưỡng 538 điểm sau dự đoán nhiều tuần trước của KLVN, thị trường hiện đang vào sóng 5, sóng cuối của một chu kỳ tăng giá (KLVN kỳ vọng sẽ đạt 562 điểm vào cuối sóng), mốc 538 được lập ngày 15/3/10 đã thành ngưỡng kháng cự, tại ngưỡng 538 này sẽ có khả năng điều chỉnh cao, các NĐT không nên mua đuổi vào phiên ngày mai, tuy nhiên nếu ngày mai thị trường điều chỉnh về gần 530 thì có thể mua vào, ngưỡng 530 từ ngưỡng kháng cự nay đã thành ngưỡng hỗ trợ.
    Các Nhà đầu tư có thể tranh thủ thị trường điểu chỉnh để mua vào các CP sau (cố gắng mua từ tham chiếu hôm nay trở xuống): ACL - REE - HBC - LCG - VID , những CP này các bạn có thể nắm ngắn lẫn trung hạn và có thể mua vào thêm nếu giá giảm xuống dưới giá tham chiếu hôm nay.
    Nhận định (matkieng) :
    Nhận định hôm nay không có gì thay đổi so với phiên hôm qua, các chỉ báo PTKT đang rất tốt, duy chỉ có chỉ số RSI là cho chúng ta tín hiệu phải cẩn trọng đề phòng, đó cũng là điều tốt để chúng ta tránh lạc quan thái quá để có sự cố xảy ra chúng ta có cách xử lý mà không bị bất ngờ.
    [​IMG]
    Khuyến cáo:
    Nhận định Trước Giờ Mở Cửa chỉ mang tính tham khảo & thích hợp với những Nhà đầu tư ngắn hạn. Phân tích của tác giả thể hiện quan điểm riêng về vấn đề đang xem xét, các Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình.
    ( www.klvn.vn ) ( YahooChat: khoailang_vina )
  4. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    [FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=Arial][SIZE=2][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][COLOR=blue][U][B]Các biểu đồ trực tuyến 24/7:
    [/B][/U][B][COLOR=orange][I]Xin MOD cho nằm vào nơi ổn định, khỏi bị trôi đi thì hay quá[/I][/COLOR]
    [/B][B]Mời ACE quay lại (hoặc đánh dấu chủ đề) tham khảo TT đang GD :[/B][/COLOR]
    [FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][U][COLOR=blue][B]VNI :[/B][/COLOR][/U][URL="http://www.stockbiz.vn/IndexChart.aspx?Symbol=HOSTC"]
    [IMG]http://www.stockbiz.vn/Charts/HOSERealtimeChart.aspx?w=240&h=140&l=12&t=633971533754843750[/IMG]
    [/URL][COLOR=blue][U][B]HNX :[/B][/U][/COLOR][URL="http://www.stockbiz.vn/IndexChart.aspx?Symbol=HASTC"]
    [IMG]http://www.stockbiz.vn/Charts/HASTCRealtimeChart.aspx?w=240&h=140&l=12&t=633971535571250000[/IMG]
    [/URL][/FONT][/FONT][/FONT][COLOR=blue][U][B]NIKKEI :[/B][/U][/COLOR][/FONT][/FONT]
    [IMG]http://images.bloomberg.com/r06/homepage/HP_NKY.png?160903[/IMG]
    [FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][U][COLOR=blue][B] EU :[/B][/COLOR][/U][/FONT][/FONT][/FONT][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial]
    [IMG]http://images.bloomberg.com/r06/homepage/HP_UKX.png?207751[/IMG][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial]
    [/FONT][/FONT][/FONT][FONT=arial][FONT=arial][COLOR=blue][U][B]DJ :[/B][/U][/COLOR]
    [IMG]http://images.bloomberg.com/r06/homepage/HP_INDU.png?207887[/IMG]
    [U][B][COLOR=blue]Vàng :[/COLOR][/B][/U][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][FONT=arial][URL="http://javascript%3cb%3e%3c/b%3E:NewWindow%28%27/glossary/markets.html%27,%27AU%27,%27top=50,left=200,width=500,height=350,scrollbars=yes%27%29"]
    [IMG]http://www.kitco.com/images/live/gold.gif[/IMG][/URL][/FONT][FONT=arial][FONT=arial]

    [IMG]http://www.kitco.com/images/live/t24_au_en_usoz_6.gif[/IMG][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT][/SIZE][/FONT]
  5. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Châu Âu đã thống nhất dành 110 tỷ euro tương đương 146 tỷ USD để cứu Hy Lạp.

    Bộ trưởng Tài chính nhóm nước châu Âu thống nhất về kế hoạch 110 tỷ euro tương đương 146 tỷ USD dành cho Hy Lạp để ngăn khả năng vỡ nợ và việc khủng hoảng tại nước này sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến đồng euro cũng như lan rộng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.
    Đức sẽ cung cấp 28% số tiền trên. Lãnh đạo các nền kinh tế châu Âu sẽ nhóm họp vào ngày 07/05 để tiếp tục bàn về hướng thông qua gói giải cứu.

    Theo ông Jean-Claude Juncker, Thủ tướng Lucxembourg, Hy Lạp sẽ nhận được khoản tiền đầu tiên trước thời điểm ngày 19/05/2010 khi Hy Lạp phải thanh toán khoản tiền nợ trái phiếu.
    Nhóm 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đóng góp 80 tỷ euro và Quỹ tiền tệ quốc tế sẽ đóng phần còn lại. Hy Lạp đồng ý thắt chặt ngân sách ở mức độ tương đương 13% GDP.
    Hy Lạp sẽ giảm lương và không trả lương hưu và đóng băng lương thưởng trong 3 năm, ngoài ra tăng thuế doanh thu lên mức 23% từ mức 21%.

    Ông Jean-Claude Trichet, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, nhận định kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách của Hy Lạp sẽ giúp khôi phục niềm tin và đảm bảo ổn định tài chính trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.
    Các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã thống nhất về gói giải cứu có quy mô lớn chưa từng có dành cho Hy Lạp sau khả năng nước này có thể vỡ nợ, việc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha bị hạ xếp hạng nợ đã khiến thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm sâu.
    Ngoài ra, đồng euro, sau 11 năm lưu hành trên thị trường, hiện cũng đang có tương lai u ám.
    Chênh lệch lợi tức trái phiếu chính phủ Hy Lạp so với trái phiếu chính phủ Đức tăng lên mức 826 điểm cơ bản vào ngày 28/04/2010 sau khi S&P hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp. Mức chênh lệch này giảm xuống 594 điểm cơ bản vào ngày 30/04/2010 khi dấu hiệu về thỏa thuận đạt được gần hơn.
    Đồng euro, sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong 12 tháng 1,3115USD/euro ngày 28/04/2010, mạnh lên mức 1,3294USD/euro 2 ngày sau đó.
    Ngọc Diệp​
    Theo Dân Trí/CNBC​
  6. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 4/5
    Trong ngắn hạn, Vn-Index có thể tiến tới vùng 550-560 điểm.



    Chứng khoán Tp.HCM (HSC): Cho tới nay, đà tăng của thị trường vẫn tiếp tục được dẫn dắt bởi các cổ phiếu bất động sản và các cổ phiếu nhỏ.
    Tuy nhiên, để thị trường tiếp tục tăng thì cần có sự luân phiên tăng điểm giữa các ngành và cần có sự tham gia rộng rãi hơn của các mã khác, đặc biệt là các mã thuộc ngành tài chính và các mã lớn.
    Phiên giao dịch cuối của tháng Tư cho thấy thanh khoản của thị trường tiếp tục được cải thiện thể hiện cả ở KLGD và ở lượng đặt mua, đặt bán (thể hiện ở 3 mức giá đặt tốt nhất). Đây chính là động lực chính giúp thị trường tăng trong thời gian gần đây và cho thấy niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường đã được cải thiện.
    Việc giá đất tại Hà Nội gần đây tăng dường như đã khơi mào cho đợt tăng của các mã thuộc ngành bất động sản; bên cạnh đó, một số mã thuộc “nhóm PV” cũng đang tăng điểm và tất cả điều này cho thấy tiền đang được đổ thêm vào hệ thống – là điều kiện để tạo ra một đợt tăng cho thị trường.
    Chứng khoán Âu Việt (AVS): Tuần trước, thị trường tiếp tục đón nhận nhiều thông tin tích cực như mặt bằng lãi suất cho vay giảm; Lãi suất bình quân bằng VNĐ tiếp tục giảm từ 0,06% - 0,3%/năm; lãi suất cơ bản tiếp tục được giữ nguyên ở mức 8%; Chính phủ cũng đang từng bước nới lỏng chính sách tài chính tiền tệ nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong thời gian còn lại của năm 2010… Tính thanh khoản liên tục tăng cao trên cả 2 sàn là minh chứng cho thấy thị trường chứng khoán đang phản ứng tích cực với những thông tin trên.
    AVS cho rằng thị trường chứng khoán sau kỳ nghỉ Lễ sẽ tiếp tục có những phiên giao dịch bùng nổ khi dòng tiền mới đang có xu hướng chảy vào thị trường.
    Tuy nhiên, theo phân tích kỹ thuật, có khả năng VN-Index sẽ có sự thử thách tại ngưỡng 545 điểm. Đây cũng là mức đỉnh cũ đã được thiết lập vào ngày 08/01/2010 của VN-Index. Vượt thành công ngưỡng này, VN-Index sẽ tiến xa hơn.
    AVS tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư xem xét mua vào cổ phiếu chọn lọc trong những phiên điều chỉnh, đặc biệt chú ý đến những cổ phiếu thuộc ngành Bất động sản – Xây dựng. AVS lạc quan về diễn biến thị trường trong tháng 5.
    Chứng khoán VNDirect: Xu hướng tăng trong phiên giao dịch 29/4 là bền vững. Xu hướng này đang được các tin tức vĩ mô, báo cáo lợi nhuận quý 1-2010 của các công ty hỗ trợ. Dòng tiền mới đang được bổ sung vào thị trường chứng khoán thông qua kênh tín dụng đang được nới lỏng với lãi suất ngày càng giảm.
    Việc VN-Index vượt 545 điểm chỉ là vấn đề thời gian. Do đó với các khoản đầu tư trung và dài hạn, VNDirect khuyến cáo giữ 100% danh mục chứng khoán cho mục tiêu trước mắt là mức 560 điểm.
    Trong ngắn hạn, áp lực bán sẽ tăng dần khi VN-Index tiếp cận đỉnh cao 545 điểm và có nhiều khả năng VN-Index không thể ngay lập tức vượt mức kháng cự này mà sẽ có các phiên điều chỉnh giảm xen kẽ.
    Trên quan điểm này, nhà đầu tư nên giảm dần tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu mỗi khi VN-Index tăng điểm. Việc mua lại danh mục có thể thực hiện khi VN-Index giảm xuống dưới 535 điểm hoặc tăng mạnh lên trên 550 điểm và xác định một mặt bằng giá mới.
    Về mặt kỹ thuật, VN-Index đã vượt xa mức kháng cự Fibonaci 530 điểm và hiện đang nằm trên dải Bollinger phía trên. RSI đang tăng và chưa đến vùng quá mua, MACD có giá trị dương và nằm trên đường tín hiệu đang hỗ trợ cho xu hướng tăng điểm của VN-Index.
    VN-Index đang nằm trên các đường trung bình động SMA-5, SMA-20 và SMA-100. Các đường chỉ dẫn này đều đang đi lên thể hiện xu hướng tăng trong ngắn, trung và dài hạn.
    Chứng khoán Vincom: Trong ngắn hạn, VincomSC thấy những dấu hiệu bứt phá của nhóm cổ phiếu Sông Đà trong thời gian tới sau giai đoạn điều chỉnh vừa qua.
    Tuần trước, thị trường có 4 phiên giao dịch như tuần trước nữa nhưng thanh khoản vẫn không hề suy giảm.
    Các tín hiệu tích cực vẫn phát đi từ đồ thị phân tích kỹ thuật và VincomSC thấy những tín của việc hình thành một chu kỳ tăng giá với độ dốc lớn hơn. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I và phần lớn là hết sức lạc quan.
    Lãi suất trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn 2 năm, 5 năm, 10 năm tiếp tục giảm xuống. Lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm xuống. Điều này chứng tỏ hệ thống tiền tệ đang rất ổn định, đỉnh của lạm phát có thể đã rơi vào tháng 3.
    Điều này là cơ sở giúp thúc đẩy tín dụng nội địa tăng trưởng trong thời gian sắp tới và do vậy VincomSC vẫn lạc quan với triển vọng trung hạn của thị trường chứng khoán.
    Dự báo tuần tới vẫn tiếp tục là một tuần tăng điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường hướng tới mốc 550 điểm.

    Quốc Thắng
    Theo Bản tin các CTCK


  7. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Chứng khoán mở cửa lại là… lãi?



    Được ủng hộ bởi nhiều thông tin vĩ mô tích cực, dòng tiền đổ vào mạnh, thị trường được kỳ vọng sẽ thăng hoa sau kì nghỉ lễ dài dịp 30/4 - 1/5 năm nay.

    “Sau nghỉ lễ dốc tiền mua mã X, lợi nhuận khủng khiếp lắm”, “đánh mã Y đi, sắp vào sóng đấy”…, hàng trăm lời bàn luận thế này râm ran mỗi ngày trên các diễn đàn chứng khoán. Thay vì tranh thủ “xả hơi” trong dịp cả nước nghỉ ngơi, không ít dân mê chứng khoán lại “ngại” phải nghỉ lễ khi cổ phiếu đang được đà tăng giá, tiền trong tài khoản đang nhân lên mỗi ngày.

    Xếp hàng nộp tiền vào tài khoản
    Trên forum.sanotc.com, nhà đầu tư (NĐT) có nick tuanho than phiền: “Năm nay, hai đợt nghỉ lễ Giỗ Tổ và 30/4 – 1/5 sát nhau quá, trong khi thị trường đang đà tăng điểm, giao dịch gián đoạn sẽ làm giảm đà hưng phấn của thị trường”. Trên các diễn đàn dành cho giới đầu tư như: *********, atpvietnam, vietsec… không khí bàn luận thị trường, trao đổi thông tin đầu tư vẫn diễn ra nhộn nhịp không kém ngày thường với lượng thành viên truy cập lên tới hàng nghìn lượt người mỗi ngày.
    Anh Nguyễn Mạnh Thắng, NĐT trên sàn Kim Long chia sẻ: “Trước ngày nghỉ lễ, tôi đã tranh thủ gửi thêm hơn 100 triệu đồng vào tải khoản để sẵn sàng giao dịch khi thị trường mở cửa trở lại”. Cũng theo anh Thắng, ngay ngày giao dịch cuối cùng trước kì nghỉ dài, tại quầy giao dịch của VPBank đặt ở sàn Kim Long (Thành Công, Hà Nội), NĐT muốn nộp thêm tiền vào tài khoản phải xếp hàng chờ đến lượt.
    Tại các quán cà phê chứng khoán ở Hà Nội như: cà phê Index (Yết Kiêu), cà phê chứng khoán (Huỳnh Thúc Kháng)…, không ít dân đầu tư trong những ngày nghỉ lễ vẫn mải miết ngồi tra số liệu giao dịch, nghiền ngẫm thông tin phần mềm phân tích đầu tư Metastock trên laptop. Chị Thu Hà, nhân viên cà phê Index cho biết, những NĐT là khách ruột của quán những ngày này hầu như không vắng mặt.
    Thị trường tiếp tục khởi sắc?
    Ông Phạm Thành Trung, Trưởng phòng môi giới công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Hà Nội nhận định: “Tâm lý kỳ vọng chứng khoán sẽ có đợt tăng điểm mạnh sau nghỉ lễ như năm 2009 là một trong những lý do khiến giới đầu tư nóng lòng được trở lại thị trường”. Còn nhớ năm 2009, sau đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5, VN-Index có một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử (chỉ trong vòng một tháng tăng gần 200 điểm từ 321,63 điểm lên trên 500 điểm).
    Nhìn lại lịch sử giao dịch của thị trường Việt Nam trong những năm qua có không ít thời điểm, sau nghỉ lễ, thị trường sụt giảm liên tục như giai đoạn 2002 - 2005, hay năm 2008 khiến ít nhiều NĐT phải ngậm ngùi, xót xa.

    Tuy nhiên, trong ba năm gần đây thì có 2 năm 2007 và 2009, chứng khoán đã có những đợt bùng nổ mạnh mẽ. Cũng theo ông Trung, hiện chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh mối quan hệ giữa các kỳ nghỉ lễ với diễn biến của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý của NĐT là yếu tố chi phối, khiến thị trường sau dịp này thường có những biến động mạnh.
    Riêng kỳ nghỉ lễ năm nay, theo các chuyên gia phân tích của CTCK Tân Việt, thị trường đang tiếp tục được ủng hộ bởi các thông tin vĩ mô tích cực: giá tiêu dùng tháng 4 tăng nhẹ, lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm dần, thị trường ngoại tệ không còn căng thẳng như trước… cộng thêm dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường khá mạnh.
    “Chúng tôi cho rằng, tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5 sau thời gian dài nghỉ lễ sẽ tiếp tục khởi sắc. Cơ hội ở những cổ phiếu chưa thực sự bứt phá trong thời gian qua đang trở nên rất rõ ràng”, ông Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Tân Việt nhận định.
    Theo Long Hưng
    Báo Đất Việt
  8. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    TTCK Việt Nam qua mô hình bùng - vỡ


    (ĐTCK-online) Mặc dù TTCK Việt Nam chỉ mới gần 10 năm tuổi, nhưng đã trải qua nhiều biến cố phức tạp. Dưới đây là cái nhìn lại về chặng đường phát triển của TTCK qua mô hình bùng - vỡ của George Soros.
    [FONT=&quot]Thuyết phản hồi và mô hình bùng - vỡ[/FONT]
    [FONT=&quot]Thị trường luôn trở lại vị trí cân bằng là tư tưởng chủ đạo trong các học thuyết tài chính hiện đại. Các nhà kinh tế - tài chính hiện đại cho rằng, NĐT hay các thành phần tham gia thị trường luôn có thông tin hoàn hảo và hành động một cách hợp lý dựa trên thông tin đó. Học thuyết thị trường hiệu quả, nền tảng của tài chính hiện đại vẫn cho rằng, giá trị nội tại của cổ phiếu được sinh ra từ các yếu tố cơ bản và giá trị thị trường có xu hướng quay trở về trạng thái cân bằng (giá trị nội tại) khi dao động vượt ra khỏi trạng thái này. Nói cách khác, giá trị thị trường và giá trị nội tại cổ phiếu là hai đối tượng hoàn toàn độc lập với nhau. Tuy nhiên, Soros lại có cách nhìn khác. Theo ông, các nhà kinh tế đã bỏ qua một thực tế quan trọng, vốn là bản chất của thị trường tài chính, đó là tính phản hồi. [/FONT]
    [FONT=&quot]Soros cho rằng, các NĐT trên TTCK không hành động dựa trên tri thức, mà dựa trên những nhận xét chủ quan của họ. Các kỳ vọng có thể sai và là nguyên nhân khiến thị trường dịch chuyển một cách quá mức. Soros gọi đây là "tính có thể sai" của thị trường và là tiền đề của học thuyết phản hồi. Theo đó, khó có thể xuất hiện sự hoàn hảo của thông tin như giả định của học thuyết thị trường hiệu quả. Ông đã nhận thấy điều này qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi nhiều thông tin trên thị trường đã được "ém nhẹm", khiến NĐT, thậm chí cả những nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng không biết được. Chính thủ thuật kế toán đã giúp các định chế tài chính ém nhẹm thông tin về sự yếu kém trong hệ thống tài chính. Cho đến tận hôm nay, các cơ quan điều tra của Mỹ vẫn đang tiến hành điều tra về việc che giấu thông tin của các CEO của Lehman Brothers hay Goldman Sachs. [/FONT]
    [FONT=&quot]Theo Soros, thị trường tài chính có tính phản hồi, vì kỳ vọng các NĐT có thể tác động đến sự vận động của thị trường. Trên TTCK, các quyết định mua bán đều dựa trên kỳ vọng về giá cả tương lai, nhưng đến lượt nó, giá cả tương lai lại phụ thuộc vào các quyết định mua bán hiện tại. Có thể hình dung rằng, NĐT đã tính toán giá trị nội tại từ các yếu tố cơ bản mà họ kỳ vọng sẽ diễn ra. Tuy nhiên, kỳ vọng này có thể sai và chính hành động hiện tại của các NĐT có thể tạo nên xu hướng. Sau đó, xu hướng này sẽ làm thay đổi các yếu tố cơ bản của thị trường. [/FONT]
    [FONT=&quot]Dựa trên thuyết phản hồi, Soros đã thiết lập nên "Mô hình bùng - vỡ", miêu tả quá trình: giá trị thị trường tác động lên các yếu tố cơ bản và sau đó chính các yếu tố cơ bản làm thay đổi giá trị thị trường" (trong cuốn "Thuật giả kim tài chính" năm 1987, Soros kết luận thuyết phản hồi bằng nhận định: "Giá trị thị trường là nguyên nhân thay đổi giá trị thị trường"). [/FONT]
    [FONT=&quot]Mô hình bùng - vỡ trải qua 8 hồi. Nó bắt đầu với một thiên kiến chủ đạo và một xu hướng chủ đạo. Trong màn mở đầu (1), xu hướng chưa được nhận ra. Tiếp sau đó là giai đoạn tăng tốc (2), khi xu hướng này đã nhận ra và được củng cố bởi xu hướng chủ đạo kia. Đó là khi quá trình tiến triển đến trạng thái không cân bằng. Một giai đoạn kiểm nghiệm (3) có thể xuất hiện khi giá cả bỗng diễn biến giật lùi. Nếu cả thiên kiến lẫn xu hướng đều vượt qua được kiểm nghiệm, chúng sẽ trỗi lên vô cùng mạnh mẽ (4) và những điều kiện cân bằng không hề tồn tại. Ngay cả các quy tắc thông thường cũng không hề được áp dụng. Kết thúc là một thời khắc định đoạt (5) khi thực tại không đỡ nổi những kỳ vọng quá đáng. Theo sau là một giai đoạn chạng vạng (6), khi NĐT tiếp tục chơi trò chơi, cho dù họ không còn tin vào nó nữa. Cuối cùng sẽ là một giao điểm (7), khi mà xu hướng thoái trào và thiên kiến đảo ngược, dẫn tới sự trượt giá nhanh chóng (8), mà người ta gọi là sự sụp đổ. Mô hình bùng - vỡ có dạng đối xứng đặc biệt.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Mô hình bùng - vỡ trên TTCK Việt Nam[/FONT]
    [FONT=&quot]Quá trình vận động của TTCK Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008 là một minh chứng cho mô hình bùng - vỡ của Soros. Trong giai đoạn thứ nhất, sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam 2004 - 2005 đã tạo tiền đề cho xu hướng tăng trưởng của TTCK. Tuy nhiên, xu hướng này vẫn chưa được chú ý (1). Năm 2006, một xu hướng đi lên được thiết lập, khi nhiều NĐT trong và ngoài nước kỳ vọng vào triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế (2). Giai đoạn 3 là một sự kiểm nghiệm khi TTCK có sự sụt giảm. [/FONT]
    [FONT=&quot]Tuy nhiên, giai đoạn kiểm nghiệm này nhanh chóng bị vượt qua, bởi niềm tin của NĐT được củng cố. Liên tiếp các sự kiện như Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC và gia nhập WTO (tháng 11/2006), khiến NĐT kỳ vọng vào triển vọng tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Thậm chí, các định chế tài chính trên thế giới không tiếc lời khen Việt Nam như là "một ngôi sao mới nổi" (nguồn: ADB 2006). Lúc này, chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, VN-Index đạt mức kỷ lục 1.170 điểm, khi hầu hết NĐT đều tin rằng, nền kinh tế sẽ tiếp tục đi lên. Đây chính là giai đoạn 4 trong mô hình bùng - vỡ. Có vẻ như các quy tắc định giá hoạt động chính xác khi nhiều NĐT sẵn sàng chấp nhận một mức P/E lên đến 40 lần. NĐT trở nên phấn khích với các doanh nghiệp có chia thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu…, mà không nghĩ đến doanh nghiệp làm như thế nào để tạo ra lợi nhuận, bù đắp cho sự pha loãng đó. Các NĐT cũng quên đi thực tế rằng, sự tăng trưởng của nền kinh tế, điều khiến họ trở nên phấn khích, lại dựa quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Trong vòng 2 năm rưỡi, tính từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6/2007, GDP tăng 22%, trong khi mức cung tiền lên đến 110%. [/FONT]
    [FONT=&quot]Giai đoạn 5 diễn ra trong khoảng thời gian năm 2007 - 2008, thời điểm mà chứng khoán tạo nên mô hình ba đỉnh. Có một vấn đề mà các NĐT không nhận ra, đó là những hành động của họ trong giai đoạn 2004 - 2007 đã tạo nên sự thay đổi trong các yếu tố kinh tế vĩ mô. Theo đó, sự hấp dẫn của TTCK khiến dòng vốn ngoại đổ vào ồ ạt. Cụ thể, Ngân hàng ANZ ước tính, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD trong năm 2007, cao hơn cả dòng vốn đầu tư trực tiếp là 4,6 tỷ USD (con số giải ngân). Trong khi đó, Chính phủ muốn duy trì tỷ giá cố định, nên đã mua vào hơn 7 tỷ USD và điều đó tạo nên áp lực lạm phát. Đến lượt nó, áp lực lạm phát là nguyên nhân khiến Chính phủ phải thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2008. [/FONT]
    [FONT=&quot]Ở giai đoạn 6, khi tác động lạm phát tăng cao là lúc NĐT bắt đầu nhìn nhận lại những kỳ vọng. Và họ nhận thấy rằng, thực tế hiện tại đã không đỡ nổi các kỳ vọng. Giai đoạn 7 và 8 chính là sự sụp đổ của thị trường mà chúng ta đã chứng kiến. Mô hình bùng - vỡ của TTCK Việt Nam có dạng đối xứng giống như lý thuyết (xem hình 1).[/FONT]
    [FONT=&quot][​IMG][/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]TTCK Việt Nam chuẩn bị bùng nổ?[/FONT]
    [FONT=&quot]Từ tháng 2/2009, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Một lần nữa, mô hình bùng - vỡ có thể được áp dụng, khi các diễn biến hiện nay cho thấy những điều kiện tương đồng. Giai đoạn 1 (từ 2/2009 - 4/2009) được bắt đầu khi một số NĐT nhỏ mua vào cổ phiếu tại mức giá thấp. Tuy nhiên, xu hướng này chưa được chú ý đến và các NĐT tổ chức vẫn chưa tham gia thị trường (cho đến hết quý I/2009, NĐT nước ngoài vẫn bán ròng). Sau đó, giai đoạn 2 (6/2009 - 10/2009) diễn ra với sự tăng tốc của TTCK, khi có thêm nhiều NĐT, kể cả tổ chức lẫn cá nhân tham gia. Một minh chứng cho điều này là sự gia tăng đáng kể của số lượng tài khoản chứng khoán và thời gian giao dịch cũng được nới rộng thêm 15 phút. Khối lượng giao dịch tăng lên mức bình quân 50 triệu đơn vị/ngày so với mức 20 - 25 triệu đơn vị/ngày trong quá khứ. VN-Index đạt 623 điểm vào ngày 23/10/2009, sau khi giảm xuống mức 235 điểm hồi cuối tháng 2/2009.[/FONT]
    [FONT=&quot]Giai đoạn (3) - kiểm nghiệm, xuất hiện vào thời gian 10/2009 - 11/2009, khi những lo lắng về khả năng thắt chặt tín dụng xuất hiện. Các cơ quan hoạch định chính sách bắt đầu lo ngại về sự mở rộng chính sách tín dụng và tài khóa từ cuộc khủng hoảng quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ lạm phát. Trong thời gian này, các ngân hàng bắt đầu hạn chế cho vay, sau một thời gian mở rộng trước đó từ những chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ. Các NĐT cũng bắt đầu xem xét lại kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, khi bản chất của quá trình tăng trưởng là sự mở rộng tín dụng. Họ cũng bắt đầu e ngại về chất lượng tăng trưởng, khi quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững hơn vẫn chưa thực sự diễn ra. Các vấn đề như tỷ giá, nhập siêu chưa thực sự khiến NĐT an tâm. Xét trên bình diện kinh tế thế giới, nguy cơ bùng vỡ bong bóng tài sản của Trung Quốc và vấn đề nợ của Hy Lạp (và một số nước khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia) khiến NĐT thận trọng. Triển vọng phục hồi kinh tế tuy có, nhưng "mong manh và dễ vỡ" như nhận định của IMF (tháng 1/2010). Mặc dù vậy, gần đây đã xuất hiện dấu hiệu lạc quan hơn.[/FONT]
    [FONT=&quot]Do đó, nếu như TTCK vượt qua được giai đoạn kiểm nghiệm, thì một sự bùng phát mạnh sẽ diễn ra, tương ứng với giai đoạn thứ 4 của mô hình bùng - vỡ. Điều này chỉ xảy ra khi dấu hiệu lạm phát được xoa dịu, cho phép khả năng mở rộng tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới. Có thể CPI tháng 4 chưa nói lên xu hướng, nhưng tình hình này được duy trì trong thời gian tới, thì chính sách tiền tệ nhiều khả năng được mở rộng, nhằm kích thích tăng trưởng và NĐT bắt đầu có tâm lý kỳ vọng bùng nổ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Một vấn đề quan trọng khác mà các nhà hoạch định chính sách nên tham khảo từ mô hình bùng - vỡ là minh bạch hoá thông tin. Theo mô hình bùng - vỡ của Soros, chính sự bất cân xứng thông tin trên thị trường là nguyên nhân dẫn đến những kỳ vọng sai lệch của NĐT. Do đó, việc minh bạch hoá thông tin là vấn đề nên được các nhà hoạch định chính sách chú trọng. Các cơ quan hoạch định chính sách nên thông tin đầy đủ cho NĐT về nền kinh tế vĩ mô và tình hình của các doanh nghiệp, nhằm hạn chế những kỳ vọng quá mức. Đây là vấn đề đáng được quan tâm, nhất là khi tình trạng thông tin phi chính thức khá phổ biến trong thời gian qua. Kỳ vọng quá mức từ những thông tin không chính thống đã đẩy nhiều cổ phiếu nhỏ (penny stock) tăng giá ngoài mong đợi. Một khi thông tin được minh bạch hóa, nền kinh tế và TTCK có thể "hạ cánh an toàn".[/FONT]

    Lê Đạt Chí, Trương Minh Huy
  9. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Ngày mai, cứ đổ tiền vào chứng khoán là có lãi?
    Giới đầu tư đang nóng lòng chờ thị trường chứng khoán mở cửa trở lại sau một kì nghỉ dài dịp 30/4 - 1/5. Được ủng hộ bởi nhiều thông tin vĩ mô tích cực, dòng tiền đổ vào mạnh, thị trường được kỳ vọng sẽ thăng hoa sau kì nghỉ lễ năm nay.
    “Sau nghỉ lễ dốc tiền mua mã X, lợi nhuận khủng khiếp lắm”, “đánh mã Y đi, sắp vào sóng đấy”…, hàng trăm lời bàn luận thế này râm ran mỗi ngày trên các diễn đàn chứng khoán. Thay vì tranh thủ “xả hơi” trong dịp cả nước nghỉ ngơi, không ít dân mê chứng khoán lại “ngại” phải nghỉ lễ khi cổ phiếu đang được đà tăng giá, tiền trong tài khoản đang nhân lên mỗi ngày.
    Xếp hàng nộp tiền vào tài khoản

    Trên forum.sanotc.com, nhà đầu tư (NĐT) có nick tuanho than phiền: “Năm nay, hai đợt nghỉ lễ Giỗ Tổ và 30/4 – 1/5 sát nhau quá, trong khi thị trường đang đà tăng điểm, giao dịch gián đoạn sẽ làm giảm đà hưng phấn của thị trường”. Trên các diễn đàn dành cho giới đầu tư như: *********, atpvietnam, vietsec… không khí bàn luận thị trường, trao đổi thông tin đầu tư vẫn diễn ra nhộn nhịp không kém ngày thường với lượng thành viên truy cập lên tới hàng nghìn lượt người mỗi ngày.
    [​IMG]
    Được ủng hộ bởi nhiều thông tin vĩ mô tích cực, dòng tiền đổ vào mạnh, thị trường được kỳ vọng sẽ thăng hoa sau kì nghỉ lễ năm nay.
    Anh Nguyễn Mạnh Thắng, NĐT trên sàn Kim Long chia sẻ: “Trước ngày nghỉ lễ, tôi đã tranh thủ gửi thêm hơn 100 triệu đồng vào tải khoản để sẵn sàng giao dịch khi thị trường mở cửa trở lại”. Cũng theo anh Thắng, ngay ngày giao dịch cuối cùng trước kì nghỉ dài, tại quầy giao dịch của VPBank đặt ở sàn Kim Long (Thành Công, Hà Nội), NĐT muốn nộp thêm tiền vào tài khoản phải xếp hàng chờ đến lượt. Tại các quán cà phê chứng khoán ở Hà Nội như: cà phê Index (Yết Kiêu), cà phê chứng khoán (Huỳnh Thúc Kháng)…, không ít dân đầu tư trong những ngày nghỉ lễ vẫn mải miết ngồi tra số liệu giao dịch, nghiền ngẫm thông tin phần mềm phân tích đầu tư Metastock trên laptop. Chị Thu Hà, nhân viên cà phê Index cho biết, những NĐT là khách ruột của quán những ngày này hầu như không vắng mặt.
    Thị trường tiếp tục khởi sắc?
    Ông Phạm Thành Trung, Trưởng phòng môi giới công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh Hà Nội nhận định: “Tâm lý kỳ vọng chứng khoán sẽ có đợt tăng điểm mạnh sau nghỉ lễ như năm 2009 là một trong những lý do khiến giới đầu tư nóng lòng được trở lại thị trường”.
    Còn nhớ năm 2009, sau đợt nghỉ lễ 30/4 - 1/5, VN-Index có một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử (chỉ trong vòng một tháng tăng gần 200 điểm từ 321,63 điểm lên trên 500 điểm).
    Nhìn lại lịch sử giao dịch của thị trường Việt Nam trong những năm qua có không ít thời điểm, sau nghỉ lễ, thị trường sụt giảm liên tục như giai đoạn 2002 - 2005, hay năm 2008 khiến ít nhiều NĐT phải ngậm ngùi, xót xa. Tuy nhiên, trong ba năm gần đây thì có 2 năm 2007 và 2009, chứng khoán đã có những đợt bùng nổ mạnh mẽ.
    Cũng theo ông Trung, hiện chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh mối quan hệ giữa các kỳ nghỉ lễ với diễn biến của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý của NĐT là yếu tố chi phối, khiến thị trường sau dịp này thường có những biến động mạnh.
    Riêng kỳ nghỉ lễ năm nay, theo các chuyên gia phân tích của CTCK Tân Việt, thị trường đang tiếp tục được ủng hộ bởi các thông tin vĩ mô tích cực: giá tiêu dùng tháng 4 tăng nhẹ, lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm dần, thị trường ngoại tệ không còn căng thẳng như trước… cộng thêm dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường khá mạnh.
    “Chúng tôi cho rằng, tuần giao dịch đầu tiên của tháng 5 sau thời gian dài nghỉ lễ sẽ tiếp tục khởi sắc. Cơ hội ở những cổ phiếu chưa thực sự bứt phá trong thời gian qua đang trở nên rất rõ ràng”, ông Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Tân Việt nhận định.
    Theo Báo Đất Việt
    ==================================
    Phải nói cho rõ : "Cứ đổ tiền vào CP Chứng khoán là có lãi " [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  10. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trước giờ mở cửa: 4/5

    NHẬN ĐỊNH: Phiên giao dịch ngày 4/5/10 các NĐT tuyệt không mua đuổi khi thị trường xanh, VNindex đã tăng mạnh từ 499,24 đến 542,37 vượt đỉnh ngắn hạn cũ 538 trong 20 phiên mà chỉ có 4 phiên điều chỉnh với biên độ lớn nhất cũng chỉ -5,29 điểm, các NĐT lướt sóng ngắn hạn có thể nghĩ đến việc chốt lãi và nhất là nếu ngày mai thị trường tăng chạm ngưỡng kháng cự rất mạnh tại 554 điểm, tạm thời rút ra đợi thị trường điểu chỉnh gần về 530 mua vào (có thể mua vào nếu ngày mai thị trường giảm khá), tuy thị trường không có chuyển biến xấu nhưng hiện nay thị trường đã sát ngưỡng rất mạnh 554 điểm, đối với các NĐT ngắn hạn việc bảo toàn lợi nhuận lúc này là một lựa chọn không tồi.
    Chiến lược ngắn hạn của KLVN giai đoạn ngắn tới: Các NĐT nên đánh theo kỹ thuật, canh mua khi giảm gần 530 - canh bán khi gần 554 điểm. Các NĐT trung dài hạn có thể giải ngân khi thị trường điều chỉnh và VNindex vẫn còn dưới 554 điểm, hiện nay VNindex đã vào sóng 5 và sóng 5 này KLVN kỳ vọng trung hạn ít nhất sẽ phá 562 điểm.

    [​IMG]

    Khuyến cáo:
    Nhận định Trước Giờ Mở Cửa chỉ mang tính tham khảo & thích hợp với những Nhà đầu tư ngắn hạn. Phân tích của tác giả thể hiện quan điểm riêng về vấn đề đang xem xét, các Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình.

Chia sẻ trang này